Giáo trình Dự toán ngân sách doanh nghiệp - Nghề: Kế toán doanh nghiệp

Chương 1: Các quy tắc cơ bản về dự toán ngân sách doanh nghiệp

1. Khái niệm về ngân sách và dự toán ngân sách doanh nghiệp.

Ngân sách doanh nghiệp:

Ngân sách là một kế hoạch hành động được lượng hoá và được chuẩn bị cho một

thời gian cụ thể nhằm để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Từ định nghĩa ngân sách cần

xem xét các đặc điểm:

- Ngân sách phải được lượng hoá: điều này có nghĩa là ngân sách phải được biểu thị

bằng các con số, thực tế thường là một số tiền.

- Ngân sách phải được chuẩn bị từ trước: Bảng ngân sách phải được lập trước thời

gian dự định thực hiện ngân sách đó. Các số liệu trong hoặc sau thời gian thực hiện ngân

sách có thể cũng quan trọng, nhưng không phải là một phần trong bảng ngân sách.

- Ngân sách phải được áp dụng cho một khoảng thời gian cụ thể. Một kế hoạch tài

chính mở cho tương lai (không có điểm kết thúc), không được coi là bảng ngân sách.

- Ngân sách phải là một bảng kế hoạch hành động: đây là điểm quan trọng nhất,

ngân sách không phải là một bảng bao gồm các số liệu thực tế vì nó liên quan đến những

sự việc chưa hề xảy ra. Tình hình có thể thay đổi trong khoảng thời gian thực hiện ngân

sách, có nghĩa là khi đó, ngân sách sẽ không còn chính xác. Giống như các kế hoạch

khác, ngân sách rất ít khi dự báo hoàn toàn chính xác về tương lai. Tuy nhiên, ngay cả

trong trường hợp như vậy, nó vẫn đóng vai trò định hướng cho những người thực hiện và

vai trò này rất quan trọng.

Dự toán ngân sách:

Là quá trình phát triển ngân sách của doanh nghiệp, là sự biểu đạt các kế hoạch

hành động thành con số diễn tả các nguồn tài chính dự kiến cần thiết, dự báo doanh thu

đồng thời trình bày các báo cáo tài chính được dự kiến trong tương lai của tổ chức.

Dự toán ngân sách doanh nghiệp là một bảng kế hoạch chi tiết, trong đó mô tả việc

sử dụng các nguồn lực tài chính và kinh doanh của một kỳ nào đó trong tương lai. Hệ

thống dự toán của một công ty không dựa trên việc ghi chép các nghiệp vụ thực tế đã

phát sinh. Trái lại, hệ thống dự toán chủ yếu dựa trên cơ sở các dự báo từ các bộ phận

trong doanh nghiệp.

Dự toán ngân sách doanh nghiệp là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi

bởi các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức. Nó là một kế hoạch6

chi tiết nêu ra những khoản thu chi của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó. Nó phản

ánh một kế hoạch cho tương lai, được biểu hiện dưới dạng số lượng và giá trị.

Dự toán ngân sách doanh nghiệp là một bản viết tóm tắt chính thức (hay là báo cáo)

các kế hoạch quản lý cho một thời kỳ cụ thể trong tương lai, thể hiện qua các thuật ngữ

tài chính. Thông thường, nó đưa ra các phương pháp cơ bản nhằm kết nối các mục tiêu đã

thỏa thuận trong toàn bộ doanh nghiệp. Một khi được chấp nhận, dự toán sẽ trở thành cơ

sở quan trọng cho việc đánh giá các hoạt động.

Như vậy, dự toán ngân sách doanh nghiệp thúc đẩy tính hiệu quả và ngăn chặn sự

hao hụt và không hiệu quả. Nó là một công cụ kiểm soát.

Ví dụ: Việc lập dự toán đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận bán hàng, sản xuất và

mua hàng. Trưởng bộ phận bán hàng cung cấp dự báo về doanh số cho giám đốc sản

xuất, giám đốc sản xuất dựa vào đó để ước tính số sản phẩm cần sản xuất để đáp ứng cho

việc bán hàng. Với sản lượng sản xuất ước tính, bộ phận mua hàng dự tính lượng và giá

trị các loại nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Dự báo về doanh số bán còn

giúp cho nhà quản lý ước tính được các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

nghiệp.

Qua tình huống của công ty may Hưng Thịnh, chúng ta sẽ dự toán được hai báo cáo

tài chính là Bảng cấn đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến cho quý 4 năm 200N, Bảng cân đối kế

toán ngày 30 tháng 9 năm 200N và Bảng cân đối kế toán dự kiến ngày 31/12/200N

pdf48 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Dự toán ngân sách doanh nghiệp - Nghề: Kế toán doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tử chuyên kinh doanh máy giặt, theo ƣớc tính, giá bán (chƣa bao gồm VAT) của các sản phẩm trong quí I năm N+1 nhƣ sau: Đơn vị: đồng/chiếc Loại sản phẩm Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 33 Toshiba AW-1190SM 6.500.000 6.700.000 7.000.000 Toshiba AW-A800SV 3.990.000 3.900.000 4.190.000 Toshiba AW-8480SM 8.700.000 8.800.000 9.150.000 Sản lƣợng của các loại sản phẩm này dự báo ở Hà nội và TP Hồ Chí Minh nhƣ sau: Đơn vị:Chiếc Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Hà Nội Toshiba AW-1190SM 230 280 180 Toshiba AW-A800SV 200 190 240 Toshiba AW-8480SM 180 235 250 TP Hồ Chí Minh Toshiba AW-1190SM 210 225 249 Toshiba AW-A800SV 230 215 236 Toshiba AW-8480SM 245 260 217 Yêu cầu: Chuẩn bị ngân sách doanh thu theo từng tháng, từng khu vực cho quí I năm N+1. 5. Ngân sách doanh thu từ phí Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ nhƣ: kế toán, tƣ vấn, khám bệnh, giáo dục... cũng cần có phƣơng án chuẩn bị ngân sách doanh thu cho các thời kỳ khác nhau trong hoạt động của mình, cơ sở để chuẩn bị ngân sách doanh thu cho các doanh nghiệp loại này là dựa trên số giờ làm việc. Ví dụ 2.10: Một công ty tƣ vấn luật, thống kê số giờ công đã tƣ vấn cho khách hàng trong năm ngoái là 15.000 giờ. Mức chi phí giờ công là 180.000đ. Trong năm sau, công ty quyết định tăng mức phí giờ công lên 8%, thị phần hiện tại của công ty là 22%, ƣớc tính thị phần sẽ là 25%. Ngân sách thu nhập từ phí dịch vụ tƣ vấn của công ty cho năm tài chính tới đƣợc lập nhƣ sau: - Xác định số giờ làm việc ƣớc tính cho năm tới: 15.000 x 25/22 = 17.045 (giờ) - Mức phí cho một giờ làm việc là: 180.000 x 1,08 = 194.400 (đồng) - Ngân sách doanh thu của doanh nghiệp trong năm tới là: 34 17.045 x 194.400 = 3.313.548.000 (đồng) Ví dụ 2.11: Bác sĩ Nguyễn Thùy An dự định thành lập phòng khám Bình An, cung cấp các dịch vụ tƣ vấn sử dụng các liệu pháp thiên nhiên ở Hà Nội. Cô dự định khai trƣơng vào ngày 1/7/N, và chỉ thuê nhân viên lễ tân hoặc giúp việc, tự cô sẽ làm việc ở phòng khám 5 ngày/tuần và 8 giờ/ngày, cô sẽ có 4 tuần nghỉ trong năm, ƣớc tính cô sẽ làm việc 65 ngày trong quí I/N+1 (tháng 1 làm 23 ngày, tháng 2 làm 22 ngày và tháng 3 cô làm 20 ngày). Thời gian làm việc đƣợc bố trí nhƣ sau: 80% thời gian bác sĩ An sẽ khám việc tại phòng khám; 20% thời gian làm việc tại nhà bệnh nhân. Ƣớc tính một lần khám tại phòng khám hết 30 phút, một lần khám tại nhà mất 1 giờ, phí khám tại phòng khám là 50.000đ/lần, tại nhà là 80.000đ/lần. Việc xác định ngân sách doanh thu quí I/N+1 nhƣ sau: - Xác định số giờ làm việc trong quí I/N+1: 65 ngày x 8 giờ = 520 giờ - Thời gian cho mỗi hình thức tƣ vấn nhƣ sau: o Tại Phòng khám : 80% x 520 = 416 giờ o Tại nhà bệnh nhân : 20% x 520 = 104 giờ - Số lần khám trong quí và từng tháng đƣợc tính toán nhƣ sau: o Tại Phòng khám : 416 giờ x 2 = 832 lần o Tại nhà bệnh nhân : 104 giờ x 1 = 104 lần Căn cứ vào số ngày làm việc trong từng tháng, số lần khám đƣợc xác định theo tỉ lệ tƣơng ứng: Tháng Tại phòng khám Tại nhà bệnh nhân Tháng 1 (làm 23 ngày) 23/65 x 832 = 294 23/65 x 104 = 37 Tháng 2 (làm 22 ngày) 22/65 x 832 = 282 22/65 x 104 = 35 Tháng 3 (làm 20 ngày) 20/65 x 832 = 256 20/65 x 104 = 32 Tổng cộng 832 104 - Ngân sách doanh thu quí I/N+1 đƣợc lập nhƣ sau: Phòng khám Bình An Ngân sách doanh thu quí I/N+1 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Quí I Phòng khám Số lần khám (lần) 294 282 256 832 35 Đơn giá (đồng/lần) 50.000 50.000 50.000 50.000 Doanh thu từ phí (đồng) 14.700.000 14.100.000 12.800.000 41.600.000 Nhà bệnh nhân Số lần khám (lần) 37 35 32 104 Đơn giá (đồng/lần) 80.000 80.000 80.000 80.000 Doanh thu từ phí (đồng) 2.960.000 2.800.000 2.560.000 8.320.000 Tổng cộng 17.660.000 16.900.000 15.360.000 49.920.000 Bài tập tự đánh giá: Công ty TNHH Đại An cung cấp ba loại dịch vụ lau thảm, công ty tính phí là 120.000 đ/giờ (chƣa bao gồm VAT 10%). Ƣớc tính năm N, công ty có 10 thợ làm các công việc với thời gian mỗi ngƣời là 1.650 giờ/năm, trong đó: 20% thời gian làm thảm len, 50% làm thảm lụa và 30% thời gian còn lại làm các loại thảm sợi tổng hợp. Yêu cầu: Chuẩn bị ngân sách doanh thu tài chính năm N theo từng loại công việc cho công ty TNHH Đại An. Bài tập thực hành Bài 1: Liệt kê 5 nhân tố mà bạn cho rằng có ảnh hƣởng khi tiến hành dự báo ngân sách doanh thu theo sản phẩm, giải thích và lấy ví dụ minh họa. Bài 2: Công ty Động lực bán lẻ các sản phẩm bóng cho hoạt động thể thao. Công ty ƣớc tính giá bán sản phẩm (chƣa có VAT) cho năm tài chính N nhƣ sau: o Bóng bầu dục: 450.000 đ/quả o Bóng đá: 270.000 đ/quả o Bóng chuyền: 320.000 đ/quả o Bóng tennis: 280.000 đ/hộp Sản lƣợng bán ra năm N dự tính nhƣ sau: o Bóng bầu dục: 10.000 quả o Bóng đá: 9.000 quả o Bóng chuyền: 12.000 quả o Bóng tennis: 18.000 quả 36 Biết số bóng tennis/hộp là 12 quả. Năm N+1 công ty vẫn giữ nguyên chính sách bán hàng và tăng sản lƣợng tiêu thụ lên 5% mỗi loại sản phẩm, yêu cầu chuẩn bị ngân sách doanh thu năm tài chính N+1 cho công ty Động lực. Bài 3: Công ty Hồng Việt có số liệu doanh thu cho 6 tháng đầu năm N nhƣ sau: Tháng Sản lƣợng (sp) Doanh thu (đồng) Tháng 1 19.220 480.500.000 Tháng 2 15.600 390.000.000 Tháng 3 8.416 210.400.000 Tháng 4 9.827 245.675.000 Tháng 5 8.832 220.800.000 Tháng 6 13.832 345.800.000 Công ty dự báo trong 6 tháng đầu năm N+1, sản lƣợng sẽ tăng 6% và giá bán sẽ tăng 4%, VAT = 10%. Yêu cầu: Chuẩn bị ngân sách doanh thu 6 tháng đầu năm N+1 cho công ty Hồng Việt. Bài 4: Công ty xe đạp Hải Yến bán hai loại xe đạp. Một loại là xe đạp thƣờng giá bán là 2.600.000 đồng và loại thứ hai là xe đạp thể thao có giá là 4.500.000 đồng. Số lƣợng xe bán ra trong quí I năm N nhƣ sau: Tháng Xe đạp thƣờng Xe đạp thể thao Tháng 1 7200 5800 Tháng 2 7700 5600 Tháng 3 8200 8700 Công ty dự tính năm N+1 sẽ tăng giá bán 3% và phấn đấu tăng sản lƣợng bán ra 5% yêu cầu Chuẩn bị ngân sách doanh thu theo từng tháng, từng sản phẩm cho quí I/N+1. 37 Chƣơng 3: Ngân sách chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1. Khái niệm Ngân sách chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là ngân sách đƣợc ƣớc tính cho các chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra để tổ chức thực hiện các hoạt động SXKD và nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp SXKD, ngân sách chi phí hoạt động bao gồm: Ngân sách mua hàng Ngân sách giá vốn Ngân sách chi phí marketing Ngân sách chi phí quản lý doanh nghiệp Ngân sách chi phí tài chính 2. Ngân sách mua hàng Ngân sách mua hàng chỉ ra giá trị hàng hóa mua cần thiết để đáp ứng doanh thu bán hàng và phù hợp với mức hàng tồn kho. Các nội dung của ngân sách mua hàng có thể đƣợc sử dụng để chuẩn bị ngân sách giá vốn hàng bán (một phần của báo cáo ngân sách thu nhập). Cũng nhƣ ngân sách bán hàng, ngân sách mua hàng có thể đƣợc chuẩn bị theo từng sản phẩm, theo kỳ, theo khu vực hoặc là sự kết hợp giữa các yếu tố trên. Ngân sách mua hàng có thể đƣợc chuẩn bị theo đơn vị tiền tệ hoặc đơn vị hiện vật. 2.1. Ngân sách mua hàng theo thời kỳ Ví dụ 3.1: Số liệu về doanh thu của công ty Thuận An từ tháng 4 tới tháng 7 đƣợc đƣa ra nhƣ sau: Tháng Số tiền (đồng) Tháng 4 430.000.000 Tháng 5 380.000.000 Tháng 6 410.000.000 Tháng 7 390.000.000 Thực tế công ty đã nâng giá lên 100% so với giá vốn. Các nhà quản lý trong công ty có chính sách là hàng tồn kho đầu kỳ bằng 120% giá vốn hàng bán mỗi tháng. Ngân sách mua hàng Quí II của công ty đƣợc chuản bị theo các bƣớc sau: Bước 1: Tính giá vốn hàng bán: 38 Do công ty đã nâng giá lên 100% so với giá vốn, vì vậy giá vốn bằng 50% doanh thu: Tháng 4: 430.000.000 x 50% = 215.000.000 (đồng) Tháng 5: 380.000.000 x 50% = 190.000.000 (đồng) Tháng 6: 410.000.000 x 50% = 205.000.000 (đồng) Bước 2: Tính toán giá trị hàng tồn kho đầu kỳ: Do công ty có chính sách là hàng tồn kho đầu kỳ bằng 120% giá vốn hàng bán mỗi tháng, giá trị hàng tồn kho đầu kỳ đƣợc tính toán nhƣ sau: Tháng 4: 215.000.000 x 120% = 258.000.000 (đồng) Tháng 5: 190.000.000 x 120% = 228.000.000 (đồng) Tháng 6: 205.000.000 x 120% = 246.000.000 (đồng) Bƣớc 3: Tính toán giá trị hàng tồn kho cuối kỳ Dựa theo nguyên tắc tồn kho cuối kỳ trƣớc bằng tồn kho đầu kỳ sau, nên tồn kho cuối kỳ của các tháng nhƣ sau: Tháng 4: 228.000.000 (đồng) Tháng 5: 246.000.000 (đồng) Tháng 6: 390.000.000 x 50% x 120% = 234.000.000 (đồng) Bước 4: Lập ngân sách mua hàng Công ty Thuận An Ngân sách mua hàng Quí II/N (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng cộng Quí II Giá vốn hàng bán 215 190 205 610 Hàng tồn kho cuối kỳ 228 246 234 234 Tổng cộng 443 436 430 844 Hàng tồn kho đầu kỳ 258 228 246 258 Trị giá hàng mua 185 208 193 586 Bài tập tự đánh giá: Công ty Hồng Nhật dự báo về doanh thu từ tháng 1 đến tháng 4 của năm tài chính nhƣ sau: Tháng Số tiền (đồng) Tháng 1 1.500.000.000 39 Tháng 2 1.800.000.000 Tháng 3 1.200.000.000 Tháng 4 1.650.000.000 Công ty đã tăng giá của các sản phẩm là 50% trên giá vốn và các nhà quản lý yêu cầu rằng giá trị của hàng tồn kho đầu kỳ là bằng 90% doanh thu (theo giá phí) của mỗi tháng. Yêu cầu: Chuẩn bị ngân sách mua hàng cho quí I kết thúc vào ngày 31/3/N. 2.2. Ngân sách mua hàng theo đơn vị sản phẩm: Là ngân sách mua hàng đƣợc lập dựa vào thông tin về doanh số bán ra của doanh nghiệp để ƣớc tính lƣợng hàng cần mua. Ví dụ: Công ty Trƣờng Thành có số liệu về sản lƣợng tiêu thụ trong tƣơng lai theo sản phẩm đƣợc ƣớc tính nhƣ sau: Tháng 1 60.000 Tháng 2 55.000 Tháng 3 65.000 Tháng 4 62.000 Các nhà quản lý yêu cầu sản lƣợng tồn kho đầu kỳ bằng 80% sản lƣợng tiêu thụ của tháng đó. Giá bán 250.000 (đồng/sản phẩm), giá mua là 180.000 (đồng/sản phẩm). Trƣớc khi chuẩn bị ngân sách mua hàng (theo sản phẩm) cần tính toán lại hàng tồn kho. Ngày Cách tính Sản lƣợng Ngày 1/1 80% x 60.000 48.000 Ngày 1/2 80% x 55.000 44.000 Ngày 1/3 80% x 65.000 52.000 Ngày 1/4 80% x 62.000 49.600 Ngân sách mua hàng của Công ty Trƣờng Thành cho 3 tháng kết thúc ngày 31 tháng 3 có thể tính nhƣ sau: Công ty Trƣờng Thành Ngân sách mua hàng cho Quí I kết thúc vào ngày 31 tháng 3 Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng cộng Quí I Sản lƣợng tiêu thụ (SP) 60.000 55.000 65.000 180.000 Hàng tồn kho cuối kỳ (SP) 44.000 52.000 49.600 105.600 Nhu cầu mua hàng (SP) 104.000 107.000 114.600 229.600 Hàng tồn kho đầu kỳ (SP) 48.000 44.000 52.000 48.000 40 Số lƣợng Hàng mua (SP) 56.000 63.000 62.000 181.600 Giá mua sản phẩm (đồng/SP) 180.000 180.000 180.000 180.000 Ngân sách mua hàng (tr. đồng) 10.080 11.340 11.268 32.688 Bài tập tự đánh giá: Công ty Hòa Phong dự báo về sản lƣợng tiêu thụ của Quí II năm tài tới nhƣ sau: Tháng 4 3.000 Tháng 5 3.300 Tháng 6 3.200 Theo các nhà quản lý, sản lƣợng tồn kho đầu kỳ bằng 50% sản lƣợng bán ra của tháng đó. Hàng tồn kho vào ngày 30/6/N đƣợc mong đợi là 1.500 sản phẩm. Giá bán 1 sp là 250.000 đồng/sản phẩm. Giá mua là 150.000 đồng/sản phẩm (cả giá mua và giá bán đã bao gồm VAT = 10%) Yêu cầu: Chuẩn bị ngân sách mua hàng cho quí II/N 2.3. Ngân sách mua hàng cho nhiều sản phẩm: Ngân sách này có thể đƣợc lập từ ngân sách của từng sản phẩm: Ví dụ: Công ty bánh Hải Dƣơng lập dự toán ngân doanh thu tổng hợp cho năm tài chính tới nhƣ sau: Loại bánh Sản lƣợng (kg) Giá bán (đồng/kg) Doanh thu (đồng) Bánh qui nƣớng 45.000 40.000 1.800.000.000 Bánh kem 41.000 45.000 1.845.000.000 Bánh nhân socola 57.000 35.000 1.995.000.000 Bánh nhân kem 32.250 50.000 1.612.500.000 Tổng cộng 7.252.500.000 Công ty đã tăng giá của sản phẩm lên 100% so với giá vốn. Trị giá hàng tồn kho đƣợc ƣớc tính nhƣ sau: Đơn vị tính: nghìn đồng Loại bánh Ngày 1/1/N Ngày 31/12/N Bánh qui nƣớng 3.000 3.300 Bánh kem 2.500 2.700 Bánh nhân socola 2.900 3.200 Bánh nhân kem 1.400 1.500 Ngân sách mua hàng của Công ty bánh Hải Dƣơng nhƣ sau: 41 Công ty bánh Hải Dƣơng Ngân sách mua hàng năm N Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Bánh qui nƣớng Bánh kem Bánh nhân socola Bánh nhân kem Tổng cộng Giá vốn hàng bán 900.000 922.500 997.500 806.250 3.626.250 Hàng tồn kho cuối kỳ 3.300 2.700 3.200 1.500 10.700 Tổng nhu cầu mua hàng 903.300 925.200 1.000.700 807.750 3.636.950 Hàng tồn kho đầu kỳ 3.000 2.500 2.900 1.400 9.800 Trị giá hàng mua 900.300 922.700 997.800 806.350 3.627.150 Bài tập tự đánh giá: Công ty TNHH Hồng Anh cung cấp thông tin về ngân sách doanh thu của năm tài chính trƣớc nhƣ sau: Công ty TNHH Hồng Anh Ngân sách doanh thu năm N Loại sản phẩm Sản lƣợng (tấn) Giá bán (đồng/tấn) Doanh thu (đồng) Gạo tám thái 1.500 1.760.000 2.640.000.000 Gạo nếp cái hoa vàng 1.200 2.850.000 3.420.000.000 Gạo bắc hƣơng 2.200 1.456.000 3.203.200.000 Tổng cộng 9.263.200.000 Công ty đã tăng giá bán sản phẩm lên 100% so với giá vốn hàng bán. Hàng tồn kho đầu kỳ đƣợc ƣớc tính bằng 8% giá vốn hàng bán một năm cho mỗi sản phẩm, trị giá hàng tồn kho cuối kỳ đƣợc tính cao hơn 10% trị giá hàng tồn kho đầu kỳ. Yêu cầu: Chuẩn bị ngân sách mua hàng cho năm tài chính tới. 3. Ngân sách giá vốn hàng bán Ngân sách giá vốn hàng bán đƣợc xác định trên cơ sở ngân sách mua hàng, tồn kho đầu kỳ và tồn kho cuối kỳ. Ví dụ: Công ty Thuận An chuẩn bị ngân sách mua hàng của quí II/N nhƣ sau: 42 Công ty Thuận An Ngân sách mua hàng Quí II/N (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng cộng Quí II Giá vốn hàng bán 215 190 205 610 Hàng tồn kho cuối kỳ 228 246 234 234 Tổng cộng 443 436 430 844 Hàng tồn kho đầu kỳ 258 228 246 258 Trị giá hàng mua 185 208 193 586 Từ thông tin trên có thể lập biểu ngân sách giá vốn hàng bán nhƣ sau: Công ty Thuận An Ngân sách giá vốn hàng bán Quí II/N Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng cộng Quí II Hàng tồn kho đầu kỳ 258 228 246 258 Trị giá hàng mua trong kỳ 185 208 193 586 Trị giá hàng có thể bán trong kỳ 443 436 430 844 Hàng tồn kho cuối kỳ 228 246 234 234 Giá vốn hàng bán 215 190 205 610 4. Ngân sách chi phí hoạt động Chi phí hoạt động trong báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm: chi phí marketing (chi phí bán hàng và phân phối sản phẩm), chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. - Chi phí marketing là những chi phí có liên quan đến việc thu hút bán hàng, tạo doanh thu và phân phối các sản phẩm. Chi phí marketing bao gồm chi phí quảng cáo, hoa hồng bán hàng và chi phí vận chuyển, chi phí lƣơng nhân viên bán hàng, chi phí thuê cửa hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí liên quan đến quản lý văn phòng nói chung và toàn bộ những chi phí quản lý cho công tác tổ chức hoạt động doanh nghiệp, bao gồm: chi phí tiền lƣơng bộ phận quản lý, chi phí văn phòng phẩm, tiền thuê nhà hoặc thuê văn phòng, chi phí khấu hao thiết bị văn phòng 43 - Chi phí tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: các khoản nợ phải thu khó đòi, chi phí lãi vay và các khoản chiết khấu thanh toán Ví dụ: Công ty Trƣờng Xuân có thông tin về doanh thu Quí II/N nhƣ sau: Tháng Doanh thu (đồng) 4 4.300.000.000 5 3.800.000.000 6 4.100.000.000 Và một số thông tin hoạt động trong quí nhƣ sau: Chi phí lƣơng nhân viên bán hàng 2.400.000.000đ chia đều cho 12 tháng Chi phí hoa hồng 5% doanh thu Chi phí quảng cáo 2% doanh thu Văn phòng phẩm 60.000.000đ chia đều cho 12 tháng Điện thoại 120.000.000đ chia đều cho 12 tháng Phụ cấp cho nhân viên bán hàng 6% tổng lƣơng nhân viên bán hàng Bảo hiểm nhân viên bán hàng 22% tổng lƣơng nhân viên bán hàng Tiền thuê nhà xƣởng 360.000.000đ chia đều cho 12 tháng Phí tƣ vấn 180.000.000đ chia đều cho 12 tháng Khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng: + Ô tô chuyên chở hàng hóa + Máy nâng hàng + Đồ dùng và trang thiết bị văn phòng 20% mỗi năm tính trên nguyên giá 4,5 tỷ đồng 15% mỗi năm tính trên nguyên giá 3 tỷ đồng 15% mỗi năm tính trên nguyên giá 1,6 tỷ đồng Lãi vay: + Tháng 4 + Tháng 5 + Tháng 6 9.540.000đ 9.333.300đ 9.520.700đ Phí dịch vụ thuế, ngân hàng và các phí tài chính khác: 420 triệu đồng chia đều cho 12 44 tháng. Yêu cầu: Chuẩn bị các loại ngân sách cho 3 tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 6 - Ngân sách chi phí marketing - Ngân sách chi phí quản lý doanh nghiệp - Ngân sách chi phí tài chính - Ngân sách tổng hợp báo cáo doanh thu 4.1. Ngân sách chi phí Marketing Công ty Trƣờng xuân Ngân sách Chi phí marketing Quí II/N Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng cộng Quí II Lƣơng nhân viên bán hàng 200,000,000 200,000,000 200,000,000 600,000,000 Chi phí hoa hồng 215,000,000 190,000,000 205,000,000 610,000,000 Chi phí quảng cáo 86,000,000 76,000,000 82,000,000 244,000,000 Phụ cấp nhân viên bán hàng 12,000,000 12,000,000 12,000,000 36,000,000 Bảo hiểm nhân viên bán hàng 44,000,000 44,000,000 44,000,000 132,000,000 Tổng cộng 557,000,000 522,000,000 543,000,000 1,622,000,000 4.2. Ngân sách chi phí quản lý Công ty Trƣờng xuân Ngân sách Chi phí quản lý Quí II/N Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng cộng Quí II Văn phòng phẩm 5,000,000 5,000,000 5,000,000 15,000,000 Điện thoại 10,000,000 10,000,000 10,000,000 30,000,000 Tiền thuê nhà xƣởng 30,000,000 30,000,000 30,000,000 90,000,000 Phí tƣ vấn 15,000,000 15,000,000 15,000,000 45,000,000 Khấu hao thiết bị 132,500,000 132,500,000 132,500,000 397,500,000 Tổng cộng 192,500,000 192,500,000 192,500,000 577,500,000 45 4.3. Ngân sách chi phí tài chính Công ty Trƣờng xuân Ngân sách Chi phí tài chính Quí II/N Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng cộng Quí II Lãi vay 9.540.000 9.333.300 9.520.700 28.394.000 Phí dịch vụ thuế, ngân hàng và các phí tài chính khác 35.000.000 35.000.000 35.000.000 105.000.000 Tổng cộng 44,540,000 44,333,300 44,520,700 133,394,000 Bài tập thực hành Bài 1: Các loại chi phí dưới đây là chi phí cho sản phẩm hay là chi phí thời kỳ? - Chi phí điện cho máy móc thiết bị. - Chi phí điện cho văn phòng - Lƣơng kế toán trƣởng - Khấu hao máy móc thiết bị - Tiền lƣơng nhân viên bán hàng - Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị - Chi phí bảo hiểm cho nhà xƣởng - Chi phí đi lại bằng ô tô cho quản lý bán hang - Tiền lƣơng cho ngƣời điều hành máy tiện trong xƣởng tiện gỗ - Tiền lƣơng cho ngƣời lau dọn phòng vệ sinh trong nhà máy Bài 2: Với mỗi loại chi phí sau đây, chỉ ra chúng là chi phí trực tiếp hay chi phí gián tiếp? - Chi phí điện cho nhà máy - Tiền lƣơng đã trả cho ngƣời điều hành máy tiện - Tiền lƣơng đã trả cho quản lý bảo trì máy móc - Chi phí mua silicon trong sản xuất kính - Hoa quả đƣợc sử dụng để sản xuất rƣợu bổ - Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị 46 - Đinh vít và keo dán đƣợc sử dụng trong sản xuất bàn học Bài 3: Công ty Khánh Hà cung cấp thông tin sau đây: - Doanh thu sản xuất sản phẩm cho quí I kết thúc vào ngày 31/3 nhƣ sau: o Tháng 1: 1.860.300.000 đồng o Tháng 2: 1.908.000.000 đồng o Tháng 3: 2.082.900.000 đồng - Tiền lƣơng đƣợc cố định ở mức 270.300.000 đồng/tháng và đƣợc phân bổ nhƣ sau: cho hoạt động marketing 40%, quản lý doanh nghiệp 50% và tài chính 10%. - Chi phí biến đổi đƣợc dự tính theo phần trăm doanh thu: Hoa hồng 3%, Quảng cáo 2%, Nợ phải thu khó đòi 1%. - Chi phí cố định khấu hao: 17.808.000 đồng đƣợc chia cho marketing 50%, quản lý 50%; chi phí bảo hiểm: 8.427.000 đồng đƣợc xem nhƣ chi phí quản lý; chi phí khác: 17.490.000 đồng đƣợc chia cho chi phí marketing 30%, 60% chi phí quản lý doanh nghiệp và 10% chi phí tài chính. Yêu cầu: Chuẩn bị ngân sách cho 3 tháng kết thúc vào ngày 31 tháng 3 a) Ngân sách chi phí marketing; b) Ngân sách chi phí quản lý doanh nghiệp c) Ngân sách chi phí tài chính Bài 4: Công ty thƣơng mại Đình Tùng yêu cầu chuẩn bị ngân sách hoạt động cho năm tài chính sắp tới. Công ty cung cấp thông tin liên quan nhƣ sau: Chỉ tiêu Quí 1 Qúi 2 Quí 3 Quí 4 Sản lƣợng tiêu thụ 65.000 80.000 90.000 100.000 Tiền lƣơng bộ phận quản lý bán hàng (đồng) 238.500.000 238.500.000 238.500.000 238.500.000 Chi phí tiền lƣơng bộ phận quản lý DN (đồng) 954.000.000 954.000.000 1.049.400.000 1.049.400.000 Tiền bảo hiểm (đồng) 47.700.000 47.700.000 47.700.000 47.700.000 Tiền thuê nhà (đồng) 55.650.000 55.650.000 55.650.000 55.650.000 Khấu hao trang thiết bị (đồng) 31.800.000 31.800.000 31.800.000 31.800.000 Chi phí khác (đồng) 208.290.000 209.880.000 211.470.000 213.060.000 Lãi vay (đồng) 222.600.000 206.700.000 190.800.000 174.900.000 47 - Chi phí quảng cáo: 23.850đ/sản phẩm (giá chƣa bao gồm VAT) - Hoa hồng doanh thu bán hàng: 5% tổng doanh thu - Nợ khó đòi: 2% tổng doanh thu - Giá bán 1 đơn vị sản phẩm là 190.800 đồng (chƣa có VAT) - Công ty Đình Tùng đã tăng giá bán lên 100% so với giá vốn - Hàng tồn kho đầu kỳ bằng 80% doanh thu quí đó. - Ƣớc tính sản lƣợng cho quí đầu tiền của năm là 70.000 đơn vị sản phẩm. Yêu cầu: Chuẩn bị ngân sách theo quí cho năm tài chính tới: a) Ngân sách doanh thu b) Ngân sách mua hàng c) Ngân sách giá vốn hàng bán d) Ngân sách chi phí marketing e) Ngân sách chi phí quản lý doanh nghiệp f) Ngân sách chi phí tài chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_du_toan_ngan_sach_doanh_nghiep_nghe_ke_toan_doanh.pdf