Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục Xã hội Chủ
nghĩa nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức và hoàn
thiện thể chất. Từ đó học sinh – sinh viên có sức khỏe dồi dào, có thể chất cường
tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp của Đảng và nhân dân một cách
đắc lực. Cùng với các mặt hoạt động khác, quá trình Giáo dục thể chất còn giúp cho
học sinh – sinh viên hoàn thiện nhân cách và các phẩm chất khác, nhằm đáp ứng đòi
hỏi của cuộc sống và nghiệp vụ chuyên môn
62 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Giáo dục thể chất - Phần 1: Lý thuyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bóng có thể chạm bóng liên tục
miễn là những lần chạm đó phải xảy ra trong cùng một hành động;
+ Trong lần chạm bóng đầu tiên của 1 đội, bóng có thể chạm liên tiếp nhiều bộ
phận của thân thể trong cùng 1 hành động.
Phát bóng:
- Cầu thủ phát bóng bằng một tay hoặc bất cứ phần nào của cánh tay sau khi đã
tung hoặc để bóng rời khỏi bàn tay;
- Chỉ được tung hay để bóng rời tay một lần. Được phép đập bóng, chuyển động
bóng trong tay;
- Lỗi trước khi phát:
+ Đứng ngoài khu phát bóng;
41
+ Chân chạm đường biên ngang hoặc chạm sân đấu;
+ Đánh bóng bằng 2 tay;
+ Quá 8 giây sau tiếng còi của trọng tài 1;
+ Sai trật tự xoay vòng.
- Lỗi sau khi phát:
+ Không qua lưới, qua dưới lưới;
+ Chạm cọc và đi ngoài cọc Ăngten.
- Bóng chạm lưới rồi vượt qua trên lưới sang sân đối phương vẫn được xem là
bóng trong cuộc.
Hàng rào che phát bóng:
- Cầu thủ đội phát bóng không được làm hàng rào cá nhân hay tập thể để che đối phương
quan sát cầu thủ phát bóng hoặc đường bay của bóng;
- Hàng rào che phát bóng là khi phát bóng một cầu thủ hay nhóm cầu thủ của đội phát
bóng làm hàng rào che bằng cách giơ vẫy tay, nhảy lên hoặc di chuyển ngang, đứng thành
nhóm che đường bay của bóng.
Hình 3.4: Hàng rào tập thể che phát bóng
Vận động viên tự do (Libero):
- Mỗi đội được phép đăng ký trong số 12 cầu thủ 1 vận động viên chuyên phòng thủ gọi
là vận động viên tự do (Libero);
- Libero mặc áo khác màu với các vận động viên trong đội;
- Libero được phép thay bất kỳ vận động viên hàng sau nào mà không tính là thay người
thông thường. Số lần thay vào - ra của Libero không giới hạn nhưng giữa hai lần thay người
phải có một pha giao bóng;
42
- Libero được thay ra bằng chính cầu thủ hàng sau mà Libero đã vào thay;
- Libero bị chấn thương phải thay ra không được vào lại sân thi đấu tiếp phần còn lại của
trận đấu đó;
- Libero không được: Phát bóng, chắn bóng hoặc định chắn bóng, đập bóng tấn công ở
bất cứ vị trí nào trên sân (kể cả trong sân đấu và khu vực tự do) nếu vào thời điểm chạm bóng,
bóng hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới ;
- Thay người của Libero được thực hiện khi bóng chết và trước hiệu còi cho phát bóng
mà không cần xin phép trọng tài;
- Khi Libero ở khu trước hoặc phần kéo dài của khu này dùng chuyền cao tay nêu bóng
lên thì cầu thủ khác không được đập tấn công quả bóng đó khi bóng cao hơn mép trên của lưới.
Nếu Libero cũng nêu bóng như thế khi ở khu hàng sau thì được đập quả bóng đó.
Hình 3.5: Vận động viên Libero
Hoạt động dưới lưới: Được phép qua không gian dưới lưới của sân đối
phương nhưng không được cản trở đối phương.
- 1 hay 2 bàn chân (bàn tay) qua hoàn toàn đường giữa sân hoặc bất kỳ bộ phận khác của
thân thể chạm sân đối phương đều bị xem là phạm lỗi;
- Có thể sang sân đối phương sau khi bóng ngoài cuộc. Có thể xâm nhập vùng tự do sân
đối phương nhưng không được cản trở đối phương chơi bóng;
- Bóng đánh vào lưới làm lưới chạm cầu thủ đối phương thì không phạm lỗi;
- Cầu thủ chạm lưới, chạm cọc ăngten đều phạm lỗi.
Hoạt động trên lưới:
- Khi chắn bóng, cầu thủ có thể chạm bóng bên không gian sân đối phương nhưng không
được cản trở đối phương trước hoặc trong khi họ đập bóng;
- Chắn bóng hoàn thành khi bóng chạm tay người chắn (Hình 3.6);
- Một hay nhiều cầu thủ có thể chạm bóng liên tiếp (nhanh và liên tục) nhưng những lần
chạm đó phải trong cùng một hành động;
Tầm cao của bóng ở
thời điểm đập chạm
A = Đúng
B = Sai
43
- Chạm bóng trong chắn bóng không tính vào số lần chạm bóng của độ;
- Sau khi đập bóng, bàn tay được phép qua bên lưới nhưng phải chạm bóng ở không gian
sân mình.
Hình 3.6: Thực hiện chắn bóng
Lỗi chắn bóng:
- Cầu thủ chắn bóng chạm bóng ở không gian sân đối phương trước hoặc cùng
khi đối phương đập bóng;
- Cầu thủ hàng sau hay Libero hoàn thành chắn bóng hoặc tham gia hoàn thành
chắn bóng;
- Chắn quả phát bóng của đối phương;
- Bóng chạm tay chắn ra ngoài;
- Chắn bóng bên không gian đối phương ngoài cọc giới hạn;
- Cầu thủ Libero định chắn bóng hoặc tham gia chắn tập thể.
Lỗi đập bóng tấn công:
- Cầu thủ hàng sau đập bóng ở khu tấn công tại thời điểm đánh bóng, bóng hoàn
toàn cao hơn mép trên của lưới;
- Cầu thủ hàng sau đập bóng tấn công khi giậm nhảy, một hay hai bàn chân chạm
hoặc vượt qua đường tấn công;
- Đập quả phát bóng đối phương khi bóng trong khu tấn công và hoàn toàn cao
hơn mép trên của lưới;
- Cầu thủ Libero đập bóng nếu vào thời điểm chạm bóng, bóng hoàn toàn cao
hơn mép trên của lưới;
- Đập quả bóng cao hơn mép trên của lưới do cầu thủ Libero đứng ở khu trước
nêu bằng chuyền hai cao tay;
Bóng Bóng dưới Bóng Bóng
trên lưới mép trên của lưới chạm lưới trên
lưới
44
Hình 3.7: Tấn công của cầu thủ hàng sau
3.3.2. Phương pháp tổ chức thi đấu
Thi đấu là một biện pháp rất quan trọng trong công tác giảng dạy và huấn
luyện bóng chuyền;
Thông qua thi đấu để nâng cao trình độ kỹ thuật - chiến thuật cũng như thể lực
cho vận động viên, giúp họ rèn luyện lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường và tinh thần
tập thể;
Thi đấu còn là cách giải trí lành mạnh góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh
thần cho mọi tầng lớp quần chúng;
Thi đấu còn mang một ý nghĩa chính trị là tăng cường mối quan hệ hữu nghị
giữa các đơn vị, địa phương và cao hơn là giữa các quốc gia với nhau.
Hình 3.8: Vị trí của các trọng tài và các người phục vụ trên sân.
Lưới
Khu tấn
công
Đường
A = Đúng
B, C = Lỗi
A B C
L L
L L
R1 = Trọng tài 1 L = Giám biên TTT = Lau sàn
R2 = Trọng tài 2 O = Nhặt bóng
R2
R1
TTT TTT Thư ký
45
a. Các bước tiến hành tổ chức giải bóng chuyền
Sơ đồ 3.1: Ban tổ chức giải thi đấu Bóng chuyền
- Để tổ chức thành công một giải bóng chuyền đúng mục đích, tính chất và quy
mô của nó phải làm tốt 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn trước khi thi đấu;
- Giai đoạn trong khi thi đấu;
- Giai đoạn sau khi thi đấu.
Giai đoạn trước khi thi đấu:
Đây là giai đoạn quan trọng và mang tính quyết định để giải thành công.
Công việc của giai đoạn này bao gồm:
- Thông qua Điều lệ giải;
- Phổ biến và ban hành Điều lệ giải cho các đơn vị có thành viên tham gia thi đấu;
- Ấn định thời gian và địa điểm thi đấu;
- Thành lập Ban tổ chức giải, Ban trọng tài và các ban khác.
Ban tổ chức có trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công tác tổ chức giải. Tuỳ quy
mô của giải mà thành lập ban tổ chức cho phù hợp. Ban tổ chức phân công nhiệm
vụ cụ thể, rõ ràng cho các tiểu ban (xem sơ đồ 3.1).
Điều lệ giải là một văn bản có tính pháp lý, bao gồm những nguyên tắc quy
ước trong thi đấu, bắt buộc mọi người phải chấp hành nghiêm chỉnh. Điều lệ giải
BAN TỔ CHỨC
Tiểu ban tuyên
truyền và bảo vệ
Tiểu ban chuyền
môn
Tiểu ban phục vụ
Tổ
tuyên
truyền
Tổ
bảo
vệ
Tổ
thư
ký
Tổ
trọng
tài
Tổ
dụng
cụ sân
bãi
Tổ
lễ
tân
Tổ
y
tế
Các
tổ
chức
khác
46
phải được gởi xuống trước cơ sở có đội tham gia thi đấu theo thời gian quy định để
các cơ sở có thời gian chuẩn bị lực lượng.
Nội dung điều lệ bao gồm:
- Tên giải;
- Mục đích, ý nghĩa của giải;
- Đối tượng tham gia giải;
- Địa điểm và thời gian thi đấu;
- Nguyên tắc thi đấu, phân hạng đấu, thi đấu theo phương thức nào (trực tiếp,
vòng tròn, hỗn hợp), cách tính điểm và xếp hạng;
- Khen thưởng, kỷ luật;
- Khai mạc, bế mạc;
- Chi phí cho giải (phần nào Ban tổ chức đài thọ, phần nào do các đội cơ sở chịu
kinh phí ...);
- Đăng ký (ngày đăng ký, ngày hết hạng);
- Ngày giờ địa điểm bốc thăm xếp lịch thi đấu;
- Các quy định khác.
Giai đoạn thi đấu:
- Ban tổ chức tổng hợp nhanh chóng, chính xác, kịp thời diễn biến của các trận
đấu, ngày đấu, thống kê thành tích các đội;
- Giải quyết kịp thời, đúng luật mọi việc xảy ra trong quá trình thi đấu.
Giai đoạn sau thi đấu:
Ban tổ chức cần họp các bộ phận liên quan để rút kinh nghiệm, đánh giá kết
quả, công bố thành tích và trao giải thưởng.
b. Các hình thức thi đấu bóng chuyền
Căn cứ vào tính chất, quy mô của giải, số lượng các đội tham gia, điều kiện sân
bãi, thời gian thi đấu, kinh phí ... mà quyết định hình thức thi đấu cho phù hợp và đạt
hiệu quả cao.
Trong thi đấu bóng chuyền thường áp dụng 3 hình thức sau:
- Đấu loại trực tiếp;
- Đấu vòng tròn;
- Đấu hỗn hợp (kết hợp của hai loại hình thức trên).
Đấu loại trực tiếp:
Đấu loại trực tiếp thường được áp dụng 2 hình thức:
+ Trực tiếp một lần thua;
+ Trực tiếp hai lần thua.
47
Đấu loại trực tiếp một lần thua:
Đấu loại trực tiếp một lần thua là 2 đội gặp nhau, đội nào thua bị loại ngay.
Đây là hình thức đơn giản, dễ tổ chức, dễ theo dõi thành tích, thời gian thi đấu ngắn,
có nhiều đội tham gia. Tuy nhiên, hình thức thi đấu này có mặt hạn chế là do số trận
đấu ít nên không đánh giá được chính xác trình độ của các đội, trường hợp may rủi
dễ xảy ra.
Hình thức này có 2 cách vạch biểu đồ thi đấu như sau:
- Nếu số đội tham gia = 2 n thì cho bốc thăm và các đội thi đấu với nhau.
Ví dụ: Có 8 đội (= 2 3) thì thi đấu theo biểu đồ như sau:
Sơ đồ 3.2: Thi đấu loại trực tiếp một lần thua (8 đội)
- Nếu số đội tham gia không = 2n thì ta tính số đội phải thi đấu trước theo
công thức sau:
X = 2 (a - 2n)
Trong đó:
X: là số đội thi đấu trước.
a: là tổng số đội tham gia thi đấu.
n: là số tự nhiên lớn nhất, sao cho 2n < a
Ví dụ: Có 11 đội tham gia thi đấu.
Theo công thức ta có: X = 2 (11 - 23) = 6 đội
Như vậy có 6 đội thi đấu trước. Các đội còn lại bắt đầu thi đấu sau 6 đội này.
Biểu đồ thi đấu của 11 đội như sau:
1
2
3
4
5
6
8
5
3
1
1
7
7 vô địch
7
7
(3.1)
48
Sơ đồ 3.3: Thi đấu loại trực tiếp một lần thua (11 đội)
Muốn tính số trận thi đấu theo thể thức trực tiếp 1 lần thua, ta lấy tống số đội
tham gia trừ đi 1.
Ví dụ: - Có 8 đội tham gia, số trận đấu là 8 - 1 = 7 trận.
- Có 11 đội tham gia, số trận đấu là 11 - 1 = 10 trận.
Đấu loại trực tiếp 2 lần thua:
Đấu loại trực tiếp 2 lần thua đảm bảo độ chính xác cao hơn đấu loại trực tiếp 1
lần thua, đội nào thua 2 lần mới bị loại ra khỏi giải. Theo phương thức này, đầu tiên
các đội nào thắng sẽ tiếp tục thi đấu ở một bảng chính, các đội thua sẽ gặp nhau trực
tiếp ở một bảng phụ, nếu lại thua sẽ bị loại ra khỏi giải. Cả hai bảng cứ thế thi đấu
chọn ra đội nhất của mỗi bảng để tiếp tục thi đấu với nhau ở trận chung kết.
Trong trận chung kết, nếu đội ở bảng chính thua thì phải đấu thêm một trận nữa
(vì đội này mới thua một lần). Trận đấu lại đội nào thắng sẽ vô địch.
Tổng số trận đấu của giải được tính theo công thức:
X = 2 (a - 1)
Trong đó:
X: là tổng số trận đấu.
a: là số đội tham gia thi đấu.
Ví dụ: Có 8 đội tham gia thì tổng số trận đấu là:
X = 2 (8 - 1) = 14 trận
1
2
3
4
5
6
8
5
3
11
8
2
9 vô địch
7
10
9
3
11
9
3
9
(3.2)
49
Biểu đồ thi đấu được sắp xếp như sau:
Sơ đồ 3.4: Thi đấu loại trực tiếp hai lần thua (8 đội)
Đấu vòng tròn:
Thi đấu theo hình thức vòng tròn tính điểm gồm 2 thể thức:
+ Gặp nhau 1 lượt;
+ Gặp nhau 2 lượt.
Ưu điểm của thể thức này là xác định được chính xác về trình độ của các đội
tham gia, xếp hạng được tất cả các đội tham gia. Đội thắng là đội đạt được số điểm
cao nhất.
Nhược điểm là hạn chế số đội tham gia, thời gian thi đấu kéo dài và tốn kém. Do
đó thường được áp dụng với giải có ít đội tham gia
Khi tiến hành tổ chức thi đấu theo hình thức này phải xác định được tổng số trận
đấu và số ngày cần cho thi đấu.
Thi đấu theo thể thức gặp nhau 2 lượt phải tăng gấp đôi số trận đấu và số ngày
thi đấu.
- Công thức tính số trận đấu vòng tròn 1 lượt:
Trong đó:
X: là tổng số trận đấu.
A: là tổng số đội tham gia.
1
2
3
4
5
6
8
5
3
1
1
7
7
7
7
2
4
6
8
3
5
6
2
2
5
5
1
1
Chung kết
(3.3)
50
Ví dụ: Có 9 đội tham gia giải thì số trận đấu là:
- Tính số vòng đấu vòng tròn 1 lượt:
+ Nếu tổng số đội tham gia thi đấu là số lẻ thì số vòng đấu bằng số đội tham gia.
+ Nếu tổng số đội tham gia thi đấu là số chẳn thì số vòng đấu bằng tổng số đội
trừ đi 1 (A - 1) (Xem bảng 3.1 và 3.2).
Bảng 3.1: Lịch thi đấu vòng tròn tính điểm cho 7 đội
Chú ý: Đội nào gặp số 0 được nghỉ trận đó.
Vòng đấu Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 Vòng 5
Trận 1 - 6 1 – 5 1 - 4 1 - 3 1 - 2
Trận 2 - 5 6 – 4 5 - 3 4 - 2 3 - 6
Trận 3 - 4 2 – 3 6 - 2 5 - 6 4 - 5
Bảng 3.2: Lịch thi đấu vòng tròn tính điểm cho 6 đội
Để đảm bảo công bằng, thứ tự các đội được thực hiện bằng cách rút thăm.
Tuy nhiên, khi xếp lịch cũng cần tính tới thời gian nghỉ giữa hai trận đấu của mỗi
đội và phải đảm bảo sao cho số lần thi đấu buổi sáng, buổi chiều và buổi tối của mỗi
đội gần tương đương nhau.
Để theo dõi kết quả thi đấu của các đội theo thể thức vòng tròn và làm căn cứ xếp
hạng cho các đội tham gia, ta phải lập bảng thông kê kết quả thi đấu toàn giải.
Trong thực tế, kết quả toàn giải sẽ có 2, 3,... đội bằng điểm nhau. Vì vậy cần căn
cứ biên bảng thi đấu của từng trận đấu để tổng hợp kết quả tổng số hiệp thắng, hiệp
thua, quả thắng, quả thua của từng đội để làm căn cứ xếp hạng chính xác cho từng đội
tham gia giải trên cơ sở dựa vào luật và điều lệ của giải đã quy định.
Vòng đấu Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 Vòng 5 Vòng 6 Vòng 7
Trận 1 - 0 1 - 7 1 – 6 1 - 5 1 - 4 1 - 3 1 - 2
Trận 2 - 7 0 - 6 7 – 5 6 - 4 5 - 3 4 - 2 3 - 0
Trận 3 - 6 2 - 5 0 – 4 7 - 3 6 - 2 5 - 0 4 - 7
Trận 4 - 5 3 - 4 2 – 3 0 - 2 7 - 0 6 - 7 5 - 6
51
Ví dụ: Có 5 đội tham gia giải, ta có bảng thống kê kết quả thi đấu như sau:
Đội A B C D E Điểm Xếp hạng
3 - 0
2 - 3
3 - 1
3 - 1
A
2 1 2 2
7 2
0 - 3
2 - 3
3 - 1
3 - 2 B
1
1 2 2
6 3
3 - 2
3 - 2
3 - 0
3 - 1 C
2 2
2 2
8 1
1 - 3
1 - 3
0 - 3 3 - 2 D
1 1 1
2
5 4
1 - 3
2 - 3
1 - 3
2 - 3 E
1 1 1 1
4 5
Bảng 3.3: Thống kê kết quả thi đấu
Thi đấu hỗn hợp:
Thi đấu theo thể thức hỗn hợp được áp dụng khi tổng số đội tham gia giải quá
đông, thời gian không cho phép kéo dài ngày mà phải xác định được đội từ thấp tới
cao. Lịch thi đấu theo thể thức này thường sử dụng theo các phương thức sau:
- Các đội tham gia được chia theo từng khu vực (xã, huyện, tỉnh ...). Mỗi khu vực
thi đấu theo thể thức loại trực tiếp (một hoặc hai lần thua) để xác định đội nhất bảng.
Sau đó các đội thi đấu vòng tròn tính điểm để xác định đội vô địch;
- Các đội tham gia được chia đều theo từng bảng (có tính đến ưu tiên thành tích),
ở mỗi bảng các đội thi đấu vòng tròn tính điểm xác định đội nhất bảng. Các đội này
tiếp tục thi đấu ở vòng bán kết và chung kết (thi đấu chéo) để tìm ra đội vô địch.
Ví dụ: Có 16 đội tham gia được chia thành 4 bảng, mỗi bảng 4 đội
+ Giai đoạn 1: Các bảng đấu vòng tròn tính điểm chọn ra đội nhất bảng;
+ Giai đoạn 2: Thi đấu chéo hoặc đấu loại trực tiếp giữa các đội nhất bảng
với nhau để xác định 2 đội thắng vào chung kết và 2 đội thua tranh ba tư.
52
Tiếp tục vòng chung kết thi đấu tranh nhất, nhì giữa hai đội thắng và tranh ba,
tư giữa hai đội thua.
Bảng 3.4: Thi đấu vòng tròn theo từng bảng
a. Công tác chỉ đạo thi đấu
Thi đấu bóng chuyền là sự phát huy tổng hợp về nhiều mặt, phẩm chất, ý chí,
đạo đức, tác phong, trình độ kỹ - chiến thuật, thể lực,... Thực chất thi đấu là một
cuộc đọ sức thi tài, tổng hợp bởi nhiều yếu tố:
- Trình độ kỹ - chiến thuật toàn diện, điêu luyện và thể lực dồi dào,...
- Tinh thần và khí thế thi đấu sôi nổi, đoàn kết chặt chẽ, xây dựng quyết tâm cao,
ý chí thi đấu dũng cảm ngoan cường, mưu trí, linh hoạt,...
- Đội nào biết phát huy sức mạnh tổng hợp trên là đội đó sẽ thắng.
Khi so sánh tương quan lực lượng giữa hai đội ngang nhau thì đội nào có người
chỉ huy giỏi thì đội ấy sẽ giành thắng lợi.
Do đó công tác chỉ đạo trong thi đấu bóng chuyền có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, không thể thiếu được trong tất cả các trận đấu.
Chuẩn bị trước thi đấu:
Công tác chuẩn bị trước thi đấu có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu chuẩn bị lực
lượng tốt, nắm chắc được tình hình đối phương, biết người biết ta sẽ là cơ sở đảm bảo
cho thắng lợi. Nói cách khác: Công tác chuẩn bị tốt là tiền đề của thắng lợi trong thi
đấu bóng chuyền.
Công tác chuẩn bị trước hết là tìm hiểu và phân tích tình hình để đặt ra kế hoạch
thi đấu. Chỉ khi nào tìm hiểu và nắm chắc được tình hình đội bạn thì kế hoạch đặt ra
mới sát và ta luôn luôn giữ được thế chủ động. Nhưng trước hết, người chỉ đạo cần
nắm chắc tình hình đội của mình.
1 - 4 1 – 3 1 - 2 Nhất bảng 1 Nhất bảng 3 1 - 4 1 - 3 1 – 2
2 - 3 4 – 2 3 - 4
2 - 3 4 - 2 3 – 4
Chung kết
1 - 4 1 – 3 1 - 2 Nhất bảng 2 Nhất bảng 4 1 - 4 1 - 3 1 – 2
2 - 3 4 – 2 3 - 4
2 - 3 4 - 2 3 – 4
53
Nội dung tìm hiểu để nắm tình hình bao gồm:
Nắm chắc tình hình đội nhà:
- Về tư tưởng: Phải nắm được quá trình diễn biến tư tưởng và trạng trái tâm sinh
lý của vận động viên chuẩn bị tham gia thi đấu như thế nào. An tâm, phấn khởi, tự tin
hay hoang mang dao động. Đánh giá đối phương có đúng mức không,... để có biện
pháp động viên và chấn chỉnh kịp thời;
- Về đoàn kết: Xem tình hình đoàn kết nội bộ có vấn đề gì không. Nếu có mâu
thuẫn cá nhân thì phải kịp thời giải quyết ngay;
- Về chuyên môn: Phải nắm được đặc điểm và trình độ kỹ chiến thuật của từng
vận động viên cũng như chổ mạnh, chổ yếu và sở trường cá nhân để tổ chức lực lượng
thi đấu một cách hợp lý;
- Về thể lực: Phải kiểm tra theo dõi tình hình sức khoẻ của vận động viên. Chế độ
sinh hoạt hằng ngày như: ăn, ngủ và các mặt khác.
Tìm hiểu tình hình đối thủ:
- Kiểm tra và theo dõi thành phần và lực lượng của đối thủ kể cả số vận động
viên mới lẫn cũ. Ai là người tổ chức, ai là chủ công,...
- Tìm hiểu đặc điểm kỹ chiến thuật của từng vận động viên, biết được chỗ mạnh,
chỗ yếu của từng người, biết được vận động viên nào chỉ thích tấn công mà không
thích phòng thủ, biết ai hay nôn nóng trong khi đập bóng hoặc chuyền bước một yếu,...
- Tìm hiểu khả năng vận dụng chiến thuật của toàn đội, xem phối hợp có ăn ý
không? Tấn công và phòng thủ thường dùng dạng nào và mỗi vòng biến hoá ra sao?
Tìm hiểu tình hình khách quan:
Ngoài hai mặt trên trong công tác chỉ đạo thi đấu bóng chuyền cần tìm hiểu
thêm về:
- Luật thi đấu, điều lệ của giải và trọng tài;
- Thời gian và địa điểm thi đấu;
- Thời tiết khí hậu và ánh sang;
- Sân thi đấu, dụng cụ, bóng, lưới, khán giả ...
Sau khi điều tra nắm vững tình hình phải tiến hành chuẩn bị phương án thi đấu,
họp đội với nội dung:
+ Xác định rõ mục đích, ý nghĩa của việc tham gia thi đấu, để vận động viên
có thái độ đúng đắn, thể hiện nhiệt tình cao trong thi đấu;
+ Xây dựng quyết tâm cao của toàn đội, để mỗi người phát huy đầy đủ trình độ
kỹ thuật, chiến thuật của bản thân để thi đấu có kết quả cao nhất.
Tuy nhiên, cái chính vẫn là thông qua hội nghị chuẩn bị, phải vạch được kế
54
hoạch và bàn đấu pháp hợp lý, cụ thể, sát với tình hình đã điều tra được. Trong đó,
việc tổ chức và sắp xếp lực lượng tham gia thi đấu vô cùng quan trọng.
Bố trí đội hình hợp lý khi thi đấu sẽ có tác dụng:
+ Về kỹ thuật: Sẽ phát huy được chỗ mạnh và sở trường cá nhân của từng vận
động viên và toàn đội;
+ Về chiến thuật: Phát huy sức mạnh của toàn đội trong tấn công lẫn phòng
thủ. Đồng thời còn khoét sâu nhược điểm và chổ yếu của đối phương.
Sau khi bàn bạc dân chủ, toàn đội đã xây dựng được đấu pháp chung, thì khi
chính thức bước vào thi đấu, từng vận động viên phải thực hiện nghiêm chỉnh và
tuân theo phương án chuẩn bị của chỉ đạo viên. Có như vậy mới đạt được kết quả cao
trong thi đấu.
Công tác chỉ đạo trận đấu:
Trước trận đấu:
Trước khi bước vào trận đấu, đội bóng phải đến trước địa điểm thi đấu để:
- Có thời gian nghỉ ngơi và tìm hiểu thêm đội bạn;
- Chuẩn bị trang phục và dụng cụ;
- Chuẩn bị khởi động;
- Trong khi khởi động các cầu thủ cần lưu ý;
- Khởi động toàn diện: Phải hoạt động khởi động kỹ toàn thân, nhất là các khớp
cổ tay, cổ chân, vai, thắt lưng, đầu gối và dây chằng,... cùng các động tác di chuyển,
chạy, nhảy,...
- Khởi động chuyên môn: Thường phải khởi động động tác kỹ thuật như: chuyền,
đệm, đập, phát, chắn bóng,...
Hình thức khởi động có thể tiến hành cá nhân hay tập thể trong khoảng thời gian
20 - 40 phút (tuỳ thuộc vào thời tiết). Mùa hè thời gian khởi động ngắn (khoảng 20
phút), mùa đông thời gian khởi động dài hơn (khoảng 40 phút).
Nguyên tắc chung trong phần khởi động là tạo điều kiện cho tất cả hệ thống và
cơ quan chức năng của cơ thể đều tham gia vận động để chuẩn bị bước vào trận đấu
đạt được hiệu quả cao nhất.
Sau khi khởi động xong, chỉ đạo viên nên tập trung toàn đội lại để nhắc nhở một
số điểm cần thiết. Lưu ý đặc điểm kỹ - chiến thuật của đối phương mà chỉ đạo
viên tìm hiểu được qua phần khởi động trên sân.
Trong trận đấu:
Thực tế thi đấu trên sân thường khác tình hình mà ta dự kiến.
55
Vào trận đấu, việc đầu tiên của chỉ đạo viên là quan sát tình hình vận dụng
chiến thuật và cách đánh chủ yếu của đối phương, tấn công và phòng thủ của đối
phương có đúng với nhận định ban đầu hay có thay đổi.
Phải phát hiện nhanh chỗ mạnh của đối phương để kịp thời ngăn chặn và chỗ yếu
của đối phương để kịp thời công kích.
Chỉ đạo viên phải quan sát đội mình thực hiện đấu pháp có đúng không, cầu thủ
nào phát huy tốt, khâu nào còn yếu chưa thực hiện được và nguyên nhân tại sao?
Muốn đánh giá và chỉ đạo sát trận đấu, chỉ đạo viên cần ghi chép và thống kê các
tình huống xảy ra trên sân.
Để chỉ đạo trận đấu, huấn luyện viên có thể thông qua các hình thức:
Hội ý:
Hội ý là biện pháp chính của chỉ đạo viên dùng để chỉ đạo toàn đội khi thi
đấu. Mục đích của hội ý là nhằm động viên tư tưởng, củng cố tinh thần và xây
dựng lòng tin cho toàn đội, đồng thời vạch ra cách đánh, phát huy chỗ mạnh và khắc
phục chỗ yếu của đội.
Trong quá trình chỉ đạo thi đấu, chỉ đạo viên nên xin tạm dừng hội ý khi gặp
những trường hợp sau đây:
- Khi có hỏng liên tục về kỹ thuật cá nhân;
- Cần thiết phải thay đổi chiến thuật tập thể, đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu mới
cho cả đội;
- Cần tăng cường khoét sâu vào chỗ yếu của đối phương để giành thế chủ động;
- Khi thể lực của vận động viên giảm sút, nhất là ở hiệp quyết thắng có thể dùng
hội ý để nghỉ;
- Tình hình trên sân rối, khí thế giảm, trạng thái tinh thần căng thẳng, thiếu lòng
tin, giữa các thành viên có sự không thống nhất, thiếu phối hợp kỹ - chiến thuật;
- Bị đối phương đuổi kịp hoặc vượt điểm;
- Luật quy định mỗi hiệp được dừng hội ý 2 lần và mỗi lần 30 giây. Để tận dụng
thời gian 30 giây này, khi hội ý cần chú ý một số điểm sau đây:
+ Vận động viên tập trung nhanh, lắng nghe ý kiến của chỉ đạo viên;
+ Chỉ đạo viên phải dùng thuật ngữ ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và chính xác để
chỉ đạo toàn cục. Tránh chỉ đạo từng quả một;
+ Thái độ chỉ đạo viên bình tĩnh, lạc quan, sáng suốt khi tình thế đội nhà đang
nguy ngập. Ngược lại chỉ đạo viên phải nghiêm khắc, ngăn ngừa những thiếu sót lệch
lạc chủ quan và thỏa mãn với kết quả bước đầu của vận động viên.
Thay người:
56
Thay người là biện pháp quan trọng để động viên nhân tố tích cực thi đấu trên
sân. Mục đích thay người nhằm:
- Tăng cường lực cho đội nhất là khi đang ở tỉ số then chốt, tổ chức sắp xếp lại
đội hình, thay đổi chiến thuật bất ngờ, tăng cường sức mạnh thi đấu của đội;
- Tăng cường bồi dưỡng lực trẻ, giữ gìn sức khoẻ cho vận động viên chủ lực khi
đội nhà đã giành thế chủ động;
- Thay cho lần tạm dừng hội ý để truyền đạt ý kiến của chỉ đạo viên, giảm bớt
tình hình căng thẳng cho đội, gây ức chế cho đội bạn,
- Trong quá trình thi đấu, chỉ đạo viên có thể xin tạm dừng để thay người trong
các trường hợp sau đây:
- Hỏng liên tục ở tỉ số sát nút hoặc nguyên nhân nào đó mà vận động viên không
phát huy được kỹ - chiến thuật của mình;
- Có vận động viên bị thương hay mệt mỏi, hoặc muốn giữ thể lực cho vận động
viên chủ công tham gia những trận quyết định;
- Khi tăng cường sức tấn công hay phòng thủ;
- Đã hết hai lần hội ý mà muốn truyền đạt ý kiến của chỉ đạo viên cho toàn đội có
thể thông qua lần thay người.
Cần chú ý thay người xuất phát từ lợi ích chung của tập thể và không được
làm giảm sút sức chiến của toàn đội.
57
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP GIỜ HỌC THỂ DỤC, BÀI TẬP PHÁT
TRIỂN CHUNG, CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ
THI ĐẤU THỂ THAO
4.1. Phương pháp lên lớp một giờ học thể dục
Trong một giờ lên lớp, hiệu quả của công tác giảng dạy và tập luyện phần lớn phụ
thuộc vào việc tổ chức, phương pháp tiến hành lên lớp. Hình thức lên lớp có thể tiến
hành tập thể lớp hoặc cá thể. Trong đó tập luyện tập thể chiếm vị trí quan trọng vì
được giáo viên hướng dẫn phương pháp đó dễ đạt hiệu quả cao.
4.1.1. Nhiệm vụ của quá trình lên lớp gồm
- Đặt nhiệm vụ cả quaù trình giảng dạy và từng buổi học;
- Chọn nội dung và phương pháp lên lớp hợp lý ;
- Giảng giải và làm mẫu động tác, sửa chữa sa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_giao_duc_the_chat_phan_1.pdf