Giáo trình Giáo dục học đại cương - Nguyễn Thị Bích Hồng

Bài mở đầu

Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC HỌC

Mục tiêu: Sau bài học này, người học có khả năng

1. Về kiến thức:

a. Biết cấu trúc chương trình học

b. Xác định mục tiêu của học phần “Giáo dục học đại cương”

2. Về thái độ:

a. Khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu và vận dụng tri thức

Giáo dục học đối với giáo viên trong công tác giáo dục học sinh.

b. Chủ động tìm hiểu nội dung môn học.

“Nghệ thuật giáo dục có một đặc điểm là một việc mà ai cũng có thể

hiểu được, nhận thức được, thậm chí có một số người cho là một việc dễ

dàng. Thật ra, chính những người cho giáo dục là dễ và quen thuộc lại là

những người trên thực tế cũng như trên lý luận chẳng hiểu gì về giáo dục cả”.

K. D. Usinxki (Nga; 1824 - 1870):

Nội dung bài học:

I. Giáo dục học với việc giáo dục con người

Giáo dục là hoạt động nhằm rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách cho con

người. Hoạt động này không thể tiến hành một cách tùy tiện theo những ý

muốn chủ quan hay kinh nghiệm riêng lẻ mà phải dựa trên những hướng dẫn

có tính khoa học.

Giáo dục học là khoa học nghiên cứu về việc giáo dục con người.

Những ai quan tâm đến việc giáo dục con người đều có thể tìm thấy trong

Giáo dục học những chỉ dẫn cần thiết về phương hướng, biện pháp và cách

thức tổ chức giáo dục để đạt kết quả mong muốn.Vì vậy nghiên cứu Giáo dục học có tầm quan trọng đối với mỗi người

tùy theo góc độ quan tâm của họ.

II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Giáo dục học

a. Đối với giáo viên

Một trong những điều kiện để giáo viên có thể phát triển năng lực sư

phạm, có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ giáo dục là phải có kiến thức, kỹ

năng, thái độ nghiêm túc trong việc nắm bắt các quy luật, các phương pháp

giáo dục., tức là phải nắm vững khoa học giáo dục.

Giáo dục học là một môn học nghiệp vụ, trang bị tay nghề cho giáo

viên, giúp họ thực hiện tốt đẹp sứ mạng giáo dục thế hệ trẻ đã được xã hội

giao phó. Cụ thể là:

- Nghiên cứu Giáo dục học giúp giáo viên có cơ sở lý luận vững chắc

để tổ chức tốt quá trình giáo dục ở nhà trường. Tri thức Giáo dục học định

hướng cho giáo viên trong việc thiết kế, tổ chức các hoạt động giảng dạy và

học tập; hoạt động giáo dục và rèn luyện cụ thể đối với học sinh. Giáo viên

biết vận dụng tri thức Giáo dục học một cách phù hợp sẽ xây dựng được

những tác động giáo dục hiệu quả và gặt hái thành công trong công tác giáo

dục, chứng tỏ được bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Ngược lại nếu không

quan tâm nghiên cứu vận dụng Giáo dục học trong các tác động giáo dục học

sinh, giáo viên sẽ có nhiều sai sót và cho thấy trình độ nghề nghiệp còn non

yếu. Trong thực tiễn giáo dục học sinh, phần lớn những sai sót của giáo viên

đều do họ đã xa rời lý luận, không tuân thủ các nguyên tắc giáo dục cơ bản

mà Giáo dục học đã xác định.

- Nghiên cứu Giáo dục học giúp giáo viên làm tròn chức năng tham

mưu, cố vấn hướng dẫn công tác giáo dục của gia đình và xã hội. Để công

tác giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa

ba lực lượng giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó nhà

trường đóng vai trò chủ đạo trong sự phối hợp giáo dục học sinh là con em

của các gia đình và là công dân của xã hội. Vì vậy ngoài việc trực tiếp giáodục học sinh, giáo viên còn có chức năng hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động giáo

dục của gia đình, xã hội và thống nhất các tác động giáo dục này đối với học

sinh để tạo hiệu quả giáo dục cao nhất. Tri thức Giáo dục học giúp giáo viên

có cơ sở khoa học để giải thích, hướng dẫn và tổ chức phối hợp các hoạt

động giáo dục của gia đình và xã hội theo định hướng giáo dục của nhà

trường.

- Nghiên cứu Giáo dục học giúp giáo viên rèn luyện nâng cao năng lực

sư phạm, làm cho hoạt động nghề nghiệp ngày càng tinh xảo. Thực tế hoạt

động giáo dục sẽ tạo nên nhiều kinh nghiệm quý báu để mỗi giáo viên điều

chỉnh và phát huy khả năng hoạt động nghề nghiệp của bản thân. Vì vậy có

những giáo viên tuy không được trang bị tri thức Giáo dục học nhưng họ vẫn

thành công trong nghề nghiệp bằng cách tự học hỏi, tự đúc kết kinh nghiệm

để rèn luyện tay nghề thông qua hoạt động giáo dục trong thực tiễn. Tuy

nhiên, nếu giáo viên được trang bị Giáo dục học hoặc luôn chú trọng nghiên

cứu Giáo dục học thì hoạt động nghề nghiệp của họ sẽ không diễn ra một

cách mày mò với nhiều vấp váp mà sẽ nhanh chóng thành công ở đỉnh cao

của nghệ thuật giáo dục.

pdf111 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Giáo dục học đại cương - Nguyễn Thị Bích Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắng vượt qua. - Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục không ngừng được củng cố, tăng cường và có nhiều chuyển biến tích cực (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, trường lớp, thiết bị dạy học...) + Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm đồng bộ hóa về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ đào tạo. + Kết hợp nhiều nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học. + Tăng ngân sách giáo dục, bảo đảm yêu cầu định mức do NQTW2 đề ra. Mặc dù vậy ngân sách nhà nước chỉ mới đáp ứng khả năng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục. Phần lớn ngân sách dùng để trả lương và các khoản phụ cấp theo lương. Tỉ lệ ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo: 1998 1999 2000 2001 2002 2004 13.7 14.1 15.0 15.3 15.5 11.83% - Chủ trương xã hội hóa giáo dục đang phát huy tác dụng và đã góp phần quan trọng làm cho giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân, toàn Đảng. - Công bằng xã hội trong giáo dục được quan tâm thực hiện, có nhiều biện pháp trợ giúp, tạo điều kiện học tập cho con em gia đình thuộc diện chính sách, con em đồng bào dân tộc và học sinh nghèo vượt khó. - Mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của nhiều cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học nước ngoài và các tổ chức quốc tế. - Công tác quản lý ngành đã đạt được một số hiệu quả đáng ghi nhận. * Những yếu kém, tồn tại và nguyên nhân: - Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nước, chưa tiếp cận với trình độ và kết quả giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. + Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, về kỹ năng thực hành, về khả năng thích ứng nghề nghiệp. + Nội dung, chương trình còn thiên về lý thuyết, ít gắn với thực tế cuộc sống, thiếu tính liên thông giữa các cấp học, bậc học, các loại hình đào tạo. + Phương pháp dạy học còn lạc hậu, nặng về truyền thụ một chiều, ít phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. + Giáo dục thể chất và thẩm mỹ còn thiên về hình thức, thiếu điều kiện thực hiện nên ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. + Việc giảng dạy các bộ môn xã hội, nhân văn cũng như công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và nhân cách cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao. - Cơ cấu giữa các cấp học, bậc học, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu xã hội, cơ cấu vùng miền trong hệ thống giáo dục còn chưa hợp lý. - Đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu. - Công tác quản lý còn nhiều yếu kém, bất cập nên tình trạng vi phạm kỷ cương, nền nếp, các biểu hiện “thương mại hóa” giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời. * Nguyên nhân: - Trình độ quản lý nhà nước và giáo dục chưa theo kịp thực tiễn và nhu cầu phát triển. - Nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường nhưng ngành giáo dục vẫn chưa thoát khỏi những quan niệm và cách làm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp. - Nhiều vấn đề lý luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa được nghiên cứu đầy đủ để làm căn cứ cho các chủ trương. - Việc kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội thiếu biểu hiện cụ thể. - Nhu cầu học tập của xã hội rất cao nhưng năng lực và điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục còn hạn chế. 1.2. Quan điểm phát triển con người toàn diện Quan điểm phát triển toàn diện đã xuất hiện từ lâu và có tính xã hội lịch sử theo từng giai đoạn phát triển xã hội ở mỗi quốc gia như: + Thời Cổ đại: mục đích giáo dục nhằm đào tạo thanh thiếu niên trở thành con người phát triển toàn diện. Ở Ba tư, Hy lạp hướng đến việc đào tạo con người giỏi võ nghệ đồng thời có uy tín, đạo đức tốt. + Thời Phong kiến: Nội dung giáo dục cũng mang tính toàn diện, các lãnh chúa phong kiến hướng đến việc đào tạo con em họ thành những kỵ sĩ phong nhã. Ở Trung quốc tính toàn diện thể hiện ở phẩm chất người quân tử “Nhân - Trí - Dũng”. + Thời Phục hưng: Các nhà giáo dục đề cao vẻ đẹp thân thể và ca ngợi những khoái cảm tinh thần trong nghệ thuật, âm nhạc, văn chương. + Thế kỷ XVI - XIX: Hoạt động lao động được đưa vào khái niệm phát triển toàn diện thông qua việc kết hợp dạy học với lao động sản xuất. J.J.Rousseau nêu lên sự cần thiết chuẩn bị cho trẻ em tham gia lao động và thường xuyên giao tiếp với thiên nhiên. K. Marx và F.Engels gắn việc đào tạo con người phát triển hài hòa, toàn diện với việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Trong thời kỳ hiện đại việc hình thành nhân cách phát triển toàn diện cho thế hệ đang lớn lên vẫn là mục đích lý tưởng của nền giáo dục các nước. Hiện nay khái niệm này được hiểu như sau: Phát triển toàn diện con người là phát triển hài hòa, cân đối giữa thể lực và trí lực, đức và tài, phát triển cá tính và sự phong phú của con người, phát triển một cách tự do, đầy đủ và làm chủ, thích ứng với sự di động chức năng xã hội của con người. 1.3. Xu thế giáo dục của thế giới: gồm 4 hướng lớn 1.3.1 Tăng cường giáo dục nhân văn: Tư tưởng chủ yếu của giáo dục nhân văn hiện nay trên thế giới là: tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bao dung. Ở Việt Nam giáo dục nhân văn vẫn thường chú ý đến những giá trị của lòng nhân ái và độ lượng. Trên thế giới hiện nay, các nước độc lập nhưng phụ thuộc lẫn nhau, độc lập và hội nhập, hợp tác và đấu tranh với nhau. Vì vậy cần giáo dục con người có thái độ tôn trọng nhau, chiêm ngưỡng nhau, lắng nghe nhau. * Các nội dung giáo dục các giá trị nhân văn cho học sinh hiện nay: - Nhóm giá trị đối với bản thân và người khác: + Giữ gìn sức khỏe của mình cũng như của người khác + Tự trọng, tự chủ + Thẳng thắn, cởi mở + Biết chấp nhận người khác: thừa nhận và tin cậy, tiếp nhận những cái tốt, tôn trọng ý kiến, hợp tác - Nhóm giá trị đối với gia đình, bạn bè: + Kính trọng cha mẹ + Thương yêu anh chị em + Đối xử với bạn như anh em - Nhóm giá trị đối với cộng đồng, quốc gia: + Có mối thiện cảm với hành xóm láng giềng + Biết ứng xử vì lợi ích chung + Quan tâm đến sự phát triển và sự an toàn, hạnh phúc của quốc gia + Tôn trọng luật pháp - Nhóm giá trị đối với các dân tộc trên thế giới: + Hiểu biết mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tăng cường sự hợp tác quốc tế + Biết đánh giá nền văn hóa và tôn trọng các dân tộc khác + Hiểu biết về sư gia tăng dân số, sự ô nhiễm môi trường + Có trách nhiệm góp phần gìn giữ hòa bình thế giới. - Nhóm giá trị đối với môi trường sống và các sinh vật khác: + Hiểu biết những mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên + Có trách nhiệm duy trì trái đất như môi trường sống hiện nay + Có trách nhiệm sử dụng các nguồn sống một cách khôn ngoan + Làm ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất và biết ứng xử đối với các sinh vật khác 1.3.2. Đẩy mạnh công nghệ - thông tin: Các nước muốn thoát khỏi nghèo nàn thì phải tiếp nhận công nghệ mới, trước nhất là công nghệ thông tin và phải đưa công nghệ đó vào mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống, vấn đề đặt ra là phải dạy tin học cho trẻ em từ mẫu giáo, tiểu học. 1.3.3. Đào tạo người có năng lực: Người có khả năng đóng góp thực sự vào sự tiến bộ của xã hội, biết làm kinh tế, biết quản lý, phát triển xã hội. Xu thế giáo dục cho con người có tinh thần và thái độ tự lập càng sớm càng tốt đồng thời đào tạo con người có tri thức và những kỹ năng cụ thể để tinh thông trong hoạt động nghề nghiệp. 1.3.4. Hiện đại hóa các phương pháp: Thực chất là dùng các phương tiện hiện đại để thực hiện việc cá thể hóa phương pháp dạy học. Xu thế của các nước tiên tiến hiện nay là dạy học theo từng học sinh, từng xu hướng, năng lực, hứng thú và triển vọng của mỗi học sinh. Dạy học theo cho từng học sinh là một xu thế hiện đại đòi hỏi phải có điều kiện rất cao, trước hết là sự đầu tư và sử dụng ngân sách cho giáo dục. 1.4. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội từ nay đến 2010 * Mục tiêu tổng quát: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. * Mục tiêu cụ thể: - Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000 để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển. GDP bình quân đầu người là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Những nước có GDP bình quân đầu người dưới 500 USD mỗi năm được xem là nước kém phát triển. Hiện nay GDP bình quân đầu người của nước ta theo giá hiện hành khoảng gần 400 USD. Nếu tốc độ phát triển dân số đến 2010 còn 1.1 - 1,2% và nhịp độ tăng GDP bình quân đạt 7,5%/ năm thì đến 2010 GDP bình quân đầu người của nước ta sẽ đạt khoảng từ 700 - 750 USD. Dĩ nhiên tiêu chuẩn nước kém phát triển lúc ấy sẽ cao hơn mức hiện nay, nhưng với mức trên nước ta sẽ thoát khỏi tình trạng kém phát triển. - Giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp còn 50% để tạo nền tảng đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá một nước là nông nghiệp hay công nghiệp, nhưng chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động cả nước (những nước công nghiệp phát triển cao hiện nay tỷ lệ lao động nông nghiệp chỉ chiếm từ 2 - 6 %). Ít ra tỷ lệ này phải thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ thì mới có thể gọi là nước công nghiệp. Mục tiêu đặt ra là đến 2010 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp ở nước ta còn khoảng 50% và 10 năm sau đó sẽ tiếp tục giảm hơn nữa để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp. * Quan điểm phát triển kinh tế: - Coi phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là nhiệm vụ trung tâm. - Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. - Phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.5. Những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam Hệ thống giá trị truyền thống của Việt Nam rất phong phú, đã được lịch sử công nhận và thế giới tôn trọng, trong đó nổi lên: - Tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, lòng tự hào dân tộc. Ngày nay truyền thống được giữ vững và nêu cao qua ý chí tự lập, tự cường, độc lập, tự chủ, hòa nhập nhưng không hòa tan. - Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng. Hiện nay toàn dân đang cùng nhau một lòng rửa nhục đói nghèo, lạc hậu. - Truyền thống nhân ái, nhân đạo, nhân văn. - Truyền thống hiếu học, tôn sư, trọng đạo. 1.6. Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục - Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên ưu đãi đối với giáo dục - đào tạo, đặc biệt là chính sách tiền lương và chính sách cán bộ. - Phát triển giáo dục đào tạo gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. - Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo. - Giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình đào tạo. 2. Mục đích giáo dục tổng quát 2.1. Nâng cao dân trí * Khái niệm dân trí Dân trí là trình độ hiểu biết, trình độ trí tuệ của người dân. Dân trí có liên quan đến các vấn đề nhân quyền, dân sinh, dân chủ và những vấn đề có liên quan đến dân tộc và toàn cầu: sự bùng nổ dân số, bệnh AIDS, bảo vệ môi trường, bảo vệ hòa bình. Dân trí là kết quả tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục: nhà trường, gia đình, xã hội nhưng giáo dục nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân đóng vai trò nòng cốt. * Thực trạng dân trí nước ta - Chỉ tiêu phát triển giáo dục ở các bậc học còn thấp hơn mức trung bình. VN Phát triển Trung bình Chậm Bậc tiểu học 85% 98% 91% 74% Trung học 35% 64% 46% 34% Đại học 3% 23% 14% 5,7% - Số năm học trung bình của người dân chưa đạt được 5 năm theo tiêu chuẩn quốc tế để công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Xét trên góc độ kinh tế học giáo dục tiêu chuẩn quốc tế để một quốc gia tiến hành hiện đại hóa, công nghiệp hóa là số năm đi học trung bình của người dân tối thiểu phải là 5 năm. 1979 số năm học trung bình của Việt Nam là 4.4 năm 1989 4.5 năm 2002 4.9 năm (nam 6.2;nữ 3.6) - Trẻ em bỏ học còn nhiều. * Mục tiêu nâng cao dân trí đến 2020 + Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc mầm non. Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ trong gia đình. + Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010 và trung học phổ thông năm 2020. Nước Pháp năm 1790 có luật phổ cập tiểu học. Nhật bản phổ cập tiểu học năm 1900, Trung quốc và Thái lan phổ cập trung học cơ sở năm 2000. + Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục ở các vùng lãnh thổ. 2.2. Đào tạo nhân lực: là một mục tiêu lớn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển một đất nước nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khái niệm về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là số dân và chất lượng con người, bao gồm thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất. Nguồn nhân lực dồi dào thể hiện ở sức mạnh trí tuệ, tay nghề, chất lượng và hiệu quả lao động. Phát triển nguồn nhân lực là đào tạo người có năng lực lao động, làm mỗi người tự tạo và phát triển bản thân thực sự là chủ thể của lao động, đủ trách nhiệm phát huy năng lực, tạo ra sản phẩm lao động. Phát triển nguồn nhân lực còn tập trung vào việc chuyển dịch cơ cấu phân công lao động, giải quyết việc làm, phân bổ nguồn nhân lực, đào tạo lại, đào tạo mới, chính sách công nghệ, quản lý vĩ mô nguồn nhân lực. Việc đào tạo nhân lực phải thông qua hệ thống giáo dục quốc dân mà trực tiếp là ngành giáo dục chuyên nghiệp và đại học nhưng các bậc học khác cũng phải hướng vào mục tiêu này trong việc tạo cơ sơ, nhất là cơ sở nhân cách để tiến tới mục tiêu. * Thực trạng nhân lực nước ta + Cơ cấu lao động: - Nông nghiệp và lâm nghiệp 71%; công nghiệp, giao thông, xây dựng, bưu điện 15%; Số liệu thống kê cho thấy nước ta đang ở trong tình trạng cơ cấu của một nước nông nghiệp. Hiện có 75% lao động của cả nước đang ở trong khu vực nông nghiệp, đem lại 25% tổng sản phẩm của cả nước, cho thấy chúng ta đang ở điểm thấp của quá trình phát triển đi lên công nghiệp hóa. Trình độ và cơ cấu đào tạo: Hiện nay mới có 15% tổng số người lao động đã qua đào tạo. Tỉ lệ đào tạo các lực lượng lao động rất mất hợp lý: - số lượng công nhân gần bằng cán bộ kỹ thuật - số cán bộ tốt nghiệp đại học nông nghiệp chỉ chiếm 8.1% Vì vậy có nhiều sinh viên ra trường chưa có việc làm trong khi nhiều vùng miền núi, vùng sâu vùng xa thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật. + Hiện trạng đội ngũ giáo viên phổ thông năm học 1999 - 2000: Tổng số 614.807 người, còn thiếu 98.110 giáo viên Cơ cấu độ ngũ giáo viên thiếu đồng bộ, đặc biệt là thiếu rất nhiều giáo viên các bộ môn: Nhạc họa, Thể dục, Công nghệ, Đạo đức - Công dân, ngoại ngữ (50.891 người) Trình độ đào tạo: Cấp học Tỉ lệ G đạt chuẩn Chuẩn đào tạo Tiểu học 66.70 Trung học sư phạm THCS 86.32 Cao đẳng SP THPT 93.60 Đại học SP So sánh nguồn nhân lực Việt Nam và Hàn quốc (người/ triệu dân) Nước Đại học Kỹ thuật viên Việt Nam 9.429 13. 636 Hàn quốc 52.000 69.790 Số lượng cán bộ hiện có của chúng ta chưa đủ đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Mục tiêu đào tạo nhân lực đến 2020 - Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề. - Nâng cao chất lượng và bảo đảm đủ số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện. Phấn đấu có một số cơ sở đại học và trung học chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế. 2.3. Bồi dưỡng nhân tài * Khái niệm về nhân tài Nhân tài là người có tài năng xuất sắc, thông minh, trí tuệ phát triển, có một số phẩm chất nổi bật, giàu tính sáng tạo trong cuộc đời, họ đạt được thành tích mới với chất lượng cao, vượt hẳn lên so với người đương thời. Cấu trúc của tài năng bao gồm: sự thông tuệ (trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo rộng và cao, phong phú và đa dạng); năng lực tư duy; năng lực sáng tạo; đạo đức trong sáng. Sự thông tuệ có thể đạt được bằng hai con đường chủ yếu: học tập, rèn luyện trong nhà trường và học tập trải nghiệm trong cuộc sống. Toàn bộ hệ thống giáo dục cùng với gia đình và xã hội đều phải chăm lo đào tạo và sử dụng nhân tài. * Vị trí của nhân tài trong sự phát triển xã hội: - Nhân tài đóng góp tích cực vào sự hưng thịnh của đất nước, mở ra những mũi đột phá trong văn hóa, khoa học kỹ thuật, tạo đà phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội. - Nhân tài có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội lịch sử. Vì vậy ở thời đại nào, quốc gia nào người tài cũng được coi trọng. Việc bồi dưỡng, sử dụng nhân tài đều được xem là quốc sách. Chẳng hạn như: + Trong “Tam quốc chí” đã kể lại rằng, Lưu Bị đã kiên nhẫn cất công 3 lần mời gọi Gia Cát Lượng (Khổng Minh), một người có tài tham mưu, đi theo hỗ trợ Lưu Bị. Sự ưu ái của Lưu Bị đối với người tài đã thuyết phục Gia Cát Lượng đóng góp mưu trí giúp Lưu Bị bảo vệ được lãnh thổ trước sự tấn công của các đối thủ. + Ông cha ta xem nhân tài là nguyên khí của đất nước. Bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc tử Giám còn ghi: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và càng lên cao, nguyên khí suy thì thế nước hèn và càng xuống thấp, cho nên các bậc thánh đế minh vương đời xưa, chẳng có đời nào không chăm bón nhân tài, bồi đắp nguyên khí cho đất nước.” + Trong “Bình Ngô đại cáo” Lê Lợi, Nguyễn Trãi cũng thừa nhận những khó khăn ban đầu của cuộc kháng chiến chống quân Minh là do thiếu nhân tài “nhân tài như lá mùa thu, Tuấn kiệt như sao buổi sớm” + Ngày nay Đảng và nhân dân ta cũng hết sức chú ý đến việc bồi dưỡng nhân tài. Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài luôn được nhận thức là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng và bảo vệ đất nước. 2.4. Mối quan hệ giữa 3 mục tiêu nâng cao dân trí - đào tạo nhân lực - bồi dưỡng nhân tài + Mặt bằng dân trí là nền tảng, là điều kiện then chốt để đào tạo nguồn nhân lực. Trình độ dân trí ảnh hưởng lớn đến trình độ nghề nghiệp và năng suất lao động. + Việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài phải dựa trên nền kinh tế - xã hội phát triển, ổn định (có nguồn nhân lực dồi dào) và dựa trên sự phổ cập giáo dục (dân trí) + Nhân tài được phát hiện và bồi dưỡng sẽ là nguồn lực to lớn để nâng cao dân trí và phát triển nhân lực 3. Mục tiêu phát triển nhân cách Quan điểm chỉ đạo của Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về mục tiêu phát triển nhân cách hiện nay là: “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có khả năng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”. Có thể hình dung mô hình nhân cách của con người được đào tạo theo yêu cầu của xã hội hiện nay theo cấu trúc như sau: - Về tri thức: làm chủ tri thức khoa học công nghệ và có tư duy sáng tạo. - Về kỹ năng: có khả năng thực hành giỏi - Về thái độ: * Đối với Tổ quốc, dân tộc + Thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội + Có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc và quyết tâm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước + Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiềm năng dân tộc và con người Việt Nam * Đối với lao động và đời sống xã hội: + Có tác phong công nghiệp + Có tính tổ chức và kỷ luật + Có ý thức cộng đồng * Đối với bản thân + Có đạo đức trong sáng + Có tính tích cực cá nhân + Có sức khỏe Nhìn chung đó là mô hình nhân cách của người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Hiện nay, thế giới có sự thay đổi trong trật tự bộ ba mục tiêu đào tạo: Kiến thức -> Thái độ và năng lực Kỹ năng -> Kỹ năng Thái độ và năng lực -> Kiến thức Nguyên nhân là do: + Sự bùng nổ thông tin tác động mạnh mẽ lên nội dung giảng dạy, yêu cầu phải xác định những quan niệm cơ bản và tổ chức việc học hướng vào những vấn đề cụ thể phải giải quyết. Trước khối lượng thông tin đồ sộ và hỗn độn đó con người cần phải có những thái độ và năng lực cần thiết để có thể tự định hướng, biết lựa chọn và sử dụng những dữ kiện của khoa học và công nghệ như: Thái độ: sự nghiêm túc, ý thức trách nhiệm, lòng khoan dung, tính nhạy cảm, tinh thần độc lập... Năng lực: đặc biệt là năng lực trí tuệ: phân tích, so sánh, khái quát hóa, tổng hợp,... + Sự mở rộng mục đích dạy học và đặc trưng của việc học trong thế kỷ 21 - Học tập suốt đời: khái niệm này gắn với quan niệm về một xã hội học tập trong đó mọi người đều có cơ hội học tập và phát huy tiềm năng của mình. - Bốn trụ cột của giáo dục - Học để biết: Một cơ sở văn hóa chung và đủ rộng với khả năng làm việc sâu trên một số lượng nhỏ chủ đề. Quan trọng nhất là học cách học, nhằm tận dụng các cơ hội do giáo dục suốt đời mang lại. Học là để thu nhận thông tin, tiếp thụ tri thức đồng thời biết tạo lập, sử dụng thành thạo tri thức như là các công cụ tâm lý. Việc học tập vừa là phương tiện vừa là mục đích. Là phương tiện: học tập giúp con người hiểu được môi trường sống và làm việc của mình, để sống trong nhân phẩm, phát triển kỹ năng nghề nghiệp và giao tiếp. Là mục đích: học tập đem lại sự thỏa mãn hiểu được, biết được, phát hiện, phát minh, tư duy độc lập, có ý kiến riêng và có khả năng phê phán. Học tập trong thời đại mới giúp người học có khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ và tư duy. Đây là ba công cụ tâm lý rất cơ bản để bảo đảm việc học tập trong nhà trường đạt kết quả. Tóm lại, giáo dục trong nhà trường là kết quả khi tạo được cơ sở và động lực cho người học tiếp tục học tập, rèn luyện suốt đời. - Học để làm: liên quan đến việc nắm vững những kỹ năng, việc ứng dụng kiến thức và một bộ những kỹ năng gọi là những kỹ năng sống. Học để làm nhằm nắm được những kỹ năng nghề nghiệp và khả năng đối mặt với nhiều tình huống và biết làm việc đồng đội. Ngoài ra giáo dục phải chuyển từ đào tạo kỹ năng sang việc hình thành tay nghề và lương tâm nghề nghiệp. - Học để cùng chung sống: Học để hiểu được người khác thông qua sự hiểu chính mình, mong cam kết làm việc với nhau lâu dài, cảm nhận sâu sắc sự phụ thuộc lẫn nhau trong việc thực hiện những dự án chung, hiểu rõ những tác động qua lại và có thái độ đúng đắn, chung sống trong sự tôn trọng lẫn nhau, cần giáo dục thái độ tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa, các giá trị tinh thần của họ. Giáo dục phải chú ý tới hai nội dung sau: Học biết phát hiện ra người khác: Mỗi người, mỗi dân tộc phải biết rõ mình, đồng thời phải hiểu người khác: biết mình, biết người. Giáo dục mỗi người có thái độ thiện cảm, thông cảm với người khác, dân tộc khác, tôn giáo khác. Cùng làm việc vì các mục đích chung: Dạy cho trẻ tinh thần hợp tác, quan tâm tới nhau vì các mục đích chung. - Học để tự khẳng định mình, giáo dục giúp con người phát triển độc lập, có đầu óc phê phán, có chính kiến và bản lĩnh sống (tự mình quyết định sự suy nghĩ và hành động, thực hiện suy nghĩ của mình trong những hoàn cảnh khác nhau). Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục thế kỷ 21 là mang lại cho mọi người sự tự do suy nghĩ, phán đoán, tình cảm và trí tưởng tượng để có thể phát triển tài năng của mình và tự kiểm tra cuộc sống của mình. Tránh giáo dục cào bằng hành vi cá thể mà cần tạo ra những nhân cách đa dạng, tài năng, khuyến khích sự phát triển đầy đủ nhất tiềm năng sáng tạo của mỗi con người với toàn bộ sự phong phú và sự phức tạp của họ. III. NHIỆM VỤ GIÁO DỤC Nhiệm vụ giáo dục là những bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục nhằm thực hiện mục đích giáo dục một cách toàn diện và cân đối. * Các loại nhiệm vụ giáo dục: - Theo cấu trúc của nhân cách: giáo dục lý trí, giáo dục tình cảm, giáo dục ý chí; hoặc giáo dục cảm giác, giáo dục nhu cầu, giáo dục tính cách... - Theo các bộ phận của nền văn hóa: giáo dục tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_hoc_dai_cuong_nguyen_thi_bich_hong.pdf
Tài liệu liên quan