Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán trong các doanh nghiệp

1.1. Khái niệm

Kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, gắn liền với hoạt động quản lý và xuất

hiện cùng với sự hình thành đời sống kinh tế - xã hội loài ngƣời.

1.2. Vai trò

Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán cho các đối tƣợng sử dụng khá nhau, với

mục đích khác nha, để ra các quyết định quản lý phù hợp. Điều này nói lên vai trò

quan trọng của kế toán tài chính trong công tác quản lý vi mô và vĩ mô của nhà nƣớc

1.3. Nhiệm vụ

Thu thập, xử lý thông tin, số liệu theo đối tƣợng, nội dung công việc, theo chuẩn

mực và chế độ.

Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, kiểm tra việc quản lý, sử dụng

tài chính

Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mƣu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu

cầu quản trị

Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

1.4. Yêu cầu

- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ

kế toán và BCTC.

- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán

- Phán ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán

- Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp

vụ kinh tế, tài chính

- Thông tin số liệu kế toán đƣợc phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc

hoạt động kinh tế.

- Phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự

2. Nội dung của công tác kế toán doanh nghiệp

Kinh doanh dich vụ nói chung và kinh doanh vận tải nói riêng là hoạt động cung ứng

lao vụ, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống cũng nhƣ nhu cầu sản xuất kinh

doanh toàn xã hội. Tuy các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đa dạng, khác nhau,

song căn cứ vào đặc điểm tình hình và sự vận động của tài sản cũng nhƣ nội dung, tính7

chất cùng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính, toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp

vận tải nói chung bao gồm những nội dung cƣ bản sau:

- Kế toán vốn bằng tiền, đầu tƣ ngắn hạn.

- Kế toán vật tƣ hàng hóa.

- Kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tƣ dài hạn.

- Kế toán tiền lƣơng, chi phí sản xuất.

- Kế toán bán hàng, các khoản nợ Và nguồn vốn chủ sở hữu.

- Lập hệ thống báo cáo tài chính.

3. Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp

3.1. Tổ chức công tác hạch toán ban đầu ở đơn vị cơ sở

- Căn cứ vào hệ thống chứng từ nhà nƣớc đã ban hành và nội dung kinh tế của

hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp để lựa chọn các mẫu chứng từ ban

đầu cho phù hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh

Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp do nhà nƣớc ban hành

bao gồm:

Loại 1: Hàng tồn kho bao gồm các biểu mẫu: Phiếu nhập kho, xuất kho, thẻ kho.

Loại 2:Lao động - Tiền lƣơng bao gồm các biểu mẫu: Bảng chấm công, bảng

thanh toán.

Loại 3: Bán hàng bao gồm các biểu mẫu: Hóa đơn bán hàng, cƣớc vận chuyển.

Loại 4:Tiền tệ bao gồm các biểu mẫu: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị.

Loại 5: Tài sản cố định bao gồm các biểu mẫu: Biên bản giao nhận tài sản, thẻ TS.

3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

- Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đƣợc ban hành theo TT 200/2014/QĐ –

BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trƣởng Bộ tài chính.

pdf44 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Phần 1) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoản nợ phải thu khác. - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trƣờng hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam) Số dƣ bên Nợ: Các khoản nợ phải thu khác chƣa thu đƣợc. Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dƣ bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu (trƣờng hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tƣợng cụ thể) Tài khoản 138 - Phải thu khác, có 3 tài khoản cấp 2: c. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1. Tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát hiện thiếu, chƣa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (giá trị còn lại của TSCĐ) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá). 2. TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc hoạt động phúc lợi phát hiện thiếu, chƣa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) (TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án) Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) (TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá). Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của tài sản thiếu chờ xử lý, ghi: 33 Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) Có TK 353 - Quỹ khen thƣởng, phúc lợi (3532) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (TSCĐ dùng cho sự nghiệp, DA). 3. Trƣờng hợp tiền mặt tồn quỹ, vật tƣ, hàng hóa , ... phát hiện thiếu khi kiểm kê: a) Khi chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) Có các TK 111, 152, 153, 155, 156. b) Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thƣờng) Nợ TK 1388 - Phải thu khác (cá nhân, tổ chứcc phải nộp tiền bồi thƣờng) Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (số bồi thƣờng trừ vào lƣơng) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thƣờng theo quyết định xử lý) Nợ TK 811 - Chi phí khác (phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê phải tính vào tổn thất của doanh nghiệp) Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý. c) Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được ngay nguyên nhân và người chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác) (số phải bồi thƣờng) Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (số bồi thƣờng trừ vào lƣơng) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thƣờng theo quyết định xử lý) Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung Có các TK 152, 153, 155, 156 Có các TK 111, 112. 4. Các khoản cho mƣợn tài sản tạm thời, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) Có các TK 152, 153, 155, 156, ... 5. Các khoản chi hộ bên thứ ba phải thu hồi, các khoản phải thu khác, ghi Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) 34 Có các TK liên quan. 6. Định kỳ khi xác định tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia phải thu, ghi: Nợ các TK 111, 112, .... (số đã thu đƣợc tiền) Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. 7. Khi thu đƣợc tiền của các khoản nợ phải thu khác, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng Có TK 138 - Phải thu khác (1388). 8. Khi có quyết định xử lý nợ phải thu khác không có khả năng thu hồi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (số bồi thƣờng của cá nhân, tập thể có liên quan) Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động (số bồi thƣờng trừ vào lƣơng) Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (nếu đƣợc bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số hạch toán vào chi phí) Có TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác). 9. Khi các doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản phải thu khác (đang đƣợc phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho công ty mua bán nợ, ghi: Nợ các TK 111, 112, .... (số tiền thu đƣợc từ việc bán khoản nợ phải thu) Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số chênh lệch đƣợc bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi) Nợ các TK liên quan (số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền thu đƣợc từ bán khoản nợ và số đã đƣợc bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi) Có TK 138 - Phải thu khác (1388). 10. Khi phát sinh chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, ghi: Nợ TK 1385 - Phải thu về cổ phần hóa (chi tiết chi phí cổ phần hóa) Có các TK 111, 112, 152, 331, 11. Khi kết thúc quá trình cổ phần hóa, doanh nghiệp phải báo cáo và thực hiện quyết toán các khoản chi về cổ phần hóa với cơ quan quyết định cổ phần hóa. Tổng số chi phí cổ phần hóa, chi trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, chi hỗ trợ đào tạo lại lao 35 động, ... đƣợc trừ (-) vào số tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nƣớc thu đƣợc từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc, ghi: Nợ TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa (tiền thu bán cổ phần thuộc vốn NN) Có TK 1385 - Phải thu về cổ phần hóa. 12. Các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp, dự án, chi đầu tƣ XDCB, chi phí SXKD nhƣng không đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác Có các TK 161, 241, 641, 642, ... 13. Khi lập Báo cáo tài chính, số dƣ nợ phải thu khác có gốc ngoại tệ đƣợc đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính: - Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131). - Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có TK 138 - Phải thu khác 6. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi a. Khái niệm Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chƣa quá hạn thanh toán nhƣng có thể không thu hồi đƣợc do khách hàng không có khả năng thanh toán vì một số nguyên nhân sau: Khách hàng lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể. Ngƣời nợ mất tích, bỏ trốn. Đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án. b. Kết cấu tài khoản 2293 Bên Nợ: + Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi. + Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi. Bên Có: + Số dự phòng nợ phải thu khó đòi đƣợc lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Số dư bên có: Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ. c. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 36 1) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu đƣợc phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trƣớc chƣa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293). 2) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu đƣợc phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trƣớc chƣa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. 3) Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi đƣợc, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi: Nợ các TK 111, 112, 331, 334....(phần tổ chức cá nhân phải bồi thƣờng) Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần đƣợc tính vào chi phí) Có các TK 131, 138, 128, 244... 4) Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã đƣợc xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi đƣợc nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi đƣợc, ghi: Nợ các TK 111, 112, .... Có TK 711 - Thu nhập khác. 5) Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn đƣợc bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trƣờng hợp thực tế, kế toán ghi nhận nhƣ sau: - Trƣờng hợp khoản phải thu quá hạn chƣa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi: Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ) Có các TK 131, 138, 128, 244... - Trƣờng hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhƣng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại đƣợc hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận) 37 Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ) Có các TK 131, 138, 128, 244... 6) Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trƣớc khi doanh nghiệp Nhà nƣớc chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu đƣợc hạch toán tăng vốn Nhà nƣớc, ghi: Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) Có TK 411 - Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu. 7. Kế toán tạm ứng a. Khái niệm Tạm ứng là việc cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp ứng trƣớc một khoản tiền hoặc vật tƣ để thực hiện nhiệm vụ SXKD hoặc giải quyết một công việc đã đƣợc phê duyệt. Nguyên tắc kế toán - Ngƣời nhận tạm ứng phải là công nhân viên chức hoặc ngƣời lao động làm việc tại doanh nghiệp - Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng đối tƣợng nhận tạm ứng, theo nội dung tạm ứng ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng. - Ngƣời nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích đã đƣợc phê duyệt. b. Chứng từ và sổ sách kế toán Giấy đề nghị tạm ứng Phiếu thu, phiếu chi Báo cáo thanh toán tạm ứng. Các chứng từ gốc: hoá đơn mua hàng, biên lai cƣớc phí, vận chuyển... c. Tài khoản kế toán Tài khoản 141 – Tạm ứng Bên Nợ: - Các khoản tiền đã tạm ứng cho công nhân viên, ngƣời lao động; - Các khoản tiền tạm ứng để thực hiện khối lƣợng xây lắp nội bộ. Bên Có: - Số tạm ứng đã thanh toán; 38 - Số tạm ứng chi không hết nhập lại quỹ hoặc trừ vào lƣơng; - Khoản vật tƣ sử dụng không hết nhập lại kho. Số dư bên Nợ: Số tiền tạm ứng chƣa thanh toán. d. Phƣơng pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu 1) Khi tạm ứng tiền hoặc vật tƣ cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 141 - Tạm ứng Có các TK 111, 112, 152, ... 2) Khi thực hiện xong công việc đƣợc giao, ngƣời nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã đƣợc ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627, 642, ... Có TK 141 - Tạm ứng. 3) Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lƣơng của ngƣời nhận tạm ứng, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 334 - Phải trả ngƣời lao động Có TK 141 - Tạm ứng. 4) Trƣờng hợp số thực chi đã đƣợc duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho ngƣời nhận tạm ứng, ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 621, 622, 627, ... Có TK 111 - Tiền mặt. 8. Kế toán các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cƣợc a. Khái niệm Cầm cố là việc doanh nghiệp mang tài sản, tiền vốn của mình giao cho ngƣời nhận cầm cố để vay vốn hoặc để nhận các bảo lãnh. Ký cƣợc là khoản tiền doanh nghiệp đặt cƣợc khi thuê, mƣợn tài sản theo yêu cầu của bên cho thuê nhằm mục đích ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý tài sản thuê. Ký quỹ là việc doanh nghiệp gửi một khoản tiền hoặc kim loại quý, đá quý hay các giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để đảm bảo cho việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp. Nguyên tắc kế toán 39 Đối với tài sản đƣa đi cầm cố, ký quỹ, ký cƣợc đƣợc phản ánh theo giá ghi sổ kế toán của doanh nghiệp. Khi xuất tài sản mang đi theo giá nào thì khi thu về ghi theo giá đó. -Tài khoản cầm cố, ký quỹ, ký cƣợc dùng để phản ánh các khoản tài sản tiền vốn của doanh nghiệp mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cƣợc tại ngân hàng, các tổ chức tín dụng... b. Chứng từ sổ sách kế toán Giấy báo nợ, giấy báo có. Phiếu thu, phiếu chi Biên bản nhận tài sản. Các chứng từ gốc khác có liên quan... c. Tài khoản kế toán Tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc Bên Nợ: - Giá trị tài sản mang đi cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cƣợc. Bên Có: - Giá trị tài sản mang đi cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cƣợc đã nhận lại hoặc đã thanh toán. Số dư bên Nợ: Giá trị tài sản còn đang cầm cố và giá trị tài sản hoặc số tiền còn đang ký quỹ, ký cƣợc. d. Phƣơng pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu 1. Dùng tiền mặt, hoặc tiền gửi ngân hàng để ký cƣợc, ký quỹ, ghi: Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc Có các TK 111, 112. 2. Trƣờng hợp dùng tài sản cố định để cầm cố, ghi: Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc (giá trị còn lại) Nợ TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn) Có các TK 211, 213 (nguyên giá). Trƣờng hợp thế chấp bằng giấy tờ (giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, tài sản) thì không phản ánh trên tài khoản này mà chỉ theo dõi trên sổ chi tiết. 3. Khi mang tài sản khác đi cầm cố, thế chấp, ghi: Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc (chi tiết theo từng khoản) Có các TK 152, 155, 156, ... 4. Khi nhận lại tài sản cầm cố hoặc tiền ký quỹ, ký cƣợc: - Nhận lại số tiền ký quỹ, ký cƣợc, ghi: 40 Nợ các TK 111, 112 Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc. - Nhận lại tài sản cố định cầm cố, thế chấp, ghi: Nợ các TK 211, 213 (nguyên giá khi đƣa đi cầm cố) Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc (giá trị còn lại) Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn). - Khi nhận lại tài sản khác mang đi cầm cố, thế chấp, ghi: Nợ các TK 152, 155, 156, ... Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc (chi tiết từng khoản). 5. Trƣờng hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng những cam kết, bị phạt vi phạm hợp đồng trừ vào tiền ký quỹ, ký cƣợc, ghi: Nợ TK 811 - Chi phí khác (số tiền bị trừ) Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc. 6. Trƣờng hợp sử dụng khoản ký cƣợc, ký quỹ thanh toán cho ngƣời bán, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc. 7. Khi lập Báo cáo tài chính, nếu các khoản ký cƣợc, ký quỹ đƣợc quyền nhận lại có gốc ngoại tệ, kế toán phải đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính: - Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi: Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131). - Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cƣợc 9. Kế toán chi phí trả trƣớc a. Khái niệm Chi phí trả trƣớc là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhƣng có liên quan tới kết quả hoạt động chế biến, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán, nhiều niên độ kế toán, nên chƣa thể tính hết vào chi phí chế biến, kinh doanh trong kỳ này mà đƣợc tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo Nguyên tắc kế toán 41 - Kế toán hạch toán vào TK chi phí trả trƣớc những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động của nhiều kỳ hạch toán trong năm, hoặc những khoản chi phí phát sinh một lần có giá trị lớn không thể tính hết cho một kỳ hạch toán Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trƣớc đã phát sinh, đã phân bổ vào chi phí kinh doanh và số chi phí trả trƣớc còn lại chƣa tính vào chi phí. b. Tài khoản kế toán Tài khoản 242 – Chi phí trả trước Bên Nợ: - Các khoản chi phí trả trƣớc thực tế phát sinh. Bên Có: - Các khoản chi phí trả trƣớc đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Số dư bên Nợ: Các khoản chi phí trả trƣớc chƣa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. c. Phƣơng pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu 1) Khi phát sinh các khoản chi phí trả trƣớc phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều kỳ, ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 153, 331, 334, 338, ... Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trƣớc vào chi phí SXKD, ghi: Nợ các TK 623, 627, 635, 641, 642 Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc. 2) Khi trả trƣớc tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng theo phƣơng thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều kỳ, ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, ... - Nếu thuế GTGT đầu vào không đƣợc khấu trừ, chi phí trả trƣớc bao gồm cả thuế GTGT. 3) Đối với công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ, khi xuất dùng, cho thuê, ghi: - Khi xuất dùng hoặc cho thuê, ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ. 42 - Định kỳ tiến hành phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê đã xuất kho theo tiêu thức hợp lý. Nợ các TK 623, 627, 641, 642, ... Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc. 4) Trƣờng hợp mua TSCĐ và bất động sản đầu tƣ theo phƣơng thức trả chậm, trả góp: Nợ các TK 211, 213, 217 (nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay) Nợ TK 133 - Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu có) Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc (phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)) Có TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán (tổng giá thanh toán). - Định kỳ, thanh toán tiền cho ngƣời bán, kế toán ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho ngƣời bán Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ). - Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc. 5) Trƣờng hợp chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh lớn - Kết chuyển chi phí sửa chữa TSCĐ vào tài khoản chi phí trả trƣớc, ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc. Có TK 241 - XDCB dở dang (2413). - Định kỳ, tính và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642, ... Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc. 6) Trƣờng hợp doanh nghiệp trả trƣớc lãi tiền vay cho bên cho vay: - Khi trả trƣớc lãi tiền vay, ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc Có các TK 111, 112. - Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính hoặc vốn hoá tính vào giá trị tài sản dở dang, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (chi phí đi vay ghi vào chi phí SXKD trong kỳ) 43 Nợ TK 241 - XDCB dở dang (nếu chi phí đi vay đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tƣ xây dựng dở dang) Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (nếu chi phí đi vay đƣợc vốn hoá vào giá trị tài sản sản xuất dở dang) Có TK 242 - Chi phí trả trƣớc. 7) Khi kiểm kê tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc, nếu khoản tiền thuê đất trả trƣớc không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình, đƣợc đánh giá tăng vốn Nhà nƣớc, ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc Có TK 411 - Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu. 8) Khi kiểm kê tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc, nếu giá trị thực tế của vốn Nhà nƣớc lớn hơn giá trị ghi sổ của vốn Nhà nƣớc, kế toán ghi tăng vốn Nhà nƣớc và ghi nhận phần chênh lệch là lợi thế kinh doanh, ghi: Nợ TK 242 - Chi phí trả trƣớc Có TK 411 - Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_doanh_nghiep_phan_1_nghe_ke_toan_doanh_ng.pdf