Giáo trình kinh tế học vi mô

Kinh tế học vi mô là bộ phận của kinh tế học, là môn khoa học về sự lựa chọn

cho các tác nhân về các vấn đề kinh tế. Kinh tế học vi mô cung cấp các kiến thức nền

tảng về kinh tế, giúp cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô và các nhà quản trị

doanh nghiệp, người tiêu dùng hiểu rõ các quy luật và xu hướng phát triển kinh tế, từ

đó, có thể vận dụng lý thuyết kinh tế vào việc ra quyết định khi tham gia vào nền kinh

tế.

Ngoài ra, Kinh tế học vi mô còn trang bị các kiến thức cơ bản và cơ sở cho sinh viên

về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản

như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, Học phần này đề cập đến hành vi của các thành

viên của một nền kinh tế đó là người tiêu dùng, doanh nghiệp và Chính phủ. Đồng thời, học

phần này sẽ trang bị công cụ phân tích để sinh viên nắm bắt và áp dụng cho các môn học sau

này.

Cuốn giáo trình Kinh tế vi mô được biên soạn dựa vào chương trình chuẩn của Bộ giáo

dục và Đào tạo và dựa trên cơ sở tham khảo các giáo trình được các tác giả ở các trường Đại

học kinh tế nổi tiếng trong nước và quốc tế.

pdf85 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình kinh tế học vi mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm làm ra sẽ không tăng nữa cho dù doanh nghiệp có thuê mướn thêm thật nhiều lao động, thậm chí số lượng sản phẩm làm ra còn bị giảm. Với số lượng lao động được sử dụng quá nhiều như trong giai đoan sản xuất này,thì việc quản lý nhân sự , quản lý sản xuất sẽ có nhiều khó khăn nên doanh nghiệp không kiểm soát được chất lượng sản phẩm làm ra và số lượng sản phẩm hỏng ngày càng nhiều hơn. Mặt khác, vì có quá nhiều lao động nên nơi làm việc chật chội hơn, tâm lý người lao động căng thẳng hơn và năng suất lao động thấp là không thể tránh khỏi. Dĩ nhiên, không doanh nghiệp nào lại muốn hoạt động trong giai đoạn sản xuất này. Qui luật Qui luật TP NS cận biên NS cận biên tăng dần giảm dần TPmax L1 L2 L Hình 4.2. Tổng sản lượng của doanh nghiệp Tóm lại, nếu biểu diễn tổng sản lượng (TP) trên một đồ thị thì ta có đường TP như hình bên. Hình dạng chính xác của đường tổng sản lượng sẽ thay đổi tuỳ theo từng sản phẩm cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp. Vùng có quy luật năng suất biên tăng dần hay giảm dần có thể có thể có một khoảng nằm ngang biểu hiện năng suất biên không đổi. Để theo dõi sự tiến triển của tổng sản lượng người ta dùng khái niệm sản lượng biên MPL 64 1.2.2. Sản lượng biên (MPL - năng suất biên) Sản lượng biên MPL là số lượng sản phẩm tăng thêm khi tăng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất là lao động. Có thể tính sản lượng biên MPL theo công thức: Sản lượng biên thay đổi qua hai giai đoạn : - Ban đầu, khi tăng số lượng lao động thì sản lượng biên tăng dần do các công việc được chuyên môn hoá và doanh nghiệp tận dụng được càng nhiều công suất thiết bị máy móc, nhà xưởng. - Tuy nhiên khi đạt được công suất tối đa của thiết bị máy móc, nhà xưởng thì số lượng lao động tăng thêm phải chia sẻ các yếu tố sản xuất khác và sản lượng biên bắt đầu giảm dần. Hai giai đoạn này tương ứng với hai quy luật năng suất biên tăng dần và năng suất biên giảm dần. Tất nhiên, ở giai đoạn năng suất biên tăng dần doanh nghiệp luôn muốn tận dụng mọi năng lực có thể để sản xuất ra càng nhiều sản phẩm càng tốt, nên thông thường doanh nghiệp không dừng lại hoạt động ở giai đoạn này mà hầu hết hoạt động trong giai đoạn năng suất biên giảm dần. Do đó có thể nói, quy luật năng suất biên giảm dần là quy luật phổ biến của mọi doanh nghiệp. Quy luật này có ý nghĩa với cả hai yếu tố sản xuất là lao động (L) và vốn (K), nó điều khiển hành vi và quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các yếu tố sản xuất như thế nào để tăng năng suất và giảm chi phí tối đa hoá lợi nhuận. Ngoài ra, để xem xét mức năng suất lao động của từng lao động doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu sản lượng bình quân hay còn gọi năng suất bình quân. 1.2.3. Sản lượng bình quân (APL - năng suất bình quân) Sản lượng bình quân APL là số sản phẩm làm ra tính trên một lao động. Có thể tính sản lượng bình quân APL theo công thức: APL= L TP Trong đó: L là số lượng lao động Về mặt hình học, năng suất biên (sản lượng biên) chính là độ dốc của đường tổng sản lượng ngay tại điểm mà ta đang xem xét, còn năng suất bình quân (sản lượng bình quân) là độ dốc của đoạn thẳng tính từ góc toạ độ đến điểm đang xét trên đường tổng sản lượng. ' LL TP L Q MP     65 Mối quan hệ giữa các đường TPL, MPL,APL như trong đô thị 4.3. Đặc điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa các đường này là: - Đường MPL đi qua điểm cực đại của đường APL. - Và khi đường tổng sản lượng TPLđạt cực đại thì sản lượng biên MPL= 0 Có thể dễ dàng chứng minh đặc điểm này như sau: APLcực đại khi AP , L = 0 TP'L.L-L' .TPL  = 0 L2 TP,,L.L-TPL= 0 TP  TP,L= =APL L Hay MPL= APLkhi APL đạt cực đại Ngoài ra vì : MPL=TPL Nên MPL= 0 là điều kiện để TPL đạt cực đại. Hình 4.3: Mối quan hệ giữa các đường tổng sản lượng trung bình APL sản lượng trung bình APL sản lượng biên MPL TP Q L1 L2 L3 L MPL MPL= APL APL L1 L2 L3 L 1.3. Hàm sản xuất trong dài hạn Trong dài hạn , tất cả các yếu tố sản xuất đều thay đổi nghĩa là cả lao động (L) và vốn (K) thay đổi. Một khi tất cả các yếu tố sản xuất đều thay đổi được doanh nghiệp sẽ xem xét đến sự thay thế giữa các yếu tố sản xuất này để có được phương án sản xuất tối ưu nhất. Với hai yếu tố sản xuất lao động (L) và vốn(K) cùng thay đổi hàm sản xuất chịu sự ảnh hưởng của cả hai biến Lvà K. Q= f (L, K) Để minh hoạ cho đường tổng hợp sản lượng (TP hoặc Q) mà doanh nghiệp sản xuất được các nhà kinh tế sử dụng đường đồng lượng. 1.3.1. Đường đồng lượng Đường đồng lượng chỉ ra tất cả các kết hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất là lao động và vấn đề sản xuất ra cùng một mức sản lượng. 66 Khi doanh nghiệp sử dụng một kết hợp nào đó giữa lao động và vốn (L,K) thì doanh nghiệp sẽ sản xuất được một mức sản lượng hiệu quả là Qnào đó. Biểu diễn trên một hệ trục toạ độ với trục hoành là số lượng lao động (L) thay đổi và trục tung là số lượng vốn (K) thay đổi thì kết hợp này cho ta một điểm.Lẽ đương nhiên,doanh nghiệp có vô số những lựa chọn khác nhau giữa số lượng lao động và vốn để có thể đạt được mục tyêu sản xuất ra số lượng sản phẩm Q nào đó. Những kết hợp này cho ta một đường đồng lượng như trong hình 4.4. Hình 4.4:Đường đồng lượng K K1 1 K 2 2 L1 L2 L Đường đồng lượng có những đặc điểm như sau: - Có vô số những đường đồng lượng, càng xa góc toạ độ phản ánh mức sản lượng càng lớn. Thật vậy, như đã đề cập ở trên chúng ta chỉ xem xét trong điều kiện các doanh nghiệp sản xuất hiểu quả, do đó nếu có nhiều hơn số lượng các yếu tố sản xuất thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ra số lượng sản phẩm nhiều hơn. - Các đường đồng lượng dốc xuống và lồi về phía góc toạ độ. Doanh nghiệp sẽ giảm được một số lượng tương ứng nào đó của yếu tố sản xuất nào đó thì trong điều kiện sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp sẽ giảm được một số lượng tương ứng nào đó của yếu tố sản xuất khác để đảm bảo mục tiêu sản xuất như ban đầu. Nghĩa là, các yếu tố sản xuất có một quan hệ tỷ lệ nghịch nên các đường đồng lượng luôn dốc xuống. Ngoài ra, khi yếu tố lao động được đưa vào ngày càng nhiều để thay thế cho lao động ngày một nhiều thì hiệu suất sử dụng vốn cũng giảm, chính điều này làm cho các đường đồng lượng có dạng lồi về phía góc toạ độ . - Các đường đồng lượng không cắt nhau. Dĩ nhiên, nếu hai đường đồng lượng nào đó cắt nhau thì phải có một đường thể hiện những kết hợp của các yếu tố sản xuất của quá trình sản xuất không hiệu quả, điều này trái với giả định ban đầu của một hàm sản xuất . Đường đồng lượng như đề cập ở trên cho ta biết để đạt được một mục tiêu sản xuất nào đó doanh nghiệp có thể sử dụng những kết hợp khác nhau giữa các yếu tố sản xuất, nghĩa là có thể thay thế một số lượng yếu tố sản xuất này bằng một số lượng tương ứng yếu tố sản xuất khác. Độ dốc của đường đồng lượng ở một điểm cho ta biết tỷ lệ thay thế của các yếu tố sản xuất khác tại điểm đó và độ dốc này là: K/L. Giá trị tuyệt đối của độ dốc đường đồng lượng được các nhà kinh tế gọi là tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật. Như vậy, nếu ký hiệu MRTS là tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật thì ta có thể viết như sau: MRTS = - K L MP MP L K    67 Thật vậy, nếu xét hai điểm 1 và 2 như trong đồ thị trên thì ta có : Q= (TPL) ,. L +(TPK) ,.K= 0(vì 2 điểm cùng nằm trên một đường đồng lượng)  MPL L + MPK. K = 0  MPL /MPK= - K /L = MRTS 1.3.2. Các dạng đường đồng lượng Các đường đồng lượng như nghiên cứu ở trên là dạng phổ biết trong thực tế. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt đường đồng lượng cũng có dạng như sau: 1.4. Kết hợp đầu vào với chi phí thấp nhất - Đường đồng lượng là những đường thẳng dốc xuống và song song nhau. Trường hợp này, cùng một số lượng đầu ra nhưng có thể được sản xuất chỉ với lao động hoặc chỉ với vốn hoặc là sự kết hợp cả hai theo một tỷ lệ thay thế kỹ thuật không đổi. Sự thay thế giữa các yếu tố sản xuất ở đây được gọi là sự thay thế hoàn hảo. Hình dáng các đường đồng lượng trong trường hợp này như hình vẽ bên. Với số lượng đầu ra Q3 có thể được sản xuất chỉ với số lượng vốn K3 như ở Ahoặc chỉ với số lượng lao động L3 như ở C hay hay ở cả hai đầu vào là (LB,KB) như ở B. Ví dụ, một trạm thu phí cầu đường có thể chỉ dùng máy móc tự động hoặc chỉ một người thu lệ phí. - Đường đồng lượng là những đường hình chữ L song song nhau. Trường hợp này, các yếu tố sản xuất không thể thay thế cho nhau mà đòi hỏi sự kết hợp riêng của lao động và vốn. Không thể có được đầu ra nếu không có sự kết hợp giữa vốn và lao động theo một tỷ lệ đặc biệt nào đó Do đó các đường đồng lượng có dạng chữ L. Chẳng hạn như ở Acần có sự kết hợp giữa lao động và vốn là (L1,K1), việc dùng thêm lao động hoặc vốn không làm tăng đầu ra. Ví dụ, để có thêm cung cấp dịch vụ Taxi, cần phải có sự kết hợp và bổ sung giữa một người lái và một chiếc Taxi, hoặc để có được đầu ra là quần áo hải có sự kết hợp giữa máy may và thợ may. Hình 4.5: Đường đồng lượng của các yếu tố sản xuất có khả năng thay thế hoàn toàn Hình 4.6: Đường đồng lượng của các yếu tố sản xuất mang tính bổ sung K B Q2 K1 A Q1 L1 L Q3 B Q2 Q1 K K3 KB LB L3 L 68 Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là lựa chọn như thế nào về các yếu tố sản xuất là lao động và vốn trong quá trình sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế nhất? Doanh nghiệp nên sử dụng ít lao động và nhiều vốn hay ngược lại? Để có thể trả lời câu hỏi này, ngoài việc xem xét đầu ra sản xuất được, doanh nghiệp cần biết chi phí cho sự kết hợp giữa các đầu vào ra sao trong điều kiện giới hạn cho phép. Chi phí cho các yếu tố sản xuất được minh họa thông qua đường đồng phí. 1.4.1. Đường đồng phí Để có được một số lượng L lao động với mức tiền lương (giá cả của lao động) cho mỗi lao động là w đơn vị tiền thì doanh nghiệp cần phải chi ra một số tiền tương ứng là w.L và để có được một số lượng K đơn vị tiền vốn với mức lãi suất cho vay (giá của vốn) là r% thì doanh nghiệp cũng phải chi ra r.K đơn vị tiền. Như vậy, nếu gọi TC là tổng chi phí để mua các yếu tố sản xuất có thể viết: TC = w.L + r.K Theo phương trình này, nếu doanh nghiệp dự kiến chi ra một khoảng tiền TC như nhau thì doanh nghiệp có được rất nhiều cách lựa chọn khác nhau về số lượng lao động và vốn. Những lựa chọn cho những tập hợp khác nhau về số lượng lao động và vốn những lựa chọn cho những tập hợp khác nhau (L,K) với cùng chi phí TC cho ta một đường đồng phí và biểu thức ở trên cho ta phương trình của đường đồng phí. Có thể viết phương trình đường đồng phí theo cách khác như sau: K = L r w r TC  Phương trình này có dạng hàm bậc nhất K nên đường biểu diện của nó trên hệ trục toạ TC/r độ với trục hoành biểu diễn của nó trên hệ trục toạ độ với trục hoành biểu diễn số lượng vốn K là một đường thẳng dốc xuống do độ dốc - w/r là số âm. Ứng với mổi mức tổng chi phí ta sẽ có một đường đồng phí, do đó sẽ có vô số những đường đồng phí khác nhau, và nếu với các TC1 TC/W L giá trị cho trước của w, r thì các đường này Hình 4.7: Đường đồng phí song song với nhau, càng xa góc toạ độ phản ánh mức tổng chi phí càng lớn. Dễ dàng nhận thấy đường đồng chi phí tương tự như đường giới hạn ngân sách mà chúng ta đã nghiên cứu ở chương III. Sự thay đổi của đường giới hạn ngân sách khi giá của các hàng hoá Xvà Y thay đổi. 1.4.2. Tối thiểu hoá chi phí 69 Với nghiên cứu về đường đồng lượng và đường đồng phí như trên, giờ đây nếu kết hợp chúng trên cùng một hệ trục toạ độ sẽ cho ta câu trả lời về sự lựa chọn tối ưu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất . Giả sử mục tiêu của doanh nghiệp là sản xuất ra Q1 đơn vị sản phẩm. Doanh nghiệp có nhiều cách lựa chọn khác nhau vế sự kết giữa lao động và vốn để đạt mục tiêu sản xuất, nhưng sự lựa chọn đó phải nằm trên đường đồng lượng Q1 .Nếu doanh nghiệp quyết định sản xuất ở A thì doanh nghiệp phải chi ra số tiền là TC2. Nếu doanh nghiệp không lựa chọn sản xuất ở A mà: Lựa chọn một điểm khác nằm cao hơn K điểm A trên đường đồng lượng thì doanh KA nghiệp phải chi ra một số tiền nhiều hơn TC2, hẳn nhiên doanh nghiệp không làm A như vậy. Nếu lựa chọn những điểm thấp hơn điểm A thì những điểm này nằm trên đường đồng phí thấp hơn nên doanh nghiệp có mức chi phí thấp hơn TC2. Sự lựa chọn tối ưu là ở điểm E, tại đây doanh nghiệp chi E ra một khoảng tiền TC1 nhỏ nhất nhưng vẫn đạt được mục tiêu sản xuất Q1 đơn vị sản phẩm. Ở những mức chi phí thấp hơn TC1, TC0 TC1 TC2 như TC0 chẳng hạn, doanh nghiệp không La Le L thể sản xuất được Q1 đơn vị sản phẩm Hình 4.8. Kết hợp đầu vào với chi phí nhỏ nhất Như vậy, để tối thiểu hoá chi phí sản xuất doanh nghiệp phải lựa chọn kết hợp giữa lao động và vốn tại điểm E sao cho đường đồng lượng tiếp xúc với đường đồng phí. Tại điểm tiếp xúc Eta có độ dốc đường đồng lượng bằng độ dốc đường đồng phí. Hay: K L MP MP L K r w r w L K        r MP w MP KL  Điều kiện tối thiểu hoá chi phí là: MPK MPL r w TC = w.L + r.K Điều kiện này cho biết, khi các chi phí dược tối thiểu hoá thì một đồng chi phí cho mỗi yếu tố sản xuất là như nhau . 70 Trên thực tế, giá cả của các yếu tố sản xuất thường xuyên thay đổi. Trong điều kiện kỹ thuật cho phép nếu giá của yếu tố sản xuất nào rẻ hơn doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng yếu tố sản xuất này được gọi là tác động thay thế. Dù rằng, sự thay đổi giá cả yếu tố sản xuất làm cho doanh nghiệp thay đổi việc sử dụng các yếu tố sản xuất theo hướng ưu tiên sử dụng yếu tố sản xuất có giá thấp hơn và cắt giảm yếu tố sản xuất có giá cao hơn, nhưng trong vài trường hợp sự giảm giá của một loại yếu tố sản xuất có thể khuyến khích doanh nghiệp tăng sản lượng, do đó sử dụng nhiều hơn cả hai loại yếu tố sản xuất. Tác động này được gọi là tác động cắt giảm chi phí. 2. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN Taị sao các doanh nghiệp lại quan tâm đến chi phí? Rõ ràng họ phải rất quan tâm đến chi phí đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác, chi phí còn quan trọng vì một lý do sâu sắc hơn là: các doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất và cung ứng một mặt hàng theo giá cả và chi phí của nó. 2.1. Chi phí sản xuất 2.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của một doanh nghiệp thường được coi là những chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp phải ứng ra để mua các yếu tố sản xuất dùng vào việc sản xuất ra sản phẩm. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ nói lên một phần của toàn bộ chi phí sản xuất mà chi phí sản xuất đầy đủ phải bao gồm cả những khoản không thực sự chi ra. Khoản chi phí không thực sự chi ra này thường bị bỏ qua trong sự tính toán các khoản chi tiêu của doanh nghiệp và nó được gọi là chi phí cơ hội. Các khoản chi phí cơ hội này nằm dưới dạng như: từ sở hữu các yếu tố sản xuất, tiền lương của chủ doanh nghiệpvà khoản này được trả dưới hình thức lợi nhuận. Doanh nghiệp không chi ra bằng tiền các khoản chi phí cơ hội nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn trong quyết định cung ứng của doanh nghiệp. Giả sử bạn có một căn nhà và bạn sử dụng nó để mở quán Cafe. Các khoản chi phí phát sinh thực tế là 10 triệu đồng /tháng và doanh thu là 15 triệu đồng /tháng. Như vậy, lợi nhuận mỗi tháng trong tính toán của bạn là 5 triệu đồng. Tuy nhiên, khi tính toán bạn đã bỏ qua các khoản chi phí như: nếu bạn không sở hữu căn nhà thì bạn phải thuê nó với mức tiền thuê có thể là 2 triệu đồng, bạn phải quản lý quán Cafe nếu không bạn có được mức lương 2 triệu đồng trên/tháng nếu đi làm cho một doanh nghiệp nào đó. Trong trường hợp này, lợi nhuận thực sự chỉ là 1 triệu đồng/tháng, nghĩa là ngoài các khoản chi phí thực tế phát sinh lẽ ra phải cộng thêm 4 triệu gọi là chi phí cơ hội. Nếu bạn là một nhà khoa học thì có thể bạn có được một khoản tiền lương là 10 triệu đồng/tháng và chắc chắn bạn đã quyết định không mở quán Cafe bạn sẽ bị lỗ 15 - (10 + 10 + 2) = -7 triệu đồng/tháng so với là một nhà khoa học. Phần chi phí thực tế chỉ ra để mua các yếu tố sản xuất được gọi là chi phí kế toán . Chi phí đầy đủ bao gồm cả phần chi phí kế toán và các chi phí cơ hội được gọi là chi phí kinh tế . 71 Trong kinh tế vi mô, khi nghiên cứu các loại chi phí là nhằm xem xét quyết định cung ứng của các doanh nghiệp nên chúng ta chỉ quan tâm đến các khoản chi phí kinh tế . Ngoài ra, do khái niệm chi phí kinh tế này đã bao gồm các khoản chi phí cơ hội, nên lợi nhuận bằng 0 cũng đủ để các doanh nghiệp tồn tại. 2.1.2. Các loại chi phí sản xuất trong ngắn hạn Tổng chi phí Tổng chi phí TC là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng để mua các yếu tố sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh . Tổng chi phí sẽ thay đổi nếu mua nhiều hơn các yếu tố sản xuất và tất nhiên trong điều kiện sản xuất hiệu quả thì số lượng đầu ra cũng nhiều hơn, tức là giữa đồng chi phí và số lượng đầu ra có mối quan hệ đồng biến. Ngoài ra, khi biểu diễn hàm tổng chi phí người ta thường biểu diễn nó theo số lượng sản phẩm được sản xuất ra: TC = f (Q) Nếu biểu diện tổng chi phí trên hệ trục toạ độ (hình 4.9) thì đường tổng chi phí có hình dáng mang những đặc điểm sau: + Thoạt đầu, khi số lượng sản phẩm được sản xuất ra tăng lên thì tổng chi phí cũng tăng nhưng với tốc độ chậm dần. Nguyên nhân là do trong giai đoạn sản xuất này mức sản lượng chịu ảnh hưởng của quy luật năng suất biên tăng dần nên tiếp kiệm được các khoản chi phí nhờ quá trình chuyên môn hoá . + Khi đạt đến giới hạn trong chuyên môn hoá thì tổng chi phí sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của mức sản lượng. Lúc này, mức sản lượng chịu ảnh hưởng của quy luật năng suất biến giảm dần nên mỗi đơn vị sản lượng được sản xuất thêm phải hao tốn nhiều hơn các yếu tố sản xuất và vì vậy mà tổng chi phí cũng tăng với tốc độ cao hơn. Như đã đề cập ở trên, các yếu tố sản xuất được phân chia thành hai loại là: Yếu tố sản xuất cố định và yếu tố sản xuất xuất biến đổi. Do đó, trong tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi . Chi phí cố định Chi phí cố định là khoản chi phí không lệ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất. Nó chính là chi phí cho các yếu tố sản xuất cố định như: khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị trong ngắn hạn, các yếu tố sản xuất này không thay đổi khi tăng thêm sản lượng nên chi phí cho nó cũng không đổi. Đường chi phí cố định là một đường thẳng nằm ngang. Chi phí biến đổi (VC) Chi phí biến đổi là khoản chi phí phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất, nó là chi phí để mua các yếu tố sản xuất biến đổi như: tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nguyên vật liệu, điện nước 72 Hình dạng của đường chi phí biến đổi giống như của đường tổng chi phí nhưng nằm bên dưới đường tổng chi phí một đoạn đúng bằng chi phí cố định. Như vậy, có thể viết công thức tính tổng chi phí như sau : TC = FC +VC Chi phí trung bình Chi phí trung bình là tổng chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm được sản xuất. Với khái niệm về chi phí trung bình như trên ta có công thức tính như sau: Vì tổng chi phí TC bao gồm hai bộ phận là chi phí cổ định FC và chi phí biến đổi VC nên trong chi phí trung bình AC cũng bao gồm hai bộ phận là: Chi phí cố định trung bình và chi phí biến đổi trung bình. Chi phí cố định trung bình Chi phí cố định trung bình là C là chi phí cố định tính trên một đơn vị sản phẩm, công thức: Chi phí biến đổi trung bình AVC là chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm Công thức tính: Như vậy, ta cũng có công thức khác để tính chi phí trung bình AC là : AC = AFC + AVC Đường biểu diễn của chi phí trung bình có dang hình chữ U. Hình 4.10: Các đường chi phí trung bình Ban đầu ở những mức sản lượng thấp khi tăng thêm số lượng sản phẩm được sản xuất thì chi phí cố định trung bình giảm nhiều, đồng thời khả năng sử dụng công suất các máy móc thiết bị tăng lên, chuyên môn hoá sâu hơn do đó doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm làm ra. Tuy nhiên, khi đạt đến một giới hạn nào đó nếu tăng thêm sản lượng thì chi phí trung bình bắt đầu đi lên. Nguyên nhân là: Hiệu quả hoạt động trong sản xuất giảm sút, chi phí quản lý gia tăng. Chiphí AC AVC ACmin AVCmin AFC Q Hình dạng của các đường chi phí trung bình như trong hình 4.10. Đường chi phí cố định trung bình AFC luôn đi xuống khi sản lượng tăng. Đường chi phí biến đổi trung bình Q FC AFC  Q VC AVC  73 AVC có hình dáng tương tự như đường chi phí trung bình AC nhưng nằm ở vị trí thấp hơn, ngoài ra vì AFC luôn giảm nên điểm cực tiểu của AVC cũng nằm về bên trái nhiều hơn. Chi phí biên Chi phí biên là chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Có thể tính chi phí biên theo công thức: MC = Q TC   = TC' = VC Chi phí biên chính là độ dốc tại điểm của đường tổng chi phí. Đường chi phí biên có dạng hình chữ U. Ban đầu, chi phí biên giảm dần do ảnh hưởng của quy luật năng suất biên tăng dần và sau đó tăng dần do ảnh hưởng của quy luật năng suất biên giảm dần. Mối quan hệ giữa các đường chi phí ngắn hạn - Tổng chi phí (TC) , chi phí trung bình (AC) và chi phí biên (MC): Vì chi phí biên MC là độ dốc của đường tổng chi phí tại một điểm nên khi tổng chi phí có dạng lồi (đạo hàm cấp hai của TC âm TC " < 0) thì chi phí biên đi xuống và khi tổng chi phí chuyển từ lồi sang lõm thì chi phí biên lại đi lên. Ngay tại điểm uốn của một đường tổng chi phí (TC '' = 0) chính là điểm cực tiểu của đường MC. Đối với đường chi phí trung bình AC, vì AC = TC/ Q nên AC là độ dốc của đoạn thẳng tính từ góc toạ độ đến điểm đó trên đường tổng chi phí. Nếu từ gốc toạ độ kẻ một đường thẳng tiếp xúc với đường tổng chi phí TC tại điểm E, thì độ dốc của đoạn thẳng tính từ gốc toạ độ của điểm E trên đường tổng chi phí bằng với đoạn dốc của đường thẳng này. Tất cả những điểm khác nhau trên đường tổng chi phí (ngoại trừ điểm E) thì đoạn thẳng từ nó đến gốc toạ độ đều có độ dốc lớn hơn đường thẳng tiếp xúc kẻ từ góc toạ độ này. Nên tại điểm E đường chi phí trung bình AC đạt cực tiểu (Hình 4.11) Hình 4.11: Mối quan hệ giưã đường tổng chi phí TC với đường chi phí biên MC và chi phí trung bình AC Chi phí TC E I Q1 Q2 Q Chi phí MC AC Q1 Q2 Q 74 - Chi phí biên MC, chi phí trung bình AC và chi phí biến đổi trung bình AVC: Xét về bản chất thì mối quan hệ giữa MC và AC giống như mối quan hệ của đường MPLvà đường APL mà ta đã nghiên cứu trong mục lý thuyết sản xuất, nên ta có thể dễ dàng thấy được đường MC cũng đi qua đường cực tiểu của đường AC. Hình 4.12 mối quan hệ giữa đường chi phí biên MC và các đường chi phí trung bình Thật vậy, có thể dễ dàng chứng minh đặc điểm này như sau: AC cực tiểu khi AC’ = 0  2 '.'. Q TCQQTC  = 0  TC' .Q- TC = 0  MC= TC' = dQ dTC = AC Hay MC đi qua AC khi AC đạt cực tiểu Mối quan hệ này có thể áp dụng cho đường chi phí biên MC và đường chi phí biến đổi trung bình AVC, cách chứng minh cũng tương tự. 2.1.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn Trong dài hạn doanh nghiệp có thể thiết lập bất cứ quy mô sản xuất nào. Tất cả các yếu tố sản xuất đều được thay đổi nên không có khái niệm chi phí cố định. Dài hạn có thể được xem như là một chuỗi những thời kỳ ngắn hạn kế tiếp nhau. Chi phí trung bình dài hạn Giả sử doanh nghiệp có 3 đơn vị xí nghiệp sản xuất có quy mô khác nhau. Những quy mô sản xuất này biểu thị bằng những đường chi phí trung bình ngắn hạn khác nhau là AC1, AC2, AC3. Ứng với những sản lượng khác nhau doanh nghiệp sẽ lựa chọn quy mô có chi phí trung bình thấp nhất để sản xuất.Với mức sản lượng Q1, doanh nghiệp sẽ chọn xí Chi phí MC AC AVCmin Q AC AVC 0 75 nghiệp 1 vì quy mô của xí nghiệp này có chi phí trung bình AC1 thấp hơn chi phí trung bình AC2 của xí nghiệp 2. Với mức sản lượng Q2 có thể lựa chọn xí nghịêp 1 hoặc 2 đều có chi phí trung bình như nhau. Chi phí AC1 ACn AC2 AC3 LAC Q1 Q2 Q3 Q4 Q Hình 4.13 Đường chi phí trung bình dài hạn LAC Đối với mức sản lượng Q3 xí nghiệp sản xuất 2 sẽ có hiệu quả hơn. Ở sản lượng Q4 thì xí nghiệp 3 sản xuất có chi phí trung bình thấp hơn của xí nghiệp 2. Tương tự như vậy, doanh nghiệp có thể thiết lập hàng loạt xí nghiệp khác và ta có hàng loạt những đường chi phí trung bình. Chi phí trung bình dài hạn LAC của doanh nghiệp là hình bao của tất cả các đường chi phí trung bình AC ngắn hạn như trong hình 4.13 Nói chung, đường chi phí trung bình dài hạn LAC của doanh nghiệp có dạng hình chữ U. Trong dài hạn, doanh nghiệp gia tăng mức sản lượng bằng cách mở rộng quy mô sản xuất. Khi sản lượng tăng, đường chi phí trung bình dài hạn đi xuống, nghĩa là quy mô sản xuất lớn có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkt0010_p1_0664.pdf