Bộ giáo trình nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt” trình độ sơ cấp nghề có 07
mô đun. Đây là mô đun đầu tiên “Chuẩn bị trước khi trồng”. Mô đun này hướng
dẫn cách lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện để trồng sầu riêng, măng cụt
như chuẩn bị đất, chuẩn bị mô/hố, chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư, nhân
công để phục vụ cho quá trình trồng sầu riêng, măng cụt. Nội dung cuốn giáo
trình được phân bố giảng dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 04 bài như sau:
Bài 01: Lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt
Bài 02: Chuẩn bị đất
Bài 03: Chuẩn bị mô, hố
Bải 04: Chuẩn bị cơ sở, vật liệu
72 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị trước khi trồng sầu riêng, măng cụt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêng, măng cụt đã trồng ........................................................
.................................................................................................................................
4). Nguồn cây giống
- Tự nhân giống: ............................................................................................
- Mua và nơi mua: .........................................................................................
5). Kỹ thuật trồng và chăm sóc: .....................................................................
- Theo truyền thống: ......................................................................................
- Theo kỹ thuật được hướng dẫn ....................................................................
8). Phân bón: Dùng những loại phân gì?
56
- Urê: ...............................................................................................................
- DAP: ....................................................................................................... .
- NPK: .............................................................................................................
- Kali: .............................................................................................................
- Phân chuồng: ................................................................................................
- Phân vi lượng: ..
9). Lượng phân và thời điểm bón trong năm (kg/cây)
Urê DAP NPK Kali Phân chuồng
- Đợt 1:. ............ .............. ................ ..............
- Đợt 2:. ............ .............. ................ ..............
- Đợt 3:. ............ .............. ................ ..............
10). Sâu, bệnh hại chính: có những loại sâu bệnh nào?
.......................................................................................................................
.........................................................................................................................
11). Năng suất của cây/năm (kg):
12). Giá bán (đồng/kg):
13). Lợi nhuận (đồng/kg) :..........................................
14). Có hướng mở rộng diện tích không?
15). Nếu có thì mở rộng thêm diện tích là bao nhiêu?
Ngày tháng năm 2012
4. Thu thập thông tin về trồng và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt
- Sau khi xác định được các thông tin về trồng và tiêu thụ sầu riêng, măng
cụt, chuẩn bị bảng câu hỏi.
Người trồng sầu riêng, măng cụt cần thu thập thông tin phải tìm đến những
người phụ trách về trồng sầu riêng, măng cụt của vùng (cán bộ khuyến nông xã,
huyện...), những người trực tiếp trồng và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt của vùng
để hỏi về nhu cầu trồng và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt, rồi ghi chép các câu trả
lời của các câu hỏi đó lại.
Tùy theo điều kiện trồng sầu riêng, măng cụt của cơ sở có thể thu thập
thông tin từ khuyến nông của một huyện, của 2-3 xã và của 10 - 20 cơ sở (hộ)
trồng sầu riêng, măng cụt ở gần đó.
a. Chuẩn bị để thu thập thông tin
- Tập (sổ) để ghi chép: Tập là một cuốn vở của học sinh (hình 1.ĐT 13) hay
sổ (hình 1.ĐT14), dùng để ghi chép các thông tin cần thiết, liên quan đến quá
trình trồng sầu riêng, măng cụt mà chưa có trong bảng câu hỏi khi đi thu thập và
57
ghi nhật ký quá trình trồng sầu riêng, măng cụt. Cuốn tập hay sổ này được sử
dụng lâu dài, chính vậy phải để đúng nơi quy định và bảo quản cẩn thận.
Hình 1.ĐT 13. Tập (vở) dùng để ghi chép Hình 1.ĐT 14. Sổ cũng dùng để ghi chép
- Chuẩn bị mẫu bảng câu hỏi
Từ bảng câu hỏi đã thiết kế
(hình 1.ĐT 15), phô tô từ 15-30 bảng,
tùy theo điều kiện của cơ sở cần
nhiều hay ít thông tin.
Hình 1.ĐT 15. Bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước
- Chuẩn bị phương tiện:
Các phương tiện để đi lại thu
thập thông tin tiện nhất là xe máy
(hình 1.ĐT16) hay xe đạp. Chính
vậy, chúng ta cần chuẩn bị phương
tiện đi lại để thu thập thông tin sao
cho phù hợp nhất với điều kiện thực
tế.
.
Hình 1.ĐT 16. Chuẩn bị xe máy đi thu thập thông tin
58
b. Xác định nơi và số điểm cần thu thập thông tin
- Lập danh sách các cơ sở khuyến nông ở các xã, huyện sẽ đến để ghi nhận
thông tin.
- Xác định số điểm ghi nhận thông tin của các cơ sở hay hộ dân trồng sầu
riêng, măng cụt ở một xã, huyện: Ví dụ cứ 1 xã thì ghi nhận 5 hộ dân, 1 cơ sở
trồng sầu riêng, măng cụt.
Lập danh sách các nơi và số điểm sẽ khảo sát như bảng 1.12 sau đây:
Bảng 1.12. Danh sách nơi và số điểm sẽ đến khảo sát thu thập thông tin
Stt Nơi đến thu thập thông tin Số điểm Ghi chú
1 Khuyến nông huyện 1
2 Khuyến nông xã 5
Điều tra trên 5 xã, mỗi xã
một điểm
3
Cơ sở trồng sầu riêng,
măng cụt
5
Điều tra trên 5 xã, mỗi xã
một cơ sở trang trại hay
hợp tác xã
4
Hộ gia đình trồng sầu riêng,
măng cụt
25
Điều tra trên 5 xã, mỗi xã
5 hộ
5
Cở sở tiêu thụ sầu riêng,
măng cụt
10
Điều tra trên 5 xã, mỗi xã
một điểm
c. Phương pháp tiếp cận đối tượng để thu thập thông tin
Khi hỏi để thu thập
thông tin, người hỏi cần phải
mềm mỏng, khéo léo, để
người đối diện được hỏi vui
vẻ trả lời đúng, đủ các câu hỏi
- Trước tiên, trao đổi
thăm hỏi (hình 1.ĐT 17) tình
hình trồng và tiêu thụ sầu
riêng, măng cụt.
Hình 1.ĐT 17. Thăm hỏi tình hình trồng và tiêu thụ
sầu riêng, măng cụt
59
d. Phương pháp hỏi và ghi nhận thông tin
Sau đó hỏi và ghi các câu trả
lời vào bảng câu hỏi đã chuẩn bị
sẵn (hình 1.ĐT 18):
+ Cầm theo bảng câu hỏi, lần
lượt hỏi các câu hỏi theo thứ tự đã
chuẩn bị sẵn ở trong bảng. Hỏi đến
câu hỏi nào, ghi chép các thông tin
vào câu hỏi đó ở trong bảng.
Hình 1.ĐT 18. Ghi phần trả lời vào bảng câu
hỏi
+ Cũng có khi vừa nói chuyện về chủ đề trồng và tiêu thụ sầu riêng, măng
cụt, đến thông tin nào phù hợp với câu hỏi đã chuẩn bị sẵn ở trong bảng thì ghi
những thông tin đó vào bảng câu hỏi. Đôi khi trong quá trình trao đổi, có những
thông tin hay, mà không có câu hỏi trong bảng câu hỏi cầm theo, thì ghi những
thông tin đó vào trong sổ mang theo (hay tập, vở học sinh làm sổ ghi chép các
thông tin (hình 1.ĐT 19).
Hình 1.ĐT 19. Vừa trao đổi vừa ghi thông tin (vào bảng câu hỏi hay vào sổ)
60
5. Phân tích thông tin trồng và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt
a. Phân tích thông tin về trồng sầu riêng, măng cụt:
Từ những nơi đã hỏi về trồng giống sầu riêng, măng cụt nào, đặc điểm của
các giống đó ra sao, biện pháp thâm canh chủ yếu, biện pháp thâm canh nào
giảm chi phí hơn
b. Phân tích thông tin liên quan đến trồng sầu riêng, măng cụt:
Phân tích về nơi bán và giá cả vật tư, cây giống sầu riêng, măng cụt, dụng
cụ phục vụ trồng sầu riêng, măng cụt
c. Phân tích thông tin tiêu thụ sầu riêng, măng cụt:
Phân tích về quy mô tiêu thụ sầu riêng, măng cụt, hạ tầng cơ sở, phương
thức mua bán của các cơ sở đã đi điều tra.
d. Phân tích thông tin dự đoán giá sầu riêng, măng cụt
Dự đoán giá sầu riêng, măng cụt tăng, giảm. Giá sầu riêng, măng cụt đầu vụ,
giữa vụ và cuối vụ
6. Kết luận thông tin phân tích được
a. Thông tin về trồng sầu riêng, măng cụt
Kết luận về giống sầu riêng, măng cụt chủ yếu được trồng phù hợp với điều
kiện sản xuất của cơ sở. Đặc điểm của giống sầu riêng, măng cụt đó, biện pháp thâm
canh chủ yếu, biện pháp thâm canh giảm chi phí hơn
b. Thông tin liên quan đến trồng sầu riêng, măng cụt
Kết luận thông tin nơi bán, giá cả vật tư, sầu riêng, măng cụt giống, dụng cụ
phục vụ trồng sầu riêng, măng cụt, phương thức mua bán.
c. Thông tin tiêu thụ sầu riêng, măng cụt
Kết luận quy mô tiêu thụ, hạ tầng cơ sở, phương thức mua bán của các
cơ sở đã đi điều tra
d. Kết luận thông tin dự đoán giá sầu riêng, măng cụt
Kết luận thông tin dự đoán giá sầu riêng, măng cụt tăng, giảm. Giá sầu
riêng, măng cụt đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ
e. Quyết định lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt
Từ các thông tin thu thập và phân tích được, chúng ta có cơ sở phán đoán
thị trường trồng và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt trong vùng. Từ đó lập kế hoạch
để trồng sầu riêng, măng cụt cho chính bản thân mình hoặc cơ sở của mình.
61
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng của các
câu sau đây
Câu hỏi 1: Trước khi trồng sầu riêng, măng cụt, người trồng sầu riêng,
măng cụt có cần tìm hiểu thông tin thị trường về trồng và tiêu thụ sầu riêng,
măng cụt không?
a. Có.
b. Không.
c. Có cũng được, không cũng được.
Câu hỏi 2: Tìm hiểu thông tin thị trường về trồng và tiêu thụ sầu riêng,
măng cụt để:
a. Nắm bắt được các thông tin của thị trường
b. Xác định được nhu cầu của thị trường để từ đó có định hướng trồng sầu
riêng, măng cụt
c. Tránh được tình trạng làm mò mẫm, cầu vượt cung và ngược lại
d. Cả a, b và c
Câu hỏi 3: Trước khi đi thu thập thông tin, cần phải làm gì?
a. Lập sẵn bảng câu hỏi.
b. Chuẩn bị giấy, bút, phương tiện đi thu thập thông tin.
c. Có đủ số lượng bảng câu hỏi cần để đi điều tra
d. Cả a, b và c.
2. Bài thực hành (thực hiện cá nhân): Lập bảng câu hỏi để điều tra về nhu
cầu trồng và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt.
- Mục tiêu: Lập được bảng câu hỏi có đầy đủ các nội liên quan đến trồng và
tiêu thụ sầu riêng, măng cụt.
- Nguồn lực: Giấy A4, bút chì, bút bi và tẩy, khung bảng câu hỏi mẫu, đề
bài tập/bài thực hành.
- Cách thức tiến hành: Học viên tự nguyện học và làm bài tập nhận một bộ
dụng cụ gồm 3 tờ giấy A4, một bút chì, một bút bi, một tẩy, một khung bảng câu
hỏi mẫu (chỉ có khung bảng không có nội dung) để hướng dẫn học viên làm bài
thực hành, một đề bài thực hành.
- Nhiệm vụ của học viên khi thực hiện bài thực hành: Chuẩn bị nguồn lực,
62
lập bảng câu hỏi có các thông tin liên quan đến trồng và tiêu thụ sầu riêng,
măng cụt.
- Thời gian hoàn thành: 120 phút/1 học viên.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Học viên lập bảng câu hỏi
có đầy đủ các nội liên quan đến trồng và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt.
C. Ghi nhớ:
- Xác định thông tin cần thu thập
- Lập bảng câu hỏi đầy đủ thông tin về trồng và tiêu thụ sầu riêng, măng
cụt đối với cán bộ khuyến nông, đối với cơ sở (hộ) trồng sầu riêng, măng cụt
và cơ sở tiêu thụ sầu riêng, măng cụt.
- Phân tích đúng, kết luận chính xác các thông tin đã thu thập
63
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun 01: Chuẩn bị trước khi trồng được bố trí học trước các mô
đun khác trong chương trình sơ cấp của nghề trồng sầu riêng, măng cụt. Việc
giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo
của chương trình.
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề
nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn cây và có các
cơ sở sản xuất sầu riêng, măng cụt.
II. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Liệt kê được các bước lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt.
+ Trình bày được cách chuẩn bị đất để trồng sầu riêng, măng cụt;
- Kỹ năng:
+ Lập được kế hoạch hoàn chỉnh để trồng sầu riêng, măng cụt;
+ Chuẩn bị đất để trồng sầu riêng, măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thái độ: Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài
Loại
bài dạy
Địa điểm
Thời lượng (Giờ)
TS LT TH KT
MĐ 01- 01 Lập kế hoạch trồng
sầu riêng, măng cụt
Lý
thuyết
- Lớp học
12 4 8
MĐ 01- 02 Chuẩn bị đất Lý
thuyết
- Lớp học
- Hiện trường
18 4 12 2
MĐ 01- 03 Chuẩn bị mô, hố Lý
thuyết
- Lớp học
- Hiện trường
22 4 16 2
MĐ 01- 04 Chuẩn bị các điều
kiện trồng sầu riêng,
măng cụt
Lý
thuyết
- Lớp học
- Hiện trường 6 2 4
Kiểm tra hết mô đun 2 2
Tổng 60 14 40 6
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
64
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
Cuối mỗi bài trong mô đun có các câu hỏi và bài tập/bài thực hành. Tùy
theo câu hỏi hay bài tập/bài thực hành, giáo viên chia học viên của lớp thành
các nhóm có từ 3-5 học viên hay để từng học viên thực hiện độc lập.
Để học viên trả lời được các câu hỏi hay thực hiện được các bài tập/bài
thực hành thì cần phải có bảng các câu hỏi hay đề bài tập/bài thực hành phát
cho học viên.
Các nguồn lực cần thiết:
Có những dụng cụ trang thiết bị cần thiết mà cơ sở đào tạo chưa có như
vườn cây, máy cày đất ... thì phải liên hệ để thuê mượn từ các cơ sở trồng sầu
riêng, măng cụt ở gần nơi tổ chức lớp học.
Các dụng cụ giản đơn như liềm, dao, leng (xẻng), cuốc đủ dùng cho lớp
học có 30 người (có thể kết hợp với các mô đun khác, các dụng cụ này dufng
nhiều lần) như sau:
TT Nội dung Đơn vị tính Số lượng
1 Cuốc, xẻng, dao, liềm (4 dụng cụ này là 1 bộ) Bộ 6
2 Bình phun thuốc bảo vệ thực vật Cái 03
3 Giấy A4 Gam 01
5 Bút chì, thước, bút bi Bộ 12
Trước khi giao cho học viên thực hiện trả lời các câu hỏi hay làm bài tập
/bài thực hành. Giáo viên thông báo thời gian thực hiện, số lượng và tiêu chuẩn
sản phẩm cần đạt được. Trong khi học viên thực hiện, giáo viên quan sát, nhắc
nhở và uốn nắn kịp thời để học viên thực hiện đúng và đủ các bước. Khi kết
thúc thời thực hiện, giáo viên nhận xét, đối chiếu với đáp án, đánh giá và ghi
điểm trước cả lớp.
V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập
5.1. Đánh giá các câu hỏi
5.1.1. Đánh giá các câu hỏi của bài 1: Toàn bộ các câu hỏi của bài 1, đều có
tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Khoanh tròn được vào
đáp án đúng của câu 1 là đáp án a
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm (3 điểm)
65
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 2: Khoanh tròn được vào
đáp án đúng của câu 2 là đáp án d
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm (3 điểm)
Tiêu chí 3: Khoanh tròn được vào
đáp án đúng của câu 3 là đáp án a
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm (4 điểm)
5.1.2. Đánh giá các câu hỏi của bài 2: Toàn bộ các câu hỏi của bài 2, đều có
tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Khoanh tròn được vào
đáp án đúng của câu 2 là đáp án c
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm (2,5 điểm)
Tiêu chí 2: Khoanh tròn được vào
đáp án đúng của câu 2 là đáp án a
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm (2,5 điểm)
Tiêu chí 3: Khoanh tròn được vào
đáp án đúng của câu 3 là đáp án a
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm (2,5 điểm)
Tiêu chí 4: Khoanh tròn được vào
đáp án đúng của câu 4 là đáp án b
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm (2,5 điểm)
5.1.3. Đánh giá các câu hỏi của bài 3: Toàn bộ các câu hỏi của bài 3, đều có
tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Khoanh tròn được vào đáp án đúng:
Câu 1: a; Câu 2: b
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm: Mỗi câu 5 điểm
5.1.4. Đánh giá các câu hỏi của bài 4: Toàn bộ các câu hỏi của bài 4, đều có
tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Khoanh tròn được vào đáp án đúng:
Câu 1: a; Câu 2: b
Giáo viên nhận xét, dánh giá và ghi
điểm: Mỗi câu 5 điểm
5.1.5. Đánh giá các câu hỏi của bài đọc thêm: Toàn bộ các câu hỏi của bài
66
đọc thêm đều có tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Khoanh tròn được vào đáp án đúng:
Câu 1: a; Câu 2: d; Câu 3: d
Giáo viên nhận xét, dánh giá và ghi điểm:
Câu 1: 3 điểm; Câu 2: 3 điểm; Câu 3: 4
điểm;
5.2. Đánh giá các bài tập/bài thực hành
Bài 01: Lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt
5.2.1. Đánh giá bài thực hành 1.1.1: Lập một bảng kế hoạch trồng mới 1 ha
sầu riêng. Biết rằng chi phí trồng cây trồng chính (cây sầu riêng) và cây trồng
xen là 11 400 000 đồng (mười một triệu, bốn trăm ngàn đồng, bảng 1.1.10), thời
vụ trồng sầu riêng là tháng 4/2012. Thu cây đậu nành trồng xen là 300 kg, giá
bán 50 000 đồng/1 kg và nhận xét bảng kê hoạch vừa lập.
TT Nội dung Kinh phí (đồng) Ghi chú
Trồng cây sầu riêng 8 900 000 Cây trồng chính
1 - Công lao động: Làm đất;
Chuẩn bị vườn; Xử lý, bón lót;
Trồng cây; Chăm sóc:
4 500 000
2 - Cây giống sầu riêng 2 000 000
3 - Phân bón: 500 000
4 - Thuốc bảo vệ thực vật: 200 000
5 - Khấu hao (thuê mượn) thiết bị: 500 000
6 - Dụng cụ vật rẻ: 200 000
7 - Chi phí phát sinh của ha/năm: 1 000 000
Trồng cây trồng xen 2 500 000 Cây trồng xen
Tổng cộng 11 400 000
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Kẻ khung bảng Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm
67
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
kế hoạch trồng sầu riêng, măng
cụt.
Kẻ đúng khung mẫu của bảng kế
hoạch.
cho các học viên trong nhóm (1 điểm)
Tiêu chí 2: Điền đủ các nội
dung vào bản kế hoạch.
Điền đủ và đúng các nội
dung vào bản kế hoạch
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm
(2 điểm)
Tiêu chí 3: Lập bảng kế
hoạch hoàn chỉnh và thấy rõ từ
bảng kế hoạch này thu sản phẩm
cây đậu nành trồng xen là kết
luận được Hoàn chỉnh bảng kế
hoạch trồng sầu riêng, măng cụt.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm
cho các học viên trong nhóm (3 điểm)
Tiêu chí 4: Thể hiện ở bảng
kế hoạch cho thấy thu từ cây
trồng xen được 15 000 000 đồng.
Trừ đi chí phí còn lãi 3 600 000
đồng.
Giáo viên hướng dẫn học viên của các
nhóm so với đáp án để kiểm tra chéo kết quả
của nhau, sau đó giáo viên nhận xét, đánh
giá và ghi điểm cho các học viên trong
nhóm (3 điểm)
Đánh giá chung: Thực hiện
đúng thời gian và phối hợp phân
công, tổ chức thực hiện.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm
cho các học viên trong nhóm (1 điểm)
Bài 03: Chuẩn bị mô/hố
5.2.2. Đánh giá bài thực hành 1.3.1: Hãy chuẩn bị hố trồng sầu riêng/măng
cụt, bón lót và lấp kín phân để trồng sầu riêng/măng cụt.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Đào hố trồng sầu
riêng/măng cụt đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật như sâu x dài x rộng = 60cm.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm (1 điểm)
Tiêu chí 2: Bón đủ 10kg hay 20
kg phân chuồng hoai mục đã chuẩn bị
Giáo viên hướng dẫn học viên của
các nhóm so với đáp án để kiểm tra
68
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
cho hố trồng sầu riêng hay hố trồng
măng cụt.
chéo kết quả của nhau, sau đó giáo viên
nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho các
học viên trong nhóm (3 điểm)
Tiêu chí 3: Lấp đất kín phân bón
lót. Đất lấp phân phải là đất tơi, nhỏ và
màu mỡ như đất mặt ruộng, đất bùn
sông phơi khô, đập nhỏ.
Giáo viên hướng dẫn học viên của
các nhóm so với đáp án để kiểm tra
chéo kết quả của nhau, sau đó giáo viên
nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho các
học viên trong nhóm (3 điểm)
Tiêu chí 4: Viết bài thu hoạch sau
khi thực hành. Bài thu hoạch có kết
luận hố trồng phải chuẩn bị trước
trồng ít nhất là một tháng
Giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm cho các học viên trong nhóm
(2 điểm).
Đánh giá chung:
Tổ chức phân công thực hiện
công việc. Sự phối hợp của các thành
viên trong nhóm.
Thực hiện trình tự các bước công
việc.
Hoàn thành đúng thời gian là 120
phút/nhóm học viên.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm cho các học viên trong nhóm (1
điểm)
Bài 04. Chuẩn bị trước khi trồng sầu riêng, măng cụt
5.2.3. Đánh giá bài thực hành 1.4.1: Ngày 01/3/2012 cần phải thực hiện
viết bản giao kèo (hợp đồng) mua 500 kg phân urê, 1000 kg supper lân và 300
kg cloruakali. Giá phân ure là 10 000 đồng/kg; Giá phân supper lân là 3 000
đồng/kg và giá cloruakali 13 000 đồng/kg. Mỗi học viên hãy viết bản giao kèo
(hợp đồng) mua lượng phân trên để chuẩn bị sử dụng vào ngày 15 tháng 4 năm
2012.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Viết bản giao kèo (hợp
đồng) mua phân bón đúng mẫu.
Giáo nhận xét, đánh giá và ghi
điểm cho các học viên trong nhóm (3
điểm)
Tiêu chí 2: Viết đủ nội dung các
loại phân bón và số lượng phân như
ure, phân lân, phân cloruakali và đủ số
Giáo viên hướng dẫn học viên của
các nhóm so với đáp án để kiểm tra
chéo kết quả của nhau, sau đó giáo
69
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
tiền mua phân bón: ure 5 000 000 đồng
(năm triệu đồng), phân lân: 3 000 000
đồng (ba triệu đồng), phân cloruakali.
Tổng cộng là đồng (3 900 000).
viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm
cho các học viên trong nhóm (4 điểm)
Tiêu chí 3: Viết đủ các nội dung
như thời gian, địa điểm, cách bàn giao
phân bón từ bên bán cho bên mua
Giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm cho các học viên trong nhóm
(2 điểm).
Đánh giá chung:
Quá trình thực hiện nghiêm túc,
đúng trình tự các bước.
Hoàn thành đúng thời gian: 60
phút/1 học viên.
Giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm cho các học viên trong nhóm
(1 điểm)
5.3. Đánh giá kết quả học tập toàn mô đun
5.3.1. Đánh giá kết quả kiểm tra lý thuyết nghề (thời gian 60 phút)
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Nêu cách lập bảng
kế hoạch trồng sầu riêng măng cụt
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm (2 điểm)
Tiêu chí 2: Trình bày kỹ thuật
vệ sinh vườn, làm đất để trồng sầu
riêng/măng cụt
Giáo viên nhận xét, dánh giá và ghi
điểm (3 điểm)
Tiêu chí 3: Mô tả các bước
chuẩn bị mô/hố để trồng sầu riêng
(măng cụt)
Giáo viên nhận xét, dánh giá và ghi
điểm (3 điểm)
Tiêu chí 4: Nêu cách chọn cây
để trồng xen, kỹ thuật trồng và chăm
sóc cây trồng xen
Giáo viên nhận xét, dánh giá và ghi
điểm (2 điểm)
Đánh giá chung: Tham dự đủ
các bài kiểm tra lý thuyết của các lần
kiểm tra và bài kiểm tra hết mô đun.
Lấy điểm trung bình của các bài lý
thuyết cộng với điểm của bài thi chia đôi
được điểm lý thuyết của toàn mô đun.
5.3.2. Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng nghề (thời gian 240 phút)
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
70
Tiêu chí 1: Lập bảng kế hoạch trồng
sầu riêng măng cụt
Giáo viên nhận xét, đánh giá và
ghi điểm (2 điểm)
Tiêu chí 2: Nhóm 5 học viên vệ sinh
500 m2 vườn để chuẩn bị trồng sầu
riêng/măng cụt
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (3 điểm)
Tiêu chí 3: Mỗi học viên chuẩn bị 3
mô/hố để trồng sầu riêng/măng cụt
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (3 điểm)
Tiêu chí 4: Nhóm 5 học viên trồng
200 m2 cây trồng xen trong vườn sầu
riêng,măng cụt
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (2 điểm)
Đánh giá chung: Tham dự đủ các
bài kiểm tra của toàn mô đun và bài kiểm
tra hết mô đun.
Lấy điểm trung bình của các bài
toàn mô đun cộng với điểm của bài thi
chia đôi được điểm của toàn mô đun.
IV. Tài liệu cần tham khảo
1. Trần Văn Minh - Nguyễn Lân Hùng, Kỹ thuật trồng măng cụt, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội 2005.
2. Nguyễn Ngọc Nông - Lương Văn Hinh - Đặng Văn Minh - Nguyễn Thị
Bích Hiệp, 2004. Giáo trình qui hoạch phát triển nông thôn. NXB NN.
3. Huỳnh Văn Tấn, Kỹ thuật trồng sầu riêng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành
phố Hồ Chí Minh 2001.
4. Trần Thế Tục - Chu Doãn Thành, Cây sầu riêng ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội 2004.
71
BAN CHỦ NHIỆM PHÂN TÍCH NGHỀ, PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC,
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CHO NGHỀ
“TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT”
(Kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ
điện và Nông nghiệp Nam Bộ
2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3. Thư ký: Bà Kiều Thị Ngọc, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và
Nông nghiệp Nam Bộ
4. Các ủy viên:
- Bà Đoàn Thị Chăm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ
- Bà Đinh Thị Đào, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp
Nam Bộ
- Bà Lê Thị Nga, Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên
- Ông Nguyễn Văn Thinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo,
Tiền Giang./.
72
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
(Kèm theo Quyết định số 2033/QĐ-BNN-TCCB
ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Tiến Huyền, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng
Nông nghiệp Nam Bộ
2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Phan Duy Nghĩa, giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế
Bảo Lộc
- Ông Nguyễn Văn Dũng, giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
- Ông Nguyễn Phương Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông -
Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_chuan_bi_truoc_khi_trong_sau_rieng_mang_cut.pdf