1.2Vì sao lại cần có kế toán quản trị ?
Kế toán tài chính liên quan đến quá trình báo cáo hoạt động của 1 tổ chức (
doanh nghiệp, đoàn thể, nhà nước, tổ chức nhân đạo ). Những thông tin này
phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đã qua nên số liệu có tính
lịch sử, không đủ để đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà quản trị bên trong
doanh nghiệp cần phải có kế toán quản trị.
1.3Mục tiêu của kế toán quản trị :
Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để đưa ra các quyết định nhằm sử dụng
hiệu quả các nguồn lực để đạt mục tiêu doanh nghiệp đề ra, từ đó làm gia tăng giá
trị doanh nghiệp ( giá trị của cổ đông ) và gia tăng giá trị khách hàng.
Giá trị công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính ( ROE, EPS ) hay
khi công ty được định giá cao, giá trị thương hiệu lớn.
Gia tăng giá trị khách hàng tức là công ty cung cấp được các sản phẩm, dịch
vụ thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Mối quan hệ giữa giá trị khách hàng và giá trị cổ đông
Không một cổ đông nào trong công ty muốn công ty mình mải lo chăm sóc
khách hàng thật tốt mà bỏ quên các cổ đông trong doanh nghiệp. Tuy nhiên,
để gia tăng giá trị cổ đông thì một trong những yếu tố là phải gia tăng giá trị
khách hàng để mở rộng đầu ra nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Khi công ty muốn gia tăng giá trị khách hàng thì phải tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ tốt hơn, mặt bằng đẹp hơn chi phí tăng. Nếu doanh thu
không gia tăng tương ứng hoặc cao hơn tốc độ tăng của chi phí lợi nhuận
giảm ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của cổ đông.
Mối quan hệ giữa tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty
- Tầm nhìn ( Vision ) : cái mà công ty mong muốn trong tương lai mình sẽ đạt
được. Để đạt được tầm nhìn, công ty cần phải đưa ra một sứ mệnh tương ứng.
- Sứ mệnh ( Mission ) : là cái công ty thực hiện để phù hợp với tầm nhìn và để
đạt được tầm nhìn đã hướng tới. Tầm nhìn và sứ mệnh được xác định cùng lúc
và hỗ trợ lẫn nhau. Tầm nhìn và sứ mệnh kết hợp với nhau để hình thành mục
tiêu chung, mục tiêu tổng quát và giới hạn, phạm vi của mục tiêu ( để mục tiêu
không quá rộng ).
55 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Phần 1) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u khách hàng cuối năm = Phải thu khách hàng của quý 4
= Doanh thu bán hàng trong quý 4 - Số tiền đã thu đƣợc trong quý 4
Lập giá trị TỒN KHO NGUYÊN VẬT LIỆU CUỐI NĂM
40
Căn cứ vào số liệu Bảng 3
Tồn kho NVL cuối năm
= Tồn kho NVL cuối kỳ của quý 4 ( kg ) * Đơn giá mua NVL ( đ/kg )
Lập giá trị TỒN KHO THÀNH PHẨM CUỐI NĂM
Căn cứ vào số liệu Bảng 6
Tồn kho thành phẩm cuối năm
= TỔNG thành phẩm tồn kho cuối kỳ
Lập giá trị MÁY MÓC THIẾT BỊ CUỐI NĂM
= Giá trị máy móc thiết bị đầu năm ( giá trị cuối năm trƣớc )
+ TỔNG chi mua trang thiết bị của 4 quý ( Bảng 8 )
Lập giá trị HAO MÒN LŨY KẾ CUỐI NĂM ( ghi số âm )
= Giá trị hao mòn lũy kế đầu năm ( giá trị cuối năm trƣớc )
+ TỔNG chi phí khấu hao ở bộ phận sản xuất chung ( Bảng 5 )
+ TỔNG khấu hao ở bộ phận BH & QLDN ( Bảng 7 )
Lập giá trị PHẢI TRẢ NGƢỜI BÁN CUỐI NĂM
Căn cứ vào số liệu Bảng 3
Phải trả ngƣời bán cuối năm = Phải trả ngƣời bán của quý 4
= Trị giá NVL cần mua trong quý 4 - Số tiền đã chi trả trong quý 4
Lập giá trị LỢI NHUẬN GIỮ LẠI CUỐI NĂM
= Giá trị lợi nhuận giữ lại đầu năm ( giá trị cuối năm trƣớc )
+ Lợi nhuận giữ lại ( Bảng 9 hoặc 10 )
Ví dụ 5:
Có tài liệu về Bảng cân đối kế toán công ty Lâm Hiếu ngày 31/12/20X0 và
căn cứ vào số liệu từ các ví dụ 1, 2, 3, 4, hãy dự toán Bảng cân đối kế toán ngày
31/12/20X1.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – 31/12/20X0
Đơn vị tính : đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn 162.700 A. Nợ phải trả 25.800
Tiền mặt 42.500 Phải trả ngƣời bán 25.800
Phải thu khách hàng 90.000 B. Vốn chủ sở hữu 624.900
Tồn kho NVL 4.200 Cổ phiếu thƣờng 475.000
41
Tồn kho thành phẩm 26.000 Lợi nhuận giữ lại 149.900
B. Tài sản dài hạn 488.000
Đất 80.000
Nhà xƣởng và thiết bị 700.000
Hao mòn lũy kế ( 292.000 )
Tổng cộng 650.700 Tổng cộng 650.700
Bài giải:
DỰ TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – 31/12/20X1
Đơn vị tính : đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn 195.800 A. Nợ phải trả 27.900
Tiền mặt 30.000
Phải trả
ngƣời bán
55.800 – 27.900
= 27.900
Đầu tƣ ngắn hạn
32.300 – 30.000 =
2.300
Phải thu khách hàng
400.000 – 280.000
= 120.000
B. Vốn chủ
sở hữu
685.900
Tồn kho NVL
7.500 * 0,6 =
4.500
Cổ phiếu thƣờng 475.000
Tồn kho thành phẩm 39.000 Lợi nhuận giữ lại
149.900 + 61.000
= 210.900
B. Tài sản dài hạn 518.000
Đất 80.000
Nhà xƣởng và thiết bị
700.000 + 130.000
= 830.000
Hao mòn lũy kế
( 292.000 ) +
(60.000)+(40.000)
= ( 392.000 )
Tổng cộng 713.800 Tổng cộng 713.800
Ví dụ 6:
42
Công ty Danh Huy đang trong quá trình xây dựng dự toán cho quý 2. Các tài liệu
thu thập trong quý 2 nhƣ sau:
Bảng cân đối kế toán quý 1 ( 31/3) nhƣ sau :
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 9.000.000 Các khoản phải trả 18.300.000
Các khoản phải thu 48.000.000 Vốn cổ đông 190.000.000
Tồn kho 12.600.000 Lợi nhuận giữ lại 75.400.000
Tài sản dài hạn 214.100.000
Tổng cộng 283.700.000 Tổng cộng 283.700.000
Doanh thu tháng 3 và kế hoạch dự kiến tiêu thụ các tháng 4, 5, 6,7 nhƣ sau :
Tháng 3 ( thực hiện ) : 60 triệu, Tháng 4 ( kế hoạch ) : 70 triệu, Tháng 5 ( kế
hoạch ) : 85 triệu, Tháng 6 ( kế hoạch ) : 90 triệu, Tháng 7 ( kế hoạch ) : 50
triệu.
Có 20% doanh thu đƣợc trả ngay, số còn lại đƣợc trả chậm trong tháng kế
tiếp.
Giá vốn hàng bán trong tháng chiếm 60% doanh thu.
50% giá trị mua hàng phải trả ngay trong tháng, số còn lại trả trong tháng
tiếp theo.
Dự trữ hàng hóa cuối tháng bằng 30% nhu cầu tiêu thụ của tháng sau ( theo
giá vốn ).
Các chi phí hoạt động trong tháng dự kiến nhƣ sau : tiền lƣơng 7,5 triệu
đồng/tháng, quảng cáo 7,5 triệu đồng/tháng, vận chuyển bằng 6% doanh thu,
khấu hao 2 triệu đồng/tháng, chi phí khác bằng 6% doanh thu.
Công ty dự kiến mua tài sản cố định trong tháng 4 là 11,5 triệu đồng, tháng 5
là 3 triệu đồng.
Tổng số tiền cổ tức cổ đông dự kiến là 3,5 triệu đồng và sẽ đƣợc công bố chi
trả tháng cuối quý 2.
Công ty cần duy trì lƣợng tiền mặt tối thiểu là 8 triệu đồng/tháng. Các quá
trình vay vốn đƣợc thực hiện vào ngày đầu quý và trả vào cuối quý. Lãi suất
phải trả là 3%/ quý.
Yêu cầu :
Câu 1 : Lập dự toán lịch thu tiền mặt theo từng tháng trong quý và cả quý.
43
Câu 2 : Lập dự toán giá trị mua hàng và lịch chi tiền đối với hàng hóa mua theo
từng tháng trong quý và cả quý.
Câu 3 : Lập dự toán cho các chi phí dự kiến hoạt động theo từng tháng trong quý
và cả quý.
Câu 4 : Lập dự toán Báo cáo thu nhập cho quý 2 ( bỏ qua thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp ).
Câu 5 : Lập dự toán tiền mặt qua các tháng trong quý.
Bài giải:
Câu 1 : Lập dự toán lịch thu tiền mặt ( Đơn vị tính : triệu đồng )
TIỀN MẶT THU ĐƢỢC QUA CÁC THÁNG TRONG QUÝ 2 ( đồng )
Chỉ tiêu
Tháng
Tổng cả quý
4 5 6
Tiền thu đƣợc trong 1 kỳ 20% * 70 = 14 17 18 49
Tiền thu đƣợc sau 1 kỳ 80% * 60 = 48 56 68 172
Tổng tiền thu đƣợc 62 73 86 221
Câu 2 : Lập dự toán giá trị mua hàng và lịch chi tiền mua hàng hóa
Chỉ tiêu
Tháng
Tổng
4 5 6
Doanh thu 70 85 90 245
Giá vốn trong kỳ 42 51 54 147
Giá vốn cuối kỳ 30% * 51=15,3 16,2 30%*(60%*50)=9 9
Giá vốn đầu kỳ 30%*(60%*70)=12,6 15,3 16,2 12,6
Giá trị hàng mua 44,7 51,9 46,8 143,4
LỊCH CHI TIỀN MUA HÀNG ( đồng )
Tiền chi trả trong 1kỳ 22,35 25,95 23,4 71,7
Tiền chi trả sau 1 kỳ 18,3( BCĐKT quý 1) 22,35 25,95 66,6
Tổng chi mua hàng 40,65 48,3 49,35 138,3
44
Câu 3 : Lập dự toán cho các chi phí dự kiến hoạt động
Chỉ tiêu
Tháng
Tổng
4 5 6
Tổng biến phí BH và QLDN (đ) 8,4 10,2 10,8 29,4
- Vận chuyển (6% doanh thu) 4,2 5,1 5,4 14,7
- Chi phí khác (6% doanh thu) 4,2 5,1 5,4 14,7
Tổng định phí BH và QLDN (đ) 17 17 17 51
- Quảng cáo 7,5 7,5 7,5 22,5
- Lƣơng 7,5 7,5 7,5 22,5
- Khấu hao 2 2 2 6
Tổng chi phí BH và QLDN 25,4 27,2 27,8 80,4
Trừ : chi phí khấu hao 2 2 2 6
Chi tiền chi phí hoạt động 23,4 25,2 25,8 74,4
Câu 4 : Lập dự toán Báo cáo thu nhập cho quý 2
Các chỉ tiêu Số tiền ($) Tỷ trọng (%)
Doanh thu 70 + 85 + 90 = 245 100
Trừ : Biến phí 147 + 29,4 = 176,4 72
Số dƣ đảm phí 68,6 28
Trừ : Định phí 51 21
Lợi nhuận thuần (EBIT) 17,6 7
Câu 5 : Lập dự toán tiền mặt
Chỉ tiêu
Tháng
4 5 6
1/ Phần thu trong kỳ
Thu từ bán hàng
Thu khác
62
0
73
0
86
0
Tổng thu 62 73 86
2/ Phần chi trong kỳ
- Chi tiền mặt mua hàng hóa 40,65 48,3 49,35
- Chi tiền chi phí hoạt động 23,4 25,2 25,8
- Chi mua trang thiết bị 11,5 3 0
45
- Trả cổ tức cổ phần 0 0 3,5
Tổng chi 75,55 76,5 78,65
Chênh lệch thu – chi -13,55 - 3,5 7,35
Tiền mặt tồn đầu kỳ 9 - 4,55 - 8,05
Tiền mặt tồn cuối kỳ - 4,55 - 8,05 - 0,7
Định mức 8 8 8
Thừa / thiếu - 12,55 - 16,05 - 8,7
LỊCH VAY VÀ TRẢ NỢ
Tháng Vay Lãi Trả nợ Dƣ nợ cuối kỳ
4 12,55 12,55
5 16,05 – 12,55 = 3,5 1% *12,55
12,55+ 3,5+ 0,1255=
16,1755
6 0,161755
16,05 – 8,7
= 7,35
16,1755 + 0,161755 -
7,35 = 8,987255
Ví dụ 6: Thiên Vị là công ty có quy mô trung bình chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em.
Mức doanh thu thay đổi theo mùa rất nhiều, cao điểm ở tháng 9 lúc mà các nhà bán
lẻ mua dự trữ để bán vào mùa giáng sinh.
Hàng hóa của công ty đƣợc bán với thời gian nợ tối đa là 60 ngày. Nếu
khách hàng trả tiền trƣớc thời hạn 30 ngày, khách hàng sẽ đƣợc chiết khấu
trên giá mua hàng. Tuy nhiên, công ty cũng nhƣ đa số DN khác nhận thấy
rằng, khách hàng thƣờng kéo dài thời hạn trả nợ lên đến 90 ngày.
Kinh nghiệm cho thấy:
20% doanh thu đƣợc trả trong vòng 30 ngày.
70% doanh thu đƣợc trả trong vòng 60 ngày.
10% doanh thu đƣợc trả trong vòng 90 ngày.
Doanh thu dự toán vào những tháng cuối năm ( Đơn vị tính : triệu đồng )
Tháng 5 6 7 8 9 10 11 12
Turnover 10 10 20 30 40 20 20 10
Mức sản xuất của công ty thƣờng phải căn cứ vào mức doanh thu trong
tƣơng lai. Vật tƣ và phụ tùng mà công ty phải mua chiếm 70% doanh thu và
46
công ty mua vật tƣ và phụ tùng một tháng trƣớc ngày công ty dự trù bán sản
phẩm. Đồng thời có thời hạn một tháng để thanh toán việc mua hàng.
Lƣơng công nhân, chi phí thuê mƣớn và các chi phí tiền mặt khác đƣợc liệt
kê nhƣ sau : Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu / tháng 7 8 9 10 11 12
Chi bằng tiền :
- Lƣơng công nhân 1,5 2,0 2,5 1,5 1,5 1
- Thuê mƣớn 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
- Chi phí khác 0,2 0,3 0,4 0,2 0,2 0,1
Vào tháng 8, công ty nộp thuế là 8 triệu đồng. Để đảm bảo lƣợng sản xuất
trong tháng 9, công ty phải đầu tƣ thêm TSCĐ trị giá 10 triệu đồng. Chi phí
khấu hao hàng tháng là 2 triệu đồng. Biết tồn quỹ tiền mặt đầu tháng 7 là 6
triệu, công ty dự kiến định mức tồn quỹ là 5 triệu đồng nhằm đáp ứng nhu
cầu chi tiêu hằng ngày.
Yêu cầu :
Câu 1 : Lập ngân sách tiền mặt theo từng tháng cho 6 tháng cuối năm.
Câu 2 : Lập kế hoạch tín dụng ngắn hạn cho công ty vào 6 tháng cuối năm, giả sử
nhu cầu vốn thiếu đƣợc sử dụng với hình thức vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất
1%/ tháng.
Bài giải:
Câu 1 : Lập ngân sách tiền mặt
Chỉ tiêu
Tháng
7 8 9 10 11 12
1/ Phần thu trong kỳ
Thu từ bán hàng 12 21 31 35 22 18
Thu trong tháng 4 6 8 4 4 2
Thu sau 1 tháng 70% *10 = 7 14 21 28 14 14
Thu sau 2 tháng 10% *10 = 1 1 2 3 4 2
47
Thu khác 0 0 0 0 0 0
Tổng thu 12 21 31 35 22 18
2/ Phần chi trong kỳ
Chi tiền mua vật tƣ,phụ tùng 14 21 28 14 14 7
Lƣơng công nhân 1,5 2,0 2,5 1,5 1,5 1
Thuê mƣớn 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Chi phí khác 0,2 0,3 0,4 0,2 0,2 0,1
Thuế 0 8 0 0 0 0
Mua tài sản cố định 0 0 10 0 0 0
Tổng chi 16,2 31,8 41,4 16,2 16,2 8,6
Chênh lệch thu – chi -4,2 -10,8 -10,4 18,8 5,8 9,4
Tiền mặt tồn đầu kỳ 6 1,8 -9 -19,4 -0,6 5,2
Tiền mặt tồn cuối kỳ 1,8 - 9 -19,4 -0,6 5,2 14,6
Định mức 5 5 5 5 5 5
Thừa / thiếu -3,2 -14 -24,4 -5,6 0,2 9,6
Nhu cầu bổ sung -3,2 -10,8 -10,4 18,8 5,8 9,4
Câu 2 : Lập kế hoạch tín dụng ngắn hạn cho công ty
Tháng Vay Lãi Trả nợ Dƣ nợ cuối kỳ
7 3,2 3,2
8 10,8 1% * 3,2 = 0,032
3,2 + 10,8 + 0,032
= 14,032
9 10,4 1% * 14,032 = 0,14032
14,032 + 10,4 + 0,14032
= 24,57232
10 0,2457232 18,8
24,57232 + 0,2457232 -
18,8 = 6,018
11 1% * 6,018= 0,06018 5,8
6,018 + 0,06018 – 5,8
= 0,27818
48
12 0,0027818
0,27818 +
0,0027818 =
0,2809618
0
Đến tháng 12, công ty còn thừa số tiền : 9,4 - 0,2809618 = 9,119 triệu đồng
CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ GIÁ
Trong kế toán tài chính: Giá bán = Giá thành + Chi phí BH&QLDN + Lợi
nhuận mong muốn, còn trong kế toán quản trị có các trƣờng hợp sau:
TRƢỜNG HỢP 1: ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM SẢN XUẤT HÀNG LOẠT
ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM SẢN XUẤT HÀNG LOẠT THEO
PHƢƠNG PHÁP TOÀN BỘ ( GIÁ THÀNH ĐẦY ĐỦ )
Giá thành đơn vị sản phẩm Z = ∑ Giá vốn hàng bán / Số lƣợng SP sản xuất =
Tổng chi phí ngoài sản xuất ( chi phí BH & QLDN ) = Định phí BH & QLDN
+ Biến phí BH & QLDN
Tỷ lệ bổ sung =
Mà: EBIT = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = EAT + I + T
= ROI * Tổng nguồn vốn bình quân ( bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu )
Giá bán = Z + Z * Tỷ lệ bổ sung
Chú ý : EBIT + Tổng chi phí ngoài sản xuất = Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán
ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM SẢN XUẤT HÀNG LOẠT THEO
PHƢƠNG PHÁP TRỰC TIẾP ( SỐ DƢ ĐẢM PHÍ )
49
Tổng biến phí TVC = Số lƣợng sản phẩm tiêu thụ * Biến phí đơn vị
= ∑ Chi phí NVLTT + ∑ Chi phí NCTT + Biến phí SXC + Biến phí BH&QLDN
Tổng định phí = Định phí SXC + Quảng cáo + Bảo hiểm + Khấu hao +
Lƣơng bán hàng và quản lý ( tính theo thời gian ) + Tiền thuê cửa hàng ..
Tỷ lệ bổ sung =
Mà : Lợi nhuận mong muốn = ROI * Nguồn Vốn bình quân ( Tài sản bình quân )
Giá bán = Biến phí đơn vị + Biến phí đơn vị * Tỷ lệ bổ sung
Ví dụ 7: Có tài liệu về chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ 50.000 sản phẩm
ở công ty Hà Mã nhƣ sau:
Tài sản đầu tƣ : 2 tỷ đồng
Giá thành đơn vị sản phẩm : 30.000 đ/ sản phẩm
Chi phí bán hàng và quản lý : 0,7 tỷ đồng
ROI mong muốn : 25%
Tỷ lệ bổ sung =
Giá bán = 30.000 + 30.000 * 80% = 54.000 đ/sản phẩm
Ví dụ 8: Có tài liệu về công ty Hiệp Gà nhƣ sau: Để sản lƣợng sản xuất và tiêu
thụ hàng năm là 50.000 sản phẩm thì công ty cần đầu tƣ 2 tỷ đồng. Bộ phận kế
toán đã ƣớc tính:
Biến phí đơn vị sản phẩm : 20.000 đ/sản phẩm.
Định phí : 1 tỷ đồng
ROI mong muốn = 25%
Tỷ lệ bổ sung =
Giá bán = 20.000 + 20.000 * 1,5 = 50.000 đ/sản phẩm
Một số lƣu ý khi định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt
50
Công ty cần phải căn cứ vào tình hình thị trƣờng : cạnh tranh, quan hệ cung cầu,
thế mạnh và chiến lƣợc phát triển của công ty để điều chỉnh giá bán thích hợp
nhằm thu đƣợc lợi nhuận thỏa đáng.
Công ty có thế mạnh trong cạnh tranh thì có thể định giá bán sản phẩm theo
mục tiêu.
Công ty muốn hoàn vốn nhanh thì có thể điều chỉnh giảm giá bán để kích
cầu, tăng vòng quay vốn.
Điều chỉnh số tiền bổ sung tùy loại sản phẩm sao cho phù hợp : các sản
phẩm có chu kỳ sống ngắn ( sản phẩm thời trang ) hay sản phẩm nhanh lỗi
thời ( sản phẩm điện tử ) thƣờng điều chỉnh tăng.
Ví dụ 9: Công ty Khoa Lộc dự kiến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A, giá bán dự
kiến trên thị trƣờng là 60.000 đ/sản phẩm, để sản xuất và tiêu thụ 50.000 sản phẩm/
năm, công ty cần đầu tƣ một lƣợng vốn là 2 tỷ đồng. Dự kiến chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm này một năm là 700.000.000 đồng,
trong đó phần biến phí là 200.000.000 đồng. Công ty yêu cầu tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ
tối thiểu của sản phẩm này là 15%.
Yêu cầu :
Câu 1 : Tính chi phí sản xuất tối đa cho 1 sản phẩm ( giá thành đơn vị sản phẩm ).
Câu 2 : Giả sử trong chi phí sản xuất cho 1 sản phẩm tính đƣợc ở trên có 50% là
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, 25% là chi phí nhân công trực tiếp, trong tổng chi
phí sản xuất chung có 20% là biến phí, còn lại là định phí. Bằng phƣơng pháp định
giá trực tiếp, hãy xác định lại giá bán của một sản phẩm.
Bài giải :
Câu 1 : Giá thành đơn vị sản phẩm Z = 2 tỷ / 50.000 = 40.000 đ/sản phẩm
Câu 2 :
Tổng biến phí
= ∑ Chi phí NVLTT + ∑ Chi phí NCTT + Biến phí SXC + Biến phí BH & QLDN
= 50 % * 2 tỷ + 25 % * 2 tỷ + ( 25 % * 2 tỷ ) * 20% + 200 triệu = 1800 triệu đồng
Tổng định phí = Định phí SXC + Định phí BH & QLDN
= ( 25 % * 2 tỷ ) * 80% + 500 triệu = 900 triệu đồng
Tỷ lệ bổ sung = ( 15% * 2 tỷ + 900 triệu ) / 1800 = 2/3
Biến phí đơn vị = 1800 triệu / 50.000 = 36.000 đ/ s Giá bán = 60.000 đ/sp
Ví dụ 10 : Có các tài liệu về kế hoạch sản xuất và kinh doanh đối với 20.000 sản
phẩm áo đi mƣa tại công ty Huy Hoàng nhƣ sau:
51
Chi phí NVLTT = 7.000 đồng/sản phẩm. Chi phí NCTT = 5.000 đồng/sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung = 3.000 đồng/sản phẩm, trong đó biến phí = 1.000 đồng/sản
phẩm và định phí 2.000 đồng/sản phẩm
Bao bì đóng gói = 2.000 đ/sản phẩm. Hoa hồng bán hàng = 1.000 đ/sản phẩm.
Tổng chi phí quảng cáo một năm = 10 triệu đồng. Khấu hao tài sản cố định của bộ
phận bán hàng và quản lý một năm = 86 triệu đồng. Tiền lƣơng trả cho bộ phận
bán hàng và quản lý một năm = 54 triệu đồng. Vốn hoạt động bình quân trong năm
là 300 triệu đồng. Doanh nghiệp mong muốn ROI của sản phẩm = 20%.
Định giá sản phẩm theo phƣơng pháp toàn bộ ( giá thành đầy đủ )
Z = 7.000 + 5.000 + 3.000 = 15.000 đ/ sản phẩm
Tổng chi phí BH & QLDN
= ( 2.000 + 1.000 ) * 20.000 + 10 triệu + 86 triệu + 54 triệu = 210 triệu đồng
Tỷ lệ bổ sung = ( 20% * 300 triệu + 210 triệu ) / ( 20.000 * 15.000 ) = 90%
Giá bán = 15.000 + 15.000 * 90% = 28.500 đ/sản phẩm
Định giá sản phẩm theo phƣơng pháp trực tiếp ( số dƣ đảm phí )
Tổng biến phí = ( 7.000 + 5.000 + 1.000 + 2.000 + 1.000 ) * 20.000
= 16.000 * 20.000 = 320 triệu đồng
Tổng định phí = 2.000 * 20.000 + 10 triệu + 86 triệu + 54 triệu = 190 triệu
Tỷ lệ bổ sung = ( 190 triệu + 20% * 300 triệu ) / ( 320 triệu ) = 78,125 %
Gia bán = 16.000 + 16.000 * 78,125 % = 28.500 đ/sản phẩm
TRƢỜNG HỢP 2: ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM DỊCH VỤ
Sản phẩm dịch vụ là những sản phẩm của các ngành nhƣ : du lịch, dịch vụ
truyền hình, bƣu chính viễn thông, tƣ vấn luật, dịch vụ sửa chữa ô tô, kiểm
toán
Giá bán các sản phẩm dịch vụ đƣợc thực hiện trên 2 cơ sở: một là căn cứ
trên giá thời gian lao động và hai là căn cứ trên giá các NVL sử dụng khi
thực hiện dịch vụ.
Định giá sản phẩm dịch vụ chính là xác định giá trị của 2 yếu tố trên sao cho
đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn.
Giá bán sản phẩm dịch vụ = Giá thời gian lao động + Giá NVL sử dụng
Trong đó:
Giá thời gian lao động
= Số giờ lao động để hoàn thành 1 dịch vụ * Giá 1 giờ công lao động
Giá NVL sử dụng
= Chi phí NVL, phụ tùng sử dụng để hoàn thành 1 dịch vụ + Số tiền bổ sung
52
Giá 1 giờ công lao động = Chi phí nhân công trực tiếp tính trên 1 giờ lao
động + Chi phí phục vụ và quản lý tính trên 1 giờ lao động + Lợi nhuận
mong muốn tính trên 1 giờ lao động
Quy trình định giá sản phẩm dịch vụ
Bƣớc 1: Xác định chi phí nhân công trực tiếp tính trên 1 giờ lao động
=
Bƣớc 2: Xác định chi phí phục vụ và quản lý tính trên 1 giờ lao động = ( Lƣơng
nhân viên quản lý + Lƣơng nhân viên văn phòng + Các khoản trích theo lƣơng của
nhân viên quản lý và nhân viên văn phòng + Chi phí phục vụ + Khấu hao tài sản cố
định + Các chi phí khác có liên quan ) / Tổng số giờ lao động trực tiếp
Bƣớc 3: Xác định Lợi nhuận mong muốn tính trên 1 giờ công lao động
Bƣớc 4: Xác định Giá 1 giờ công lao động = Chi phí nhân công trực tiếp tính trên
1 giờ lao động + Chi phí phục vụ và quản lý tính trên 1 giờ lao động + Lợi nhuận
mong muốn tính trên 1 giờ lao động
Bƣớc 5: Xác định Giá thời gian lao động = Số giờ lao động để hoàn thành 1 dịch
vụ * Giá 1 giờ công lao động
Bƣớc 6: Xác định chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, phụ tùng sử dụng khi
thực hiện dịch vụ = Lƣơng nhân viên quản lý nguyên vật liệu, phụ tùng + Lƣơng
nhân viên văn phòng + Các khoản trích theo lƣơng của nhân viên quản lý và nhân
viên văn phòng + Chi phí phục vụ + Khấu hao tài sản cố định + Các chi phí khác
có liên quan
Bƣớc 7: Xác định lợi nhuận mong muốn tính trên trị giá NVL, phụ tùng đƣa ra
sử dụng
Bƣớc 8: Xác định tỷ lệ bổ sung = ( Chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, phụ tùng
sử dụng khi thực hiện dịch vụ / Tổng trị giá NVL, phụ tùng đƣa ra sử dụng ) + Lợi
nhuận mong muốn tính trên trị giá NVL, phụ tùng đƣa ra sử dụng
Bƣớc 9: Xác định giá của NVL, phụ tùng sử dụng = Chi phí NVL, phụ tùng sử
dụng để hoàn thành 1 dịch vụ * ( 1 + Tỷ lệ bổ sung )
Bƣớc 10: Giá bán sản phẩm dịch vụ = Giá thời gian LĐ + Giá NVL sử dụng
Ví dụ 11:
Tại công ty dịch vụ sửa chữa xe hơi và kinh doanh phụ tùng Cẩn Thận có 30
công nhân sửa chữa làm việc trong 40 giờ/tuần, một năm làm việc 50 tuần.
Công ty dự kiến đạt đƣợc lợi nhuận 10.000 đ cho một giờ công sửa chữa và
53
15% lợi nhuận trên trị giá số phụ tùng đƣa ra sử dụng. Trị giá mua nguyên
vật liệu theo hóa đơn dự kiến đƣa ra sử dụng trong năm là 1,2 tỷ đồng.
Công ty sử dụng phƣơng pháp định giá bán sản phẩm theo thời gian lao
động và nguyên vật liệu sử dụng.
Giả sử trong thực tế 1 công việc sửa chữa bình quân tiêu hao 10 giờ công lao
động trực tiếp và 1.500.000 chi phí phụ tùng.
Yêu cầu : Định giá dịch vụ sửa chữa này, biết các chi phí phát sinh trong năm công
ty dự kiến nhƣ sau :
Chỉ tiêu
Dịch vụ sửa
chữa
Kinh doanh phụ
tùng
- Lƣơng công nhân sửa chữa 900.000.000
- Lƣơng quản lý dịch vụ sửa chữa 120.000.000
- Lƣơng quản lý phụ tùng 108.000.000
- Lƣơng nhân viên văn phòng 50.000.000 42.000.000
- BHXH, BHYT, KPCĐ ( 19% ) 203.300.000 28.500.000
- Chi phí phục vụ 90.000.000 81.500.000
- Khấu hao tài sản cố định 270.000.000 100.000.000
- Chi phí khác 61.700.000
Bài giải :
1. Chi phí nhân công trực tiếp tính trên 1 giờ lao động
ờ
2. Chi phí phục vụ và quản lý tính trên 1 giờ lao động
( 120.000.000 + 50.000.000 + 170.000 * 19% + 90.000.000 + 270.000.000
+ 61.700.000 ) / 60.000 = 10.400 đ/giờ
3. Lợi nhuận mong muốn tính trên 1 giờ công lao động = 10.000 đ/giờ
54
4. Giá 1 giờ công lao động = 17.850 + 10.400 + 10.000 = 38.250 đ/giờ
5. Giá thời gian lao động = 38.250 * 10 = 382.500 đồng.
6. Chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, phụ tùng sử dụng khi thực hiện
dịch vụ = 108.000.000 + 42.000.000 + 28.500.000 + 81.500.000 +
100.000.000 = 360.000.000 đ
7. Lợi nhuận mong muốn tính trên trị giá phụ tùng đƣa ra sử dụng = 15%
8. Tỷ lệ bổ sung = ( 360.000.000 / 1.200.000.000 ) + 15 % = 45 %
9. Giá của NVL, phụ tùng sử dụng = 1.500.000 * ( 1 + 45 % ) = 2.175.000 đ
10. Giá của công việc sửa chữa = 382.500 + 2.175.000 = 2.557.500 đồng
TRƢỜNG HỢP 3: ĐỊNH GIÁ BÁN TRONG TRƢỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Một số trƣờng hợp đặc biệt Phƣơng pháp định giá
Công ty nhận đƣợc đơn đặt hàng với số lƣợng lớn
sản phẩm, nhƣng với giá đặc biệt và chỉ mua 1 lần.
Công ty nhận đƣợc một đơn đặt hàng trong trƣờng
hợp công ty còn năng lực nhàn rỗi.
Cạnh tranh trong đấu thầu cung cấp sản phẩm.
Công ty phải hoạt động trong điều kiện khó khăn,
buộc phải giảm giá bán.
Sử dụng phƣơng
pháp trực tiếp mà
không dùng phƣơng
pháp toàn bộ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ke_toan_quan_tri_phan_1_nghe_ke_toan_doanh_nghiep.pdf