Giáo trình Kinh tế quốc tế - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ

1. Giới thiệu khái quát về môn học kinh tế quốc tế

1.1. Khái niệm và vị trí môn học

Kinh tế quốc tế hay còn gọi là kinh tế học quốc tế nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa nền kinh tế của các

nước và các khu vực trên thế giới.

Kinh tế quốc tế là một bộ phận của kinh tế học, nó ra đời do sự phát triển của đời sống xã hội và trở thành

một môn khoa học độc lập.

Kinh tế quốc tế nghiên cứu những vấn đề về phân phối và sử dụng các nguồn lực, tài nguyên giữa nền kinh

tế của các nước, các khu vực thông qua con đường mậu dịch hợp tác với nhau nhằm đạt được hiệu quả cao về sự cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ tiền tệ trong mỗi nước và trên phạm vi thế giới.

Kinh tế quốc tế là môn khoa học cần thiết đối với tất cả những ai nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế nói chung

đặc biệt là lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Đối với sinh viên kinh tế cần phải trang bị những kiến thức về cơ sở lý

luận và thực tiễn của môn học kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đang diễn ra như thế nào? Ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh ra sao? Từ đó có những giải pháp tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác của mình.

1.2. Đối tượng, nhiệm vụ môn học:

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế quốc tế chính là nền kinh tế thế giới.

Kinh tế quốc tế nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia trong trạng

thái động, tức là nghiên cứu sự vận động của hàng hóa dịch vụ, các yếu tố sản xuất, sự chuyển đổi tiền tệ và thanh toán quốc tế giữa các nước thông qua con đường mậu dịch, đầu tư, chuyển giao công nghệ, liên kết. Việc nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc trên còn cần phải xem xét tới những ảnh hưởng của các mối quan hệ về chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao. Bởi vì tất cả các mối quan hệ đó nằm trong một chỉnh thể thống nhất có mối liên hệ phụ thuộc tác động lẫn nhau.

Nghiên cứu kinh tế quốc tế nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Cung cấp những kiến thức khái quát về một nền kinh tế hiện đại.

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế và những chính sách ảnh hưởng đến nó.

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về sự di chuyển quốc tế các nguồn lực.

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc tế nhằm thấy được sự vận động của thị trường tài

chính – tiền tệ các nước.

1.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu môn học:

Kinh tế quốc tế nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:

- Những vấn đề chung về kinh tế quốc tế

- Thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế

- Đầu tư quốc tế

- Cán cân thị trường và thị trường tiền tệ quốc tế

- Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế

Kinh tế quốc tế sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp

thống kê, phương pháp mô hình hóa

1.4. Mối liên hệ giữa môn học với các môn học khác:

Kinh tế quốc tế là một bộ phận của kinh tế học nên có mối quan hệ khá chặt chẽ với các bộ môn thuộc khoa học này như Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế phát triển để phân tích các mối quan hệ kinh tế giữa các nước về việc trao đổi mậu dịch, chuyển giao công nghệ, đầu tư, trao đổi tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế

pdf60 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kinh tế quốc tế - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá hối đoái. 41 Tỷ giá hối đoái đƣợc thiết lập bằng cách đối chiếu nội dung vàng của hai đồng tiền nào đó đƣợc gọi là mức ngang giá chính thức giữa chúng. Trên thực tế, các đồng tiền không phải lúc nào cũng đƣợc trao đổi với nhau theo mức ngang giá chính thức này. Do những yếu tố liên quan đến cung cầu nên tỷ giá hối đoái thƣờng xuyên dao động trƣợt khỏi mức ngang giá chính thức. Tuy nhiên, mức dao động này rất nhỏ mặc dù Chính phủ không sử dụng các biện pháp can thiệp trực tiếp trên thị trƣờng hối đoái nhằm kiểm soát các mức tỷ giá. Sự trao đổi vàng tự do giữa các nƣớc là yếu tố cơ bản giữ cho tỷ giá hối đoái luôn sát với mức ngang giá chính thức. c. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng. Sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) các quốc gia đã ngừng việc chuyển đổi các đồng tiền ra vàng, cấm xuất kh u vàng để duy trì nguồn dự trữ vàng của mình. Điều này đánh dấu sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng. Có nhiều lý do giải thích cho sự đổ vỡ của hệ thống tiền tệ thứ nhất. + Nguyên nhân là chế độ bản vị vàng không còn tỏ ra thích ứng với quy mô phát triển của lực lƣợng sản xuất và các quan hệ kinh tế của chế độ chủ nghĩa tƣ bản độc quyền thời bấy giờ. Vai trò vàng nhƣ là phƣơng tiện thanh toán quốc tế duy nhất đã kìm hãm sự bành trƣớng về kinh tế của các tổ chức độc quyền khả năng dùng chính sách tỷ suất chiết khấu để điều chỉnh dòng vận động của vốn ngắn hạn, từ đó mà điều chỉnh cán cân thanh toán. Áp lực đối với tỷ giá hối đoái tăng do các nƣớc buộc phải tham gia vào thị trƣờng hối đoái để buôn bán ngoại tệ. + Bản thân chế độ bản vị vàng còn tàng n những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nó. Trữ lƣợng vàng tỏ ra hạn chế trong việc thực hiện chức năng dự trữ quốc tế và là vật bảo đảm cho số lƣợng ngày càng gia tăng các đồng tiền, giá tƣơng quan giữa vàng và các hàng hoá khác biến động mạnh, vận động của vàng làm triệt tiêu hiệu quả của chính sách tiền tệ ở các nƣớc. 3.2.2. Hệ thống tiền tệ thứ hai (1922-1939) – chế độ bản vị vàng hối đoái Những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tỷ giá hối đoái đƣợc thả nổi hoàn toàn và dao động với quy mô và tần số rất lớn. Các quốc gia đều cho rằng sự thả nổi nhƣ vậy chỉ là tạm thời và cần phải cải tổ lại hệ thống tiền tệ quốc tế theo hƣớng phục hồi chế độ bản vị vàng. Để khắc phục những yếu điểm của chế độ bản vị vàng cổ điển đã góp phần dẫn tới sự sụp đổ của nó các quốc gia nhận thức rằng phải bổ sung cái mới, và bên cạnh vàng phải có ít nhất một đồng tiền mạnh nào đó đóng vai trò là đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế. Vì vậy hệ thống quốc tế về thực chất là một chế độ bản vị vàng hối đoái. a. Nguyên tắc hoạt động của chế độ bản vị vàng hối đoái. Năm 1922, tại hội nghị quốc tế Giơ - noa (Italia), một nhóm các nƣớc Anh, Pháp, Italia và Nhật bản đã kêu gọi các nƣớc quay trở lại chế độ bản vị vàng và thực hiện sự hợp tác giữa các ngân hàng Trung ƣơng nhằm đạt đƣợc mục tiêu đối nội và đối ngoại. Hội nghị đã thống nhất với kế hoạch hình thành chế độ bản vị vàng hối đoái nhằm cho phép các quốc gia tiết kiệm đƣợc nguồn dự trữ vàng hạn chế của mình. Chế độ bản vị vàng hối đoái là một giải pháp trung gian giữa chế độ bản vị vàng và chế độ bản vị vàng hối đoái. Dự trữ quốc tế trong chế độ bản vị vàng hối đoái bao gồm vàng và một đồng tiền chủ chốt có thể đổi đƣợc ra vàng theo mức giá quy định trƣớc chiến tranh thế giới thứ nhất (còn đƣợc gọi là ngoại tệ vàng). Các đồng tiền khác thì chỉ đƣợc chuyển đổi ra một trong số các ngoại tệ vàng nói trên. Nhƣ vậy vàng sẽ đƣợc tích tụ ở những trung tâm tài chính lớn của thế giới, cụ thể các quốc gia hàng đầu phát hành các ngoại tệ vàng và tạo nên nguồn dự trữ quốc tế duy nhất của các quốc gia đó. Dự trữ quốc tế của các quốc gia khác chỉ bao gồm một trong số các ngoại tệ vàng mà thôi. b. Hoạt động của chế độ bản vị vàng hối đoái. Năm 1925, Anh tái lập khả năng chuyển đổi vàng ra đồng bảng Anh và xoá bỏ mọi hạn chế đối với việc xuất kh u vàng. Sau đó các quốc gia khác cũng lần lƣợt quay về chế độ bản vị vàng. Riêng Mỹ thực hiện điều đó từ năm 1919. Nhƣ vậy chế độ bản vị vàng hối đoái đƣợc hình thành, với đồng bảng Anh đƣợc coi là ngoại tệ vàng. Tuy nhiên hoạt động của nó lại quá ngắn ngủi: Năm 1931 Anh đã buộc tuyên bố ngừng đổi đồng bảng ra vàng và tiến hành phá giá đồng bảng để tránh sự thất thoát nguồn dự trữ của mình. Yếu tố đầu tiên dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng hối đoái là việc Pháp quyết định chuyển, đầu tiên là mức dƣ trong cán cân thanh toán, sau đó toàn bộ số bảng Anh tích luỹ đƣợc ra vàng (1928) với ý định biến Pari thành một trung tâm tài 42 chính quốc tế tầm cỡ. Tiếp sau hành động của Anh, các nƣớc khác cũng lần lƣợt tuyên bố thủ tiêu chế độ bản vị vàng hối đoái của mình. Đức – 1931, Mỹ - 1933 và Pháp – 1936. Từ đó quốc gia thực hiện chính sách “trút gánh nặng lên hàng xóm” bằng cách phá giá đồng tiền của mình, áp dụng các biện pháp thuế quan hạn mức xuất nhập kh u và quản lý ngoại hối. Kết quả là lĩnh vực tài chính - tiền tệ quốc tế rơi vào tình trạng hỗn loạn không kiểm soát đƣợc, và thƣơng mại quốc tế giảm sút ghê gớm c. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng hối đoái Các lý do dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng hối đoái tƣơng tự nhƣ trong chế độ bản vị vàng. Ngoài ra do tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933. Do mức lạm phát cao ở các nƣớc nhƣng giá vàng vẫn đƣợc duy trì một cách bất hợp lý ở các mức giá áp dụng trong thời gian trƣớc chiến tranh. Nƣớc Anh bị suy yếu và do đó không có khả năng kiểm soát đƣợc dòng vận động của các nguồn vốn ngắn hạn bằng chính lãi suất của mình. Trong khi đó các quốc gia đặc biệt là Mỹ nổi lên và dần dần lấn át địa vị của Anh trong nền kinh tế thế giới. 3.2.3. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ ba (1944-1971) - Hệ thống Bretton Woods Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các đồng minh bắt đầu việc xây dựng hệ thống tiền tệ và thƣơng mại quốc tế. Vào năm 1944, một hội nghị quốc tế đƣợc nhóm họp tại Bretton Woods (Mỹ) với sự tham gia đại diện 44 quốc gia đã đƣa ra một loạt các biện pháp liên quan đến lĩnh vực tài chính - tiền tệ, dẫn đến sự hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế mới với tên gọi là hệ thống Bretton Woods. a. Những đặc trưng cơ bản của hệ thống Bretton Woods. Hệ thống tiền tệ quốc tế mới đƣợc xây dựng chủ yếu trên cơ sở kế hoạch do đoàn đại biểu Mỹ đƣa ra (một kế hoạch đƣợc Anh đƣa ra không đƣợc chấp nhận) theo đó hệ thống phải đáp ứng đƣợc một số yêu cầu cơ bản sau đây: + Các tổ chức quốc tế: hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế với chức năng và quyền hạn nhất định + Chế độ tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái phải đƣợc ấn định cố định về mặt ngắn hạn, nhƣng có thể đƣợc điều chỉnh khi xuất hiện tình trạng “mất cân đối cơ bản”. + Dữ trữ quốc tế: Để giúp chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh hoạt động một cách có hiệu quả, các quốc gia cần tới một số lƣợng dự trữ quốc tế lớn, vì vậy phải có sự gia tăng vàng và các nguồn dự trữ bằng tiền. + Khả năng chuyển đổi của đồng tiền: Vì lợi ích kinh tế chung mà tất cả các quốc gia phải tham gia vào mọi thƣơng lƣợng đa phƣơng tự do, trong đó các đồng tiền chuyển đổi tự do đƣợc sử dụng. b. Nguyên nhân sụp đổ Hệ thống này cho rằng nội dung vàng của đồng tiền chủ chốt (USD) phải đƣợc duy trì. Điều đó đòi hỏi Mỹ phải có đủ dự trữ vàng để đáp ứng nhu cầu chuyển đôla Mỹ thành vàng của các ngân hàng trung ƣơng nƣớc ngoài. Do sự thất thoát ồ ạt nguồn vốn của Mỹ vào cuối năm 1970 đến đầu năm 1971 với nhận định mức thâm hụt cán cân thanh toán khổng lồ, Mỹ sẽ phá giá đồng đôla. Tuy nhiên nguyên nhân cơ bản là ở chỗ hệ thống chứa đựng những mầm mống của sự đổ vỡ 3.2.4. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ tư (Hệ thống Giamaica) a. Sự ra đời của hệ thống Giamaica Năm 1973, Mỹ phá giá đồng USD lần thứ 2 dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods, đa số các quốc gia chuyển sang áp dụng chế độ TGHĐ thả nổi có quản lý. Các quốc gia thực hiện các biện pháp can thiệp trên thị trƣờng ngoại hối để loại trừ những dao động TGHĐ ngắn hạn nhƣng làm ảnh hƣởng xấu đến các xu hƣớng dài hạn của chúng. Năm 1976, hội nghị uỷ ban lâm thời của IMF nhóm họp tại Giamaica thông qua quyết định sửa đổi điều lệ của IMF và chế độ TGHĐ thả nổi có quản lý đƣợc thừa nhận: Các quốc gia có quyền lựa chọn chế độ TGHĐ tuỳ ý với điều kiện không gây phƣơng hại đến lợi ích của bạn hàng và nền kinh tế thế giới. Năm 1978 dự thảo này đƣợc bổ sung và hoàn thiện - đánh dấu sự ra đời của hệ thống tiền tệ thứ tƣ - hệ thống Giamaica. b. Những nguyên tắc hoạt động chủ yếu của hệ thống Giamaica - Vàng bị loại bỏ hoàn toàn trong thanh toán quốc tế: Giá vàng chính thức bị bãi bỏ, không còn đồng tiền nào có nội dung vàng và các giao dịch bằng vàng trong IMF bị cấm. Dự trữ vàng của Quỹ đƣợc bán bớt để dùng vào việc khác và hạn mức 25% đóng góp bằng vàng cũng đƣợc loại bỏ và đƣợc thay thế bằng ngoại tệ. 43 - Kể từ 1974, toàn bộ dự trữ và các giao dịch chính thức của IMF đƣợc tính bằng SDR thay vì tính bằng USD nhƣ trƣớc đây. Tuy vai trò của USD bị giảm nhƣng nó vẫn đƣợc coi là phƣơng tiện thanh toán quốc tế chủ yếu và vẫn đƣợc dùng để xác định mức ngang giá chính thức đối với 1 số quốc gia và đƣợc dùng chủ yếu trong việc can thiệp tiền tệ vào thị trƣờng ngoại hối. - Các quốc gia hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn TGHĐ sao cho phù hợp với các mục tiêu của mình. Các quốc gia không phải có nghĩa vụ duy trì mức ngang giá đối với đồng tiền của mình và có quyền theo đuổi các chính sách kinh tế đối nội (trong tiền tệ) để tạo ra sự ổn định về kinh tế và tài chính; Tuy nhiên các quốc gia đều đƣợc kêu gọi không tiến hành các biện pháp phá giá tiền tệ mang tính cạnh tranh nhằm chiếm ƣu thế với bạn hàng. - Vai trò của Quỹ đƣợc tăng cƣờng, ngoài các chức năng truyền thống thì Quỹ còn: + Phối hợp chặt chẽ với WB về tái thiết và phát triển trong việc tƣ vấn cho các quốc gia và các tập đoàn tài chính - công nghiệp lớn trên thế giới; + Giải quyết vấn đề nợ nƣớc ngoài của các nƣớc đang phát triển; + Cho vay để điều chỉnh cơ cấu kinh tế; + Giải quyết vấn đề thả nổi TGHĐ trên cơ sở bản vị SDR. - Cho phép tồn tại các khối tiền tệ thu hẹp. c. Đánh giá hoạt động của hệ thống Giamaica Hoạt động của hệ thống Giamaica cho đến nay chƣa cho phép đƣa ra những đánh giá mang tính chất khẳng định về hiệu quả hoạt động của nó. Việc tranh luận về thả nổi tỷ giá vẫn đang tiếp tục. Sự phân tích cho thấy cả chế độ tỷ giá thả nổi cố định đều có ƣu nhƣợc điểm của mình và chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý đƣợc IMF lựa chọn cuối những năm 1970 không phải là điểm cuối trong quá trình tìm kiếm giải pháp thích hợp cho hệ thống tiền tệ quốc tế. Tuy nhiên chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý vẫn sẽ tiếp tục ngữ trị trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Tóm lại một hệ thống có thể vận hành có hiệu quả nếu không ttòn tại sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia. 3.2.5. Hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) Tháng 3 – 1979 hệ thống tiền tệ châu Âu đƣợc thành lập. Mục tiêu của EMS là hình thành trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế châu Âu một khu vực ổn định với đồng tiền riêng của nó, nhằm tạo ra một đối trọng với hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên bá quyền của Mỹ, bảo vệ cộng đồng trƣớc sự bành trƣớng của đôla Mỹ trong các tài khoản châu Âu. Chƣơng 5 LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Những vấn đề chung về liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế 1.1. Khái niệm và đặc trưng của liên kết kinh tế quốc tế 1.1.1. Khái niệm Liên kết kinh tế quốc tế là quá trình xã hội hóa sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng mang tính chất quốc tế với sự tham gia của các chủ thể kinh tế quốc tế với sự tham gia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các hiệp định đã thỏa thuận và ký kết để hình thành nên các tổ chức quốc tế với những cấp độ nhất định. Sự hình thành liên kết kinh tế quốc tế với những tổ chức kinh tế nhất định nhằm phối hợp và điều chỉnh các chƣơng trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của các thành viên và lợi ích giữa các bên tham gia, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện và trình độ phát triển giữa các bên, thúc đ y quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. 1.1.2. Những đặc điểm cơ bản - Liên kết kinh tế quốc tế là hình thức phát triển tất yếu và ở cấp độ cao của phân công lao động quốc tế, luôn luôn là hành động tự giác của các thành viên, nhằm điều chỉnh có ý thức và phối hợp các chƣơng trình phát triển kinh tế với những thoả thuận có đi có lại của các thành viên. - Liên kết kinh tế quốc tế là sự phối hợp mang tính chất liên quốc gia giữa những nhà nƣớc độc lập có chủ quyền. Chính vì vậy, nó chịu sự điều tiết của các chính sách kinh tế của các chính phủ. 44 - Liên kết kinh tế quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng, làm dịu đi các mâu thuẫn, tạo ra các khu vực thị trƣờng tự do cho các thành viên. - Liên kết kinh tế quốc tế với các loại hình liên kết cụ thể ở những cấp độ khác nhau cho phép các quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các quốc gia thành viên ngày càng đƣợc mở rộng, phát triển trong điều kiện cải thiện tốt hơn các ràng buộc về thƣơng mại theo hƣớng mềm hóa và nới lỏng hơn các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. 1.2. Bản chất và tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1 Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế - Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nƣớc thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. - Về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc thể hiện chủ yếu ở một số mặt sau: + Là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp của các nƣớc đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình về một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cƣờng quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia. + Là quá trình xóa bỏ từng bƣớc và từng phần các rào cản về thƣơng mại và đầu tƣ giữa các quốc gia theo hƣớng tự do hóa kinh tế. + Một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh. + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở các quốc gia, nhƣng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phƣơng thức quản lý vĩ mô. + Tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. + Tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý. 1.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan Để phát triển hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh các chính sách theo hƣớng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ các rào cản thƣơng mại, tạo điều kiện cho việc lƣu chuyển các nguồn lực và hàng hóa tiêu dùng giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi hơn, thông thoáng hơn. Chính vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hƣớng khách quan. 1.3. Các tác động của liên kết 1.3.1. Tác động tích cực - Khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các nƣớc thành viên, hình thành cơ cấu kinh tế khu vực phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi và tăng cƣờng phát triển các quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng xuất kh u và nhập kh u. - Tạo đƣợc sự ổn định trong quan hệ giữa các nƣớc nhằm đạt đến các mục tiêu của quá trình liên kết. - Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ƣu thế về quy mô và nguồn lực phát triển, tạo việc làm cho dân cƣ và gia tăng phúc lợi cho toàn thể cộng đồng. -Tạo động lực cạnh tranh, kích thích việc ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ mới ở các quốc gia và các doanh nghiệp. - Điều chỉnh chính sách phát triển của các quốc gia để tƣơng thích và phù hợp với chính sách phát triển của toàn thể liên kết. - Tiết kiệm đƣợc các loại chi phí quản lý, chi phí hải quan, cửa kh u và các loại chi phí giao dịch khác. 1.3.2. Tác động tiêu cực - Tạo ra sự cạnh tranh giữa các nƣớc thành viên khi hình thành một thị trƣờng thống nhất, gây xáo trộn các quan hệ kinh tế đã đƣợc hình thành trong nền kinh tế của từng nƣớc, làm phá sản doanh nghiệp và có thể ảnh hƣởng đến công ăn việc làm của dân cƣ trong các nƣớc thành viên. - Gây ra tình trạng chia cắt thị trƣờng thế giới, hình thành các nhóm lợi ích cục bộ và làm chậm tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. 1.4. Các hình thức liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế 1.4.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia 45 - Liên kết lớn: là loại hình liên kết giữa các quốc gia trong đó các quốc gia thỏa thuận và ký kết với nhau các hiệp định để tạo nên khuôn khổ chung cho sự phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Kết quả hình thành nên các liên kết kinh tế quốc tế, các tổ chức kinh tế quốc tế theo 4 cấp độ: cấp độ tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực, toàn cầu. - Liên kết nhỏ: là loại hình liên kết giữa các công ty, các tập đoàn hay các doanh nghiệp của các nƣớc khác nhau. Kết quả là hình thành nên các công ty quốc tế, tập đoàn quốc tế, công ty xuyên quốc gia. 1.4.2. Căn cứ vào phương thức điều chỉnh liên quốc gia - Liên kết giữa các nhà nƣớc: là loại hình liên kết kinh tế quốc tế, trong đó các cơ quan lãnh đạo liên kết là đại biểu của các nƣớc thành viên tham gia với những quyền hạn chế. Các quyết định của liên kết chỉ có tính chất tham khảo, còn quyết định cuối cùng là tùy thuộc vào quan điểm của mỗi chính phủ. kết có tính chất tham khảo đổi với chính phủ của các nƣớc thành viên. Ví dụ: Liên kết các nƣớc xuất kh u dầu mỏ (OPEC) - Liên kết siêu nhà nƣớc: là loại hình liên kết kinh tế quốc tế, trong đó cơ quan lãnh đạo là đại biểu của các nƣớc thành viên có quyền rộng lớn hơn so với liên kết giữa các nhà nƣớc. Các quyết định của liên kết có tính chất bắt buộc đối với các nƣớc thành viên. Ví dụ: Liên kết trong tổ chức liên minh Châu Âu (EU) Liên kết trong tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) 1.4.3. Căn cứ vào đối tượng và mục đích của liên kết - Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area – FTA): là hình thức liên kết kinh tế quốc tế mà các thành viên cùng nhau thỏa thuận thống nhất một số vấn đề nhằm mục đích thực hiện tự do hóa thƣơng mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó. Các thỏa thuận đó là: + Cắt giảm và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lƣợng với một phần các hàng hoá, dịch vụ khi buôn bán với nhau. + Mỗi thành viên trong nhóm có quyền độc lập, tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nƣớc ngoài khối. VD: AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN NAFTA: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ EFTA: Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu - Liên minh thuế quan: là liên minh quốc tế nhằm tăng cƣờng hơn nữa mức độ hợp tác giữa các nƣớc thành viên so với FTA. Các thỏa thuận trong liên minh thuế quan: + Xoá bỏ thuế quan và những hạn chế về mậu dịch khác giữa các quốc gia thành viên. + Thiết lập một biểu thuế quan chung của liên minh khi buôn bán với các quốc gia ngoài liên minh. + Vì có sự thống nhất về thuế quan nên không nảy sinh hiện tƣợng mậu dịch chệch hƣớng nhƣ trong FTA. Ví dụ: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) thời kỳ trƣớc năm 1992. - Thị trường chung (CM): là một liên minh quốc tế ở cấp độ cao hơn liên minh thuế quan. Ở mức độ liên kết này ngoài việc áp dụng các biện pháp tƣơng tự nhƣ liên minh thuế quan, các thành viên còn thỏa thuận và cho phép tƣ bản, lao động đƣợc tự do di chuyển giữa các nƣớc thành viên thông qua từng bƣớc hình thành thị trƣờng thống nhất. Ví dụ: Liên minh Châu Âu (EU) từ năm 1992, thị trƣờng chung Nam Mỹ - Liên minh kinh tế (Economic Union – EU): là một liên minh có mức độ cao hơn về sự tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, tƣ bản và lực lƣợng lao động giữa các quốc gia thành viên so với thị trƣờng chung. + Có biểu thuế quan chung áp dụng với các nƣớc không phải là thành viên. + Thực hiện thống nhất các chính sách tiền tệ, kinh tế, tài chính. Ví dụ: Liên minh Benelux (Bỉ, Hà Lan, Luxambua) kể từ năm 1960 Liên minh Châu Âu (EU) từ năm 1994. - Liên minh tiền tệ: là một liên minh kinh tế tiến tới là thành lập một liên minh kinh tế chung với những đặc trƣng sau: 46 + Xây dựng chính sách kinh tế chung, trong đó có chính sách ngoại thƣơng chung. + Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của mỗi nƣớc. + Xây dựng chính sách lƣu thông tiền tệ thống nhất. + Xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay thế ngân hàng trung ƣơng của các nƣớc thành viên. + Xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chung đối với nƣớc ngoài liên minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. 1.5. Các tác động kinh tế của đồng minh thuế quan 1.5.1. Liên minh thuế quan với việc tạo lập mậu dịch - Thực hiện liên minh thuế quan giữa một nhóm nƣớc đem lại những lợi ích sau: + Tạo lập quan hệ mậu dịch giữa các nƣớc thành viên. + Mở rộng hơn nữa khả năng xuất nhập kh u hàng hóa của các nƣớc thành viên với các nƣớc trong khu vực khác trên thế giới. + Góp phần làm tăng phúc lợi thông qua thay thế các ngành, trƣớc hết là ngành công nghệ của nƣớc chủ nhà có chi phí cao bằng những quốc gia nhận đƣợc sau ƣu đãi. + Lợi ích của ngƣời tiêu dùng cũng đƣợc tăng lên nhờ hàng hóa của các nƣớc thành viên đƣa vào nƣớc chủ nhà luôn nhận đƣợc ƣu đãi. + Ngƣời tiêu dùng của nƣớc chủ nhà có thể mua đƣợc khối lƣợng hàng hóa lớn hơn với mức giá thấp hơn. 1.5.2. Liên minh thuế quan với việc chuyển hướng mậu dịch Chuyển hƣớng mậu dịch là sự thay thế những nƣớc cung cấp những sản ph m cùng loại có chi phí thấp hơn nhƣng đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi bằng những nƣớc cung cấp sản ph m với chi phí cao hơn nhƣng đƣợc hƣởng sự ƣu đãi của khối. Sự chuyển hƣớng mậu dịch diễn ra phổ biến khi hình thành liên minh thuế quan vì khi đó các điều kiện buôn bán giữa các nƣớc thành viên trong liên minh sẽ trở nên thuận lợi và hấp dẫn hơn trƣớc. Cụ thể: Các nƣớc trong liên minh sẽ chuyển hƣớng nhập kh u, không nhập kh u những sản ph m của các quốc gia ngoài liên minh có giá thấp hơn mà chuyển sang nhập kh u những sản ph m cùng loại của các quốc gia trong liên minh dù giá cao hơn nhƣng đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi thuế quan. 1.5.3. Các lợi ích khác của liên minh thuế quan - Tiết kiệm chi phí về mặt quản lý hành chính do giảm bớt hoặc loại bỏ đƣợc các công việc kiểm tra, giám sát tại cửa kh u biên giới, đơn giản hóa thủ tục hải quan giữa các nƣớc trong liên minh. - Thúc đ y xuất nhập kh u, góp phần tăng hiệu quả sản xuất của từng quốc gia và tạo lập thị trƣờng tƣơng đối ổn định giữa các quốc gia thành viên, cải thiện điều kiện thƣơng mại giữa liên minh với phần còn lại của thế giới. - Các liên minh thuế quan sẽ có điều kiện, cơ hội và tiếng nói nhiều hơn trong việc đàm phán thƣơng mại quốc tế với các khối, các quốc gia thuộc phần còn lại của thế giới. - Nâng cao khả năng cạnh tranh trên quy mô quốc tế, khả năng đạt đƣợc hiệu quả kinh tế theo quy mô tối ƣu cho từng ngành sản xuất, kinh doanh, mở rộng đầu tƣ nƣớc ngoài. 2. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 2.1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) 2.1.1. Ngày thành lập ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này đƣợc thành lập ngày 8/8/1967 tại Bangkok (Thái Lan) với 5 thành viên đầu tiên. Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia thành viên đƣợc liệt kê theo ngày gia nhập: - Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967): + Cộng hoà Indonesia + Liên bang Malaysia + Cộng hoà Philippines + Cộng hòa Singapore 47 + Vƣơng quốc Thái Lan - Các quốc gia gia nhập sau: + Vƣơng quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984) + Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995) + Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997) + Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997) + Vƣơng quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999) - Hai quan sát viên và ứng cử viên: + Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN. + Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN - Tính đến năm 2000, ASEAN bao gồm 10 nƣớc với các số liệu cơ bản sau : + Tổng diện tích : 4.493.600 km2 + Tổng dân số : 524,6 triệu ngƣời + Tổng GDP : 591,82 tỷ USD + GDP bình quân đầu ngƣời : 1.128,14 USD + Tổng kim ngạch xuất kh u : 429,548 tỷ USD + Tổng kim ngạch nhập kh u : 317,679 tỷ USD 2.1.2. Mục tiêu hoạt động của ASEAN - Thúc đ y sự tăng trƣởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các chƣơng trình hợp tác. - Đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh tế trong khu vực, chống lại các thế lực thù địch bên ngoài. - Là diễn đàn để giải quyết tranh chấp và xung đột trong khu vực. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của ASEAN - Các cơ quan hoạch định chính sách bao gồm: hội nghị cấp cao ASEAN, hội nghị bộ trƣởng kinh tế, các hội nghị bộ trƣởng các ngành khác - Các ủy ban của ASEAN gồm có: ủy ban thƣờng trực ASEAN, các ủy ba

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_quoc_te_nghe_ke_toan_doanh_nghiep.pdf