Giáo trình Kiểm tra, bảo dưỡng máy bơm có Q≤1000m3/h

Giáo trình đƣợc viết gồm các bài:

Bài 1: Sử dụng dụng cụ đo kiểm.

Bài 2: Cấu tạo và các thông số chủ yếu của máy bơm.

Bài 3: Kiểm tra, bảo dƣỡng thƣờng xuyên máy bơm

pdf36 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kiểm tra, bảo dưỡng máy bơm có Q≤1000m3/h, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết mà máy bơm nhận vào (công suất trục). Vậy hiệu suất đặc trƣng cho mọi tổn thất năng lƣợng của máy bơm. Hiệu suất gồm 3 thành phần: - Hiệu suất thuỷ lực htl: đặc trƣng cho mọi tổn thất thuỷ lực của dòng chảy khi vào hoặc ra khỏi máy bơm. Muốn nâng cao đƣợc hiệu suất thuỷ lực, phải cấu tạo máy bơm sao cho dòng chảy qua máy là thuận nhất và hiện nay hiệu suất thuỷ lực lớn nhất đạt đƣợc là htl = 0.8 – 0.96 - Hiệu suất dung tích hdt: Đặc trƣng cho lƣợng nƣớc dò gỉ (tiêu hao) trên dọc đƣờng từ ống hút lên ống đẩy. Muốn nâng cao hiệu suất dung tích cần phải cấu tạo máy bơm sao cho giảm khe hở giữa bánh xe công tác và vỏ máy... Hiện nay hiệu ích dung tích lớn nhất mà máy bơm đạt đƣợc là hdt = 0.91- 0.96 - Hiệu suất cơ khí hck: Khi máy bơm làm việc, xuất hiện lực ma sát giữa các bộ phận trong máy, do đó công suất trục không đƣợc bảo toàn. Muốn nâng cao hiệu suất máy móc tức là phải giảm hiệu suất cơ khí, nhà máy chế tạo phải giải quyết yêu cầu này, đồng thời trong quản lí khai thác vận hành phải thực hiện đúng chế độ bôi trơn, bảo dƣỡng. Thƣờng hck = 0.9- 0.97. 3. 5. Số vòng quay n. Số vòng quay của máy bơm tính bằng số vòng quay của trục máy bơm trên đơn vị thời gian. Đơn vị: vòng /phút. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Trả lời nhanh các câu hỏi sau đây: 1. Cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy bơm li tâm. 2. Các thông số cơ bản của máy bơm. 3. Ảnh hƣởng của các thông số của máy bơm đến khả năng làm việc của bơm. 28 C. Ghi nhớ: - Trên nhãn bơm ghi rõ các thông số cơ bản của máy bơm. Hãy ghi nhớ ý nghĩa các thông số đó. - Đặc điểm cơ bản của máy bơm li tâm để phục vụ cho các mô đun sau. Bài 3 KIỂM TRA, BẢO DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN MÁY BƠM Mục tiêu thực hiện: - Trình bày đƣợc nội dung công tác kiểm tra bảo dƣỡng thƣờng xuyên máy bơm có Q ≤ 1000 m3/h. - Kiểm tra bảo dƣỡng thƣờng xuyên một số bộ phận của máy bơm có Q ≤ 1000 m 3/h thành thạo và đạt yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong quá trình làm việc. A. Nội dung 1 . Nội dung công tác bảo dƣỡng thƣờng xuyên máy bơm có Q ≤ 1000 m3/h 1. 1 Mục đích - yêu cầu Muốn đảm bảo máy móc và thiết bị làm việc tốt thì trong quá trình quản lí vận hành phải thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, sửa chữa, bảo dƣỡng. Việc kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng chia ra làm hai loại: kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng xuyên, kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa định kì. 1.1.1 Chế độ kiểm tra thƣờng xuyên. Kiểm tra thƣờng xuyên thực hiện trong và sau mỗi ca vận hành với các nội dung sau: Công trình: Phát hiện hiện tƣợng rò rỉ, chú ý những chỗ tiếp giáp giữa công trình xây, bê tông và đất. Máy móc thiết bị: Trong khi vận hành thì chỉ đƣợc quan sát, kiểm tra trên các máy đo và chú ý mọi hiện tƣợng bất thƣờng. Sau mỗi ca vận hành làm các việc sau: Làm vệ sinh máy móc, thu dọn đồ nghề; Kiểm tra và siết chặt các bu lông bệ, bộ phận truyền động và bề ngoài của động cơ; Kiểm tra và cho thêm dầu, mỡ bôi trơn vào các ổ trục, khớp; Sửa chữa nhỏ các hƣ hỏng nếu có. 1.1.2 Chế độ kiểm tra định kì. Kiểm tra định kì thực hiện theo định kì. Định kì dài hay ngắn là do tính chất và thời gian hoạt động của trạm quyết định. Nội dung kiểm tra định kì gồm có: Phần công trình: Đo độ lún, nghiêng, biến dạng,hiện tƣợng ăn mòn, sạt lở, bồi lắng... 29 Phần thiết bị: Kiểm tra tất cả các hệ thống nhƣ Trạm bơm điện: Từ hạ thế đến động cơ. Trạm bơm dầu: các hệ thống chính. Động cơ và máy bơm: Ngoài những vấn đề thông thƣờng, còn phải xét đến chất lƣợng dầu mỡ bôi trơn. 1.1.3 Chế độ bảo dƣỡng định kì Để đảm bảo và nâng cao tuổi thọ của máy móc thiết bị trong trạm bơm thì cứ sau một thời gian hoạt động nhất định, chúng đƣợc ngừng lại để kiểm tra, tu chỉnh và thay dầu mỡ. Đó là chế độ bảo dƣỡng định kì. Chế độ này chỉ thực hiện với thiết bị máy móc chứ không áp dụng cho phần công trình. Định kì bảo dƣỡng quy định theo số giờ công tác của máy. Định kì bảo dƣỡng của động cơ ngắn hơn của máy bơm và các thiết bị khác, của động cơ đốt trong ngắn hơn so với các động cơ khác. Nội dung và yêu cầu bảo dƣỡng định kì thuộc về phần chuyên môn vận hành cơ điện, có thể tìm đọc trong các quy trình vận hành trạm bơm nông nghiệp. 1.1.4 Chế độ kiểm tra trƣớc và sau vụ sản xuất. Hàng năm, trƣớc và sau mỗi vụ sản xuất, ở trạm bơm nông nghiệp thƣờng tiến hành kiểm tra toàn bộ công trình, thiết bị, máy móc với mục đích: - Nắm đƣợc tình hình công trình, máy móc, thiết bị đ có kế hoạch và biện pháp sửa chữa kịp thời, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kĩ thuật để bơm nƣớc tránh tình trạng “nƣớc đến chân mới nhảy”. - Đảm bảo vận hành an toàn cho máy móc, thiết bị, công trình nhằm đảm bảo và kéo dài tuổi thọ của chúng. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình quản lí khai thác trạm bơm nhằm bổ sung kinh nghiệm và tăng cƣờng ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lí khai thác trạm. - Thời gian kiểm tra. Thời gian kiểm tra trƣớc và sau vụ nhƣ sau: - Kiểm tra sau vụ: từ 1/10 – 30/10. - Kiểm tra trƣớc vụ đông xuân: khoảng từ 15/11 – 15/12- - Kiểm tra sau vụ đông xuân: khoảng từ 30/3 - 30/4. - Kiểm tra trƣớc vụ mùa từ 15/5 – 15/6. Ngoài ra nếu có tình hình gì đặc biệt thấy cần, cơ quan quản lí trạm bơm yêu cầu thì còn có thể tiến hành những lần kiểm tra khác. Nếu trạm bơm làm việc tốt, qua nhiều lần kiểm tra thấy tình hình ổn, trong thời gian bơm nƣớc giữa hai vụ không có sự cố hoặc khả nghi thì có thể giảm đi hai lần kiểm tra 2 lần sau vụ hoặc hai lần trƣớc vụ. 30 - Ban kiểm tra. Ban kiểm tra đƣợc thành lập hàng năm do cấp trên của trạm bơm quyết định. Thành phần ban kiểm tra, ngoài những công nhân và cán bộ lành nghề còn có cán bộ lãnh đạo của cơ quan quản lí và cán bộ cấp trên trực tiếp của cơ quan quản lí. Ngoài ra còn có thể có sự tham gia của các cơ quan nghiên cứu, nhà máy chế tạo 2. Nội dung công tác bảo dưỡng. Việc kiểm tra trƣớc hoặc sau vụ sản xuất của trạm bơm nông nghiệp chỉ khác nhau về mức độ triệt để và yêu cầu phát hiện, đánh giá chất lƣợng các đối tƣợng đƣợc kiểm tra, còn về nội dung thì hai loại kiểm tra này giống nhau cơ bản, có thể tóm tắt thành những điểm sau: - Kiểm tra nhà máy bơm (chú ý đặc biệt tầng hút). - Độ kín, chắc, khả năng thao tác dễ dàng và mức độ hƣ hỏng cần tu sửa đối với các thiết bị thuộc công trình.  Về cơ khí: - Kiểm tra tình hình bên ngoài của máy bơm. - Kiểm tra bu lông bệ, bộ phận truyền lực. - Cho từng máy bơm chạy có tải để xem xét tình hình máy. Khi cho từng máy chạy, chú ý đến một số bộ phận nhƣ ổ bi, trục, nhiệt độ các ổ trục. - Chọn một máy bơm chạy không bình thƣờng nhất, tháo các bộ phận ra và kiểm tra.  Về điện: - Kiểm tra tình hình bên ngoài của các thiết bị điện. - Tháo lắp và xem xét cơ cấu bên trong của các thiết bị điện. - Chọn một số bộ phận điển hình tháo các bộ phận bên trong để kiểm tra các đầu tiếp xúc, buồng dập hồ quang, độ căng của lò xo ở các thang chỉnh định, độ chặt của các bu lông, điện trở cách điện, mức độ bụi bẩn, han gỉ, biến dạng, biến màu, rạn nứt - Kiểm tra mức độ chính xác của các thiết bị điện. - Thao tác thử bằng tay các thiết bị điều khiển vận hành. - Đóng điện vào từng các thiết bị điện để kiểm tra tình hình khi có điện: điện thế, độ sai lệch thông số điện, độ rò điện - Thử lại hệ thống tín hiệu. - Kiểm tra điện trở cách điện, hệ thống bảo vệ tự động. - Cho máy chạy bằng cách đóng điện thăm dò từng phần để kiểm tra tình hình làm việc của chúng. Cuối cùng cho máy chạy có tải để quan trắc mức độ bình thƣờng và thông số điện cơ bản. 31 2. Bảo dƣỡng thƣờng xuyên đƣờng ống của máy bơm. Trong quá trình làm việc, đƣờng ống của máy bơm yêu cầu phải kín, có độ nghiêng đúng yêu cầu. 3. Bảo dƣỡng vỏ máy. Vỏ bơm làm bằng gang hoặc thép đều cứng và giòn, trong vận hành chịu tác dụng của lực nhiệt và cơ giới khiến cho vật liệu chịu đựng quá mức sẽ bị nứt, nên trong kiểm tu bơm nên chú ý điểm này. Có khi vết nứt của vỏ bơm rất nhỏ, trong vận hành có thể không rỉ nƣớc, mắt nhìn cũng khó thấy, nhƣng chúng ta không thể coi nhƣ không có vấn đề gì mà cứ tiếp tục cho vận hành đƣợc. Ta biết rằng khi gang đã có vết nứt nếu lại để nó tiếp tục chịu tác dụng phá hoại của lực ngoài, vết nứt sẽ lan ra rất nhanh, cuối cùng sẽ gây ra sự cố nghiêm trọng. Để kiểm tra vết nứt của vỏ bơm, trƣớc hết ta dùng búa tay gõ nhẹ vào vật xem tiếng kêu có giòn không. Nếu tiếng kêu rè rè là có thể có vết nứt, lúc đó phải kiểm tra tỷ mỉ hơn, nếu mắt không nhìn thấy thì phải dùng kính lúp để tìm lại. Khi đã tìm thấy vết nứt, còn phải tìm điểm đầu điểm cuối của nó, có thể tìm bằng cách quét dầu hoả lên. Đổ dầu vào nơi có vết nứt, dầu sẽ ngấm vào vết nứt rất nhanh, sau đó lau khô đi, xoa một lƣợt phấn lên mặt, đợi cho khô hết, dùng búa tay gõ nhẹ vào vỏ bơm, dầu trong kẽ nứt sẽ trào ra làm ƣớt phấn, do vậy trên lƣợt phấn trắng sẽ xuất hiện một đƣờng đen ƣớt, lúc đó ta có thể thấy rõ vết nứt rất rõ ràng. Hình 1.1 Bảo dƣỡng đƣờng ống máy bơm 32 Sau khi thấy vết nứt, cần nghiên cứu nguyên nhân gây ra nó: chịu ứng lực cơ giới nhiều hay ứng lực nhiệt nhiều? Do chấn động hoặc do dãn nở không bình thƣờng gây nên? Xác định nguyên nhân gây hƣ hỏng để khắc phục, đó mới là biện pháp giải quyết căn bản, đồng thời mới có thể tránh đƣợc hiện tƣợng tƣơng tự xảy ra sau này. Sau khi tìm ra vết nứt, tuỳ theo nguyên nhân mà có cách xử lí: ngăn chặn vết nứt hoặc hàn. 4. Kiểm tra, bổ sung dầu mỡ bôi trơn Hình 1.2 Bảo dƣỡng vỏ máy bơm Bầu dầu Hình 3.3 Tổ máy bơm li tâm 33 - Tùy loại máy bơm, trong lúc vận hành, cứ 30 phút phải tiếp mỡ bôi trơn bạc đồng một lần. Nếu thiếu mỡ bôi trơn, bạc đồng sẽ bị mòn nhanh chóng làm cho cánh quạt bị va đập vào vành mòn. Hoặc bạc đồng bị thiếu mỡ bôi trơn sẽ bị cháy bó chặt lấy trục và cùng quay theo trục phá hỏng gờ định vị gối đỡ trục ở bầu cánh hƣớng dòng. - Theo dõi tiếng ồn và nhiệt độ các ổ đỡ. Khi có tiếng ồn và nhiệt độ vƣợt quá quy định, nhất thiết phải kiểm tra dầu, mỡ bôi trơn ổ trục. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Trả lời nhanh các câu hỏi sau đây: - Công tác bảo dƣỡng thƣờng xuyên máy bơm. - Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn? 2. Trình tự bảo dƣỡng đƣờng ống máy bơm. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Đây là bài đầu tiên của mô đun đào tạo bắt buộc trong chƣơng trình sơ cấp nghề sửa chữa bơm điện. - Đƣợc giảng dạy đầu tiên trong mô đun 04. II. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc cấu tạo, tác dụng, phạm vi ứng dụng của một số dụng cụ đo kiểm dùng cho máy bơm. - Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm dùng cho máy bơm. - Sử dụng dụng cụ đảm bảo an toàn, chính xác, phù hợp. - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong quá trình sử dụng dụng cụ. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* Bài mở đầu. Lí thuyết Phòng LT 2 2 Bài 1: Sử dụng dụng cụ đo kiểm. Tích hợp Phòng LT - TH 16 3 12 1 Bài 2: Cấu tạo và Tích Phòng 32 7 26 3 34 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* các thông số kỹ thuật chủ yếu của máy bơm hợp LT - TH Bài 3: Kiểm tra, bảo dƣỡng thƣờng xuyên máy bơm có Q ≤ 1000 m3/h. Tích hợp Phòng LT – TH – Trạm bơm 36 7 26 3 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị học tập. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chọn đƣợc đúng dụng cụ đo kiểm. - Sử dụng đƣợc dụng cụ đo kiểm Kiểm tra trắc nghiệm hoặc thực hành. 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nhận biết đƣợc các thông số kĩ thuật của máy bơm đƣợc ghi trên nhãn bơm. - Biết đƣợc ảnh hƣởng của các thông số cơ bản với tình trạng làm việc của máy bơm. Kiểm tra trắc nghiệm hoặc thực hành. 5.3. Bài 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Bảo dƣỡng đƣợc các chi tiết cơ bản của máy bơm. Kiểm tra trắc nghiệm hoặc thực hành. 35 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chi tiết đƣợc bảo dƣỡng đạt yêu cầu kĩ thuật. VI. Tài liệu tham khảo - Kiểm tu và thử bơm nƣớc, Cao Bá Thành, Nhà xuất bản Công nghiệp. - Máy bơm dầu, Đỗ Tư, Nhà xuất bản nông thôn. 36 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: “ SỬA CHỮA BƠM ĐIỆN” (Kốm theo Quyết định số 3495/QĐ-BNN-TCCB ngày 29/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Hƣng – Phó hiệu trƣởng Trƣờng CĐN CĐ và Thủy lợi 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên Vụ TCCB Bộ Nông nghiệp và PTNT. 3. Thành viên: - Ông: Vƣơng Văn Hƣng – Giáo viên Trƣờng CĐN CĐ và Thủy lợi. - Ông: Nguyễn Văn Cổn – Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông : Đỗ Văn Thích – Giám đốc Xí nghiệp khai thác CT Thủy lợi Văn Lâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kiem_tra_bao_duong_may_bom_co_q1000m3h.pdf
Tài liệu liên quan