Giáo trình Du lịch

Ở các khu vực trong lân cận VQG, cuộc sống của người dân thường

gặp khó khăn. Việc cộng tác với nhân dân địa phương trong các dự án phát

triển tạo việc làm cho họ chính là giảm bớt sức ép lên khu bảo tồn. Để hoạt

động bảo tồn có hiệu quả thì lợi ích thu được từ DLST phải được chia sẻ cho

đa số dân cư cộng đồng. Nghĩa là, hiệu quả của công tác bảo tồn sẽ tỉ lệ

thuận với đa số dân cư tham gia và được hưởng lợi từ DLST.

Mục tiêu của DLST là sử dụng các nguồn lực địa phương - “Nhỏ và có

tính địa phương là đẹp”. Vì vậy, các dự án DLST nên ở quy mô nhỏ, do địa

phương làm chủ, sử dụng nguồn lực địa phương hơn là các dự án lớn với các

nguồn tài chính từ bên ngoài. Qua đó, dân cư địa phương phát hu y vai trò

làm chủ trong việc quản lí tài nguyên, giám sát các hoạt động ảnh hưởng

trực tiếp đến cuộc sống của họ.

Những nhà hoạch định không phải người bản địa thường không nhạy

cảm với các nhu cầu và các vấn đề quan tâm của địa phương. Vì thế, các

biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng phải là quá trình từng

bước và lâu dài; từ thu thập thông tin, tư vấn, quyết định, thực hiện và đánh

giá. Đồng thời, các nhà hoạch định cần tìm hiểu thái độ và nhu cầu của

người dân đối với phát triển du lịch để có định hướng đúng.

Như vậy, phát triển DLST là một trong những hình thức khai thác môi

trường bền vững. Với mục tiêu sử dụng nguồn lực địa phương trên quy mô

nhỏ, DLST sẽ mang lại lợi ích cho dân cư địa phương và thay đổi cuộc sống

của họ theo hướng tích cực. Để thực hiện mục tiêu đầy ý nghĩa đó các nhà

quy hoạch, quản lí các dự án phát triển DLST cần quan tâm tới vấn đề đầu

tư, tạo nguồn vốn cho người dân địa phương, khuyến khích phát triển nông -lâm - ngư nghiệp, sử dụng hiệu quả nguồn lực địa phương; khôi phục các

nghề truyền thống và yêu cầu người dân phải cam kết sử dụng sản phẩm địa

phương để không làm mất đi sản phẩm truyền thống. Mặt khác, vẫn phải duy

trì các nền kinh tế khác mà trước đây địa phương có. Các dự án phải lôi kéo

được người dân từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quy hoạch để thoả

mãn nhu cầu của họ và đảm bảo phát triển DLST theo đúng bản chất của

loại hình du lịch ưu việt này.

pdf30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trình du lịch, đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu phục vụ du lịch sẻ làm mất môi trường cư trú, phát triển của nhiều loài sinh vật trong các hệ sinh thái. Ô nhiễm không khí gia tăng do hoạt động vận chuyển khách du lịch sẽ tác động đến sự tăng trưởng của nhiều loài sinh vật, thậm chí còn la nguyên nhân làm thay đổi không gian cư trú của nhiều loài sinh vật nhạy cảm với môi trường không khí. Khách du lịch và các phương tiện vận chuyển du khách có thể mang đến các loài sinh vật ngoại lai, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái vốn đã hoàn chỉnh. Việc xây dựng các công trình phục vụ du lịch như sân golf, bến tàu, đường…có thể làm thay đổi cấu trúc địa mạo, thủy vực địa phương. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học để chăm sóc cây cỏ có thể làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều loài sinh vật. Các chất thải và nước thải từ các khu lịch thiếu kiểm soát, chất thải và dầu máy do hoạt động của các tàu du lịch sẻ làm nhiễm bẩn nguồn nước, là nguyên nhân gây bệnh và làm chết cho các loài sinh vật dưới nước. Việc phát triển thiếu quy hoạch các khu vui chơi giải trí, thể thao lớn trong phạm các vườn quốc gia, hoặc vùng đệm có thể phá hủy môi trường cư trú, gây ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống nhiều loài sinh vật… Trên thế giới đã có rất nhiều bài học về sự phát triển du lịch thiếu bền vững mà việc khắc phục hậu quả tiêu cực của nó đôi khi còn tốn kém hơn nhiều lần lợi ích mà nó mang lại. Ví về tác động môi trường của việc du lịch không được kiểm soát ở khu vực Annapurna (Nêpal) là một ví dụ điển hình: Mỗi năm có hơn 36.000 du khách ưa mạo hiểm và hơn 36.000 người khuân vác đi kèm đã tới thăm vùng Annapurna, tạo nguồn thu nhập cho hơn 40.000 cư dân địa phương. Khoảng 60% những du khách kiểu này đến trong vòng 4 tháng trong năm. Họ tập trung chỉ tại một số địa điểm do vậy đã gây nên những ảnh hưởng mang tính phá hủy nghiêm trọng lên cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa địa phương. Rừng bị chặt phá để làm khách sạn , nhà nghỉ và tiện nghi trong nhà, để cung cấp củi đốt cho nấu nướng, sưởi ấm, lửa trại…làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này gây nên những vụ lở đất, lụt lội diễn ra thường xuyên, tính đa dạng sinh học - nét hấp dẫn của du lịch nơi đây bị suy giảm đáng kể. Hàng hóa phải nhập khẩu lớn dẩn đến lạm phát nền kinh tế địa phương. Các tiện nghi vệ sinh không thích hợp và việc sử dụng không đúng của các khách du lịch và những người khách leo bộ đã để lại những bải phế thải, và những bải rác khổng lồ gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng, nhất là nguồn nước. Ngành du lịch cũng làm cho nét văn hóa truyền thống của địa phương bị xáo trộn. Thanh niên dễ bị lôi kéo vào lối sống hưởng thụ của phương tây… Hay việc phát triển du lịch săn bắn ở các khu bảo tồn ở một số quốc gia Châu phi cũng đã làm cho nhiều loài động vật đã và đang trên đà bị tuyệt chủng, hay việc tạo ra các con đường ô tô đã làm sa mạc hóa các vùng đất quanh vườn quốc gia ở Kenya. Tại vịnh Thái lan, các khu vực nước biển gần các khu nghỉ ven biển Pattaya và Hua Hin hiện nay không còn là môi trường sống cho các loài sò biển… Và ngay ở Việt Nam các nhà khoa học cũng đã có những cảnh báo về việc phát triển du lịch nhanh chóng, thiếu quy hoạch chi tiết, khoa học sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, ví như việc tăng quá nhanh số lượng tàu du lịch trên vịnh Hạ long, hồ Ba bể. Việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng, tham quan, đường giao thông trong vườn quốc gia Cúc phương… sẻ làm xáo trộn đời sống hoang dã của sinh vật, gây ô nhiễm và phá hủy môi trường sinh thái. Tuy nhiên khi du lịch sinh thái được phát triển một cách đúng nghĩa thì đa số các tác động tiêu cực trên đều được giảm thiểu và loại bỏ vì chính bản thân sự phong phú của đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn là sản phẩm của loại hình du lịch này. Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau song các chuyên gia về du lịch sinh thái đều cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hổ trợ cho hoạt động bảo và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá tri thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. Thêm vào đó, với mục tiêu chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phuơng – những người đã gắn bó với hệ sinh thái nơi họ sinh ra và lớn lên qua nhiều thế hệ , du lịch sinh thái sẽ tạo cho họ cơ hội có cuộc sống tốt hơn nhờ đó góp phần hạn chế sức ép của cộng đồng đến môi trường và hệ sinh thái. Ngoài ra với tình giaó dục trong hoạt động của mình, du lịch sinh thái không chỉ đem lại cho du khách những hiểu biết mới về môi trường tự nhiên, mà còn tạo ý thức đối với việc bảo vệ thiên nhiên nói chung, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học nói riêng. Du lịch sinh thái tạo nên sự khát khao và sự thỏa mãn về thiên nhiên, kích thích lòng yêu mến thiên nhiên và từ đó mới thôi thúc ý thưc bảo tồn và phát triển nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên thiên nhiên, văn hóa và thẩm mỹ. Mặt khác một phần lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được dành cho công tác nghiên cứu và bảo tồn, phát triển các loài động, thực vật hoang dã ở các khu tự nhiên hay vườn quốc gia. Du lịch sinh thái- du lịch cứu thiên nhiên bằng cách du lịch hóa vào điều kiện thiên nhiên đó. 2.2. Vì sự phát triển của cộng đồng địa phương và xã hội Nói đến cộng đồng là nói đến một tập thể người định cư trên một lãnh thổ nhất định. Trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng địa phương đã phải nhường lại những lợi ích của mình như đất đai, nhà cửa, và nhiều quyền lợi khác cho các dự án du lịch. Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng đến tính đa dạng về cơ cấu kinh tế của địa phương, các ngành nghề truyền thống như đánh cá, canh tác nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…bị những công việc của nghề du lịch làm cho mai một .Du lịch trở thành nghề “độc canh” thịnh hành của vùng. Vì phương thức lao động mới không quen thuộc và thường không phù hợp, các khuôn mẫu xã hội trước đây bị xáo trộn gây nên những khó khăn cho người dân địa phương. Du lịch còn là sứ giả mang đến những nét văn hóa mới. Người dân địa phương, đặc biệt là giới trẻ thường bị cuốn vào lối sống hưởng thụ, xa hoa, điều này là không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, tạo nên mâu thuẫn và khoảng cách trong các thế hệ và mai một các giá trị văn hóa truyền thống, hoặc những giá trị văn hóa truyền thống linh thiêng của dân tộc được thương mại hóa nhằm phục vụ du khách. Du lịch cũng mang đến nhiều vấn đề xã hội xấu khác như tăng giá cả hàng hóa cục bộ, không gian sống chật chội, các tệ nạn ma túy, mại dâm, rượu chè, tội phạm, ùn tắc giao thông…Và một thực tế nghịch lí hiện nay là phần lớn lợi nhuận thu được từ du lịch lại vào tay các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch mà không phải là người dân địa phương - người chủ thực sự của nơi đó. Tình hình xung đột, mâu thuẫn đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Ví như mâu thuẫn giữa những lao động địa phương với các lao động nhập cư ở đảo Galapagos (Ecuador), giữa người dân địa phương với du khách ở bải biển Riodegianero (Brazil), người dân ở một số khu du lịch đã và đang trở thành “bồi bàn” trong các nhà hàng, khách sạn, cho các hoạt động du lịch trên chính quê hương mình… Sự ra đời của du lịch sinh thái với những tiêu chí triển du lịch bền vững đã thực sự quan tâm đến những lợi ích thực thụ của cộng đồng địa phương, xã hội. Phát triển du lịch đi đôi với sự trân trọng tính đa dạng của môi trường tự nhiên và văn hội - xã hội nơi đến, bảo đảm nhịp độ, quy mô và các loại hình phát triển để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa bản địa của các cộng đồng dân cư. Tôn trọng sức chứa của mỗi vùng, giám sát tác động tại địa phương của các hoạt động du lịch cả về sự thay đổi của môi trường và các mặt văn hóa xã hội. Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội bằng cách lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng với sự tham đầy đủ và hiệu quả của họ. Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống bằng các chuyên môn phục vụ du lịch hay các ngành nghề khác. Khích lệ sự phát triển các đăc tính riêng của các vùng miền, phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lơị và nhu cầu phát triển. Bảo đảm quy mô nhịp độ và các loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng mến khách và sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách, các nhà hoạt động du lịch và cư dân địa phương. Sự tham gia của cộng đồng địa phương là hết sức cần thiết cho ngành du lịch: nền văn hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ làm phong phú cho kinh nghiệm và các sản phẩm du lịch. Ngược lại phát triển du lịch một cách thận trọng sẽ mang lại những lợi ích lâu bền về kinh tế, môi trường và văn hóa cho cộng đồng địa phương. Khi cộng đồng được trực tiếp tham gia vào các khâu trong phát triển du lịch thì họ có thể trở thành đối tác tích cực và tạo ra sự kiểm chứng, cân bằng vì cộng đồng có vị thế đặc biệt trong khu vực đó và họ trở thành các tuyên truyền viên cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cho du lịch có thể phát triển trường tồn. Bài học từ sự phát triển du lịch ở Annapurna (Nêpal) đã được khắc phục dần bằng cách nâng cao nhận thức và lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hầu hết các khâu từ hướng dẫn khuân vác, phục vụ ăn nghỉ và cả công việc tuyên truyền viên cho khách du lịch. Hay việc tăng giá vé ở các vườn quốc gia ở Kenya để làm tăng nguồn đầu tư cho các cộng đồng địa phương trong và lân cận các khu vực đó. Ở đảo Cyprus, dự án Laona được đưa vào nhằm giới thiệu “du lịch thích hợp” cho một vùng nguyên sơ tại bán đảo Akamas bằng cách phục hồi lại một số làng bản để cung cấp chổ ăn nghỉ cho du khách thay cho những khách sạn 5 sao ở bải biển, vừa bảo vệ được các loài rùa biển, vừa mang lại thu nhập cho người dân địa phương. Ở Việt Nam gần đây rất nhiều dự án phát triển các nét văn hóa đặc sắc của các tộc thiểu số như hát, múa, các nghi lễ, hội hè… nhằm phục vụ du lịch đã có những tác động tích cực cả về kinh tế và bảo tồn như ở Sapa, Đà lạt, Bản đôn… Với đặc điểm là một nước nhiều thành phần dân tộc với nhiều nét văn hóa đa dạng. Hầu hết các dân tộc thiểu số đều sống ở những khu vực núi cao, trong hoặc lân cận các khu bảo tồn, các vườn quốc gia, đời sống còn nhiều khó khăn phụ thuộc lớn vào các tài nguyên khai thác từ rừng. Vì vậy phát triển du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng địa phương sẻ góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống của đồng bào, đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển các phong tục tập quán của đồng bào, giảm thiểu sức ép khai thác tự nhiên. Bên cạnh đó còn làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch. Sự tham gia của địa phương không chỉ là những việc có thu nhập thấp, theo mùa và những nghề như phục vụ như khuân vác bồi bàn dọn phòng và làm vườn mà ngay cả những việc đòi hỏi trình độ cao như quản lý họ củng có thể đảm nhiệm. Đồng thời thông qua việc khuyến khích làm các ngành nghề thủ công, nhà nghỉ nhỏ, dịch vụ hướng dẫn, vận chuyển, khách sạn và nhà hàng, tiêm ăn, sự tham gia của địa phương còn ngăn chặn sự rò rỉ ngoại tệ và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và ngay cả khách du lịch cũng được hưởng lợi. Những dựng án có quy mô nhỏ trong du lịch sinh thái có thể góp phần đáng kể để làm tăng mức sống, nhịp độ phát triển du lịch dần dần đem lại cho người dân thời gian để điều chỉnh các điều kiện mới về môi trường, xã hội và kinh tế và giúp họ ngăn chặn được những bất cập do sự đầu tư du lịch ồ ạt ngoài tầm kiểm soát, “nhỏ và mang tính địa phương là đẹp”. Tóm lại du lịch ngày nay đã và đang trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh chóng, đóng góp quan trọng vào cơ cấu GDP của nhiều quốc gia, sự phát triển của du lịch đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế-xã hội và nâng chất lượng cuộc sống của nhân dân nhiều nước trên Thế giới. Về mặt tích cực, du lịch mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế và công ăn việc làm, đồng thời còn là cầu nối giữa các quốc gia, dân tộc, mang đến tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau và hòa bình giữa các dân tộc. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của du lịch cũng đã và sẽ gây nên những tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, làm cạn kiệt và suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan…hủy hoại nền văn hóa truyền thống, lối sống và chuẩn mực đạo đức xã hội. Vì thế yêu cầu về sự phát triển bền vững là vô cùng bức thiết, nó được xem là một trong những yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại của hoạt động du lịch trong thời gian tới. Trong bối cảnh như vậy phát triển du lịch sinh thái - phát triển du lịch bền vững là hướng phát triển thích hợp bởi nó đảm bảo những yêu cầu như: Có triển vọng phát triển lâu dài; khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên; bảo vệ được sự đa dạng về tự nhiên, xã hội và văn hóa và môi trường; phát triển du lịch được tổng hợp và thống nhất với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương; sự tham gia tích cực chủ động của nhân dân trong các hoạt động du lịch và bảo tồn; có sự giám sát và nghiên cứu thường xuyên. Loại hình du lịch này thực sự không làm suy thoái môi trường, mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái. Mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương mà không làm mất đi các ngành nghề cổ truyền, truyền thống và văn hóa địa phương, đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội. Du lịch sinh thái là hình thức mơi mẻ nhưng được nhiều quốc gia quan tâm: những nhà quản lí và nhân dân trong vùng bảo vệ, các chuyên gia phát triển nông thôn nghiên cứu về tiềm năng kinh tế của du lịch sinh thái; các nhà xã hội học nghiên cứu mọi giá trị của những cộng đồng trong xu thế này; các nhà bảo vệ thiên nhiên xem đây củng là hình thức, là công cụ để bảo tồn, duy trì và phát triển đa dạng sinh học; các quan chức chính phủ xem du lịch sinh thái là nguồn trao đổi ngoại tệ mới; các cơ quan và các nhà hoạt động du lịch, doanh nghiệp xem đây là cơ hội đầu tư mới hiệu quả và có trách nhiệm. Du lịch sinh thái – hướng phát triển du lịch bền vững. 3. Một số kinh nghiệm phát triển DLST trên thế giới 3.1. Một số kinh nghiệm phát triển DLST trên thế giới 3.2. Các bài học kinh nghiệm được rút ra từ những mô hình phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia - Cần có quy hoạch trước khi tiến hành các hoạt động du lịch và quản lí khu du lịch một cách có hiệu quả. - Xác định giới hạn cho số lượng du khách được tham quan (sức chứa) là việc cần thiết, cần có những phương pháp đánh giá và quản lí tác động của du khách lên môi trường. - Sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động du lịch làm tăng khả năng có được sự bền vững - Tăng cường các mối quan hệ liên ngành nhằm thu được nhiều lợi ích hơn từ các hoạt động du lịch. - Chú trọng khâu tiếp thị sản phẩm, quảng bá hình ảnh nhằm thu hút đầu tư và đầu tư bền vững. - Diễn giải và giáo dục môi trường là vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển DLST tại các VQG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCHUONG_1_2(4).pdf
  • pdfCHUONG_2(13).pdf
Tài liệu liên quan