Giáo trình Giải phẫu-Sinh lý vật nuôi - Nguyễn Đức Dương

Giới thiệu môn học

Giải phẫu sinh lý vật nuôi là môn học cơ sở trong chƣơng trình đào tạo trình

độ sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, đƣợc bố trí giảng dạy

trƣớc các môn học/mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình đào tạo.

Môn học giới thiệu những nội dung cơ bản về vị trí, hình thái, cấu tạo và

hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể vật nuôi. Học xong môn học này

ngƣời học có khả năng. Trình bày đƣợc nội dung về vị trí, hình thái, cấu tạo và

hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể vật nuôi. Xác định đƣợc vị trí,

hình thái cấu tạo đại thể của các cơ quan trong cơ thể vật nuôi. Thời gian giảng

dạy môn học đƣợc thiết kế 44 giờ, trong đó lý thuyết 24 giờ, thực hành 16 giờ,

kiểm tra 4 giờ.

Phần thực hành gồm 6 chƣơng: Hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ

hô hấp, hệ tiết niệu sinh dục và hệ thần kinh.

Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành đƣợc xây dựng trên cơ

sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết, nhằm giúp ngƣời học hình thành

kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, trong việc nhận biết vị trí, cấu tạo,

hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể vật nuôi. Các bài học trong môn

học đƣợc sử dụng phƣơng pháp dạy học lý thuyết và thực hành, trong đó thời

lƣợng cho các bài thực hành đƣợc bố trí 30 %. Vì vậy để học tốt môn học ngƣời

học cần chú ý thực hiện các nội dung sau;

pdf67 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 9download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Giải phẫu-Sinh lý vật nuôi - Nguyễn Đức Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó hình thái khác nhau từ loài gia súc. Ngựa buồng trứng bên phái hình quả thận, bên trái hình bầu dục. Bò cả hai buồng trứng hình bầu dục. Lợn buồng trứng hình quả dâu màu hồng Hình 5.5 : Cơ quan sinh dục bò đực 47 - Ở gia súc cái trƣởng thành, bề mặt buồng trứng hơi lồi lõm, đặc biệt là ở động vật đa thai. Đó là các nang trứng đang phát triển hoặc là các sẹo của thể vàng thoái hóa. + Cấu tạo: ngoài là lớp màng mỏng trong là lớp nhu mô gồm hai miền: - Miền vỏ: ở ngoài sát với bề mặt buồng trứng. Miền vỏ là nơi sinh ra các loại nang trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau nhƣ nang trứng sơ cấp, thứ cấp và nang trứng trƣởng thành. - Miền tủy ở trong: chứa các mạch máu, mạch bạch huyết và các sợi thần kinh chi phối, nuôi dƣỡng buồng trứng . + Chức năng: buồng trứng có 2 chức năng: - Ngoại tiết: sinh ra nang trứng tham gia vào quá trình giao phối, thụ tinh. - Nội tiết: tiết ra hóc môn sinh dục cái estrogen và Progesteron (hóc môm thể vàng). Cả hai hoocmon này tạo ra đặc tính sinh dục ở con cái. Hình 5.6. Cấu tạo hệ sinh dục ở gia súc cái 2.2.2.Ống dẫn trứng + Vị trí, hình thái Ống dẫn trứng có cấu tạo hình ống một đầu thông với sừng tử cung, một đầu phát triển hình loa kèn bao lấy buồng trứng để hứng trứng rụng, ống dẫn trứng nằm trên dây chằng tử cung- buồng trứng. + Cấu tạo theo diện cắt ngang. - Ngoài là tƣơng mạc. - Giữa là lớp cơ trơn. - Trong cùng là lớp tƣơng mạc. + Chức năng: - Là nơi gặp nhau của trứng và tinh trùng xảy ra quá trình thụ tinh khi con vật giao phối 48 - Chức năng vận chuyển trứng và hợp tử về tử cung. 2.2.3.Tử cung (dạ con) + Vị trí, hình thái: Tử cung nằm trong xoang chậu dƣới trực tràng, trên bóng đái và đƣợc cố định trong xoang chậu bởi dây chằng rộng (màng treo tử cung buồng trứng). Tử cung gia súc gồm: sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử cung. - Sừng tử cung gia súc gồm sừng tử cung bên trái và bên phải. Sừng tử cung có cấu tạo hình ống một đầu thông với ống dẫn trứng, một đầu thông với thân tử cung ở ngã ba tử cung. - Thân tử cung: cấu tạo hình ống, một đầu thông với sừng tử cung, một đầu thông với âm đạo qua cổ tử cung. - Cổ tử cung là khối cơ vòng chắc một đầu thông với thân tử cung, một đầu thông với âm đạo. Niêm mạc cổ tử cung có nhiều nếp gấp. Cổ tử cung luôn đóng, chỉ mở khi con vật động dục hoặc con vật đẻ, vì vậy có tác dụng vệ thai khi con vật chửa. + Cấu tạo: gồm lớp màng sợi ở ngoài, giữa là 3 lớp cơ trơn dày có khả năng co giãn đàn hồi cao, trong là niêm mạc có tuyến tiết dịch nhày. Ở trâu bò niêm mạc sừng tử cung có các gấp nếp hình bát úp là tiền thân của núm nhau mẹ khi con vật chửa. Hình 5.7. Cấu tạo tử cung gia súc cái O - Buồng trứng m - Ống dẫn trứng n - Loa kèn k - Sừng tử cung p - Màng treo rộng i - Thân tử cung h - Cổ tử cung d - Âm đạo b - Âm môn g – Lỗ niệu quản + Chức năng của tử cung là nơi làm tổ của thai khi con vật chửa. Động vật đơn thai, thai làm tổ ở thân tử cung. Động vật đa thai, thai làm tổ ở sừng tử cung. 49 2.2.4. Âm đạo + Vị trí, hình thái Âm đạo cấu tạo hình ống một đầu thông với tử cung, một đầu thông với âm hộ. Ở 1/3 phiá ngoài niêm mạc âm đạo có lỗ đổ ra của đƣờng tiết niệu. Âm đạo là nơi tiếp nhận dƣơng vật con đực khi giao phối và vận chuyển thai ra ngoài khi con vật đẻ. + Cấu tạo: - Ngoài là màng tƣơng mạc. - Giữa là lớp cơ trơn gồm hai lớp; cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài. - Trong cùng là lớp niêm mạc màu hồng nhạt có nhiều tế bào tiết dịch. - Tiền đình âm đạo là phần ngăn cách với âm hộ gồm có: Gấp nếp màng trinh: là gấp nếp niêm mạc nằm ngang. Lỗ đái là nơi thoát nƣớc tiểu ra ngoài. Hành tiền đình là thể cƣơng cứng nằm hai bên lỗ đái. Tuyến tiền đình nằm hai bên và phía sau hành tiền đình tiết dịch nhờn đổ vào âm đạo làm trơn khi giao phối. 2.2.5. Âm hộ Là bộ phận cuối cùng của bộ máy sinh dục cái. Âm hộ nằm dƣới hậu môn, bên trong có nhiều tuyến tiết dịch nhày khi gia súc động dục. Trong âm hộ có âm vật tƣơng tự nhƣ dƣơng vật thu nhỏ là nơi tiếp nhận kích thích khi giao phối. 2.2.6. Tuyến vú + Vị trí và số lƣợng. Vú là bộ phận bên ngoài của hệ sinh dục.Tùy theo loài gia súc mà số lƣợng vú nhiều hay ít. - Ở bò, ngựa, trâu có hai đôi vú nằm ở phía dƣới bụng, tiếp giáp vùng háng. - Lợn, chó, mèo có 6-7 đôi vú xếp thành hai hàng chạy từ ngực xuống bụng. + Hình thái bên ngoài: gồm bầu vú và núm vú. + Cấu tạo gồm các lớp sau: - Lớp da, do da bụng kéo xuống hình thành, da mỏng, mịn, nhậy cảm. - Lớp vỏ là lớp nằm sát da phát ra những vách ngăn đi vào trong chia vú làm nhiều thùy, mỗi tiểu thùy chứa nhiều chùm tuyến sữa (nhƣ hình quả nho) Hình 5.8. Cấu tạo tuyến vú - Mô tuyến chứa nhiều chùm tuyến mỗi chùm tuyến có ống dẫn sữa hƣớng về bể sữa ở gần núm vú. - Núm vú là nơi đổ ra của ống dẫn sữa. II. Hoạt động sinh lý hệ tiết niệu – sinh dục 50 1. Hoạt động sinh lý hệ tiết niệu 1.1. Nƣớc tiểu và sự hình thành nƣớc tiểu + Nƣớc tiểu là sản vật cuối cùng của hoạt động thận. Màu sắc của nƣớc tiểu có thể thay đổi là không màu, có trƣờng hợp có màu vàng nhạt. Màu sắc của nƣớc tiểu phụ thuộc vào loài gia súc. Trong đó thức ăn sử dụng cho gia súc ảnh hƣởng lớn tới mầu sắc của nƣớc tiểu. - Lƣợng nƣớc tiểu thay đổi tùy thuộc vào loài gia súc và trạng thái sức khỏe của con vật. Ngựa ở trạng thái sinh lý bình thƣờng tiết ra 5-10 lít nƣớc tiểu/ ngày đêm, Bò từ 6-20 lit/ ngày đêm, dê 1,5 – 2 lít/ ngày đêm, lợn 2 – 5 lít/ ngày đêm, chó 0,5 – 2 lít/ ngày đêm. - Về thành phần hóa học của nƣớc tiểu: Nƣớc chiếm 93 – 95%. Vật chất khô chiếm 5 – 7% (vật chất khô có protein, ure, ammoniac) tuy nhiên còn có các loại muối khoáng nhƣ CaCl, muối sulphat. + Sự hình thành nƣớc tiểu Sự hình thành nƣớc tiểu đƣợc diễn ra ở thận gia súc và qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn lọc Khi máu chảy qua các mao mạch của tiểu cầu thận thì tất cả các thành phần của huyết tƣơng trừ protein đều đƣợc lọc từ mao mạch qua xoang bao man đƣợc gọi là nƣớc tiểu đầu. Nhƣ vậy thành phần hóa học của nƣớc tiểu đầu giống nhƣ huyết tƣơng của máu chỉ khác là không có protein. - Giai đoạn hấp thu Nƣớc tiểu đầu sau khi đƣợc hình thành ở tiểu cầu thận nhanh chóng đƣợc chuyển vào ống thận, tại đây các chất đƣợc tái hấp thu gồm muối NaCl, HCO3. ion Natri, Ka li. và một phần nƣớc, phần còn lại gọi là nƣớc tiểu cuối - Giai đoạn bài tiết thêm Các chất đƣợc bài tiết thêm là các chất không có lợi cho cơ thể nhƣ; axit axit uric, axit lactic, Ure và một số axit sinh ra NH3 trƣớc khi đƣa xuống bể thận đổ ra ngoài. 1.2. Sự thải nƣớc tiểu Nƣớc tiểu hình thành trong ống thận đổ về bể thận. Từ bể thận nƣớc tiểu sẽ đƣợc tiếp tục theo niệu quản rồi về bóng đái. Đến bóng đái lƣợng nƣớc tiểu chứa đến một mức độ nào đó thì đƣợc thải ra ngoài. Sự thải nƣớc tiểu ra ngoài đƣợc thực hiện qua phản xạ thải nƣớc tiểu. Lƣợng nƣớc tiểu ra ngoài ít hay nhiều phụ thuộc vào lƣợng nƣớc uống vào cơ thể, phụ thuộc vào nhiệt độ, khí hậu môi trƣởng 2. Hoạt động sinh lý hệ sinh dục 2.1.Hoạt động sinh lý hệ sinh dục đực + Sự hình thành tinh trùng Khi gia súc đực thành thục về tính, cơ quan sinh dục bắt đầu sinh tinh trùng. Tinh trùng đƣợc sinh ra trong các ống sinh tinh nhỏ của dịch hoàn và đƣợc dự trữ ở phụ dịch hoàn, tại đây tinh trùng hoàn chỉnh về mặt hình thái, trƣớc khi phóng tinh . Sự hình thành tinh trùng liên tục theo kiểu làn sóng. Đặc tính sinh lý của tinh trùng là vận động độc lập và tiến thẳng ngƣợc dòng trong tử cung của con cái. Sức sống của tinh trùng phụ thuộc vào môi trƣờng, 51 nếu môi trƣờng nóng quá thì tinh trùng sẽ chết, nếu nhiệt độ dƣới 00C thì tinh trùng sẽ rơi vào trạng thái tiềm sinh. - Giao phối: Là chuỗi phản xạ phức tạp bao gồm phản xạ hƣng phấn, phản xạ cƣơng cứng dƣơng vật, phản xạ nhảy và phản xạ phóng tinh đƣa tinh trùng con đực vào đƣờng sinh dục con cái để gặp trứng. Quá trình này thực hiện dƣới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ƣơng và mang tính bẩm sinh. 2.2. Hoạt động sinh lý hệ sinh dục cái + Sự hình thành trứng chín và sự rụng trứng: Khi gia súc cái thành thục về tính, dƣới tác dụng của hoocmon FSH của tuyến yên sẽ kích thích noãn bào ở miền vỏ buồng phát triển thành noãn baò trứng chín nổi lên bề mặt của buồng trứng và tiết ra hóc môn sinh dục cái đổ vào máu gây hƣng phấn thần kinh làm con vật động dục. Đồng thời dƣới tác dụng của hóc môn LH của tuyến yên, kích thích trứng chín rụng giải phóng tế bào trứng. + Sự hình thành thể vàng: Sau khi trứng rụng, trên bề mặt buồng trứng hình thành một vết sẹo phát triển thành cơ quan nội tiết gọi đó là thể vàng. Thể vàng này tiết ra hóc môn progesteron có tác dụng ức chế sự phát triển của noãn bào ức chế quá trình tiết hóc môn sinh dục cái, do đó ức chế quá trình động dục. Nếu trứng đƣợc thụ tinh, con vật có chửa thì thể vàng tồn tại trong suốt quá trình có chửa, gia súc không động dục. Ngƣợc lại nếu trứng rụng nhƣng không đƣợc thụ tinh , thì thể vàng chỉ tồn tại trong thời gian ngăn, sau đó tiêu biến con vật động dục trở lại. + Chu kỳ động dục ở gia súc cái (chu kỳ tính) Chu kỳ tính là khoảng thời gian giữa hai lần động dục khi gia súc cái thành thục về tính. Chu kỳ tính khác nhau ở các loài gia súc: trâu khoảng 28 – 30 ngày, bò 21 ngày, lợn 20 – 21 ngày. + Các giai đoạn của chu kỳ tính: chu kỳ tính của gia súc gồm 3 giai đoạn - Giai đoạn cân bằng: sau giai đoạn ức chế, trƣớc giai đoạn hƣng phấn, giai đoạn này trứng phát triển chín và nổi lên bề mặt của buống trứng. Biểu hiện của con vật; tính tình trầm lặng, ăn uống bình thƣờng, không thích gần con đực, không thích giao phối. cuối giai đoạn này xuất hiện hƣng phấn thần kinh. - Giai đoạn hƣng phấn (động dục): biểu hiện tính dục rõ nhất là hƣng phấn thần kinh; con vật kêu rống, phá chuồng, bỏ ăn, tìm con đực, thích gần con đực, đòi giao phối, cuối thời kỳ này trứng rụng. - Giai đoạn ức chế: Tính hƣng phấn giảm dần và mất hẳn, con vật trần tĩnh, ăn uống trở lại bình thƣờng, không tích gần con đực, không thích giao phối. Ở thời kỳ này thể vàng hình thành và hoạt động thời gian ngắn thì tiêu biến. + Sự thụ tinh - Là quá trình gặp nhau và đồng hóa lẫn nhau giữa tinh trùng và tế bào trứng để phát triển thành hợp tử. quá trình này xẩy ra ở 1/3 ống dẫn trứng trong cơ thể con cái 52 + Chửa Là thời gian phát triển của thai trong tử cung con mẹ, đƣợc tính từ khi trứng đƣợc thụ tinh phát triển thành hợp tử đến khi thai phát triển hoàn chỉnh thành cơ thể mới và đƣợc đẻ ra ngoài cơ thể mẹ. Mỗi loài gia súc có thời gian mang thai khác nhau: lợn thời gian chửa trung bình là 114 ngày; Trâu 310 - 330 ngày; bò 285 ngày; chó 60 ngày; thỏ 30 ngày; mèo 58 ngày; voi 610 ngày. Hình 5.9. Sự sự tinh ở gia súc + Đẻ Đẻ là hoạt động sinh lý bình thƣơng của gia súc cái; khi thai phát triển hoàn chỉnh, con mẹ đẩy thai, màng nhau và các sản phụ ra ngoài hoàn toàn. Đẻ Là một phản xạ không điều kiện dƣới sự chỉ đạo của thần kinh và thể dịch. Trƣớc khi đẻ con vật có biểu hiện về toàn thân và cục bộ hệ sinh dục. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: I. Câu hỏi: 1, Trình bày vị trí, hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lý hệ tiết niệu gia súc. 2. Trình bày vị trí, hình thái, cấu tạo hệ sinh dục gia súc đực. 3. Trình bày nƣớc tiểu và sự hình thành nƣớc tiểu ở gia súc. 4. Trình bày sự sinh tinh trùng và giao phối ở gia súc đực. 5. Thế nào là chu kỳ tính ở gia súc? các giai đoạn của chu kỳ tính ở gia súc cái. 6. Thế nào là sự thụ tinh, chửa, đẻ ở gia súc cái ? hãy nêu thời gian động dục, thời gian chửa của trâu, bò, ngựa, lợn. II. Bài tập thực hành: Bài 1: Thực hành xác định vị trí, hình thái, cầu tạo hệ tiết niệu + Mục đích: - Xác định đƣợc vị trí, hình thái, cấu tạo đại thể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo trên cơ thể gia súc. + Nội dung: 53 - Nhận biết vị trí, hình thái, cấu tạo thận trên cơ thể gia súc. - Nhận biết vị trí, hình thái, cấu tạo về mặt giải phẫu niệu quản. - Nhận biết vị trí, hình thái, cấu tạo về mặt giải phẫu bàng quang. - Nhận biết vị trí, hình thái, cấu tạo về mặt giải phẫu niệu đạo + Nguồn lực - Tiêu bản hệ tiết niệu gia súc ngâm formol . - Mô hình, tranh ảnh hệ tiết niệu gia súc. - Lợn thí nghiệm. - Dụng cụ thú y, bảo hộ lao động. + Cách thức tổ chức: - Hƣớng dẫn mở đầu: giáo viên hƣớng dẫn vị trí, hình thái, cấu tạo thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo trên cơ thể động vật thí nghiệm. Học viên kiến tập - Hƣớng dẫn thƣờng xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên tiêu bản, động vật thí nghiệm và tranh ảnh về vị trí, hình thái, cấu tạo hệ tiết niệu gia súc. Giáo viên theo dõi và sửa lỗi trong quá trình thực hiện của học viên + Thời gian hoàn thành: 2 giờ. + Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: chỉ đúng vị trí, hình thái, cấu tạo của hệ tiết niệu trên tiêu bản và động vật thí nghiệm. Bài 2: Thực hành xác định vị trí, hình thái, cầu tạo hệ sinh dục gia súc + Mục tiêu: học xong bài này ngƣời học có khả năng - Trình bày đƣợc vị trí, hình thái, cấu tạo hệ sinh dục đực và cái gia súc. - Xác định đƣợc vị trí, hình thái, cấu tạo hệ sinh dục đực và cái trên cơ thể gia súc. + Nội dung: - Xác định vị trí, hình thái, cấu tạo hệ sinh dục đực . - Xác định vị trí, hình thái, cấu tạo hệ sinh dục cái. + Nguồn lực - Tiêu bản hệ sinh dục gia súc ngâm formol. - Động vật thí nghiệm (lợn đực, cái). - Mô hình, tranh ảnh hệ sinh dục gia súc. - Dụng cụ thú y. - Bảo hộ lao động. + Cách thức tổ chức: - Hƣớng dẫn mở đầu: giáo viên hƣớng dẫn vị trí, hình thái, cấu tạo hệ sinh dục đực, cái trên tiêu bản và động vật thí nghiệm - Hƣớng dẫn thƣờng xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm xác định vị trí, hình thái, cấu tạo hệ sinh dục gia súc trên tiêu bản, động vật thí nghiệm. Giáo viên theo dõi và sửa lỗi trong quá trình thực hiện của học viên 54 + Thời gian hoàn thành: 2 giờ. + Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt đƣợc: xác định chính xác vị trí, hình thái, cấu tạo hệ sinh dục đực, cái trên tiêu bản, động vật thí nghiệm. C. Ghi nhớ: Trọng tâm của bài - Vị trí, hình thái, cấu tạo của thận gia súc. - Vị trí, hình thái, cấu tạo dịch hoàn, buồng trứng, tử cung ở gia súc . - Sự hình thành tinh trùng là quá trình liên tục đƣợc thực hiện trong ống sinh tinh nhỏ của dịch hoàn, vì vậy con đực không có chu kỳ động dục. Chƣơng 6: HỆ THẦN KINH Mục tiêu: Học xong chƣơng này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc vị trí, hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lý của hệ thần kinh. - Xác định đƣợc vị trí, hinh thái, cấu tạo não bộ, tủy sống trên cơ thể vật nuôi. A. Nộ dung: I. Giải phẫu hệ thần kinh: 1. Giải phẫu hệ não tủy 1.1.Tủy sống. + Là một khối hình trụ nằm ở trong ống cột sống của xƣơng sống. Bắt đầu từ đốt sống cổ thứ nhất đến đốt sống khum cuối cùng + Cấu tạo tủy sống theo mặt cắt ngang gồm: Ngoài là lớp màng cứng, trong là lớp màng nhện, giữa hai lớp màng này hình thành xoang dƣới màng cứng, trong màng nhện áp sát mô tủy sống là màng nuôi, trong màng nuôi là mô tủy sống. Hình 6.1 cấu tạo tủy sống theo mặt cắt ngang 55 Mô tủy sống do chất xám và chất trắng tao thành, chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong, chất xám có hình chữ H. Chất xám do thân các tế bào thần kinh tạo thành, chất trắng do sợi trục và đuôi gai tế bào thần kinh tập trung tạo thành. + Chức năng tủy sống: - Dần truyền xung động thần kinh. - Trung khu vận động của các cơ quan phần sau cơ thể gia súc. 1.2. Não. Não là bộ phận cao cấp của thần kinh não tủy, nằm trong hộp sọ, nối tiếp không có ranh giới với tủy sống. Não động vật gồm: 1. Hành não, 2. Cầu não, 3. Tiểu não, 4. Chất trắng tiểu não, 5. Buồng não IV, 6. Củ não sinh tƣ, 7. Cuống não, 8. Cống Sylvius, 9. Tuyến yên, 10. Bắt chéo thị giác, 11. Củ vú, 12. Buồng não III, 12a. Mặt cắt giữa 2 đồi thị, 13. Bán cầu đại não, 14. Thể chai, 15. Buồng não bên, 16. Tuyến tùng, 17. Thùy khứu giác. + Hành não Là phần sau cuối cùng của não bộ, nối não với tủy sống, sau cầu não, trƣớc tủy sống, là nơi xuất phát của các đôi dây thần kinh từ số 6 đến số 12. Hành não là trung khu của hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, bảo vệ cơ thể Hành tủy là trung khu có tính chất sinh mệnh. Mọi tổn thƣơng của hành tủy đều dễ gây nên chết vì làm ngừng hoạt động hô hấp. + Hậu não Gồm có cầu não và tiểu não: - Cầu não nối giữa hành não và đại não. Cầu não là nơi xuất phát của các đôi thần kinh từ số 5 đến số 9 và là trung khu ngủ và trung khu hô hấp - Tiểu não nằm trên hành tủy và cầu não, sau bán cầu đại não. Tiểu não là trung khu giữ thăng bằng cơ thể và thính giác. + Trung não gồm cuống não và củ não sinh tƣ Hình 6.2 : Não bộ cắt dọc 56 - Cuống não nằm ở mặt dƣới của não, trƣớc cầu não, sau tuyến yên, dƣới củ não sinh tƣ. Cuống não là nơi xuất phát của các đôi thần kinh số 3 và số 4 - Củ não sinh tƣ. Gồm 4 củ ở mặt trên của cuống não. Chức năng tiếp nhận thị giác. + Gian não Nằm khuất dƣới bán cầu đại não gồm 2 phần chính: vùng dƣới đồi và vùng trên đồi. * Vùng dƣới đồi là cửa ngõ của vỏ não, truyền các xung động thần kinh từ cơ thể đến vỏ não. Ngoài ra nó còn là trung khu cao cấp của cảm giác đau đớn. * Vùng dƣới đồi gồm củ tro, củ vú và tuyến yên. * Chức năng: - Là trung ƣơng cao cấp của hệ thần kinh thực vật. - Điều hòa hoạt động tuyến yên. - Điều tiết thân nhiệt. - Điều hòa trao đổi chất. - Điều hòa hoạt động sinh dục (thông qua tuyến yên) + Cùng não Bao gồm bán cầu đại não, thể vân, các khí quan liên bán não và vỏ đại não (chất xám) - Bán cầu đại não: gồm bán cầu bên trai và phải chiếm 3/4 diện tích hộp sọ. Mặt trên của bán cầu đại não có rất nhiều nếp nhăn và dày đặc hệ thống mao mạch. Vỏ não là nơi cảm thụ tinh vi gồm nhiều bộ phận phân tích hợp lại, là cơ sở vật chất của sự vận động cao cấp của hệ thần kinh, là cơ quan điều hòa tối cao của cơ thể. Chính vì lẽ đó cơ thể động vật mới thích nghi đƣợc với ngoại cảnh, tồn tại và sống đƣợc. 1.2. Thần kinh ngoại biên + Thần kinh não bộ gồm 12 đôi thần kinh xuất phát từ nào bộ: Hình 6.4. Trung khu điều khiển hoạt động của cơ thể trên vỏ não - Đôi số 1: dây thần kinh khứu giác. - Đôi số 2: dây thần kinh thị giác: nhận kích thích thị giác. - Đôi số 3: dây thần kinh vận nhãn chung: chỉ huy cơ mắt làm vận động nhãn 57 cầu. - Đôi số 4: dây thần kinh cảm xúc: điều khiển các cơ mặt lộ vẻ vui, buồn - Đôi số 5: dây thần kinh tam thoa: gồm 3 nhánh: một nhánh đi về tuyến lệ, một nhánh đi vào hàm trên nhƣ: mũi, răng, nhai, ngáp, một nhánh đi về hàm dƣới. - Đôi số 6: Dây thần kinh vận nhãn ngoài: điều khiển cử động nhãn cầu. - Đôi số 7: dây thần kinh mặt: điều khiển ở các cơ mặt. - Đôi số 8: dây thần kinh thính giác: nhận biết kích thích về thính giác. - Đôi số 9: dây thần kinh lƣỡi hầu: nhận kích thích vị giác ở lƣỡi và điều khiển cơ yết hầu hoạt động. - Đôi số 10: dây thần kinh phế vị (đại diện cho phổi và dạ dày): phân phối đến tất cả các cơ quan phủ tạng. - Đôi số 11: dây thần kinh gai tủy sống: điều khiển cơ hàm nhai, thiệt cốt, lƣỡi. - Đôi số 12: dây thần kinh dƣới lƣỡi: vận động cơ dƣới lƣỡi. + Dây thần kinh tủy sống Cứ mỗi đốt sống có một đôi dây thần kinh tủy sống đi ra và phân bố đến các tổ chức cơ quan của cơ thể làm nhiệm vụ nhận mọi kích thích ví dụ: bò 31 đôi, ngựa 36 đôi, lợn 32 đôi. 2. Giải phẫu hệ thần kinh thực vật Hệ thần kinh thực vật ở gia súc gồm 2 phần: thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm. Hệ thần kinh thực vật đƣợc cấu tạo gồm: - Trung khu giao cảm chỉ nằm ở những nơi nhất định của hệ thần kinh nhƣ: não giữa, hành não, tủy sống vùng ngực, hông khum - Hạch giao cảm gồm hai dãy hạch năm hai bên cột sống - Dây giao cảm đi vào các hạch trƣớc khi tỏa đi chi phối các cơ quan trong cơ thể. 2. Hoạt động sinh lý hệ thần kinh. 2.1. Hoạt động sinh lý não tủy Thần kinh não tủy chỉ huy mọi hoạt động của các cơ quan tổ chức trong cơ thể động vật, thông qua các phản xạ nhƣ; phản xạ nuốt, nhai, tiết nƣớc bọt, ho, hắt hơi, thải nƣớc tiểu, co cơ Các phản xạ này đều do vùng thần kinh nằm trên vỏ não điều khiển. Võ não gia súc có khoảng 50 vùng, ở ngƣời có khoảng 100 vùng. Các vùng chức năng đó đƣợc tập trung thành các vùng chức năng lớn sau: Vùng vận động, vùng cảm giác da và các tuyến, vùng thị giác, vùng thính giác, vùng khứu giác và vùng vị giác. Hoạt động phản xạ của hệ thần kinh cao cấp gồm có hai loại: + Phản xạ không điều kiện. Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh, con vật sinh ra phản xạ đã đƣợc hình thành. Đặc điểm của loại phản xạ này là có kích thích tác động vào cơ quan cảm giác, cơ thể có đáp ứng ngay mà không cần điều kiện nào. Phản xạ không điều kiện bền vững và đƣợc truyền lại cho đời sau, thí dụ phản xạ nuốt, vú sữa . Phản xạ không điều kiện gồm 3 loại: phản xạ ăn uống, phản xạ tự vệ và phản xạ tính dục. + Phản xạ có điều kiện. Phản xạ có điều kiện là phản xạ đƣợc hình thành trong quá trình sống của gia 58 súc do một kích thích có điều kiện tác động vào cơ thể, trƣớc một kích thích không điều kiện trong cùng một thời điếm và đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, Thí dụ phản xạ tiết nƣớc bọt ở chó bằng tiếng kẻng. Phản xạ này đƣợc hình thành nhƣ sau: Trƣớc khi cho chó ăn một vài giây ngƣời ta đánh kẻng, sau đó cho con vật ăn thức ăn, quá trình này đƣợc lặp đi, lặp lại nhiều lần, sau đó ngƣơi ta chỉ đánh kẻng mà không cho chó ăn thì chó vẫn tiết nƣớc bọt. Trong phản xạ này tiếng kẻng là kích thích có điều kiện, thức ăn là kích thích không điều kiện. Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là đƣợc hình thành trong đời sống cá thể và đặc trƣng cho từng cá thể, không truyền lại cho đời sau, không bền vững nếu không đƣợc củng cố (luyện tập). Phản xạ có điều kiện đƣợc ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi nhƣ; Phản xạ nhảy giá của đực giống, huấn luyện gia súc cày kéo, làm xiếc 2.2. Hoạt động sinh lý thần kinh thực vật. + Thần kinh thực vật gồm: thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm chi phối hoạt động của các cơ trơn, tim mạch, nội tạng, các hoạt động trao đổi dinh dƣỡng, điều khiển các hoạt động không theo ý muốn. Hoạt động sinh lý của thần kinh giao cảm và phó giao cảm tác động ngƣợc chiều nhau, nhƣng thống nhất với nhau nhằm cân bằng hoạt động sinh lý của cơ thể. Hoạt động sinh lý của thần kinh giao cảm và phó giao cảm đối với các bộ phân của cơ thể nhƣ sau: Hình 6.5. Sơ đồ hoạt động của hệ thần kinh thực vật Cơ quan Tác dụng hệ giao cảm Tác dụng hệ phó giao cảm + Tim Đập nhanh, mạnh Đạp yếu, chậm + Mạch máu Co mạch Giãn mạch + Cơ trơn - Dạ dày Co hoặc giãn Co, tăng khẩn trƣơng - Cơ vòng túi mật Co Giãn - Cơ thành túi mật Giãn Co 59 - Ruột non Giảm nhu động Tăng nhu động - Tử cung có thai Co Giãn - Tử cung không có thai Giãn Co - Cơ thắt bảng quang Co, tăng căng thẳng Giãn - Cơ thành bàng quang Giãn, giảm căng thẳng Co, tăng căng thẳng - Tuyến nƣớc bọt Tiết ít, nhiều dịch nhầy Tiết nhiều, loãng - Đồng tử mắt Giãn, mở to Co, thu nhỏ + Các chất làm tăng cƣờng hoặc kìm hãm hoạt động của hệ thần kinh thực vật. - Chất tăng cƣờng giao cảm: Adrenalin, Ephederin, cocain. - Chất ức chế giao cảm: Esgotamin, Yohinbin. - Tăng cƣờng phó giao cảm: Pilocarpin, Axetylcholin, Axeril. - Chất ức chế phó giao cảm: Artropine. - Ngƣời ta có thể sử dụng thuốc trên để làm tăng cƣờng hay ức chế hoạt động của hệ giao cảm và phó giao cảm trong lâm sàng thú y. Ví dụ Atropin điều trị trong bệnh đau ở ngựa do tăng nhu động ruột. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: I. Câu hỏi: 1, Trình bày vị trí, cấu tạo của thần kinh não bộ gia súc. 2, Hãy kể tên và chức năng sinh lý của 12 đôi thần kinh não bộ gia súc. 3, Thần kinh thực vật gồm những hệ nào? Trình bày đặc điểm hoạt động sinh lý thần kinh thực vật. 4, Thế nào là phản xạ không điều kiện, có điều kiện, cho ví dụ.. Trình bày ứng dụng trong chăn nuôi. II. Bài tập thực hành: Bài 1: Thực hành xác định vị trí, cầu tạo thần kinh não tủy + Mục đích. - Xác định đƣợc vị trí, cấu tạo đại thể của tủy sống, não bộ trên cơ thể gia súc. + Nội dung: - Nhận biết vị trí, cấu tạo tủy sống gia súc. - Nhận biết vị trí, cấu tạo não bộ gia súc. + Nguồn lực - Tiêu bản tủy sống, não bộ gia súc ngâm formol . - Mô hình, tranh ảnh hệ thần kinh gia súc. - Lợn thí nghiệm. - Dụng cụ thú y, bảo hộ lao động. + Cách thức tổ chức: - Hƣớng dẫn mở đầu: giáo viên hƣớng d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_giai_phau_sinh_ly_vat_nuoi_nguyen_duc_duong.pdf