BÀI 1. THAY ĐỔI LÃO HÓA THƯỜNG GẶP
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Liệt kê các thay đổi thay đổi theo tuổi và tổ chức: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa,
thần kinh, sinh sản, cơ xương, nội tiết, điều hòa nhiệt, da và niêm mạc, miễn dịch, giác
quan, điều hòa thân nhiệt.
2. Mô tả các thay đổi về tinh thần theo tuổi.
3. Thảo luận nguy cơ và các đặc điểm thay đổi liên quan đến già hóa.
NỘI DUNG
Cuộc sống là một quá trình già liên tục từ trẻ sơ sinh đến lúc về già. Sự phát triển
dần theo giới nam và nữ, vị thành niên và thành người trưởng thành có trách nhiệm.
Tiếp tục thay đổi cho đến cuối đời là một quá trình tự nhiên. Các trải nghiệm về loại,
tần số, mức độ, thay đổi về thể chất, tinh thần, xã hội từ trẻ vị thành niên đến trưởng
thành là các trải nghiệm do ảnh hưởng của yếu tố di truyền, môi trường, chế độ ăn, sức
khỏe stress, cách sống và nhiều yếu tố khác. Kết quả của người cao tuổi (NCT) còn có
đa dạng về mẫu hình già hóa các hệ thống trong cơ thể trong từng cá nhân con người.
1. Thay đổi trong cơ thể
1.1. Tế bào
Thay đổi cơ quan hay hệ thống thường ở mức độ tế bào. Số lượng tế bào giảm
dần làm giảm chức năng của khối cơ thể, tăng mỡ vào tuổi 60. Tổng số mỡ trong cơ
thể tăng (Gallager, 2010). Khối cơ thể và xương giảm xuống. Dịch ngoại bào giảm đi
và làm cơ thể mất nước là nguyên nhân lớn đối với NCT.
1.2. Hình dáng bề ngoài
Thay đổi về hình dáng bên ngoài rất nhiều. Sự thay đổi và quá trình lão hóa bắt
đầu từ những năm 40 tuổi sau đó xuất hiện tóc bạc, rụng tóc và nếp nhăn. Thoái hóa
mỡ, da kẽm đàn hồi, mỏng đi được biểu hiện rõ ở vùng tay. Giảm khối lượng mỡ dưới
da làm giảm cách nhiệt làm NCT kém nhậy cảm với nhiệt độ lạnh. Chiều cao giảm
xuống khoảng 5 cm vào tuổi 80. Cơ thể co rút do giữ nước, ít chun giãn. Giảm chiều
cao còn do các xượng dài co rút. Thay đổi về thể chất diễn ra từ từ. Sự khác biệt về
sinh lý và chức năng làm thay đổi các hệ thống riêng biệt của cơ thể.
1.3. Hệ hô hấp
Sự thay đổi về hệ hô hấp rõ ràng ngay từ mũi. Thay đổi niêm mạc làm giảm tổ
chức ở phần dưới mũi làm mũi hơi to ra có thể lệch vách ngăn mũi. Khi ngủ thường
gặp thở bằng miệng nên ngáy to và ngưng thở. Tuyến hạch dưới niêm mạc giảm tiết
dịch mũi, làm cho dịch mũi dày hơn, không lấy ra sẽ bị nghẹt mũi. Thay đổi cấu trúc
lồng ngực làm giảm hoạt động hô hấp. Canxi hóa làm khí quản hẹp lại, đường kính
lồng ngực trước sau tăng lên. Cơ liên sườn lúc thở ra yếu đi . Trong phổi giảm số
lượng lông nhu mô và tăng sản tuyến nhầy khí quản. Phế nang giảm về số lượng và độ
đàn hồi vào những năm 60 tuổi. Phổi bị thu nhỏ, cứng hơn dẫn đến phổi kém dãn rộng
và giảm khả năng đẩy các vật lạ ra ngoài. Thể tích và dung tích sống đều bị giảm đi.7
1.4. Hệ tuần hoàn
Một số thay đổi thường gặp là do bệnh lý gây nên. Kích thước tim không thay
đổi nhiều theo tuổi, tim to liên quan đến các bệnh tim và có thể gây thiểu sản cơ tim.
Tâm thất trái hơi phì đại theo tuổi. Động mạch chủ dãn ra và kéo dài. Van 2 lá bị dày
xơ cứng là hậu quả của xơ hóa và giảm chức năng liên quan đến nhiều bệnh tim. Ngoại
tâm thu có thể xảy ra liên quan đến rung của cơ tim. Thay đổi sinh lý theo tuổi của hệ
thống tim mạch biểu hiện bằng nhiều cách. Vào những năm tháng trưởng thành cơ tim
giảm hiệu quả và sức mạnh, giảm tống máu trong một số bệnh. Tế bào tạo nhịp tim
thường không đều và giảm về số lượng làm cho nhịp xoang tăng lên. Giai đoạn co và
nghỉ của tâm thất trái bị kéo dài, thời gian tống máu thất trái kéo dài hơn và đòi hỏi lâu
hơn để hoàn chỉnh.
Khái niệm cốt lõi: giảm hoạt động hô hấp liên quan đến già hóa làm cho NCT
có nguy cơ bị viêm phổi đặc biệt khi bất động.
Thông thường người trưởng thành thay đổi trong hệ thống tim mạch rất tốt. Tuy
nhiên, NCT thích đi thang máy hơn leo cầu thang, đi xe hơi hơn là đi bộ đường dài.
Khi các hoạt động bất thường xảy ra cho tim (đi bộ dưới thời tiết lạnh; nhận tin xấu;
chạy đuổi theo xe bus) thì sẽ cảm nhận được hậu quả. Khi NCT gặp phải nhu cầu tăng
thêm về tim mạch sẽ thấy sự khác biệt. Mặc dù tần số tim chưa đạt đến đỉnh như người
trẻ, nhưng cơn nhịp nhanh sẽ kéo dài hơn. Thể tích máu có thể tăng để bù cho tình
huống này làm tăng huyết áp dù huyết áp có thể ổn định làm xuất hiện nhịp nhanh ở
NCT. Tần số tim khi nghỉ không thay đổi.
Khái niệm cốt lõi: thay đổi tim mạch thường gặp do yêu cầu bất thường đối với
tim.
Khả năng hoạt động thể lực và tiêu thụ oxy tùy theo cá thể từng người. NCT có
chức năng tim mạch tốt có thể tương tự với người ở điều kiện bình thường. Mạch máu
gồm 3 lớp và từng lớp bị ảnh hưởng bởi quá trình già hóa. Nội mạc mạch máu chịu sự
thay đổi trực tiếp gồm xơ hóa, lắng đọng canxi, lipid làm phì đại tế bào. Các thay đổi
này làm vữa xơ động mạch. Lớp giữa của mạch máu cũng bị lắng canxi và giảm chun
dãn làm lòng mạch hẹp lại. Chức năng nhạy cảm bị thương tổn làm tăng sức cản ngoại
vi dẫn đến tăng áp lực tống máu. Điều đáng quan tâm là mặc dù tăng huyết áp hay gặp
ở Mỹ và các nước công nghiệp nhưng thấy số ít xảy ra ở các nước có nền công nghiệp
thấp. Một nghiên cứu cắt ngang về xã hội giúp làm rõ là tăng huyết áp là hậu quả trực
tiếp của già hóa hay là các yếu tố khác. Lớp vỏ ngoài của mạch máu không bị ảnh
hưởng của quá trình già hóa. Giảm chun dãn động mạch là nguyên nhân chính thay đổi
mạch máu tại tim, thận và tuyến yên. Giảm sự nhạy cảm của receptor áp lực làm tăng
các vấn đề giảm huyết áp khoảng 20 mmHg trong 1 giờ khi ăn. Giảm tính đàn hồi của
lòng mạch đi kèm với lớp da mỏng đi, giảm mỡ dưới da làm cho áp lực lòng mạch
vùng đầu, cổ và tứ chi trở nên tăng cao.
307 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 21/05/2022 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Điều dưỡng người cao tuổi - Lê Văn Duy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thời gian 30 phút, đeo đệm ở gót chân.
Phương tiện hiệu quả nhất để giảm đau và ngăn ngừa viêm nhiễm là chỉnh hình bàn
chân thông qua việc sử dụng các loại nẹp chỉnh hình được chế tạo riêng. Bệnh nhân
cần được thông báo rằng họ có thể không ghi nhận sự cải thiện cho đến vài tháng sau
khi bắt đầu điều trị.
Nhiễm trùng. Giày làm từ vật liệu tổng hợp sẽ tạo ra một môi trường ấm, ẩm tạo
điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Bệnh nấm móng là một bệnh nhiễm trùng do
nấm ở móng tay hoặc lớp móng, trong đó móng chân to, dày, giòn và bong tróc. Khi
nấm hình thành dưới móng tay và di chuyển nó lên, các mặt của móng tay bị đẩy vào
da và gây đau. Các chế phẩm chống nấm hỗ trợ loại bỏ nhiễm trùng, nhưng những
bệnh nhiễm trùng này rất khó điều trị.
Nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng do nấm ở bàn chân có thể gây bỏng và
ngứa; bề mặt da sẽ bong tróc, nứt nẻ, tấy đỏ, thường có mụn nước nổi lên. Các vết nứt
trên bề mặt da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.
Móng mọc ngược (Bệnh nấm móng). Móng mọc ngược có thể xảy ra do đi giày
chật hoặc cắt móng quá ngắn. Khi móng phát triển, cạnh của nó cắt vào mô, dẫn đến
viêm. Thuốc ngâm và thuốc kháng sinh tại chỗ có thể được kê đơn. Thông thường, bác
sĩ có thể khắc phục vấn đề này bằng cách cắt bỏ phần mọc ngược và làm sạch khu vực
đó.
4. Những can thiệp điều dưỡng chung cho các tình trạng ở chân
4.1. Kiểm soát cơn đau
Đau thường đi kèm với các vấn đề về cơ xương khớp. Những thay đổi thoái hóa
ở gân và viêm khớp thường là nguyên nhân dẫn đến đau vai, khuỷu tay, tay, hông, đầu
gối và gai sống. Chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm, thường gặp ở bắp chân, bàn chân,
bàn tay, hông và đùi. Căng khớp và thời tiết ẩm ướt thường xuyên gây ra tình trạng
đau cơ xương khớp ở người già hơn người trẻ.
212
Giảm đau là điều cần thiết trong việc thúc đẩy chức năng tối ưu về thể chất, tinh
thần và xã hội. Cơn đau không thuyên giảm có thể cản trở khả năng tự chăm sóc bản
thân, quản lý gia đình và duy trì giao tiếp xã hội của người cao tuổi. Để làm phong phú
thêm chất lượng cuộc sống, mọi nỗ lực cần được thực hiện để giảm thiểu hoặc loại bỏ
cơn đau. Thông thường, nhiệt làm giảm co thắt cơ. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ và
giữ ấm chi bằng chăn và quần áo có thể làm giảm co thắt và chuột rút suốt đêm giúp
giấc ngủ không bị gián đoạn. Vì người lớn tuổi có nguy cơ bị bỏng cao, nên phải cẩn
thận để tránh bị thương nếu sử dụng các ứng dụng nhiệt. Việc kéo căng các chi một
cách thụ động có thể hữu ích trong việc kiểm soát co cơ. nên tránh căng thẳng cơ
xương, cũng như các tình huống gây đau, chẳng hạn như khiêng nặng hoặc thời tiết ẩm
ướt. Các động tác xoa lưng sử dụng các động tác xoa bóp chậm, dài, nhịp nhàng có thể
giúp bạn thư giãn và thoải mái. Đau ở các khớp chịu trọng lượng có thể được giảm bớt
bằng cách cho các khớp đó nghỉ ngơi, hỗ trợ các khớp bị đau khi di chuyển và sử dụng
khung tập đi hoặc gậy (Hình 24-6). Đúng tư thế, nhờ đó tất cả các bộ phận của cơ thể
nằm thẳng hàng thích hợp, có thể giúp ngăn ngừa và quản lý đau. Tránh va chạm vào
giường hoặc ghế của bệnh nhân và tránh thô bạo đối với bệnh nhân trong các hoạt
động chăm sóc. Điều dưỡng cũng có thể cần phải nhấn mạnh với những người chăm
sóc khác về sự cần thiết phải nhẹ nhàng hơn khi xoay người và nâng bệnh nhân lớn
tuổi.
Khái niệm cốt lõi. Cơn đau không thuyên giảm có thể ảnh hưởng nhiều đến sự
độc lập và chất lượng cuộc sống của người lớn tuổi.
Việc đa dạng hoạt động rất hữu ích trong việc giảm sự bận tâm của bệnh nhân về
cơn đau. Châm cứu, bấm huyệt và trị liệu thần kinh cột sống là một trong những liệu
pháp thay thế có thể giúp kiểm soát cơn đau. Hình ảnh hướng dẫn và cảm ứng trị liệu
cũng có thể hữu ích. Mục đích là hỗ trợ bệnh nhân đạt được mức độ hoạt động tối đa
với mức độ đau ít nhất.
4.2. Phòng ngừa chấn thương
Cân nhắc về vấn đề an toàn là rất cần thiết đối với tất cả người cao tuổi vì tỷ lệ
tai nạn và chấn thương cơ xương của họ cao và thời gian chữa bệnh kéo dài. Phòng
ngừa bao gồm chú ý đến khu vực mà họ đi bộ, leo cầu thang, sử dụng lan can và gậy
để tăng thêm sự cân bằng, mang giày vừa vặn, an toàn để được hỗ trợ tốt và tránh quần
dài, váy ngủ hoặc áo choàng. Tầm quan trọng của việc sử dụng nhiệt an toàn đã được
đề cập, bệnh nhân cần học cách đo nhiệt độ nước và sử dụng bình nước nóng và sử
dụng túi sưởi an toàn. Bệnh nhân bị bệnh mạch máu ngoại vi cần được cảnh báo về
việc sử dụng nhiệt cục bộ có thể gây ra gây ra những đòi hỏi về tuần hoàn mà cơ thể
không đáp ứng được. Tắm nước ấm có thể làm giảm co cơ, giảm đau, chúng cũng có
thể gây hạ huyết áp dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu và chấn thương nghiêm trọng. Bất
cẩn xoay người bệnh để chân chạm vào thành giường, cho họ vào ghế khi di chuyển,
giữ họ ở tư thế không thẳng. Thao tác nhẹ nhàng sẽ tránh được những khó chịu và tổn
thương cơ xương không cần thiết.
4.3. Thúc đẩy tính độc lập
Bất kỳ sự mất độc lập nào liên quan đến những hạn chế do các vấn đề về cơ
xương khớp gây ra đều có tác động nghiêm trọng đến thể chất, tình cảm và hạnh phúc
xã hội. Do đó, điều dưỡng phải tìm mọi cách để giúp bệnh nhân giảm thiểu những hạn
chế và tăng cường khả năng, từ đó thúc đẩy mức độ độc lập cao nhất có thể. Xe đẩy,
213
khung tập đi và các thiết bị trợ giúp khác thường có thể hỗ trợ đáng kể và nên được sử
dụng khi khả thi (Hình 24-7). Các nhà trị liệu xác định các thiết bị hỗ trợ thích hợp để
sử dụng cho những trường hợp thiếu hụt cụ thể.
Tình huống thực tế. Trong khi làm việc tại một bệnh viện, bạn nhận thấy rằng
bệnh nhân lớn tuổi được phép dành phần lớn thời gian trên giường và khi rời khỏi
giường họ được đẩy trên xe lăn. Gần như tất cả những bệnh nhân này đều được cấp
cứu trước khi nhập viện. Bạn quan sát thấy rằng nhiều bệnh nhân trong số này quá yếu
để có thể đi lại an toàn. Tại một cuộc họp nhóm, bạn nêu vấn đề và đề xuất các kế
hoạch được phát triển để giảm tình trạng bất động không cần thiết ở bệnh nhân lớn
tuổi và hỗ trợ họ phục hồi sức khỏe vào các khoảng thời gian trong ngày. Một số y tá
khác phản đối, nói rằng điều này sẽ làm tăng nguy cơ té ngã. Họ nói thêm rằng điều
này yêu cầu họ làm việc nhiều hơn và họ đang làm việc với nhân viên cơ bản. Bạn
muốn có sự hòa hợp với nhóm của mình nhưng tin rằng quan điểm của họ không có lợi
cho bệnh nhân. Lựa chọn của bạn là gì ?
Bài tập tư duy biện chứng
1. Người lớn tuổi gặp trở ngại gì khi cố gắng duy trì trạng thái hoạt động?
Những khía cạnh nào của xã hội nói chung không khuyến khích hoạt động thể chất ở
người lớn tuổi?
2. Lên nội dung của chương trình giáo dục thể dục cho một nhóm người cao tuổi
khỏe mạnh.
3. Liệt kê những vấn đề đặc biệt mà những người lớn tuổi sau đây có thể gặp phải
để đạt được thể dục đầy đủ: một bệnh nhân của cơ sở chăm sóc dài hạn bị mất trí nhớ,
một góa phụ trầm cảm sống một mình và một người đàn ông phải tìm kiếm việc làm
lại sau khi nghỉ hưu.
4. Mô tả thái độ của điều dưỡng đối với người lớn tuổi có thể ảnh hưởng như thế
nào đến việc họ tham gia vào các hoạt động thúc đẩy vận động.
5. Những tình huống nào mà người lớn tuổi có thể gặp phải khi nhập viện cấp
cứu có thể làm tăng nguy cơ gãy xương?
214
BÀI 13. CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Mô tả tác động của sự lão hóa đối với hệ thần kinh.
2. Liệt kê các yếu tố nguy cơ về vấn đề thần kinh ở người lớn tuổi.
3. Mô tả các biện pháp để tăng cường sức khỏe thần kinh ở người lớn tuổi.
4. Xác định các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn thần kinh ở người lớn tuổi.
5. Parkinson, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua và tai biến mạch máu não ở người
lớn tuổi.
6. Thảo luận về các hoạt động thúc đẩy tính độc lập ở người cao tuổi có vấn đề về
thần kinh.
NỘI DUNG
Hệ thống thần kinh có ảnh hưởng rất lớn đến sự tương tác giữa chúng ta với thế giới
bên ngoài. Một hệ thống lành mạnh cho phép chúng ta cảm nhận được những thú vui
xung quanh mình, bảo vệ bản thân khỏi bị tổn hại, giải quyết các vấn đề, phát triển trí tuệ,
tương tác xã hội và truyền đạt nhu cầu, suy nghĩ và mong muốn của chúng ta. Mọi khía
cạnh của các hoạt động cơ bản của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào
tình trạng thần kinh tốt. Vậy nên, bất thường của hệ thống này có ảnh hưởng đến các hệ
thống khác và có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sự an toàn, trạng thái bình thường
và hạnh phúc nói chung.
1. Một số ảnh hưởng của lão hóa đối với hệ thần kinh
Theo tuổi tác, mất tế bào thần kinh gây teo não và tuỷ sống và giảm trọng lượng
não. Số lượng các tế bào thần kinh giảm đi, sợi nhánh của mỗi tế bào cũng giảm, một vài
tế bào mất myelin. Những thay đổi này làm chậm quá trình hình thành dây thần kinh, số
lần phản xạ và phản ứng sẽ chậm hơn. Các mảng bám, đám rối và teo xảy ra ở các mức độ
khác nhau; không phải lúc nào cũng xảy ra sự liên quan giữa những thay đổi này với chức
năng nhận thức. Các gốc tự do xuất hiện dần theo độ tuổi và có thể gây độc cho một số tế
bào thần kinh nhất định. Lưu lượng máu não giảm khoảng 20% do chất béo lắng đọng,
giảm thậm chí còn nhiều hơn ở những người mạch máu não nhỏ do tiểu đường và dần dần
tích tụ trong các mạch máu và tăng huyết áp; điều này góp phần làm tăng nguy cơ đột
quỵ. Não có khả năng phục hồi sau chấn thương lớn hơn tủy sống, nhưng khả năng này
giảm dần theo tuổi tác.
Hiệu suất trí tuệ có xu hướng duy trì cho đến ít nhất là 80 tuổi, mặc dù sự chậm lại
trong xử lý trung tâm làm chậm thời gian cần thiết để thực hiện các động tác, công việc.
Kỹ năng ngôn từ được duy trì tốt cho đến năm 70 tuổi, sau đó vốn từ vựng giảm dần, có
xu hướng mắc lỗi ngữ nghĩa và rối loạn nhịp điệu bất thường (nhịp điệu và ngữ điệu).
Những thay đổi khác liên quan đến tuổi tác trong chức năng trí tuệ khó phát hiện nhưng
có thể nhận ra được dựa vào những đặc điểm như là học khó vào, đặc biệt là ngôn ngữ và
hay quên ở các lĩnh vực không liên quan.
215
Sự thiếu thay thế của các tế bào thần kinh ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan
cảm giác. Số lượng và độ nhạy cảm của các thụ thể cảm giác, vùng da cảm giác và tế bào
thần kinh giảm, dẫn đến xúc giác bị kém đi. Ngoài ra thì giảm chức năng dây thần kinh sọ
ảnh hưởng đến chức năng vị giác và khứu giác. Vậy nên, cần tăng mức độ về vị giác,
thính giác, xúc giác và ánh sáng cho người cao tuổi nhiều hơn so với những người trẻ.
Phải nhớ rằng những thay đổi ảnh hưởng đến mỗi người là không giống nhau. Cấu tạo di
truyền, chế độ ăn uống, lối sống và yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và chức
năng của hệ thần kinh.
2. Nâng cao sức khỏe của thần kinh
Nhiều rối loạn thần kinh xảy ra vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của mỗi người,
nhưng một số loại có thể được ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được. Ví dụ, hút thuốc lá, béo
phì, quản lý căng thẳng không hiệu quả, tăng cholesterol và tăng huyết áp là những yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng lớn đối với bệnh mạch máu thần kinh. Nguy cơ chấn thương đầu và
cột sống tăng lên do các hành động không an toàn, chẳng hạn như không thắt dây an toàn,
kỹ năng lái xe không thành thạo, lạm dụng rượu và ma túy, và té ngã. Nhiễm trùng tai
hoặc xoang và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến rối loạn chức
năng thần kinh. Hầu hết những yếu tố này đều có thể kiểm soát để ngăn chặn được. Điều
Dưỡng có thể giáo dục mọi người, mọi lứa tuổi để phòng ngừa tăng cường sức khoẻ thần
kinh trong giai đoạn về già.
Khái niệm cốt lõi. Duy trì cân nặng và mức cholesterol trong giới hạn lý tưởng,
tránh hút thuốc lá, kiểm soát căng thẳng hiệu quả, lái xe an toàn, và ngăn ngừa nhiễm
trùng có thể ngăn ngừa một số bệnh lý thần kinh. Mối quan hệ thân thiết và thường xuyên
giao tiếp với bệnh nhân sẽ giúp điều dưỡng dễ phát hiện các triệu chứng mới hoặc khó
nhận ra của các bệnh thần kinh mà có thể bỏ sót. Nhận biết các triệu chứng và can thiệp
kịp thời để đảm bảo rằng bệnh nhân được đánh giá kịp thời có thể giúp ngăn ngừa rối loạn
không thể hồi phục và nguy hiểm. Ngoài ra, nhận định của điều dưỡng về chức năng logic
thần kinh (Hướng dẫn Đánh giá 1) có thể giúp phát hiện các vấn đề cụ thể cần can thiệp.
Điểm cần lưu ý. Xem xét tình trạng sức khỏe và lối sống của bạn để tìm các yếu tố
nguy cơ gây rối loạn thần kinh. Nếu rủi ro hiện hữu, bạn có thể giảm chúng bằng cách
nào?
Bảng 1. Các dấu hiệu khó phát hiện về vấn đề thần kinh
Đau đầu xảy ra vào sáng sớm
hoặc gián đoạn giấc ngủ
Thay đổi thị lực (ví dụ: giảm thị
lực đột ngột, nhìn đôi và mù một phần
thị giác)
Điếc đột ngột, ù tai
Thay đổi tâm trạng, tính cách
Thay đổi nhận thức hoặc mức độ ý thức
Vụng về, dáng đi không vững
Tê, ngứa ran tứ chi
Cảm giác bất thường đau dây thần kinh
Hướng dẫn nhận định điều dưỡng chức năng thần kinh
Quan sát và hỏi Khám thực thể
216
Quan sát kỹ trong khi hỏi bệnh
nhân có thể giúp phát hiện nhiều vấn
đề về thần kinh:
Khi kiểm tra ban đầu bệnh nhân,
quan sát tình trạng của hai bên người
đối xứng, dị dạng, yếu, liệt, run và
các bất thường khác.
Tìm sự hiện diện của các triệu
chứng rối loạn thần kinh, chẳng hạn
như đau, cảm giác ngứa ran, tê, mất
trí thoáng qua, đau đầu, co giật, rối
loạn giấc ngủ, chóng mặt, xuyên tạc,
suy nhược và thay đổi trạng thái tâm
thần.
Nếu các bất thường hoặc triệu
chứng lâm sàng được xác định, hãy
tìm hiểu nguồn gốc, khoảng thời gian
xuất hiện của chúng và các hạn chế
hoặc vấn đề dẫn đến.
Nhận định khả năng nói
Trong quá trình như giới thiệu đơn
giản, rối loạn ngôn ngữ có thể trở nên
rõ ràng. Nếu có các vấn đề về lời nói,
điều quan trọng là phải phân biệt các
vấn đề về khớp (ví dụ là rối loạn vận
ngôn) và các vấn đề về việc sử dụng
các ký tự (khó nuốt):
Với rối loạn vận ngôn, các ký tự
(trong trường hợp này là từ) được sử
dụng đúng cách giọng nói có thể bị
ngọng hoặc bị méo do kiểm soát vận
động. Rối loạn vận ngôn có thể được
phát hiện bằng cách yêu cầu bệnh
nhân phát âm các âm sau:
me, me, me (để kiểm tra môi)
la, la, la (để kiểm tra lưỡi)
Cảm giác
Yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt và mô tả các
cảm giác đã cảm nhận được. Có thể vẽ lại
những vùng có vấn đề.
Dùng ngón tay hoặc khăn bông chạm
nhẹ vào các bộ phận khác nhau của cơ thể (ví
dụ trán, má, cánh tay, bàn tay, chân và bàn
chân) và lưu ý xem bệnh nhân có nhận được
cảm giác hay không.
Nếu những cảm giác ban đầu này không
có gì bất thường, hãy kiểm tra khả năng của
bệnh nhân trong việc nhận biết hai kích thích
đồng thời (ví dụ: chạm vào má phải và cẳng
tay trái).
Để kiểm tra cảm giác vỏ não (tức là nhận
thức lập thể), yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt lại,
xác định các đồ vật được đặt trên tay (ví dụ:
chìa khóa, viên bi và đồng xu). Không có khả
năng cảm nhận những vật này được gọi là mất
nhận thức xúc giác.
Phản xạ phối hợp và chức năng tiểu não
Người kiểm tra giơ ngón tay lên, yêu cầu
bệnh nhân chạm vào ngón tay người kiểm tra,
sau đó lại chạm vào mũi bệnh nhân; để bệnh
nhân tiếp tục hành động này khi bạn di chuyển
các ngón tay đến các khu vực khác nhau. Thực
hiện kiểm tra từng điểm này với cả hai tay của
bệnh nhân và ghi nhận các chuyển động không
đều, giật và không có khả năng chạm vào
ngón tay của bạn hoặc mũi của họ.
Để kiểm tra khả năng phối hợp ở chi
dưới, cho bệnh nhân nằm xuống và trượt gót
chân này vào cẳng chân kia.
Kiểm tra khả năng thực hiện các cử động
xen kẽ nhanh chóng bằng cách cho bệnh nhân
gõ nhanh ngón trỏ của mình lên đùi hoặc mặt
bàn.
217
ga, ga, ga (để kiểm tra yết hầu)
Khó nuốt có thể là biểu cảm,
hoặc kết hợp của cả hai:
o Để kiểm tra chứng mất ngôn
ngữ tiếp thu, yêu cầu bệnh nhân làm
theo mệnh lệnh (ví dụ: cầm bút chì
lên); bệnh nhân có khả năng hiểu
những kí tự trên sẽ không làm theo.
o Bệnh nhân mắc chứng mất ngôn
ngữ biểu đạt sẽ có thể hiểu các mệnh
lệnh nhưng sẽ không thể ghép các kí
tự vào với nhau. Chỉ vào một số đồ
vật và yêu cầu bệnh nhân gọi tên
chúng; loạn ngôn ngữ nhẹ (tức là
chứng rối loạn dùng từ) có thể phát
hiện được nếu bệnh nhân thay thế một
từ tương tự mặc dù không chính xác,
như gọi giày là ủng.
o Khả năng hiểu và thể hiện bản
thân thông qua chữ viết cũng rất quan
trọng. Yêu cầu bệnh nhân viết một
câu ngắn mà bạn đọc và đọc một câu
từ một tờ báo. Tuy nhiên, cần đảm
bảo rằng bệnh nhân đọc được và nhìn
rõ để đáp ứng những yêu cầu này.
Đi bộ đôi trước sau (tandem walking),
bệnh nhân đi bộ phải dùng từ gót chân đến đầu
ngón chân, đi trên dây kéo cũng kiểm tra sự
phối hợp; nếu bệnh nhân bị dị tật khớp có thể
không thực hiện được thử nghiệm này. Yêu
cầu những bệnh nhân yếu hoặc kém phối hợp
nắm tay bạn trong quá trình kiểm tra.
Phản xạ
Điều dưỡng viên có thể thực hiện một số
bài kiểm tra phản xạ:
Để kiểm tra phản xạ giác mạc, dùng
bông sạch chạm nhẹ vào giác mạc. Thông
thường mắt sẽ chớp. Mô và gạc quá thô có thể
gây trầy xước giác mạc.
Kiểm tra phản xạ Babinski (tức là phản
xạ gan bàn chân) bằng cách vuốt lòng bàn
chân của bệnh nhân. Thông thường, các ngón
chân sẽ cong lại; bất thường là xác ngón chân
xoè ra.
Các kiểm tra bổ sung
Mỗi dây thần kinh sọ có thể được kiểm tra
để xác định các vấn đề khác. Chọc dò thắt
lưng, chụp động mạch não, chụp cắt lớp vi
tính não, nằm trong số các thiết bị cận lâm
sàng khác được sử dụng để đánh giá các vấn
đề thần kinh. Ngoài ra, nhận định hệ thần kinh
cũng bao gồm đánh giá trạng thái tâm thần.
CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG
BẢNG 1: Chẩn đoán điều dưỡng liên quan đến vấn đề thần kinh
Nguyên nhân hoặc yếu tố đóng góp phần Chẩn đoán điều dưỡng
Suy giảm chức năng cảm giác hoặc vận động, mệt
mỏi, đau, trầm cảm, cần thiết bị hoặc hỗ trợ sử dụng
năng lượng
Thay đổi khái niệm bản thân, không có khả năng
Ít hoạt động
Lo lắng
Táo bón
218
giao tiếp, bị phụ thuộc
Không có khả năng nhận biết dấu hiệu, thiếu kiểm
soát vận động, bất động
Định vị kém, áp lực lên não, viêm dây thần kinh
Rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhịp tim, tình trạng
tâm thần bị thay đổi
Cấu trúc hoặc chức năng cơ thể bị thay đổi, bị phụ
thuộc
Thay đổi về nhu cầu, sự phụ thuộc, vai trò do tình
trạng ốm của bệnh nhân
Cấu trúc và chức năng cơ thể bị thay đổi, phụ
thuộc
Mất chức năng, thay đổi lối sống
Phụ thuộc, khuyết tật, thay đổi khái niệm về bản
thân
Khuyết tật, phụ thuộc, đau, suy giảm trạng thái
tâm thần
Bất động, thiếu cảm giác
Suy giảm chức năng cảm giác, mệt mỏi, thay đổi
trạng thái tinh thần, sử dụng biện pháp hỗ trợ không
đúng, thay đổi khả năng vận động hoặc phối hợp
Tê liệt, suy nhược, chóng mặt, phối hợp kém. Rối
loạn nuốt, không có khả năng tự ăn hoặc bày tỏ ham
muốn, trầm cảm, thay đổi vị giác, chán ăn
Không có khả năng vệ sinh răng miệng đầy đủ
Phụ thuộc, khuyết tật, suy giảm khả năng giao tiếp,
thay đổi vai trò
Suy nhược, tê liệt, phối hợp kém, rối loạn thị giác
Cấu trúc hoặc chức năng cơ thể thay đổi, bị phụ
thuộc, thay đổi vai trò
Giảm hoặc mất chức năng cảm giác, tai biến mạch
máu não, cô lập giác quan
Suy giảm thần kinh, khuyết tật, thay đổi hình ảnh
bản thân, trầm cảm. Thay đổi khả năng cảm thấy áp
Đau cấp tính
Suy giảm giao tiếp bằng lời
Đối phó với bệnh không
hiệu quả
Gia đình bị gián đoạn
Rối loạn hình ảnh cơ thể
Đau buồn
Bỏ mặc bản thân
Suy giảm kĩ năng gia đình
Nguy cơ nhiễm trùng
Nguy cơ chấn thương
Suy giảm vận động thể chất
Mất cân bằng dinh dưỡng:
không đảm bảo nhu cầu cơ thể
Giảm màng nhầy miệng
Bất lực
Tắm/ mặc quần áo/ ăn/ đi vệ
sinh/ tự chăm sóc bản thân
Lòng tự tôn thấp
Nguy cơ té ngã, nguy cơ
chấn thương .
Tình dục không hiệu quả
219
lực hoặc đau, bất động. Cấu trúc hoặc chức năng cơ
thể bị thay đổi, khó nuốt, rối loạn ngôn ngữ, giảm thị
lực và thính lực, trầm cảm, thay đổi khái niệm về bản
thân
Không có khả năng giao tiếp, khuyết tật, suy giảm
khả năng vận động
Tai biến mạch máu não, trầm cảm, lo âu, sợ hãi,
thay đổi chức năng não
Thiếu nhận thức về giác quan để tránh hoặc là khả
năng kiểm soát bàng quang, không có khả năng nói ra
nhu cầu hoặc tự đi vệ sinh
(ineffective sexual pattern)
Suy giảm tính toàn vẹn của
da
Suy giảm tương tác xã hội
Cô lập xã hội
Nguy cơ lú lẫn cấp tính, lú
lẫn mạn tính
Suy giảm chức năng bài tiết
3. Một số tình trạng bệnh lý thần kinh
Các tình trạng bệnh lý thần kinh mà điều dưỡng có thể gặp ở người lớn tuổi được
trình bày phía dưới. Riêng bệnh Alzheimer sẽ được đề cập đến ở bài sau.
3.1. Bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương để kiểm soát
các chuyển động của cơ thể. Xảy ra khi các tế bào thần kinh sản xuất dopamine trong dây
thần kinh đệm chết hoặc bị suy giảm. Dopamine cần thiết để vận động trơn tru và có vai
trò trong cảm xúc. Sự phá hủy của một số lượng lớn các tế bào sản xuất dopamine này
dẫn đến sự xuất hiện của triệu chứng của bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson phổ biến hơn ở nam giới và xảy ra thường xuyên xảy ra sau khoảng
tuổi 40-49. Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi tác, mặc dù hầu hết các trường hợp đã được
chẩn đoạn giai đoạn từ 60 đến 69 tuổi. Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa rõ, nhưng
bệnh này được cho là có liên quan đến tiền sử tiếp xúc với chất độc, viêm não và bệnh
mạch máu não, đặc biệt là bệnh xơ cứng động mạch. Một phát hiện ở những người bị
bệnh Parkinson so với những người có các nguyên nhân gây run khác là sự hiện diện của
thể Lewy, một cơ quan bao gồm nội bào trong não. Cái chết của các tế bào gốc trong hạch
nền dẫn đến giảm đáng kể dopamine, là nguyên nhân gây ra các triệu chứng.
Một cơn run nhẹ ở bàn tay hoặc bàn chân xảy ra trong một thời gian dài có thể là
dấu hiệu đầu tiên của bệnh Parkinson (Hình 25-1). Run giảm khi bệnh nhân cố gắng vận
động có chủ đích. Sự cứng và yếu của cơ tăng, bằng chứng là chảy nước dãi, khó nuốt,
nói chậm và giọng đều đều. Khuôn mặt của bệnh nhân có vẻ ngoài giống như mặt nạ, và
da ẩm. Bradykinesia (chuyển động chậm) và thăng bằng kém xảy ra. Cảm giác thèm ăn
thường xuyên tăng lên, và người đó có thể biểu hiện sự bất ổn về cảm xúc. Dấu hiệu đặc
trưng là dáng đi loạng choạng khi nghiêng người về phía trước. Cử động chân tăng khi
bệnh nhân đi, và họ có thể không thể dừng lại được. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể
trở nên hoàn toàn không thể đi lại được. Các triệu chứng phụ bao gồm trầm cảm, rối loạn
220
giấc ngủ, sa sút trí tuệ, mi mắt không tự đóng lại, chảy nước dãi, khó nuốt, táo bón, khó
thở, tiểu són, giảm hứng thú với tình dục.
Có nhiều phương pháp kiểm soát run và duy trì tính độc lập cao nhất có thể. Thuốc
kháng cholinergic có thể được kê đơn để giảm các triệu chứng của bệnh nhân. Điều
dưỡng cần lưu ý rằng thuốc kháng cholinergic có thể làm bệnh tăng nhãn áp thêm trầm
trọng, vì vậy cần theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh khi triệu chứng này xuất hiện. Ngoài
ra, thuốc kháng cholinergic có thể gây ra chứng vô niệu tạm thời. Khi đang dùng
levodopa, bệnh nhân nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như bơ, đậu
lăng, đậu lima vì chúng sẽ phản tác dụng với thuốc; không cần thiết phải hạn chế ăn kiêng
nếu bệnh nhân đang dùng carbidopa-levodopa (Sinemet). Máy móc kiểm soát các triệu
chứng, chẳng hạn như máy phát xung gửi xung điện chặn tín hiệu não gây run, hệ thống
tiêm truyền thuốc, liệu pháp gen, có thể có lợi cho một số người mắc bệnh Parkinson
(Aebischer & Pralog, 2003; Senatus et al., 2004); bác sĩ thần kinh nên tư vấn về điều này
cho bệnh nhân.
Các bài tập phạm vi vận động chủ động và thụ động duy trì và cải thiện khả năng
vận động của khớp; tắm nước ấm và mát-xa có thể hỗ trợ các bài tập này và giảm co thắt
cơ do cứng cơ. Co cứng cơ là một nguy cơ đặc biệt đối với người cao tuổi mắc bệnh
Parkinson. Các nhà trị liệu nên tích cực tham gia vào chương trình tập thể dục để giúp
bệnh nhân tìm ra các thiết bị giúp tăng khả năng tự chăm sóc. Ít thực hiện can thiệp phẫu
thuật do không đáp ứng tốt.
Căng thẳng và thất vọng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh nhân; do
đó, điều dưỡng phải hỗ trợ tâm lý và giảm thiểu những rối loạn cảm xúc. Giúp bệnh nhân
và gia đình họ có được cái nhìn thực tế về căn bệnh này. Điều dưỡng cần nhấn mạnh rằng
bệnh tiến triển từ từ và liệu pháp đó có thể giảm thiểu tình trạng tàn tật. Mặc dù chức
năng trí tuệ có thể bị suy giảm khi bệnh tiến triển, nhưng người bị bệnh Parkinson không
thể được coi là bị suy giảm nhận thức. Điều quan trọng là những người khác không được
đánh giá thấp khả năng tinh thần của bệnh nhân do các vấn đề về giọng nói và dáng vẻ bất
lực, vì điều này có thể khiến bệnh nhân vô cùng bực bội và suy nhược, có thể phản ứng
bằng cách trở nên trầm cảm hoặc cáu kỉnh. Sự hỗ trợ của điều dưỡng giúp gia đình tối đa
hoá khả năng của bệnh nhân và hiểu được những thay đổi về tính cách. Giao tiếp và kích
thích tinh thần nên được duy trì ở mức bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Khi bệnh tiến tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dieu_duong_nguoi_cao_tuoi_le_van_duy.pdf