Giáo trình học thuyết tam quyền phân lập

Charles de Secondat Montesquieu (1689 – 1755) – nhà triết học Khai

sáng, nhà tư tưởng chính trị, nhà kinh tế học, nhà xã hội học và nhà sử học người

Pháp. Ông là nhà tư tưởng có dòng dõi quý tộc, sinh ngày 18 tháng 1 năm 1689

tại lâu đài La Brét ở Tây – Nam nước Pháp. Cha ông là Giắc đơ Sơcôngđa – một

quý tộc bị sa sút và đã có thời gian làm đại úy vệ kỳ binh, sau đó lui về ở ẩn cho

đến năm 1713 thì qua đời. Khi Montesquieu lên 7 tuổi thì mẹ ông mất.

Montesquieu chịu ảnh hưởng nhiều của người chú ruột – Giăng đơ Sơcôngđa,

người đã từng là Chủ tịch Nghị viện Boóc đô.

Năm 1714, Montesquieu vào làm việc tại Viện Boócđô và hai năm sau, ông

trở thành nam tước De Montesquieu – Chủ tịch Nghị viện Boócđô. Năm 1716,

Montesquieu trở thành thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Boócđô.

pdf32 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình học thuyết tam quyền phân lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p và hành pháp. Thay cho cơ chế chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp là cơ chế kìm chế và đối trọng. Lập pháp và hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không có cơ quan nào lợi dụng quyền lực. Tổng thống và các bộ trưởng toàn quyền trong lĩnh vực làm luật. Nghị viện không có quyền lật đổ chính phủ. Và ngược lại tổng thống - nguyên thủ quốc gia cũng không có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn theo quy định của Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống không có quyền sáng kiến pháp luật. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định tất cả các quyền lập pháp đều thuộc về quốc hội bao gồm thượng viện và hạ viện. Việc tổ chức quốc hội thành hai viện ở Hoa Kỳ là do những ly do sau: Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của Nhà nước này là Nhà nước liên bang. Vì vậy, mỗi bang với tư cách là chính quyền chủ thể ở địa phương có sự độc lập về quyền lực rất lớn, có hệ thống pháp luật và bộ máy Nhà nước riêng biệt. Mỗi bang có hai đại biểu trong thượng viện nhằm đảm bảo tính công bằng và quyền lực của mỗi bang, đảm bảo tính dung hòa, tránh mâu thuẫn đấu tranh nhằm ly tan tách ra khỏi Nhà nước liên bang. Vì vậy, phải tổ chức thành hai viện để đảm bảo tính công bằng quyền lực của mỗi bang cũng như dung hòa lợi ích của các tiểu bang đó. Cho nên, Nhà nước toàn liên bang đã thiết lập ra thượng viện trong kết cấu quốc hội của mình. Ở thượng viện, tất cả mỗi bang đều có số lượng hành viên bằng nhau ( hai đại biểu) không phụ thuộc vào số lượng dân số hay tiềm lực kinh tế- chính trị của các bang. Cách thức tổ chức đó tạo được tính ổn định tương đối và tính ổn định trong cơ cấu và tổ chức của bộ máy Nhà nước toàn liên bang. Để một mặt nâng cao được thẩm quyền chung của quốc hội, mặt khác 25 tránh được tình trạng các tiểu bang dần dần muốn tách khỏi Nhà nước liên bang để thành lập một Nhà nước khác. Và khi các tiểu bang dần tách khỏi Nhà nước liên bang thì sẽ dễ dàng bị các cường quốc khác mua chuộc, thôn tính nên phải tổ chức như vậy để tạo ra sự đoàn kết vững chắc. Thứ hai, xuất phát từ giá trị điều chỉnh của các đạo luật do quốc hội ban hành mà trong tổ chức quốc hội đã kết cấu thành hai viện thượng viên và hạ viện. Trong khi hạ viện là chủ thể có vai trò soạn thảo pháp luật nhằm điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội, bảo vệ lợi ích giai cấp, phản ánh trực tiếp các đòi hỏi khách quan của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Vì vậy, pháp luật do hạ viện soạn thảo có thể không phản ánh một cách đầy đủ, không bảo vệ được đa số nhân dân dễ dẫn đến sự phản ứng và bức xúc của dân chúng. Vì vậy, phải có cơ quan thượng viện để bảo vệ quyền lợi của nhân dân, tránh sự độc quyền, chuyên chế trong hạ viện soạn thảo luật để bảo vệ giai cấp thống trị. Để cân bằng và dung hòa, khắc phục được những điều đó mà quốc hội Hoa Kỳ đã thiết lập cơ chế thượng viện giữ vai trò kiểm định về giá trị hiệu lực văn bản, dung hòa và khắc phục những sai lầm mà hạ viện thông qua nhằm đảm bảo cho pháp luật có giá trị điều chỉnh cao nhất, phù hợp nhất, phản ánh tốt hơn quyền và lợi ích của công dân. Thứ ba, bộ máy Nhà nước Hoa Kỳ được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền. Tức là quyền lực được phân chia cho các hệ thống cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đảm nhận một vai trò, chức năng nhất định. Đảm bảo được tính cân bằng, kiềm chế, đối trọng lẫn nhau. Và điều đó còn giúp cho mỗi cơ quan thưc hiện nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp, chuyên môn hơn. Việc thiết lập hai viện với cơ chế kiềm chế nhau giữa chúng sẽ làm giảm bớt ưu thế của cơ quan lập pháp để nó cân bằng với bộ máy hành pháp. Hai viện đều được cử tri bầu ra, thẩm quyền lập pháp của hai viện gần như ngang nhau, cả hai đều có thể nêu sáng kiến lập pháp, một đạo luật chỉ được coi là thông qua nếu có đủ số phiếu thuận của cả hai viện, và sau khi được thông qua các dự luật 26 ấy đều được trình được lên tổng thống. Nếu tổng thống ký phê chuẩn thì dự luật sẽ trở thành luật còn nếu không phê chuẩn thì sẽ gửi trả lại viện đã khởi xướng để xem lại, nếu được thông qua, dự luật sẽ được chuẩn sang viện kia xem xét. Cả trong lĩnh vực quốc phòng cũng có sự phân quyền giữa lập pháp và hành pháp. Quốc hội có quyền tuyên bố chiến tranh và phân bổ ngân sách cho quốc phòng. Tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và chịu trách nhiệm cao nhất về quốc phòng của đất nước trong lĩnh vực tư pháp, thượng viện có quyền xét xử các vụ án nhân viên chính quyền lạm dụng công quyền. Nếu tổng thống bị xét xử thì chánh án tòa án tối cao sẽ chủ tọa, các vụ án ấy phải do hạ viện khởi tố và khi xét xử thượng viện chỉ có quyền cách chức hoặc truất quyền đảm nhận mọi chức vụ trong chính quyền của bị cáo rồi trao trả bị cáo cho một tòa án thường của ngành tư pháp. Tóm lại, thẩm quyền của quốc hội Mỹ được quy định theo hướng bảo đảm cho nó vừa độc lập vừa có toàn quyền khi thực hiện các chức năng của mình. Vừa đủ khả năng kiềm chế đối trọng với tổng thống. Tổng thống Hoa Kỳ do đại cử tri bầu ra, ứng cử viên nào giành được chức tổng thống phải là người giành được đa số phiếu của đại cử tri. Như vậy, cần lưu ý là ứng cử viên giành được kết quả thắng cử có thể không phải là người giành được đa số phiếu bầu của cử tri toàn liên bang. Ngày bầu cử tống thống, toàn bộ cử tri của Hoa Kỳ sẽ đi bầu cử mà không phải đại cử tri trực tiếp bỏ phiếu bầu cử nhưng kết quả lại phụ thuộc vào đại cử tri vì những lý do sau: Nếu quốc hội là người bầu ra tổng thống thì nó sẽ vi phạm nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Hoa Kỳ hiện nay. Vì đặc trưng cơ bản của nguyên tắc phân quyền là quyền lực Nhà nước được trao cho ba hệ thống cơ quan: lập pháp thuộc về quốc hội, hành pháp thuộc về chính phủ, tư pháp thuộc về tòa án. Giữa các cơ quan này luôn có sự đối trọng và kìm chế lẫn nhau, giám sát sát sao và có thể xảy ra xung đột thẩm quyền. Cho nên, về nguyên tắc ở Mỹ tổng thống không phải chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước 27 quốc hội. Còn quốc hội không có quyền cách chức, bãi nhiệm hay miễn nhiệm tổng thống. Vì vậy, tổng thống không thể do quốc hội bầu ra. Nếu do toàn thể cử tri Hoa Kỳ là người trực tiếp bỏ phiếu bầu ra tổng thống thì “quá dân chủ”. Vì bản chất của Nhà nước Hoa Kỳ nói riêng và Nhà nước tư sản nói chung chưa phải là dân chủ hoàn toàn mà là dân chủ hình thức vẫn còn đối khángVì vậy mà quá dân chủ thì sẽ không cho phép. Tổng thống cũng đảm nhiệm một chức năng tuyệt đối là có quyền hành pháp, tổng thống vừa đứng đầu Nhà nước vừa đứng đầu bộ máy hành pháp, vừa thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, vừa thực hiện chức năng của thủ tướng chính phủ, lại gần như độc lập với quốc hội. Nên có quyền hành rất lớn, và thực sự là trung tâm quyền lực của bộ máy Nhà nước. Nhiệm kỳ bốn năm và không ai có thể hơn hai lần giữ cương vị tổng thống. Các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho tổng thống, thực hiện các chính sách của tổng thống, và không được mâu thuẫn với đường lối chính sách của tổng thống. Đối với việc tổ chức và hoạt động của quốc hội, tổng thống có quyền ủy nhiệm người thay vào các ghế thượng nghị sĩ bị khuyết trong thời gian thượng viện không họp. Trong lĩnh vực tư pháp, tổng thống là tổng tư lệnh lục quân và hải quân có quyền phong cấp cho các lực lượng vũ trang, tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, có thể thấy tổng thống Mỹ thực hiện mọi nhiệm vụ quyền hành một cách độc lập, tổng thống và chính phủ không chịu trách nhiệm trước quốc hội. Cũng độc lập với các thành viên khác của chính phủ nhờ quyền hoàn toàn quyết định các chính sách của chính phủ không cần qua nội các. Hoàn toàn nắm quyền điều hành và quản lý mọi lĩnh vực của đất nước. Chủ thể của quyền tư pháp là tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới, hệ thống tòa án Mỹ được pháp luật trao cho những quyền năng hoàn toàn độc lập để giữ thế “kiềng ba chân” trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Độc lập với hành pháp và lập pháp, hơn thế còn độc lập với cả dân chúng. Vì nó không được nhân 28 dân bầu không phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân. Thẩm phán được hình thành bằng con đường bổ nhiệm và sau khi được bổ nhiệm, thẩm phán sẽ giữ chức vụ suốt đời nếu vẫn giữ đức hạnh xứng đáng. Ngoài sự phân quyền theo chiều ngang, ở Mỹ còn thể hiện rõ sự phân quyền theo chiều dọc, giữa liên bang và tiểu bang, giữa trung ương và địa phương trong ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều đáng nói ở đây là người Mỹ không chỉ bám sát học thuyết phân quyền mà còn phát triển thành một lý thuyết kìm chế đối trọng quyền lực như một công cụ để giới hạn chính quyền. Từ điển Black’ Law định nghĩa: Cơ chế kìm chế và đối trọng là học thuyết về quyền lực và chức năng của chính quyền theo đó mỗi một nghành quyền lực của chính quyền có khả năng chống lại hoạt động của bất cứ nghành quyền lực nào khác để không một nghành quyền lực nào có thể kiểm soát toàn bộ chính quyền. Học thuyết phân quyền của Montesquieu đã đề cập một cách sơ bộ đến tinh thần kìm chế đối trọng quyền lực như: tổ chức hai viện để viện nọ kiềm chế viện kia, quyền ngăn cản của hành pháp đối với lập pháp. Nhưng các yếu tố kiềm chế đối trọng trong học thuyết của Montesquieu rất mờ nhạt. Tuy nhiên, những yếu tố đó lại là nguồn cảm hứng cho người Mỹ phát triển thành một lý thuyết độc lập về kiềm chế đối trọng quyền lực. 1.3.4. Sự vận dụng học thuyết “tam quyền phân lập” ở liên bang Nga Thuyết phân quyền của Montesquieu có ảnh hưởng sâu sắc đến những quan niệm sau này về tổ chức Nhà nước cũng như thực tiễn tổ chức Nhà nước của các nước tư bản. Đa số Hiến pháp của các nước tư bản hiện nay, đều khẳng định nguyên tắc phân quyền như một nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức quyền lực Nhà nước. Nguyên tắc này có thể được khẳng định trực tiếp bằng các quy phạm của Hiến pháp. Điều 10 Hiến pháp Liên bang Nga quy định: “Quyền lực Nhà nước ở liên bang Nga được thực hiện dựa trên cơ sở của sự phân quyền thành 29 các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phải độc lập” Điều 1 của Hiến pháp Ba Lan cũng trực tiếp khẳng định viềc tổ chức bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực thành ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo Điều 7 của Hiến pháp Hy Lạp, quyền lực Nhà nước của cộng hoà Hy Lạp dựa trên những nguyên tắc phân chia quyền lực Nhà nước thành những nhánh lập pháp, hành pháp, và tư pháp... Ngày 12.12.1993 bản Hiến pháp đầu tiên của cộng hòa liên bang Nga chính thức được ban hành xây dựng mô hình Nhà nước theo chính thể cộng hòa hỗn hợp: tổng thống là người đứng đầu Nhà nước, đứng đầu chính phủ là thủ tướng, quyền lực của thủ tướng bị san sẻ, chủ yếu tập trung quyền lực thuộc về tổng thống Hiến pháp liên bang Nga đã thừa nhận chính phủ là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước để qua đó xây dựng một bộ máy Nhà nước có quyền lực hành chính mạnh mẽ. Nghị viện chủ yếu thực hiện chức năng lập pháp chứ không có quyền quyết định cao nhất các vấn đề thuộc về chức năng Nhà nước. Nguyên tắc phân chia quyền lực là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước liên bang Nga. Tổng thống và quốc hội đều do trực tiếp cử tri bầu ra, còn các chức danh khác trong cơ quan tư pháp bao gồm tòa án và viện kiểm sát thì do tổng thống bổ nhiệm suốt đời. Vì vậy mà quyền lực Nhà nước được phân định rạch ròi và cụ thể cho các hệ thống cơ quan, giữa chúng không có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại chặt chẽ lẫn nhau. Biểu hiện tập trung nhất là quốc hội không có quyền cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm tổng thống hoặc nếu như sau ba lần quốc hội không phê chuẩn chức danh thủ tướng chính phủ do tổng thống giới thiệu thì tổng thống sẽ bổ nhiệm thủ tướng chính phủ theo ý của mình. Tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp không chịu sự giám sát của quốc hội. Với cách tổ chức bộ máy Nhà nước như vậy, bên cạnh một hệ thống pháp luật thành văn (ở Nga không thừa nhận án lệ và tập tục) 30 là cơ sở, nền tảng quan trọng để Nga xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa hiện thực trên thế giới hiện nay. Tổng thống liên bang Nga là người đứng đầu Nhà nước với tư cách là nguyên thủ của quốc gia, người đại diện cao nhất cho Nhà nước trong hoạt động đối nội và đối ngoại. Bên cạnh đó, tổng thống còn là người giữ chức vị cao nhất của chính phủ liên bang Nga, có quyền quyết định các vấn đề cuối cùng và chủ trì các phiên họp. Nhiệm kỳ của tổng thống là bốn năm và không được tái đắc cử lần thứ ba. Tổng thống có quyền gửi thông điệp liên bang tới quốc hội, có quyền bác bỏ các dự luật, giải tán đu ma quốc gia Nga và quyết định bầu cử trước thời hạn, đề cử chức danh thủ tướng chính phủ để đu ma phê chuẩn, có quyền giải tán chính phủ bất cứ lúc nào. Tổng thống liên bang Nga có quyền bảo vệ Hiến pháp, quyền tự do của cá nhân và công dân, ký kết các điều ước mà Nga tham gia song phương hoặc đa phương. Chính phủ liên bang Nga vừa là cơ quan hành pháp cao nhất của Nhà nước vừa là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Vì vậy, chính phủ có quyền quyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Nhà nước toàn liên bang. Chính phủ là một tập thể giữ vai trò thống trị về mặt quyền lực, có quyền quyết định mọi công việc và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội của Nhà nước toàn liên bang. Trong đó, thủ tướng chính phủ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổng thống có thẩm quyền căn cứ vào phương hướng của pháp luật để thực thi các quyền lực nêu trên. Nhiệm kỳ của thủ tướng chính phủ là bốn năm và thủ tướng chính phủ không được tái đắc cử lần ba. Quốc hội bao gồm hai viện thượng nghị viện và hạ nghị viện: Thượng nghị viện: Mỗi bang cử ra hai đại biểu trong đó có một người đứng đầu cơ quan lập pháp và một người đứng đầu cơ quan hành pháp ở các tiểu bang đó. Không quy định về nhiệm kỳ mà nó phụ thuộc vào nhiệm kỳ của đại biểu đó phụ thuộc nhiệm kỳ người đứng đầu cơ quan lập pháp và hành pháp. 31 Hạ nghị viện: 450 đại biểu, được cử tri trực tiếp bầu ra, có tỷ lệ phụ thuộc vào số dân của bang đó. Nhiệm kỳ hạ nghị viện: 5 năm. Trong đó, một nửa số đại biểu được bầu theo danh sách hiệp thương của các đảng phái chính trị. Và một nửa được bầu theo danh sách bầu cử của từng khu vực theo sự đề cử và ứng cử trực tiếp của đại biểu. Quốc hội là cơ quan đại diện và đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan lập pháp tối cao của liên bang Nga. Quốc hội hoạt động thường xuyên và để đảm bảo tính chuyên nghiệp, Hiếp pháp đã quy định một người không thể là thành viên của hạ viện và thượng viện, đại biểu quốc hội không kiêm nhiệm các chức vụ khác ở cơ quan Nhà nước toàn liên bang. Hệ thống cơ quan tư pháp gồm tòa án và viện kiểm sát được lập ra nhằm bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của chế độ Hiến pháp, đảm bảo tính tối cao và hiệu lực trực tiếp của Hiến pháp; xét xử các vụ án trong các lĩnh vực, và thực hiện chức năng công tố Nhà nước. Kết luận chương 1: Mặc dù thực tiễn chính trị đã thay đổi nhiều so với thời kỳ học thuyết phân quyền ra đời nhưng học thuyết này vẫn còn nguyên sức sống. Những giá trị mang tính phổ quát của nó vẫn đang được khai thác và nhân rộng trong tổ chức quyền lực của nhiều nước, không phân biệt điều kiện kinh tế, văn hoá và chế độ chính trị. Trong khuôn khổ lý thuyết phân quyền, thực tiễn đã hình thành những chính thể khác nhau phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và truyền thống văn hoá của mỗi nước. Ở các nước tư bản, các nhánh quyền lực Nhà nước được thể chế hoá cao độ. Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được chuyên nghiệp hoá rất cao. Cơ chế kiểm soát quyền lực tỏ rõ tính hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước. Có thể thấy, cho đến nay, học thuyết phân quyền đã thể hiện và khẳng định những giá trị tiến bộ của nó. Những giá trị này đã được kiểm chứng trong 32 thực tiễn chính trị hàng trăm năm ở các nước tư bản phát triển. Đúng như đánh giá của Ph. Ăngghen: “Phân quyền được xem như là nguyên tắc thiêng liêng và không thể xâm phạm trên thực tế, về thực chất nó không có gì khác là sự phân công công việc lao động được áp dụng đối với bộ máy Nhà nước nhằm đơn giản hoá và để kiểm tra” Hiện nay, dân chủ và tự do đã trở thành một giá trị rõ ràng, chế độ độc tài dần dần được đẩy lùi, phân tích của Montesquieu về việc phân quyền như là một trong những biện pháp quan trọng để chống sự độc tài chuyên chế của nhiều Nhà nước trên thế giới hiện nay. Học thuyết “tam quyền phân lập” chiếm một vị trí đáng kể trong lịch sử các học thuyết chính trị- pháp luật thế giới. Ngày nay, nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước theo kiểu “tam quyền phân lập” đã trở thành nguyên tắc đặc thù và khá phổ biến ở các Nhà nước pháp quyền tư sản. Ở hầu hết các nước tư sản hiện nay, đều tổ chức bộ máy Nhà nước dựa trên nguyên tắc phân quyền. Đây được xem là hòn đá tảng của nền dân chủ tư sản. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1: 1. Trình các cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự ra đời của học thuyết Tam quyền phân lập. 2. Phân tích nôi dung về tính phân quyền của học thuyết Tam quyền phân lập. 3. Phân tích nôi dung về chế ngự quyền lực nhà nước của học thuyết Tam quyền phân lập. 4. Phân tích các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền TBCN theo nội dung của học thuyết Tam quyền phân lập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0009_p1_717.pdf