Chương 1:
Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước
1.1. Nhiệm vụ của kế toán: Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Phản ánh ghi chép đầy đủ kịp thời, chính xác các nghiệp vụ có liên quan đến số hiện có và số biến động của các loại vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước.
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng các loại vốn nói trên, đồng thời kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định, các chế độ, các thủ tục đối với chúng.
- Cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp.
199 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán tài chính 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TK 333 (33311)
(14). Cuối kì, trường hợp bên góp vốn bán tài sản, vật tư hàng hoá cho cơ sở đồng kiểm soát có lãi nhưng cơ cở đồng kiểm soát chưa bán lại tài sản cho bên thứ 3 độc lập thì số lãi đó kế toán phải ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện tương ứng với tỉ lệ (%) lợi ích của mình trong liên doanh và ghi:
Nợ TK 511 (phần lãi bán sản phẩm, hàng hoá tương ứng với tỷ lệ (%) lợi ích của mình trong liên doanh
Có TK 338 (7)
- Kì sau, nếu bên liên doanh (cơ sở đồng kiểm soát) đã bán sản phẩm, hàng hoá cho bên thứ 3 độc lập, kế toán bên góp vốn ghi:
Nợ TK 338 (7)
Có TK 511 (đối với sản phẩm, hàng hoá)
- Đối với TSCĐ, định kỳ kế toán bên góp vốn kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác dựa vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng và ghi:
Nợ TK 338 (7)
Có TK 711
- Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán TSCĐ mua từ bên góp vốn cho bên thứ 3 độc lập, kế toán bên góp vốn ghi:
Nợ TK 338 (7)
Có TK 711
(15). Đối với chênh lệch đánh giá lại tài sản khi góp vốn liên doanh bằng tài sản từ trước đến nay đang phản ánh trên TK 412, nếu dư có, kế toán ghi:
Nợ TK 412
Có TK 711 (tương ứng với thời gian đã sử dụng của tài sản mang đi góp vốn)
Có TK 338 (7) (tương ứng với thời gian sử dụng hữu ích còn lại theo dự kiến của TSCĐ mang đi góp vốn liên doanh).
- Nếu TK 412 dư nợ, kế toán ghi"
Nợ TK 811
Có TK 412
* Trường hợp kế toán liên doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát:
- Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh là tài sản được góp hoặc được mua bởi các bên liên doanh được sử dụng cho mục đích của liên doanh và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanh theo hợp đồng liên doanh.
- Các bên liên doanh phải theo dõi trên sổ kế toán chi tiết trên cùng hệ thống sổ kế toán cùng đơn vị mình và phải phản ánh trong báo cáo tài chính; phần vốn góp vào tài sản đồng kiểm soát được phân loại theo tính chất của tài sản.
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
(1). Trường hợp bên liên doanh mua hoặc mang tài sản khác đi góp vốn vào hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát, dựa vào chi phí thực tế phát sinh để có được tài sản đồng kiểm soát, kế toán ghi:
Nợ TK 211, 213 (chi tiết tài khoản đồng kiểm soát trong hợp đồng hợp tác kinh doanh)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 112, 331...
(2). Trường hợp bên liên doanh tự làm hoặc phối hợp với đối tác khác tiến hành đầu tư XDCB để có được tài sản đồng kiểm soát, căn cứ chi phí thực tế phát sinh kế toán ghi:
Nợ TK 241 (chi tiết hợp đồng hợp tác kinh doanh tài sản đồng kiểm soát).
Nợ TK 133 (nếu có)
Nợ TK 111, 152, 153, 155, 156...
Có TK 341, 331...
(3). Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán được duyệt, kế toán xác định giá trị tài sản đồng kiểm soát hình thành qua đầu tư và các chi phí không được duyệt chi nếu có, kế toán ghi:
Nợ TK 211, 213 (Chi tiết tài sản đồng kiểm soát)
Nợ 138 (8) (chi phí không được duyệt phải thu hồi)
Nợ TK 152
Có TK 241
- Tuỳ thuộc vào nguồn vốn được dùng để đầu tư mà kế toán kết chuyển sang nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK có liên quan
Có TK 411
* Trường hợp kế toán hoạt động liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát:
- Hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát là hoạt động liên doanh không thành lập cơ sở kinh doanh mới.
- Hoạt động của hợp đồng liên doanh được các bên góp vốn thực hiện cùng với các hoạt động kinh doanh thông thường khác của từng bên góp vốn kinh doanh. Chi phí phát sinh riêng cho hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát do mỗi bên liên doanh chi ra thì bên đó phải gánh chịu; đối với các khoản chi phí chung nếu có thì căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng để phân chia cho các bên góp vốn với việc chia sản phẩm cũng phải lập bảng phân chia sản phẩm và khi giao sản phẩm phải lập phiếu giao nhận sản phẩm.
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
(1) Đối với chi phí phát sinh riêng tại mỗi bên mà bên liên doanh phải gánh chi phí khi tham gia hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát, căn cứ vào chứng từ có liên quan kế toán ghi:
Nợ TK 621, 622, 627, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 112, 331...
(2) Cuối kì, kế toán kết chuyển để tổng hợp chi phí SXKD của hợp đồng liên doanh và ghi:
Nợ TK 154 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
Có TK 621, 622, 627
(3) Khi phát sinh chi phí chung do mỗi bên phải gánh chịu, căn cứ vào chứng từ có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 621, 622, 627, 641, 642 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 112, 331...
(4) Cuối kì, kế toán lập bảng phân bổ chi phí chung cho các bên, sau khi được các bên chấp thuận, kế toán ghi:
Nợ TK 138 (chi tiết cho từng đối tác)
Có TK 133 (nếu có)
Có TK 621, 622, 627, 641, 642
(5) Khi nhận và nhập kho sản phẩm được chia, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 155
Nợ TK 157 (nếu gửi bán ngay không nhập kho)
Có TK 154 (bao gồm cả chi phí phát sinh riêng và chi phí chung phải gánh chịu - chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
(6) Trường hợp sản phẩm không chia mà giao cho một bên bán ra ngoài, sau khi phát hành hoá đơn cho bên bán sản phẩm, kế toán kết chuyển chi phí (phát sinh riêng và chi phí chung) mà mỗi bên phải gánh chịu vào giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 154 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
(7) Trường hợp một bên tham gia liên doanh bán hộ sản phẩm và chia doanh thu cho các bên:
(7.1) Khi bán sản phẩm, bên bán hộ phát hành hoá đơn cho toàn bộ sản phẩm bán ra và phản ánh số tiền thu được:
Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 338: (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
Có TK 333(1) (nếu có)
(7.2) Dựa vào bảng phân chia doanh thu, kế toán phản ánh doanh thu tương ứng với tỉ lệ (%) lợi ích của bên tham gia được hưởng:
Nợ TK 338 (chi tiết cho hợp đồng liên doanh)
Có TK 511 (lợi ích bên bán được hưởng theo hợp đồng)
(7.3) Khi nhận được hoá đơn do bên đối tác tham gia liên doanh không bán sản phẩm phát hành theo số doanh thu mà bên đối tác đó được hưởng từ hợp đồng liên doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 338 (chi tiết theo từng hợp đồng)
Có TK 338 (chi tiết cho từng đối tác)
Có TK 333(1) (nếu chia cả thuế GTGT đầu ra)
(8) Trường hợp bên liên doanh không tham gia bán sản phẩm của liên doanh, căn cứ bảng phân chia doanh thu, chừng từ có liên quan do bên bán hộ cung cấp, kế toán lập hoá đơn cho bên bán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được hưởng và ghi:
Nợ TK 138 (gồm cả thuế GTGT đầu ra nếu phân chia cả thuế - chi tiết cho đối tác tham giá LD)
Có TK 511 (chi tiết cho hợp đồng LD và theo số tiền được hưởng)
Có TK 333(1) (nếu được chia cả thuế GTGT đầu ra)
(9) Khi bên đối tác tham gia liên doanh thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ số tiền thực tế nhận được, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 (tiền do đối tác chuyển trả)
Có TK 138 (chi tiết cho đối tác tham gia LD bán sản phẩm)
3.8.4. Kế toán các khoản đầu tư vào Công ty liên kết
3.8.4.1. Những vấn đề chung về kế toán các khoản đầu tư vào Công ty liên kết.
- Khoản đầu tư được xác định là đầu tư vào Công ty liên kết khi nhà đầu tư trực tiếp từ 20% đến dưới 50% vốn chủ sở hữu (từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết) của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác.
- Trường hợp tỉ lệ biểu quyết của nhà đầu tư trong Công ty liên kết đúng bằng tỉ lệ vốn góp của nhà đầu tư trong Công ty liên kết thì tỉ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trực tiếp trong Công ty liên kết được xác định như sau:
Tỉ lệ biểu quyết của nhà đầu tư trực tiếp trong Công ty liên kết
=
Tổng số vốn góp của nhà đầu tư trực tiếp trong Công ty liên kết
x 100
Tổng số vốn chủ sở hữu của Công ty liên kết
- Trường hợp tỉ lệ quyền biểu quyết khác với tỉ lệ vốn góp do có thoả thuận khác giữa nhà đầu tư và Công ty liên kết, quyền biểu quyết của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào biên bản thoả thuận giữa nhà đầu tư với Công ty liên kết.
- Kế toán các khoản đầu tư vào Công ty liên kết khi lập và trình bày báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư được thực hiện theo giá gốc và giá trị của nó không được thay đổi, trừ trường hợp nhà đầu tư mua thêm hoặc thanh lý các khoản đầu tư (giá gốc là giá mua khoản đầu tư cộng (+) cho phí mua nếu có; với tài sản mang góp vốn là trị giá đánh giá lại của Hội đồng)
3.8.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng:
Để phản ánh tình hình đầu tư vào Công ty liên kết, chủ yếu kế toán sử dụng tài khoản 223 - Đầu tư vào Công ty liên kết. Tài khoản này có kết cấu cơ bản như sau:
- Bên Nợ phản ánh giá gốc các khoản đầu tư tăng;
- Bên Có phản ánh giá gốc các khoản đầu tư giảm (do nhận lại vốn đầu tư, do bán, thanh lí...)
- Dư Nợ phản ánh giá gốc các khoản đầu tư vào Công ty liên kết hiện đang nắm giữ cuối kì.
3.8.4.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
(1) Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu hoặc góp vốn bằng tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 223
Có TK 111, 112
(2) Trường hợp đầu tư bằng góp TSCĐ, vật tư, hàng hoá vào Công ty liên kết, kế toán ghi:
Nợ TK 223 (theo giá trị đánh giá lại)
Nợ TK 214 (góp bằng TSCĐ - Hao mòn luỹ kế)
Nợ TK 811 (chênh lệch giá đánh giá lại nhỏ hơn trị giá ghi sổ của tài sản, vật tư)
Có TK 152, 156, 211 (nguyên giá)
Có TK 711 (chênh lệch giá đánh giá lại lớn hơn trị giá ghi sổ của tài sản...)
(3) Khi Công ty liên kết thông báo số cổ tức, lợi nhuận được chia cho nhà đầu tư, kế toán ghi:
Nợ TK 138
Nợ TK 223 (nhận bằng cổ phiếu)
Có TK 515
- Khi nhận được tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 138
(4) Trường hợp nhà đầu tư nhận được các khoản khác ngoài cổ tức, lợi nhuận từ Công ty liên kết, kế toán phản ánh giảm giá gốc đầu tư:
Nợ TK 111, 112, 152...
Có TK 223
(5) Trường hợp nhà đầu tư mua thêm vốn của Công ty liên kết và có quyền kiểm soát Công ty liên kết, kế toán kết chuyển giá gốc của khoản đầu tư vào Công ty liên kết sang tài khoản 221 - "Đầu tư vào Công ty con".
Nợ TK 221 (Nhà đầu tư trở thành Công ty Mẹ)
Có TK 223
Có TK 111, 112 (Phần vốn mua thêm)
(6) Trường hợp thanh lí, nhượng bán toàn bộ khoản đầu tư trong Công ty liên kết, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Nợ TK 635 (nếu lỗ)
Có TK 223
Có TK 515 (nếu lãi)
(7) Trường hợp bán một phần dẫn đến nhà đầu tư không được coi là có ảnh hưởng đáng kể đối với Công ty liên kết, kế toán kết chuyển giá gốc của khoản đầu tư sang tài khoản 228 "Đầu tư dài hạn khác"
Nợ TK 111, 112, 131 (Tiền thanh lí, nhượng bán một phần khoản đầu tư)
Nợ TK 228
Nợ TK 635 (nếu lỗ)
Có TK 223
Có TK 515 (nếu lãi)
(8) Chi phí để thanh lí, nhượng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 635
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 112
3.8.5. Kế toán các khoản đầu tư dài hạn khác
3.8.5.1. Những vấn đề chung về kế toán đầu tư dài hạn khác
- Các khoản đầu tư dài hạn khác là các khoản đầu tư vốn của doanh nghiệp vào các đơn vị khác mà thời hạn nắm giữ thu hồi hoặc thanh toán vốn phải trên 1 năm (doanh nghiệp nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết)
- Đầu tư dài hạn khác bao gồm đầu tư chứng khoán dài hạn và đầu tư dài hạn khác. Chứng khoán dài hạn bao gồm:
+ Cổ phiếu doanh nghiệp ( cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi) là chứng chỉ xác nhận vốn góp của doanh nghiệp vào đơn vị khác;
+ Trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu Công ty...) là chứng chỉ xác nhận vay nợ có kì hạn, có lãi suất để huy động vốn.
- Chứng khoán đầu tư dài hạn được hạch toán theo giá gốc (giá mua + chi phí mua) và nếu cuối kì giá thị trường bị giảm so với giá gốc thì cần lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn cho từng loại chứng khoán.
- Đến kì hạn, doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ lãi về cổ phiếu, trái phiếu và hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.
3.8.5.2. Tài khoản kế toán sử dụng:
Để phản ánh tình hình đầu tư dài hạn khác, kế toán chủ yếu sử dụng tài khoản 228 - Đầu tư dài hạn khác. Tài khoản này có nội dung phản ánh và kết cấu cơ bản như sau:
- Bên Nợ phản ánh giá vốn thực tế tăng của các khoản đầu tư dài hay khác.
- Bên có phản ánh số giảm của các khoản đầu tư dài hạn khác
- Dư nợ phản ánh giá vốn thực tế của các khoản đầu tư dài hạn khác hiện có của doanh nghiệp.
Tài khoản 228 có 3 tài khoản cấp 2
+ TK 2281: Cổ phiếu
+ TK 2282: Trái phiếu
+ TK 2288: Đầu tư dài hạn khác
3.8.5.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
(1). Khi mua cổ phiếu hoặc góp vốn vào đơn vị khác, kế toán ghi:
Nợ TK 228 (2281, 2288) chi tiết loại cổ phiếu, vốn góp
Có TK 111, 112, 331...
(2). Khi mua trái phiếu có thời hạn trên 1 năm, kế toán ghi:
Nợ TK 228 (2282)
Có TK 111, 112, 331...
(3). Trường hợp nhận được thông báo hoặc nhận được lãi trái phiếu, cổ tức định kì, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 (số đã nhận)
Nợ TK 138 (Số chưa nhận)
Nợ TK 228 (nhập tăng vốn)
Có TK 515
(4). Trường hợp mua trái phiếu dài hạn nhận lãi trước khi mua, kế toán ghi:
Nợ TK 228 (2282)
Có TK 111, 112 (số thực tế chi)
Có TK 338 (7): (số lãi nhận trước)
- Định kì, kế toán kết chuyển số lãi nhận trước và ghi:
Nợ TK 338 (7)
Có TK 515
(5). Trường hợp mua trái phiếu dài hạn nhận lãi sau, khi mua, kế toán ghi:
Nợ TK 228, (2282)
Có TK 111, 112, 331
- Định kỳ, kế toán xác định số lãi trái phiếu, ghi nhận doanh thu theo số lãi phải thu từng kì.
Nợ TK138 (8)
Có TK 515
- Đến kì thanh toán thu hồi vốn (gốc + lãi trái phiếu), kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112...
Có TK 228 (2)
Có TK 138 (8) ( số lãi của các kỳ trước)
Có TK 515 (lãi kỳ đáo hạn)
(6) Trường hợp góp vốn vào đơn vị khác bằng tài sản cố định, vật tư, hàng hoá (chỉ nắm giữ ít hơn 20% quyền biểu quyết) kế toán ghi:
Nợ TK 228 (8)
Nợ TK 214 (2141, 2143)
Nợ TK 811 (chênh lệch giá đánh giá lại tài sản nhỏ hơn giá ghi sổ của TS, giá trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 152, 153, 156, 211, 213
Có 711 (chênh lệch giá đánh giá lại lớn hơn giá ghi sổ của vật tư, giá trị còn lại của TSCĐ)
(7). Trường hợp bán lại cổ phiếu hoặc phần vốn góp đầu tư dài hạn khác cho đối tác khác, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Nợ TK 635 (nếubị lỗ)
Có TK 228 (2281, 2288)
Có TK 515 (nếu có lãi)
(8) Khi nhà đầu tư góp thêm vốn vào liên doanh và trở thành bên góp vốn có quyền đồng kiểm soát trong cơ cở kinh doanh đồng kiểm soát hoặc trở thành Công ty mẹ hoặc Công ty có ảnh hưởng đáng kể, kế toán ghi:
Nợ TK 211, 222, 223
Có TK 111, 112 (số tiền đầu tư thêm)
Có TK 228 (2281, 2288)
(9). Trường hợp chuyển đầu tư dài hạn khác thành đầu tư ngắn hạn kế toán ghi:
Nợ TK 221
Có TK 228
(10) Trường hợp cho đơn vị khác vay vốn có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm, kế toán ghi:
Nợ TK 228 (8)
Có TK 111, 112
- Định kỳ, kế toán xác định số lãi tiền vay và ghi:
Nợ TK 111, 112 (nếu đã thu được)
Nợ TK 138 (8) (chưa thu được)
Có TK 515
- Hết hạn cho vay, khi thu hồi vốn, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 (tiền gốc và lãi cho vay)
Nợ TK 228(8) (tiền gốc cho vay)
Có TK 515 (lãi cho vay)
3.8.6. Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn:
3.8.6.1. Những vấn đề chung về kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn là việc tính và trích trước vào chi phí tài chính phần giá trị có thể bị giảm thấp hơn giá trị gốc của các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
- Doanh nghiệp chỉ lập dự phòng giảm giá đối với các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn đúng qui định của pháp luật, cuối kì giá trị gốc của nó thấp hơn giá trị thường và lập cho từng loại chứng khoán; thời hạn lập là cuối năm tài chính.
Nó được dùng để bù đắp số bị tổn thất của các khoản đầu tư tài chính dài hạn thực tế xảy ra, không được dùng để bù đắp lỗ do thanh lí đầu tư.
- Mức trích lập dự phòng được xác định như sau:
Mức dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
=
Số lượng chứng khoán bị giảm giá
x
Giá gốc của CK ghi sổ kế toán
-
Giá thị trường của CKDH
- Đối với vốn của Tổng Công ty đầu tư vào Công ty thành viên hoặc vào Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, hợp doanh, liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác phải lập dự phòng, nếu doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn thì mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn được xác định như sau:
Mức dự phòng tổn thất các khoản ĐTTC dài hạn
=
Tổng vốn góp thực tế của các bên tại doanh nghiệp
-
Vốn CSH thực tế
Vốn đầu tư của doanh nghiệp
Tổng vốn góp thực tế của các bên tại DN
(Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư dài hạn bằng số vốn đã đầu tư)
3.8.6.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh tình hình giảm giá đầu tư tài chính dài hạn, kế toán chủ yếu sử dụng tài khoản 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. Tài khoản 229 có nội dung phản ánh và kết cấu cơ bản như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh số dự phòng được hoàn nhập và số dự phòng đã bù đắp tổn thất thực tế.
- Bên Có: Phản ánh số tiền trích lập dự phòng.
- Dư Có: Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kì.
3.8.6.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
(1) Khi trích lập dự phòng, kế toán ghi:
Nợ TK 635
Có TK 229
(2) Cuối kì kế toán sau, nếu mức trích lập dự phòng cho kì tới nhỏ hơn mức trích lập dự phòng của kì trước còn lại, kế toán ghi:
Nợ TK 229 (số chênh lệch nhỏ hơn)
Có TK 635
(3) Khi tổn thất thực tế xẩy ra (doanh nghiệp nhận vốn góp bị phá sản, thiên tai) đơn vị không thu hồi đủ vốn, doanh nghiệp quyết định dùng dự phòng để bù đắp, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 (phần thu được thực tế nếu có)
Nợ TK 229 (số đã lập)
Nợ TK 635 (số chưa lập)
3.9. Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại và các khoản kí quỹ, kí cược dài hạn
3.9.1. Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại
* Những vấn đề chung về kế toán thuế thu nhập hoãn lại
- Cuối năm tài chính, kế toán phải xác nhận "Tài sản thuế thu nhập hoãn lại" (nếu có) theo quy định của CMKT số 17 và theo thông tư số 20/2006-TT của Bộ Tài chính.
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định như sau:
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
=
Tổng số chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm
+
Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng
x
Thuế suất thuế TNDN hiện hành
- Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập được hoãn lại được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm nay với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập (Nếu tăng thì ghi nhận bổ sung, nếu giảm thì phải ghi giảm tài sản thuế TNDN).
- Trường hợp việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu phát sinh từ các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế toán phải ghi nhận bổ xung bằng cách ghi điều chỉnh tăng số dư có (hoặc điều chỉnh giảm số dư Nợ) của tài khoản 4211 và điều chỉnh tăng số dự Nợ (hoặc giảm số dư Có) của TK 243.
* Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh tình hình về tài sản thuế thu nhập hoãn lại, kế toán chủ yếu sử dụng tài khoản 243 - Tài sản thuế TNDN hoãn lại. Tài khoản này có nội dung phản ánh và kết cấu cơ bản như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại tăng;
- Bên Có: Phản ánh giá trị giảm của tài sản thuế TNDN hoãn lại
- Dư Nợ: Phản ánh giá trị thuế TNDN hoãn lại còn cuối kì.
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Cuối năm, căn cứ "Bảng xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại" đã được lập, kế toán ghi nhận hoặc hoàn lại tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hoãn lại.
(1) Nếu tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ xung số chênh lệch tăng đó theo bút toán:
Nợ TK 243
Có TK 821 (2)
(2) Trường hợp ngược lại, số chênh lệch đó được kế toán ghi:
Nợ TK 821 (2)
Có TK 243
3.9.2. Kế toán các khoản kí quỹ, kí cược dài hạn
* Kí quỹ, kí cược dài hạn là việc doanh nghiệp mang tiền đi để gửi làm niềm tin trong quan hệ hợp đồng kinh tế hoặc quan hệ thuê tài sản với đơn vị khác có thời hạn thu hồi trên một năm.
* Tài khoản kế toán sử dụng và phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
- Để phản ánh tình hình kí cược, ký quỹ dài hạn, chủ yếu kế toán sử dụng tài khoản 244 - ký quỹ, ký cược dài hạn. Tài khoản này có kết cấu cơ bản như sau:
+ Bên Nợ: Phản ánh số tiền mang đi ký quỹ, kí cược
+ Bên Có: Phản ánh số tiền ký quỹ, kí cược đã thu hồi hoặc đã dùng để thanh toán.
+ Dư Nợ: Phản ánh số tiền kí quỹ, kí cược dài hạn còn lại cuối kì
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
(1) Khi dùng tiền để kí quỹ, kí cược, kế toán ghi:
Nợ TK 144
Có TK 111, 112
(2) Khi dùng tiền kí quỹ, kí cược để thanh toán hoặc khi thu hồi, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 331 (số dùng để thanh toán)
Nợ TK 627, 641, 642 (Trả tiền thuê tài sản)
Nợ TK 635 (trả lãi vay)
Nợ TK 811 (dùng để nộp phạt)
Có TK 244
Phụ lục 1
Sơ đồ số 3.1
211 - TSCĐ
111, 112, 331, 341...
Mua TSCĐ
154, 155
TSCĐ tự sản xuất
217
BĐSĐT chuyển thành TSCĐ
đơn vị cấp trên
221
Nhận lại vốn góp
241
TSCĐ do XDCB
hoàn thành bàn giao
Nguyên
giá
1332
Thuế GTGT
214
811
Thanh lý,
nhượng bán TSCĐ
Giá trị
còn lại
Số đã HM
214
Số đã HM
2212, 2213
Góp VLD, liên kết bằng TSCĐ
711
811
CL giá đánh giá lại >
giá trị còn lại
CL giá đánh giá lại <
giá trị còn lại
411
Nhận vốn góp bằng TSCĐ
Kế toán tăng, giảm tài sản cố định
4.2 32
Sơ đồ số 3.3
Kế toán TSCĐ thuê tài chính
111, 112
211 (2112)
TSCĐ thuê TC
142
Kết chuyển
chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan
đến tài sản thuê tài chính
315
342
Cuối niên độ kế toán
k/c số nợ gốc phải trả trong năm sau
Nợ gốc phải
trả các kỳ sau
Giá chưa có
thuế GTGT
Nợ gốc phải trả của kỳ
nhận TSCĐ thuê tài chính
(Trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá chưa có thuế GTGT)
Sơ đồ số 3.4
Kế toán TSCĐ thuê tài chính
(Trường hợp nợ gốc phải trả xác định theo giá có thuế GTGT)
111, 112
211 (2112)
TSCĐ thuê TC
142
Kết chuyển
chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan
đến tài sản thuê tài chính
315
342
Cuối niên độ kế toán
k/c nợ gốc đến hạn trả trong năm sau
Số nợ
gốc phải
trả các
kỳ sau
Giá chưa có
thuế GTGT
Số nợ gốc phải trả kỳ này
133
138
Số thuế
GTGT
K/c số thuế
GTGT được khấu trừ
trong kỳ
632, 642
K/c số thuế
GTGT kỳ này vào chi phí (Nếu không được khấu trừ)
Sơ đồ số 3.5
217 BĐSĐT
156
111, 112, 331
Mua BĐSĐT
156
Chuyển hàng hoá BĐS
thành BĐSĐT
211
Chuyển TSCĐ
thành BĐSĐT
đơn vị cấp trên
2417
241
BĐSĐT hình thành
do XDCB bàn giao
Chuyển BĐSĐT
thành hàng hoá BĐS
211
Chuyển BĐSĐT thành
TSCĐ
133
Thuế GTGT
(nếu có)
Đồng thời ghi
2141, 2143
Số hao mòn luỹ kế
Đồng thời ghi
2141, 2143
2147
Số hao mòn luỹ kế
632
Bán BĐSĐT Giá trị
còn lại
2147
Số hao mòn
luỹ kế
Kế toán tổng hợp tăng, giảm BĐS đầu tư
4.6 3.6
4.7 3.7Sơ đồ số 3.8
Kế toán hao mòn tài sản cố định và bất động sản đầu tư
214 HM TSCĐ
154, 631, 642
211
Nguyên Thanh lý, nhượng
giá bán TSCĐ
Trích khấu hao
TSCĐ
811
Giá trị
còn lại
217
Nguyên Thanh lý, nhượng
giá bán BĐSĐT
632
Giá trị
còn lại
632
Trích khấu hao
BĐSĐT
Sơ đồ số 3.9
111, 112
221 (2212)
Vốn góp liên doanh
111, 112, 152, 211,...
Góp bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Thu hồi vốn góp
515
Nếu lãi
vốn góp
635
Nếu lỗ
vốn góp
152, 153, 155, 156
Góp bằng vật tư, CCDC, thành phẩm,
hàng hoá
811
711
CL giá
đánh giá
lại < giá
trị ghi sổ
CL giá
đánh giá
lại > giá
trị ghi sổ
211
214
Giá trị hao mòn
Góp vốn bằng TSCĐ
811
711
CL giá
đánh giá
lại < giá
trị ghi sổ
CL giá
đánh giá
lại > giá
trị ghi sổ
2213, 2218
Khi chuyển vốn góp thành khoản
đầu tư vào Công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác
Kế toán góp vốn liên doanh
Sơ đồ số 3.10
221 (2213)
Đầu tư vào Công ty liên kết
111, 112
111, 112,
131, 152, 156...
Mua cổ phiếu, góp vốn
bằng tiền
Góp thêm vốn để trở thành
nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể
2218
Khoản đầu tư dưới 20%
811
152, 153,156,...
Phần CL giữa đánh giá lại
nhỏ hơn giá trị ghi sổ
Đầu tư
bằng vật tư, hàng hoá
Phần CL
giữa đánh
giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ
711
111,112
138
515
Khi nhận được thông
báo về cổ tức, lợi nhuận được chia
Khi nhận
tiền
Khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu
515
Nếu lãi
Khi thanh lý,
nhượng bán khoản đầu tư
Nếu lỗ
635
111, 112
Chi phí thanh lý,
nhượng bán
Kế toán đầu tư vào Công ty liên kết
Sơ đồ số 3.11
Kế toán đầu tư dài hạn khác
221 (2218)
Đầu tư dài hạn khác
111, 112
111, 112
Mua trái phiếu nhận lãi định kỳ, cho vay dài hạn, mua cổ
phiếu và góp vốn đầu tư để nắm giữ < 20% quyền
biểu quyết
515
515
Cổ tức, lợi nhuận được chia
bổ sung vốn đầu tư
2213
Khi bán một phần khoản đầu
tư dẫn đến không còn ảnh
hưởng đáng kể
111, 112, 131
635
515
111, 112
Nếu
lãi
Nếu
lỗ
Bán cổ phiếu, thanh lý phần
vốn đầu tư dài hạn khác
Nếu lãi
635
Nếu lỗ
Thu hồi gốc trái phiếu
hoặc vốn cho vay
2213
Góp thêm vốn và trở thành nhà đầu tư có ảnh hưởng
đáng kể
Sơ đồ số 3.12
Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
229 - Dự phòng giảm giá
đầu tư tài chính dài hạn
635
635
Hoàn nhập dự phòng
(số năm trước chưa sử dụng hết > số dự phòng phải lập năm nay)
Trích lập dự phòng lần đầu
Trích nhập dự phòng bổ sung
(số dự phòng phải lập năm nay > số đã lập năm trướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ke_toan_tai_chinh_1.docx