Giáo trình Kế toán nhà hàng – khách sạn - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp

Bài 1

Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng

Giới thiệu:

Ngày này, thương mại dịch vụ nói chung và dịch vụ Nhà Hàng nói riêng

đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Dịch vụ Nhà Hàng càng phát triển

thì đỏi hỏi kế toán trong những doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng phải có kiến

thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Người dọc sẽ hiểu rõ hơn về kế toán nhà hàng

sau khi đọc xong bài sau:

Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm của kế toán nhà hàng;

- Xác định được đối tượng tính giá thành trong hoạt động kinh doanh nhà

hàng;

- Tính được giá thành sản phẩm tự chế trong hoạt động kinh doanh nhà

hàng;

- Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập;

Nội dung:

1. Đặc điểm kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng

1.1 .Khái niệm

Hoạt động kinh doanh nhà hàng là hoạt động sản xuất và tiêu thụ ngay sản

phẩm ăn uống. Chu kì chế biến trong hoạt động nhà hàng thường ngắn không có

sản phẩm dở dang cuối kì.

1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhà hàng là:

- Sản phẩm sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.

- Hoạt động kinh doanh vừa sản xuất chế biến vừa tiêu thụ sản phẩm chế

biến ra và vừa có yếu tô" phục vụ trong quá trình tiêu thụ.

- Vì chu kỳ sản xuất ngắn, thường không có sản phẩm dở dang cuối kỳ

nên thưòng không áp dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.

- Nguyên vật liệu dùng trong chế biến có thể xuất dùng từ kho nhưng

thông thường được mua và đưa vào chế biến ngay.8

- Sản Dhẩm kinh doanh của nhà hàng gồm có 2 dạng: Sản phẩm chế biến

(thức ăn,.) và sản phẩm mua sẵn (bia, nước ngọt, bánh,.).

1.3. Nguyên tắc

- Hàng hóa mua vào được tính theo nguyên tắc giá gốc.

- Kế toán hàng hóa tồn kho tuân thủ theo chuẩn mực số 2 “Hàng tồn

kho”.

- Hàng hóa mua vào phải hạch toán rieng trị giá hàng hóa nhập kho và

chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ căn cứ vào số hàng đã tiêu thụ

doanh nghiệp sử dụng các tiêu thức phù hợp để phân bổ chi phí mua hàng cho

hàng bán ra.

- Hàng hóa xuất kho phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán trong kế toán.

- Doanh thu được ghi nhận phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với chi phí

đã tạo nên doanh thu đó.

- Hạch toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận riêng cho hàng hóa tự chế

biến và hàng hóa mua sẵn.

pdf69 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán nhà hàng – khách sạn - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nhân viên hướng dẫn du lịch 6.00.000đ. (14) Định kì, tính lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị như sau: - Nhân viên hướng dẫn du lịch: 48.000.000đ. - Cán bộ quản lý bộ phận hướng dẫn du lịch: 6.000.000đ. - Cán bộ quản lý doanh nghiệp: 12.000.000đ. 50 (15) Tính và trích các quỹ kinh phí cồng đoàn, bảo hiểm xã hội, bào hiểm y tế theo lí lệ quy định. (16) Các chi phí phát sinh trong kì như sau: - Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 70.000.000đ. - Chi lương cho cán bộ công nhân viên theo bảng lương bằng tiền mặt. - Chi kí kết hợp đổng hướng dẫn du lịch bằng tiền mặt 1.200.000đ. ' Thuê chuyên gia sử học đi cùng với đoàn du lịch chi bằng tiền tạm ứng của nhân viên hướng dần du lịch 1.500.000đ. - Tính và trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận hướng dẫn du lịch 600.000đ. - Tính và trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.800.000đ. - Trả tiền điện, điện thoại ở bộ phận hướng dẫn du lịch theo giá chưa có thuế GTGT 1.900.000đ, thuếGTGT 10%. - Trả tiền điện, điện thoại ở bộ quản lý doanh nghiệp theo giá chưa có thuế GTGT 700.000đ, thuế GTGT 10%. - Xuất kho đổ dùng văn phòng sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp trị giá 400.000đ. (17) Thu nhập về hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch trong tháng như sau: - Doanh thu chưa có thuế GTGT: 460.000.000d. - Thuế GTGT 10%: - Tổng giá thanh toán: Trong đó thu bằng tiền gửi ngân hàng 200.000.000d, còn lại thu bằng tiền mặt. Số tiền mặt thu được thủ quỹ đã nộp ngân hàng, 2 ngày sau ngân hàng gửi giấy báo Có trả nợ tiền vay ngắn hạn 55.000.000đ, số còn lại chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng. (18) Kết chuyển các khoản chi phí để tính giá thành của hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch. (19) Kết chuyển các khoản thu, chi để xác định kết quả hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch, 51 (20) Khấu trừ thuế GTGT và nộp thuế GTGT cho Nhà nước bằng tiền gửi ngân hàng (đã nhận được giấy báo Nợ). Yêu cầu: Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bài 6: Kế toán hoạt động kinh doanh vận chuyển du lịch Giới thiệu: Hoạt động kinh doanh vận chuyển du lịch cũng như các hoạt động dịch vụ khác chi phí phát sinh chủ yếu ở ngoài doanh nghiệp. Vì vậy kế toán trong những hoạt động này cần nắm rõ đặc điểm kinh doanh cũng như các thức tập hợp chi phí tính giá thành dịch vụ. bài đọc sau sẽ giúp người đọc có thêm kiến thức cơ bản về hạch toán kế toán hoạt động kinh doanh vận chuyển du lịch Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm của hoạt động kinh doanh vận chuyển du lịch; 52 - Xác định được đối tượng chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ trong hoạt động kinh doanh vận chuyển du lịch; - Tập hợp được chi phí, doanh thu và phân bổ được chi phí trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; - Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập; - Tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp. Nội dung: 1. Đặc điểm kinh doanh vận chuyển du lịch + Chi phí vật liệu trực tiếp như nhiên liệu, dầu mỏ và các phụ tùng thay thế khác + Chi phí tiền công trực tiếp như tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của nhân viên lái xe và phụ lái xe, các khoản phụ cấp tính vào lương + Các chi phí tính vào CPSXC như: - Khấu hao phươngtiện vận tải - Trích trước chi phí vỏ ruột xe - Chi phí sửa chữa phương tiện vận chuyển - Lệ phí giao thông - Tiền mua bảo hiểm xe - Một số chi phí khác như thiệt hại do đụng xe và các khoản bồi thường thiệt hại 2. Kế toán hoạt động kinh doanh vận chuyển du lịch Đối tượng tập hợp CP KD vận tải được tập hợp theo từng đội xe, đoàn xe chi tiết thành v/c hành khách hay hàng hóa. 2.1. Phương pháp tập hợp chi phí : Có 2 PP là trực tiếp và gián tiếp. – CP nguyên liệu : Tính theo PP gián tiếp tức là ; Căn cứ vào số Km xe chạy và định mức tiêu hao nhiên liệu để xác định tổng nhiên liệu tiêu hao theo CT: Nhiên liệu tiêu hao = Số km xe chạy x định mức tiêu hao. Ở 1 số cty thực hiện khoán CP nhiên liệu cho lái xe thì nhiên liệu tiêu hao đc xác định trên cơ sở HĐ khoán và thanh lý hợp đồng khoán. – CP nhân công trực tiếp : là tiền lương phải trả cho lái xe, phụ xe và trích các 53 khoản BHXH, BHYT.. – CP săm lốp xe : Gồm CP mua, sửa chữa săm lốp. Đây là 1 khoản CP phát sinh 1 kỳ với số tiền lớn nhưng lại liên quan đến nhiều kỳ, vì thế khoản CP này sẽ tiến hành trích trước. Cách xác định như sau: Số tiền trích trước = Tổng số tiền mua, sửa săm lốp/ số tháng sử dụng ước tính ( thường là 1 năm) – CP khấu hao phương tiện ( KH TSCĐ) – CP khác : CP nguyên liệu phụ, công cụ dụng cụ để sửa xe, điện thoại, CP quản lý đội xe, vé cầu đường.những CP này được coi là CP SXC. 2.2. Hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu 1. Mua xăng dầu, nhiên liệu: Nợ TK 152 Nợ TK 1331 Có TK 111,112,331 2. Xuất kho nhiên liệu cho xe: Nợ TK 621 ( nếu QĐ 48 là TK 1541) Có TK 152. Trường hợp khoán nhiên liệu cho lái xe: – Khi ứng tiền cho lái xe mua nhiên liệu: Nợ TK 141 Có TK 1111 – Cuối kỳ thanh lý HĐ khoán : Nợ TK 621 Nợ TK 133 Có TK 141 Kết chuyển toàn bộ CP nhiên liệu trong kỳ. Theo QĐ 15: Nợ TK 154 Có TK 621 Còn theo QĐ 48 thì khi xuất kho đã định khoản : Nợ TK 154 54 Có TK 152 3. Chi phí nhân công – Tính lương lái xe: Nợ TK 622 ( TK 15412) Có TK 334 – Trích BHXH, BHYT, BHTN: Nợ TK 622 ( TK 15412) Có TK 3383 Có TK 3384 Có TK 3388 – Trả lương : Nợ TK 334 Có TK 1111,112 4. Chi phí khấu hao phương tiện( KH TSCĐ) Nợ TK 627 ( Nợ TK 15413) Có TK 214 ( 5. Chi phí khác: Nợ TK 627 ( Nợ TK 15418) Có TK 111,112,331 6. Trích trướ chi phí săm lốp Khi mua hoặc sửa lốp : Nợ TK 142 Có TK 1111. 1121 Phân bổ ( 12 tháng): Nợ TK 627 ( TK 15413) Có TK 142 7. Ngoài ra còn có CP QLDN Nợ TK 642 Nợ TK 1331 Có TK 111,112 CUỐI KỲ KẾT CHUYỂN Kết chuyển CP vào giá vốn : 55 : Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 3. Kế toán doanh thu, chi phí quản lý DN và kết quả kinh doanh du lịch Kế toán doanh thu, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN và kết quả kinh doanh (Tương tự như các họat động dịch vụ khác). Ví dụ kế toán Tại một Công ty Du Lịch A&B, trong tháng 5/n, thực hiện 2 hợp đồng du lịch (đơn đặt hàng du lịch) A, B: - Chi phí sản xuất (dịch vụ) dở dang đầu tháng (Tour chưa hoàn thành): đơn đặt hàng A: 50.000.000; đơn đặt hàng B: 2.500.000. - Chi phí sản xuất (dịch vụ) phát sinh tập hợp trong tháng: o Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (vé, nón, balô): đơn hàng A: 25.000.000; đơn hàng B (vé, nón, balô): 10.000.000. o Chi phí nhân công trực tiếp (lương và các khoản trích theo lương của hướng dẫn viên): đơn hàng A: 8.000.000; đơn hàng B: 6.000.000. o Chi phí sản xuất chung (lương gián tiếp, chi phí KH TSCĐ, ): 12.000.000. - Ngày 5/5/n đơn hàng A đã hoàn thành tour du lịch, doanh thu chưa có thuế là 98.000.000, thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán toàn bộ bằng tiền gửi ngân hàng. - Cuối tháng 5/n, đơn hàng B vẫn còn đang trong quá trình thực hiện. - Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đơn hàng theo tỷ lệ với chi phí NVL trực tiếp. - Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Một số thông tin bổ sung khác: chi phí quản lý doanh nghiệp: 8.000.000; chi phí tài chính: 3.000.000; doanh thu hoạt động tài chính: 1.000.000. Thu nhập khác: 1.200.000; Chi phí khác 300.000. Yêu cầu: 56 1/. Định khoản và tính giá thành các tour du lịch trên. 2/. Xác định kết quả kinh doanh tháng 5/N. Câu hổi và bài tập vận dụng Bài 1: Công ty du lịch Hương Nam tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tháng 7/N có tình hình kinh doanh vận chuyển du lịch như sau: 1. Mua nhiên liệu dùng ngay cho phương tiện vận chuyến khách du lịch thanh toán bằng tiền mặt: - Trị giá mua chưa có thuế GTGT 65.000.000đ. -Thuế GTGT 10%: 6.500.000đ. 2. Tính lương phải trả cán bộ, công nhân viên trong tháng như sau: - Nhân viên lái xe, phụ xe: 72.000.000đ. - Cán bộ điều hành bộ phận vận chuyển du lịch: 15.000.000đ. - Cán bộ quản lý chung toán doanh nghiệp: 25.000.000đ. Đồng thời tính và trích các quỹ kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tí lộ quy định. Sau đó doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ liền mặt để chi lương cho công nhân viên và đã chi theo bảng lương bằng tiền mặt. 3. Mua công cụ, dụng cụ về dùng cho bộ phận vận chuyển du lịch: Trị giá chưa có thuế GTGT 20.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiến mặt (phán bổ vào chi phí làm 4 kì). 4. Tính và trích khấu hao phương tiện vận chuyển 120.000.000d. 5. Mua săm lốp để thay thế cho các phương tiện vận chuyển trị giá chưa có thuế GTGT 35.000.000đ, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền tạm ứng. 6. Mua bảo hiểm phương tiện vận chuyển bằng tiền gửi ngân hàng 14.000.000đ. Chi nộp lệ phí giao thông bằng tiền mặt 500.000đ. 7. Chi trả tiền điện, điện thoại ở bộ phận vận chuyển du lịch bằng tiền mặt theo giá chưa có thuế GTGT 3.700,000đ, ở bộ phận quản lý doanh nghiệp theo giá chưa có thuế GTGT 4.300.000đ, thuế GTGT 10%. 8. Thu nhập vẻ kinh doanh vận chuyển du lịch như sau: - Doanh thu chưa có thuế GTGT 680.000.000đ. 57 -ThuếGTGT 10%. Trong đó: Thu bằng tiền gửi ngân hàng 350,000.000đ, còn lại thu bằng tiền mặt. Số tiền mặt thu được thu ngân đã nộp vào ngân hàng, 3 ngày sau ngân hàng đã gửi giấy báo Có. 9. Xác định giá thành của hoạt động kinh doanh vận chuyển du lịch. Xác định kết quả kinh doanh vận chuyển du lịch. 10. Khấu trừ thuế GTGT, nộp thuế GTGT bằng tiền gửi ngân hàng. Yêu cầu: Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Câu hỏi ôn tập và nâng cao: Bài 1: Hoạt động kinh doanh tại nhà hàng T trong tháng 7 như sau: ( tính thuế GTGT trực tiếp, Thuế GTGT 10%) 1. Ngày 1/7, mua NVL chính 4.000.000 và Vl phụ 500.000 đã thanh toán bằng tiền mặt, NVL giao cho bộ phận chế biến. biết mua bia, rượi do người cung cấp X mang đến trị giá 10.000.000 tiền chưa thanh toán 2. Ngày 3/7, bộ phận chế biến báo cáo chi phí chế biến trong ngày như sau: - NVL chính : 1.300.000 - VL phụ 200.000 Báo cáo bán hàng trong ngày : - Món ăn A : 10 đĩa giá bán 80.000 đ/đĩa - Món ăn B : 5 lẩu giá bán 100.000 đ/ lẩu - Món ăn C: 7 kg giá bán 150.000 đ/kg - Bia , rượi, ngước đá 20 thùng giá bán 180.000 đ/ thùng. Giá xuất kho 2.200.000 . Tất cả doanh thu trên đã thu bằng tiền mặt 5.000.000 và 800 USD. Tỷ giá giao dịch thực tế : 20500 đ/USD, tiền lẻ khách hàng khen thưởng cho nhà hàng 3. Ngày 8/7 rút TGNH 6.000.000 trả cho người bán bia, rượi ở tháng trước. chi tiền mặt để mua NVL chính 800.000 chi phí vận chuyển 200.000, nhập kho đủ. Xuất VL dùng cho bộ phận chế biến trị giá 200.000. bán 80 USD tiền mặt thu được 1.680.000 tiền VN 58 4. Ngày 15/7, nhận trước TM 13.000.000 của khách hàng để tổ chức tiệc cưới. trong ngày đã tổ chức xong tiệc cước với chi phí chế biến tập hợp như sau: - Bia, nước ngọt, nước đa, giá xuất kho : 4.000.000, giá bán : 5.400.000 - NVL chính 2.100.000 - VL phụ 300.00 - Nhiên liệu : 100.000 - Khách hàng làm vỡ tấm kinh cửa sổ, đã bồi thường bằng tiền mặt 200.000. biết rằng tấm kính trị giá 1.000.000 đã phân bổ 700.000 trong năm . 5. Ngày 20/7, bộ phận nhà hàng báo hỏng một số bán ghế cũ trị giá 6000.000, phân bổ 12 tháng, phế liệu thu hồi ước tính nhập kho 1.000.000, trong ngày nhà hàng mua số bán ghế mới nhập kho trị giá 8.000.000 đưa vào sử dụng ngay thay thế bàn ghế cũ đã hư, dự tính phân bổ 8 tháng bắt đầu từ tháng 8 năm nay, tiền mau chưa thanh toán 6. Ngảy 25/7 tính toán chi phí trong tháng - Tiền lương kỹ thuật chế biến 1.000.000, lương quản đốc nhà hàng 700.000 - Tiền lương bộ phận quản lý 3.000.000 - Trích các khoản theo theo lương theo tỷ lệ quy định - Khấu hao TSCĐ trong tháng 2.000.000 tro đó thiết bị chế biến 500.000 - Tiền điện thoại, điện nước 1.000.000 trong đó chế biến 700.000 Yêu cầu : 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2/ Hãy tính thuế GTGT. Xác định kết quả kinh doanh hàng chế biến và hàng mua sẵn, giả sử hci phí quản lý được phân bổ hết trong tháng Bài 2: Một công ty du lịch tiến hành các hoạt động cho thuê phòng, dịch vụ Karaoke, dịch vụ giặt ủi. chi phí phát sinh như sau : 1/ dùng vốn đầu tư XDCB mua sắm một thiết bị quản lý trang bị cho văn phòng công ty, giá mua cả thuế GTGT 5% là 210.000.000. tiền mua chưa trả cho Công ty P 59 2/ Xuất vật liệu sử dụng trực tiếp cho kinh doanh buồng ngủ: 12.000.000, cho giặt ủi 4.000.000, cho Karaoke 6.000.000 và cho quản lý doanh nghiệp 2.400.000 3/ phân bổ giá trị công cụ thuộc loại xuất dùng nhiều lần vào chi phí kinh doanh buồng ngủ: 24.000.000, bộ phận giặt ủi: 10.000.000, bộ phận Karaoke: 12.000.000 và bộ phận quản lý công ty : 10.000.000 4/ Thanh toán tiềm mua thiết bị cho công ty P 210.000.000 bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1% 5/ chi tiền mặt mau báo hàng ngày sủ dụng ở Công ty 300.000 6/ chi tiền lương phải trả cho: - Nhân viên phục vụ trực tiếp buồng ngủ : 10.000.000; Karaoke 10.000.000; giặt ủi .8.000.000 - Nhân viên quản lý buồng ngủ 5.000.000; Karaoke 4.000.000; giặt ủi 2.000.000 nhân viên quản lý doanh nghiệp 10.000.000 7/ Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định 8/ Thu mua một số công cụ theo giá cả thuế GTGT 5% là 8.400.000. số công cụ này thuộc loại phân bổ 2 lần và dduwwocj sử dụng trực tiếp cho hoạt động Karaoke 25% cho hoạt động thuê phòng 50%, giặt ủi 25% 9/ khấu hao TSCĐ trong kỳ của bộ phận buồng ngủ: 60.000.000; bộ phận Karaoke 20.000.000; bộ phậm giặt ủi 5.000.000 và văn phòng công ty 10.000.000 10/ chi phí sử dụng điện đã chi bằng tiền mặt trong kỳ ( cả thuế GTGT 10%) là 33.000.000; trong đó sử dụng ở bộ phận buồng 50%, bộ phận giặt ửi25% bộ phận karaoke 20% quản lý công ty 10% 11/ Tổng thu trong tháng các hoạt động - hoạt động giặt ủi ( gồm cả thuế GTGT 10%) 77.000.000 bằng tiền mặt - Kinh doanh buồng ( gồm cả thuế GTGT 10% ) + bằng tiền mặt 220.000.000 và 10.000 USD + Bằng chuyển khoản 137.000.000 60 - Hoạt động Karaoke bằng tiền mặt ( cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất 20%) 360.000.000 - Yêu cầu: tập hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành sản xuất của từng hoạt động và giá thành đơn vị kinh doanh buồng ngủ - Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, biết tỷ giá thực tế ngoại tệ trong là 20.500.đ/ USD Tài liệu bổ sung: tổng số ngày – đêm nghỉ thực tế của buồng ngủ loại 1 là 150; loại 2: 350: loại 3: 210; hệ số quy đổi buồng ngủ loại 3=1; laoij 2- 1,4 ; loại 1=2 Bài 3: Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đầu tháng, nguyên liệu chế biến còn tồn kho 6.0000.000đ, Trong tháng phát sinh: 1. Mua nguyên liệu từ về nhập kho giá chưa thuế 20.000.000đ,thuế GTGT là 10% đã trả tiền mặt 2.Xuất kho nguyên liệu để phục vụ dịch vụ cho thuê phòng ( xuất hết) 3.Tiền công phải trả cho bộ phận dịch vụ buồng là 8.000.000đ 4.Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ hiện hành 5.Tập hợp CPSXC trong tháng: - Chi phí điện nước chưa trả tiền 5.400.000đ - Công cụ xuất dùng phân bổ một lần 300.000đ - Phân bổ chi phí công cụ treo ở các kỳ trước cho tháng này 1.200.000đ - KHTSCĐ 51.600.000đ - Các chi phí khác trả bằng tiền mặt 500.000đ 6. Chi phí tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý dịch vụ cho thuê phòng là: 4.000.000, trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định 8. Cuối tháng kiểm kê nguyên vật liệu dùng chưa hết nhập lại kho 200.000đ. Hãy tính giá thành hàng tự chế biến trong tháng, biết rằng trong tháng: phòng loại 1, có 20 phòng (phòng đôi) cho thuê 22 lần/phòng , phòng loại 61 2 có 15 phòng ( phòng đơn) cho thuê 28 lần/phòng, phòng loại 3 có 5 phòng ( phòng tập thể) cho thuê 30 lần/phòng Biết hệ số của các loại phòng lần lượt như sau: 1,2: 1: 1,5 Bài 2: Doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đầu tháng, nguyên liệu chế biến còn tồn kho 2.0000.000đ, Trong tháng phát sinh: 1. Mua nguyên liệu từ chợ về nhập kho giá chưa thuế 10.000.000đ, trả tiền 2.Xuất kho nguyên liệu chế biến ( xuất hết) 3. Mua Nguyên vật liệu đưa ngay vào chế biến móm ăn với giá mua chưa thuế là 12.000.000đ. thuế GTGT 10%, đã thanh toán ngay bằng tiền mặt 4.Tiền công phải trả cho: - Bộ phận trực tiếp chế biến 8.000.000đ - Bộ phận quản lý bếp và kho : 4.000.000 5.Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ hiện hành 6.Tập hợp CPSXC trong tháng: - Gas mua dùng chưa trả tiền 600.000đ - Công cụ xuất dùng phân bổ một lần 200.000đ - Phân bổ chi phí công cụ treo ở các kỳ trước cho tháng này 1.000.000đ - KHTSCĐ 1.400.000đ - Các chi phí khác trả bằng tiền mặt 500.000đ 7. Tổng hợp chi phí gia vị : nước mắm, bột ngọt, hạt nêm..vvv.. là 1.200.000đ 8. Cuối tháng kiểm kê nguyên vật liệu dùng chưa hết nhập lại kho bộ phận chế biến 300.000đ. Hãy tính giá thành hàng tự chế biến trong tháng, biết rằng đã chế biến trong tháng: - Vịt qay: 400 đĩa Với giá định mức là120.000đ/đĩa - Gà bó xôi : 200con, Với giá định mức là 180.000đ/con 62 - Lẩu cá đuối : 240 lẩu với giá định mức là 120.000đ/lẩu Bài 4: Doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đầu tháng, nguyên liệu chế biến còn tồn kho 2.0000.000đ, Trong tháng phát sinh: 1. Mua nguyên liệu từ chợ về nhập kho giá chưa thuế 15.000.000đ, trả tiền 2.Xuất kho nguyên liệu chế biến : - Xuất 5.000.000đ để chế biến món mực sào sa tế - Xuất 3.000.000đ để chế biến món Tôm chiên sù - Xuất 5.000.000đ để chế biến món Bê né 3. Mua Nguyên vật liệu với giá mua chưa thuế là 14.500.000đ. thuế GTGT 10%, đã thanh toán ngay bằng tiền mặt. Đưa ngay vào chế biến móm ăn như sau: - Món mực sào sa tế: 4.000.000đ - Món Tôm chiên sù:6.000.000đ - Món Bê né: 4.500.000d 4.Tiền công phải trả cho: - Bộ phận trực tiếp chế biến 12.000.000đ - Bộ phận quản lý bếp và kho : 4.000.000 5.Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ hiện hành 6.Tập hợp CPSXC trong tháng: - Gas mua dùng chưa trả tiền 600.000đ - Công cụ xuất dùng phân bổ một lần 200.000đ - Phân bổ chi phí công cụ treo ở các kỳ trước cho tháng này 1.000.000đ - KHTSCĐ 1.400.000đ - Các chi phí khác trả bằng tiền mặt 500.000đ 7. Tổng hợp chi phí gia vị : nước mắm, bột ngọt, hạt nêm..vvv.. là 1.200.000đ 63 8. Hãy tính giá thành hàng tự chế biến trong tháng, biết rằng đã chế biến trong tháng: - Vịt qay: 400 đĩa - Gà bó xôi : 200con, - Lẩu cá đuối : 240 lẩu Biết chi phí Nhân công trực tiếp phân bổ theo số lượng sản phẩm Chi phí sản xuất chung phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp BÀI KIỂM TRA HỌ TÊN: SỐ 01 LỚP: Câu 1: Nhà Hàng Lan Khuê, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đầu tháng, nguyên liệu chế biến còn tồn kho 5.0000.000đ, Trong tháng phát sinh: 1. Mua nguyên liệu từ chợ về nhập kho giá chưa thuế 22.000.000đ, thuế GTGT10%, đã thanh toán bằng tiền gửi NH, đã nhận được giấy báo nợ 2.Xuất kho nguyên liệu để chế biến ( xuất hết) 3. Mua Nguyên vật liệu từ chợ về đưa vào chế biến ngay với giá mua là 12.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt 4.Tiền công phải trả cho bộ phận chế biến 12.000.000đ, Tiền công của nhân viên quản lý kho là 4.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 6.000.000, bộ phận bán hàng là 8.000.000 5.Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ hiện hành 6.Tập hợp CPSXC trong tháng: - Gas mua dùng chưa trả tiền với giá chưa thuế là 820.000đ, thuế GTGT10% - Xuất kho Công cụ xuất dùng phân bổ một lần 340.000đ - Phân bổ chi phí công cụ treo ở các kỳ trước cho tháng này 2.240.000đ trong đó phân bổ cho bộ phận chế biến là 1.240.000đ, bộ phận bán hàng 600.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 400.000đ - Khấu hao TSCĐ 4.600.000 trong đó bộ phận chế biến 1.600.000đ. bộ phận bán hàng 2.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.000.000đ - Các chi phí khác trả bằng tiền mặt 400.000đ 7. Tổng hợp chi phí gia vị : nước mắm, bột ngọt, hạt nêm..vvv.. là 1.000.000đ 64 8. Chi phí tiền điện, nước chưa thanh toán là 11.000.000 gồm cả thuế GTGT 10% . Phân bổ cho các bộ phận như sau: bộ phận chế biến 6.500.000đ, bộ phận bán hàng 2.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.500.000đ. 9. Chi tiền mặt thanh toán tiền mua văn phòng phẩm sử dụng ngay cho bộ phận quản lý là 500.000đ 10. Số nguyên vật liệu dùng chưa hết nhập lại kho bộ phận chế biến 200.000đ. Hãy tính giá thành hàng tự chế biến trong tháng, biết rằng đã chế biến trong tháng: - Vịt tiềm thuốc bắc: 200 thố với giá bán là 400.000đ/ thố - Cá lóc hấp: 100kg, với giá bán là 200.000đ/kg - Lẩu thập cẩm: 160 lẩu với giá là 300.000đ/lẩu Biết hệ số của các món ăn lần lượt như sau: 2; 1; 1,5 Thuế GTGT 10%, tất cả các mặt hàng đã bán và thu bằng tiền mặt 11. Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ biết thuế TNDN là 20% Yêu cầu: 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh BÀI KIỂM TRA HỌ TÊN: SỐ 01 LỚP: Câu 1: Nhà Hàng Hoa May, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đầu tháng, nguyên liệu chế biến còn tồn kho 6.0000.000đ, Trong tháng phát sinh: 1. Mua nguyên liệu từ chợ về nhập kho giá chưa thuế 22.000.000đ, thuế GTGT10%, đã thanh toán bằng tiền gửi NH, đã nhận được giấy báo nợ 2. Mua một số thiết bị về phục vụ cho câu lạc bộ 2.Xuất kho nguyên liệu để chế biến ( xuất hết) 3. Mua Nguyên vật liệu từ chợ về đưa vào chế biến ngay với giá mua là 10.000.000đ, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt 4.Tiền công phải trả cho bộ phận chế biến 12.000.000đ, bộ phận quản lý kho là 4.000.000đ, bộ phận bán hàng là 6.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 5.000.000đ 5.Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ hiện hành 6.Tập hợp CPSXC trong tháng: - Gas mua dùng chưa trả tiền 400.000đ - Công cụ xuất dùng phân bổ một lần 300.000đ - Phân bổ chi phí công cụ ở các kỳ trước cho tháng này 1.200.000đ - Khấu hao TSCĐ 4.600.000đ. trong đó phân bổ cho bộ phận chế biến là 1.600.000, bộ phận bán hàng là 2.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 1.000.000đ - Các chi phí khác trả bằng tiền mặt 400.000đ cho bộ phận chế biến 7. Tổng hợp chi phí gia vị : nước mắm, bột ngọt, hạt nêm..vvv.. là 800.000đ 8. Chi phí tiền điện, nước chưa thanh toán là 11.000.000 gồm cả thuế GTGT 10% . Phân bổ cho các bộ phận như sau: bộ phận chế biến 7.000.000đ, bộ phận bán hàng 2.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.00.000đ. 65 9. Chi tiền mặt thanh toán tiền mua văn phòng phẩm sử dụng ngay cho bộ phận quản lý là 500.000đ 10. Nguyên vật liệu dùng chưa hết nhập lại kho bộ phận chế biến 300.000đ. Hãy tính giá thành hàng tự chế biến trong tháng, biết rằng đã chế biến trong tháng: - Vịt qay: 400 đĩa Với giá định mức là 120.000đ/đĩa, giá bán là 300.000đ/ đĩa - Gà bó xôi : 200con, Với giá định mức là 180.000đ/con, giá bán là 400.000đ/ con - Lẩu cá đuối : 240 lẩu với giá định mức là 120.000đ/lẩu, giá bán là 300.000đ/ lẩu Thuế GTGT 10%, tất cả các mặt hàng đã bán và thu bằng tiền mặt 11. Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ biết thuế TNDN là 20% Yêu cầu: 1/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2/ Khấu trừ thuế GTGT, nộp thuế GTGT bằng tiền gửi ngân hàng đã nhận được giấy báo nợ. Câu 1: Khách sạn Hoàng Ânh. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 10/N, chi phí kinh doanh dịch vu khách sạn phát sinh như sau: 14. Mua một số công cụ, dụng cụ trang bị cho buồng ngủ, giá mua chưa có thuế GTGT 10.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Số công cụ, dụng cụ được phân bổ chi phí vào hai kỳ. 15. Xuất kho một số xà phòng tắm, bàn chải đánh răng, trà,... trang bị cho các buồng ngủ 4.200.000đ. 16. Các phòng khách sạn báo hỏng một số bàn ghế cũ trị giá khi xuất dùng 10.000.000d, đã phân bổ 8.000.000đ, phế liệu bán thu hồi bằng tiền mặt 50.000đ (thuộc loại phân bổ ngắn hạn). 17. Chi tiền mặt mua một số vật liệu sửa chữa hệ thống nước dùng cho các buồng ngủ: giá mua chưa thuế 1.200.000đ, thuế GTGT 120.000đ. 18. Tính tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên trong tháng: - Nhân viên trực tiếp (nhân viên buồng): 8.000.000đ. - Nhân viên quản lý và phục vụ hoạt động kinh doanh buồng: 4.000.000 - Nhân viên quản lý doanh nghiệp (Khách sạn): 6.000.000 (quản đốc buồng, thủ kho): 3.000.000đ. 19. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí theo chế độ quy định. 20. Trích khấu hao nhà khách sạn và các trang thiết bị thuộc bộ phận kinh doanh khách sạn: 50.000.000đ. bộ phận quản lý : 5.000.000đ 21. Tiền điện, nước đã trả bằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_nha_hang_khach_san_nghe_ke_toan_doanh_ngh.pdf