Giáo trình “Trồng Xoài, ổi, chôm chôm” giới thiệu khái quát về đặc điểm đất
trồng; cách thiết kế, xây dựng vườn ươm, vườn trồng ổi , công tác chọn và nhân
giống, kỹ thuật trồng chăm sóc, kỹ thuật xử lý ra hoa và biện pháp quản lý dịch hại
trên cây ổi kết hợp việc thu hoạch và bảo quản ổi, để có được sản phẩm đạt chất
lượng tốt đáp ứng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hiện nay
86 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị ước khi trồng trồng xoài, ổi, chôm chôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh với môi trường mới.
+ Với cây con đã chuyển ra ngoài giàn nếu thời tiết nắng nóng, khô ta tiến
hành tưới 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Nếu thời tiết ẩm, sương mù
ta tưới 1 lần/ngày vào buổi sáng. Đặc biệt chú ý nếu đêm có sương muối ngày
nắng nóng chúng phải tiến hành tưới sáng sớm để phá sương muối trên mặt lá.
- Bón phân: Cây con thường pha loãng các loại phân bón, tưới sau khi gieo
khoảng 10-12 ngày, sau đó 2 tuần lần, nên dùng các loại phân bón lá hàm lượng
N cao như 30-10-10,hoặc dùng urea pha loãng, 1 muổng canh cho 8-10lít nước
tưới cho cây.
57
- Che ánh sáng
Độ che nắng: Đối với cây con
mới cấy vào bầu cần che 70 - 80%
ánh nắng trực xạ cho tới khi cây phục
hồi (hình 1.3.24).
Sau đó tùy từng loài cây và
giai đoạn phát triển giảm xuống
50%, 30% và chuyển ra ngoài
không cần che bóng.
Hình 1.3.24 Nhà che nắng cho cây con
- Làm cỏ, phá váng
Thông thường từ lúc cấy cây vào bầu và xuất vườn chúng ta có 3 lần làm
cỏ và phá váng cho cây:
+ Lần 1 sau khi cấy cây con 2-3 tuần;
+ Lần 2 sau lần 1 khoảng 3-4 tuần;
+ Lần 3 sau lần 2 khoảng 3-4 tuần.
Tuy nhiên trong thực tế số lần làm cỏ phá váng phụ thuộc vào từng loài
cây, tuổi cây xuất vườn và quy trình làm đất tạo hỗn hợp bầu. Nếu không làm cỏ
và phá váng đúng thời điểm cây con sẽ kém phát triển sẽ ảnh hưởng chất lượng
và thời gian xuất vườn cây giống.
Quá trình làm cỏ phá váng kết hợp loại trừ cây con còi cọc, kém phát triển
hay có biểu hiện mắc bệnh.
- Đảo bầu, xén rễ cây con:
+ Áp dụng: với những cây con có bầu, Kết hợp đồng thời giữa đảo bầu và
xén rễ nhằm mục đích phân loại cây theo nhóm sinh trưởng và chất lượng điều tiết
cự ly cây, kết hợp vệ sinh luống ươm và kích thích cây ra thêm rễ non, hạn chế rễ
cọc phát triển, đồng thời hãm cây ở giai đoạn chuẩn bị xuất vườn.
58
+ Dùng tay lay nhẹ và nhấc
bầu lên khỏi luống ươm dùng kéo
sắc cắt hết phần rễ nhô ra khỏi bầu,
cắt từng bầu một, cắt sát đáy và
thành bầu, hàng nào dứt điểm hàng
đó (hình 1.3.25).
+ Loài cây có bộ rễ phát triển
mạnh đặc biệt là rễ cọc khoảng 3-4
tuần tiến hành đảo bầu và cắt rễ một
lần, những cây mọc quá tốt cần cắt
một phần lá già và cành non.
Hình 1.3.25 Cắt rễ cọc
4.6.2 Phòng trừ dịch hại
Cần thường xuyên thăm vườn để theo dõi tình hình sâu, bệnh hại cây con.
- Nếu phát hiện dịch bệnh cần khống chế và xử lý kịp thời bằng biện pháp
cách ly hoặc loại bỏ những cây bị bệnh. Bên cạnh đó có thể phun thuốc hoá học
hoặc sinh học phòng trừ sâu, bệnh hại.
- Với sâu hại chủ yếu hay gặp loài dế nâu cắn rễ và thân cây ta có
thể khắc phục bằng việc đảo bầu, rắc vôi và đầm lại nền kết hợp bắt thủ công
bằng việc đổ nước vào tổ.
4.6.3. Huấn luyện cây con
- Trước khi xuất vườn từ 2- 4 tuần cần hãm cây để cây con cứng cáp
và làm quen dần với những điều kiện khó khăn ở môi trường ngoài.
- Phương pháp hãm cây được thực hiện như sau:
+ Giảm dần việc tưới nước.
+ Ngừng hẳn bón phân, tưới nước trước khi xuất vườn 2- 4 tuần.
5. â ây iố bằ ư á iết
5.1 Chuẩn bị trước khi chiết cành
- Chuẩn bị cây mẹ:
Trước khi chiết cành cần cắt bớt cành tăm, cành vượt và chăm sóc cây mẹ
từ 1 – 2 tháng để cây mẹ sinh trưởng khoẻ, nhựa trong cây lưu thông mạnh, cành
chiết nhanh ra rễ.
- Chuẩn bị dụng cụ:
59
+ Dao cắt cành: Dùng để khoanh
vỏ cành và cạo nhớt. Yêu cầu dao
phải sắc, không rỉ rét.
Hình 1.3.26 Dao cắt cành chiết
+ Chất độn bầu: có thể sử dụng
xơ dừa, bèo lục bình, hoặc đất phù sa
trộn với phân chuồng hoai. Yêu cầu
phải làm ướt trước khi bó bầu, đảm
bảo độ ẩm 70%.
Hình 1.3.27 Xỏ dừa làm chất độn bầu
+ Vật liệu bó bầu: bao gồm
tấm ni lông trắng cắt thành miếng
nhỏ phù hợp kích thước cành và
dây quấn. Yêu cầu cần chọn vật
liệu chắc chắn có thể chịu được
điều kiện ngoài trời thời gian dài.
Hình 1.3.28 Vật liệu bó bầu chiết
60
+ Chất kích thích ra rễ: Dùng để
tăng khả năng ra rễ cho cành chiết,
yêu cầu pha đúng nồng độ hướng dẫn
trên bao bì
Hình 1.3.29 Chất kích thích ra rễ
5.2 Chọn cây mẹ
Tiêu chí lựa chọn cây mẹ
+ Các cây đã cho trái ổn định từ 2 năm trở lên.
+ Các cây có tán đều, nhiều cành, năng suất cao, quả to, ngon, không bị sâu bệnh.
5.3 Chọn cành để chiết
- Tiêu chuẩn cành chiết:
+ Chỉ chọn những cành trên cây mẹ đủ tiêu chuẩn
+ Cành có ít nhất 2 nhánh mọc đều
+ Cành khỏe, xanh tốt, nhận đầy đủ ánh sáng, không già không non (cành
bánh tẻ).
- Chọn vị trí cành chiết: Cành chiết được lấy trên các cây giống đã được
chọn lọc ở thời kỳ sinh trưởng khoẻ, cây có năng suất cao, ổn định và không có
sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Chọn cành mọc ngoài tán ở tầng tán giữa và phơi
ra ngoài ánh sáng.
- Chọn đường kính cành chiết: Cần chọn cành chiết có đường kính từ 1 -
3cm, có thể lớn hơn tùy theo giống cây.
- Chọn chất lượng cành:
+ Chọn cành chiết có vỏ nhánh không bị tổn thương đến phần gỗ.
+ Số cành: Tối thiểu 2 cành.
+ Lá: Xanh tốt, có kích thước hìnhdạng đặc trưng của giống.
+ Số lá: Hiện diện đầy đủ vị trí từ ½ chiều cao cây đến ngọn.
+ Độ đồng đều: Cây giống đồng đều, khoẻ mạnh trên 90%.
+ Cành không bị sâu bệnh.
61
- Đánh dấu cành đã chọn: Dùng sơn hoặc buộc dây đánh dấu, ghi rõ
theo hướng.
5.4 Chiết cành
Bước 1: Khoanh và bóc vỏ
+ Dùng dao khoanh tại vị trí
chiết cành một đoạn dài từ 3 - 5cm,
cách ngọn 0.5m (Chiều dài cành chiết
tùy thuộc vào giống). Tuỳ theo cành
to nhỏ. Nếu cành to đoạn khoanh vỏ
dài từ 6 - 8 cm. Chiều dài khoanh vỏ
bằng 1,5 - 2 lần đường kính gốc cành
(hình 1.3.30).
+ Bóc sạch vỏ, cạo sạch lớp
nhớt.
Hình 1.3.30 Khoanh và bóc vỏ
Bước 2: Bôi thuốc kích thích
+ Mục đích: giúp rễ ra nhanh
hơn và nhiều. Thường quét thuốc
xong bó ngay.
+ Trước khi quét thuốc dùng
dao bấm một vài đường ở phần trên
cho thuốc dể thấm vào (hình 1.3.31).
Hình 1.3.31 Vị trí bôi thuốc
Bước 3: Tiến hành bôi thuốc
Dùng cọ mềm hoặc bông gòn,
nhúng vào dung dịch thuốc chỉ quét
phần trên cành không quét phần dưới
gốc cành.
Hình 1.3.32 Quét thuốc
62
Bước 4: Bó bầu
Tùy theo từng loại cây mà có thể bó ngay hoặc là vài ngày đến 1 tuần sau
khi khoanh vỏ.
+ Trộn hỗn hợp bó bầu không quá nhão, quá khô độ ẩm khoảng từ 70-80%.
+ Dùng túi nilon bọc ra bên ngoài, buộc chặt 1 đầu phía dưới gốc bầu
(hình 1.3.33).
+ Đưa hỗn hợp vào túi ém chặt, đường kính hỗn hợp đưa vào từ 10 - 12
cm, dài từ 12 - 15 cm (tuỳ cành to hay nhỏ), bọc ra bên ngoài, buộc chặt đầu
phía đầu trên (hình 1.3.34).
Hình 1.3.33 Buột túi nilong Hình 1.3.34 Bó bầu
5.5 Chăm sóc cành sau khi chiết
- Qua cảm quan ta có thể đánh giá được bầu chiết khô hay ướt. Nếu bầu
khô thì xử lý bằng cách dùng kim tiêm bơm nước vào bầu. Nếu quá ướt cần
tháo bầu ra vắt vừa đủ ẩm và bó lại như cũ. Vì thế khi tưới cho cây mẹ không
nên tưới trực tiếp lên các bầu đã bó.
- Kiểm tra mức độ ra rễ: tùy loại cây từ có thể từ 3 tuần - 6 tháng, nếu
bầu nào không ra rễ thì loại bỏ.
5.6 Xử lý cành chiết sau ra rễ
+ Kiểm tra ra rễ của chỗ chiết.
- Khi các rễ đã ra đồng đều và nhiều trên bầu.
- Khi rễ mọc ra có màu vàng nâu và có rễ thứ cấp, cắt cành chiết đem vô
bầu để giâm.
+ Cắt cành chiết: Có thể dùng cưa nhỏ, kéo cắt cành, nhẹ nhàng đặt vào
điểm cắt (điểm cắt tính từ phía cây mẹ ra bầu chiết) cắt bầu chiết khoảng 5 - 8
cm (tránh cho cành chiết bị giập nát) sau khi cắt xong ta nâng cành chiết lên, bầu
chiết không bị vỡ, cần loại bỏ đi một ít lá cành.
63
Yêu cầu: Cắt nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu hay giập nát cành chiết (làm
cành chiết bị yếu - khi trồng phát triển chậm).
+ Ươm cành chiết sau cắt.
- Khi cành chiết mới cắt chưa kịp phục hồi, ổn định, nếu đem trồng ngay
cành chiết có thể bị chết hoặc phát triển chậm. Để cành chiết có điều kiện thích
nghi với môi trường độc lập và phát triển tốt nên ươm cành chiết một thời gian
từ 2 - 3 tuần rồi đem trồng.
- Tiến hành giâm cành chiết lại trong nhà giâm ươm. Giâm cành chiết trong
bầu lớn, khi trồng cần cắt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước.
5.7 Chăm sóc sau ươm
Sau khi cắt cành chiết ra khỏi cây tiến hành đưa vào vườn ươm và chăm
sóc tốt các mặt sau:
+ Điều chỉnh độ ẩm (tưới nước thường xuyên).
+ Bón phân và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
6. â ây iố bằ ư á é
6.1 Chuẩn bị trước khi ghép
- Chuẩn bị dụng cụ ghép: Các loại dụng cụ cần chuẩn bị cho việc ghép cây.
+ Dao các loại, kéo, kiềm, dây, cưa...
+ Nước khử trùng như javel, đèn sáp...
Có nhiều loại dao ghép và những dụng cụ ghép khác nhau, tùy theo điều
kiện cụ thể có thể sử dụng loại này hay loại kia nhưng cần đảm bảo theo yêu
cầu trong ghép. Sau đây là bộ dụng cụ ghép khác (hình 1.3.35).
Hình 1.3.35 Dụng cụ ghép
1. Kéo cắt cành; 2. Dao ghép mầm; 3. Dao ghép áp;
4. Dao chặt; 5. Đèn bôi sáp; 6. Cưa tay
64
- Chuẩn bị vật liệu để ghép:
+ Dây buộc mắt ghép: Nên
dùng dây buộc mắt ghép, cành
ghép là loại dây nhựa mềm. Thường
loại nhựa màu trắng là tốt, cắt rộng
khoảng 2-4cm.
+ Cành ghép, gốc ghép.
Hình 1.3.36 Dụng cụ và vật liệu ghép
6.2 Tạo gốc ghép và chăm sóc gốc ghép
6.2.1 Tạo gốc để ghép
+ Chọn những gốc ghép đang lên nhựa (dấu hiệu bắt đầu một đợt sinh
trưởng mới). Nếu gốc ghép già thì khi ghép khả năng tiếp hợp không cao.
+ Chọn gốc ghép phải non mới dễ sống.
+ Chọn từng gốc một (chọn những gốc đạt tiêu chuẩn). Độ tuổi từ 6 đến 24
tháng (tuỳ từng loài cây), không sâu bệnh hại.
+ Đánh dấu bằng sơn vào gốc đã chọn sao cho dễ nhìn thấy.
+ Gốc ghép được chọn phải có sức sống cao, thích hợp với điều kiện địa
phương, có khả năng nuôi cành (hay mắt) ghép tốt.
+ Gốc ghép thường được chuẩn bị bằng cách gieo hột lấy cây non làm gốc.
6.2.2 Chăm sóc gốc ghép
- Nếu gốc ghép không lên nhựa thì ta phải tưới nước hay bón phân đạm
trước khi ghép, để tăng được tỷ lệ sống của cành ghép mắt ghép, vì tăng
cường được sự lưu thông nhựa ở cây.
- Yêu cầu gốc ghép phải thẳng
6.3 Lấy cành ghép, mắt ghép
6.3.1 Lấy cành ghép
+ Cần chú ý chọn xanh tốt không có triệu chứng sâu, bệnh hoặc bị tổn
thương (hình 1.3.37).
+ Chọn những cành thẳng, mắt thưa.
65
Cành đạt chuẩn
Hình 1.3.37 Cành ghép cây xoài dùng ghép chữ H
Giống như gốc ghép, cành ghép đang lên nhựa (dấu hiệu bắt đầu một
đợt sinh trưởng mới).
Nếu cành ghép, mắt ghép không lên nhựa thì không bóc được mắt ghép.
Chọn cành ghép, mắt phải non hay tương đối non mới dễ sống. Chọn cành tuổi
từ 6 - 12 tháng.
6.3.2 Lấy mắt ghép
+ Để lấy mắt ghép được dễ
dàng thì sau khi chọn cành xong,
tiến hành khoanh vỏ, khoảng 7-10
ngày sau thì cắt cành để lấy mắt,
mắt ghép sẽ dễ tróc và phát triển
nhanh sau khi tháp.
+ Đối với xoài khi lấy mắt cần
tách sâu vào bên trong mang theo cả
gỗ để tránh giập, bể mắt ghép, sau đó
loại bỏ gỗ khi ghép. Mắt ghép loại bỏ
phần gỗ gọi là bo da (hình 1.3.38).
+ Đối với những mắt ghép
xanh (non), không cần loại bỏ
phần gỗ ở mắt ghép.
Hình 1.3.38 Mắt ghép không gỗ (bo da)
Lưu ý: Chọn những cành ghép, mắt ghép trên cây mẹ là những cành non.
Khoẻ mạnh có đường kính nhỏ hơn một ít hoặc bằng đường kính gốc ghép,
cành ghép để khi ta ghép vào vừa khít với nhau.
66
6.4. Ghép cành (mắt)
6.4.1 Ghép cành
6.4.1.1 Ghép nêm
+ Áp dụng cho ghép đổi giống cây xoài, cây ổi hoặc chôm chôm.
+ Các bước tiến hành:
- Cắt cành ghép: Bỏ phần ngọn và các mầm yếu, cắt thành đoạn dài 6 -
10 cm và giữ lại 3 mắt, nếu cành khỏe thì giữ lại 2 mắt. Tay trái cầm ngược
cành ghép (hình 1.3.39), tại 2 mặt bên của cành ghép, cách mắt cuối khoảng
0,5 cm, cắt vát vào trong cành 1 đoạn dài 3 - 5 cm, tạo thành cái nêm (hình
1.3.40). Độ dài của nêm phải vừa đủ để lắp vào vết tách của mặt gốc ghép;
nếu dày quá thì ở gốc ghép sẽ có khe hở, cây ghép khó sống.
Hình 1.3.39 Cắt cành ghép Hình 1.3.40 Mặt cắt cành ghép
1. Mặt bên;
2. Mặt trước;
3. Mặt sau;
4. Mặt bên;
5. Mặt trước và mặt sau
`- Cắt gốc ghép:
+ Dùng dao thật sắc (hoặc cưa) cắt ngang thân tạo mặt cắt bằng phẳng, nhẵn.
+ Sau đó chẻ tách mặt cắt theo đường kính đi qua tâm mặt cắt tạo ra
miệng ghép. Nếu mặt cắt có hình bầu dục, thì tách miệng ghép theo đường
kính ngắn.
+ Tách miệng ghép không nên quá sâu để tránh cho gốc ghép bị thương
kéo dài. Đặt dao lên mặt cắt rồi dùng búa gõ nhẹ để tách miệng ghép (hình
1.3.41).
+ Nếu mặt cắt rộng thì có thể tách 2 đường hình chữ thập. Mỗi miệng
ghép có thể cắm 1 - 2 cành ghép.
67
Hình 1.3.41 ( 1- Bổ gốc ghép chia đôi phần gốc ghép; 2- Mở miệng
ghép chữ thập)
Để tách miệng gốc ghép, người ta dùng sống dao tách miệng gốc ghép, tiếp
theo dùng thanh gỗ nêm vào.
Hình 1.3.42 Tách miệng gốc ghép
- Cắm cành ghép:
+ Dùng một cái nêm cắm nhẹ
vào miệng ghép trước khi cắm
cành ghép vào (hình 1.3.43) ở trên
. Cắm xong cành ghép thì từ từ rút
nêm ra. Số cành ghép trên miệng
ghép tùy thuộc vào mặt cắt rộng
hay hẹp, có thể 1, 2 hoặc 4 (. Khi
cắm cành ghép không nên cắm
ngập hết phần cắt mà để lộ 2 - 3
mm ở phía trên để thuận lợi cho
quá trình liền vết ghép.
Hình 1.3.43 Cắm cành ghép
68
- Buộc dây: cắt một mảnh vải
mỏng hình tròn có đường kính lớn
hơn gốc ghép 6mm, khoét một vài lổ
tròn tương ứng với số cành ghép, phủ
lên mặt cắt của gốc ghép.các cành
ghép chui qua lổ trên mảnh vải. Sau
đó dùng một dây dài rộng khoảng
1.5mm để buộc.
Hình 1.3.44 Buộc dây
6.4.1.2 Ghép đoạn cành
+ Áp dụng để ghép cho chôm chôm
+ Các bước tiến hành:
- Chuẩn bị cành ghép: Lấy một
đoạn cành có 2-3 mầm ngủ dùng dao
cắt vát đầu gốc ghép. Yêu cầu là vết
cắt sắc không bị trầy xước (hình
1.3.45-a).
Hình 1.3.45a - Chuẩn bị cành ghép
- Dùng kéo cắt cành,
cắt ngọn gốc ghép ở vị trí
cách mặt đất 10-15 cm Sau
đó dùng dao cắt vát một
đoạn dài 1,5-2cm.
Hình 1.3.45 (b- Cắt gốc ghép, c- đặt cành ghép vào
gốc ghép)
69
6.4.2 Ghép mắt
6.4.2.1 Ghép chữ H
+ Áp dụng ghép trên cây
xoài.
+ Các bước tiến hành.
- Tạo miệng gốc ghép:
Cắt các đường cắt trên gốc
ghép tạo thành chữ H, cách cổ
rễ 22- 25cm, chiều rộng nên bằng
chiều rộng của mắt ghép(hình
1.3.46).
Hình 1.3.46 Tạo miệng chữ H gốc ghép
trên xoài, nhìn nghiêng
Khi tạo xong chữ H cần dùng
dao cắt 2 phần của đường gạch
ngang khoảng 1 phần bằng 1/3
chiều dài tính từ đuờng gạch
ngang tạo chữ H(hình 1.3.47).
Hình 1.3.47 Tạo miệng gốc ghép chữ H
trên xoài nhìn thẳng
- Chọn mắt ghép: Đối với
xoài ghép theo kiểu chữ H, cần
chọn mắt còn xanh trên những
cây phát triển tốt không sâu
bệnh, các cành chọn lấy mắt
ghép không non cũng không già
.cần chọn những đọt xanh tốt, có
lá khỏe, còn cuống lá, khoảng
cách giữa các lá thưa.
Hình 1.3.48 Cành lấy mắt ghép
70
- Cách cắt mắt ghép: chỉ lạng
bỏ đi ¼ gỗ ở mặt trong đối diện
với mầm của miếng mắt ghép. Mắt
ghép kiểu này có hình thang.
Đặt mắt ghép vào gốc ghép đặt
sao cho mắt ghép tiếp hợp sát với
phần vỏ của gốc ghép và phải khít với
phần miệng gốc ghép.
Hình 1.3.49 Miệng ghép hình “H”
1.Mở miệng ghép; 2. Mắt ghép; 3. Đặt
mắt vào
Lưu ý: khi đặt mắt ghép vào phần vỏ ở miệng gốc ghép phải bao kín phần mắt
ghép như Nếu không được bao kín thì khả năng tiếp hợp sẽ kém.
Quấn dây: quấn dây từ dưới lên quấn theo kiểu lợp mái nhà, quấn trùm
cả mắt ghép.
6.4.2.2 Ghép mắt nhỏ có gỗ
+ Áp dụng để ghép cho chôm chôm
+ Các bước tiến hành:
- Trên gốc ghép, ở độ cao
cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn
vị trí không có nhánh hoặc mầm
ngủ, tiến hành mở gốc ghép có
dạng hình lưỡi của gốc ghép
(hình 1.3.50-a).
Hình 1.3.50 a- Cách mở miệng ghép
71
- Trên cành ghép, chọn vị trí có
mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình
lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên
gốc ghép (hình 1.3.51-b).
- Đặt mắt ghép vào gốc ghép và
dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn
kín dây từ dưới lên trên một lượt để
tránh nước mưa thấm vào và cố định
dây ghép (hình 1.3.51-b).
Hình 1.3.51 (b- Cắt mắt ghép, c- Đặt
mắt ghép vào gốc ghép)
6.5 Chăm sóc sau ghép
6.5.1 Tước nước
+ Tuỳ theo thời tiết mà xem xét lượng nước tưới cho cây ghép.
+ Tưới đủ nước, không quá nhiều tránh cho cây bị úng.
+ Có thể dùng máy bơm nước hay bình tưới bằng thùng ô roa.
+ Nếu thời tiết nắng nóng ta tưới ngày 2 lần, vào buổi sáng và chiều mát.
+ Hạn chế tưới nước lên phần mắt ghép.
6.5.2 Bón phân
+ Lượng phân bón tùy theo cây giống cần cung cấp thêm phân cho
sau khi ghép để cây phát triển tốt.
+ Phân NPK hoà với nước, mỗi tuần tưới 1 lần/tuần.Tưới trong vòng 4
tuần đầu sau khi ghép.
6.5.3 Phòng trừ sâu bệnh
Cần kiểm tra sâu bệnh phát hiện cần có biện pháp phòng trị ngay. Tùy lọai
sâu hại mà sử dụng thuốc theo khuyến cáo của các nhà sản xuất.
6.6 Cắt, tỉa cây giống, tháo dây ghép
6.6.1 Cắt, tỉa cây giống
- Cắt dây và loại bỏ chồi ở gốc ghép.
Sau khi ghép tùy theo giống 2-3 tuần, nêu mắt ghép đã dính thì loại bỏ
dây quấn (nếu dùng dây tự huỷ thì ta không phải cắt vì lúc này dây tự bung
ra). Sau đó 2-3 ngày nếu mắt vẫn còn xanh, chứng tỏ mắt đã tiếp tốt, ta mới
72
cắt bỏ phần ngọn gốc ghép, để kích chồi mắt phát triển. Cắt ngọn gốc ghép: cắt
lần 1, sau ghép để ức phát triển ngọn cần cắt phần ngọn một ít.
6.6.2 Tháo dây ghép
- Sau khi ghép kiểm tra mắt ghép, cành ghép.
- Kiểm tra dây buộc ở mối ghép nếu không chặt ta phải buộc lại dây. Nếu
bị đứt, tuột thì buộc lại chắc chắn.
-Sau khoảng 2-3 tuần quan sát nếu mắt còn xanh, thì cắt ngọn lần 2 cách vị
trí ghép khoảng 5-10 cm, đến chồi đã phát triển thì mới cắt cách vị trí ghép 2-4cm.
- Khi chồi ghép đã lên cắt gần vị trí ghép.
- Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ chồi trên gốc ghép.
7. ua ây iố
7.1 Tiêu chuẩn một cây giống tốt
Tiêu chuẩn giống xoài tốt (Theo TCN 10 TCN 473-2001):
+ Quy định chung
Giống: Giống sản xuất: gồm các giống nằm trong danh mục cây giống đã
được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống hoặc cho phép khu vực hóa.
Vật liệu nhân giống gồm:
- Cành ghép, mắt ghép dùng nhân giống phải thu thập trên vườn cây đầu
dòng đã được các cơ quan chức năng xác nhận.
- Gốc ghép: là cây vô tính của giống xoài Cát, xoài Thanh ca, xoài Bưởi
(xoài ba mùa mưa), xoài Châu hạng võ, xoài Canh nông,..
- Cây đầu dòng: là cây đại diện cho 1 dòng của giống, mang những đặc tính
tốt, đặc trưng về mặt hình thái so với các cá thể còn lại của cùng một quần thể,
dùng làm vật liệu khởi đầu để nhân giống.
- Cây giống xoài phải được sản xuất từ các cơ sở sản xuất giống có đủ các
điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộtheo Quyết định số 34/2001/QĐ-
BNN-VP ngày 30 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về quy định điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc
ngành trồng trọt.
- Các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh cây giống cây ăn quả chỉ xuất
bán các cây giống xoài đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn.
+ Yêu cầu kỹ thuật:
- Cây giống phải đúng giống quy định với yêu cầu hình thái như sau:
Gốc ghép và bộ rễ:
- Gốc ghép phải có thân và cổ rễ thẳng, vỏ không bị thương tổn đến phần gỗ.
73
- Mặt cắt thân gốc ghép (lúc xuất vườn) nằm ngay phía trên cành ghép, có
quét sơn hoặc các chất tương tự, không bị dập, sùi.
- Đường kính (đo phía dưới vết ghép khoảng 2 cm) từ 1,2-1,7 cm.
- Vị trí ghép: cách mặt trên giá thể của bầu ươm từ 22-23 cm.
- Vết ghép: đã liền và tiếp hợp tốt.
- Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ, rễ cọc không cong vẹo.
Thân, cành, lá:
- Thân cây thẳng và vững chắc.
- Số cành: chưa phân cành .
- Số tầng lá (cơi lá): có 2 hoặc trên 2 tầng lá.
- Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc
trưng của giống.
- Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 60-80 cm.
- Đường kính gốc (đo phía trên vết ghép khoảng 2 cm): từ 1,0 cm trở lên.
Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:
- Cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn, hợp đồng.
- Mức độ khác biệt về hình thái cây giống không vượt quá 5% số lượng cây.
- Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại
chính: Thán thư, phấn trắng, nhện, rệp sáp (Scale) ...
- Tuổi xuất vườn: 4-5 tháng sau khi ghép.
Qui cách bầu ươm:
- Bầu ươm phải có màu đen, bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn.
- Đường kính và chiều cao tương ứng là 14 - 15 cm, và 30-32 cm.
- Số lỗ thoát nước từ 20- 30 lỗ/ bầu, đường kính lỗ 0,6-0,8 cm.
- Chất nền phải đầy bầu ươm.
7.1.2 Tiêu chuẩn giống chôm chôm
Tiêu chuẩn giống chôm chôm tốt (10 TCN 474-2001 )
+ Quy định chung
- Giống sản xuất: gồm các giống nằm trong danh mục cây giống đã được
Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống hoặc cho phép khu vực hóa.
- Vật liệu nhân giống:
- Cành ghép, mắt ghép: dùng nhân giống phải thu thập trên vườn cây đầu
dòng đã được các cơ quan chức năng xác nhận.
74
- Gốc ghép: gốc ghép cho cây chôm chôm là cây nhân từ hạt của các giống
chôm chôm thương phẩm trên thị trường.
- Cây đầu dòng: là cây đại diện cho 1 dòng của giống, mang những đặc tính
tốt, đặc trưng về mặt hình thái học so với các cá thể còn lại của cùng một quần
thể, dùng làm vật liệu khởi đầu để nhân giống.
- Cây chôm chôm đực là cây chôm chôm chỉ có hoa đực (chiếm 10% tổng
số cây chôm chôm của vườn ươm).
- Cây giống chôm chôm phải được sản xuất từ các cơ sở sản xuất giống có
đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộtheo Quyết định số
34/2001/QĐ-BNN-VP ngày 30 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định điều kiện kinh doanh trong một số
lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt.
- Các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh cây giống cây ăn quả chỉ xuất
bán các cây giống chôm chôm đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn.
Yêu cầu kỹ thuật: Cây giống phải đúng giống quy định với yêu cầu hình
thái cây giống như sau:
Gốc ghép và bộ rễ:
- Gốc ghép phải có thân và cổ rễ thẳng, vỏ không bị thương tổn đến phần gỗ.
- Mặt cắt thân gốc ghép (lúc xuất vườn) nằm ngay phía trên chân của cành
giống, có quét sơn hoặc các chất tương tự, không bị dập, sùi.
- Đường kính (đo phía dưới vết ghép khoảng 2 cm) từ 0,8-1,3 cm.
- Vị trí ghép: cách bầu ươm mặt (chất nền) từ 15-20 cm.
- Vết ghép: đã liền và tiếp hợp tốt.
- Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ, rễ cọc không cong vẹo .
Thân, cành, lá:
- Thân cây thẳng và vững chắc.
- Số cành: chưa phân cành.
- Số lá kép: từ 10 lá kép trở lên.
- Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc
trưng của giống.
- Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 60 cm trở lên.
- Đường kính gốc (đo phía trên vết ghép khoảng 2 cm):từ 0,8 cm trở lên.
Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn:
- Cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn, hợp đồng.
- Mức độ khác biệt về hình thái cây giống không vượt quá 5% số lượng cây.
75
- Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại
chính: Thán thư, phấn trắng, nhện, rệp sáp...
- Tuổi xuất vườn: 4-5 tháng sau khi ghép.
Qui cách bầu ươm:
- Bầu ươm phải có màu đen, bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn.
- Đường kính và chiều cao tương ứng là 14 - 15 cm và 30-32 cm.
- Số lỗ thoát nước từ 20- 30 lỗ/ bầu, đường kính lỗ 0,6-0,8 cm.
- Giá thể phải đầy bầu ươm.
7.1.3 Tiêu chuẩn giống ổi
Hiện nay chính phủ chưa có tiêu chuẩn cho giống ổi. Tuy nhiên để cây
giống sinh trưởng tốt, năng suất cao cần chọn giống có một số tiêu chí sau:
+ Cây phải được nhân giống trên cây khỏe, sạch sâu bệnh, có năng suất
cao, ổn định, chất lượng tốt.
+ Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ, rễ cọc không cong vẹo.
+ Bầu ươm phải có màu đen, bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn..
7.2 Giao kèo mua bán cây giống
7.2.1 Hợp đồng mua bán cây giống
* Nội dung cơ bản của bản hợp đồng
Hợp đồng kinh tế: Được hiểu là một văn bản mang tính pháp lý có sự
tham gia của ít nhất hai thành phần, trong đó xác lập các mối quan hệ ràng buộc
giữa các thành phần tham gia về một vấn đề, một công việc cụ thể mà các bên
cùng quan tâm. Hợp đồng kinh tế được thiết lập và thực hiện trong một khoảng
thời gian và không gian nhất định.
Các nội dung chính phải có trong một hợp đồng:
+ Phần 1: Phần mặc định
- Tên hợp đồng (ví dụ hợp đồng mua bán cây con).
- Những căn cứ lập hợp đồng.
- Thời điểm lập hợp đồng.
- Các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ, tài khoản, số CMND, điện thoại,
mã số thuế...
+ Phần 2: Phần thiết lập các mối quan hệ của các bên về một vấn đề mà
các bên cùng quan tâm
- Vấn đề hay công việc thực hiện và tiêu chuẩn thực hiện.
- Thời gian thực hiện.
- Nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên.
76
* Cách soạn hợp đồng
Các căn cứ để sọan thảo hợp đồng.
- Theo pháp luật qui định của nhà nước.
- Theo thỏa thuận của 2 bên.
- Theo tình hình thực tế.
- Biên bản mua cây giống mẫu dùng tham khảo (Hình 1.3.52).
Hình 1.3.52 Mẫu hợp đồng mua cây giống
77
7.2.2 Thanh lý hợp đồng
+ Nội dung cơ bản của bản thanh lý:
- Tiến hành tại thời điểm mà nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết
hợp đồng đã được thực hiện về cơ bản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_chuan_bi_uoc_khi_trong_trong_xoai_oi_chom_chom.pdf