Giáo trình Công pháp quốc tế

Theo kết quả nghiên cứu của khoa học pháp lý, nhà nước và pháp luật ra đời là

hiện tượng lịch sử khách quan, và chúng có cùng những nguyên nhân ra đời giống nhau.

Xét về mặt chủ quan, pháp luật là một trong những công cụ để nhà nước quản lý xã hội và

là công cụ hữu hiệu nhất. Trong quá trình hoạt động của mình, nhà nước sử dụng pháp

luật để duy trì quyền lực nhà nước và phát huy những tính năng quan trọng của bộ máy

nhà nước.

Để thực hiện hai chức năng cơ bản nhất của hoạt động nhà nước là đối nội và đối

ngoại, nhà nước sử dụng phổ biến hai công cụ pháp lý khác nhau là luật quốc gia và luật

quốc tế. Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng của mình, còn trong quan hệ với các

quốc gia khác thì được điều chỉnh bởi hệ thống luật chung là luật quốc tế.

Quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế gắn liền với sự phát triển chung

của nhà nước cũng như pháp luật. Nhưng xét về thời điểm lịch sử thì luật quốc gia có

trước và là tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của luật quốc tế. Sự xuất hiện nhà

nước và pháp luật ở các khu vực địa lý khác nhau trên thế giới đã nảy sinh nhu cầu liên

kết, hợp tác nhằm thiết lập quan hệ giữa các quốc gia để giải quyết các vấn đề liên quan

như xác định biên giới quốc gia, vấn đề về chiến tranh, hòa bình, thiết lập quan hệ ngoại

giao, quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa, Đây là nền móng, là cơ sở cho sự hình thành

các quy tắc ứng xử giữa các quốc gia với nhau.

pdf71 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 3464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Công pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiến pháp của tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm xác lập địa vị pháp lý của công dân – bộ phận quan trọng nhất trong khối dân cư của quốc gia. Về phương diện lịch sử, quốc tịch là một khái niệm được ra đời vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Chế định này là một bước phát triển quan trọng trong lịch sử loài người. Trước đó, mối quan hệ giữa nhà nước và các nhân thuộc về nhà nước đó vẫn tồn tại với tư cách là mối quan hệ pháp luật và ở từng thời kỳ khác nhau, mối quan hệ đó biểu hiện theo các hình thức khác nhau. Ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, chủ nô là người có đầy đủ các quyền do nhà nước ban cho, còn tuyệt đại đa số những người lao động thì không được hưởng các quyền này. Sang thời kỳ phong kiến, địa vị pháp lý dành cho người lao động được cải thiện hơn, họ được coi là “thần dân” của vua chúa, với rất ít quyền cá nhân và không được hưởng các quyền chính trị. Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, khái niệm quốc tịch được ra đời, trong đó người dân được coi là “công dân” với nhiều quyền lợi và nghĩa vụ kèm theo. Quốc tịch là mối liên hệ mang tính chất pháp lý – chính trị giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định và thể hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện. Mối quan hệ pháp luật về quốc tịch có các đặc điểm: Thứ nhất, quốc tịch có tính ổn định và bền vững về không gian và thời gian. 51 Về mặt không gian, mối quan hệ pháp lý giữa quốc gia và cá nhân mang quốc tịch là hoàn toàn không bị hạn chế. Điều này thể hiện ở chỗ, khi đã mang quốc tịch và trở thành công dân của một quốc gia nào đó thì mỗi công dân phải luôn chịu sự chi phối và tác động về mọi mặt từ quốc gia đó, không kể họ đang cư trú ở đâu, trong hay ngoài nước, và tại nơi họ cư trú họ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau. Về mặt thời gian, thông thường, một người ngay khi sinh ra đã mang một quốc tịch, tức là có mối liên hệ với ít nhất một quốc gia nhất định. Mối liên hệ này sẽ gắn bó suốt quá trình sống của người đó từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, trừ những trường hợp đặc biệt, như: xin thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch,... Thứ hai, quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý có tính hai chiều giữa nhà nước và công dân, là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Khi mang quốc tịch của một quốc gia nào đó, thì công dân được hưởng những quyền đồng thời phải gánh vác các nghĩa vụ đối với nhà nước của họ; ngược lại, các quyền của công dân cũng chính là các nghĩa vụ mà quốc gia phải thực hiện nhằm đảm bảo tốt nhất các quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân lại đồng thời là các quyền của quốc gia đó. Thứ ba, quốc tịch mang tính cá nhân. Quốc tịch gắn bó với bản thân mỗi cá nhân nhất định và không thể chia sẻ cho người khác. Việc thay đổi quốc tịch của một người không thể làm quốc tịch của người khác thay đổi theo. Thứ tư, quốc tịch vừa mang tính quốc tế, vừa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc gia. Trong quan hệ quốc tế, quốc tịch là cơ sở để quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao cho công dân của mình; là cơ sở để quốc gia từ chối tiến hành dẫn độ tội phạm đối với công dân mình (trừ những trường hợp có điều ước quốc tế quy định về dẫn độ tội phạm). 1.2.2. Xác lập quốc tịch của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước Trên cơ sở chủ quyền, mỗi quốc gia có những quy định cụ thể về xác lập quốc tịch cho cá nhân là công dân của nước đó. Trong quan hệ pháp luật quốc tịch, quốc gia là chủ thể duy nhất của luật quốc tế có quyền ban cấp quốc tịch cho cá nhân, theo các nguyên tắc và quy định pháp luật của nhà nước đó. Việc quy định cụ thể các điều kiện, trình tự, thủ tục, cách thức hưởng và mất quốc tịch trước hết là công việc nội bộ của từng quốc gia, song cũng cần phù hợp với nguyên tắc của luật quốc tế và các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Đối với cá nhân, quốc tịch là căn cứ, dấu hiệu nói lên sự quy thuộc của một cá nhân về một nhà nước nhất định. Sự quy thuộc này đồng nghĩa với việc người đó nhận được các quyền lợi mà nhà nước và pháp luật nước này đảm bảo cho họ được thụ hưởng. Đồng thời, nó cũng xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước đó trong việc bảo vệ quyền lợi cho cá nhân đó trong mối quan hệ với cộng đồng dân cư của quốc gia mà họ là công dân, cũng như trong quan hệ quốc tế mà người đó tham gia nhân danh chính cá nhân họ. Đối với nhà nước, xác lập quốc tịch có ý nghĩa thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư, bởi vì về mặt pháp lý, quốc tịch là căn cứ xác định giới hạn thẩm quyền tài phán của một quốc gia trong quan hệ pháp luật quốc tế. Đằng sau các mối quan hệ giữa một cá nhân với cá nhân của quốc gia khác hay giữa cá nhân với nhà nước khác, suy đến cùng là mối quan hệ giữa các nhà nước với nhau. Và trong các quan hệ đó, ranh giới chủ quyền của các quốc gia trước hết được xác định căn cứ vào yếu tố quốc tịch. Vì dù theo 52 hình thái kinh tế - xã hội nào thì con người cũng phải gắn với điều kiện phát triển của một quốc gia, một nhà nước cụ thể. Quyền con người của cá nhân cụ thể trong xã hội phải được thể chế hóa và bản đảm thực hiện bằng các quy định pháp luật và thiết chế quốc gia. Có như vậy thì các chuẩn mực quốc tế đối với quyền lợi cá nhân con người mới có điều kiện để được hiện thực hóa trong đời sống. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới xác lập mối quan hệ quốc tịch theo các trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất, hưởng quốc tịch do sinh ra Đây là cách thức hưởng quốc tịch phổ biến nhất. Theo trường hợp này, việc công dân mang quốc tịch của một quốc gia được xác định một cách mặc nhiên ngay từ lúc công dân đó được sinh ra. Nói cách khác, việc công dân mang quốc tịch trong trường hợp này không phụ thuộc vào ý chí của bản thân công dân mà phụ thuộc vào ý chí của nhà nước và trên cơ sở phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Tuy vậy, các quốc gia có sự khác nhau trong việc sử dụng nguyên tắc hưởng quốc tịch do sinh ra, dẫn đến các kết quả pháp lý khác nhau, đó là nguyên tắc huyết thống (Jus sanguinis) và nguyên tắc quyền nơi sinh (Jus soli). Theo nguyên tắc huyết thống trẻ em khi sinh ra có quốc tịch theo cha mẹ, không phụ thuộc vào nơi sinh. Hạn chế của nguyên tắc này là chưa đưa ra được hướng giải quyết trong trường hợp cha mẹ của đứa trẻ là những người không quốc tịch, hoặc không xác định được quốc tịch, hoặc không có cùng quốc tịch, thì không thể xác định quốc tịch cho đứa trẻ theo nguyên tắc này. Nguyên tắc quyền nơi sinh xác định trẻ em sinh ra ở nước nào sẽ có quốc tịch nước đó, không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ. Nguyên tắc này đã khắc phục được nhược điểm của nguyên tắc huyết thống là xác định quốc tịch cho đứa trẻ không rõ quốc tịch trên lãnh thổ của một quốc gia, nhưng nguyên tắc này cũng bộc lộ hạn chế, đó là trường hợp những đứa trẻ có cha mẹ là công dân của quốc gia xác định quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống, nhưng do được sinh ra tại quốc gia có quy định nguyên tắc này, dẫn đến đứa trẻ đương nhiên có quốc tịch của quốc gia nơi nó được sinh ra lại vừa mang quốc tịch quốc gia mà cha mẹ đang là công dân. Điều này dẫn đến sự gia tăng hiện tượng hai hay nhiều quốc tịch của công dân. Rõ ràng hai nguyên tắc này đều có những khiếm khuyết nhất định, vì vậy các quốc gia đã ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương nhằm mục đích hợp tác để hạn chế hay loại bỏ tình trạng người không quốc tịch hay hai quốc tịch. Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đều quy định việc hưởng quốc tịch do sinh ra trên cơ sở áp dụng nguyên tắc hỗn hợp theo trình tự nhất định, phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trường hợp thứ hai, hưởng quốc tịch theo sự gia nhập Đây là trường hợp một người được nhận quốc tịch của một quốc gia khác do việc xin gia nhập quốc tịch. Việc nhập quốc tịch được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trao quốc tịch nước đó theo một trình tự được pháp luật quy định. Có ba trường hợp hưởng quốc tịch theo sự gia nhập sau: * Do xin vào quốc tịch 53 Đây là trường hợp phổ biến nhất trong hưởng quốc tịch theo sự gia nhập. Việc hưởng quốc tịch trong trường hợp này dựa trên cơ sở ý chí, nguyện vọng của cá nhân của người muốn xin vào quốc tịch. Điều này được thể hiện thông qua việc người có nhu cầu phải có đơn xin gia nhập quốc tịch. Trình tự, thủ tục và các điều kiện xin gia nhập quốc tịch được quy định trong pháp luật có liên quan của quốc gia được xin gia nhập quốc tịch. Nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định các điều kiện cơ bản sau: - Phải đạt độ tuổi nhất định, thường là từ 18 tuổi trở lên. - Phải có thời gian sinh sống nhất định tại nước xin nhập quốc tịch. - Phải biết ngôn ngữ của quốc gia xin gia nhập. - Phải có điều kiện sống đảm bảo theo quy định của quốc gia xin gia nhập quốc tịch. - Phải có đạo đức và tư cách tốt. - Ngoài ra, phụ thuộc vào bản chất chế độ, phong tục tập quán, điều kiện và trình độ phát triển của từng nước mà trong quy định từng nước có thể có các điều kiện bổ sung thêm. * Do kết hôn với người nước ngoài Liên quan đến vấn đề này, pháp luật các nước quy định rất khác nhau. Có nước quy định phụ nữ khi kết hôn với người nước ngoài thì được mang quốc tịch chồng, như ở Anh, Braxin, Trong khi đó có nước lại quy định việc kết hôn của phụ nữ không làm thay đổi ipso facto quốc tịch của người phụ nữ. Công ước 1957 về quốc tịch của người phụ nữ đi lấy chồng, để đảm bảo sự bình đẳng về quốc tịch, đã quy định rằng người phụ nữ có địa vị bình đẳng với nam giới trong việc giữ hoặc thay đổi quốc tịch khi kết hôn. Phù hợp với pháp luật quốc tế, nhằm đảm bảo công bằng cho vai trò của người phụ nữ, pháp luật Việt Nam không coi việc kết hôn của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài là một trong những trường hợp đương nhiên mất quốc tịch, quốc tịch của họ chỉ bị mất khi họ có đơn xin thôi quốc tịch * Do nhận làm con nuôi người nước ngoài Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều thừa nhận nguyên tắc, trẻ em không có quốc tịch hoặc có quốc tịch nước khác, khi được người nước ngoài nhận làm con nuôi, có thể xin gia nhập quốc tịch của cha hoặc mẹ nuôi, tùy theo từng trường hợp cụ thể Trường hợp thứ ba, hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn Hưởng quốc tịch theo lựa chọn là quyền của người dân được lựa chọn cho mình một quốc tịch hoặc là giữ nguyên quốc tịch cũ hoặc là nhận quốc tịch của một quốc gia hữu quan khác. Việc lựa chọn quốc tịch phải được thực hiện trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với nguyên tắc dân tộc tự quyết, bảo đảm tuyệt đối quyền lợi và tài sản của người lựa chọn quốc tịch. Trường hợp thứ tư, hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch Phục hồi quốc tịch là hoạt động pháp lý có ý nghĩa nhằm mục đích khôi phục lại quốc tịch cho người đã mất quốc tịch đó vì các nguyên nhân khác nhau trong đời sống dân sự quốc tế. Vấn đề phục hồi quốc tịch được đặt ra đối với người đã ra nước ngoài sinh sống và nay hồi hương, đối với những người đã mất quốc tịch nước mình do kết hôn với người 54 nước ngoài nay ly hôn và muốn trở lại quốc tịch cũ, Do trước đây họ đã có quốc tịch của quốc gia này, nhưng do một số lý do họ xin thôi quốc tịch để nhập vào quốc tịch của một quốc gia khác, do đó khi có nguyện vọng quay trở lại quốc tịch, các quốc gia thường quy định trình tự thủ tục đơn giản hơn rất nhiều và có tích chất ưu tiên hơn so với những người xin gia nhập quốc tịch lần đầu. Tuy nhiên, để được phục hồi quốc tịch, người có nhu cầu cũng phải đảm bảo một số điều kiện nhất định, thường là không có hành vi làm nguy hại đến an ninh quốc gia trong suốt thời gian mất quốc tịch. Ngoài ra, trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế, còn có hưởng quốc tịch theo phương thức thưởng quốc tịch. Thưởng quốc tịch là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia công nhận người nước ngoài có công lao to lớn với nước mình, với cộng đồng nhân loại, là công dân nước mình. Việc thưởng quốc tịch phải được sự đồng ý của người được thưởng quốc tịch. Trong thực tế, việc thưởng quốc tịch dẫn đến hai hệ quả pháp lý sau: - Người được thưởng quốc tịch trở thành công dân thực sự của nhà nước thưởng quốc tịch với đầy đủ quyền và nghĩa vụ như công dân của nhà nước này. - Người được thưởng quốc tịch là công dân danh dự của nhà nước thưởng quốc tịch, việc thưởng quốc tịch chỉ có giá trị và ý nghĩa tinh thần là chủ yếu. 1.2.3. Chấm dứt mối quan hệ quốc tịch với nhà nước Chấm dứt mối quan hệ quốc tịch với nhà nước là việc chấm dứt mối liên hệ pháp lý bền vững và ổn định giữa công dân và một nhà nước. Các trường hợp chấm dứt mối quan hệ quốc tịch với nhà nước bao gồm: Thứ nhất, xin thôi quốc tịch Thôi quốc tịch là việc đương sự bị mất quốc tịch xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của đương sự khi họ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mình cho phép họ thôi quốc tịch. Để được thôi quốc tịch đương sự phải làm đơn xin thôi quốc tịch gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khi được phép thôi quốc tịch họ sẽ không được oil à công dân của nước đó nữa. Pháp luật các nước đều quy định một số điều kiện chủ yếu để xin thôi quốc tịch như: - Đã hoàn thành hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự. - Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính cho quốc gia mà họ xin thôi quốc tịch. - Không phải thi hành các phán quyết dân sự. - Không bị truy tố hình sự trong thời gian xin thôi quốc tịch Thứ hai, bị tước quốc tịch Tước quốc tịch là việc công dân bị chính quốc gia mà mình mang quốc tịch tước bỏ quyền được mang quốc tịch trên cơ sở những hành vi vi phạm pháp luật của nước đó, thông thường đó là những hành vi gây phương hại đến lợi ích và uy tín của quốc gia. Tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt mà quốc gia thi hành đối với công dân nước mình khi họ không còn xứng đáng với danh hiệu công dân nữa. Như vậy việc một người có quốc tịch cũng chính là vấn đề liên quan đến danh dự cá nhân. Vì vậy chỉ khi nào công dân có hành vi vi phạm cụ thể và được luật quy định mới có thể bị tước quốc tịch. 55 Trình tự thủ tục và điều kiện tước quốc tịch được quy định trong pháp luật quốc gia của mỗi nước và hoàn toàn phải tôn trong nguyên tắc đã được đưa ra trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948. Theo đó, “mọi người đều có quyền có một quốc tịch; không ai bị tước quốc tịch một cách vô cớ và bị từ chối quyền được đổi quốc tịch”. Thứ ba, đương nhiên mất quốc tịch Việc mất quốc tịch của một công dân xảy ra khi người đó ở vào những trường hợp mà pháp luật đã có những quy định từ trước. Pháp luật của các nước trên thế giới thường quy định những trường hợp cụ dẫn đến hệ quả pháp lý mất quốc tịch của đương sự khi họ thực hiện một trong các hành vi sau đây: - Gia nhập quốc tịch nước khác. - Phục vụ trong lực lượng vũ trang nước ngoài. - Tham gia vào bộ máy nhà nước của quốc gia khác. Như vậy, đương nhiên mất quốc tịch là trường hợp công dân của một quốc gia bị mất quốc tịch một cách mặc nhiên chứ không phải là hành vi trừng phạt từ nhà nước. 1.3. Những trường hợp ngoại lệ về quốc tịch cá nhân 1.3.1. Người hai quốc tịch Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân của cả hai quốc gia. Nói cách khác, pháp luật của cả hai quốc gia đều coi người đó là công dân của mình, trên cơ sở đó cùng một lúc họ sẽ đồng thời được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ công dân của cả hai quốc gia. Thực tiễn cho thấy, những người mang hai quốc tịch là nguyên nhân gây ra trở ngại rất lớn cho quốc gia trong việc thực hiện chủ quyền của mình đối với dân cư, và trong một chừng mực nhất định nó gây ra trở ngại cho quốc gia trong quan hệ hợp tác quốc tế. Đồng thời người hai quốc tịch cũng không có khả năng thực hiện toàn bộ quyền và nghĩa vụ công dân của họ đối với hai quốc gia mà họ mang quốc tịch. Việc đưa đến tình trạng hai quốc tịch do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là do xung đột pháp luật giữa các nước về vấn đề quốc tịch. Phổ biến có các nguyên nhân sau: - Do sự xung đột pháp luật của các nước khi quy định về các trường hợp hưởng quốc tịch. Ví dụ, khi đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ quốc gia có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc luật nơi sinh nên đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của nước đó, đồng thời cha mẹ đứa trẻ lại là công dân của nước có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc huyết thống nên đứa trẻ mang thêm quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ. - Do hành vi kết hôn, nhận con nuôi trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. - Do những thay đổi về điều kiện thực tế của cá nhân. Ví dụ, một cá nhân được hưởng quốc tịch mới nhưng không đương nhiên bị mất quốc tịch cũ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do luật quốc tịch của nước họ không có quy định về việc đương nhiên mất quốc tịch khi vào quốc tịch mới. Để hạn chế và ngăn ngừa các trở ngại do hiện tượng hai hay nhiều quốc tịch mang lại, trong quan hệ hợp tác của mình các quốc gia đã ký kết một số điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương nhằm mục đích ngăn chặn và tiến tới loại bỏ các trường hợp nhiều quốc tịch. Theo các điều ước này, đương sự có quyền tự do lựa chọn một quốc tịch 56 của một trong các nước tham gia điều ước. Trường hợp không lựa chọn được quốc tịch thì họ được coi là công dân của nước nơi họ cư trú thường xuyên. 1.3.2. Người không quốc tịch Không quốc tịch là hiện tượng một cá nhân không có quốc tịch của một quốc gia nào, đồng nghĩa với việc người đó cũng không được coi là công dân của bất kỳ nước nào. Hiện tượng này phát sinh do một số nguyên nhân như: - Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng riêng biệt nguyên tắc huyết thống mà cha mẹ là người không có quốc tịch. - Khi có sự xung đột pháp luật của các nước về vấn đề quốc tịch, chẳng hạn một người do cư trú ở nước ngoài mà theo luật nước họ họ bị tước quốc tịch hoặc tự động mất quốc tịch, nhưng luật của nước nơi họ đang cư trú lại yêu cầu phải được sự chấp thuận thôi quốc tịch gốc mới được vào quốc tịch mới. - Khi một người đã mất quốc tịch cũ nhưng chưa có quốc tịch mới. Địa vị pháp lý của người không quốc tịch bị hạn chế hơn nhiều so với công dân của nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia mà họ đang sinh sống. Theo nguyên tắc, những người không quốc tịch có khối lượng quyền và tự do ít hơn, bị hạn chế trong việc sử dụng các quyền dân sự và chính trị, không có khả năng yêu cầu sự giúp đỡ bảo hộ ngoại giao trong trường hợp các quyền và lợi ích cá nhân của họ bị xâm phạm. Để khắc phục và hạn chế tình trạng người không quốc tịch, cộng đồng quốc tế cũng đã ký kết một số điều ước quốc tế về bảo đảm cho quyền lợi của người không quốc tịch với tư cách là các quyền con người cơ bản trong xã hội và đời sống quốc tế. 2. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 2.1. Cơ sở pháp lý Người nước ngoài chính là người không mang quốc tịch của quốc gia sở tại. Đối với một quốc gia, người nước ngoài đến làm ăn, sinh sống là một bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng dân cư của quốc gia đó. Vì vậy, bên cạnh các quy định về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mình, mỗi quốc gia đều phải có bộ phận quy phạm pháp luật quy định về địa vị pháp lý của người nước ngoài, xác định chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài. Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người nước ngoài ở quốc gia sở tại. Tuy vậy, người nước ngoài trên lãnh thổ của nước sở tại không chỉ không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước này mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước mà người đó là công dân và luật quốc tế. Vì thế, một quốc gia không thể đơn phương áp dụng các quy định đối với người nước ngoài nếu các quy định đó không phù hợp với các thỏa thuận quốc tế và ảnh hưởng tới lợi ích của công dân các quốc gia khác. Trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, các quốc gia thỏa thuận dành cho thể nhân và pháp nhân của nhau những điều kiện và chế độ đối xử ngang bằng trong hoạt động kinh tế, thương mại, cũng như các hoạt động khác. Bên cạnh đó, chế độ pháp lý của người nước ngoài được nước sở tại quy định phù hợp với các nguyên tắc cơ bản và các điều ước quốc tế mà nước đó là thành viên. 2.2. Các chế độ pháp lý chủ yếu dành cho người nước ngoài 57 Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài được hình thành theo một số dạng phổ biến và được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, bao gồm chế độ đãi ngộ quốc gia và chế độ đãi ngộ tối huệ quốc. 2.2.1. Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT – National treatment) Chế độ này xác định cho người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa cơ bản như công dân của nước sở tại, ngoại trừ một số quyền do pháp luật quốc gia sở tại có quy định hạn chế nhất định vì lợi ích và an ninh quốc gia của nước đó như: không có quyền bầu cử, không được theo học các trường công an, quân sự, an ninh và cơ yếu, không được làm một số nghề cụ thể,.... Chế độ đãi ngộ như công dân thường được áp dụng với nhóm người nước ngoài làm ăn, cư trú và sinh sống trên lãnh thổ của nước sở tại. Chế độ này thể hiện mối quan hệ giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại. Chế độ đãi ngộ như công dân thường được quy định trước hết trong luật quốc gia của mỗi nước, ngoài ra còn được quy định trong các điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia với nhau. 2.2.2. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN – Most favoured nation) Chế độ này xác định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được hưởng các quyền lợi và ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của bất kỳ một nước thứ ba nào đang và sẽ được hưởng trong tương lai. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các thể nhân và pháp nhân của các quốc gia khác nhau tại lãnh thổ hoặc trong quan hệ với nước sở tại. Chế độ này thường được các quốc gia áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thương mại và hàng hải. Không như chế độ đãi ngộ quốc gia, chế độ đãi ngộ tối huệ quốc mà nước sở tại dành cho thể nhân và pháp nhân nước khác luôn trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế giữa các nước hữu quan, mà không phải là một chế độ phổ cập đương nhiên mà nước sở tại dành cho thể nhân và pháp nhân nước khác. 2.3. Chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài Theo chế độ đãi ngộ đặc biệt thì người nước ngoài được hưởng các quyền và ưu đãi đặc biệt mà chính công dân của nước sở tại cũng không được hưởng, và đồng thời không phải chịu trách nhiệm pháp lý mà công dân nước sở tại phải gánh chịu trong trường hợp tương tự. Cơ sở của chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài chính là pháp luật quốc gia của nước sở tại hoặc điều ước quốc tế mà nước này tham gia. Thông thường, chế độ này thường được áp dụng một cách truyền thống trong quan hệ ngoại giao – lãnh sự giữa các quốc gia hoặc quan hệ giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ với các quốc gia, 2.4. Cư trú chính trị 2.4.1. Khái niệm Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo, được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước sở tại. 58 Trong quan hệ quốc tế, việc chấp nhận và cho phép một người nước ngoài được cư trú trên lãnh thổ nước mình là thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, chủ yếu xuất phát từ lý do nhân đạo. Người nước ngoài được quyền cư trú chính trị không bị buộc phải gia nhập quốc tịch nước sở tại. Họ được hưởng những quyền ngang với người nước ngoài khác đang sinh sống ở nước sở tại. Quốc gia cho phép cư trú chính trị phải có nghĩa vụ đảm bảo an ninh cho người được cư trú chính trị, đảm bảo họ không bị dẫn độ hay trục xuất theo yêu cầu của quốc gia mà họ là công dân. Quyền cư trú chính trị được công nhận rộng rãi là quyền phát sinh trên cơ sở chủ quyền quốc gia và có tính chất chính trị tuyệt đối. Đương sự phải có đơn xin cư trú đến cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hữu quan, theo trình tự và thủ tục được quy định trong pháp luật nước này. 2.4.2. Phạm vi những người được hưởng quyền cư trú chính trị Quyền cư trú chính trị với tính chất là một chế định pháp lý quốc tế, là quyền của quốc gia chứ không phải là quyền của thể nhân. Quốc gia không có nghĩa vụ phải dành cho nhóm cá nhân xác định quyền cư trú. Chính vì vậy, trong văn bản pháp lý quốc gia không có điều khoản nào ghi nhận quyền của công dân yêu cầu cư trú ở nước ngoài. Đối với vấn đề cư trú chính trị đã có sự công nhận chung rằng những người sau đây không được hưởng quyền cư trú chính trị: - Những cá nhân phạm tội ác quốc tế, như tội ác chiến tranh, tội ác chống loài người, tội ác diệt chủng, - Những cá nhân phạm tội hình sự quốc tế, thực hiện các hành vi phạm tội có tính chất quốc tế như không tặc, buôn bán ma túy và các chất hướng thần, - Những kẻ tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về dẫn độ. - Những cá nhân có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Trong trường hợp quyền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0025_p1_6813.pdf