Giáo trình Chuẩn bị và trồng ca cao xen dừa

Chương trình khung quốc gia nghề Trồng ca cao xen dừa đã được xây dựng

trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để

tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc

biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết

hiện nay.

Mô đun 01: Chuẩn bị và trồng ca cao là mô đun đào tạo nghề được biên

soạn theo hình thức trang bị lý thuyết và thực hành cơ bản. Trong quá trình thực

hiện, tập thể giáo viên biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu về kỹ thuật trồng ca

cao xen dừa trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản

xuất

pdf70 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị và trồng ca cao xen dừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phùn kéo dài, không dùng phân chuồng chưa hoai. - Khi chớm xuất hiện bệnh, phun Ben lát 0,05% vào luống cây gieo ươm. b. Bệnh cháy lá (Do nấm Phytophthora palmivora) Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng từ giai đoạn vườn ươm cho đến khi thu hoạch, biểu hiện lá cháy từ chóp lá hoặc rìa lá sau lan dần làm lá khô và rụng. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, trong môi trường có ẩm độ cao. Hình 4.7: Triệu chứng bệnh cháy lá trên ca cao 52 Phòng trừ bằng cách: - Tỉa cành hợp lý tạo thông thoáng, giảm độ ẩm dưới tán lá. - Điều chỉnh mật độ cây che bóng thích hợp để đủ ánh sáng và thông thoáng trong vườn ca cao. - Dùng dung dịch thuốc gốc đồng (Bordeaux, Copper zinc, ...) hay Metalaxyl phun định kỳ để phòng. Khi xuất hiện triệu chứng bệnh nên phun Fosetyl-Al (Aliette, Alpine,...). 4. Phân loại, bố trí cây giống 4.1 Phân loại cây a- Phân loại theo loại cây giống và nhóm cây giống: - Nhóm TD: TD1, TD2, TD3, TD4, TD5, TD6, TD7, TD8, TD9, TD10, TD11, TD12, TD13, TD14. - Nhóm CT: CT15, CT16, CT17, CT18, CT19, CT20... - Nhóm CCL: CCL – 01, CCL – 03, CCL 05, CCL – 06, CCL – 07, CCL – 09’S, CCL – 10... b- Phân loại theo loại tuổi cây giống - Nhóm cây từ 01- 06 tháng tuổi - Nhóm cây từ 06 tháng - <1 năm tuổi 4.2 Bố trí cây giống - Căn cứ vào số lượng cây giống, tuổi cây giống cho từng chủng loại - Căn cứ diện tích trại giống, diện tích cửa hàng trưng bài - Bố trí cây giống phù hợp với yêu cầu sinh học của từng chủng loại, đạt yêu cầu thẩm mỹ, dễ quan sát, quản lý 53 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành tính toán lượng nước cần tưới, số lần tưới theo tuổi và giống cây. Bài tập 2: Thực hành nhận diện một số đối tượng sâu, bệnh hại trên từng chủng loại và tuổi cây giống, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng trừ Bài tập 3: Thực hành phân loại, bố trí cây giống theo chủng loại và tuổi cây giống. C. Ghi nhớ - Nhu cầu nước tưới phù hợp với từng loại và tuổi cây giống. - Cách bón phân cho cây giống - Phương pháp điều tra sơ bộ sâu bệnh hại trên vườn cây giống - Phân loại và bố trí theo từng lô cây giống BÀI 5: CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ TRỒNG CA CAO Mã bài: MĐ01 - 5 Giới thiệu: Trong quy trình kỹ thuật trồng ca cao xen dừa, các công việc trong chuẩn bị đất và trồng ca cao là rất quan trọng nhằm tạo điều kiện cho cây ca cao sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu, đồng thời làm cơ sở cho vườn ca cao xen trong vườn dừa vào giai đoạn sản xuất sinh trưởng, phát triển tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Hình 4.8: Vườn ươm cây giống ca cao 54 Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Mô tả được kích thước hố (mô) trồng ca cao - Giải thích được vai trò của việc bón lót hố (mô) trồng ca cao - Thực hiện đúng các thao tác cơ bản về đào hố, bón lót và trồng cây con - Thực hiện đúng các thao tác trong xử lý hố trồng ca cao A. Nội dung 1. Chọn kích thƣớc hố (mô) - Ca cao trồng trên vùng cao cần đào hố. Hố lớn nhỏ tuỳ theo lý hoá tính đất và lượng phân hữu cơ sử dụng. Tuy nhiên vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như Bến Tre, Cần Thơ có mực thủy cấp cao và ảnh hưởng bởi nước triều cần phải trồng bằng mặt hoặc lên mô thay vì đào hố. Lên mô tránh được nước đọng vào mùa mưa nhưng rất dễ bị hốc khi mùa khô. - Kích thước hố: tối thiểu 40 x 40 x 50 cm hoặc 50 x 50 x 50 cm. Đối với đất có độ dày canh tác thấp dưới 30 cm, tầng đất phía dưới gặp sét cần đào hố rộng và sâu hơn hố bình thường. 2. Đào hố (đắp mô) Khi đào hố lớp đất mặt (dày 20 – 25 cm) giàu dinh dưỡng cần để riêng sang bên, lớp đất dưới để riêng sang bên kia. 3. Xử lý hố Hiện nay mối là nguyên nhân gây hại chủ yếu cho ca cao trồng mới ở các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Cần xử lý hố trồng để phòng trừ mối. Dùng các thuốc trừ sâu có hoạt chất Chlorpyrifos (Lentrek, Pyrines, Mapy, ) hoặc Imidachloprid (Admire, Confidor) hòa nước theo nồng độ hướng dẫn phun đều dưới đáy và quanh thành hố trước khi lấp đất và sau đó phun trên mặt đất và toàn thân cây Hình 5.1: Để riêng đất mặt (trái) và đất dưới (phải) khi đào hố 55 ngay sau khi trồng. Bằng cách này không những phòng trị được mối mà còn cả những côn trùng chích hút và ăn lá. 4. Bón lót Để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây ca cao trong thời gian đầu, nên trộn chung vào đất hỗn hợp phân bón gồm 100 gam super lân + 50 gram phân tổng hợp NPK 20-15-20 + phân hữu cơ để lấp đầy hố trồng và quanh bầu cây. Phân hữu cơ nói chung và phân chuồng nói riêng rất cần thiết đối với cây ca cao ở giai đoạn trồng mới và những năm về sau. - Lượng bón: Năm trồng mới mỗi hố từ 5 – 10 kg. Những năm trong thời kỳ kinh doanh từ 10 – 15 kg cho mỗi hố. - Cách bón: Đào hố sâu 15 – 20 cm, theo hình vành khăn ở về một phía của bộ tán và giáp với mép tán, cho phân vào hố và lấp kín. Nên kết hợp bón phân lân cùng một lúc với bón phân hữu cơ để giúp cho bộ rễ phát triển nhanh sau giai đoạn trồng mới. Những năm sau đào hố bón phân vào các vị trí đối diện với những năm trước. Phân xanh, phân rác, phải được ủ hoai mới được bón khi trồng mới. . Các loại phân lân vi sinh cũng rất tốt để dùng bón lót. 5. Chọn cây - Nên chọn trồng những cây con khỏe, đạt tiêu chuẩn cây giống như lá phát triển đều, màu xanh đậm, thân không dị dạng. Những cây con có lá non mới hình thành không nên đem trồng ngay chờ khi các lá non đã thuần thục để trồng đợt tiếp theo. Tuổi Hình 5.2: Trộn dất mặt với phân bón lót và lấp lại hố 56 cây con thích hợp để đem trồng là 3 tháng tuổi trở lên sau khi ghép. Những tiêu chuẩn chính để cây con có thể đem trồng là chiều cao từ mắt ghép trở lên ít nhất là 25 cm có ít nhất 3 đôi lá đã thuần thục, không bị sâu bệnh và cứng cáp. - Cây con phải được tưới đẫm nước trước khi đem ra đồng. Cần nhẹ nhàng khi vận chuyển, tránh cây bị sốc mạnh làm long gốc, dập lá và tổn thương bộ rễ. 6. Trồng cây Trồng cây ca cao khi cây che bóng đã được thiết lập hoặc vật liệu che bóng tạm thời đã sẵn sàng. Thời vụ trồng mới thường bắt đầu từ mùa mưa. Nếu trồng vào thời kỳ khô hạn thì phải đảm bảo yêu cầu che túp, tủ gốc, tưới nước. Dùng dao bén cắt rời phần đáy bầu và cắt bỏ phần rễ cái bị cong (nếu có). Đặt nguyên bầu đất đã cắt đáy vào hố. Hình 5.4: Cắt bỏ phần cong của rễ cái (nếu có) Hình 5.3 : Cây ghép giai đoạn 3 tháng tuổi 57 Lấp đất lại chung quanh bầu, nén nhẹ Từ từ kéo bịch nhựa ra khỏi bầu đất. Những vùng khô hạn cần làm bồn để tưới mùa khô hoặc nơi có đất rút nước nhanh nên trồng sâu để giữ ẩm. Đối với đất có hàm lượng sét cao, khó rút nước phải trồng cạn hoặc bằng mặt để tránh úng. Hình 5.6: Lắp một phần đất và nén nhẹ Hình 5.5: Đặt cây vào hố Hình 5.7: Rút bao nylong ra khỏi cây 58 Nên cố định cây vừa trồng để tránh gió lay. Tưới đẫm nước cho cây con ngay sau khi trồng. Nếu cây che bóng chưa được thiết lập hoặc có nhưng chưa đủ bóng che, cần che phụ bằng bất kỳ vật liệu nào có sẵn miễn là có thể cản được 50 - 75% ánh sáng trực tiếp. Nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không trồng vào lúc nắng gắt. 7. Trồng dặm cây chết Sau khi trồng, tỷ lệ cây chết có thể lên đến 10% hoặc cao hơn nếu gặp hạn Hình 5.8: Cố định cây vừa trồng Hình 5.9: Tưới nước ngay sau khi trồng Hình 5.10: Tủ gốc giữ ẩm Hình 5.11: Che bóng tạm thời ngay sau khi trồng 59 và mối. Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện cây chết và trồng dặm lại ngay. Thường sau một năm mật độ cây phải hoàn chỉnh. Nếu để lâu, cây trồng dặm không đủ sức cạnh tranh với những cây đã lớn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành đào hố trồng ca cao. Bài tập 2: Thực hành xử lý hố, bón lót hố trồng ca cao. Bài tập 3: Thực hành trồng ca cao. C. Ghi nhớ - Kích thước hố trồng ca cao - Đào hố, xử lý hố, bón lót hố trồng ca cao - Kỹ thuật chọn cây con đem trồng và kỹ thuật trồng cây 60 HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun + Vị trí: Là mô đun chuyên môn được bố trí cho học viên học tập trước các mô đun Chăm sóc ca cao, Phòng trừ dịch hại, Thu hoạch và tiêu thụ ca cao. + Ý nghĩa, vai trò: Mô đun Chuẩn bị và trồng ca cao xen dừa là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc được hình thành do sự tích hợp kiến thức về đặc điểm thực vật và sinh thái cây ca cao, cây dừa với kỹ năng thực hiện các biện pháp trồng ca cao xen trong vườn dừa. II. Mục tiêu của mô đun Học xong mô đun này người học có khả năng: + Về kiến thức: - Mô tả được đặc điểm một số giống ca cao trồng phổ biến, tiêu chuẩn chọn giống ca cao và các phương pháp nhân giống được áp dụng trên cây ca cao. - Vận dụng các biện pháp kỹ thuật trong quy trình trồng ca cao xen trong vườn dừa đạt hiệu quả kinh tế cao + Về kỹ năng: - Thiết kế được vườn ca cao xen dừa theo các điều kiện địa hình và sinh thái khác nhau. - Áp dụng được các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất ca cao xen dừa để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. - Thực hiện được khả năng tự học, tự nghiên cứu thông qua việc nghe giảng, tự đọc các sách, giáo trình + Về thái độ: Chịu khó, cẩn thận, có ý thức thực hiện đúng theo quy trình trồng ca cao xen trong vườn dừa. 61 III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời lƣợng (giờ học) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 01 - 01 Đặc điểm thực vật học và nhu cầu sinh thái cây ca cao Tích hợp Lớp học/ vườn cây 24 4 20 MĐ 01 - 02 Đánh giá cây che bóng trong vườn Tích hợp Lớp học/ vườn cây 12 2 10 MĐ 01 - 03 Giống và phương pháp nhân giống ca cao Tích hợp Lớp học/ vườn cây 24 4 19 1 MĐ 01 - 04 Chăm sóc ca cao trước trồng Tích hợp Lớp học/ vườn cây 20 4 15 1 MĐ 01 - 05 Chuẩn bị đất và trồng ca cao Tích hợp Lớp học/ vườn cây 12 2 10 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 96 16 74 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Yêu cầu đánh giá hoàn thành mô đun * Phương pháp đánh giá: - Kiểm tra lý thuyết với hình thức bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm - Kỹ năng: kiểm tra kỹ năng thực hành các thao tác trong chuẩn bị đất và trồng ca cao xen trong vườn dừa * Nội dung đánh giá: + Về kiến thức: - Đặc điểm một số giống ca cao trồng phổ biến, tiêu chuẩn chọn giống ca cao và các phương pháp nhân giống được áp dụng trên cây ca cao. - Vận dụng các biện pháp kỹ thuật trong quy trình trồng ca cao xen trong vườn dừa đạt hiệu quả kinh tế cao + Về kỹ năng: 62 - Thiết kế vườn ca cao xen dừa theo các điều kiện địa hình và sinh thái khác nhau. - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất ca cao xen dừa để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. + Về thái độ: - Chịu khó, cẩn thận, có ý thức thực hiện đúng theo quy trình trồng ca cao xen trong vườn dừa. - Tính tự giác, chủ động, sáng tạo, mức độ tích cực trong quá trình học tập lý thuyết và thực hành * Tiêu chuẩn đánh giá - Đánh giá kết quả hoàn thành mô đun qua kết quả các bài kiểm tra lý thuyết, kết quả tính toán các chỉ tiêu trong các bài tập. Đánh giá theo thang điểm 10. Yêu cầu đạt từ 5 điểm trở lên - Đánh giá kỹ năng theo Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề do Tổng Cục dạy nghề ban hành đối với nghề Trồng ca cao xen dừa. * Hướng dẫn thực hiện các bài tập: Bài 1. Đặc điểm thực vật học và nhu cầu sinh thái cây ca cao Bài tập 1 - Nguồn lực: hình ảnh hoặc mẫu vật cây ca cao, bảng trắc nghiệm. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 - 10 phút/nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện cây ca cao theo hình ảnh hoặc mẫu vật và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả cần đạt được: nhận diện đúng cây ca cao phát triển trừ hạt và từ cây ghép thông qua hình ảnh hoặc mẫu vật thật. Bài tập 2 - Nguồn lực: hình ảnh hoặc mẫu vật một số giống ca cao, bảng trắc nghiệm. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 - 10 phút/nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện màu sắc, hình dạng 63 hạt một số giống ca cao theo hình ảnh hoặc mẫu vật và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả cần đạt được: nhận diện đúng màu sắc, hình dạng hạt một số giống ca cao thông qua hình ảnh hoặc mẫu vật thật. Bài tập 3 - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/ học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng câu hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: điền các thông số điều kiện sinh thái thích hợp cho ca cao sinh trưởng và phát triển tốt. Bài 2. Đánh giá bóng che trong vƣờn Bài tập - Nguồn lực: vườn ca cao xen dừa, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) - Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát, đánh giá bóng che trong vườn ca cao xen dừa và đề xuất biện pháp điều chỉnh độ che bóng phù hợp. - Kết quả cần đạt được: + Đánh giá được độ che bóng trong vườn theo từng độ tuổi ca cao; + Đề xuất một số biện pháp điều chỉnh độ che bóng phù hợp trong vườn. Bài 3. Giống và phƣơng pháp nhân giống Bài tập 1 - Nguồn lực: hình ảnh hoặc mẫu vật một số giống ca cao, bảng trắc nghiệm. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện màu sắc, hình dạng trái một số giống ca cao theo hình ảnh hoặc mẫu vật và điền vào bảng trắc nghiệm. 64 - Kết quả cần đạt được: nhận diện đúng màu sắc, hình dạng trái một số giống ca cao thông qua hình ảnh hoặc mẫu vật thật. Bài tập 2 - Nguồn lực: hạt ca cao, dụng cụ xử lý và ủ hạt, bầu đất. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (2 học viên/nhóm), 1 nhóm thực hiện 1 bầu đất. - Thời gian hoàn thành: 10 – 15 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng xử lý hạt ca cao, chuẩn bị bầu đất gieo hạt và gieo hạt ca cao vào bầu đất. - Kết quả cần đạt được: Xử lý hạt ca cao, chuẩn bị bầu đất và thực hiện gieo hạt theo đúng quy trình. Bầu đất có kích thước 15 x 28 cm; Hạt vừa nhú rễ là đem gieo ngay; Cắm thẳng đứng hạt vào bầu đất theo chiều đầu mầm rễ quay xuống: cắm sâu vừa ngang bằng mặt bầu. Bài tập 3 - Nguồn lực: hom giống ca cao, dung dịch kích thích ra rễ, bồn giâm, môi trường giâm (mạt cưa, cát hoặc tro trấu). - Cách thức: 1 học viên thực hiện 1 cành giâm. - Thời gian hoàn thành: 8 - 10 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chọn cành đem giâm, xử lý cành trước khi giâm và môi trường giâm cành. - Kết quả cần đạt được: Chọn cành phù hợp đem giâm: chọn cành “bánh tẻ”, có màu vàng xanh. Điều chỉnh được môi trường giâm phù hợp: bồn giâm được che mát 60 – 80% ánh sáng, ẩm độ không khí cao (trên 85%). Bài tập 4 - Nguồn lực: cây giống ca cao làm gốc ghép, cành hoặc mắt ghép, dao ghép, dây tự hủy hoặc dây nylon cố định cành hoặc mắt ghép. - Cách thức: 1 học viên thực hiện 1 cây ghép. 65 - Thời gian hoàn thành: 10 - 15 phút/1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chọn gốc ghép, cành hoặc mắt ghép và thực hiện ghép theo 2 phương pháp (ghép dưới tử diệp và ghép nêm ngọn). - Kết quả cần đạt được: Chọn gốc ghép và cành hoặc mắt ghép phù hợp: gốc ghép 3 tuần tuổi trở lên (ghép dưới tử diệp), gốc ghép trên 2 tháng tuổi (ghép nêm ngọn), cành cần được cắt vát 2 phía và cố định vào phần dưới tử diệp của gốc ghép. Sau 2 – 3 tuần sau ghép, chồi ghép sống và phát triển. Bài 4. Chăm sóc cây con trƣớc trồng Bài tập 1 - Nguồn lực: vườn ươm cây giống, nguồn nước tưới. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm xác định nhu cầu nước theo tuổi và giống cây và thực hiện việc tưới cây. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tính toán tổng lượng nước cần tưới và thực hiện việc tưới theo tuổi và giống cây. - Kết quả cần đạt được: Sử dụng nguồn nước sạch, tưới đảm bảo đủ ẩm cho cây con trong bầu. Tưới không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây giống Bài tập 2 - Nguồn lực: vườn ươm cây giống có xuất hiện sâu bệnh hại, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận diện đối tượng sâu, bệnh hại trên từng chủng loại và tuổi cây giống. - Thời gian hoàn thành: 10 - 15 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện một số đối tượng sâu, bệnh hại trên từng chủng loại và tuổi cây giống, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng trừ. - Kết quả cần đạt được: + Xác định đúng đối tượng sâu, bệnh hại trên từng chủng loại và tuổi cây giống; 66 + Phân tích các nguyên nhân xuất hiện các đối tượng sâu, bệnh hại trên; + Đề xuất biện pháp phòng trừ hợp lý đối với từng đối tượng sâu, bệnh hại. Bài tập 3 - Nguồn lực: vườn ươm cây giống ca cao. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng phân loại, bố trí cây giống phù hợp với yêu cầu của chủng loại và tuổi cây. - Kết quả cần đạt được: + Phân loại chính xác cây giống theo từng chủng loại và tuổi cây; + Tính diện tích, bố trí các loại cây giống theo từng chủng loại, tuổi cây phù hợp với yêu cầu sinh học và thẩm mỹ. Bài 5. Chuẩn bị đất và trồng ca cao Bài tập 1 - Nguồn lực: vườn trồng ca cao, dụng cụ đào hố. - Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (2 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ đào 1 hố trồng ca cao. - Thời gian hoàn thành: 10 - 15 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đào hố trồng ca cao. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Thực hiện các bước đào hố đúng theo quy trình; + Hố hoàn thiện đảm bảo các yêu cầu sau: kích thước hố tối thiểu 40 x 40 x 40 cm hoặc 50 x 50 x 50 cm. Bài tập 2 - Nguồn lực: vườn trồng ca cao, bình phun thuốc, phân bón lót. - Cách thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (2 học viên/nhóm), 1 nhóm xử lý, bón lót 1 67 hố trồng ca cao. - Thời gian hoàn thành: 15 – 20 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng xử lý hố, bón phân lót hố trồng ca cao. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện các bước xử lý hố, bón phân lót đúng theo quy trình: hòa thuốc trừ sâu vào nước theo nồng độ hướng dẫn, phun đều dưới đáy và quanh thành hố trước khi lấp đất và sau đó phun trên mặt đất và toàn thân cây ngay sau khi trồng; trộn chung hỗn hợp phân bón lót lấp đầy hố trồng và quanh bầu cây. Bài tập 3: - Nguồn lực: vườn trồng ca cao, cây giống, dụng cụ trồng cây. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (2 học viên/nhóm), 1 nhóm thực hiện trồng 1 cây ca cao vào hố. - Thời gian hoàn thành: 8 – 10 phút/1 học nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chọn cây ca cao đem trồng và trồng ca cao. - Kết quả cần đạt được: + Lựa chọn cây con khỏe, đạt tiêu chuẩn cây giống đem trồng ra vườn: lá phát triển đều, màu xanh đậm, thân không dị dạng. + Cây con phải được tưới đẫm nước trước khi đem trồng. + Cố định cây và che bóng tạm thời cây vừa trồng. * Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Bài 1 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Cây ca cao phát triển từ hạt và từ cây ghép được nhận diện đúng Đối chiếu với bảng hỏi. Màu sắc, hình dạng hạt của một số giống ca cao được nhận diện đúng Đối chiếu với bảng hỏi. Các yếu tố môi trường thích hợp cho Đối chiếu với bảng hỏi. 68 ca cao sinh trưởng và phát triển tốt Bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Đánh giá độ che bóng phù hợp theo từng độ tuổi ca cao trong vườn. Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đánh giá độ che bóng theo từng độ tuổi ca cao trong vườn. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Màu sắc, dạng trái một giống ca cao được nhận diện đúng Đối chiếu với bảng hỏi. Nhân giống ca cao bằng hạt Quan sát thao tác của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nhân giống ca cao bằng hạt. Nhân giống ca cao bằng cành giâm Quan sát thao tác của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nhân giống ca cao bằng cành giâm. Nhân giống ca cao bằng cách ghép Quan sát thao tác của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nhân giống ca cao bằng cách ghép. Bài 4 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tính toán đúng lượng nước cần tưới, số lần tưới theo tuổi và giống cây. Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng tính toán tổng lượng nước cần tưới, thực hiện việc tưới theo tuổi và giống cây. Một số đối tượng sâu, bệnh hại trên từng chủng loại và tuổi cây giống được nhận diện đúng Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng nhận diện đối tượng sâu, bệnh hại trên từng chủng loại và tuổi cây giống, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng trừ hợp lý. Phân loại, bố trí cây giống phù hợp theo chủng loại và tuổi cây giống. Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng phân loại, bố trí cây giống với yêu cầu của chủng loại và tuổi cây. 69 Bài 5 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Đào hố trồng ca cao đạt yêu cầu Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đào hố trồng ca cao. Xử lý hố trồng ca cao đạt yêu cầu Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng xử lý hố trồng ca cao. Trồng ca cao theo đúng quy trình Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng trồng ca cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Tuấn Hảo, 2001. Ảnh hưởng của các mức độ che bóng đến sự sinh trưởng và phát triển của ca cao trong giai đoạn đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản. Luận án tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học. Đại Học Nông Lâm, Thủ Đức [2]. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão, Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2001. [3]. Phạm Hồng Đức Phước, 2005. Kỹ thuật trồng ca cao ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. [4]. Đỗ Ánh, 2003. Độ phì của đất và dinh dưỡng cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [5]. Dự án phát triển chè và cây ăn trái. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm và kỹ thuật nhân giống cây ăn quả miền nam, NXB Nông nghiệp, 2003 [6]. Nguyễn Bảo Vệ, Trần Văn Hâu và Lê Thanh Phong, 2005. Giáo trình cây đa niên – Phần 2: Cây Công Nghiệp. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. 70 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415 /QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Chí Thành - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Đinh Viết Tú - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Văn Dũng, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Đinh Thị Đào, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Ngô Hoàng Duyệt, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Võ Hùng Chí, Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm Công ty cổ phần TST, Cần Thơ./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 5 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Kiều Thị Ngọc, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Đoàn Thị Chăm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam - Bà Lâm Anh Nghiêm, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Nguyễn Văn Thinh, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo, Tiền Giang./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_va_trong_ca_cao_xen_dua.pdf
Tài liệu liên quan