Giáo trình Giáo dục thể chất - Phần 2: Thực hành

NGHI THỨC LÊN LỚP, PHƯƠNG PHÁP KHỞI ĐỘNG, BÀI TẬP PHÁT

TRIỂN CHUNG VÀ CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

1.1. Bài tập đội ngũ

1.1.1. Tập hợp hàng ngang (một hoặc nhiều hàng)

 Khẩu lệnh “Thành 1 (2, 3) hành ngang Tập hợp”

 Yếu lĩnh kỹ thuật: Người chỉ huy sau khi định hướng và lựa chọn vị trí thích

hợp, quay về phía người tập phát khẩu lệnh, rồi đứng vào vị trí tập hợp tay phải giơ

cao. Nghe khẩu lệnh người tập nhanh chóng đứng bên trái của người chỉ huy theo thứ

tự từ cao đến thấp (hoặc ngược lại) khoảng cách giữa hai người cách vai nhau một

nắm tay. Sau đó người chỉ huy hạ tay xuống và di chuyển đến vị trí thích hợp để chỉnh

đốn hàng ngũ.

pdf43 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Giáo dục thể chất - Phần 2: Thực hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tâm được nâng lên, duỗi các khớp bả vai, khuỷu tay, cổ tay và cuối cùng là các ngón tay nhanh chóng duỗi đẩy bóng đi. Trọng lượng cơ thể dồn về chân trước, quá trình chuyển động của cơ thể là sự phối hợp nhịp nhàng của toàn thân, có tính chất kế tiếp và liên tục. Hình 3.4: Giai đoạn chuyền bóng đi  Kết thúc động tác: Khi bóng rời tay là lúc toàn thân duỗi hoàn toàn, 2 tay tiếp tục rướn theo bóng. Sau đó nhanh chóng trở về tư thế ban đầu để chuẩn bị thực hiện các động tác tiếp theo. 3.1.4. Những điểm cần lưu ý khi chuyền bóng - Xác định điểm rơi của bóng phải chính xác, di chuyển linh hoạt; - Khoảng cách vị trí giữa chân và sự tiếp xúc của chân; - Vị trí của tay (2 tay không để quá rộng nên giữ khoảng cách giữa 2 tay từ 20 – 50cm) và khuỷu tay không hạ thấp; - Hình tay và vai trò của các ngón tay ; - Vị trí tiếp xúc (điểm tiếp xúc giữa tay và bóng); - Sự linh hoạt của tất cả các khớp; - Qũy đạo của bóng; - Cách sử dụng sức, biên độ duỗi tay, - Các khớp linh hoạt khi thực hiện đón bóng và chuyền bóng; - Sự mở rộng của các ngón tay khi đón bóng (không gồng để mở rộng, không để quá hẹp). 94 3.1.5. Các bài tập mẫu và phương pháp tổ chức tập luyện để tiếp thu kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản Chuyền bóng cao tay bằng hai tay là kỹ thuật chủ yếu để tổ chức tấn công. Việc nắm vững các kỹ thuật có bóng cũng bắt đầu từ kỹ thuật chuyền bóng. Trong giảng dạy phải đặc biệt chú ý đến kỹ thuật này, riêng người chuyền hai thì việc hoàn thiện kỹ xảo chuyền bóng cao tay là điều cơ bản của tất cả các buổi tập luyện. Kỹ thuật chuyền bóng bao gồm: Việc xác định đúng động tác của người chuyền sao cho phù hợp với hướng và tốc độ bay của bóng, nhằm chuyển kịp thời từ tư thế chuẩn bị đến sự tác động của tay và bóng. Chuyền bóng là một kỹ thuật khó, do đó trước khi tập chuyền bóng, cần nắm các yếu lĩnh cơ bản và phải tập luyện theo một trình tự nhất định như: tay tiếp xúc bóng, động tác tay, động tác chân, phối hợp toàn thân khi chuyền bóng. a. Tập hình tay tiếp xúc bóng: Bài tập 1: Tự tung bóng lên cao, cho bóng rơi vào tay tư thế chuyền bóng trên đầu. Bài tập 2: Hai người đứng đối diện cách nhau 1m, một người làm tư thế chuyền bóng, người kia tung nhẹ bóng vào tay người chuyền bóng để bắt giữ bóng. Bài tập 3: Đứng ở tư thế chuyền bóng, chuyền nhẹ nhiều lần vào bóng treo trên dây cố định tạo cảm giác tiếp xúc bóng. b. Tập động tác tay: Bài tập 1: Hai người đứng đối diện cách nhau 4-5m, một người cầm bóng ở ngang ngực (ở tư thế tay chuyền bóng) đẩy bóng về phía người cùng tập, người cùng tập bắt bóng và làm động tác như người thứ nhất đẩy bóng trở lại. Bài tập 2: Một người ngồi trên đất, một người cầm bóng đứng cách 3-4m. Người tung nhẹ bóng cho người ngồi chuyền bóng trả lại (làm một số lần) sau đó đổi vị trí cho nhau. c. Tập động tác chân: Bài tập 1: Người thứ nhất ngồi xổm, hai tay cầm bóng ở tư thế chuyền bóng cao tay, người thứ hai đứng gần để một tay lên trên quả bóng ghìm lại, người thứ nhất từ từ đứng lên – ngồi xuống làm động tác đẩy chân khi chuyền bóng (tập 6-8 lần) sau đó đổi vị trí cho nhau. Bài tập 2: Đứng ở tư thế chuyền bóng, hai tay đẩy bóng nhồi 1kg lên trên đầu. Bài tập 3: Mỗi người một quả bóng tự tung lên cao, khi bóng rơi xuống đúng tầm thì chuyền bóng đi. Bài tập 4: Hai người đứng đối diện cách nhau 3-4m. Người thứ nhất ngồi xổm, người thứ hai tung bóng cho người thứ nhất. Khi bóng đến đúng tầm thì người ngồi xổm nhanh đứng dậy chuyền bóng đi. 95 3.1.6. Những sai lầm thường mắc khi chuyền bóng và biện pháp sửa chữa - Đón bóng đến không đúng hướng, không đứng ở vị trí thích hợp. Nguyên nhân chủ yếu là không phán đoán được điểm rơi của bóng di chuyển chậm. Để khắc phục sai lầm trên, cho các bài tập di chuyển phán đoán bắt bóng bằng cách cho một người tung bóng và người kia di chuyển bắt bóng, ban đầu tung ở cự ly gần và độ cao thấp, sau đó thay đổi điểm rơi, độ cao và cự ly của bóng, cho tập nhiều lần. - Hình tay tiếp xúc bóng sai: cho các bài tập tay không, các bài tập ở tư thế ngồi xổm đặt tay chuyền bóng vào quả bóng, sau đó thực hiện bài tập tung bóng và bắt bóng với hình tay chuyền bóng đúng. Tập tung bóng và chuyền bóng tại chỗ. - Khi đón bóng, cẳng tay và cổ tay hạ xuống quá thấp (dính bóng), khoảng cách giữa 2 tay để cách xa nhau: hai VĐV đứng đối diện, gần sát vào nhau, một người thực hiện và người kia giữ đè bóng với động tác cổ tay và cẳng tay luôn ở trên vai. - Biên độ duỗi tay sai: Cho bài tập mô phỏng động tác, bài tập duỗi tay với không bóng, chuyền bóng vào tường với nhiều cự ly và lực khác nhau. 3.2. Kỹ thuật đệm bóng (chuyền bóng thấp tay) 3.2.1. Tính năng tác dụng Hình 3.5: Giai đoạn tiếp xúc bóng Đệm bóng là kỹ thuật cơ bản của Bóng chuyền. Kỹ thuật này xuất hiện khi tấn công đã phát triển ở mức độ tương đối cao. Trong hoạt động thi đấu, kỹ thuật chuyền bóng thấp tay được sử dụng nhiều trong đỡ chuyền 1, trong phòng thủ và yểm trợ trong tấn công, yểm trợ chắn bóng để tổ chức tấn công hoặc phòng thủ phản công. Trong nhiều trường hợp, đệm bóng còn được sử dụng trong chuyền bước 2. 96 3.2.2. Cấu trúc của kỹ thuật đệm bóng cơ bản Hình 3.6: Giai đoạn chuyền bóng đi  Tư thế chuẩn bị: Sau khi quan sát hướng bóng, tốc độ bay và điểm rơi của bóng, VĐV nhanh chóng đến vị trí để chuẩn bị thực hiện động tác đệm bóng. Thông thường động tác đệm bóng được sử dụng ở tư thế trung bình, hai chân mở rộng bằng vai hoặc lớn hơn vai, cũng có thể đứng chân trước chân sau. Khớp gối hơi khuỵu, chân sau đứng trên mũi bàn chân, 2 tay co tự nhiên ở 2 bên hông, thân trên hơi gập, mắt quan sát bóng.  Tiếp xúc bóng: Khi chuẩn bị tiếp xúc vào bóng, trọng tâm tiếp tục hạ thấp hơn, 2 tay đưa ra trước ở độ cao sát phía trên đầu gối. Hai bàn tay đặt lên nhau, thông thường tay thuận để phía dưới, bàn tay thuận bao phía ngoài bàn tay bên kia, các ngón tay khép và co lại tự nhiên. Hai ngón tay cái đặt song song và sát vào nhau, sao cho mặt trên của cẳng tay ngang bằng nhau. Cổ tay lúc này hơi gập xuống phía dưới để 2 cẳng tay xoay ra phía ngoài nhằm mở rộng diện tiếp xúc bóng. Điểm tiếp xúc với bóng là phần dưới của cẳng tay nơi tiếp nối với cổ tay. Khi bóng đến, tay duỗi thẳng và hơi hạ xuống phía dưới, cùng lúc 2 chân hơi khuỵu làm giảm tốc độ của bóng đi tới.  Đánh bóng: Sau khi tiếp xúc bóng, duỗi các khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông, tạo lực đưa trọng tâm cơ thể lên cao và về phía trước. Cùng lúc nâng 2 tay lên cao ở mức gần ngang vai và thấp hơn vai. Trong quá trình thực hiện động tác 2 bàn tay luôn nắm chặt.  Kết thúc động tác: Sau khi đánh bóng, 2 tay rời nhau nhanh chóng trở về tư thế ban đầu để chuẩn bị các động tác tiếp theo. 3.2.3. Những điểm cần lưu ý khi thực hiện động tác đệm bóng Kỹ thuật đệm bóng thấp tay là một quá trình phối hợp nhịp nhàng liên tục, các giai đoạn tránh giật cụt, quá trình phân chia quá trình đệm bóng ra thành các giai đoạn chỉ mang tính tương đối. Hình tay đón bóng, khuỷu tay thẳng, cổ tay gập xuống. Vị trí tiếp xúc của tay với bóng 97 - Trong trường hợp đệm bóng cơ bản với vận tốc bóng bay đến chậm, sức mạnh bình thường thì phải chú ý đến sự nhịp nhàng của tay và phối hợp lực nhịp nhàng của toàn thân. - Trong trường hợp đỡ phát bóng với vận tốc bóng bay đến trung bình cần chú ý đến sự tiếp xúc với bóng nhanh và thay đổi hướng đi của bóng. - Trong trường hợp đỡ bóng tấn công, phát bóng có uy lực như nhảy phát, với vận tốc của đường bóng cao, có sức mạnh lớn cần chú ý đến dùng lực hảm bóng (tay và trọng tâm hạ xuống kéo bóng theo để giảm xung lực của đường bóng bay đến). 3.2.4. Những sai lầm thường mắc và biện pháp khắc phục - Khi đệm bóng hai tay không thẳng: Cho người tập giữ nguyên hình tay thẳng để đệm bóng có sự giúp sức của người khác, bên cạnh đó trước mọi lần đệm bóng, giáo viên luôn nhắc nhở người tập phải thẳng tay. - Tay dùng sức quá nhiều: Cho thực hiện động tác đệm bóng liên tục vào tường. - Tay tiếp xúc khi bóng trên cao (ngang ngực, ngang vai): nên bóng bay lên cao và rơi xuống ngay vị trí của người thực hiện. Cho người tập nắm tay chuẩn bị đánh bóng ở sát gối, tốc độ đánh bóng chậm, tập động tác không bóng, 3.3. Kỹ thuật phát bóng Phát bóng là một trong những kỹ thuật quan trọng của bóng chuyền. Cùng với sự phát triển của bóng chuyền và sự thay đổi về luật lệ, kỹ thuật phát bóng ngày nay càng đi dần vào hoàn thiện và phát triển lên nấc thang cao hơn. Phát bóng mang tính chất khởi đầu cho một trận đấu, khởi đầu cho điểm số. Ngày nay, trong nhiều trận đấu phát bóng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả các trân đấu. Trong bóng chuyền hiện đại, phát bóng không đơn thuần là quả bóng khởi đầu cho trận đấu, điểm số mà còn là vũ khí tấn công sắc bén. Chiến thuật trong phát bóng cũng hoàn thiện và phát triển để mang lại hiệu quả ngày càng cao, Xuất phát từ những đặc điểm trên, kỹ thuật phát bóng ngày càng phong phú và đa dạng, đồng thời các kỹ thuật phát bóng ngày càng hoàn thiện và xuất hiện các kỹ thuật mới. Phát bóng hoàn toàn mang tính chủ động do đó nó trở thành vũ khí tấn công uy lực. Việc phân loại các kỹ thuật phát bóng được dựa vào các yếu tố sau: - Tư thế thân người so với lưới khi phát bóng; - Đường bay và tốc độ của bóng; - Vị trí. Và được phân loại như sau:  Phát bóng thấp tay: có 2 kiểu - Phát bóng thấp tay trước mặt; - Phát bóng thấp tay nghiêng mình. 98  Phát bóng cao tay: có các kiểu phát bóng sau; - Phát bóng cao tay trước mặt xoáy; - Phát bóng cao tay trước mặt bay; - Phát bóng cao tay nghiêng mình xoáy; - Phát bóng cao tay nghiêng mình bay.  Phát bóng thấp tay trước mặt: Hình 3.7: Phát bóng thấp tay 3.3.1. Tính năng tác dụng Là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, được sử dụng cho mọi đối tượng, tuy nhiên kỹ thuật này thường được áp dụng cho người mới học. Do đó uy lực không lớn, hiệu quả đạt được trong thi đấu không cao, tuy nhiên đảm bảo được độ chính xác khá cao. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong tập luyện và thi đấu, đặc biệt trong giai đoạn huấn luyện cơ bản. 3.3.2. Cấu trúc kỹ thuật  Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng ở vị trí phát bóng, đứng chân trước, chân sau. Thông thường, nếu phát bóng bằng tay nào thì đứng chân đó ở đằng sau, mũi bàn chân hơi mở ra phía bên ngoài để tạo tư thế vững chắc. Mũi bàn chân trước hướng về lưới, hướng của bàn chân trước quyết định nhiều tới hướng bay của bóng. Khớp gối hơi khuỵu, thân trên hơi gập, trọng tâm dồn vào chân sau. Tay trái co tự nhiên ở khớp khuỷu, lòng bàn tay xòe rộng tự nhiên đỡ phía dưới bóng, để bóng trước hông bên phải cùng hướng với chiều kéo tay đánh bóng của tay thuận. Tay thuận (tay đánh bóng) duỗi tự nhiên, mắt quan sát bên phần sân đối phương. 99  Tung bóng: Khi thực hiện động tác tung bóng, khớp gối hạ thấp hơn, thân người hơi gập về trước, trong tâm hạ thấp theo. Ngay sau khi hạ thấp đến mức cần thiết, thực hiện động tác duỗi chân, chuyển dần trọng tâm thân thể từ chân sau lên cao và về chân trước. Tay cầm bóng từ dười thấp đưa lên trên và thực hiện động tác tung bóng, tay nâng đến gần ngang vai cũng là lúc bóng rời tay, bóng được tung lên độ cao từ 40 – 50 cm. Cùng lúc thực hiện động tác tung bóng, tay đánh bóng chuyển động hết biên độ về sau, căng bả vai gập ở khớp khuỷu, cổ tay ngửa, lòng bàn tay hướng về phía sau. Hình 3.8: Giai đoạn tung bóng  Đánh bóng: Lúc này thân người ưỡn cong hình cánh cung, trọng tâm dồn về chân sau, cổ hơi ngửa quan sát bóng. Khi bóng rơi xuống tầm thích hợp, tay đánh bóng nhanh chóng chuyển động lên cao, về trước và duỗi nhanh khớp khuỷu. Cùng với sự chuyển động của tay đánh bóng, chân đạp đất, duỗi các khớp cổ chân, gối, hông và trọng tâm chuyển dần từ chân sau lên chân trước. Bàn tay tiếp xúc vào phía sau, chính giữa dưới của bóng, nhanh chóng gập cổ tay đẩy bóng đi. Hình 3.9: Phát bóng cao tay trước mặt 100  Kết thúc: Tay đánh bóng sau khi tiếp xúc với bóng tiếp tục chuyển động về phía trước duỗi hết các khớp, trọng tâm đổ dồn về phía trước, sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn để thực hiện các động tác tiếp theo. 3.3.3. Những sai lầm thường mắc và biện pháp sửa chữa - Tung bóng: Vì tung bóng không chuẩn kéo theo động tác vung tay đánh bóng sai như: tung bóng quá cao hoặc quá thấp, bóng ra sau đầu hoặc quá xa về trước mặt, Để khắc phục tập các động tác tung bóng có sự kiểm tra cự ly và độ lệch trong các lần tung, bàn tay cầm bóng cần xòe và thẳng trước khi tung. - Vung tay đánh bóng: Động tác đánh bóng bị co tay thường là do động tác tung bóng quá gần thân người, quá thấp,cần thực hiện lại bài tập mô phỏng tung bóng. - Chưa phối hợp lực toàn thân: sự phối hợp lực toàn thân với động tác duỗi tay đánh bóng chưa tốt. Vì vậy, cần tập bài tập mô phỏng động tác, bài tập phát bóng với cự ly gần, lực nhẹ, phát bóng vào tường từ lực nhẹ đến mạnh, 3.3.4. Bài tập bổ trợ - Học tư thế chuẩn bị ban đầu và cách tung bóng. - Phát bóng treo ở cột: Trong khi giảng dạy phát bóng thấp tay chính diện sử dụng dây kẹp đàn hồi. Trong giảng dạy phát bóng cao tay, dây kẹp khóa có lợi hơn, phát bóng từ sau đường biên ngang qua lưới (độ cao tương ứng với từng loại). - Phát bóng bằng bóng cao su nhỏ. - Phát bóng vào tường, khoảng cách 6 - 9m, đánh dấu độ cao trên tường 2,20m - 3,50m. Bóng cần phải chạm tường ở mức cao hơn chỗ đánh dấu.  Bài tập kỹ thuật: - Phát bóng chuẩn xác vào các khu vực trên sân bóng: - Nửa phải, nửa trái, nửa trước, nửa sau sân bóng. - Vào 3 phần dọc sân bóng: 4 - 5, 3 - 6, 2 - 1. - Vào 6 vị trí trên sân. - Vào khu vực cách đường biên dọc, biên ngang của sân 2m. - Xen kẽ phát bóng thấp tay chính diện và thấp tay nghiêng mình. - Phát bóng chuẩn sau khi thực hiện các bài tập có cường độ cao, trong đó điều kiện thực hiện các bài tập nên sát với điều kiện thi đấu. - Phát bóng liên tục một lúc 10, 15, 20 quả. - Thi đấu: Phát bóng có số lần tốt (vào khu vực phía sau của sân) trong tổng số quả bóng được giao. 101 - Chú ý đưa nội dung phát bóng vào từng buổi một. Nếu phát bóng không phải là nhiệm vụ chính của buổi tập thì cuối buổi nên dành khoảng 5 - 10 phút để phát bóng (10 - 20 quả/ người tập). - Từng bước nâng cao yêu cầu kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện - thấp tay nghiêng mìmh (chuẩn xác, mạnh). - Không nên cho tập ngay phát bóng cao tay chính diện nhưng cũng không nên tập trung vào việc hoàn thiện một kiểu phát bóng nào. - Kết hợp học phát bóng với tập đỡ phát bóng. Tuỳ theo mức độ nắm vững các kiểu phát phức tạp như phát mạnh, phát chuẩn mà yêu cầu người tập cũng cần nắm vững các kiểu đỡ bóng của các loại phát này. - Khi học phát bóng nên phân lớp học ra thành những nhóm nhỏ từ 2 - 4 người/ quả bóng với các yêu cầu riêng: + Ném bóng đặc vào tường bằng hai tay hoặc một tay. + Đập bóng treo ở trên dây đàn hồi cao su. + Tung bóng đặc 1kg và dùng bàn tay đánh bóng. + Phát bóng và đỡ phát bóng. + Phát bóng qua lưới và đỡ bóng (tập từng đôi). - Tập một thời gian nhất định rồi các nhóm thay đổi vị trí. Những bài tập này (trừ phát bóng qua lưới) có thể ra cho người tập khi học các nội dung khác trong chương trình nếu thấy cần nâng cao mật độ buổi tập lên. - Khi tập phát bóng, tập trung chú ý di chuyển trọng tâm, thời điểm tiếp xúc bóng, sự phối hợp động tác tung bóng - vung tay đánh bóng ở độ cao cần thiết. Trong phát bóng thấp tay chính diện chú ý lúc đánh bóng, người tập không đưa vai ra sau (bóng sẽ bay lên trần nhà) và không nhất chân lên.  Một số bài tập để nắm vững kỹ thuật phát bóng: - Bài tập 1: Tập mô phỏng kỹ thuật: Tung (không bóng), vung tay đánh bóng. - Bài tập 2: Từng đôi đứng đối diện cách nhau 8 - 10m. Thực hiện tung bóng 5 - 10 lần, người kia kiểm tra. Tiếp theo, thực hiện tung bóng kết hợp làm động tác vung tay (không đánh bóng). - Bài tập 3: Như bài tập trên nhưng đánh bóng đi. Khi phát bóng chú ý phối hợp động tác toàn thân và tầm cao đường bóng. - Bài tập 4: Từng đôi đứng đối diện cách lưới 5 - 6m. Một người đứng tư thế chuẩn bị phát bóng thấp tay qua lưới cho người kia đỡ bóng. Khi đã nắm vững được kỹ thuật phát bóng thì tăng dần khoảng cách với lưới và sau đó là phát bóng từ đường biên ngang. 102 - Bài tập 5: Đứng ở khu vực phát bóng để phát bóng qua lưới. Tăng dần độ khó bằng cách phát vào nửa phải, nửa trái sân, khu tấn công, khu phòng thủ, vị trí số 1-6-5.  Một số bài tập để nâng cao kỹ thuật phát bóng: - Bài tập 1: Phát bóng vào khu vực quy định ở vị trí hàng trên hoặc hàng dưới, vào nửa trái hoặc nửa phải của sân. Cần lưu ý sao cho ở cùng một khu vực, người tập có thể phát nhiều cách khác nhau với quỹ đạo bay và tốc độ bay của bóng khác nhau. - Bài tập 2: Phát bóng mạnh và tốc độ bóng cao nhất. - Bài tập 3: Phát bóng có tốc độ cao nhất vào các vị trí đã quy định trên sân (vào vòng tròn hoặc khu vực nào đó). - Sau khi nắm vững các kiểu phát bóng, mỗi người cần phải chọn cho mình một kiểu phát mạnh, chuẩn để tập trung vào tập luyện kiểu phát bóng này. Tuy nhiên cũng tập luyện song song để hoàn thiện các kiểu phát bóng khác. 103 THANG ĐIỂM KIỂM TRA, THI KẾT THÚC MÔN 1. Chạy 100m: Thành tích nam Điểm Thành tích nữ ≥ 16’’41 1 ≥ 18’’41 16’’01 – 16’’40 2 18’’01 – 18’’40 15’’61 – 16’’00 3 17’’61 – 18’’00 15’’21 – 15’’60 4 17’’21 – 17’’60 14’’81 – 15’’20 5 16’’81 – 17’’20 13’’41 – 14’’80 6 15’’41 – 15’’80 13’’01 – 13’’40 7 15’’01 – 15’’40 12’’61 – 13’’00 8 14’’61 – 15’’00 12’’21 – 12’’60 9 14’’21 – 14’’60 ≤ 12’’20 10 ≤ 14’’20 2. Nhảy xa ưỡn thân: Thành tích nam Điểm Thành tích nữ < 3.10 m 1 < 2.00 m 3.10 m 2 2.20 m 3.40 m 3 2.40 m 3.60 m 4 2.60 m 3.80 m 5 2.80 m 4.00 m 6 3.00 m 4.30 m 7 3.20 m 4.60 m 8 3.40 m 4.80 m 9 3.60 m ≥ 5.00 m 10 ≥ 3.80 m 104 3. Nhảy cao úp bụng: Thành tích nam Điểm Thành tích nữ 70 cm 1 40 cm 80 cm 2 50 cm 90 cm 3 60 cm 100 cm 4 70 cm 110 cm 5 80 cm 120 cm 6 90 cm 130 cm 7 100 cm 140 cm 8 110 cm 145 cm 9 115 cm 150 cm 10 120 cm 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Luật Bóng chuyền - Nhà xuất bản TDTT Hà Nội – 2007 [2]. Luật Điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội năm 2005 [3]. Chỉ thị 17/CT/TW ngày 23-10-2002 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển TDTT đến năm 2010. [4]. Chỉ thị 36/CTTW của Ban Bí thư Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam, năm 1994. [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 931/RLTT ngày 29/4/1993, V/v Ban hành qui chế về công tác GDTC trong nhà trường các cấp. [6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 12/2005/CT-BGD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục thể chất và họat động thể thao. Ngày 07/04/2005. [7]. Chương trình môn học Điền kinh dành cho sinh viên chuyên sâu Điền kinh chuyên ngành GDTC và HLTT, NXB TDTT năm 1996. [8]. Hướng dẫn tập luyện Bóng chuyền - Ủy ban TDTT [9] Tài liệu hướng dẫn dạy Điền kinh trình độ I (các môn: Chạy – Nhảy – Ném – Đẩy), Hiệp hội các liên đoàn Điền kinh Quốc tế, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam, Hà Nội năm 2006. [10]. Kỹ thuật bóng chuyền - Ủy ban TDTT [11]. Dương Nghiệp Chí và Nguyễn Hiệp, 1983: Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, NXB TDTT. [12]. Dương Nghiệp Chí, Mai Văn Muôn, Trần Văn Đạo, năm 1978: Sách Điền kinh dùng cho học sinh Trung học TDTT, NXB TDTT. [13]. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Minh, Phạm Khắc Học, Võ Đức Phùng, Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Quang Hưng, năm 2000: Sách Điền kinh dùng cho học sinh Đại học TDTT, NXB TDTT. [14]. Nguyễn Văn Hồng, 2004, Nghiên cứu thực trạng thể chất của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Tóm tắt luận văn thạc sĩ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_the_chat_phan_2_thuc_hanh.pdf
Tài liệu liên quan