Môn học “Đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường trong một số lĩnh vực trọng điểm” là môn học nghiệp vụ chuyên ngành Trinh sát chống tội phạm về môi trường, thuộc Chương trình đào tạo Đại học Cảnh sát nhân dân, ngành Trinh sát Cảnh sát.
Mục tiêu môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về một số lĩnh vực; về đặc điểm, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trong từng lĩnh vực đó; nội dung và phương pháp tiến hành các hoạt động nghiệp vụ phòng ngừa và điều tra, khám phá tội phạm của lực lượng trinh sát Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường. Nội dung môn học xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức khoa học của các lĩnh vực kinh tế, khoa học quản lý môi trường, luật kinh tế, lý luận hoạt động trinh sát, tội phạm học, điều tra tội phạm kết hợp tổng kết thực tiễn đúc rút thành lý luận về phòng ngừa và điều tra khám phá tội phạm trong cáclĩnh vực cụ thể.
Để phục vụ việc nghiên cứu giảng dạy đối với hệ chính quy, chuyên ngành Trinh sát chống tội phạm môi trường, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân biên soạn Giáo trình môn học“Đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường trong một số lĩnh vực trọng điểm”. Lĩnh vực ở đây muốn chỉ một phạm vi hoạt động kinh tế- xã hội tập trung sự phức tạp hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.Do nhiều lĩnh vực nên có sự sắp xếp trong từng chương các lĩnh vực có nét tương đồng nhau.Nội dung giáo trình cấu trúc theo Chương trình môn học, gồm 5chương sau:Chương 1: Đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường trong lĩnh vực công nghiệpvà xây dựng cơ bản; Chương 2: Đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và đa dạng sinh học; Chương 3: Đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường trong sản xuất nông nghiệp và làng nghề; Chương 4: Đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường trong lĩnh vực y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm; Chương 5: Đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Quá trình biên soạn đã nghiên cứu sử dụng kiến thức về các lĩnh vực liên quan môi trường (khái niệm, phạm vi hoạt động, các hoạt động nghiệp vụ cơ bản, và các hoạt động quản lý nhà nước), kiến thức luật hình sự, xác định loại tội phạm trong lĩnh vực và biện pháp phòng ngừa, điều tra để tập trung làm rõ phương pháp chiến thuật phòng ngừa, điều tra khám phá tội phạm gắn với lĩnh vực theo chức năng CSPCTPMTr. Bên cạnh đó việc biên soạn đã gắn lý luận với thực tiễn sinh động, đa dạng phong phú, phức tạp của quá trình tổ chức đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường. Đồng thời coi trọng nghiên cứu các tài liệu tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm công tác các địa phương trong toàn quốc, ý kiến chân thành, quý báu của các nhà khoa học, trong quá trình biên soạn. Tuy đã cố gắng nhưng giáo trình không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết mong được cùng tham khảo, góp ý để chỉnh lý lần sau.
126 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trườngtrong một số lĩnh vực trọng điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i từ nước ngoài không rõ nguồn gốc, khôngqua kiểm dịch vào trong nước tiêu thụ.
Hai là, thu đoạn vi phạm trong sản xuất, chế biến thực phẩmkhông đảm
bảo các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định về điều kiện nhàxưởng, vệ sinh môi trường, tập huấn kiến thức cho người trực tiếp chếbiến thực phẩm.
Ba là, thủ đoạn vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩmkhông làm các thu tục theo quy định, sản phẩm thực phẩm không đảmbảo chất lượng như đã công bố, thực phẩm kém chất lượng, hàng quá hạnsử dụng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thủ đoạn sản xuất, kinhdoanh thực phẩm giả, hàng nhái, vi phạm về nhãn mác hàng hóa, làmgiả nhãn mác. Thủ đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nhữngthành phần không được phép có trong thực phẩm là các chất phụ gia,chất bảo quản có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm hoặc ảnh hưởng tới tínhmạng, sức khỏe con người.
Bốn là, thủ đoạn vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạtđộng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của các doanh nghiệp, tổchức, hộ gia đình, cá nhân làm ảnh hưởng đến công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt ở các làng nghề vi phạm các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường, địa bàn các khu công nghiệp khuchế xuất thực phẩm. Bên cạnh đó là các địa bàn tồn tại các bếp ăn tập thểcủa khu công nghiệp, cơ quan trường học, bệnh viện. Các phố phườngkinh doanh thực phẩm, thức ăn đường phố, khu du lịch, các khách sạn,nhà hàng...
3. Thủ đoạn hoạt động phạm tội của tội phạm về môi trường trong lĩnh vực y tế vàvệ sinh an tòan thực phẩm
2. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong lĩnh vực y tế
- Nhiều cơ sở y tế (phòng khám tư nhân, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh)không thực hiện đầy đủ các quy định về đánh giá lập bản đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường.
- Nhiều cơ sở y tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật tư y tế
xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải thải cục bộ để đối phó với cơ quan
chức năng, chỉ vận hành hệ thống khi có kiểm tra.
- Lén lút chôn lấp, vứt bỏ các chất thải chất độc hại nguy hiểm xuống sông, suối vào lúc vắng người, trời tối, đêm khuya
- Lén lút chôn lấp trái phép các chất thải nguy hại, sau đó để ngụy trang che
giấu sự phát hiện của cơ quan chức năng, tiến hành xây dựng các công trình tạm lên trên.
- Hối lộ, mua chuộc cán bộ các cơ quan chức năng khi bị phát hiện.
- Không phân loại, để lẫn rác thải y tế nguy hại với rác thải thông thường sau đó để lên các xe thu gom rác thông thường để giảm chi phí xử lý rác thải nguy hại.
- Sản xuất các loại thuốc, thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép.
b.Thủ đoạn hoạt động trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm
- Sử dụng sản phẩm động vật trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Chế biến thực phẩm nhưng sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất nhằm tăng lợi nhuận, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng (mực xé làm từ cao su non, gạo làm bằng nhựa, bò khô làm từ bìa carton)
- Các cơ sở kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng nhằm giảm chi phí sản xuất, bất chấp sự nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng. (ví dụ: mua hóa chất cấm (chất làm béo, làm dẻo, màu) từ chợ Kim Biên, Quận 5, TP Hồ Chí Minh để trộn vào nem chả để tiết kiệm nguyên liệu, tăng doanh thu.)
- Chế biến thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủysản cấm thu hoạch.
- Sản xuất, nhập khẩu, bán ra thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại.
4. Một số nguyên nhân, điều kiện của tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm
a.Về nguyên nhân khách quan
- Do nước ta đang chuyển đổi từ nền sản xuất quy mô nhỏ lẻ sangnền sản xuất hàng hóa; công nghệ sản xuất, chế biến thực phẩm còn thủ công, quy hoạch cho sản xuất thực phẩm chưa được xây dựng đồng bộ nênviệc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Hiện cả nước có khoảng 9,4triệu hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm. Điều này đặt ra cho công tácquản lý an toàn vệ sinh thực phẩmcũng như các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với cáchành vi vi phạm những thách thức hết sức to lớn.
- Do tập quán ăn uống, trình độ dân trí, đặc biệt là do thu nhậpthấp nên vẫn còn tình trạng người tiêu dùng sử dụng thực phẩm giá rẻ,không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm còn khá phổ biến.
- Sự gia tăng số lượng nhà máy, các khu công nghiệp lớn tập trungngười lao động tác động trực tiếp tới vấn đềan toàn vệ sinh thực phẩm của các bếp ăn tập thểcủa khu công nghiệp quá trình đô thị hóa cũng tác động không nhỏ đếnvấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinhtế xã hội nên môi trường nói chung và môi trường đất, nước để trồngtrọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nói riêng vẫn còn bị ô nhiễm. Bêncạnh đó, áp lực của việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng cũng làmtăng việc sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất thực phẩm. Đây lànguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm thực phẩm, tồn dư hóa chất trongsản phẩm thực phẩm.
- Nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý theo chuỗicung cấp thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn; việc quy hoạch vùng sảnxuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựngthương hiệu, xuất xứ địa lý của sản phẩm nên thực phẩm an toàn chưatạo được niềm tin cho người tiêu dùng, giá thành cao khó cạnh tranh vớithực phẩm thông thường, vì vậy chưa tạo động lực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu thương mại hàng hóanói chung và thực phẩm nói riêng; đồng thời việc có hơn 4.500 km đườngbiên giới trên đất liền, nhiều cửa khẩu đường sông, biển nên việc kiểmsoát hàng hóa thực phẩm nhập khẩu rất khó khăn, đặc biệt là kiểm soátthực phẩm nhập khẩu qua đường tiểu ngạch.
- Quy hoạch, đầu tư của Nhà nước để xây dựng các cơ sở xử lýchất thải chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Theo số liệuthống kê chưa đầy đủ, cả nước chỉ có 4 địa phương có đơn vị chứcnăng được cấp phép để xử lý rác thải y tế nguy hại là: Hà Nội, Hồ ChíMinh, Hải Phòng và Đà Nẵng. Các địa phương còn lại giao cho Côngty môi trường đô thị để xử lý rác thải y tế nguy hại như xử lý đối vớirác thải thông thường.
- Việc đầu tư về kinh phí xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, lòđốt và trang thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại chưa được thực hiệnđồng bộ, chưa tách riêng phần kinh phí đùng để đầu tư cho việc xử lýchất thải y tế nguy hại, dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở y tế chỉ sử đụngnguồn kinh phí của nhà nước để phục vụ công tác khám chữa bệnh vàkhông dùng để phục vụ công tác bảo vệ môi trường.
- Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hành vi viphạm và hình thức, mức độ xử lý chưa đủ mạnh để răn đe người có hànhvi vi phạm, còn nhiều điểm thiếu chặt chẽ, sơ hở, xa rời thực tiễn và thiếutính khả thi. Trách nhiệm của một số cơ quan có chức năng cũng nhưthẩm quyền về việc phát hiện và xử lý vi phạm còn thụ động và có phầnxem nhẹ.
b.Về nguyên nhân chủ quan
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nhiều, nhưngchưa có văn bản có hiệu lực pháp lý cao, điều chỉnh toàn diện các vấn đềvề quản lý đồng thời phải áp dụng nhiều văn bản quy phạm pháp luật cóliên quan khác nhau trong khi đây là một lĩnh vực quản lý khó khăn.
- Bộ máy cơ quan quản lý chuyên ngành vềan toàn vệ sinh thực phẩm còn chưa hoànthiện; có nhiều đầu mối tham gia quản lý nhà nước vềan toàn vệ sinh thực phẩm nhưng việcphân công trách nhiệm quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở một số lĩnh vực và đối với một số sản phẩm còn chồng chéo, ví dụ như đối với sữa tươi, chế biến thủysản. Chưa thiết lập được hệ thống cảnh báo và đánh giá nguy cơ chủ động, cóhiệu quả.
- Ý thức chấp hành pháp luật về quản lýchất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và tráchnhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng cònchưa cao, một mặt là do người sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuậntrước mắt, coi thường tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng; mặt khác doviệc xử lý vi phạm còn nương nhẹ, chưa kiên quyết.
- Vai trò của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp huyện, xã trên địa bàn thành phố chưa được coi trọng cấp xã chưa được phân bổ kinhphí để hoạt động. Công tác chỉ đạo, điều hành còn chưa đồng bộ, chưakiên quyết, trách nhiệm chưa rõ ràng nên một số vấn đề rất bức xúcnhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm. Mặc dù có nhiều cố gắng và quan tâm của Nhà nước, song đầu tưcho công tác quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầuquản lý. Ngân sách cho quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được tách thànhmục riêng trong chi ngân sách, lại phân tán nên việc chi trong công tác quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩmthiếu tính đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
- Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chất lượng
an toàn vệ sinh thực phẩm còn thiếu và lạc hậu; trình độ cán bộ chuyên môn và năng lực phân tích của các phòng thử nghiệm trong nước còn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, vẫn còn phải thuê phòng thí nghiệm ở nước ngoài phân tích đối với một số chỉ tiêu phân tích hóa chất độchại trong thực phẩm.
- Chưa có sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các Bệnh viện, cơ sởkhám chữa bệnh, các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương củaBộ Y tế đối với công tác bảo vệmôi trường tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Một số quy định và hướng dẫn còn nhiều điểm chung chung, thiếu tínhsát thực dẫn đến việc tổ chức, phân công trách nhiệm và thực hiện việcquản lý chất thải y tế nguy hại còn nhiều thiếu sót, vi phạm. Việc thanhtra chuyên ngành, quan trắc định kỳ và khắc phục những vi phạm đãđược phát hiện, xử lý và kiến nghị chưa được kịp thời, dứt điểm theo yêucầu đề ra.
- Nhận thức của một bộ phận tập thể và cá nhân được giao nhiệm vụquản lý chất thải y tế nguy hại còn thiếu, yếu và còn bất cập, thậm chícòn lợi dụng công việc này để mưu lợi cho tập thể và cá nhân. Đối với cáccơ sở khám chữa bệnh tư nhân, toàn bộ kinh phí đầu tư cho cơ sở hoạtđộng đều của tư nhân tự hoạch toán, kinh doanh, do đó chỉ tập trung vào khâu khám chữa bệnh để thu lợi và không quan tâm đến công tác bảo vệmôi trường.
Nguyên nhân về phíalực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường là lực lượng được thành lập chưa lâu, cán bộ, chiến sỹ được điều chuyển từ nhiều đơn vị và côngtác ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trình độ năng lực hoạt động nghiệp vụtrinh sát, điều tra không đồng đều, một bộ phận chưa kinh qua công tácnghiệp vụ, nhận thức của một số cán bộ chiền sỹ đối với các quy định của ngành vềcông tác nghiệp vụ cơ bản chưa sâu, dẫn đến việc thực hiện công tác nàycòn đạt hiệu quả thấp.Việc phân công nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát phòng,chống tội phạm về môi trường chưa thực sự đi liền với xây đựng tổ chứcbộ máy và đầu tư kinh phí; chưa có sự phối hợp một cách hiệu quả giữacác cơ quan chức năng. Công tác chủ động trong phòng ngừa tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường nói chung, môi trường y tế nóiriêng còn chậm đổi mới, việc triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật vềan toàn vệ sinh thực phẩmcòn chậm. Việc thanh tra, kiểm tra, điều tra xác định nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm còn chưa thường xuyên, kịp thời.
III. TỔ CHỨC PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRA KHÁM PHÁ TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC Y TẾ, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
1. Hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về môitrường trong lĩnh vực y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm
a. Tiến hành các công tác nghiệp vụ phục vụ phòng ngừa
Ở Việt Nam, tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế vàan toàn vệ sinh thực phẩm chiếm mộttỷ lệ nhất định trong cơ cấu tình trạng phạm tội. Phòng ngừa các hành vi tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này được hiểu là việc áp dụng tổng hợp các biện phápkhác nhau (biện pháp của Nhà nước, biện pháp của xã hội...) hướng vàoviệc thủ tiêu nguyên nhân, điều kiện tình trạng tội phạm và vi phạm pháp luật, nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi và tiến tớiloại bỏ tình trạng phạm tội và các hành vi vi phạm .
Công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnhvực y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm vềmôi trường là quá trình sử dụng các biện pháp theo quyđịnh của pháp luật nhằmtừng bước ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi và tiến tớiloại bỏ tình trạng phạm tội và các hành vi vi phạm. Theo chức năng phải thực hiện các hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ và tham gia các hoạt động phòng ngừa xã hội. Phòng ngừa nghiệp vu là việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ cơ bản như: sưu tra; xácminh hiềm nghi, đấu tranh chuyên án; xây dựng và sử dụng mạng lưới bímật; xây dựng đặc tình, cộng tác viên danh dự, trinh sát nội tuyến, trinhsát kỹ thuật... để phát hiện, thu thập thông tin, tài liệu về những ngườicó điều kiện, khả năng phạm tội hoặc đang có biểu hiện nghi vấn phạmtội trong lĩnh vực y tế vàan toàn vệ sinh thực phẩm.Các hoạt động này phải tiến hành theo địabàn và lĩnh vực trọng điểm, tập trung vào những địa bàn, ngành hàngsản xuất trọng điểm nhiều khả năng có biểu hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế vàan toàn vệ sinh thực phẩm từ các khâu: nuôi trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh cácngành hàng thực phẩm...
Công tác điều tra cơ bản: Những đối tượng cần tập trung tiến hành công tác điều tra cơ bản về lĩnh vực y tế, cần tập trung tiến hành điều tra cơ bản những đối tượng sau:Các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, trung tâm y tế dự phòng, các trạm y tế; Các phòng khám tư nhân, phòng khám đông y; Các công ty xử lý rác thải y tế, các công ty cung ứng vật tư y tế; Các công ty xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế
Lĩnh vực an toàn thực phẩm cần tập trung vào những đối tượng sau:Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; các cơ sở kinh doanh ăn uống, tiệc cưới; các cơ sở nhập khẩu thực phẩm động vật, thực vật; các doanh nghiệp sản xuất bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm; các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, chất hỗ trợ dùng trong chế biến thực phẩm.
Tùy theo đối tượng điều tra cơ bản là tuyến, lĩnh vực để thu thập đầy đủ các tài liệu phục vụ điều tra cơ bản theo quy định. Tiến hành điều tra cơ bản trong lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm cần chú ý thu thập những tài liệu sau:
+ Giấy Đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập, Giấy phép đầu tư.
+ Sơ đồ vị trí, sơ đồ tổng thể mặt bằng.
+ Cơ cấu tổ chức, hệ thống sản xuất, kinh doanh.
+ Danh sách cán bộ chủ chốt (ban giám đốc, bộ phận trực tiếp làm công tác bảo vệ môi trường). Lưu ý phải có địa chỉ, số điện thoại
+ Quy trình tổ chức sản xuất, dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp
+ Thành phần nguyên liệu đầu vào; sản phẩm; phế liệu.
+ Chất thải (rắn, lỏng, khí).
+ Chất thải nguy hại (Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại hoặc văn bản báo cáo về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại).
+ Công tác quản lý chất thải (Các biện pháp, thiết bị, hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại).
+ Hệ thống thu gom, xử lý nước thải: Sơ đồ thiết kế, công nghệ xử lý, quy trình vận hành, nhật ký vận hành, công suất, hợp đồng thi công xây dựng, hồ sơ nghiệm thu, cấp phép và theo dõi hoạt động.
+ Các báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
+ Các tài liệu thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường (nếu có).
+ Các hành vi vi phạm và phạm tội đã xảy ra trên các địa bàn, tuyến, lĩnh vực.
Công tác sưu tra đối tượng môi trường:
Để sưu tra cần thu thập tài liệu phát hiện đối tượng sưu tra. Những đối tượng cần tập trung thu thập tài liệu bao gồm:
+ Người có tiền án phạm tội gây ô nhiễm môi trường, vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; làm lây lan dịch bệnh cho người và động vật hiện đang hoạt động ngoài xã hội hoặc đang làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội về môi trường.
+ Người đã bị xử lý hành chính về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nay vẫn trực tiếp tham gia nghiên cứu, quản lý, điều hành, tổ chức, sản xuất; kinh doanh, dịch vụ thuộc lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội về môi trường.
+ Người đã bị xử lý kỷ luật về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong nghiên cứu, quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất; kinh doanh, dịch vụ liên quan đến quản lý nhà nước về môi trường còn điều kiện, khả năng hoặc có biểu hiện nghi vấn hoạt động tội phạm.
+ Người chưa bị kết án, chưa bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật về môi trường nhưng đang có biểu hiện nghi vấn hoạt động tội phạm về môi trường trong lĩnh vực lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm
- Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu về đối tượng dự kiến đưa vào diện sưu tra.Thu thập những thông tin, tài liệu về đối tượng thông qua những nguồn tư liệu đã có: khai thác hồ sơ sưu tra cũ; khai thác hồ sơ nhân khẩu, hộ khẩu, hồ sơ xử lý vụ việc vi phạm về an ninh trật tự ở địa bàn của lực lượng công an cơ sở; khai thác qua đơn thư tố giác, tin báo của quần chúng; khai thác tin, tài liệu từ hồ sơ nghiệp vụ tàng thư căn cước, can phạm, hồ sơ vụ án đã kết thúc, đình chỉ điều tra...
Những tài liệu thường là những tài liệu phản ánh về lai lịch nhân thân, tiền án tiền sự, về điều kiện khả năng phạm tội và biểu hiện nghi vấn phạm tội của đối tượng; báo cáo của cơ sở bí mật, đặc tình; tài liệu về quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đơn thư tố giác tố cáo; tài liệu về đối tượng do các lực lượng khác chuyển giao
Quá trình thu thập có thể sử dụng tổng hợp các biện pháp như sử dụng cơ sở bí mật, trinh sát trực tiếp xác minh, biện pháp quản lý hành chính, biện pháp vận động quần chúng
Phân loại và quản lý đối tượng sưu tra: Đối tượng sưu tra loại A là những đối tượng có điều kiện, khả năng phạm tội trong lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm: trinh sát phải sử dụng các biện pháp để thu thập các tài liệu để làm rõ các điều kiện, khả năng đó. Đồng thời phối kết hợp với các cơ quan chức năng để loại bỏ các điều kiện, khả năng phạm tội của đối tượng.Đối tượng sưu tra loại B là những đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội trong lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm:
+ Phải theo dõi mọi diễn biến của đối tượng, đồng thời sử dụng các biện pháp để thu thập tài liệu xác minh, làm rõ các biểu hiện nghi vấn phạm tội.
+ Tuỳ theo tài liệu thu thập được mà đề xuất các hình thức: loại ra khỏi diện sưu tra, đưa về loại A để quản lý, đưa lên loại C
- Đối tượng sưu tra loại C là những đối tượng có dấu hiệu nghi vấn hoạt động phạm tội trong lĩnh vực y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm:
+ Phải sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để nhanh tróng xác minh về dấu hiệu nghi vấn của đối tượng.
+ Trên cơ sở kết quả xác minh mà đề xuất các hình thức như chuyển về loại B, xác lập hiềm nghi, lập hồ sơ xử lý
Công tác xây dựng và sử dụng cộng tác viên bí mật
- Hướng chọn người làm cộng tác viên bí mật: Lực lượng công tác viên bí mật của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường theo quy định hiện hành bao gồm: Cơ sở bí mật, đặc tình, công tác viên danh dự, hộp thư bí mật. Việc chọn người làm cộng tác viên bí mật cần tuân thủ các quy định chung của ngành. Ngoài ra quá trình tuyển chọn cần chú ý lựa chọn những người sau:
- Chọn trong số cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở bệnh viện, phòng khám tư nhân, trung tâm y tế, cac công ty sản xuất vật tư y tế và thuốc chữa bệnh; các công ty sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
- Chọn trong số cán bộ ở các doanh nghiệp làm ở những khâu, bộ phận có khả năng, điều kiện phát hiện cung cấp cho trinh sát những tin tức, tài liệu có liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực y tế và an toàn, vệ sinh thực phẩm.
- Chọn những người cư trú, sinh hoạt, hoạt động gần bệnh viện, phòng khám tư nhân, trung tâm y tế, các công ty sản xuất vật tư y tế và thuốc chữa bệnh; các công ty sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm để xây dựng làm cộng tác viên bí mật.
- Chọn những người làm công tác vận chuyển, vận hành thiết bị trong các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động xử lý, tiêu hủy chất thải.
- Chọn những chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường làm cộng tác viên danh dự.
- Chọn những người đã thiết kế, xây dựng các hệ thống thiết bị bảo vệ môi trường cho những bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở sản xuất thực phẩm mà ta đang cần điều tra nghiên cứu.
Việc bố trí đặc tình, cơ sở bí mật một cách phù hợp với khả năng và nhiệm vụ được giao sẽ có tác dụng phát huy hiệu quả hoạt động của họ. Đối với lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm trinh sát cần lưu ý bố trí vào các địa bàn, khâu sau:
- Các khâu trực tiếp liên quan đến việc quản lý, vận hành bộ phận xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
- Những bộ phận liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ môi trường trong các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Quá trình sử dụng cộng tác viên bí mật cần phải trang bị thêm cho họ về phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng; những vấn đề về nghiệp vụ nhằm phát hiện, thu thập tài liệu theo yêu cầu trinh sát đặt ra. Cần hướng cho họ phát hiện ra các thủ đoạn hoạt động của đối tượng, thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ phục vụ cho yêu cầu trinh sát.
Tiến hành công tác nghiệp vụ cơ bản nắm vững tuyến, địa bàn, lĩnh vực, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạtđộng phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiệnphân loại đối tượng, nhóm đối tượng tội phạm có những hoạt động có liênquan đến lĩnh vực. Từ đó có thể theo dõi kịp thời các diễn biến,quy luật hoạt động, phương thức, thủ đoạn, cách thức hoạt động của cácđối tượng này. Đây chính là căn cứ thực hiện hoạt động phòng ngừa cũngnhư phát hiện, điều tra xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế và an toàn vệ sinh thực phẩmmột cách có hiệu quả.
Phối hợp tiến hành các hoat động phòng ngừa xã hội
Bên cạnh phòng ngừa nghiệp vụ (phòngngừa riêng) lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phối hơp tiến hành các hoạt động phòng ngừa xã hội (phòng ngừa chung). Hai mức độ này tạo thành hệ thống phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế vàan toàn vệ sinh thực phẩm có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.Có thể tổng hợp nhóm các biện pháp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường như sau:
Một là, phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài ngành thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về lĩnhvực y tế vàan toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhânthuộc các đối tượng có liên quan trực tiếp và gián tiếp về lĩnh vực này.
Thực hiện tốt mối quan hệ phối kết hợp với các cơ quan chức năngquản lý nhà nước vềan toàn vệ sinh thực phẩm như: ngành Y tế, ngành Nông nghiệp,ngành Công thương. Vận động quần chúng tích cực tham gia phòngngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, phát hiện, tố giác,lên án, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này thông quaviệc tổ chức, xây dựng phong trào quần chúng tham gia vận động đảmbảo môi trường, giữan toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyên dương đối với các tổ chức, cá nhânthực hiện tốt công tác đảm bảo môi trường an toàn vệ sinh thực phẩm, triển khai vànhân rộng trong toàn quốc các mô hình đảm bảo môi trường y tế vàquản lý an toàn vệ sinh thực phẩmtiên tiến.
Hai là, tham mưu cho các cấp có thấm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở phân công, phân cấp chức năng,nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ, ngành, tránh chồng chéo, sơ hở, bất cập. Đềxuất soạn thảo các văn bản pháp lý liên quan tới công tác đảm bảo môitrường y tế vàan toàn vệ sinh thực phẩm như: xây dựng các qui trình quản lýkiểm soát việc chấphành các tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm, góp ý chocác dự thảo liên quan tới những vấn đề này đề xuất ban hành pháp luậtvà các văn bản pháp quy khác có liên quan đến hoạt động phòng ngừa,phát hiện, điều tra xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vựcan toàn vệ sinh thực phẩm. Quađó làm hành lang pháp lý để phát hiện, điều tra, xử lý những tiêu cực,những sơ hở, tồn tại, thiếu sót, buông lỏng các vấn đề liên quan tới côngtác đảm bảo môi trường an toàn vệ sinh thực phẩm như: Từ sản xuất, chế biến, kinh doanh,xuất nhập khẩu các loại hàng hóa thực phẩm, việc kiểm soát thiếu chặtchẽ, đồng bộ đối với việc sử dụng các tiêu chuẩn an toàn trong đảm bảoan toàn vệ sinh thực phẩm (ví dụ trong sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản, hương liệubừa bãi, không theo quy chuẩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dau_tranh_linh_vuc_trong_diem_6961.docx