Giáo trình Chương V: ai có thể ảnh hưởng đời được hơn cả?

Hồi ông ởchân núi Lư Sơn, tại núi có một nhóm nhà tu hành nổi danh trong phái

Thiền tôn, lập một phái gọi là Bạch Liên Xã, mà người chủtrì là một vịhọc

giả27[27]. Vịnày muốn ông vô Bạch Liên Xã, một hôm mời ông lại dựtiệc; ông

đưa điều kiện là trong tiệc phải có rượu. Điều kiện đó trái với giới điều của đạo

Phật, chủnhân nểông đành phạm giới. Nhưng đến lúc ngỏý mời ông vô Xã thì

ông “cau mày mà bỏra về”; trong khi đó một đại thi nhân là TạLinh Vận vận

động đủcách đểđược vô Xã mà vẫn bịtừchối. Nhưng vịchủtrì Bạch Liên Xã

vẫn không giận ông, lần khác mời ông lại uống rượu với một đạo nhân, bạn thân

của mình. Thếlà đủtam giáo. Đào Uyên Minh đại biểu Nho giáo, vịthiền sư có

lời thềrằng không khi nào đi qua một chiếc cầu nọnữa, nhưng một lần ông tiễn

Đào Uyên Minh và đạo nhân, qua cầu lúc nào không hay. Khi hay rồi thì cảba phá

lên cười. Câu chuyện đó vềsau làm đềtài cho nhiều hoạsĩ. Vì nó tượng trương

cho cái vui vẻ, cái hạnh phúc của ba vịtrí giảvô tư vô lự, mà cũng tượng trưng

cho sựhoà hợp của tam giáo nhờtinh thần hài hước.

Đời ông như vậy, vô tư, tựdo, khiêm tốn, giản phác, là nông phu mà là thi sĩ,

minh triết mà vui vẻ. Trong tập thơ nhỏcủa ông tảthú uống rượu và thú điền viên,

27[27]Tức Sơ tổTuệViễn. (Goldfish).

trong ba bốn thiên tản văn ngẫu hứng mà viết, trong một bức thư gởi cho các con,

trong ba bốn bài văn tế(một bài ông tựtếmình) và một lời di chúc cho con cháu,

chúng ta thấy ông có thiên tài cảm được và tảđược một lối sống điều hoà, thiên tài

đó tới cái mức hoàn toàn tựnhiên, bình dịmà từxưa tới nay chưa ai đạt được. Bài

phú “Qui khứlai từ”dưới đây, viết vào tháng 11 năm 405, khi ông quyết định từ

chức tri huyện, biểu hiện được tình cảm và thiên tài của ông

pdf30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chương V: ai có thể ảnh hưởng đời được hơn cả?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nghiên cứu nhưng không thành một chuyên gia, viết văn nhưng cứ hai bài thì nhà báo gởi trả lại một; tóm lại là lí tưởng của một lối sống trung bình, một lối sống kiện toàn nhất mà người Trung Hoa tìm ra được. Lí tưởng đó được Lí Mật Am tả rất khéo trong bài “Bán bán ca” (Bài ca Một nửa, một nửa) dưới đây: ----Tôi đã thấy già nửa kiếp phù sinh này rồi. ----Chữ “nửa” đó có công dụng vô biên. ----Có hưởng nửa tuổi trời rồi mới cảm được hết cái vui nhàn nhã, ----Trong một thế giới rộng rãi triển khai giữa trời và đất. ----Sống ở nơi nửa thành thị nửa thôn quê, ----Có vườn tược ở nửa đường lên núi, nửa đường xuống sông. ----Nửa đọc sách, nửa làm ruộng, nửa buôn bán, ----Nửa là kẻ sĩ, nửa là bà con với bình dân. ----Có những đồ dùng nửa nhã nửa thô; ----Có ngôi nhà nửa đẹp nửa xấu; ----Quần áo nửa mới nửa cũ, ----Thức ăn nửa phong nửa kiệm, ----Người ở nửa khéo nửa vụng, ----Vợ nửa chất phác nửa khôn lanh. ----Tâm tình tôi nửa Phật nửa Thần tiên, ----Tên tuổi nửa vinh hiển nửa tối tăm. ----Một nửa nghĩ tới Trời, ----Còn một nửa lo việc nhân gian, ----Nửa tính việc để ruộng, lẫm lại cho đời sau, ----Nửa nghĩ tới lúc thình lình chầu Diêm Vương. ----Uống rượu nửa say mới thú, ----Ngắm hoa thì bán khai mới đẹp. ----Thuyền giương nửa buồm mới khỏi lật, ----Ngựa ghì nửa cương mới yên ổn. ----Có không đầy một nửa thì mới có thêm, ----Có quá một nửa thì hoá chán và lo lắng. ----Cuộc đời trăm năm nửa vui nửa khổ, ----Thì hưởng một nửa là thích đáng hơn cả. Đem cái triết học lánh đời của Đạo giáo dung hoà với cái triết học tích cực của Khổng giáo thì thành một triết học trung dung. Con người đã sinh ở giữa khoảng trần thế chân thực và thiên đường hư ảo, thì theo tôi, lối sống đó vẫn là hơn cả vì cận nhân tình hơn cả, mặc dầu người phương Tây có thể cho là bất mãn vì họ có một quan niệm rất tấn bộ. Chúng ta nhận rằng loài người cần có một số siêu nhân như các nhà thám hiểm, chinh phục, phát minh, các vị đại tổng thống, đại anh hùng để thay đổi tiến trình của lịch sử; nhưng chúng ta cũng phải nhận rằng người sung sướng nhất là người được chút ít độc lập về kinh tế và làm được chút gì, một chút gì thôi, cho nhân loại, được xã hội biết tên tuổi một chút thôi, đừng nhiều quá. Chúng ta đã phải sống trên cõi trần thì cũng nên kéo triết học từ chín tầng mây xuống mặt đất này mới được. 5. MỘT NGƯỜI YÊU ĐỜI: ĐÀO UYÊN MINH Như ta đã thấy, sự dung hoà hai quan niệm tiêu cực và tích cực về nhân sinh tạo được một triết học điều hoà, triết học Trung dung. Quí hơn nữa là nó còn tạo được một nhân cách điều hoà, mục đích của mọi nền văn hóa và giáo dục. Và chúng ta nên chú ý rằng một cá tính điều hoà thì yêu đời, coi đời là một cảnh hoan lạc. Tôi thấy khó tả được tính chất của lòng yêu đời đó, vậy xin mượn một ví dụ, xin kể đời sống của một người thực là yêu đời. Và tôi nghĩ ngay tới Đào Uyên Minh23[23] mà ai cũng nhận là một thi hào bực nhất và nhân vật hoàn mĩ, điều hoà nhất trong truyền thống văn học Trung Hoa. Không hề làm một vị quan lớn, không có quyền uy, không có sự nghiệp nào cả trừ một tập thơ mỏng và vài ba thiên tản văn, mà ông chiếu sáng cổ kim như một ngọn đuốc lớn, và được các văn nhân thi sĩ coi là tiêu biểu cho một nhân cách cao quí nhất. Trong đời sống và trong phong độ của ông có một sự giản phác làm cho ta phải kính phục, rồi tự xét mình mà thấy thẹn. Ngày nay người ta coi ông là một kiểu mẫu yêu đời hoàn toàn vì tuy ông phản kháng những dục vọng trần tục nhưng vẫn không lánh đời mà lại khiến cho thất tình điều hoà được. Gần hai thế kỉ, chủ nghĩa lãng mạn trong văn học và triết học 23[23] Thi sĩ cuối đời Đông Tấn (364-427) tên là Tiềm, tự là Uyên Minh, biệt hiệu là Ngũ Liễu tiên sinh, nổi tiếng về nhiều bài thơ điền viên và các bài tản văn ngắn, lời rất bình dị, tự nhiên mà ý tứ thâm trầm. Người đương thời tặng ông Tĩnh Tiết tiên sinh, vì phục ông là cao khiết. nhàn tản của Đạo giáo phối hợp với triết học tích cực của Khổng giáo mới sản sinh được một nhân cách như vậy. Trong con người ông, ta thấy triết học tích cực mất tính cách tự mãn tự đại, triết học lánh đời mất tính cách chống đối chua chát, và lần đầu tiên, sự minh triết của loài người đạt tới mức thành thục hoàn toàn trong một tinh thần trào lộng mà khoan hoà. Theo tôi, ông đại biểu cho cái đặc chất kì dị của văn hóa Trung Hoa, tức một tinh thần vừa trọng tình dục vừa ngạo nghễ, vừa trọng linh tính mà không khổ hạnh, trọng vật chất mà không say đắm nhục dục, điều hoà được thất tình và tâm linh. Vì triết gia lí tưởng là người biết ngắm cái đẹp của phụ nữ mà không thô tục, yêu đời nhưng không quá độ, coi sự thành công và thất bại chỉ là hư ảo, có thể thoát li được nhân sinh mà không cừu thị nó. Vì ông đã đạt được sự điều hoà tâm linh đó nên không có một chút gì xung đột nội tâm, và đời sống của ông tự nhiên như thơ của ông vậy. Ông sinh vào khoảng cuối thế kỉ thứ tư, cháu bốn đời một học giả danh tiếng24[24]. Ông cố ông thường mỗi sáng khiêng một đóng gạch lại một nơi khác rồi chiều lại khiêng trở về chỗ cũ, để vận động cơ thể cho khỏi làm biếng. Hồi trẻ, nhà thì nghèo, cha mẹ thì già, ông làm một chức quan nhỏ ở châu quận, được ít lâu từ quan về cày ruộng, vất vả mà mang bệnh. Một hôm ông nói với thân thuộc bạn bè: “Nếu bây giờ tôi đi đàn ca dạo để có tiền sửa sang vườn tược thì có nên không?”. Một người bạn nghe được lời đó, tiến cử ông làm chức tri huyện Bành Trạch. Ông vì thích uống rượu, nên ra lệnh rằng ruộng trong huyện phải trồng lúa nếp hết, nhưng vợ ông thấy như vậy quá đáng, xin ông, ông mới bằng lòng cho một phần sáu số ruộng được trồng những giống lúa khác. Sau, nhân trên quận sai 24[24] Tức quan đại tư mã Đào Khản. một viên đốc bưu25[25] đến huyện, nha lại trình với ông nên đeo đai ra đón, ông than: “Ta có thể nào vì năm đấu gạo (tức số lương) mà phải khom lưng như vậy”, rồi trả áo mão cho triều đình, viết bài phú danh tiếng “Qui khứ lai từ”. Từ đó ông sống đời nông phu, mấy lần người ta vời ra làm quan, ông đều cự tuyệt. Nhà ông vốn nghèo nên ông sống với dân nghèo; trong một bức thư gởi cho con, ông có lần ân hận rằng để con lam lũ, làm những công việc chân lấm tay bùn. Có lần ông cho mỗi đứa nhỏ con một nông phu lại giúp những việc lặt vặt như gánh nước kiếm củi cho con ông, ông dặn con ông “nên đối đãi với nó cho tử tế vì nó cũng là con cái của người ta”. Ông chỉ có mỗi nhược điểm là ham uống rượu. Bình thường sống đời cô độc, rất ít giao du, nhưng nơi nào có bày rượu thì dù chẳng quen thuộc chủ nhân, ông cũng ngồi vào tiệc. Có lúc ông làm chủ nhân đãi khách, khi đã bắt đầu say, ông tạ khách: “Tôi say, buồn ngủ rôi, xin mời ông về”. Ông có một cây đàn cầm đứt hết dây. Thứ nhạc khí thời cổ đó, chỉ khi nào tâm tình thật bình tĩnh khoan thai, nắn nhẹ vài tiếng thì mới hợp. Trong tiệc rượu hoặc lúc nào cao hứng, ông ôm cây đàn không dây đó mà vỗ vỗ, vuốt ve, và nói: “Hiểu thú chơi đàn thì cần gì phải khó nhọc gẩy lên thành tiếng?”. Ông khiêm tốn, giản phác, độc lập, rất thận trọng trong sự kén bạn. Khi Vương Hoằng làm chức phán quan26[26], ngưỡng mộ ông lắm, muốn kết giao với ông, nhưng không biết làm cách nào được. Ông thường nói một cách rất tự nhiên: “Tính tôi không thiệp thế, vì đau nên không đi đâu, chứ không phải làm cao để cầu danh đâu”. Vương Hoằng phải lập mưu với một người bạn để được gặp ông; 25[25] Một chức lại nhỏ đi thâu thuế. 26[26] Có sách chép là Thứ sử. người bạn đó mời ông đi uống rượu, đi được nửa đường thì ngừng lại, vào nghỉ một ngôi nhà mát, bày rượu ta uống. Đào Uyên Minh vui vẻ ngồi uống; Vương Hoằng đã núp sẵn ở gần đó nên tiến ra chào ông. Ông cao hứng, chén thù chén tạc tới hết ngày, quên hẳn cái việc lại chơi nhà bạn. Vương Hoằng thấy ông không có dép đi, kêu kẻ tả hữu làm cho ông một đôi; bọn này muốn biết dép dài ngắn to nhỏ cỡ nào, ông duỗi ngay chân cho họ đo. Từ đó Vương Hoằng mỗi lần muốn gặp ông thì phải đón ở bên bờ rừng hay bờ chằm, đợi ông đi qua. Một hôm bạn bè nấu rượu, ông lột ngay chiếc khăn trên đầu ra để lọc rượu, lọc xong lại quấn lên đầu. Hồi ông ở chân núi Lư Sơn, tại núi có một nhóm nhà tu hành nổi danh trong phái Thiền tôn, lập một phái gọi là Bạch Liên Xã, mà người chủ trì là một vị học giả27[27]. Vị này muốn ông vô Bạch Liên Xã, một hôm mời ông lại dự tiệc; ông đưa điều kiện là trong tiệc phải có rượu. Điều kiện đó trái với giới điều của đạo Phật, chủ nhân nể ông đành phạm giới. Nhưng đến lúc ngỏ ý mời ông vô Xã thì ông “cau mày mà bỏ ra về”; trong khi đó một đại thi nhân là Tạ Linh Vận vận động đủ cách để được vô Xã mà vẫn bị từ chối. Nhưng vị chủ trì Bạch Liên Xã vẫn không giận ông, lần khác mời ông lại uống rượu với một đạo nhân, bạn thân của mình. Thế là đủ tam giáo. Đào Uyên Minh đại biểu Nho giáo, vị thiền sư có lời thề rằng không khi nào đi qua một chiếc cầu nọ nữa, nhưng một lần ông tiễn Đào Uyên Minh và đạo nhân, qua cầu lúc nào không hay. Khi hay rồi thì cả ba phá lên cười. Câu chuyện đó về sau làm đề tài cho nhiều hoạ sĩ. Vì nó tượng trương cho cái vui vẻ, cái hạnh phúc của ba vị trí giả vô tư vô lự, mà cũng tượng trưng cho sự hoà hợp của tam giáo nhờ tinh thần hài hước. Đời ông như vậy, vô tư, tự do, khiêm tốn, giản phác, là nông phu mà là thi sĩ, minh triết mà vui vẻ. Trong tập thơ nhỏ của ông tả thú uống rượu và thú điền viên, 27[27] Tức Sơ tổ Tuệ Viễn. (Goldfish). trong ba bốn thiên tản văn ngẫu hứng mà viết, trong một bức thư gởi cho các con, trong ba bốn bài văn tế (một bài ông tự tế mình) và một lời di chúc cho con cháu, chúng ta thấy ông có thiên tài cảm được và tả được một lối sống điều hoà, thiên tài đó tới cái mức hoàn toàn tự nhiên, bình dị mà từ xưa tới nay chưa ai đạt được. Bài phú “Qui khứ lai từ” dưới đây, viết vào tháng 11 năm 405, khi ông quyết định từ chức tri huyện, biểu hiện được tình cảm và thiên tài của ông. -------------QUI KHỨ LAI TỪ ----Đi về sao chẳng về đi? ----Ruộng hoang vườn rậm, còn chi không về? ----Đem tâm để hình kia sai khiến, ----Còn ngậm ngùi than vãn với ai? ----Ăn năn thì sự đã rồi, ----Từ đây còn lại, biết thôi mới là. ----Lối đi lạc chưa xa là mấy, ----Nay khôn rồi chẳng dại như xưa, ----Con thuyền thuận nẻo gió đưa, ----Gió hây hẩy áo, thuyền lơ lửng chèo. ----Hỏi hành khách lối nào đi tới, ----Bóng mập mờ trời mới rạng đông; ----Miền quê nẻo bước28[28] xa trông, ----Chân hăm hở bước, đường mong tới nhà. ----Chạy đón chủ năm ba đầy tớ, ----Đứng chờ ông mấy đứa trẻ con; ----Rậm rì bao xóm con con, 28[28] Có bản chép là “nẻo trước”. (Goldfish). ----Mấy cây tùng cúc hãy còn như xưa. ----Tay dắt trẻ vào nhà mừng rỡ, ----Rượu đâu đà sẵn chứa đầy vò; ----Thoạt ngồi tay đã nghiêng hồ, ----Cười nom sân trước thấp tho mấy cành. ----Ngồi giễu cợt một mình trước sổ, ----Khéo cũng hay vừa chỗ rung đùi. ----Thăm vườn dạo thú hôm mai, ----Cửa dù có, vẫn then cài như không. ----Chống gậy dạo quanh vườn lại nghỉ, ----Ngắm cảnh trời khi ghé trông lên: ----Mây đùn mấy đám tự nhiên, ----Chim bay mỏi cánh đã quen lối về. ----Bóng chiều ngả bốn bề bát ngát, ----Quanh gốc tùng tựa mát thảnh thơi; ----Từ đây về thực về rồi, ----Thôi xin từ tuyệt với người vãng lai. ----Vì ta đã với đời chẳng hiệp, ----Cần chi mà giao thiệp với ai? ----Chuyện trò thân thích mấy người, ----Bạn cùng đèn sách khi vui đỡ buồn. ----Người làm ruộng ôn tồn hỏi chuyện, ----Tới xuân rồi, sắp đến việc ta; ----Hoặc truyền sắm sửa cân xa29[29], ----Hoặc khi đủng đỉnh thuyền ra coi đồng. ----Dưới khe nọ nước vòng uốn éo, 29[29] Là cái xe có trang sức. ----Bên đường kia gò kéo gập ghềnh; ----Cỏ cây mơn mởn màu xanh, ----Suối tuôn róc rách bên ghềnh chảy ra. ----Ngắm muôn vật đương mùa tươi tốt, ----Ngán cho ta thôi trót già rồi; ----Thôi còn mấy nỗi ở đời, ----Khứ lưu sao chẳng phóng hoài30[30] tự nhiên? ----Cớ chi nghĩ thêm phiền tấc dạ, ----Đi đâu mà tất tả vội chi? ----Giàu sang đã chẳng thiết gì, ----Cung tiên chưa dễ hẹn gì31[31] lên chơi! ----Chi bằng lúc chiều trời êm ả, ----Việc điền viên vất vả mà vui, ----Lên cao hát một tiếng dài, ----Xuống dòng nước chảy ngâm vài bốn câu. ----Hình thể này mặc dầu tạo hóa, ----Tới lúc nào hết cả thì thôi, ----Lòng ta phó với mệnh trời, ----Đừng ngờ chi nữa, cứ vui vẻ hoài! --------------------------------------TỪ LONG dịch Có người cho rằng Đào Uyên Minh chủ trương “lánh đời”, nhưng không phải vậy. Ông lánh chính trị chứ không lánh đời. Nếu ông là một nhà luân lí thì ông đã xuất 30[30] Là thả lỏng. 31[31] Có bản chép là “hẹn kỳ”. (Goldfish). gia làm hoà thượng rồi. Nhưng ông yêu đời lắm nên không muốn lánh đời. Ông coi tình vợ chồng, cha con không phải là hư ảo; những cành lá rủ trong vườn của ông, mấy gốc tùng mà ông thích kia, cũng không phải là những vật hư ảo; vì ông là người cận tình hợp lí cho nên ông quyến luyến với người và vật. Do thái độ yêu đời, thái độ tích cực mà hợp lí đó, ông mới cảm được một sự điều hoà đặc biệt nó biểu hiện trong thi ca của ông. Ông sinh trên cõi trần, thuộc về cõi trần, cho nên không lánh cõi trần mà muốn: ----…lúc chiều trời êm ả, ----Việc điền viên vất vả mà vui, ----Lên cao hát một tiếng dài, ----Xuống dòng nước chảy ngâm vài bốn câu. Ông vui vẻ trở về cảnh điền viên giữa gia đình. Như vậy kết cục là một sự hoà hợp với thiên nhiên, với đời sống, chứ đâu phải là một sự phản kháng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_328.pdf