Chương I: Khái quát về ñộng cơ ñiện
Chương II: Các thông số cơ bản của ñộng cơ không ñồng bộ rotor lồng sóc
Chương III: Sơ ñồ khai triển dây quấn ñộng cơ ñiện
Chương IV: Tính toán số liêu dây quấn
Chương V: Kỹ thuật cách ñiện và quấn dây
Chương VI: Phương pháp tẩm sấy ñộng cơ ñiện
Chương VII: Tháo lắp và vận hành ñộng cơ ñiện
53 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Động cơ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân stato, đầu đầu còn lại lần lượt vào một
đấu dây của mỗi cuộn dây để kiểm tra sự chạm vỏ.
quay tay quay mêga ôm điều tay đồng thời đọc giá trị trên điện trở cách điện trên
mặt chỉ thị khi đang quay.
Khi đọc giá trị thì điện trở phải lớn hơn hoặc bằng 1MΩ thì lúc đó mới bảo đảm sự
cách điện của cuộn dây với vỏ động cơ.
Hình 5.8: đo thông mạch bằng mêga ôm
Hình 5.9: Kiểm tra độ cách điện của động cơ
trang 38
Chương VI:PHƯƠNG PHÁP TẨM SẤY ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Trong quá trình thực hành tính toán quấn lại dây mới đã qua các công đoạn: Quấn
dây, lồng dây vào rảnh, đai dây và vận hành thử cho động cơ hoạt động, muốn động
cơ điện đạt công suất định mức sau khi sửa chữa tẩm-sấy thật tốt mới đảm bảo chất
lượng và độ bền cần phải qua 3 công đoạn: Sấy chuẩn bị, tẩm sơn cách điện, sấy khô.
1. Sấy chuẩn bị:
Sau khi đã quấn và thử không tải, động cơ chạy tốt thì chuẩn bị tẩm sơn cách
điện.
Ta biết rằng trong quá trình quấn dây, hơi ẩm hoặc mồ hôi tay có thể xâm nhập
vào dây, bìa cách điện, nhất là các loại dây bọc sợi càng dễ hút ẩm, cho nên
trước khi sơn tẩm phải qua công đoạn sấy chuẩn bị để hơi ẩm bay ra hết.
Thời gian sấy từ (4h÷12h) tuỳ theo loại máy nhỏ hoặc lớn, nhiệt độ từ
(1000C÷1100C).
2. Tẩm sơn cách điện:
Sơn cách điện là một hổn hợp các chất tạo màng sơn: Nhựa đường – bitum, dầu
nhớt chuyên dùng cho máy điện, với những dung môi hữu cơ.
Khi sấy khô công đoạn tẩm sơn cách điện thể hiện theo 3 cách tẩm khác nhau:
a. Sơn tẩm:
Để tẩm vào các cuộn dây của máy điện, thiết bị điện ta thường sử dụng 2
loại sơn cấp A và cấp B:
Sơn cách điện cấp A trong nước sản xuất nhiều là sơn gốc bitum có kí hiệu
447 và 458, tuy chịu ẩm tốt nhưng kém chịu dầu, có màu đen.
Ở vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm nên dùng loại sơn cách điện cấp B, sơn
dầu gliptan, chất lượng tốt hơn. Hiện nay sửa chữa máy điện ở nước ta thường
dùng sơn của Liên Xô cũ (Nga) hoặc 1154 của Trung Quốc có màu vàng sáng
để tẩm dây máy điện, màng sơn chịu dầu. Sơn gliptan màu nâu sẫm do xí
nghiệp quốc phòng sản xuất hiện có bán trên thị trường, công dụng củng như
trên.
b. Sơn phủ:
Sau khi đã sơn tẩm để tạo một lớp màng nhẵn, bóng tăng độ bền, tạo ra chất
bảo vệ chống ẩm, chịu nhiệt độ, chịu dầu, chống mốc và hóa chất, chịu hồ
quang do các cuộn dây hoặc chi tiết cách điện khác, người ta phải sơn phủ các
loại sơn như thường dùng là loại của Liên Xô cũ “men dầu gliptan” có màu xám
sấy ở nhiệt độ 1050C mới khô để sơn phủ cuộn dây máy điện.
c. Sơn dán:
Để dán các loại mica hoặc giấy, vải cách điện với nhau, sơn các mặt ngoài
và dán các lá thép kĩ thuật điện, ta dùng sơn dán.
Trong 3 nhóm sơn cách điện ở trên thì sơn tẩm là quan trọng nhất đối với
thợ sửa chữa điện. Ta biết rằng máy điện quấn bằng dây điện từ tráng men hoặc
bọc sợi lót cách điện bằng bìa, nếu không tẩm sơn chỉ chịu được nhiệt dộ làm
ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Võ Chí Lợi trang 39
việc là 900C (cấp Y). Vẩn sử dụng dây và bìa như trên, nếu đem tẩm sơn cách
điện và sấy tốt thì có thể chịu được nhiệt độ tới 1050C (cấp A).
Như vậy, nhờ sơn tẩm mà cuộn dây tăng được tính chịu nhiệt. Sau khi tẩm,
sơn sẽ bịt kín những lỗ nhỏ giữa các vòng dây ở trong máy, bịt kín các lỗ mao
dẫn của vật liệu cách điện bằng xenluylô làm cho nó không thể hút ẩm, hút nước
được nữa. Sơn tẩm làm tăng thêm sức chịu đựng điện áp và vật liệu cách điện,
tăng thêm sức bền cơ học và chịu mài mòn, tăng thêm khả năng tản nhiệt làm
cho máy bớt nóng,
Sấy chuẩn bị xong, lấy động cơ ra ngoài để cho nhiệt độ hạ xuống khoảng
(650C÷700C) rồi mới tẩm sơn vì nếu sơn ngay trong lúc máy còn nóng trên 700C
thì sơn thấm vào cuộn dây bốc hơi quá nhanh tạo thành một lớp màng mỏng bao
kín bên ngoài, ngăn không cho sơn thấm sâu vào trong rảnh nữa. Ngược lại nếu
nếu để nhiệt độ dưới 600C thì sơn củng không dủ sức thấm sâu vào trong các
khe dây.
Khi tẩm sơn, đem stato nhứng vào chậu sơn khoảng 5 phút đến khi không có
bọt nổi lên là được. Nếu chỉ có ít sơn cách điện hoặc những động cơ lớn không
thể nhúng cã động cơ vào được thì dùng biện pháp dội sơn: Dốc ngược động cơ
lên, dội sơn vào hai đầu cuộn dây cho đến khi chảy thấm sang đầu kia, lật đi lật
lại vài lần khi nào thấy sơn không thể ngấm vào trong nữa mới thôi. Sau đó để
sơn nhỏ bớt đi mới cho vào lò tiếp tục sấy khô, không nên để bên ngoài quá ½
giờ.
3. Sấy cách điện:
Sấy sao khi tẩm sơn là một giai đoạn rất quan trọng, phải đảm bảo sấy đúng
nhiệt độ và thời gian quy định. Nếu không tuân thủ được hai điều kiện này thì sơn
không khô tốt, cách điện của máy điện sẽ kém. Hiện tượng mặt ngoài khô, phía
trong dây còn dính là hậu quả của quy trình sấy không đúng.
Thông thường sấy ở nhiệt độ (1100C ÷ 1150C) thời gian sấy vào khoảng (6 giờ
÷ 24 giờ) tùy thuộc kí hiệu sơn và cở máy to hay nhỏ, kiểm tra độ cách điện ổn
định trong khoảng (2 giờ ÷ 4 giờ), sờ tay vào màng sơn không còn dính mới coi là
xong đợt nhất.
Điều cần chú ý là tẩm lần đầu phải dùng sơn loãng, nếu sơn bị đặc thì dùng
xăng hay dầu chuyên dụng để pha ra cho loãng, sơn mới chui hết vào các lỗ trong
rãnh quấn dây thì mới đạt yêu cầu.
Lúc bắt đầu sấy cần tăng nhiệt độ lên từ từ và sấy ở mức độ (600C ÷ 700C)
trong (3 giờ ÷ 4 giờ), sau đó mới tăng lên (1100C ÷ 1150C) để tránh hiện tượng lớp
sơn mặt ngoài khô nhanh tạo thành màng kín, cản trở lớp trong không khô hết
dược.
Công đoạn tẩm sơn lần thứ hai, dùng sơn đặc hơn, độ nhớt cao hơn để cho sơn
nhét kín những lỗ hổng còn lại, động tác sơn sấy củng như lần trước.
Trong điều kiện sửa chữa máy điện gia dụng nhỏ không có lò sấy thì có thể
dùng bóng đèn (100W ÷ 200W) đặt trực tiếp vào stato (không để chạm vào dây
quấn) rồi đậy kín lại, nhiệt độ trong thùng sấy đơn giản này vẩn phải đạt khoảng
1100C và sau (10 giờ ÷ 20 giờ), thì dây quấn mới khô tốt được.
trang 40
a. Cấu tạo lò sấy động cơ điện:
Gồm hệ thống bóng đèn và bề mặt tol sáng bóng.
b. Phương pháp sấy động cơ:
• Phương pháp sấy bằng tia hồng ngoại:
Cách sấy này khác với cách sấy nhiệt bằng điện trở, chủ yếu dựa vào khả
năng hấp thụ năng lượng bức xạ do tia hồng ngoại để biến thành nhiệt năng
để tiếp xúc các bề mặt bên trong của phần lõi được sấy. Như thế chất cách
điện được làm khô dần từ phía bên trong ra phía bên ngoài.
Tia hồng ngoại được sản xuất ra bởi bóng đèn có tim, khí được thắp sáng
đỏ. Vì vậy, nguồn điẹn cung cấp cho đèn sấy nên giảm thấp hơn từ (20%
đến 30%) điện áp định mức của đèn. Để tăng cường độ phản xạ nhiệt và
phân phối điều nhiệt lượng nên lót kim loại sáng bóng bên trong tủ sấy,
thông thường cứ m3 cần từ (2 kw đến 3 kw).
• Phương pháp sấy bằng dòng điện:
Phương pháp này cho dòng điện vào bộ dây quấn, làm cho dây quấn tỏa
nhiệt để tự sấy khô chất cách điện đã tẩm. Như thế nhiệt tỏa ra từ bên trong
làm bay hơi dung môi, khô nhanh chất cách điện.
Khi sấy động cơ, điện áp đưa vào bộ dây quấn khoảng (15% đến 20%)
điện áp định mức của bộ dây quấn, các cuộn của một pha được mắc nối tiếp
với nhau thành hình tam giác hở. Dòng điện qua bộ dây quấn có thể bằng
dòng điện định mức. Cần trang bị một rơle bảo vệ để tránh dòng điện sấy
vượt quá định mức, thời gian sấy ít nhất 10 giờ.
Bề mặt tol
Sáng bóng
Bóng đèn
có tim
Hình 6.1: Cấu tạo của là sấy động cơ đơn giản
ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Võ Chí Lợi trang 41
Sau khi sấy xong phải kiểm tra điện trở cách điện bằng mêgaôm, ở nhiệt độ
còn nóng (950C đến 1000C) điện trở cách điện của stato ít nhất phải lớn hơn 1
mêgaôm.
• Kiểm tra cách điện sau khi tẩm:
Củng tiến hành theo cách kiểm tra nguội như phần trên xem lại độ cách
điện đạt yêu cầu thì mới cho động cơ hoạt động.
Hình 6.2: Cách mắc mạch sấy bằng dòng điện
trang 42
Chương VII: THÁO LẮP VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Bài 1:CÁCH THÁO LẮP
Phưong pháp tháo, lắp động cơ điện được thực hiện theo trình tự sau:
¾ Quan sát tìm vị trí bulong, ốc vít, liên kết các phần trong máy điện.
¾ Quan sát , lựa chọn phương tiện kĩ thuật sao cho phù hợp để tháo động cơ (cây
vặn vít, khóa, tube ống,.. kích cở phù hợp).
¾ Tháo động cơ phải thực hiện trình tự sau: (tháo từ ngoài vào trong)
o Chuẩn bị sẳn sàng các dụng cụ cần thiết và thùng để đựng các bộ phận tháo.
o Đánh dấu trên nắp máy và thân máy bằng đục sắt (đập nhẹ) để thuận tiện cho việc
lắp ráp sau này.
o Tháo nắp bảo vệ quạt gió.
o Tháo các ốc bắt nắp động cơ.
o Dùng hai cây vặn vít lớn đồng thời bẩy nắp máy ra khỏi thân stato.
o Nếu một bên nắp máy đã được tháo ra khỏi stato, thì có thể đập nhẹ hoặc ấn
vào trục (bằng búa nhựa) để lấy phần nắp máy còn lại ra khỏi stato.
o Lấy phần quay (trục, rôto) cùng với nắp máy còn lại ra khỏi stato.
o Lấy các phần được tháo đựng vào thùng.
1) Sau khi tháo xong động cơ, quan sát ta thấy động cơ gồm có các phần cơ bản
sau:
1/ Rãnh stato.
2/ Dây quấn stato.
3/ Vỏ động cơ.
4/ Nắp động cơ.
5/ Rôto lồng sóc.
6/ Bạc đạn.
7/ Trục rôto động cơ.
Lưu ý
9 Trước khi tháo phải làm dấu vị trí lắp ráp giữa nắp máy và thân máy.
Trong khi tháo phải làm dấu vị trí các bulong, chốt chặn, các miếng đệm, để khi
ráp lại tất cã các bộ phận đều nằm dúng vị trí của nó.
9 Các bulong, đai ốc, ốc vít, bị khô rỉ phải được bơm dầu chống rỉ và để
vài phút trước khi tháo, nếu vội vàng sẽ gây hư hỏng các bulong, công việc sẽ trở
nên phức tạp.
9 Không được dùng đục sắt, búa sắt đập trực tiếp lên động cơ vì như thế sẽ
làm vỏ máy bị nứt, bể hay biến dạng mag phải dùng búa nhựa hoặc thông qua đệm
gỗ.
ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Võ Chí Lợi trang 43
Bài 2:VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ MỘT PHA
Qua quá trình tính toán và quấn lại toàn bộ động cơ, công đoạn cuối cùng là đấu
dây để cho động cơ hoạt động theo chiều quay thì ta phải nắm được sơ đồ dấy quấn
của từng loại để thuận tiện trong quá trình đấu, theo các sơ đồ sau:
1) Sơ đồ quạt bàn dùng tụ khởi động ( Quạt bàn 3 số).
2) Sơ đồ quạt trần dùng tụ khởi động (5 số).
CP ( Capacitor, Permanent )
S ( star
1
2
3
~ U R (Run)
C (Common)
Hình 7.1: Sơ đồ đấu dây quạt bàn 5 dây
CP ( Capacitor, Permanent )
S ( star )
1 2
3
~ U R (Run)
C (Common)
4 5
Hình 7.2: Sơ đồ đấu dây quạt trần (5 số)
trang 44
3) Sơ đồ đấu dây động cơ 1 pha:
a. Dùng tụ thường trực:
b. Dùng tụ thường trực và tụ khởi động:
Ở phần này bên cạnh tụ thường trực sẽ có thêm tụ khởi động để cho động cơ
khởi động nhanh hơn, ta dùng cả hai tụ đấu song song với nhau và dùng phưong
pháp ngắt điện ly tâm (ngắt điện tự động) bộ phận này được gắn ngay trong trục của
động cơ được thể hiện theo hình vẽ sau:
CP ( Capacitor, Permanent )
S ( star )
~ U
R (Run)
C (Common)
Hình 7.3: Đấu dây động cơ 1 pha dùng tụ thường trực
Rôto
Quả tạ
Tiếp điểm Tấm cách điện
Lò xo CP
C R
S
Hình 7.4: Ngắt điện ly tâm trong động cơ điện (công tắc ly tâm)
ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Võ Chí Lợi trang 45
Ngắt điện là bộ phận rất cần thiết cho động cơ không đồng bộ một pha ( có 2
cuộn dây).
Công dụng của các loại ngắt điện để ngăn không cho qua cuộn đề khi động cơ
quay với tốc độ tương xứng (khoảng 2/3 tốc độ định mức của đông cơ).
Hầu hết các động cơ này khi đã khởi động chỉ có một cuộn dây làm việc (dây
lớn là dây làm việc, cuộn dây khởi động dây nhỏ sẽ ngừng làm việc, tác dụng của
cuộn dây nhỏ là để cho động cơ khởi động phải trải qua hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Phải đống mạch điện cho điện đi vào động cơ, cuộn dây
khởi động làm cho động cở khởi sự quay, khi mạch điện đóng kín, 2 vít bạch kim
phải nằm sát lại với nhau khi động cơ chưa quay.
Nhiệm vụ 2: Phải mở mạch điện để ngắt dòng điện không cho dòng điện
đi qua cuộn khởi động khi động cơ quay, mạch điện hở, 2 vít bạch kim phải tách rời
nhau.
Nếu thiếu một trong hai nhiệm vụ trên thì động cơ sẽ bị cháy, nếu mạch điện
không đóng điện sẽ không di vào cuộn dây khởi động mà chỉ đi qua cuộn dây làm
việc sẽ không làm cho động cơ quay đượcdo đó cuộn dây làm việc nóng lên và cháy
máy ( trường hợp này sẽ tạo thành nhiệt năng) . Khi động cơ đã quay mà mạch điện
không mở củng sẽ bị cháy vì các lí do sau:
+ Cuộn dây khởi động có số vòng dây ít không đủ sức để nó làm việc song
song với cuộn dây làm việc.
+ Loại động cơ có ngắt điện ly tâm thì luôn luôn sử dụng bằng tụ điện để khởi
động, mà tụ điện khởi động có sức chứa điện dung lớn hơn tụ điện thường trực, nó
nạp điện vô nhiều và phóng điện mạnh, nên mỗi khi máy đã quay ma ngắt điện
không mở sẽ mau cháy.
CP ( Capacitor, Permanent )
S ( star )
~ U R (Run) C (Common)
Hình 7.5: Sơ đồ đáu dây động cơ 1 pha dùng 2 tụ song song
trang 46
Bài 3: VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ 3 PHA
1) Cách đấu dây động cơ 3 pha có 6 đầu dây:
a. Trường hợp dấu tam giác (Ì).
Khi trên thẻ máy của động cơ 3pha có ghi điện áp định mức 2 cấp 22V/380V
và động cơ được lắp đặt sử dụng với mạng điện 110V/220V 3 pha, thì động cơ được
đấu dây tam giác cho phù hợp với điện áp thấp.
b. Trường hợp đấu sao (Y)
Nếu động cơ 3 pha trên được lắp đặt sử dụng với mạng điện 220V/380V 3
pha thì động cơ được đấu dây theo cách đấu sao mới phù hợp với điện áp cao của
mạng điện.
Lưu ý:
9 Động cơ ghi 127V/220V chỉ đấu sao và sử dụng với điện áp thấp 220V-3 pha.
9 Động cơ ghi 380V/660V chỉ đấu tam giác để sử dụng mạng điện 220V/380V
3 pha.
A
X Y Z
CB
X Y Z
P1 P2 P3
Ul
Hình 7.6: Cách mắc động cơ 3 pha bằng phương pháp đấu tam giác
C A
B
X Y
Z
P3
P2
P1
A
X Y Z
C B
X Y Z
Hình 7.7: Cách mắc động cơ 3 pha bằng phương pháp đấu sao
ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Võ Chí Lợi trang 47
Bài 4: SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ 3 PHA Ở LƯỚI ĐIỆN 1 PHA
Thông thường động cơ 3 pha có 6 đầu dây ra để sử dụng điện áp 380 Volt,
nhưng thực tế với điện áp sử dụng gia đình thì ứng với 2 cấp điện áp 110V và 220V.
Do vậy, ta có thể đấu động cơ 3 pha sử dụng lưới điện 1 pha bao gồm 4 đầu dây phục
vụ cho pha chạy và 2 đầu dây phục vụ cho pha đề để đấu dây cho phù hợp bao gồm
các cách đấu nối tiếp hoặc song song để có những điện áp theo thực tế có các cách
đấu sau: Nhưng lưu ý khi sử dụng cách đấu này thì công suất giảm đi 1/3 lần so với
công suất thực của động cơ 3 pha.
Thực tế động cơ 3 pha có 3 cuộn dây và được bố trí các bối dây và 6 đầu dây
được thể hiện như hình vẽ sau:
1. Đấu pha đề song hàng với ½ pha chạy với nguồn U=220 Volt.
Muốn sử dụng nguồn điện 220V ta có các cách đấu sau: Ta lấy pha A nối tiếp
với pha B, còn pha C dấu song saong với pha A hoặc có những cách mắc khác được
thể hiện như hình vẽ:
A 1
X 2
B 3
Y 4
C 5
Z 6
Hình 7.8: Sơ đồ các bối dây và 6 đầu dây ra của động cơ 3 pha
trang 48
2. Đấu pha đề và pha chạy song song với nguồn U=110V.
Muốn sử dụng ở mạng điện 110V thì ta đấu 3 pha song song với nhau hay nói
cách khác nối đầu 1,3,5 chung và đầu 4,6,8 chung được biểu diển như sau:
Trong thực tế không phải có những cách đấu trên mà còn có nhiều cách đấu
dây khác để làm việc ở mạng điện 1 pha nên chúng ta cần tham khảo tài liệu thêm.
Hình 7.8: Sơ đồ đấu song song sử dụng nguồn diện 110V
B 3
Y 4
~ 220
A 1
X 2
C 5
Z 6
ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Võ Chí Lợi trang 49
Bài 5: NỐI ĐẤT VÀ NỐI TRUNG TÍNH BẢO VỆ
1. Nối đất động cơ:
Tiếp đất động cơ hay còn gọi là nối đất bảo vệ nhằm bảo vệ người sử dụng khi
chạm vào động cơ bị rò điện (bị hư hỏng chạm mát) sẽ không bị nguy hiểm. Lúc này,
dòng điện từ vỏ máy theo dây dẫn đến hệ thống tiếp đất. Cách nối đất bảo vệ như sau:
Chú ý:
Trên hình vẽ dây dẫn chính còn gọi là vành đai nối đất sẽ tạo thành một mạch kín
(hình 8.2). Nếu vòng đai bị ngắt, dòng điện chạm mát sẽ tìm đường ngắn nhất để tản
vào đất. Dây dẫn chính được nối đất qua 2 điểm để đề phòng trường hợp 1 diểm nối
bị đứt thì đường nối kia sẽ đảm bảo được nhiệm vụ bảo vệ.
Đồng thời trong phạm vi cùng 1 đơn vị, không nên có nhiều hệ thống nối đất
riêng lẽ, vì như thế dễ tạo ra khả năng xuất hiện chạm đất 2 pha rất nguy hiểm, khi
dùng chung một hệ thống tiếp đất, còn cóa lợi để taọ ra một điện trở cần thiết để điện
thế tiếp xúc thấp nhất.
Hình 7.9: Sơ đồ lưới điện có điểm trung tính nối đất và nối đất bảo vệ động cơ
trang 50
Để tính toán hệ thống tiếp đất, chúng ta có thể xuất phát từ điện thế tiếp xúc, hoặc
từ giá trị điện trở nối đất. Thông thường, người ta xuất phát từ điện trở nối đất cho
phép vì như thế sẽ dơn giản hơn.
Nếu chúng ta lấy điện áp tiếp xúc làm cơ sở, thì điện áp này không vượt quá giá
trị 40V. Do vậy điện trở tiếp đất được tính như sau:
td
td I
R 40≤
Với Ttd: Dòng điện tiếp đất, vì Itd rất khó xác định nên có thể thay thế bằng dòng
điện tác động của cầu dao tự động hay dòng điện làm nóng chảy cầu chì tương ứng
của dộng cơ điện có công suất lớn nhất. Dòng điện tác động này thường ít nhất cũng
gấp 3 lần dòng điện định mức của cầu chì, hoặc ít nhất cũng gấp 1,5 lần dòng điện tác
động rơle của cầu dao tự động.
Nếu chúng ta lấy điện trở của hệ thống tiếp đất làm cơ sở thì điện trở này phải ≤
4Ω . Mặc khác, điện trở mạch rẽ giữa bất kì động cơ điện nào với hệ thống tiếp đất
thường không quá 0,5Ω , do đó điện trở của bản thân hệ thống tiếp đất củng không
quá 3,5Ω . Muốn điện nối với vỏ máy và hệ thống tiếp đất không quá 0,5Ω thì cần
phải tôn trọng những điều kiện sau:
Dây dẫn nối đất phải thật ngắn và có tiết diện lớn.
Những mối tiếp xúc giữa dây dẫn, giữa vỏ máy với dây dẫn hoặc giữa hệ
thống tiếp đất với dây dẫn phải tiếp xúc thật tốt.
Hệ thống tiếp đất phải gần động cơ.
Tiết diện của dây dẫn
làm việc (mm3)
Cu ≤ 2.5
Al ≤ 4
Cu ≤ 6
Al ≤ 10
Cu ≤ 10
Al ≤ 16
Cu ≥ 16
Al ≥ 25
Tiết diện của dây dẫn
bảo vệ bằng đồng (mm3)
4 6 10 16
ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Võ Chí Lợi trang 51
Dây dẫn chính phải được nối với nhau tạo thành mạch kín.
Dây dẫn nối giữa các điện cực của hệ thống tiếp đất với dây dẫn chính được thực
hiện bằng thép hay bằng đồng có tiết diện bé nhất với giá trị tham khảo sau: nếu
dùng thép dẹp thì chiều dài bé nhất cho phép là 4mm và tiết diện bé nhất 150mm2,
nếu dùng đồng thì tiết diện bé nhất 25mm2.
Ở trong các khu nhà, dây dẫn chính (vành đai tiếp đất) được đặt trên tường hay
trong những rãnh. Nếu cần phải đưa ra ngoài nhà, dây dẫn chính cần phải được đặt ở
một độ sâu ít nhất 0,4 mm để tránh va chạm hư hỏng. Tiết diện của đoạn chôn sâu
đưa ra ngoài cần phải lớn hơn.
Nếu vì lí do nào đó, dây dẫn chính bảo vệ này không thể mắc để dễ trông thấy
được thì chúng ta đặt chúng vào trong một ống ngăn cách điện với các loại dây dẫn
điện làm việc của mạch động lực khác và sơn màu để phân biệt (thường là màu đen).
Tiết diện của dây chính bảo vệ lúc này tùy thuộc vào sơi dây dẫn và điện áp làm việc
Tiết diện bé nhất của dây dẫn cính bảo vệ trong ống bảo vệ có kèm theo dây dẫn
làm việc.
Dây dẫn nhánh bảo vệ cần có tiết diện lớn hơn hay tiết diện bằng tiết diện ghi ở
bảng trên.
Việc nối đất của các thiết bị nối đất, tốt nhất là hàn với nhau. Nếu điều kiện không
cho phép, chúng ta có thể nối bằng bulong, đaiốc.
Lưu ý: Cố gắng dùng cách hàn để nối. Việc nối giữa vỏ động cơ với hệ thống
tiếp đất phải thực hiện trước khi động cơ bắt đầu làm việc.
2. Nối trung tính bảo vệ động cơ:
Bảo vệ được dùng khi thiết bị tương ứng có điểm trung tính nối đất thông qua
điện trở nối đất bé. Dây trung tính cần phải được tiếp đất ở gần nguồn điện ( máy
phát, máy biến thế), đối với lưới điện trên không, chúng ta cần tiếp đất ở mổi đầu
phân nhánh của lưới đồng thời chúng ta phải tiếp đất lặp lại trên những khoảng nhất
định tương tự theo quy định phải đảm bảo điện trở tản <4Ω . Ở đây ta thực hiện việc
trang 52
nối đất của động cơ điện nhằm mục đích khi động cơ điện bị rò rỉ điện thì không gây
nguy hiểm đối với người sử dụng và vận hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình ĐỘNG CƠ ĐIỆN – Nguyễn Minh thảnh.
Kỹ thuật quấn dây – NXB Đà Nẳng 2000.
Kỹ thuật quấn dây – Nguyễn Thuận – NXB Đà Nẳng 1997
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dong_co_dien.pdf