Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào
tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ
văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần
kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ
năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây
dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm
đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.
Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được
xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ
DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-
gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về
sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi
106 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o một năm); LD50 >
5000mg/kg
8.2. Altrazin Trừ cỏ chọn lọc
LD50 = 1870 - 3080mg/kg
9. Dẫn xuất khác
9.1 Fufi – one
Trừ sâu, trừ nấm nội hấp: bệnh
cháy lá lúa, rầy hại lúa. Dạng nhũ
dầu 40%;
LD50 = 1190mg/kg
9.2. Fenoaprop - Ethyl Diệt cỏ; LD50 = 2350mg/kg
Ghi chú: - Me: gốc – CH3; - Et: gốc – C2H5; - Ph: gốc – C6H5
LD: nếu không ghi chú thì đó là liều cho chuột cống qua đường uống
Sự tồn lƣu của hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng
HCBVTV được phun dưới dạng mù hay bụi cho cây cối với mục đích
diệt trừ sâu bệnh và do vậy sẽ trực tiếp ngấm vào đất. Thuốc BVTV còn ngấm
vào nước, khí quyển, tham gia vào các phản ứng hoá học, quang hoá. Sự tồn
lưu của thuốc BVTV trong môi trường phụ thuộc vào: Khả năng bay hơi; Độ
hòa tan trong nước và trong dung môi; Mức độ phản ứng (hoá học, sinh học)
trong môi trường.
Sau khi tham gia các phản ứng, thuốc bảo vệ thực vật phân huỷ thành các
hợp chất đơn giản. Sự tồn lưu của thuốc BVTV trong môi trường được đo bằng
thời gian cần thiết để 95% thuốc bị phân huỷ hoặc mất hoạt tính. Dựa vào thời
gian đó thuốc BVTV được chia làm 3 loại:
- Loại không bền: thời gian phân huỷ 1 – 2 tuần.
- Loại trung bình: thời gian phân huỷ 1 – 18 tháng.
- Loại bền vững: thời gian phân huỷ từ 2 năm trở lên.
Sự phân bố của thuốc BVTV trong môi trường rất đa dạng và phong phú
tuỳ thuộc vào tính chất của hợp chất đó và điều kiện bên ngoài.
Trong môi trường dưới tác động của nước, ánh sáng và của vi khuẩn các
thuốc BVTV có thể tham gia vào nhiều phản ứng khác nhau:
- Phản ứng oxy hoá: chuyển nhóm thế Cl bằng nhóm OH tạo ra đẫn xuất
phenol trong các hợp chất thơm.
- Phản ứng khử: khử nhóm –NO2 thành –NH2 như các hợp chất parathion,
metyl parathion.
- Phản ứng thuỷ phân dưới tác dụng của enzym: ví dụ malathion có 2 liên
kết carboxyesterase dễ bị phân huỷ nhờ enzym carboxyesterase. Enzym này chỉ
có ở động vật có vú, không có ở sâu bọ côn trùng. Vì vậy malathion là thuốc
trừ sâu chọn lọc, không độc đối với động vật có vú và người.
Khí quyển Nước
Động vật Đất
Cây, ngũ
Cốc
Phun thuốc
H3CO S CH2COOC2H5
P + H2O enzym
H3CO S CH - CH2COOC2H5
H3CO S CH2COOH
P + 2 C2H5OH
H3CO S CH - CH2COOH
Thuốc BVTV sau khi tham gia các phản ứng trong môi trường sẽ phân
huỷ dần. Phần còn tồn lưu lại gọi là dư lượng tồn tại trong đất, trong nước,
không khí và cả trên cây trồng. Dư lượng này làm giảm chất lượng môi trường,
có thể gây nguy cơ nhiêm độc cho người và động vật. Vì vậy tiêu chuẩn chất
lượng môi trường của nhiều quốc gia có quy định giới hạn tối đa cho phép từng
loại hợp chất cụ thể trong môi trường: đất, nước, thực phẩm.
4. Loại bỏ nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng trong thức ăn.
4.1. Nấm mốc.
Nguyên vật liệu nhiễm nấm mốc được loại bỏ ngay từ khi lựa chọn và
trước khi nhập kho:
- Các loại nấm mốc thường gặp ở ngô, khô dầu đậu tương
4.1.1. Kỹ thuật bảo quản, chế biến
Sau khi thu hoạch, hạt phải được phơi khô, quạt sạch, bao gói kín. Kho
tàng cần thông thoáng, diệt chuột, bọ, mối, mọt... Gồm có những biện pháp cụ
thể sau:
* Biện pháp vật lý
+ Nhiệt độ:
Có thể phơi khô (dùng năng lượng mặt trời), sấy khô bằng các nhiên
liệu khác nhằm đảm bảo độ ẩm của lương thực nói chung dưới 12%, lạc dưới
9%. Đây là môi trường không thích hợp cho nấm mốc phát triển và sản sinh
độc tố.
+ Chiếu xạ:
Nông sản được bảo quản bằng cách chiếu các tia gamma ( ), tia cực
tím (UV). Chúng tiêu diệt nấm mốc ở liều từ 4 - 5 KGY.
Theo quy định của FAO, IAEA và WHO (1970), liều dùng cho khoai
tây là 0,1 KGY, các loại hạt nhũ cốc khác - 0,75 KGY (1KGY = 100 Krad =
1Kj/kg). Cần lưu ý liều này có thể kích thích sự phát triển và sản sinh Aflatoxin
ở Aspergillus Flavus.
+ Sử dụng các loại khí:
- Khí CO2 được dùng để bảo quản lương thực, thức ăn gia súc đựng
trong các túi polyetylen kín. Nồng độ CO2 cần đạt 20% ở nhiệt độ 17
0
C và 40%
ở nhiệt độ 250C.
- Trong môi trường có khí ozon 10mg/m3 không khí trong nhiều ngày,
ngăn cản được nấm mốc phát triển trên lương thực.
- Khí methylbromid 120 mg/l/4 giờ hoặc 40mg/l/24 giờ tiêu diệt được
nhiều loài nấm mốc.
- Gastoxin và foxmon ít có tác dụng ức chế nấm mốc phát triển, nhưng
gastoxin có tác dụng tốt trong bảo quản để diệt mọt.
* Biện pháp hoá học
+ Các acid hữu cơ:
Do tính chất dễ tan, độ độc thấp, một số acid hữu cơ mạch ngắn được sử
dụng để ngăn cản sự phát triển của nấm mốc. Hiệu quả tác dụng của các acid
được xác định bằng độ pH, độ hoà tan và loại lương thực mà chúng tác dụng
đến.
- Acid Sorbic:
Acid Sorbic ít hoà tan trong nước, thường dùng muối potasium của nó.
Tác dụng chống nấm của acid sorbic tốt nhất ở pH = 5.
ở liều lượng 0,025% (250ppb) Sorbat ức chế phát triển của 10% nấm
Aspercpillus và sự sản sinh 28% Aflatoxin. 1% acid Sorbic hoặc muối Sorbat
đều ức chế hoàn toàn sản sinh độc tố.
Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1994 đã thử nghiệm acid Sorbic đối với
phần lớn các loài thức ăn có mặt trong thức ăn chăn nuôi như: Aspergillus
flavus, A. niger, A. candidus... cho thấy acid Sorbic ở hàm lượng 50mg/100ml
môi trường đã ức chế hoàn toàn các loài nấm thử nghiệm. Acid Sorbic ở nồng
độ 50/00 thí nghiệm ở độ ẩm cao 21,6% có thể kéo dài thời gian bảo quản ngô
tới 60 ngày. Các nồng độ 10/00 acid Sorbic tỏ ra không có hiệu lực ngăn chặn
phát triển của nấm mốc.
- Acid Propionic:
Là loại acid tan trong nước, cồn và chloroform. Bản thân nó và các
muối đều có tác dụng chống nấm. Trong công nghiệp thực phẩm thường dùng
các muối natri hoặc canxi propionat.
ở nồng độ 0,5 đến 1,0% acid propionic hoặc Natri propionat giữ cho
ngô không bị nhiễm nấm mốc trong 17 tuần. Acid propionic có tác dụng chống
nấm Aspergillus Flavus tốt hơn canxi propionic.
Masimango và cộng sự, 1979 nghiên cứu tác dụng hạn chế sinh độc tố
từ Aspergillus Flavus của acid propionic và canxi propionat. Kết quả cho thấy
0,5 - 1,0 % acid propionic hạn chế nấm A. flavus từ 49,2% - 53,2%. Canxi
propionat cho hiệu quả kém hơn.
Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1994 thông báo khả năng sử dụng acid béo
bay hơi như acid propionic, acid Sorbic bảo quản ngô và khô lạc giai đoạn còn
tươi sau khi thu hoạch, có chứa hàm lượng nước khá cao (21,6%) có thể kéo
dài được 2 tháng. Điều này có ý nghĩa trong thực tế là tạm thời bảo quản chờ
những ngày nắng để phơi khô.
- Acid benzoic:
Trong thực tế thường dùng acid benzoic hoặc natri benzoat để phòng
chống nấm mốc. Tác dụng tốt trong môi trường acid và kém trong môi trường
trung tính.
Acid benzoic và natri benzoat đều ức chế rất mạnh Aspergillus flavus
sinh độc tố. Acid benzoic và natri benzoat nồng độ 1% ức chế sản sinh độc tố
từ 23,2 - 23,6%.
Ethyl benzoat 0,02% (5mg/25ml) hoàn toàn ức chế sinh độc tố và ức
chế phát triển 78% Aspergillus flavus. Methyl benzoat cùng liều lượng trên
cũng ức chế 61% Aspergillus flavus phát triển và ức chế hoàn toàn việc sinh
độc tố.
ở liều từ 1 - 3% các acid hoặc muối Na và Ca của các acid Sorbic,
propionic, acetic, benzoic có thể ức chế sự phát triển của nấm mốc trong một
thời gian khá dài. Ngoài ra, một số hợp chất hữu cơ khác như các Thiosulfid -
Na2SO3, KHSO3, NaHSO3, Na2S2O5, hiabendazol, Diphenyl đều có tác dụng ức
chế nấm.
+ Một số chế phẩm có tác dụng chống nấm
Natamycin (pimaricin) là loại khấng sinh có tác dụng diệt nấm rất tốt,
được cho phép dùng để bảo quản lương thực, thực phẩm ở các nước châu Âu.
100 ppm (0,01%) Natamycin ức chế sự phát triển của nấm Aspergillus
flavus trên phomat. Nghiên cứu của Shahani and Goldberg, 1972; Cattaneo và
cộng sự, 1978 cho thấy 1,0 ppm (0,0001%) Natamycin ức chế yếu A. flavus
nhưng hạn chế được 25% việc sinh độc tố.
Youself và cộng sự, 1980 cũng thông báo kết quả nghiên cứu hạn chế
phát triển nấm Aspergillus parasiticus của kháng sinh Nisin ở liều lượng 5 và
125 ppm.
Dichlorvos, một hợp chất cơ phospho chống côn trùng phá hại mùa
màng có thể được sử dụng chống nấm. Việc sinh độc tố Aflatocin từ nấm A.
flavus và A. parasiticus mọc trên gạo, ngô, lạc ướt có thể bị ức chế hoàn toàn
bởi liều lượng 20 ppm (0,002%) Dichloropos.
Methyl bromid ở nồng độ 120mg/l (0,012%) trong 4 giờ có thể tiêu diệt
toàn bộ bào tử nấm Aspergillus flavus, A. Ochraceus.
Với liều lượng = 200ppm (0,02%) hydroxyanisol butylat một loại
phenolic antioxidant có tác dụng ức chế A. flavus.
Các methylxanthines và chlorin cũng có tác dụng chống nấm A. flavus,
A. parasiticus và ức chế việc chúng sản sinh độc tố.
Quixalud có thể ức chế sự phát triển của nấm mốc ở hàm lượng rất thấp
(0,05 và 0,1%).. Ngoài ra Quixalud còn ức chế vi khuẩn và thúc đẩy tăng
trưởng ở gà, lợn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Chế phẩm Mold - Zap để bổ xung vào ngô ẩm có tác dụng chống mốc
tốt. Chế phẩm này chứa 60% acid propionic, 15% amonium hydroxid (NH4OH)
và các acid acetic, sorbic và benzoic. .
Một số dược liệu có tác dụng chống nấm Aspergillus flavus
Theo Bachmann, 1961, hạt tiêu Jamaica và đinh hương có tác dụng
chống nấm mặc dù tác dụng này không tốt bằng quế và hạt nhục đậu khấu.
Morozumi, 1978 chiết được chất O - methoxycinnamaldehyd từ bột quế.
Chất này ở hàm lượng 100mg/ml (0,01%) ức chế hoàn toàn sự phát triển của
nấm A. flavus và A. parasiticus.
Hitokoto và cộng sự, 1978 đã nghiên cứu 13 loại dược liệu về tác dụng
ức chế phát triển và sản sinh độc tố của nấm Aspergillus. Kết quả cho thấy bột
vỏ quế là có tác dụng tốt nhất. Hạt anit, đinh hương và hạt tiêu Jamaica có tác
dụng ức chế phát triển và sinh độc tố của nấm, trong khi một số dược liệu khác
chỉ ức chế sinh độc tố. Dịch chiết của cây đinh hương, tinh dầu thym ức chế
hoàn toàn nấm A. flavus (ở nồng độ = 0,4mg/ml ~ 0,04%). 0,2% ethanol extract
của hạt anit ức chế phát triển tất cả các loại nấm.
Một số loại tinh dầu thực vật cũng có tác dụng ức chế phát triển và sinh
độc tố của Aspergillus flavus. Trong đó có tinh dầu cam, chanh, bưởi (Suba C.,
1967). Tinh dầu bạc hà với nồng độ 1,1% ức chế nấm A. flavus (Sarbhoy và
cộng sự, 1978).
Các loại tinh dầu hồi, tinh dầu tỏi đều có tác dụng chống nấm.
Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1994 thử nghiệm tác dụng của cây hoa cúc
vàng (Chrysanthenum indicum L.) và lá xoan (Melia azedarach L.) đối với khả
năng ngăn cản sự phát sinh, phát triển của nấm mốc trên ngô và khô lạc trong
thời gian bảo quản ở kho dự trữ. Kết quả cho thấy sử dụng lá xoan hay cây hoa
cúc vàng để xong khói cho ngô có độ ẩm là 16,25% và 17% cũng như khô lạc
có độ ẩm là 13,5% và 10% có thể kéo dài thời gian bảo quản được 30 ngày so
với đối chứng.
4.1.2. Các biện pháp khử độc tố nấm mốc
a. Khử độc tố trong lương thực, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
* Biện pháp vật lý
Gồm các biện pháp về nhiệt độ, chiếu xạ và hấp phụ độc tố.
- Nhiệt độ
Aflatoxin rất bền vững ở nhiệt độ cao. quan sát thấy Aflatoxin trong dầu
ngô và dầu lạc không giảm độc lực thậm chí ở nhiệt độ 2500C.
Độ ẩm là yếu tố giúp cho nhiệt độ làm giảm hoạt Aflatoxin. Thức ăn
chứa 30% độ ẩm đun nóng ở nhiệt độ 1000C trong 2,5 giờ làm giảm độc lực
của 85% độc tố. Nếu độ ẩm là 6,6% trong cùng điều kiện chỉ là giảm độc lực
50%.
Điều này có thể được giải thích là muốn mở nhân lacton của phân tử
phải có sự thuỷ phân và có thể có sự mất nhóm carbocyl. Trên thực tế, cần cho
khô lạc ngấm ẩm trước khi đem sấy để phân huỷ Aflatoxin. Nhưng nhiệt độ
làm giảm phẩm chất của các protein, cụ thể là lượng Lyzin. Nếu nhiệt độ không
đủ, còn có nuy cơ làm tăng sức gây độc của A. flavus.
Về điều kiện nhiệt độ thấp (trong tủ lạnh) có ý kiến cho rằng độc tố vẫn
hình thành, ý kiến khác lại khẳng định chúng bị ức chế.
- Chiếu xạ
Tia ở liều cao 10KGY mới làm vô hoạt được Aflatoxin nhưng liều này
dễ làm hỏng nguyên liệu.
Các Aflatoxin được cho là mẫn cảm với tia tử ngoại (UV), tuy nhiên
một số trong chúng vẫn bền vững. Tuy nhiên khô lạc được chiếu tia tử ngoại
trong 8 giờ không giảm độc tính, vì các Aflatoxin được tạo thành từ trước
không bị biến đổi.
- Hấp phụ
Có thể hấp phụ Aflatoxin B1 trong các chất lỏng, Aflatoxin M1 trong
sữa bằng Bentonit.
* Biện pháp hoá học
- Loại bỏ Aflatoxin bằng dung môi
Người ta chọn các dung môi để chiết xuất, loại bỏ độc tố dựa trên tính
chất các dung môi hoà tan Aflatoxin. Các dung môi được dùng nhiều nhất là
aceton, benzen, cloroform. Methoxymethan được dùng làm dung môi tách
Aflatoxin trong chế biến thức ăn gia sức ở Nhật, Mỹ. Chất này bay hơi ở nhiệt
độ thấp, không để dấu vết trong thức ăn.
Phương pháp này rất tốn kém và không thuận tiện trong điều kiện Việt
Nam.
- Các chất làm giảm hoặc vô hoạt Aflatoxin
Các chất này làm biến đổi cấu trúc hoá học của Aflatoxin, dựa vào qúa
trình oxyhoá, hydroxyl hoá phân tử Aflatoxin, phá vỡ nối đôi ở nhân furan ở
đầu cùng các Aflatoxin B1 và G1. Trong số đó các chất 3-aminopropanol, natri
glycin, 1-amino - 2 propanol, trinatriphosphat, acid phosphoric, vôi và amon
carbonat có hiệu lực trung bình. Các chất methylamin, ethanolamin,
trimethylamin, xút, cholin cho hiệu quả cao.
Trimethylamin và xút đã được nghiên cứu và cho kết quả tốt. Một loại
khô chứa 2,85 m/kg Aflatoxin B1 với hàm lượng nước 15%, khi xử lý nhiệt với
1,25% methylamin hàm lượng Aflatoxin B1 giảm xuống còn 0,063mg/kg. Nếu
đun nóng khô lạc có 0,068 mg/kg Aflatoxin B1 ở hàm lượng nước 22% với sự
có mặt của 2% xút, lượng Aflatoxin B1 sẽ rút xuống còn 0,011mg/kg.
Aflatoxin thường bị giảm độc lực bởi các acid mạnh và kiềm mạnh.
Na2SO3, NaHSO3 1% hoặc 2% có tác dụng làm vô hoạt Aflatoxin. Có
thể khử Aflatoxin trong thức ăn bằng NaOH, NaHCO3, NH3. Bơm khí NH3 vào
các bao thức ăn kín. Tác dụng của NH3 dưới áp lực làm Aflatoxin B1 bị biến
đổi thành một chất không độc. Hàm lượng Aflatoxin 750 ppb ở ngô sau 13
ngày xử lý với 1,5% Amoniac ở nhiệt độ 320C đã giảm xuống còn 7 ppb. Hiện
nay người ta sử dụng NH3 ở dạng khí nén được bơm tuần hoàn vào các thùng
chứa ngô bằng thép hoặc trong các túi polyetylen có thể chứa tới 20 - 30 tấn
ngô.
Trong số các chất oxy hoá, peroxit benzol và tetroxit osmium phản ứng
với các Aflatoxin B1 và G1 nhưng không có tác dụng với B2 và G2. Các chất
(NH4)2(SO4)3, NaOCl, KMnO4, NaBO3 và hỗn hợp 3% H2O2 + NaBO2 (1:1) tác
dụng với cả 4 Aflatoxin B1, B2, G1, G2
* Biện pháp chuyển hoá sinh học
- Nấm và vi khuẩn
Đây là những tác nhân tích cực gây chuyển hoá sinh học. Loài Absidia
repens và Mucor griseo - cyanus làm biến đổi Aflatoxin B1 thành một chất có
tính độc kém đi 18 lần.
Các thử nghiệm của Ciegler và cộng sự, 1966 cho thấy các loại
Aspergillus niger, Penicilium roistricki và nhất là Flavobacterium aurantiacum
(chủng NRRL B. 184) có khả năng làm thoài biến các Aflatoxin. Cấy các loài vi
khuẩn này vào thức ăn bị nhiễm độc (khô lạc, lúa mì, sữa, dầu chưa lọc) sau 44
giờ, phần lớn các Aflatoxin đã bị phá huỷ. Flavobacterium aurantiacum phá
huỷ cả Aflatoxin B1, G1 và M1.
Cole và Kirksey, 1971 đã dùng một số loài thuộc giống Rhizopus làm
biến đổi Aflatoxin G1 thành một chất chuyển hoá là Aflatoxin B3. Cùng các tác
giả này năm 1972 đã nghiên cứu các chất chuyển hoá của Aflatoxin B1 do
Rhizopus. Đó là các hydroxy - đồng vị không gian tách được từ Aflatoxin B1
do khử chức keton trên vòng cyclopentan trong cấu trúc Aflatoxin B1.
Ciegier và cộng sự, 1972 [27] trong môi trường acid (acid citric) đã thu
được một hợp chất là Hydroxy - dihydro - Aflatoxin B1 LD50 của chất này ở
vịt con là 55 àg (LD50 của Aflatoxin B1 ˜ 40 àg).
Aflatoxin B1 Hydroxy - dihydro - Aflatoxin B1
Cũng bằng con đường chuyển hoá sinh học Destroy và Hesseltine đã
thu được Aflatoxin R0 ít độc hơn Aflatoxin B1.
Aflatoxin R0
- Động vật nguyên sinh
Loài động vật nguyên sinh Tetrahymena pyriformis đã làm thoái biến
58% Aflatoxin B1 (trong 24 giờ) thành một hợp chất huỳnh quang màu lam
tươi. Đó là Aflatoxin R0 do gốc carbonyl của nhân cyclopentan bị biến đổi
thành nhóm hydroxyl. Loài côn trùng Trogium pulsatorium cũng làm thoái biến
các Aflatoxin G1 và G2 .
Chuyển hoá sinh học là một giải pháp tốt, không làm biến chất protein,
không làm hư hại đến các yếu tố cấu thành gây ảnh hưởng đến giá trị lương
thực, thực phẩm. Để đưa vào ứng dụng cần phải có một quá trình thực nghiệm
lâu dài và chính xác.
b. Khử độc lực của Aflatoxin trong cơ thể động vật
* Biện pháp vật lý:
Có thể khử hoạt Aflatoxin trong cơ thể động vật bằng cách gắn chúng
với các chất hấp phụ. Aflatoxin sẽ không được hấp thu vào máu và không còn
gây độc cho cơ thể. Sau đây là các chất hấp phụ hay dùng:
- Các chất khoáng sét (Clay minerals): Các chất khoáng sét là các chất
khoáng thứ cấp được hình thành do quá trình phong hoá của các loại silicat và
đặc trưng bởi cấu trúc tầng lớp.
Chất khoáng sét 3 lớp - montmorrilonite - có khả năng hấp phụ cao, có
tính không đặc hiệu và phụ thuộc vào thể tích của màng hợp thuỷ. Các phân tử
độc chất bị hút tới màng và bị cản lại. Liên kết này không phải là cố định hoá
học, chỉ là một phức hợp sáng, dựa trên cầu nối H-O-H (lực hút Van - der -
waal) ở trong màng hợp thuỷ, nó có thể mở nếu môi trường thích hợp.
Các chất khoáng sét là những chất hấp phụ rẻ tiền và có nhiều ưu điểm.
Tuy nhiên chúng hút cả các vitamin và chất dinh dưỡng.
- Các chất khoáng Zeolit: Zeolit là các chất khoáng thứ cấp có cấu trúc
tinh thể. Có cả Zeolit thiên nhiên và tổng hợp. Trên bề mặt của Zeolit có một
vật tích điện đặc biệt. Zeolit hút các phân tử nước cũng như các phân tử khác.
Khả năng hút độc tố Aflatoxin của các Zeolit phụ thuộc vào nguồn gốc của
chúng. Vì kích thước của các phân tử là một yếu tố quan trọng trong sự liên kết,
loại Zeolit hấp phụ Aflatoxin cũng hấp phụ các phân tử chất dinh dưỡng có
cùng kích thước.
- Các chất trùng phân như Polyvinylpolyrrolidone: Polyvinyl-
polyrrolidone là một homopolymer của N - vinyl - 2 - pyrrolidon. Là chất bột
trắng mịn, có trọng lượng phân tử cao, tan trong nước và các dung môi hữu cơ.
Các chất trùng phân này có cơ chế tác dụng tương tự như clay minerals.
Các thành phần polymer hút các phân tử nước, các liên kết cầu nối hydro hình
thành một màng hợp thuỷ. Nhờ có màng này, cùng với các phân tử nước, các
thành phần phân cực khác cũng bị hấp phụ.
Khả năng hấp phụ của các chất trùng phân tốt nhưng chúng có nhược
điểm rất lớn là các phân tử phân cực có cùng kích thước như vitamin dễ bị hấp
phụ. Những phân tử độc tố nấm không phân cực sẽ không bị hấp phụ.
- Than hoạt tính: Là chất bột màu đen, không mùi, không vị, không tan
trong nước và nhiều dung môi khác. Than hoạt tính được đốt từ gỗ, máu, xương
động vật và các vật chất hữu cơ khác. Đặc tính quan trọng nhất của than hoạt là
có khả năng hấp phụ rất cao. Khác với một số chất hấp phụ khác, than hoạt hấp
phụ tất cả các phân tử mang điện tích dương và điện tích âm.
* Biện pháp hoá học
Khi độc tố Aflatoxin đã vào trong cơ thể người và động vật thì biện
pháp hoá học thường ít có giá trị. Trên thực tế, không có chất đối kháng đặc
hiệu để giải độc Aflatoxin. Mặt khác, các chất hoá học dùng giải độc đều có các
tác dụng phụ không có lợi cho cơ thể. Hầu như chưa có công trình nghiên cứu
công bố về vấn đề này.
* Biện pháp sinh học
Các chế phẩm hạn chế độc hại của Aflatoxin trong cơ thể tác động theo
con đường sinh học thường ít gây hại cho người và động vật. Một trong các chế
phẩm được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi thú y hiện nay là Mycofix Plus.
Chế phẩm sinh học Mycofix Plus do hãng Biomin (Austria) sản xuất
được bổ xung vào thức ăn gia súc gia cầm, có tác dụng làm vô hoạt các độc tố
nấm mốc, trong đó có Aflatoxin. Cơ chế tác dụng của Mycofix Plus một mặt
thông qua sự hấp phụ mycotoxin, mặt khác phá huỷ cấu trúc hoá học của
mycotoxin dựa trên các men có trong chế phẩm.
Quá trình hấp phụ mycotoxin xảy ra trên màng hợp thuỷ do chất hấp
phụ tạo ra. Các phân tử Aflatoxin và một số mycotoxin phân cực khác bị hút tới
màng, cố định trên bề mặt màng và trở lên hoàn toàn vô hoạt. Các khoảng xúc
tác trên màng hợp thuỷ điều chỉnh điện thế riêng của đa số các nhóm
mycotoxin tạo nên cách hấp phụ đặc biệt của Mycofix Plus. Quá trình này bắt
đầu từ khoang miệng khi con vật tiết nước bọt (hoặc ngay trong thức ăn trước
khi được tiêu hoá), tiếp tục ở dạ dày và ruột. Các độc tố bị cố định bởi
Mycofix Plus không hấp thu được vào trong máu. Hợp chất Mycofix Plus và
mycotoxin được hấp phụ cùng thải ra ngoài theo phân.
Cơ chế hấp phụ Aflatoxin của Mycofix Plus
Các mycotoxin không phân cực hoàn toàn bị các men có trong Mycofix
Plus phá huỷ. Men epoxydase phá cấu trúc của nhóm chức năng 12, 13 - epoxy
(phần độc nhất của Trichothecenes).
Robert Glavits, 1992 [76] đã thử tác dụng của Mycofix Plus làm vô
hoạt Aflatoxin B1 với các liều lượng: 400 và 1000 ppb Aflatoxin, 2kg Mycofix
Plus/ 1 tấn thức ăn bổ xung trong thức ăn của gà công nghiệp. Kết quả cho
thấy: các lô gà cho ăn các thức ăn có bổ xung Aflatoxin B1 đều có hiện tượng
giảm tăng trọng, tăng mức tiêu tốn thức ăn. Về biến đổi bệnh lý có các hiện
tượng: Gan nhợt màu, thoái hoá mỡ ở gan, tăng sinh ống mật và viêm túi mật.
Tác dụng của Mycofix Plus làm hạn chế hiện tượng này thể hiện ở các lô gà
cho ăn thức ăn bổ xung đồng thời Aflatoxin và Mycofix Plus ở các liều lượng
trên.
Theo nghiên cứu của Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1995 trong phòng thí
nghiệm và trên đại trà, Mycofix Plus có tác dụng làm giảm ảnh hưởng xấu của
Aflatoxin đối với gà thịt cũng như gà đẻ, làm cho gia cầm không có dấu hiệu
bệnh lý ở gan, thận và túi mật, gà khoẻ hơn và tăng sức đề kháng với bệnh. Với
hàm lượng < 2kg/ 1 tấn thức ăn, Mycofix Plus chỉ có tác dụng tốt ở liều
Aflatoxin B1 thấp (200 - 400 ppb). Nếu liều Aflatoxin B1 < 1kg/ 1 tấn thức ăn
thì hàm lượng Mycofix Plus chỉ cần = 1kg/ 1 tấn thức ăn. Mycofix Plus có
thể được đưa vào sử dụng trong chăn nuôi nhằm phòng chống độc tố nấm mốc.
Tác dụng của 1,2 - dithiole - 3 - thione (DTT), một chất cảm ứng enzym
đơn chức năng đến quá trình hình thành các liên kết Aflatoxin - ADN trong gan
chuột được Egner P. A. và cộng sự nghiên cứu năm 1990 [37]. Các liên kết
ADN chính như Aflatoxin B - N7 guanin thải theo nước tiểu chuột được cho
uống DTT giảm đi rất đáng kể. Từ đó rút ra kết luận DTT là chất có thể chống
lại ung thư do Aflatoxin gây ra.
Trong nhân y, chế phẩm Oltipraz được coi như một loại thuốc chống
ung thư do Aflatoxin gây ra.
Chung F. L. và cộng sự, 1996 [20] đã nghiên cứu tác dụng ức chế lượng
Aflatoxin M1 thải qua nước tiểu của chuột.
Tác dụng của chế phẩm curcumin đến hệ thống men cytochrom P450
tham gia xúc tác quá trình hoạt hoá Aflatoxin B1 cho thấy: Curcumin ức chế sự
hình thành 50% các mối liên kết Aflatoxin B1 - ADN. Nó có thể hạn chế quá
trình ung thư do các chất hoá học thông qua việc điều chỉnh chức năng của
cytochrom P450.
Tham gia hạn chế độc hại do Aflatoxin gây ra cho cơ thể còn có các
thuốc làm tăng cường bài tiết chất độc, tăng cường công năng giải độc gan. Về
mặt này, các cây dược liệu đóng vai trò rất quan trọng, trong đó phải kể đến cây
Actiso.
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng
Hemoglobin, tỷ khối huyết cầu, các men: GOT, GPT, phosphataza kiềm, đường
huyết, protein tổng số và tiểu phần, bilirubin huyết thanh) và các chỉ tiêu bệnh
lý (đại thể và vi thể) đều cho thấy Actiso có tác dụng hạn chế rất rõ các hậu quả
do nhiễm độc Aflatoxin gây ra.
Tác dụng hạn chế độc hại do Aflatoxin gây ra của Actiso là tác dụng
nhiều mặt. Trong thành phần của Actiso có hoạt chất cyranin, quyết định tác
dụng thông mật, lợi tiểu, nhuận gan dẫn đến tăng cường công năng giải độc của
gan. Mặt khác các hoạt chất có trong Actiso như Silymarin, một loại
antioxydant flavonoid (còn được gọi là anti - hepatoxic) có tác dụng hạn chế
ung thư gan thực nghiệm. Cùng có tác dụng như vậy là 2 loại triterpen
hydroxyd: Taraxasterol và fradiol được chiết từ hoa Actiso.
4.2. Vi sinh vật.
Các chất khử trùng tiêu độc
Các chất khử trùng tiêu độc gồm tất cả các chất hoá học gây hại cho vi
sinh vật nhưng cũng gây hại cho động vật. Chúng bao gồm nhiều chất, từ nhiều
nguồn gốc có thành phần hoạt chất và cơ chế tác dụng khác nhau.
Một chất hoá học có thể là chất sát trùng, ức chế, diệt khuẩn tuỳ thuộc
vào nồng độ, thời gian tác dụng, loại hình vi sinh vật bị tác động và các yếu tố
khác.
* Những chất thuộc nhóm Oxit hoá.
- Dung dịch nước dưỡng thuỷ (H2O2).
Tác dụng thứ nhất là diệt trùng và khử mùi hôi, do ở tính chất Oxy hoá
mạnh tạo Oxy mới sinh ( Oxy nguyên tử) là dạng chất khí tự do không liên kết,
đóng vai trò như enzim catalase.
Tác dụng kế là tẩy rửa cơ học ở phản ứng sủi bọt để phóng thích Oxy
thật nhanh, làm bong rời các chất bẩn trên vết thương.
Tác dụng của thuốc với chất hữu cơ rất mau lẹ và chỉ nhất thời do tốc
độ phóng thích Oxy rất nhanh. Đây chỉ là loại thuốc có tác dụn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dong_goi_bao_quan_va_su_dung_thuc_an.pdf