Chương I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1. Khái niệm kiểm toán
1.1. Sự cần thiết khách quan của hoạt động kiểm toán.
- Hệ thống kế toán: thu thập, xử lý và cung cấp thông tin làm cơ sở cho các quyết
định kinh tế.
- Đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán:
+ Các đối tƣợng bên trong doanh nghiệp
+ Các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp
Các đối tƣợng sử dụng thông tin, nhất là các đối tƣợng ở bên ngoài doanh
nghiệp, có thể gặp phải những rủi ro liên quan đến thông tin, chẳng hạn nhận đƣợc
thông tin sai do mâu thuẫn quyền lợi, do sự phức tạp của nghiệp vụ, do số lƣợng
nghiệp vụ phát sinh nhiều và đa dạng.
Để giải quyết vấn đề trên, cách tốt nhất là phải kiểm tra xác nhận về tính trung
thực và sự đáng tin cậy của thông tin trƣớc khi cung cấp đến ngƣời sử dụng thông
tin. Việc tồn tại các cơ quan độc lập với cả ngừơi cung cấp thông tin và ngƣời sử
dụng thông tin thực hiện việc kiểm tra và xác nhận về sự trung thực hợp lý, sự
đáng tin cậy của thông tin kế toán là tất yếu trong nền kinh tế thị trƣờng.
1.2. Khái niệm về kiểm toán.
Kiểm toán là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng về một thông tin
nhằm xác định và báo cáo về sự phù hợp của các thông tin này với các tiêu
chuẩn được thiết lập. Việc kiểm toán cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên
đủ năng lực và độc lập.
Giải thích:
- Thông tin và các tiêu chuẩn: kiểm toán đƣợc thực hiện nhằm đi đến việc
xác định sự phù hợp giữa thông tin đƣợc kiểm toán với những tiêu chuẩn đã đƣợc
thiết lập cho thông tin đó. Các tiêu chuẩn đƣợc sử dụng trong kiểm toán rất đa
dạng, tùy theo thông tin cần kiểm toán. Tiêu chuẩn càng rõ ràng, chặt chẽ thì việc
kiểm toán càng thuận lợi và cho kết quả khách quan.
- Thu thập và đánh giá bằng chứng: Bằng chứng kiểm toán là những “chứng
cứ” mà kiểm toán viên (KTV) thu thập và sử dụng làm căn cứ để đƣa ra ý kiến về6
thông tin đƣợc kiểm toán. KTV phải đánh giá về sự thích hợp và đầy đủ của bằng
chứng kiểm toán trƣớc khi đƣa ra ý kiến kiểm toán.
- Kiểm toán viên: KTV phải có đủ năng lực nghề nghiệp để có thể thiết kế và
thực hiện quá trình kiểm toán (chính là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng
nói trên); KTV cần phải độc lập để các xét đoán và ý kiến kiểm toán đƣợc khách
quan, không thiên lệch.
82 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kiểm toán - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều
kiện tiền đề và điều kiện cơ sở vật chất cụ thể có những điểm khác biệt, nhƣng có
thể quy về một số công việc cần thiết cần thực hiện nhƣ sau:
+ Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán
Bƣớc 2: Thực hành kiểm toán bao gồm tất cả các công việc thực hiện chức
năng xác minh của kiểm toán để khẳng định đƣợc thực chất của đối tƣợng và
khách thể kiểm toán cụ thể.
Bƣớc 3: Kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc đƣa ra kết luận kiểm
toán, lập báo cáo kiểm toán và giải quyết các công việc phát sinh sau khi lập báo
cáo kiểm toán.
2. Chuẩn mực kế toán
2.1. Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán
2.1.1. Mục tiêu:
Mục tiêu kiểm toán là đích cần đạt tới đồng thời là thƣớc đo kết quả kiểm toán
cho mỗi cuộc kiểm toán cụ thể. Mục tiêu chung của kiểm toán phải gắn chặt với
mục tiêu, yêu cầu của quản lý. Vì vậy, trƣớc hết mục tiêu của kiểm toán phải tùy
thuộc vào quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán, tùy thuộc vào loại hình
kiểm toán.
2.1.2. Phạm vi kiểm toán:
59
Phạm vi kiểm toán là sự giới hạn về không gian và thời gian của đối tƣợng
kiểm toán. Phạm vi kiểm toán thƣờng đƣợc xác định đồng thời với mục tiêu kiểm
toán và là một hƣớng cụ thể hóa mục tiêu này.
Với một khách thể kiểm toán cần xác định rõ đối tƣợng cụ thể của kiểm toán:
chẳng hạn cũng là cuộc kiểm toán tài chính, nhƣng ở khách thể này có thể chỉ kiểm
toán Bảng Cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính (do cuộc kiểm toán
thực hiện ở những ngày đầu khi doanh nghiệp mới đi vào hoạt động), ở khách thể
khác lại là bộ Báo cáo tài chính bắt buộc, gồm 4 báo cáo: Bảng Cân đối kế toán,
Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo
tài chính, ở khách thể khác nữa thì ngoài 4 báo cáo bắt buộc còn có Báo cáo về tình
hình biến động vốn chủ sở hữu hay ở một doanh nghiệp nhà nƣớc thì Bảng khai tài
chính còn chứa đựng các bảng kê khai tài sản của Nhà nƣớc, tài sản cá nhân
ngoài 4 báo cáo tài chính bắt buộc Cùng với việc cụ thể hóa về đối tƣợng, phải cụ
thể hóa về khoảng thời gian thuộc phạm vi kiểm toán (tháng, quý, năm).
2.2. Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán
Tùy mục tiêu và phạm vi kiểm toán, cần chỉ định trƣớc ngƣời chủ trì cuộc kiểm
toán sẽ tiến hành. Bộ máy kiểm toán cần nắm đƣợc thế mạnh của từng Kiểm toán
viên để giao công việc phù hợp.
Thực tế cho thấy, có sự luân chuyển liên tục về mặt nhân sự của các Bộ máy
kiểm toán mà đặc biệt là kiểm toán độc lập, nên có thể có những Kiểm toán viên
chƣa có kinh nghiệm làm việc đã tham gia vào cuộc kiểm toán.
Vì vậy, ngƣời trƣởng nhóm cần có khả năng giám sát công việc của các Kiểm
toán viên trong nhóm thích đáng và điều hành nhóm kiểm toán một cách phù hợp
để tạo hiệu quả nhất định cho cuộc kiểm toán.
Cùng với việc chỉ định con ngƣời, cần chuẩn bị các thiết bị và điều kiện vật
chất các khác kèm theo: Phƣơng tiện tính toán và kiểm tra thích ứng với đặc điểm
tổ chức kế toán, phƣơng tiện kiểm kê thích ứng với từng loại vật tƣ, đá quý; các
phần mềm hỗ trợ Kiểm toán viên trong quá trình phân tích, chọn mẫu; các phƣơng
tiện ghi hình
2.3. Thu thập thông tin
60
Để có thể xây dựng đƣợc kế hoạch kiểm toán phù hợp và khả thi với mục tiêu
và phạm vi kiểm toán đã đƣợc xác định thì Kiểm toán viên phải có đầy đủ hiểu biết
về khách thể kiểm toán. Những hiểu biết này sẽ giúp Kiểm toán viên hoạch định
các thủ tục kiểm toán phù hợp với đặc điểm của đơn vị, nhất là giúp cho Kiểm toán
viên khoanh vùng những vấn đề có rủi ro cao để có những phƣơng pháp kiểm toán
phù hợp.
Ở giai đoạn này, việc thu thập thông tin trƣớc hết cần tận dụng tối đa nguồn tài
liệu đã có song khi cần thiết vẫn phải có những biện pháp điều tra bổ sung. Các
nguồn tài liệu đã có thƣờng bao gồm:
- Các nghị quyết có liên quan đến hoạt động của đơn vị đƣợc kiểm toán.
- Các văn bản có liên quan đến đối tƣợng và khách thể kiểm toán.
- Các kế hoạch, dự toán, dự báo có liên quan. o
- Các báo cáo kiểm toán lần trƣớc, các biên bản kiểm kê hoặc biên bản xử lý
các vụ đã xảy ra trong kỳ kiểm toán.
- Các tài liệu khác có liên quan.
Trong nhiều trƣờng hợp, nguồn thông tin đã có chƣa đủ cần tiến hành khảo sát,
điều tra bổ sung, song cũng ở mức khái quát phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm
toán.
2.4. Lập kế hoạch kiểm toán
Cũng nhƣ các kế hoạch khác, lập kế hoạch kiểm toán là quá trình cân đối tích
cực giữa nhu cầu và nguồn lực đã có. Kế hoạch kiểm toán phải đƣợc lập một cách
thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh quan trọng của cuộc kiểm
toán, phát hiện đƣợc toàn bộ gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn.
Mục tiêu chính của tổ chức kiểm toán và Kiểm toán viên trong lập kế hoạch
kiểm toán là đảm bảo cuộc kiểm toán đƣợc tiến hành một cách chủ động và có hiệu
quả. Trong kiểm toán, kế hoạch chung này gọi là kế hoạch chiến lƣợc.
Tuy nhiên giới hạn lập kế hoạch đề cập ở đây là kế hoạch tổng quát cho một
cuộc kiểm toán. Do đó, việc xác định nhu cầu đƣợc thực hiện chủ yếu qua việc cụ
thể hóa mục tiêu và phạm vi kiểm toán đã dự kiến. Việc cụ thể hóa này trƣớc hết ở
xác định những công việc cụ thể phải làm (ổn định) và trên cơ sở đó lƣợng hóa quy
61
mô từng việc và xác định thời gian kiểm toán tƣơng ứng (định lƣợng). Để thực
hiện đƣợc cả hai quá trình đó, cần thiết không chỉ cụ thể hóa và chính xác hóa mục
tiêu và phạm vi kiểm toán mà còn cần thiết xác định các nguồn thông tin có thể có.
Trên cơ sở xem xét các quan hệ trên, cần xác định số ngƣời, kiểm tra phƣơng
tiện và xác định thời hạn thực hiện công tác kiểm toán.
- Số ngƣời tham gia kiểm toán cần đƣợc xem xét cả về tổng số và cơ cấu. Tổng
số ngƣời phải tƣơng xứng với quy mô kiểm toán nói chung đã xác định ở phần
trên; Cơ cấu của nhóm công tác phải thích ứng với từng việc cụ thể đã chính xác
hóa mục tiêu, phạm vi ở phần xác định nhu cầu.
- Thời hạn thực hiện công tác kiểm toán cần ấn định cụ thể cả về thời hạn
chung cũng nhƣ thời hạn cần thiết và thời điểm thực hiện từng công việc cụ thể đã
phân công cho từng ngƣời theo quan hệ lôgic giữa các công việc cụ thể.
Chẳng hạn, trong việc xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát cho kiểm toán
tài chính, các Kiểm toán viên cần phải:
+ Xem xét các yếu tố quan trọng theo xét đoán nghề nghiệp của Kiểm toán
viên trong việc xác định công việc trọng tâm của nhóm kiểm toán.
+ Xác định nội dung, lịch trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện một cuộc
kiểm toán.
+ Tùy thuộc vào kết quả đánh giá rủi ro mà Kiểm toán viên cần xác định:
Nguồn lực cho các vùng kiểm toán đặc biệt, nhƣ bố trí các Kiểm toán viên
có kinh nghiệm phù hợp tham gia vào các vấn đề phức tạp, chứa đựng rủi ro cao.
Dự kiến nhu cầu chuyên gia (nếu cần thiết).
Quy mô nguồn lực phân bổ cho các vùng kiểm toán đặc biệt, nhƣ số lƣợng
Kiểm toán viên tham gia quan sát kiểm kê ở các khu vực quan trọng; phạm vi soát
xét công việc của Kiểm toán viên khác trong trƣờng hợp thực hiện kiểm toán cho
đơn vị có quy mô lớn hoặc thời gian dành cho các khoản mục có rủi ro cao.
Kế hoạch từng cuộc kiểm toán cũng phải đƣợc xây dựng phù hợp với từng loại
hình kiểm toán. Trong kiểm toán độc lập, kế hoạch kiểm toán cần đƣợc cụ thể hóa
62
qua hợp đồng kiểm toán, trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn từng bên
cả trong việc chuẩn bị và cả trong thực hiện kế hoạch kiểm toán.
2.5. Xây dựng chương trình kiểm toán
Sau khi hoàn thành kế hoạch kiểm toán tổng quát, chƣơng trình kiểm toán cần
đƣợc xây dựng để đƣa ra hƣớng giải quyết các vấn đề đã đƣợc xác định ở kế hoạch
này trên cơ sở đảm bảo đạt đƣợc mục đích của cuộc kiểm toán thông qua việc sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực của Kiểm toán viên.
Do mỗi phần hành kiểm toán có vị trí, đặc điểm khác nhau nên phạm vi, loại
hình kiểm toán cũng khác nhau dẫn đến số lƣợng và thứ tự các bƣớc kiểm toán
khác nhau. Xây dựng chƣơng trình kiểm toán chính là việc xác định số lƣợng và
thứ tự các bƣớc kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.
Do các nghiệp vụ về tiền mặt thƣờng biến động lớn, tiền là phƣơng tiện thanh
toán gọn nhẹ, dễ di chuyển, dễ bảo quản, dự trữ nên khả năng gian lận, sai sót
nhiều. Hơn nữa, các nghiệp vụ này lại phản ánh đƣợc thực chất quá trình hoạt động
của đơn vị kiểm toán. Vì vậy nghiệp vụ tiền mặt thƣờng là đối tƣợng thƣờng
xuyên, trực tiếp và toàn diện của kiểm toán.
Trong khi đó, các loại tài sản khác nhƣ vật tƣ, lại có khối lƣợng lớn với rất
nhiều chủng loại, lại đƣợc bảo quản trên nhiều kho, bãi khác nhau nên nội dung và
trình tự kiểm toán không giống nhƣ đối với tiền mặt. Cũng tƣơng tự, nghiệp vụ bán
hàng và thu tiền có đặc điểm riêng so với các nghiệp vụ về nguồn vốn, càng khác
biệt với các nghiệp vụ sản xuất, dịch vụ... Do vậy cần xây dựng quy trình kiểm
toán riêng cho từng loại nghiệp vụ. Mặt khác, sự khác nhau giữa các loại hình kiểm
toán: kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ hay kiểm toán hoạt động cũng dẫn
đến trình tự kiểm toán khác nhau ngay đối với mỗi loại nghiệp vụ.
3. Thực hành kiểm toán
Thực hành kiểm toán là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã ấn định
trong kế hoạch, chƣơng trình kiểm toán. Thực chất của quá trình này là Kiểm toán
63
viên áp dụng các phƣơng pháp kiểm toán để thu thập, đánh giá các bằng chứng
kiểm toán theo kế hoạch và chƣơng trình kiểm toán đã thiết kế.
Để đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra, Kiểm toán viên phải tuân
thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất: Kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủ chƣơng trình kiểm toán đã
đƣợc xây dựng. Trong mọi trƣờng hợp, kiểm toán viên không đƣợc tự ý thay đổi
chƣơng trình. Chƣơng trình kiểm toán là sản phẩm của giai đoạn 1 của cuộc kiểm
toán, nó đã đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng bởi các Kiểm toán viên có trình độ tƣơng xứng
dựa vào mục tiêu và đặc điểm của đối tƣợng kiểm toán, vì vậy nó là sự chỉ dẫn rất
tốt cho những ngƣời thực hiện, đồng thời là cơ sở đảm bảo cuộc kiểm toán đạt
đƣợc yêu cầu đã đề ra.
Thứ hai: Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thƣờng xuyên ghi
chép những phát giác, những nhận định về các nghiệp vụ, các con số các sự kiện...
nhằm tích luỹ bằng chứng, nhận định cho những kết luận kiểm toán và loại trừ
những ấn tƣợng, nhận xét ban đầu không chính xác về nghiệp vụ, các sự kiện thuộc
đối tƣợng kiểm toán.
Thứ ba: Định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán (trên các bảng tổng hợp) để nhận
rõ mức độ thực hiện so với khối lƣợng công việc chung. Trong kế hoạch kiểm toán
tổng thể, ngƣời phụ trách chung công tác kiểm toán sẽ nêu rõ thời hạn kiểm toán
cho từng phần hành. Vì vậy, để đảm bảo tiến độ chung cho cuộc kiểm toán, các
Kiểm toán viên cần phải tổng hợp kết quả kiểm toán định kỳ để đảm bảo kế hoạch
kiểm toán đƣợc diễn ra đúng theo kế hoạch.
Thứ tư: Mọi điều chỉnh về nội dụng, phạm vi, trình tự kiểm toán... đều phải có
ý kiến thống nhất của ngƣời phụ trách chung công việc kiểm toán (chủ thể) và
ngƣời ký thƣ mời và hợp đồng kiểm toán (khách hàng) – nếu có. Mức độ pháp lý
của những điều chỉnh này phải tƣơng ứng với tính pháp lý trong lệnh kiểm toán
hoặc hợp đồng kiểm toán.
3.1. Nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm toán nội bộ và các quy chế kiểm soát
nội bộ
64
Việc đánh giá hệ thống KSNB giúp cho kiểm toán viên xác lập mức độ tin cậy
vào hệ thống KSNB, giảm tối đa thử nghiệm cơ bản cần phải tiến hành mà vẫn
đảm bảo chất lƣợng cuộc kiểm toán.
Kiểm toán viên cần có hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB, đánh giá chính xác
mức độ rủi ro kiểm soát, để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng trình tự phƣơng
pháp kiểm toán thích hợp. Sự hiểu biết về hệ thống KSNB, sự đánh giá xác đáng
rủi ro kiểm soát, cùng với sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng, cũng nhƣ mọi cân nhắc
khác sẽ giúp cho kiểm toán viên:
- Xác định đƣợc các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Xem xét nhân tố tác động đến khả năng có thể xảy ra sai sót nghiêm trọng.
- Thiết kế phƣơng pháp kiểm toán cơ bản.
Các thông số để đánh giá kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
(1) Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ qua tham số 1 - Kiểm soát quản trị
Sau khi tiến hành các chức năng hoạch định, tổ chức và lãnh đạo thì mô hình
hoạt động của doanh nghiệp vẫn chƣa hoàn chỉnh. Kiểm soát là một chức năng mà
mọi nhà quản trị đều phải thực hiện dù rằng kết quả công việc của các bộ phận do
họ quản lý đều đạt đúng theo kế hoạch đề ra.
(2) Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ qua tham số 2 - Kiểm soát phát triển hệ
thống
Kiểm soát sự phát triển của hệ thống nhằm đảm bảo một hệ thống xử lý hợp lệ
mỗi khi các ứng dụng mới đƣợc phát sinh, đáp ứng các yêu cầu của bộ phận quản
lý và ngƣời dùng. Để làm đƣợc điều này cần phải đảm bảo:
- Sử dụng tài liệu chuẩn
- Sử dụng các thủ tục chuẩn bất cứ khi nào có thể
- Chỉ định các quy trình uỷ quyền cứng nhắc bất cứ khi nào các ứng dụng mới
đƣợc dự kiến hoặc các chƣơng trình hiện có đƣợc sửa đổi hoặc mở rộng.
- Kiểm tra đầy đủ trƣớc khi thực hiện
- Thiết lập một hệ thống toàn diện về bảo mật chƣơng trình và tài liệu
(3) Đánh giá kiểm soát nội bộ qua tham số 3 - Kiểm soát thủ tục
Điều khiển đầu vào:
65
- Thiết lập quyền kiểm soát: thủ tục, kiểm tra trình từ, các trƣờng dữ liệu chứa
dữ liệu tham chiếu quan trọng.
- Xác minh chuyển đổi để đảm bảo sửa chữa tất cả các lỗi.
Kiểm soát đầu vào: uỷ quyền đầu vào
Kiểm soát xử lý: để đảm bảo rằng tất cả các từ chối đƣợc xử lý lại chắc chắn và
kịp thời.
Kiểm soát đầu ra:
- Đảm bảo bản in có chứa đủ thông tin cho truy tìm tài liệu nguồn, xác minh
các tính toán và tổng số máy tính tạo ra. Điều này đƣợc thiết kế để xác định
xem có tồn tại dấu vết kiểm toán hay không.
- Kiểm tra nhập liệu để đảm bảo dữ liệu đƣợc in ra là đầy đủ và chính xác.
- Báo cáo
- Phân phối sản phẩm đầu ra để đảm bảo rằng bộ phận ngƣời dùng đã nhận
đƣợc tất cả các bản in còn nguyên vẹn.
3.2. Kiểm toán các bộ phận báo cáo tài chính
3.2.1. Khái niệm chung:
Kiểm toán tài chính là một hoạt động đặc trƣng của kiểm toán, với mục tiêu cụ
thể là “đƣa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài chính có đƣợc lập trên cơ sở chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đƣợc chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên
quan, có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”
(theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 200/11). Diễn giải cụ thể những mục tiêu
đƣợc nêu trong Chuẩn mực nhƣ sau:
- Mục tiêu tổng quát: đƣợc hiểu là tìm kiếm bằng chứng kiểm toán để đƣa ra ý
kiến về tính trung thực, hợp lý của thông tin trình bày trên Bảng khai tài chính.
- Mục tiêu kiểm toán chung: là việc xem xét đánh giá tổng thể số tiền ghi trên
các chu trình, trên cơ sở các cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý về
những thông tin thu đƣợc qua khảo sát thực tế ở đơn vị đƣợc kiểm toán (đồng thời
xem xét cả tới các mục tiêu chung khác bao gồm mục tiêu có thực, đầy đủ trọn
vẹn, mục tiêu về tính chính xác cơ học, mục tiêu về định giá hay phân loại trình
bày, mục tiêu về quyền và nghĩa vụ).
66
Đối tƣợng trực tiếp của kiểm toán Báo cáo tài chính là các Bảng khai tài chính,
Báo cáo tài chính đƣợc định nghĩa trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 200/ 04
nhƣ sau: Báo cáo tài chính là hệ thống các báo cáo đƣợc lập theo chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện hành (hoặc đƣợc chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài
chính chủ yếu của đơn vị. Ngoài ra, Bảng khai tài chính còn bao gồm những bảng
kê khai có tính pháp lý khác nhƣ Bảng kê khai tài sản cá nhân, Bảng kê khai tài sản
đặc biệt Các bảng khai này đều chứa đựng những thông tin đƣợc lập tại một thời
điểm cụ thể trên cơ sở tài liệu kế toán tổng hợp và chi tiết.
3.2.2. Chu trình kiểm toán Báo cáo tài chính:
Kiểm toán Báo cáo tài chính theo chu trình: là cách phân chia thông dụng hơn
căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các chu trình, các quá trình cấu
thành, các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Theo đó, kiểm
toán viên quan niệm rằng có nhiều chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, thể hiện sự liên kết giữa các quá trình hoạt động kinh doanh, có
thể lấy ví dụ nhƣ: các chỉ tiêu “Hàng tồn kho- Giá vốn- Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh” thể hiện mối quan hệ của các quá trình từ khi mua vào, sản xuất
đến lúc tiêu thụ thành phẩm Theo đó, kiểm toán Báo cáo tài chính thƣờng bao
gồm các chu trình cơ bản sau:
- Kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền.
- Kiểm toán tiền mặt (tại két, tại ngân hàng hoặc đang chuyển).
- Kiểm toán chu trình mua hàng- thanh toán.
- Kiểm toán tiền lƣơng và nhân viên.
- Kiểm toán Hàng tồn kho.
- Kiểm toán vốn bằng tiền.
Mối quan hệ giữa các chu trình đƣợc thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các phần hành kiểm toán.
3.3. Kiểm tra sự khớp đúng giữa các báo cáo tài chính với nguồn số liệu để lập
báo cáo tài chính
Trong quá trình thực hiện kiểm toán các bộ phận của báo cáo tài chính cần tiến
hành các thử nghiệm cơ bản bao gồm:
67
- Các thủ tục phân tích đánh giá tổng quát, so sánh ngang dọc để xem có biểu hiện
hì bất thƣờng không đối với các thông tin tài chính đã thu lƣợm đƣợc để có thể
hình thành đƣợc những ý kiến nhận xét các dạng về báo cáo tài chính
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dƣ tài khoản từ chứng từ kế toán và các sổ
kế toán.
3.4. Phân tích đánh giá
Kiểm toán viên dựa trên các bằng chứng kiểm toán đã thu thập đƣợc ở các bƣớc
trên để tiến hành phân tích, đánh giá một cách khoa học toàn diện, tỷ mỉ để đánh
giá doanh nghiệp một các khách quan và đƣa ra ý kiến nhận xét, lập báo cáo kiểm
toán phù hợp. Việc phân tích đánh giá đƣợc thực hiện bởi kiểm toán viên chính
phụ trách kiểm toán bộ phận.
4. Kết thúc kiểm toán
4.1. Lập báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán là hình thức biểu hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến
về báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán phục vụ yêu cầu của những ngƣời quan tâm
cụ thể.
Nội dung cơ bản của một báo cáo cũng cần có những yếu tố cơ bản:
1. Nơi gửi.
2. Đối tƣợng kiểm toán.
3. Cơ sở thực hiện kiểm toán.
4. Kết luận kiểm toán.
5. Nơi lập và ngày lập báo cáo.
6. Chữ ký của kiểm toán viên.
Kèm theo báo cáo kiểm toán có thể có “Thƣ quản lý” gửi cho ngƣời quản lý để
nêu lên những kiến nghị của kiểm toán viên trong công tác quản lý.
4.2. Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán
Công việc kiểm toán đƣợc tiến hành bởi nhiều ngƣời, trong một thời gian
nhất định. Do vậy, việc phân công và phối hợp kiểm toán cũng nhƣ việc giám sát
công việc của ban kiểm soát chất lƣợng, phải đƣợc tiến hành một cách khoa học và
chặt chẽ. Thông qua hồ sơ kiểm toán, kiểm toán viên (KTV) có thể đánh giá tiến
68
độ và tiếp tục điều hành công việc. Đồng thời, hồ sơ kiểm toán là hệ thống tài liệu
căn bản, để giúp lãnh đạo Công ty Kiểm toán và Kiểm toán Nhà nƣớc có thể kiểm
tra tính đầy đủ của những bằng chứng kiểm toán thích hợp, làm cơ sở cho kết luận
của KTV.
Chính vì thế, có thể kết luận rằng, hồ sơ kiểm toán là một phần không thể thiếu
đƣợc trong mỗi cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán có ý nghĩa to lớn trong cuộc kiểm
toán:
1. Thứ nhất, hồ sơ kiểm toán là cơ sở, là căn cứ cho KTV đƣa ra ý kiến của mình.
Chức năng của kiểm toán tài chính là hƣớng tới việc xác minh và bày tỏ ý kiến dựa
trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán. Mà các bằng chứng kiểm toán đƣợc thu thập
bằng nhiều cách khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, chúng cần đƣợc
thể hiện thành các tài liệu theo những dạng nhất định, sắp xếp theo những nguyên
tắc nhất định giúp KTV lƣu trữ và làm bằng chứng khi cần thiết, để bảo vệ ý kiến
của mình. Đồng thời, hồ sơ kiểm toán bảo đảm cho KTV khác và những ngƣời
không tham gia vào cuộc kiểm toán cũng nhƣ ngƣời kiểm tra, soát xét công việc
kiểm toán hiểu đƣợc công việc kiểm toán.
2. Thứ hai, hồ sơ kiểm toán là bằng chứng quan trọng chứng minh cuộc kiểm toán
đã đƣợc thực hiện theo đúng các chuẩn mực kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán có các kế
hoạch, chƣơng trình kiểm toán, các thủ tục kiểm toán đã áp dụng, . cũng cần
đƣợc ghi chép dƣới dạng tài liệu, để phục vụ cho chính quá trình kiểm toán cũng
nhƣ làm cơ sở để chứng minh việc kiểm toán đã đƣợc tiến hành theo đúng những
chuẩn mực thực hiện.
Theo tính chất tƣ liệu của KTV, thì hồ sơ kiểm toán đƣợc phân thành hồ sơ kiểm
toán chung và hồ sơ kiểm toán chi tiết, hay còn gọi là hồ sơ kiểm toán riêng.
- Hồ sơ kiểm toán chung, là các thông tin chung về đối tƣợng đƣợc kiểm toán,
liên quan từ hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một đối
tƣợng Hồ sơ kiểm toán chung thƣờng bao gồm: Các thông tin chung về đối tƣợng
đƣợc kiểm toán, các tài liệu số liệu về tài chính. Hồ sơ kiểm toán chung đƣợc cập
nhật hàng năm khi có sự thay đổi liên quan đến các tài liệu này.
69
- Hồ sơ kiểm toán chi tiết, bao gồm toàn bộ hồ sơ kiểm toán để làm cơ sở cho
báo cáo kiểm toán của một năm tài chính. Hồ sơ kiểm toán chi tiết, thƣờng bao
gồm: Các thông tin về ngƣời lập, ngƣời kiểm tra (soát xét) hồ sơ kiểm toán; Các
văn bản về tài chính, kế toán,..; Báo cáo kiểm toán, thƣ quản lý, BCTC và các báo
cáo khác,... (bản dự thảo và bản chính thức); Quyết định kiểm toán và kế hoạch
kiểm toán, ý kiến của đối tƣợng kiểm toán. hợp đồng kiểm toán và bản thanh lý
hợp đồng; Những bằng chứng kiểm toán và kết luận trong việc đánh giá rủi ro;
Các kết luận của KTV về những vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán và các KTV
đã thực hiện để giải quyết các vấn đề đó; Các tài liệu liên quan khác. Khi hoàn
thành cuộc kiểm toán, các hồ sơ kiểm toán đƣợc tập hợp và lƣu trữ thành bộ hồ sơ
theo thứ tự đã đánh số để giúp tra cứu dễ dàng. Hồ sơ kiểm toán là tài sản của công
ty kiểm toán. Phải bảo quản hồ sơ kiểm toán theo nguyên tắc an toàn và bí mật số
liệu. Việc lƣu trữ hồ sơ phải đảm bảo theo đúng các yêu cầu về mặt nghiệp vụ và
luật pháp.
Để thiết lập và thực hiện hồ sơ kiểm toán cần nhận thức đầy đủ về chức năng của
hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán là một tài liệu đặc biệt quan trọng đối với hoạt
động kiểm toán nói chung và kiểm toán Nhà nƣớc về tài chính nói riêng. Trong
quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán là một phần rất quan trọng đảm nhận nhiều
chức năng khác nhau. Xuất hiện từ khâu lập kế hoạch cho đến khâu kết thúc kiểm
toán, hồ sơ kiểm toán là một tài liệu lƣu trữ bắt buộc, sử dụng nhiều năm sau ngày
kết thúc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán có những chức năng chính sau:
1. Thứ nhất, hồ sơ kiểm toán phục vụ cho việc phân công và phối hợp kiểm toán.
Công việc kiểm toán thƣờng đƣợc tiến hành bởi nhiều ngƣời trong một thời gian
nhất định, do đó việc phân công và phối hợp làm việc là một yêu cầu cần thiết. Hồ
sơ kiểm toán là một công cụ hữu hiệu cho mục đích này. Các KTV chính sẽ căn
cứ vào chƣơng trình kiểm toán để thực hiện nhƣ sau: Lập ra các hồ sơ kiểm toán
cho mỗi công việc chi tiết và giao cho các trợ lý kiểm toán thực hiện. Những công
việc do các trợ lý kiểm toán tiến hành và các kết quả thu đƣợc sẽ phản ánh trên hồ
sơ kiểm toán. Nhƣ vậy, thông qua cách này, một KTV chính sẽ giao việc và giám
sát công việc của nhiều trợ lý. Hồ sơ kiểm toán, cung cấp thông tin giữa các KTV
70
để phối hợp hoạt động kiểm toán. Kết quả công việc của KTV này, có thể đƣợc sử
dụng bởi các KTV khác để tiếp tục công việc đó hay thực hiện các công việc. Mỗi
hồ sơ kiểm toán đánh dấu một bƣớc công việc đƣợc hoàn thành có liên quan trong
quá trình kiểm toán. KTV chính căn cứ số hồ sơ kiểm toán đã phát hành và số hồ
sơ kiểm toán đã thu hồi, để đánh giá tiến độ và tiếp tục điều hành công việc.
2. Thứ hai, mỗi hồ sơ kiểm toán là nơi lưu trữ toàn bộ thông tin về một đối tƣợng.
Trong quá trình kiểm toán, các thông tin đã thu thập sẽ đƣợc tiếp tục bổ sung, cập
nhật vào hồ sơ kiểm toán của từng đối tƣợng có liên quan.
3. Thứ ba, hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho việc giám sát và kiểm tra công việc của
cácKTV và trợ lý kiểm toán.
Việc xem xét và kiểm tra chất lƣợng công việc của các trợ lý kiểm toán đƣợc tiến
hành trên các hồ sơ kiểm toán do họ thực hiện. Việc xem xét và kiểm tra này, đƣợc
tiến hành từ thấp đến cao: KTV chính sẽ kiểm tra và yêu cầu các trợ lý kiểm toán
giải trình các nội dung trên hồ sơ kiểm toán của mình, sau đó các hồ sơ kiểm toán
này sẽ tiếp tục bởi các trƣởng đoàn kiểm toán, kiểm toán trƣởng, ban soát xét,
Quá trình này, bảo đảm chất lƣợng của hồ sơ kiểm toán và công việc của KTV, trợ
lý kiểm toán đƣợc giám sát đầy đủ. Sau mỗi lần kiểm tra, ngƣời kiểm tra sẽ ký tên
trên hồ sơ kiểm toán, để xác nhận sự kiểm tra của mình.
4. Thứ tƣ, hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán.
Đây là chức năng rất quan trọng của hồ sơ kiểm toán, vì mục đích cuối cùng của
một cuộc kiểm toán là đƣa ra báo cáo kiểm toán thể hiện ý kiến của KTV về tình
hình tài chính của đơn vị đƣợc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán chính là những bằng
chứng bằng tài liệu cho các bằng chứng kiểm toán, những phân tích đánh giá của
KTV. Vì thế, hồ sơ kiểm toán chính là cơ sở để các KTV đƣa ra ý kiến, đƣa ra báo
cáo kiểm toán và các kết luận kiểm toán, sau khi tiến hành cuộc kiểm toán.
5. Th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kiem_toan_nghe_ke_toan_doanh_nghiep.pdf