Giáo trình Kế toán thuế - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

Chương 1: Giới thiệu về thuế và kế toán thuế

1. Tổng quan về thuế

1.1. Khái niệm và vai trò của thuế đối với nền kinh tế

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước

theo mức độ và thời gian được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công

cộng. Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước nhằm động viên một phần thu nhập

của các chủ thể trong xã hội có được do lao động, do đầu tư, do lưu giữ và chuyển dịch

tài sản mang lại [Thuế và kế toán thuế trong doanh nghiệp, PGS TS Nguyễn Văn Lợi,

NXB Tài chính, 2008]. Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để điều tiết thu nhập xã

hội nhằm tạo lập quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu tài chính của Nhà nước trong việc thực hiện

các chức năng, nhiệm vụ của mình. Điều đó chứng tỏ thuế có vai trò quan trọng đối với

sự phát triển kinh tế của đất nước. Vai trò của thuế thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước

Thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của hầu hết các quốc gia trên thế

giới. Hàng năm tỷ lệ thu được huy động từ thuế luôn chiếm trên 80% trên tổng thu Ngân

sách. Ở nước ta hiện nay, thuế đống góp khoảng 90% trên tổng thu ngân sách. Điều này

chứng tỏ, Thuế có vai trò quan trọng nhất, là yếu tố cơ bản trong nguồn thu của Ngân

sách Nhà nước.

Thứ hai, thuế là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Ðiều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của Nhà nước

trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Thông qua các quy định của pháp luật thuế về cơ

cấu các loại thuế, phạm vi đối tượng nộp thuế, thuế suất, miễn giảm thuế.Nhà nước chủ

động phát huy vai trò điều tiết đối với nền kinh tế. Vai trò này của pháp luật thuế được

thể hiện ở chổ pháp luật thuế là công cụ tác động đến tư duy đầu tư, hành vi đầu tư của

các chủ thể kinh doanh, hành vi tiêu dùng của các thành viên trong xã hội. Dựa vào công

cụ thuế, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc đầu tư, tiêu dùng.

1.2. Khái quát hệ thống thuế Việt Nam

1.2.1 Khái niệm

Hệ thống thuế là tổng hợp các sắc thuế khác nhau có mối quan hệ thống nhất, biện

chứng, phụ thuộc nhau, cùng hướng vào một mục tiêu chung nhằm thực hiện các nhiệm

vụ nhất định của Nhà nước trong từng thời kỳ.

1.2.2 Phân loại thuế

Các yếu tố cấu thành một sắc thuế

- Tên gọi sắc thuế: nói lên đối tượng tác động của sắc thuế đó.

- Đối tượng nộp thuế: xác định các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế đó cho Nhà nước,

có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Do tồn tại cơ chế chuyển dịch gánh nặng thuế nên người

nộp thuế có thể không đồng nhất với người chịu thuế.

- Đối tượng chịu thuế: chỉ rõ thuế đánh vào cái gì (giá trị hàng hoá,dịch vụ, tài sản

hay thu nhập). Mỗi loại thuế sẽ có một đối tượng chịu thuế riêng, chẳng hạn đối tượng

chịu thuế của thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước,7

còn đối tượng chịu thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập từ hoạt động sản

xuất kinh doanh, đối tượng chịu thuế của thuế thu nhập cá nhân là thu nhập của các cá

nhân.

- Căn cứ tính thuế: là căn cứ để xác định cơ sở tính thuế, đây là nội dung quan

trọng để các chủ thể tự xác định số thuế mình phải nộp.

- Thuế suất: được coi là “linh hồn” của một sắc thuế. Thuế suất xác định mức

động viên của sắc thuế đó trên một đơn vị cơ sở tính thuế. Các mức thuế suất của một sắc

thuế hợp thành một biểu thuế. Căn cứ vào đặc điểm của thuế suất, có thể phân biệt theo

các loại thuế suất như sau:

+Căn cứ vào đặc điểm của thuế suất, có thể phân biệt theo các loại thuế suất như

sau:

+ Thuế suất tỷ lệ cố định: là mức thuế suất cố định như nhau cho tất cả đối tượng

chịu thuế, không phụ thuộc vào cơ sở tính thuế.

+ Thuế suất theo mức ổn định: là mức nộp thuế được quy định theo một tỷ lệ nhất

định như nhau trên cơ sở tính thuế. Ví dụ: thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam được

quy định bằng tỷ lệ ổn định 28% trên tổng thu nhập chịu thuế.

+ Thuế suất theo mức luỹ tiến: là mức thuế suất phải nộp tăng dần theo mức độ

tăng dần của cơ sở tính thuế. Để đảm bảo mức nộp thuế luỹ tiến, người ta phải thiết kế

nhiều mức thuế suất ứng với mỗi bậc thuế của cơ sở tính thuế đó hình thành biểu thuế

suất gọi là biểu thuế suất luỹ tiến.

pdf66 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán thuế - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập doanh nghiệp còn phải nộp, ghi: Nợ TK 8211 - chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp Khi nộp thuế TNDN vào Ngân sách nhà nƣớc, ghi: Nợ TK 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111,112, + Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp, ghi: Nợ TK 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 8211 - chi phí thuế TNDN hiện hành (3) Trƣờng hợp phát hiện những sai sót không trọng yếu của các năm trƣớc liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trƣớc, doanh nghiệp đƣợc phép tăng (giảm) số thuế TNDN phải nộp của các năm trƣớc vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm phát hiện sai sót. 45 + Trƣờng hợp thuế TNDN hiện hành của năm trƣớc phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trƣớc đƣợc ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại, ghi: Nợ TK 8211 - chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp Khi nộp thuế TNDN vào Ngân sách nhà nƣớc, ghi: Nợ TK 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111,112, + Trƣờng hợp số thuế TNDN phải nộp đƣợc ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trƣớc, đƣợc ghi giảm chi phí thuế TNDN trong năm hiện tại, ghi: Nợ TK 3334 - thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành (4) Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành, + Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành + Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh 6. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng 6.1. Tóm tắt chương Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu trên kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp Đối tƣợng nộp thuế: cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế Phƣơng pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN Số thuế TNDN tạm nộp hàng quý đƣợc xác định: Số thuế TNDN tạm nộp = Doanh thu của quý x Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu x Thuế suất thuế TNDN Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp kê khai thuế TNDN năm theo mẫu số 04- TNDN-TKTN và thời hạn nộp tờ khai thuế chậm nhất không quá 90 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính. Căn cứ vào số thuế phải nộp trên tờ khai của năm doanh nghiệp sẽ 46 nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách Nhà nƣớc, nếu thừa thì trừ số thuế phải nộp của kỳ kê khai tạm nộp thuế tiếp theo. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai. 6.2. Ví dụ ứng dụng Tại doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ Hồng Long có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ đƣợc kế toán tập hợp và ghi nhận trong các tài liệu sau: Tài liệu 1: Số dƣ đầu kỳ của một số tài khoản: - TK 133 : 15.000.000đ - TK 131 : 90.000.000đ Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Mua hàng nhập kho, trả bằng tiền mặt 110.000.000 đồng, trong đó hóa đơn ghi rõ: tiền hàng là 100.000.000 đồng, thuế GTGT 10% 2. Bán lô hàng trên thu bằng tiền mặt: 132.000.000 đồng, trong đó hóa đơn GTGT ghi rõ: tiền hàng 120.000.000 đồng, thuế GTGT 10% 3. Mua một tài sản cố định giá mua ghi trên hóa đơn là 400.000.000 đồng, thuế nhập khẩu 10%, thuế GTGT 10% tiền chƣa thanh toán cho ngƣời bán. Chi phí vận chuyển tài sản cố định này về đến kho của doanh nghiệp là 2.000.000 đồng. thuế GTGT 10% đã thanh toán cho khách hàng bằng tiền mặt 4. Chi tiền đóng thuế nhập khẩu và thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu tại nghiệp vụ số 3 5. Mua một công cụ dụng cụ trị giá 8.000.000 đồng, thuế GTGT 10% doanh nghiệp đã thanh toán cho khách hàng bằng chuyển khoản. 6. Xuất kho hàng hóa đi tiêu thụ, trị giá lô hàng xuất kho 500.000.000 đồng, giá bán 600.000.000 đồng, thuế GTGT 10% khách hàng chƣa thanh toán. 7. Nhƣợng bán một dây chuyền công nghệ lạc hậu, nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán là 400.000.000 đồng, đã khấu hao hết 200.000.000 đồng. Tài sản cố định này đƣợc bán với giá 180.000.000 đồng, thuế GTGT 10% khách hàng thanh toán bằng tiền chuyển khoản 8. Xác định số thuế GTGT đƣợc khấu trừ hoặc thuế GTGT phải nộp. Nếu thuế GTGT phải nộp doanh nghiệp chi bằng tiền mặt thanh toán ngay trong kỳ về số thuế phải trả cho Nhà nƣớc. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Bài giải: 1. Nợ TK 156 : 100.000.000 Nợ TK 133 : 10.000.000 Có TK 111 : 110.000.000 2a. Nợ TK 111 : 132.000.000 Có TK 511 : 120.000.000 Có TK 3331 : 12.000.000 47 2b. Nợ TK 632 : 100.000.000 Có TK 156 : 100.000.000 3a. Nợ TK 211 : 400.000.000 Có TK 331 : 400.000.000 3b. Nợ TK 211 : 40.000.000 Có TK 3333 : 40.000.000 3c. Nợ TK 133 : 44.000.000 Có TK 3331 : 44.000.000 3d. Nợ TK 211 : 2.000.000 Nợ TK 133 : 200.000 Có TK 331 : 2.200.000 4. Nợ TK 3333 : 40.000.000 Nợ TK 3331 : 44.000.000 Có TK 111 : 84.000.000 5. Nợ TK 153 : 8.000.000 Nợ TK 133 : 800.000 Có TK 112 : 8.800.000 6a. Nợ TK 632 : 500.000.000 Có TK 156 : 500.000.000 6b. Nợ TK 131 : 660.000.000 Có TK 511 : 600.000.000 Có TK 3331 : 60.000.000 7a. Nợ TK 112 : 198.000.000 Có TK 711 : 180.000.000 Có TK 3331 : 18.000.000 8a. Nợ TK 3331 : 55.000.000 Có TK 133 : 55.000.000 48 8b. Nợ TK 3331 : 20.000.000 Có TK 133 : 20.000.000 6.3. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Đối tƣợng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: a. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập b. Cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh ở Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh ở Việt Nam nhƣ: cho thuê tài sản, cho vay vốn, chuyển giao công nghệ có thu nhập c. Đáp án a và đáp án b đều đúng d. Đáp án a và đáp án b đều sai Đáp án: c 2. Công ty TNHH Trƣờng Hải xuất bán một lô sản phẩm cho khách hàng vào ngày 25/10/N với giá 10.000.000 đồng, hàng đã giao, khách hàng chấp nhận nợ và sẽ trả 50% tiền hàng vào ngày 30/9, số còn lại trả vào ngày 31/11. Theo nguyên tắc doanh thu thực hiện, công ty Trƣờng Hải sẽ ghi nhận doanh thu của lô hàng trên vào ngày: a. 25/10 b. 31/11 c. 30/10 d. 31/12 Đáp án: a 3. Định khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ 16.000.000 đồng: a. Nợ TK 821 : 16.000.000 Có TK 3333 : 16.000.000 b. Nợ TK 821 : 16.000.000 Có TK 3334 : 16.000.000 c. Nợ TK 243 : 16.000.000 Có TK 3334 : 16.000.000 d. Nợ TK 821 : 16.000.000 Có TK 347 : 16.000.000 Đáp án: b 49 Chương 6: Kế toán thuế thu nhập cá nhân 1. Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân * Đối tượng nộp thuế Đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cƣ trú có thu nhập chịu thuế theo quy định phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cƣ trú có thu nhập chịu thuế theo quy định phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. * Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập: thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công, Thu nhập từ đầu tƣ vốn, Thu nhập từ trúng thƣởng, Thu nhập từ bản quyền, Thu nhập từ nhƣợng quyền thƣơng mại,... trừ thu nhập đƣợc miễn thuế quy định. * Thu nhập đƣợc miễn thuế: Bao gồm 14 khoản mục theo quy định của Luật thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. * Giảm thuế Đối tƣợng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hƣởng đến khả năng nộp thuế thì đƣợc xét giảm thuế tƣơng ứng với mức độ thiệt hại nhƣng không vƣợt quá số thuế phải nộp. * Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNCN 2. Kế toán thuế thu nhập cá nhân 2.1. Chứng từ sử dụng - Bảng kê thanh toán tiền lƣơng - Hợp đồng thuê mƣớn nhân công - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo nợ, giấy báo có... 2.2. Tài khoản sử dụng Để phản ánh khoản thuế TNCN, kế toán sử dụng TK 3335 – Thuế TNCN Nội dung và kết cấu TK 3335 nhƣ sau: Bên Nợ 3335 Bên Có - Số thuế TNCN đã nộp vào NSNN - Thù lao thuế thu nhập đƣợc hƣởng - Số thuế TNCN phát sinh trong kỳ Số thuế TNCN còn phải nộp 2.3. Phương pháp hạch toán 50 - Hàng tháng, khi xác định số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của ngƣời lao động phản ánh nhƣ sau: Nợ TK 334 Có Tk 3335 - Khi chi trả thù lao dịch vụ thuê bên ngoài, doanh nghiệp sẽ xác định số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập không thƣờng xuyên, kế toán ghi: Nợ TK 623, 627, 635, 641, 642... Có TK 111, 112 Có TK 3335 - Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập cao, ghi: Nợ TK 331 Có TK 111, 112 Có TK 3335 - Doanh nghiệp chi trả thu nhập đƣợc hƣởng thù lao trích trên số tiền thuế đối với ngƣời có thu nhập cao, kế toán ghi: Nợ TK 3335 Có TK 711 - Doanh nghiệp nộp thay thuế TNCN, kế toán ghi: Nợ TK 3335 Có TK 111, 112 3. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng 3.1. Tóm tắt chương Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào cá nhân có thu nhập cao nhằm điều tiết thu nhập, tạo sự cân bằng trong xã hội Đối tƣợng nộp thuế: Cá nhân có thu nhập cao là công dân Việt Nam, công dân nƣớc ngoài có thu nhập tại Việt Nam Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp: là thu nhập chịu thuế và thuế suất - Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thƣờng xuyên và thu nhập không thƣờng xuyên - Thuế suất thuế thu nhập cá nhân: áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần từ 0% đến 40% 3.2. Ví dụ ứng dụng Ông Nguyễn Việt Tiến là công dân Việt Nam làm việc ở TP Hồ Chí Minh có thu nhập thƣờng xuyên trong tháng 1/2007 là 40.000.000 đồng. Cũng trong tháng 1/2007, ông Tiến trúng thƣởng vé số kiến thiết TP HCM 50.000.000 đồng. Tính thuế thu nhập cá nhân mà ông Tiến phải nộp, số tiền thực tế mà ông Tiến nhận đƣợc trong tháng 1/2012 Lời giải: 1. Đối với thu nhập thƣờng xuyên - Bậc 1: thu nhập đến 5.000.000 đồng thuế suất 0% - Bậc 2: thu nhập trên 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng thuế suất 10% 51 Số thuế phải nộp là: (15.000.000 – 5.000.000) x 10% = 1.000.000 đồng - Bậc 3: thu nhập trên 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng thuế suất 20% Số thuế phải nộp là: (25.000.000 – 15.000.000) x 20% = 2.000.000 đồng - Bậc 4: thu nhập trên 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng thuế suất 30% Số thuế phải nộp là: 1.000.000 + 2.000.000 + 4.500.000 = 7.500.000 đ Hoặc: Tính theo biểu thuế rút gọn đối với thu nhập thƣờng xuyên chịu thuế nhƣ sau: 3.000.000 + (40.000.000 – 25.000.000) x 30% = 7.500.000 đ 2. Đối với thu nhập không thƣờng xuyên 50.000.000 x 10% = 5.000.000 đồng Vậy: thuế thu nhập cá nhân mà ông Tiến phải nộp trong tháng là: 4.500.000 + 5.000.000 = 9.500.000 đồng Số tiền thực tế mà ông Tiến nhận đƣợc là (30.000.000 – 4.500.000) + (50.000.000 – 5.000.000) = 70.500.000 đồng 3.3. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Công ty có chi tiền thƣởng cho nhân viên (nhân dịp lễ, tết) các nhân nhận các khoản tiền này có phải tính thuế TNCN hay không? a. Nhân viên nhận đƣợc khoản tiền thƣởng này không kê khai thuế TNCN b. Nhân viên nhận đƣợc khoản tiền thƣởng này vào thời điểm nào thì kê khai thuế TNCN vào thời điểm đó c. Đáp án a và b đều sai 2. Đối tƣợng chịu thuế thu nhập cá nhân là: a. Cơ sở sản xuất kinh doanh b. Đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân c. Đáp án a và b đều đúng d. Đáp án a và b đều sai 3.Đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân dựa trên tiêu thức: a. Nơi cƣ trú b. Nguồn phát sinh thu nhập c. Đáp án a và b đều đúng d. Đáp án a và b đều sai 52 Chương 7: Kế toán thuế tài nguyên 1. Tổng quan về thuế tài nguyên * Đối tượng nộp thuế Mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế không phân biệt ngành nghề, quy mô, hình thức hoạt động có khai thác tài nguyên thiên nhiên theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam đều phải đăng ký, kê khai và nộp thuế tài nguyên theo quy định. * Đối tượng chịu thuế Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam, bao gồm: - Khoáng sản kim loại - Khoáng sản không kim loại - Dầu mỏ, khí đốt - Sản phẩm của rừng tự nhiên - Thuỷ sản tự nhiên - Nƣớc thiên nhiên - Tài nguyên thiên nhiên khác * Căn cứ và phƣơng pháp tính thuế Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ đƣợc xác định nhƣ sau: Thuế tài nguyên phải nộp = SL tài nguyên thƣơng phẩm thực tế khai thác x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất - Số thuế tài nguyên đƣợc miễn, giảm Trong đó: - Sản lƣợng tài nguyên thƣơng phẩm thực tế khai thác trong kỳ là số lƣợng, trọng lƣợng hay khối lƣợng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ nộp thuế. - Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị của tài nguyên tại nơi khai thác tài nguyên. * Kê khai, nộp và hoàn thuế Cơ sở phải đăng ký hoạt động khai thác tài nguyên với cơ quan thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày đƣợc phép khai thác tài nguyên hoặc chậm nhất là 05 ngày trƣớc khi có sự xác nhận, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản hay có sự thay đổi trong hoạt động khai thác tài nguyên. Thời hạn kê khai thuế tài nguyên hàng tháng chậm nhất là ngày thứ 10 của tháng sau. Trƣờng hợp khai thác tài nguyên không có điều kiện để kê khai hàng tháng thì thời gian kê khai có thể dài hơn, phù hợp với đặc thù hoạt động khai thác. Việc nộp thuế thì đƣợc thực hiện theo đúng thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, nhƣng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng sau tháng phát sinh thuế tài nguyên. 53 Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc năm hoạt động hoặc khi kết thúc hợp đồng khai thác thì tổ chức, cá nhân có khai thác tài nguyên phải quyết toán việc nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế. Trong thời hạn 10 ngày sau khi cơ quan thuế kiểm tra và ra thông báo các tổ chức và cá nhân phải nộp số thuế còn thiếu vào NSNN, còn nếu có thuế nộp thừa thì cũng sẽ đƣợc hoàn trả trong cùng thời gian quy định hoặc đƣợc tính trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ tiếp theo. Trƣờng hợp tổ chức, cá nhân khai thác thủ công, phân tán, hoạt động không thƣờng xuyên...thì có thể nộp thuế theo phƣơng thức khoán theo sự chấp thuận của cơ quan thuế. 2. Kế toán thuế tài nguyên 2.1. Chứng từ sử dụng - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo có, giấy báo nợ - Các chứng từ liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên - Giấy thông báo nộp thuế 2.2. Tài khoản sử dụng TK 3336 Bên Nợ Bên Có Thuế tài nguyên đã nộp vào NSNN Thuế tài nguyên phát sinh trong kỳ Thuế tài nguyên phải nộp cuối kỳ 2.3. Phương pháp hạch toán Kế toán xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung, ghi: - Nợ TK 627 Có TK 3336 - Khi thực nộp thuế tài nguyên vào NSNN: Nợ TK 3336 Có TK 111, 112 3. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng 3.1. Tóm tắt chương Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu đánh vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên Đối tƣợng nộp thuế: Các cơ sở kinh doanh có khai thác tài nguyên của Việt Nam phải nộp thuế tài nguyên Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lƣợng tài nguyên khai thác, giá tính thuế đơn vị tài nguyên và thuế suất thuế tài nguyên Thuế tài nguyên phải nộp = Số lƣợng tài nguyên khai thác x Giá tính thuế x Thuế suất 3.2. Ví dụ ứng dụng 54 Doanh nghiệp khai thác trong kỳ 1.000 tấn than sạch, giá bán 1 tấn than sạch là 65.000đ/tấn, chi phí sàng tuyển, vận chuyển từ nơi khai thác đến nơi bán ra là 10.000 đồng/tấn; tỷ trọng than sạch trong than thực tế khai thác là 80%, thuế GTGT 4.000.000đồng. Doanh nghiệp đã nộp thuế tài nguyên bằng chuyển khoản Yêu cầu: Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Lời giải: Giá tính thuế tài nguyên một tấn than tại nơi khai thác là (65.000 – 10.000)*80% - Thuế GTGT Trong kỳ, doanh nghiệp khai thác 1.000 tấn than Giá tính thuế tài nguyên tại nơi khai thác là: 44.000 * 1.000 – 4.000.000 = 40.000.000 Thuế tài nguyên công ty phải nộp trong kỳ: 1. Nợ TK 6278: 40.000.000 Có TK 3336: 40.000.000 Công ty đã nộp thuế tài nguyên trong kỳ 2. Nợ TK 3336: 40.000.000 Có TK 112: 40.000.000 3.3. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Thuế tài nguyên là: a. Loại thuế thu bắt buộc đối với các tổ chức cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên b. Loại thế thu không bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên c. Loại thế thu bắt buộc đối với các tổ chức có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên d. Các câu trên đều đúng 2. Thuế tài nguyên là loại thế thu bắt buộc đối với: a. Các tổ chức cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên không phụ thuộc vào cách thức tổ chức và hiệu quả sản xuất kinh doanh b. Các tổ chức cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên tùy thuộc vào cách thức tổ chức và hiệu quả sản xuất kinh doanh c. Các tổ chức cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên không phụ thuộc vào cách thức tổ chức nhƣng tùy thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh d. Các câu trên đều đúng 3. Số thuế tài nguyên trong kỳ nộp thuế là: a. Số lƣợng, hay khối lƣợng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế trƣớc 55 b. Số lƣợng, trọng lƣợng hay khối lƣợng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế c. Số lƣợng, trọng lƣợng của tài nguyên khai thác trong kỳ nộp thuế d. Các câu trên đều sai 56 Chương 8: Kế toán thuế nhà đất 1. Tổng quan về thuế nhà đất 1.1. Thuế và mục đích áp dụng thuế Thuế nhà, đất là loại thuế thu hàng năm đối với các đối tƣợng có quyền sử dụng đất để ở hoặc xây dựng công trình mang ý nghĩa là thuế đánh vào việc sử dụng đất có mục đích phi sản xuất nông nghiệp 1.2. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế 1.2.1. Đối tượng nộp thuế Mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất để ở hoặc xây dựng công trình. Trƣờng hợp bên Việt Nam tham gia liên doanh đƣợc Nhà nƣớc cho góp vốn pháp định bằng quyền sử dụng đất thì bên Việt Nam là ngƣời nộp thuế đất 1.2.2. Đối tượng chịu thuế (giáo trình) 1.3. Căn cứ tính thuế Thuế nhà đất = Diện tích đất x Bậc thuế theo vị trí đất x Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp 2. Kế toán thuế nhà đất 2.1. Khái niệm Kế toán thuế nhà đất là phản ánh theo dõi các giao dịch phát sinh liên quan đến các loại thuế nhà đất 2.2. Chứng từ hạch toán - Giấy thông báo nộp thuế nhà, đất (Nếu có) - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo nợ, giấy báo có 2.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 3337 “ Thuế nhà đất, tiền thuê đất” TK 3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất đã nộp trong kỳ Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp vào NSNN đầu kỳ Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp phát sinh trong kỳ Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp vào NSNN đầu kỳ 2.4. Phương pháp hạch toán 57 1. Xác định số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất 2. Khi nộp thuế nhà đất, tiền thuê đất vào ngân sách Nợ TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất Có TK 111: Nộp thuế nhà đất, tiền thuê đất bằng tiền mặt Có TK 112: Nộp thuế nhà đất, tiền thuê đất bằng tiền gửi ngân hàng 3. Tóm tắt chương và ví dụ trắc nghiệm ứng dụng 3.1. Tóm tắt chương Thuế nhà đất là thuế thu với đất ở, đất xây dựng công trình Đối tƣợng nộp thuế: Các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình Căn cứ tính thuế: là diện tích đất, hạng đất và mức thuế trên một đơn vị diện tích. Thuế nhà đất đƣợc tính nhƣ sau: Thuế nhà đất phải nộp = Diện tích đất, nhà x Giá tính thuế từng hạng đất x Thuế suất Nếu doanh nghiệp thuê đất Nhà nƣớc để tiến hành sản xuất, doanh nghiệp phải nộp tiền thuê đất. Trƣờng hợp nộp tiền thuê đất một lần cho nhiều năm thì khoản chi đó hình thành TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất), trƣờng hợp trả tiền thuê đất định kỳ hàng năm thì tiền thuê đất hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. 3.2. Ví dụ ứng dụng Tính thuế nhà đất cho một căn nhà 100m2 tại tầng 2 thuộc chung cƣ 3 tầng nằm ở đô thị loại 1, đƣờng phố loại 1, vị trí 3. Hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp cao nhất trong vùng là 550kg thóc/ha. Giá thóc tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là 2.500 đồng/kg. Doanh nghiệp đã nộp thuế bằng tiền mặt Yêu cầu: Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Lời giải đề nghị - Diện tích đất tính thuế: 100 m2 - Bậc thuế theo vị trí đất: 23 - Định suất thuế: 550 kg thóc/ha - Hệ số phân bổ theo tầng: 0,2 - Giá thóc: 2.500 đồng/kg Thuế nhà đất = Diện tích đất x Bậc thuế theo vị trí đất x Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp x Hệ số phân bổ theo tầng Thuế nhà đất phải nộp là: 100 x 23 x 550/1.000 x 0,2 x 2.500 = 632.500 (đồng) 58 Thuế nhà đất phải nộp là 1. Nợ TK 642: 632.500 Có TK 3337: 632.500 Doanh nghiệp nộp thuế nhà đất: 2. Nợ TK 3337: 632.500 Có TK 111: 632.500 3.3. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Trƣờng hợp bên Việt Nam tham gia liên doanh đƣợc Nhà nƣớc cho góp vốn pháp định bằng quyền sử dụng đất thì: a. Bên Việt Nam không phải là ngƣời nộp thuế đất b. Bên Việt Nam là ngƣời nộp thuế đất c. Đáp án a và đáp án b đều đúng d. Đáp án a và đáp án b đều sai 2. Đối tƣợng chịu thuế là: a. Đất ở, đất xây dựng công trình không phân biệt đất có giấy phép hay chƣa có giấy phép sử dụng b. Đất ở, đất xây dựng công trình thuộc loại đất có giấy phép sử dụng c. Đáp án a và đáp án b đều đúng d. Đáp án a và đáp án b đều sai 3. Thuế nhà đất không thu trong các trƣờng hợp: a. Đất dùng vào mục đích công cộng, phúc lợi xã hội b. Đất dùng vào thờ cúng chung của các tôn giáo c. Đáp án a và b đều đúng d. Đáp án a và b đều sai 59 Chương 9: Kế toán các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 1. Tổng quan về các loại thuế khác 1.1. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế 1.1.1. Thuế chuyển quyền sử dụng đất a. Đối tƣợng nộp thuế: là tổ chức kinh doanh có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. b. Đối tƣợng chịu thuế: là giá trị diện tích đất chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật, kể cả đất có nhà và các công trình trên đó. 1.1.2. Thuế môn bài Đối tƣợng nộp thuế môn bài là các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, các đơn vị sự nghiệp...; là các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các quỹ tín dụng nhân dân; các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu... nộp thuế căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và theo biểu sau: Bậc thuế Vốn đăng ký Mức thuế môn bài cả năm 1 2 3 4 Trên 10 tỷ Từ 5 tỷ đến 10 tỷ Từ 2 tỷ đến dƣới 5 tỷ Dƣới 2 tỷ 3.000.000 2.000.000 1.500.000 1.000.000 1.2. Căn cứ và phƣơng pháp tính thuế 1.2.1. Thuế chuyển quyền sử dụng đất Căn cứ tính thuế chuyển quyền sử dụng đất gồm thu nhập chịu thuế và thuế suất. - Thu nhập chịu thuế đƣợc xác định nhƣ sau: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế - Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất Trong đó: + Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đƣợc xác định theo giá thực tế chuyển nhƣợng giữa tổ chức kinh doanh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất với bên nhận quyền sử dụng đất tài thời điểm chuyển quyền sử dụng đất. Giá thực tế chuyển nhƣợng đƣợc xác định theo giá ghi trên hoá đơn hoặc theo giá trúng đấu giá trong trƣờng hợp đấu giá quyền chuyển sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. + Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất bao gồm: chi phí để có quyền sử dụng đất, quyền thuê và giá vốn của đất chuyển quyền. - Thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là 28%. 1.2.2. Thuế môn bài Đối với CSKD mới thành lập căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh năm thành lập để xác định mức thuế môn bài phải nộp. 60 Các doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng của các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành nộp thuế môn bài theo mức thống nhất là 2.000.000 đồng/năm. Các doanh nghiệp thành viên này nếu có các chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã và các điểm kinh doanh khác nộp thuế môn bài theo mức thống nhất là 1.000.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_thue_nghe_ke_toan_doanh_nghiep.pdf