Giáo trình giáo dục học mầm non

Giáo dục học Mầm non là một chuyên ngành của Giáo dục học với tư

cách là khoa học giáo dục con người trước tuổi đến trường phổ thông.

Đối tượng của giáo dục học mầm non là quá trình giáo dục trẻ em từ 0 – 6 tuổi,

được tổ chức và thực hiện một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, nhằm

hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách.

Quá trình giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi là một bộ phận của quá trình giáo

dục tổng thể (quá trình hình thành con người). Cấu trúc của quá trình này bao

gồm các yếu tố hợp thành như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương

pháp giáo dục, nhà giáo dục, đối tượng giáo dục, điều kiện giáo dục, kết quả

giáo dục.

pdf67 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình giáo dục học mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác hoạt động thực tiễn (nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và thói quen hành vi cho trẻ): phương pháp rèn luyện, luyện tập. - Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của trẻ (động viên, đánh giá hành vi ứng xử của trẻ): Khen ngợi, chê trách, nhận xét, phê bình.. 2.3.5.2.Hệ thống các phương pháp giáo dục đạo đức 2.3.5.2.1. Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân 49 - Giải thích và thuyết phục: Là phương pháp tác động đến ý thức tình cảm và ý chí của trẻ nhằm mục đích hình thành những phẩm chất, hành vi đạo đức tốt đẹp và loại bỏ những phẩm chất hành vi xấu của trẻ. Khi giải thích cô phải truyền đạt những kiến thức và yêu cầu đối với hành vi của các em, phải giải thích tại sao cần phải có các yêu cầu đó, khuyến khích trẻ tự nguyện thực hiện các yêu cầu đó. Giải thích được tiến hành dưới hình thức chỉ bảo trực tiếp cho trẻ rõ cần phải hành động như thế nào, tại sao phải làm như vậy. Ví dụ: Ngay từ những ngày đầu cô đề ra cho trẻ những nguyên tắc: không được làm hỏng đồ chơi vì hỏng sẽ không có cái gì chơi; phải rửa tay, mặt trước khi ăn v.v... Việc giải thích có thể tiến hành dưới hình thức trò chuyện. Khi giải thích, thuyết phục cô phải dạy trẻ phân biệt được cái tốt cái xấu, bắt chước những cái tốt, tránh những cái xấu. - Nêu gương: Là phương pháp được sử dụng có hiệu quả trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Nêu gương giúp ta có thể giáo dục trẻ bằng những hành động và việc làm cụ thể, có sự tác động một cách trực quan. Sức mạnh của nêu gương là ở chỗ trẻ tự nguyện noi theo và xem những gương ấy như là tiêu chuẩn của hành vi. Cơ sở tâm lý của phương pháp này là khuynh hướng bắt chước được thể hiện rõ ở trẻ, là nguyện vọng, muốn hành động để được khen ngợi. Trẻ thường bắt chước những người được các em kính trọng và quý mến, các nhân vật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, mà trước hết là bắt chước cha mẹ và cô giáo. Đặc biệt cô giáo là người trực tiếp gần gũi mà trẻ bắt chước nhiều, trẻ thường dựa vào uy tín của cô, hành vi, cử chỉ, lời nói của cô. Trẻ không những bắt chước người lớn mà còn bắt chước lẫn nhau, cô giáo phải lấy gương một số trẻ để giáo dục những trẻ khác. 2.3.5.2.2. Nhóm các phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn cho trẻ: Tổ chức hoạt động thực tiễn giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. Chỉ trong hoạt động thực tiễn trẻ mới tích luỹ được những khai niệm đạo đức trong mối quan hệ với các bạn và người lớn. Trẻ biết lĩnh hội các qui tắc hành vi trong tập thể, tập hành động theo các tiêu chuẩn đạo đức, thể hiện thái độ tôn trọng người lớn và các bạn, thể hiện các phẩm chất của mình thông qua các hoạt động và giao lưu. Chỉ trong các hoạt động thực tiễn thì các qui tắc hành vi, các khái niệm đạo đức mà trẻ lĩnh hội mới trở nên vững chắc hơn. - Tập luyện: Là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nào đó, là đặt trẻ vào những tình huống do giáo viên tạo ra để trẻ phải hành động phù hợp với các tiêu chuẩn và qui tắc hành vi. - Rèn luyện: là thực hành trong cuộc sống những khái niệm, tiêu chuẩn, qui tắc hành vi. Khi hình thành khái niệm đạo đức cho trẻ, cô phải tạo được điều kiện để thường xuyên rèn luyện các hành động đạo đức. 50 + Ở lớp mẫu giáo bé phải thường xuyên nhắc nhở trẻ chào hỏi khi bước vào lớp và khi ra về, thu nhặt đồ chơi khi chơi xong, rửa tay, rửa mặt trước khi ăn, biết cám ơn khi được người khác giúp đỡ... + Ở lớp nhỡ: Bên cạnh việc củng cố những khái niệm mà trẻ tích luỹ được, giáo viên phải thường xuyên đặt trẻ vào hoàn cảnh trong đó trẻ phải tự quyết định nên hành động như thế nào (bạn H mới đi học, hôm nay vẫn còn khóc nhè vì nhớ mẹ, phải làm gì cho bạn vui..) + Ở các lớp lớn: các hành động thể hiện sự tiếp thu các tiêu chuẩn hành vi đa dạng hơn. Giáo viên phải hiểu các động cơ hành động của trẻ và đánh giá chúng, khuyên nhủ, nhận xét tế nhị. 2.3.5.2.3. Các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của trẻ. - Khen ngợi và chê trách: Là phương pháp được sử dụng để giúp trẻ hiểu rõ các hành động nào là tốt, hành động nào là xấu, hiểu rõ yêu cầu của các quy tắc đạo đức cũng như những nét tính cách tốt đẹp. Khen ngợi làm cho trẻ phấn khởi, gây cho trẻ lòng mong muốn làm việc tốt. Còn chê trách gây cho trẻ cảm xúc hối hận, giúp ngăn ngừa những hành động xấu. Yêu cầu đối với khen ngợi và chê trách là phải khách quan, chính xác, công bằng, đúng mức, đúng thời điểm. Khen ngợi phải căn cứ vào kết quả và mức độ cố gắng của trẻ. Khi chê trách phải tìm hiểu rõ động cơ của hành động để đánh giá trẻ chính xác, chê trách phải nhằm mục đích ngăn ngừa các hành vi xấu là chủ yếu. - Nhận xét và phê bình: Nhận xét được áp dụng khi hành vi còn dễ sửa chữa, không có hại đến bản thân trẻ cũng như đến các trẻ khác. Còn phê bình được sử dụng khi hành vi đã lặp lại nhiều lần, khó sửa chữa, cô phải phê bình để thể hiện sự đánh giá những hành động xấu. - Cưỡng bức: Là phương pháp được áp dụng khi tất cả các phương pháp giáo dục khác đã sử dụng nhưng không đem lại kết quả: trẻ vẫn nói tục, trêu chọc bạn bè, không tuân thủ những yêu cầu của người lớn, vi phạm nội qui.. Cưỡng bức là phương pháp giáo dục, đồng thời cũng là một biện pháp trừng phạt. Tất cả các biện pháp cưỡng bức phải đi kèm theo những lời giải thích, thuyết phục về sự cần thiết phải thực hiện những qui tắc hành vi chung cho tất cả mọi người (trẻ phải hiểu được tại sao bị phạt). Tuy nhiên không nên đuổi trẻ không cho tham gia vào các hoạt động, vào các giờ học, tuyệt đối tránh những biện pháp trừng phạt về thể xác như bắt nhịn ăn, đánh đập, đe doạ, nhốt trẻ vào một nơi không thích hợp. Các phương pháp giáo dục trên đây cần vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi, từng hoàn cảnh, từng tình huống giáo dục. Mỗi phương pháp giáo dục đều có những ưu, nhược điểm riêng, không có phương pháp nào được coi là vạn năng. Giáo viên cần phải kết hợp đúng đắn các phương pháp khác nhau. Khi sử dụng cần chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, đặc 51 điểm cá nhân, kinh nghiệm sống của của từng trẻ nói riêng và trẻ trong cả lớp nói chung. 2.3. Giáo dục thẩm mĩ Thẩm mĩ là phạm trù triết học nói về cái đẹp khách quan của các đối tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống xã hội và trong bản thân con người. Cái đẹp là cái trung tâm, bên cạnh cái đẹp là cái cao thượng, anh hùng. Nhũng khái niệm tương phản là cái xấu, cái thấp hèn. Nguồn gốc của cái đẹp theo quan niệm của Mỹ học Mác- Lênin là cuộc sống, là hiện thực xã hội với toàn bộ tính đa dạng của nó. Cái đẹp là cái hoàn thiện, cái lý tưởng, nâng cao con người lên cao hơn cái bình thường hàng ngày. Cái đẹp vốn có ở bản thân của sự vật và hiện tượng của hiện thực, là hiện tượng khách quan có thực có thể bắt gặp khắp nơi trong đời sống con người: trong tự nhiên, trong xã hội, trong chính bản thân con người. - Cái đẹp trong tự nhiên: biểu hiện bằng hình dạng, đường nét, màu sắc, âm thanh... - Cái đẹp trong xã hội là cái đẹp của quan hệ giao tiếp, trong lối sống đạo đức, cái đẹp trong trật tự, kỷ cương của của cuộc sống xã hội. - Cái đẹp trong con người là cái đẹp của nhận thức, tình cảm hành vi đạo đức và lối sống cá nhân. Do đó, những xúc cảm thẩm mỹ, những đối tượng thẩm mỹ bắt nguồn từ nhiều người khác nhau của hiện thực khách quan: tự nhiên, đời sống xã hội, nghệ thuật và các hoạt động của con người. Thẩm mỹ có ý nghĩa rất to lớn trong đời sống con người. Nhu cầu thẩm mỹ là một trong những nhu cầu quan trọng của cuộc sống. Mỗi con người đều có xu hướng vươn tới cái đẹp, cái cao thượng. Xã hội càng phát triển nhu cầu thẩm mỹ của con người càng cao. 2.4.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Mầm non Giáo dục thẩm mỹ là bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục nói chung. Đó là quá trình giáo dục để hình thành cho trẻ khả năng tri giác, xúc cảm thẩm mỹ, năng lực nhận thức, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp. 2.4.1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ dưới 3 tuổi Trẻ dưới 3 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh nhất các chức năng tâm lí, là giai đoạn hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách. Trong đó phải kể đến những cơ sở để hình thành thị hiếu và năng khiếu thẩm mĩ sau này. Đặc tính của cái đẹp và đặc tính của tuổi thơ rất gần nhau, nên trẻ nhỏ đến với cái đẹp như đến với những gì thân thiết, quý mến. Trẻ tích cực, vui sướng khi được sống trong thế giới của cái đẹp. Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, nhu cầu tiếp nhận ấn tượng từ thế giới bên ngoài ở trẻ đã được nảy sinh (2 - 3 tháng trẻ thường chăm chú nhìn về phía ánh sáng, nhìn các màu sắc hoặc lắng nghe âm thanh xung quanh, 5 - 6 tháng trẻ thích chơi với những đồ chơi sặc sỡ, phát ra âm thanh hoặc những bản nhạc du dương...). Vì 52 vậy, nếu không giáo dục cái đẹp cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ tức là đã bỏ lỡ một cơ hội trong giáo dục con người. Đó là sự lãng phí đáng kể trong việc bồi bổ những năng khiếu, những phẩm chất tốt đẹp cho tâm hồn trẻ thơ. Trẻ sinh ra không có tình yêu cái đẹp, nó được nảy sinh và phát triển trong quá trình giáo dục. Nếu người lớn không tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc với nhiều cái đẹp xung quanh, không khêu gợi ở trẻ những xúc cảm tốt lành về con người, không làm thức dậy trong trẻ những gì thân thiết, gần gũi khi tiếp xúc với cái đẹp... thì trẻ sẽ không thể có tình yêu đối với cái đẹp. Để lớn lên thành người, trẻ cần được thoả mãn những nhu cầu về mặt tinh thần, trong đó có nhu cầu về cái đẹp. Chính những nhu cầu ấy mới là động lực phát triển tâm lí, phát triển đời sống tinh thần của trẻ Lời ru ngọt ngào, giọng nói âu yếm hay âm điệu du dương của bản nhạc, màu sắc của đồ chơi... có ảnh hưởng rất lớn đến xúc cảm thẩm mĩ của trẻ: hình thành cho trẻ những ấn tượng tươi mát, làm nảy sinh nhu cầu về cái đẹp, làm cho trạng thái tinh thần của trẻ thơ thoải mái, vui tươi. Ngược lại, những tác động xấu từ bên ngoài, những hành vi thô lỗ, nói năng tục tĩu, nét mặt, giọng nói cáu kỉnh... ảnh hưởng xấu đến xúc cảm của trẻ và làm cho trẻ dễ thích nghi với cái xấu từ tấm bé. Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ dưới 3 tuổi là nhiệm vụ quan trọng, nó gắn bó chặt chẽ với các mặt giáo dục khác, đặc biệt là với giáo dục trí tuệ và giáo dục đạo đức. Cái đẹp của thế giới xung quanh và cái đẹp trong nghệ thuật không những ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhận thức thẩm mĩ mà còn tác động đến việc hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ. Những xúc cảm thẩm mĩ có ảnh hưởng lớn đến bộ mặt đạo đức của con người. Nhờ xúc cảm này mà tính cách trẻ trở nên cao thượng, đời sống của trẻ thêm phong phú, trẻ thêm lạc quan hơn trong cuộc sống tất cả những điều đó tác động mạnh mẽ đến việc hình thành mối quan hệ tốt đẹp của trẻ với cuộc sống và với con người Qua giáo dục thẩm mĩ, trẻ nhận thức sâu sắc hơn những hiện tượng của cuộc sống, nhờ đó mở rộng tầm nhìn của trẻ, làm cho các biểu tượng về thế giới xung quanh càng thêm sâu sắc hơn, đồng thời khơi dậy ở trẻ lòng ham hiểu biết. Các nhà GD đã coi GD thẩm mĩ là một mặt GD rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách trẻ ở lứa tuổi Mầm non. Thiếu cái đẹp trẻ sẽ trở nên buồn rầu, già trước tuổi, thế giới tinh thần sẽ nghèo nàn, làm thui chột năng khiếu và phẩm chất tốt đẹp của trẻ. Vì vậy, có thể nói cái đẹp là dòng suối nuôi dưỡng lòng tốt và trí thông minh. Cuộc sống tinh thần trong thế giới cái đẹp khơi dậy ở trẻ nhu cầu muốn làm cho mình trở nên đẹp, nhu cầu khám phá cái đẹp ở xung quanh. Đứa trẻ càng sớm thấy được vẻ đẹp đó thì sự phát triển tinh thần và thể chất của nó càng thuận lợi bấy nhiêu. 2.4.1.2. Ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ đối với trẻ mẫu giáo. - Giáo dục thẩm mỹ cần được tiến hành ngay từ lúc trẻ còn nhỏ. Có thể nói lứa tuổi mẫu giáo là “thời kỳ hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ. Vấn đề 53 này xuất phát từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi mẫu giáo: hầu hết trẻ thơ đều có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động đối với con người và cảnh vật xung quanh, thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Mặt khác, ở lứa tuổi này tư duy trực quan hình tượng phát triển, chi phối mọi hoạt động tâm lý của trẻ. Vì vậy, những hình tượng nghệ thuật tác động vô cùng mạnh mẽ, các em cảm thụ những hình tượng ấy nhờ tư duy trực quan hình tượng. Với các đặc điểm tâm lý như vậy mà năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi nhỏ. Việc nên chọn đúng đắn những tác phẩm nghệ thuật và sử dụng chúng nhằm mục đích giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ mẫu giáo. - Giáo dục thẩm mỹ có mối liên hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác nhất là với giáo dục đạo đức, và giáo dục trí tuệ. Cụ thể: + Mỹ dục giúp trẻ cảm thụ và nhận thức sâu sắc hơn những hiện tượng của cuộc sống, giúp mở rộng tầm mắt của trẻ và trau dồi cho các em lòng ham hiểu biết. Mặt khác, những biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh, năng lực quan sát cuộc sống và xác lập mối liên hệ giữa các hiện tượng của cuộc sống, việc ghi nhớ và tái hiện chúng sẽ làm sâu sắc hơn nữa việc cảm thụ và những cảm xúc thẩm mỹ. Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nội dung, tư tưởng của các tác phẩm nghệ thuật dẫn đến hình thành những cảm xúc thẩm mỹ. + Những xúc cảm thẩm mỹ, đặc biệt là xúc cảm liên quan với viêc cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật, cảm thụ thiên nhiên, vẻ dẹp của hành vi con người ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt đạo đức và làm cho tính cách con người trở nên cao thượng. Những cảm xúc thẩm mỹ làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ, góp phần giáo dục tính lạc quan yêu đời của các em, khơi gợi trẻ tính tích cực sáng tạo và ảnh hưởng đến việc hình thành mối quan hệ tốt dẹp giữa trẻ với những người xung quanh. + Giáo dục thẩm mỹ có liên quan trực tiếp với giáo dục lao động và giáo dục thể chất. Bản thân lao động được tổ chức tốt là một phương tiện giáo dục thẩm mĩ, sức khoẻ và sự phát triển thể lực tốt, tư thế đẹp, tác phong nhanh nhẹn bao giờ cũng gây cảm giác đẹp mắt và các tác dụng thẩm mĩ đến sự phát triển chung về mặt tinh thần của con người. Cơ thể trẻ phát triển cân đối, da dẻ hồng hào, tác phong nhanh nhẹn, uyển chuyển ...cũng là những biểu hiện của cái đẹp. Với những ý nghĩa trên, giáo dục thẩm mĩ là một bộ phận quan trọng của giáo dục XHCN, góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, làm nên trình độ văn hoá chung cho con người. Giáo dục thẩm mĩ cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mầm non. 2.4.2. Nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Mầm non 2.4.2.1. Nhiệm vụ GD thẩm mĩ cho trẻ dưới 3 tuổi 2.4.2.1.1. Cung cấp và làm giàu ấn tượng xung quanh cho trẻ trên cơ sở đó phát triển tri giác thẩm mĩ của trẻ Quá trình phát triển thẩm mĩ của con người diễn ra ngay từ khi còn nhỏ. Khi mà thị giác và thính giác là phương tiện cơ bản giúp trẻ liên hệ với thế giới 54 bên ngoài. Nhờ cặp mắt và đôi tai đứa trẻ tích luỹ được những ấn tượng về thế giới. Trẻ nhỏ thường ưa thích tất cả những gì là tươi sáng, sặc sỡ, chuyển động được và phát ra âm thanh hoặc những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn, hấp dẫn,... Nhưng sự chú ý của trẻ đối với các sự vật hiện tượng chưa phải là biểu hiện của hứng thú nhận thức. Vì vậy, người lớn cần làm cho trẻ chú ý đến những sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên, đến những hành vi của con người, dạy cho trẻ biết phát hiện được cái đẹp trong đời sống hàng ngày, trong thiên nhiên, trong nghệ thuật. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, trẻ chưa ý thức được cái đẹp trong cuộc sống xung quanh, chưa có tiêu chuẩn đánh giá cái đẹpmà chỉ là sự nhận biết cảm tính vẻ bề ngoài của sự vật hiện tượng. Do đó, trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, việc dạy trẻ biết nhìn và phát hiện ra vẻ đẹp của thế giới xung quanh là một việc làm hết sức khó khăn. 2.4.2.1.2. Bước đầu phát triển ở trẻ năng lực xúc cảm thẩm mĩ và hứng thú với nghệ thuật Những xúc cảm thẩm mĩ của con người diễn ra trên cơ sở những tri thức mà con người có được về cái đẹp. Do đó, quá trình tiếp thu tri thức về cái đẹp và hình thành cảm xúc thẩm mĩ diễn ra một cách thống nhất, liên tục. Khi cảm xúc thẩm mĩ được hình thành sẽ thúc đẩy con người hoạt động tích cực hơn, lạc quan hơn trong cuộc sống. Trẻ nhỏ thường biểu hiện những xúc cảm và tình cảm của mình một cách trực tiếp: qua nụ cười, qua phản ứng, qua những câu nói biểu lộ thích hay không thích... Do vậy, người lớn cần đoán được thái độ, tình cảm của trẻ, uốn nắn những xúc cảm của trẻ, đồng thời làm phong phú những xúc cảm ấy cho phù hợp với nhiệm vụ giáo dục cái đẹp cho trẻ nhỏ. Nghệ thuật là một phương tiện, là con đường giáo dục và phát triển cảm xúc thẩm mĩ có hiệu quả cho trẻ em. Sức mạnh của tác phẩm nghệ thuật là ở chỗ, bằng những giai điệu ngọt ngào, những câu thơ, ca dao, tục ngữ... giàu chất nhạc, người lớn đã đưa trẻ vào thế giới của những giá trị văn hoá nhân loại, dân tộc, tạo cho trẻ những xúc cảm mang tính thẩm mĩ, làm nảy sinh nhu cầu về cái đẹp trong cuộc sống của trẻ thơ. 2.4.2.1.3. Bước đầu GD thị hiếu nghệ thuật và phát triển năng lực tạo hình cho trẻ Thị hiếu thẩm mĩ là thái độ, tình cảm khiến người ta phản ứng mau lẹ trước những cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài trong cuộc sống và nghệ thuật, là một bộ phận quan trọng của tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ đã giúp con người tiến sâu hơn vào thế giới thẩm mĩ bằng những mẫn cảm đặc biệt và những khát vọng thiết tha. Thị hiếu thẩm mĩ tốt sẽ hướng mỗi người phấn đấu cho những cái đẹp, cái tốt, cái đúng. Nếu không có thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, đúng đắn thì không có cuộc sống đẹp. Đối với mỗi trẻ, thị hiếu thẩm mĩ có sự khác nhau. Vì vậy, trong việc giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ, người lớn cần tôn trọng và phát huy ý thích thẩm mĩ lành mạnh cho trẻ, tránh gò bó, áp đặt làm thui chột óc thẩm mĩ và thị hiếu thẩm mĩ của trẻ. 55 Mặt khác, người lớn cần chú ý đến việc giáo dục và hình thành năng lực tạo hình cho trẻ dưới 3 tuổi. Trước hết cần hướng dẫn trẻ cảm thụ vẻ đẹp của những tác phẩm tạo hình, sau đó tập cho trẻ một số kỹ năng về nặn, vẽ giúp trẻ biến hoạt động tạo hình lúc đầu là một việc làm tuỳ hứng sau đó trở thành một hoạt động mang tính sáng tạo ở lứa tuổi tiếp theo. 2.4.2.2. Nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo. 2.4.2.2.1. Phát triển tri giác thẩm mỹ, khái niệm thẩm mĩ và tình cảm thẩm mỹ cho trẻ Giáo dục thẩm mỹ bắt đầu từ sự phát triển năng lực tri giác cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, hiểu cái đẹp. - Sự tri giác cái đẹp theo quan niệm của mỹ học Mác - Lênin là quá trình nhận thức, cảm thụ cái đẹp mà kết quả của nó là sự rung cảm, tình cảm thẩm mỹ. Cơ sở của sự tri giác cái đẹp là sự nhận thức cảm tính, cụ thể về mặt thẩm mỹ thông qua nghe, nhìn. Trẻ mẫu giáo ưa thích tất cả những cái gì tươi sáng, sặc sỡ, chuyển động được và phát ra âm thanh rộn rã, tươi vui. Trẻ say sưa lắng nghe bài hát, nghe chuyện cổ tích, xem tranh ảnh, quan sát hoa lá, con vật. Nhưng sự chú ý của các em đối với các sự vật và hiện tượng chưa phải là sự biểu hiện của tình cảm thẩm mỹ mà là sự biểu hiện của hứng thú nhận thức. Vì vậy, cô giáo cần làm cho trẻ chú ý đến những sự vật và hiện tượng của tự nhiên, đến những hành vi của con người, dạy cho các em biết nhìn và phát hiện được cái đẹp trong đời sống, trong thiên nhiên, trong lao động, trong hành vi của con người, dạy cho các em biết đánh giá, nhìn nhận về phuơng diện mỹ học đối với thế giới xung quanh. Để đạt được điều này, cần tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng tự nhiên, trong xã hội, trong nghệ thuật, hướng trẻ chú ý tới nó, nhận xét, cảm thụ nó. Qua đó, hình thành cho trẻ những biểu tượng, khái niệm, các nhận xét và đánh giá thẩm mĩ đúng đắn. - Sự tri giác thẩm mĩ bao giờ cũng liên quan chặt chẽ với cảm xúc và tình cảm thẩm mĩ. Trong quá trình tri giác cái đẹp, trẻ thường có những xúc cảm đa dạng như vui sướng, thích thú, hân hoan, cảm phục hoặc phản đối... Đó là những xúc cảm tâm hồn trong sáng xuất hiện khi thấy cái đẹp. Như vậy, tình cảm thẩm mỹ giữ vai trò rất to lớn trong việc đánh giá các sự vật và hiện tượng khác nhau, trong việc rèn luyện thị hiếu thẩm mỹ sau này cho trẻ. Trên cơ sở tình cảm thẩm mỹ và tri giác tự nhiên cần giúp trẻ hiểu được tư tưởng của các tác phẩm nghệ thuật, dạy cho trẻ tự biết thưởng thức về phương diện tự nhiên với cái đẹp và cái xấu, dạy cho các em hiểu sâu sắc hơn những hiện tượng được phản ánh trong tác phẩm . 2.4.2.2.2. Phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật cho trẻ Nghệ thuật là hình thái ý thức đặc biệt, dùng những hình tượng sinh động, cụ thể, gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. 56 Giáo dục nghệ thuật cho trẻ là quá trình khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, trẻ mẫu giáo rất yêu thích các loại hình nghệ thuật, đã có thể tiếp thu hầu hết các loại hình nghệ thuật như: vẽ, nặn, cắt, dán, múa, hát, tập kể chuyện, đọc, suy nghĩ một bài thơ... ở giai đoạn này, năng lực sáng tạo nghệ thuật của trẻ đã được phát triển, đặc biệt là năng lực tạo hình. Vì vậy, trường mầm non cần phát triển khả năng nghệ thuật: vẽ, nặn, cắt, dán, đọc thơ, kể chuyện, múa hát cho trẻ. Ở tuổi mẫu giáo đã có mầm mống của tính sáng tạo, chúng thể hiện ở sự phát triển năng lực xây dựng các chủ đề và thực hiện nó, ở kỹ năng phối hợp các tri thức, khái niệm của mình, ở việc truyền đạt chân thực tư tưởng, tình cảm, cảm xúc. Vì vậy, muốn phát triển khả năng sáng tạo nghệ thuật, cần cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm văn học nghệ thuật phong phú và phù hợp với lứa tuổi. Cần hướng dẫn trẻ hiểu được tư tưởng, nội dung của tác phẩm và dạy trẻ có kĩ năng thể hiện những tư tưởng, tình cảm của mình về những tác phẩm đó. Đồng thời, cần khuyến khích tinh thần sáng tạo nghệ thuật và tạo điều kiện cho những năng lực ấy phát triển. Trong việc phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật cho trẻ cần lưu ý đến việc phát triển năng lực tạo hình, đặc biệt là những trẻ có năng khiếu. Việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ đòi hỏi bản thân giáo viên phải hiểu biết về nghệ thuật (cô phải biết vẽ, nặn, cắt dán, sử dụng nhạc cụ..). Có như vậy cô giáo mới đảm nhiệm tốt việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. 2.4.2.2.3. Hình thành những cơ sở của thị hiếu thẩm mỹ. Sự cảm thụ cái đẹp có liên hệ mật thiết đến năng lực đánh giá cái đẹp một cách đúng đắn. Thị hiếu thẩm mỹ của con người biểu hiện ở sự phán đoán, đánh giá cái đẹp. Giáo dục thị hiếu thẩm mĩ là bồi dưỡng cho trẻ năng lực đánh giá cái đẹp, phân biệt cái đẹp, cái xấu một cách đúng đắn. Trường Mầm non có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những cơ sở của thị hiếu thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật. Cần dạy cho các em biết phân biệt cái đẹp và cái không đẹp, cái xấu, bước đầu hình thành cho trẻ năng lực đánh giá, biết trình bày lý do tại sao mình thích hay không thích bài hát, bức tranh, câu truyện cổ tích này hay nhân vật nào đó trong các tác phẩm. Tuy nhiên, ở trường mầm non đây chỉ mới hình thành những cơ sở ban đầu của việc đánh giá thẩm mĩ cho trẻ. Có thể hình thành cho trẻ những cơ sở của thị hiếu thẩm mỹ qua việc tìm hiểu các tác phẩm cổ điển của thiếu nhi, tìm hiểu âm nhạc, hội hoạ. Trẻ học cách nhận biết, yêu mến các tác phẩm nghệ thuật chân chính phù hợp với lứa tuổi của mình. Đồng thời, cần dạy trẻ biết nhận ra và cảm thụ cái đẹp ở cuộc sống xung quanh, biết chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ nó. 2.4.3. Nội dung và phương pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non 2.4.3.1 Nội dung và phương pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ dưới 3 tuổi 2.4.3.1.1 Dạy trẻ quan sát và cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên Thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận của sáng tác. Thiên nhiên mãi mãi vẫn dành cho trẻ em những niềm vui bất ngờ và nếu được rèn luyện óc 57 quan sát ngay từ tuổi ấu thơ thì trẻ có khả năng phát hiện ra bao điều thú vị, cả trong những sự vật tưởng như bình thường và tẻ nhạt đối với người lớn. Thiên nhiên đẹp tự nó đã là nguồn dinh dưỡng cho tâm hồn trẻ. Càng nhìn, càng nghe những màu sắc và âm thanh của nó được bao nhiêu thì cảm giác, tri giác của trẻ càng trở nên nhạy bén, tinh tế bấy nhiêu. Vì vậy, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, hướng dẫn trẻ quan sát thiên nhiên là vấn đề có ý nghĩa giáo dục và là một trong những nội dung của giáo dục thẩm mĩ quan trọng cho trẻ. Người lớn cần tạo môi trường thiên nhiên gần gũi với trẻ nhỏ ngay ở nơi trẻ học, trẻ ở và sinh hoạt. Trường Mầm non cần có sân chơi, góc thiên nhiên, bể cá, nhiều cây cảnh, hoa lá để trẻ quan sát... qua đó giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Càng gần gũi, yêu mến thiên nhiên bao nhiêu trẻ càng thấy phấn chấn trong lòng và nảy sinh khát vọng muốn sáng tạo cái đẹp giống vẻ đẹp thiên nhiên. 2.4.3.1.2 . Giáo dục vẻ đẹp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cho trẻ Trẻ em không chỉ tìm thấy cái đẹp trong thiên nhiên mà còn tìm thấy cái đẹp trong đời sống xã hội. Đưa cái đẹp vào cuộc sống và giáo dục cái đẹp của cuộc sống cho trẻ thơ là trách nhiệm của ngườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtmn0009_p1_1274.pdf