Giáo trình Chuẩn bị trồng lúa cạn

Giáo trình Mô đun Chuẩn bị trồng cây lúa cạn này là một trong bốn cuốn

giáo trình dạy nghề chính thức của nghề Trồng lúa cạn đwọc biên soạn nói trên.

Trên quan điểm dạy nghề nâng cao năng lực thực hành cho học viên là chủ yếu,

đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn thành khoá học

phải có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản trong công việc chuẩn

bị trồng cây lúa cạn. Chúng tôi đã lựa chọn nội dung đào tạo phù hợp với đối tượng

học, bao gồm các kiến thức, kỹ năng thực hành, thái độ nghề nghiệp thiết yếu nhằm

đáp ứng cao nhất mục tiêu dạy nghề. Vì vậy trong giáo trình, chúng tôi cố gắng

hướng dẫn tỷ mỉ các thao tác thực hiện công việc. Khối lượng kiến thức lý thuyết

được đưa vào giáo trình có mức độ và sát với thực tiễn sản xuất vừa đủ để người

học hiểu được các giải pháp kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện

các công việc chuẩn bị trồng cây lúa cạn.

Kết cấu mô đun gồm 5 bài. Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến

thức lý thuyết và kỹ năng thực hành trong công việc chuẩn bị trồng cây lúa cạn.

pdf92 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị trồng lúa cạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Mố/C22//IR38803 - 1. Thời gian sinh trưởng: + Vụ mùa: 120 -125 ngày. + Vụ Đông xuân (trà chính vụ): 165 -170 ngày. - Khả năng đẻ nhánh trung bình, chiều cao cây 120 - 125 cm, lá dài, hơi xiên, màu xanh nhạt. - Bông dài 27 - 29 cm, mỗi bông có trung bình 155 - 180 hạt, hạt 56 nhỏ, rất dài; tỷ lệ D/R =3,4; khối lượng 1000 hạt 27 - 28 gam. Phẩm chất gạo tốt, trong, không bạc bụng, cơm dẻo ngon, hàm lượng amylose 18-20%. - Giống lúa CH208 cho năng suất ổn định 45 – 50 tạ/ha trong điều kiện bấp bênh về nước. Trong điều kiện chủ động nước năng suất có thể đạt 55 - 60 tạ/ha. Nếu hạn nặng cũng đạt 32 - 35 tạ/ha. - Khả năng thâm canh trung bình, kháng vừa với đạo ôn, rầy nâu, bạc lá và khô vằn. - Chịu hạn tốt ở mọi giai đoạn, chịu rét khá. CH 208 là giống thích ứng rộng, chịu thâm canh trung bình, thích hợp trên đất bấp bênh nước, ruộng bậc thang, có thể cấy ở những ruộng hạn nhờ nước mưa. Hình 1.4.10. Giống lúa CH 208. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu hỏi 1: Anh chị hãy nêu các yếu tố tác động đến quá trình sản xuất? Câu hỏi 2: Anh chị hãy nêu các vụ trồng lúa cạn? Câu hỏi 3: Anh chị hãy nêu đặc điểm của giống LC 4-08, giống LT 6? Câu hỏi 4: Anh chị hãy so sánh đặc điểm giống CH 207 và CH 208? 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 1.4.1: Lập kế hoạch trồng lúa - Mục tiêu: Giúp người học biết lập kế hoạch trồng lúa. 57 - Nguồn lực: giấy, bút. - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút. - Nhiệm vụ: quan sát ruộng lúa, chuẩn bị vật tư, dụng cụ, hạt giống . - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: kế hoạch trồng lúa phù hợp với tập quán canh tác của địa phương. 2.2. Bài thực hành số 1.4.2: Xác định giống cây trồng xen canh - Mục tiêu: Giúp người học biết chủng loại giống cây trồng xen canh với lúa. - Nguồn lực: giấy, bút, tài liệu về giống cây trồng xen canh. - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút. - Nhiệm vụ: quan sát ruộng lúa, đất đai, khí hậu, chọn giống cây phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương, mang lại hiệu quả. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định được tên giống cây nên trồng. 2.3. Bài thực hành số 1.4.3: Xác định giống cây trồng luân canh. - Mục tiêu: Giúp người học biết chủng loại giống cây trồng luân canh sau khi thu hoạch lúa. - Nguồn lực: giấy, bút, tài liệu về giống cây trồng luân canh. - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút. - Nhiệm vụ: quan sát ruộng lúa, đất đai, khí hậu, chọn giống cây phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định được tên giống cây nên trồng, mang lại hiệu quả kinh tế. 2.4. Bài thực hành số 1.4.4: Nhận biết giống địa phương, giống cải tiến - Mục tiêu: Giúp người học biết phân biệt đặc tính giống địa phương, giống cải tiến. - Nguồn lực: hạt giống, cây lúa, giấy, bút. 58 - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 5-10 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút, hạt lúa. - Nhiệm vụ: quan sát hạt giống, cây lúa, ghi chép những điểm khác biệt. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ 1 nhóm - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: mô tả chính xác đặc điểm từng giống lúa. C. Ghi nhớ: - Các vụ trồng lúa cạn, các giống lúa 59 Bài 5: Chuẩn bị đất trồng Mã bài: MĐ 01-5 Mục tiêu: - Nêu được về các yêu cầu của đất trồng lúa cạn. - Nêu được các tiêu chuẩn của đất phù hợp với việc trồng lúa cạn - Chọn được đất trồng lúa cạn đúng yêu cầu - Nêu được các bước làm đất trồng lúa cạn - Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực, chính xác A. Nội dung 1. Yêu cầu đất trồng lúa cạn 1.1. Yêu cầu về độ cao, địa hình Đa phần lúa cạn được trồng trên các vùng núi, có thể trồng trên đất xấu nghèo dinh dưỡng. Lúa cạn có thể gieo cấy, gieo sạ trên ruộng bậc thang, chân đất bằng, đất dốc. Đối với đất đồi núi chỉ nên chọn nơi có độ dốc < 150 Hình 1.5.1. Địa hình trồng lúa cạn với độ dốc cao 60 1.2. Yêu cầu về lý, hóa tính Đất đồi dốc < 150 có tầng canh tác đủ ẩm. Có thể trồng xen ở diện tích đất trống trong nương cà phê, tiêu, cao su hoặc vườn cây ăn quả (nhãn, xoài, mơ, mận, đào...) đang thời kỳ kiến thiết cơ bản lúc cây chưa khép tán, kín hàng. Có thể gieo cấy, gieo xạ trên ruộng bậc thang, chân đất bằng 1 vụ không chủ động nước hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời. Hình 1.5.2. Địa hình trồng lúa cạn với độ dốc thấp Hình 1.5.3. Địa hình trồng lúa cạn tương đối bằng phẳng 61 1.3. Thành phần cơ giới của đất Trong đất bao gồm các hạt đất (gọi là phần tử cơ giới đất). Căn cứ vào kích thước của các phần tử cơ giới đất, người ta phân chia thành các nhóm hạt. Mỗi nhóm là tập hợp của các hạt đất có kích thước nằm trong một khoảng nhất định. Tỷ lệ tương đối giữa các nhóm hạt này được gọi là thành phần cơ giới đất. Ý nghĩa của thành phần cơ giới đất thể hiện ở chỗ: thành phần cơ giới là căn cứ quan trọng để phân loại đất. Mặt khác thông qua thành phần cơ giới để đánh giá đặc tính cơ học của đất. Ví dụ: đất cát là đất có tỷ lệ các hạt sét thấp (từ 0 - 20%) nên có đặc điểm thấm nước nhanh, giữ nước kém, dễ bị khô hạn, thoáng khí, chất hữu cơ mau bị phân giải, tỷ lệ mùn trong đất thấp. Đất cát tơi xốp, làm đất dễ, thuận lợi cho quá trình canh tác, nhưng khi ngập nước thường bị lắng, bí, chặt, dí, dễ gây bất lợi cho cây trồng. Hấp thu nhiệt và toả nhiệt nhanh, nhiệt độ đất thay đổi nhanh theo nhiệt độ không khí gây bất lợi cho cây trồng. Khả năng giữ dinh dưỡng kém, dễ bị rửa trôi, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp Đất thịt: Là loại đất có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Là loại đất tốt, độ phì nhiêu cao, rất phù hợp với nhiều loại cây trồng. Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình rất phù hợp với cây lúa cạn 1.4. Kết cấu đất Đất bao gồm nhiều cấp hạt. Trong thực tế các hạt này thường gắn kết với nhau bằng các lực liên kết rất đa dạng tạo thành tập hợp và được gọi là hạt kết cấu của đất (gọi tắt là hạt kết). Giữa các tập hợp đó tồn tại các khoảng trống chứa nước (khi ngập nước) hoặc không khí (khi đất khô). Đất tồn tại ở trạng thái các hạt kết nói trên được gọi là đất có kết cấu. Đất không ở trạng thái trên gọi là đất không có kết cấu Đất có kết cấu phù hợp cho cây trồng có những đặc điểm sau: - Đất có kết cấu tốt, tơi xốp giúp bộ rễ cây phát triển thuận lợi. - Đất thấm nước, nhưng lượng nước chứa trong các khe hở lớn nên cây trồng được cung cấp nước thuận lợi - Lượng ôxy trong đất cao, tăng sức sống cho đất (các vi sinh vật có ích phát triển) - Nhiệt độ đất ổn định không gây tác động xấu tới bộ rễ. 62 - Trong đất chứa nhiều sinh vật có lợi chuyển hoá các chất thành dinh dưỡng cho cây hút. Mặt khác đất có kết cấu tốt thuận lợi cho con người trong quá trình canh tác, thể hiện: - Dễ làm đất, đỡ tốn công và chi phí cho việc làm đất - Việc chăm sóc như làm cỏ, bón phân, điều tiết nước đều diễn ra thuận lợi - Đất có khả năng giữ phân bón nên có thể giảm lượng phân cần bón. Kết cấu đất là nhân tố quyết định độ xốp của đất. Độ xốp của đất là tỉ lệ % các khe hở trong đất so với thể tich đất. Các loại đất khác nhau thì tỉ lệ xốp khác nhau. Đất có kế cấu có độ xốp cao, khe hở mao quản < 30µm và khe hở phi mao quản >30µm phù hợp. Mức độ xốp (P %) Mức độ 60-70 Đất rất xốp 50-60 Đất khá xốp 40-50 Đất xốp trung bình 30-40 Đất ít xốp <20 Đất chặt bí Trạng thái kết cấu đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thuộc về bản thân các loại đất nhưng cũng chịu sự chi phối lớn của các yếu tố bên ngoài. Các yếu tố đó bao gồm: Điều kiện khí hậu của vùng, kỹ thuật làm đất, bón phân, điều tiết nước, chế độ canh tác. Đây cũng chính là cơ sở của việc tiến hành các hoạt động canh tác hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa cạn sinh trưởng phát triển. 2. Các loại đất trồng 2.1. Đất đỏ - Đất chua, độ no bazo thấp, khả năng hấp thụ không cao, chất dễ hòa tan bị rửa trôi. - Kết cấu hạt tương đối bền.Thành phần cơ giới nặng, kết cấu hạt và viên, độ xốp cao, dung trọng bé, độ dốc nhỏ. Các loại đất đỏ: + Đất nâu đỏ: Phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Bắc. Đất có màu đỏ thẩm, tầng đất dày, tầng mặt giàu mùn. Đất có phản ứng chua, độ no bazo thấp. Đất nâu đỏ trên đá vôi có lượng mùn khá cấu trúc tốt. 63 + Đất nâu vàng: Tập trung ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. Đất có màu nâu vàng, thành phần cơ giới nặng, thoát nước tốt, cấu trúc hạt khá tốt và bền. + Đất mùn vàng đỏ trên núi: Phát triển chủ yếu trên đá mac ma bazo trung tính và đá vôi. Đất có phản ứng chua vừa đến ít chua. Khả năng trao đổi cation thấp. Đất bị xói mòn mạnh. Hình 1.5.4. Đất đỏ bazan 2.2. Đất xám - Đất xám có diện tích lớn nhất, phân bố rộng khắp - Có tầng đất khá dày, bao gồm hầu hất đất xám bạc màu, phần lớn đất đỏ vàng và 1 phần đất phù sa cổ. Nhóm đất xám bao gồm 5 loại. + Đất xám bạc màu: Chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, đá mac ma axit và đá cát. Tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên và trung du Bắc Bộ. Thường có phản ứng chua, pH từ 3 - 4.5. Hàm lượng mùn trên mặt thấp. Độ phân giải chất hữu cơ mạnh. Đất nghèo cation kiềm (Ca2+, Mg2+), nghèo dinh dưỡng, thường bị khô hạn nhưng có giá trị trong nông nghiệp. + Đất xám có tầng loang lỗ: Tập trung chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ ở tầng đất trên mặt. Đất chặt, có phản ứng chua, nghèo mùn. Đất dễ bị thoái hóa, bạc màu. + Đất xám gley: Tập trung ở vùng trung du Bắc Bộ, Tây nguyên và Đông Nam Bộ. Hình thành ở những vùng trũng, thấp, tụ nước, có đặc tính chua. Ở các địa phương khác nhau, đất xám gley có tính chất khác nhau rất ít. + Đất xám feralit: Là loại đất có diện tích lớn nhất nước ta, phân bố rộng trên cả nước. Đất chua, tầng mặt bị xói mòn rửa trôi. Đất có thành phần cơ giới nhẹ và 64 nghèo dinh dưỡng và được hình thành trên đá mẹ thô. Đất hình thành trên đá mẹ biến chất và phân hóa có độ phì nhiêu cao. + Đất xám mùn trên núi: Phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Đất có hàm lượng chất hữu cơ cao và giàu đạm. Ở các vùng này thì có mô hình định canh bằng ruộng bậc thang. Hình 1.5.5. Đất xám 2.3. Đất thịt: - Thành phần: 25-50% cát, 30-50% mùn, 10-30% sét - Tính chất: có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. - Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Dễ dàng cày bừa làm đất. - Thích hợp cho đa số các loại cây trồng 65 Hình 1.5.6. Đất thịt trồng lúa 2.4. Đất cát: - Thành phần: 80-100% cát, 0-10% mùn, 0-10% sét với các hạt cát kích thước từ mịn (0,05mm) đến thô (2mm). - Tính chất: thấm nước nhanh, thoát nước dễ, dễ bị khô hạn, giữ nước và phân bón kém, nghèo mùn và dưỡng chất, nóng nhanh, lạnh nhanh, khi khô thì rời rạc, khi có nước thì đất bị bí chặt. - Dễ cày bừa, ít tốn công, nhưng vi sinh vật phát triển kém, cỏ mọc nhanh, không có lợi cho cây trồng. - Cải tạo: + Khi bón phân nên chia làm nhiều lần, vùi sâu. + Cần tăng lượng sét trong đất bằng biện pháp cày sâu lật sét, bón bùn ao, tưới nước phù sa mịn, bón phân hữu cơ. - Có thể trồng: + Phi lao làm rừng cây chắn gió, chắn cát ở các vùng ven bờ biển + Cây rau màu: khoai lang, khoai tây, lạc, dưa, đậu, vừng + Cây công nghiệp: cây thuốc lá, dâu tằm + Cây ăn quả: dừa, cam, chanh + Ở nơi sẵn nước tưới, nơi đất thấp: trồng lúa 66 Hình 1.5.7. Trồng tỏi trên vùng đất cát. 2.5. Đất sét: - Thành phần: 0-45% cát, 0-45% mùn, 50-100% sét, với các hạt sét mịn kích thước < 0,002mm và hạt mùn kích thước 0.002-0.05mm - Tính chất: khó thấm nước, giữ nước tốt, kém thoáng khí, tích luỹ mùn nhiều hơn đất cát, ổn định nhiệt độ hơn đất cát. Giữ nước, phân tốt, ít bị rửa trôi. - Đất sét nghèo chất hữu cơ có kết cấu cứng chặt, khô, khi bị hạn thì sẽ nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất. - Cải tạo: Bón phân hữu cơ và vôi. Nếu đất quá sét thì có thể bón cát, hay tưới nước phù sa thô. - Không thích hợp cho các cây trồng lấy củ. Hình 1.5.8. Đất sét 67 2.6. Đất phèn - Phân bố ở đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Bắc Bộ. - Được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu là xác thực vật. - Nhóm đất này thường có hai tầng: tầng sinh phèn và tầng phèn. + Tầng sinh phèn: tích lũy vật liệu chứa phèn gồm tầng sét hoặc hữu cơ ngập nước. + Tầng phèn: tầng chỉ thị cho đất phèn hoạt động. Có 3 loại đất phèn: + Đất phù sa phèn + Đất gley phèn + Đất than bùn phèn - Đất phèn có tỷ lệ chất hữu cơ cao, mức độ phân giải thấp, đất rất chua nên cần được cải tạo và sử dụng hợp lý để trồng lúa. Hình 1.5.9. Đất phèn 2.7. Đất mặn - Tập trung ở vùng ven biển trải khắp đất nước từ Bắc vào Nam. - Được hình thành do ảnh hưởng của nước mặn, do thủy triều xâm nhập hay do các mạch nước mặn ngầm. + Đất mặn sú, vẹt, đước: Tập trung nhiều nhất ở vùng ven biển từ Bến Tre đến Cà Mau và ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đất ở dạng chưa thuần thục, tầng mặt đang trong quá trình bồi lắng bùn lỏng, lầy, ngập nước triều. Đất chứa nhiều chất hữu cơ, gley mạnh. Đất trung tính hoặc kiềm yếu. 68 + Đất mặn nhiều: Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Sông Cửu Long. Đất chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều và mạch nước ngầm mặn. Độ mặn của đất thay đổi theo mùa. Đất chứa nhiều chất dinh dưỡng. + Đất mặn trung bình và ít: Tập trung nhiều ở đồng bằng Sông Cửu Long, còn lại ở đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung. Đất có phản ứng trung bình ít chua và vẫn chịu ảnh hưởng của thủy triều. Hình 1.5.10. Đất mặn Đất phèn và đất mặn thường ở vùng ven chân đồi hay ven biển, mà ven chân đồi hay ven biển trong điều kiện đó người ta trồng lúa nước chứ không trồng lúa cạn.Vì vậy nên bỏ những phần này. 2. Nước trong đất Đất trồng cây lúa cạn có 2 vấn đề chính cần quan tâm: Nước trong đất và các yếu tố dinh dưỡng. - Điều bắt buộc là lượng nước được cấp phải đủ dể đảm bảo những chức nãng chủ yếu về sự vận chuyển các chất dinh dưỡng, sự tạo thành nước cấu tạo thực vật và nước bốc hơi. - Sức chứa của đất không lớn, nó chỉ nhượng nước cho cây dưới một vài điều kiện trong sự tương quan hẹp với kích thước hạt đất, tức là kích thước của các yếu tố cấu thành: - Đất sét : nhỏ hơn 2 micron - Phù sa: 2- 20 micron - Cát mịn: 20-50 micron - Cát thô: > 200 micron 69 ( 1 micron = 1/ 1000mm) - Sự sắp đặt kế nhau của các phần tử, được kết nối bằng những chất keo nguồn gốc từ mùn, để lại giữa chúng những khoảng trống nhiều hay ít, xác định độ xốp của đất cho phép nước tích tụ với một lượng thay đổi. - Và trong mối tương quan giữa đất và nước, ta có thể phân biệt một vài hình thái của nước như sau: - Nước do hút ẩm; Đây là nước do đất hấp thu ẩm độ trong không khí, tạo thành lớp mỏng, cây không thể hút được nước này. Nó chiếm khoảng 2-3% trọng lượng đất ( đất giàu hữu cơ nó chiếm tới 20%, đất cát khoảng 1%) - Nước mao quản hấp thu; Nước này nằm trong các lỗ hổng nhỏ trong đất. Cây có thể hấp thu và là nguồn nước chính cho cây mùa khô. - Nước trọng lực: Nguồn nước chính là do mưa, rất quan trọng và là nguồn cung cấp chủ yếu cho nhu cầu nước của cây. Nếu thể tích các lỗ hổng trong đất nhiều, nước trọng lực lại toát xuống cây nhanh. Nếu không có sự ngấm sâu xuống của đất thì nước trọng lực vẫn chứa đầy trong các lỗ hỏng, đó là trạng thái bão hòa nước. Tóm lại, các hiểu biết về nước trong đất giúp ta hiểu rõ hơn và sử dụng tốt hơn các loại đất để trồng lúa cạn và sắp xếp hệ thống các loại cây trồng khác đi với lúa cạn. Ngoài ra, trong các chi tiết điện toán cũng cần các thông số này trong việc giả định sự cân bằng nước và tính toán mùa vụ. 4. Một số loại đất trồng lúa cạn phổ biến 4.1. Đất cạn hoàn toàn Đất có đặc điểm thoát nước tốt, địa hình dốc, không bằng phẳng (tỷ lệ hạt cát nhiều). Lượng nước mưa sau mỗi trận mưa thấm nhanh xuống các tầng đất dưới. Hình 1.5.11. Lúa cạn được trồng ở nơi có đất cạn hoàn toàn 70 4.2. Đất có tích tụ nước sau mưa Đất có đặc tính bí chặt (tỷ lệ hạt sét nhiều), địa hình bằng phẳng, loại đất này tương đối giàu dinh dưỡng. Lượng nước mưa sau mỗi trận mưa được giữ lại trong các ống mao quản của đất. Thường gặp tại các vùng đất tương đối bằng phẳng, các chân đồi, núi hay những nơi làm ruộng bậc thang 4.3. Ruộng bậc thang Giai đoạn ban đầu mới san bậc thang thì tầng đất mặt xấu, nghèo dinh dưỡng, nhiều đá lẫn. Sau 1 thời gian canh tác, do quá trình xói mòn các lớp đất mặt từ các tầng trên xuống, do tính chất cải tạo đất của cây trồng nên lớp đất mặt giàu dinh dưỡng, đất tốt. Thường gặp tại các vùng núi có độ dốc lớn, nơi trồng ruộng bậc thang. Hình 1.5.12. Lúa cạn được trồng tại nơi có nước tích tụ sau mưa 71 Hình 1.5.13. Trồng lúa cạn trên ruộng bậc thang 4.4. Ruộng “nà”, “triền” Đất tương đối tốt. Lượng nước mưa sau mỗi trận mưa được giữ lại tại các mao quản đất, đất giữ nước tốt. Là loại đất bán hạn. 4.5. Đất đồi dốc Diện tích đất dốc rộng lớn, có khoảng “14 triệu ha” số liệu này vênh so với số liệu ban đầu về đất trồng lúa cạn. phân bố trên các độ dốc khác nhau: Hình 1.5.14. Lúa cạn được trồng ở ruộng “nà” 72 Độ dốc (%) Diện tích (triệu ha) 3 - 10 2,7 10 - 15 5,5 15 - 25 3,7 > 25 2,5 ( Nguồn: Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1999). Đồi núi thấp chiếm ưu thế với hơn 60% diện tích của cả nước, núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Đất dốc gồm các loại đất có độ phì khác nhau, với điều kiện tiểu khí hậu, địa hình chế độ nước khác nhau đã tạo nên sự phát triển rất đa dạng và phong phú của các thực vật tự nhiên và cây trồng /vật nuôi của vùng đồi núi nước ta Hình 1.5.15. Lúa cạn được trồng trên đất đồi dốc 4.6. Đất trung du, vùng núi Có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. 73 Hình 1.5.16. Đất trung du, vùng núi 4.7. Đất bằng phẳng - Độ cao: Không lớn ≤200 m: đồng bằng thấp ≤500 m: đồng bằng cao - Độ dốc: ≤5° Hình 1.5.17. Lúa cạn trồng ở đất bằng phẳng 5. Vệ sinh đồng ruộng 5.1. Phát quang 5.1.1. Chuẩn bị dụng cụ để vệ sinh đồng ruộng 74 Trước khi vệ sinh đồng ruộng cần phải chuẩn bị các dụng cụ như sau: Liềm: dùng để cắt cỏ ruộng, cắt gốc rạ . Hình 1.5.18. Liềm để cắt cỏ ruộng Dao: dùng để chặt cỏ xung quanh ruộng. Hình 1.5.17. Dao để chặt cỏ ruộng Phảng là dụng cụ dùng để phảng cỏ hay cây rạ ở dưới ruộng 75 Hình 1.5.19. Phảng để phảng cỏ hay cây rạ ở dưới ruộng Leng còn gọi bằng tên khác là xẻng, dụng cụ này thường dùng để chấn cỏ ở xung quanh ruộng trồng lúa. Hình 1.5.20. Leng để chấn cỏ Cuốc: dụng cụ này thường dùng để cuốc cỏ ở xung quanh ruộng trồng lúa. 76 Hình 1.5.21. Cuốc dùng để cuốc cỏ xung quanh ruộng Cào dùng để cào cỏ, rơm, rạ, tàn dư thực vậ ở ruộng sau khi đã chặt, cắt, phảng Hình 1.5.22. Cào dùng để cào tàn dư thực vật Máy cắt cỏ dùng để cắt cỏ hay cây rạ ở dưới ruộng và cắt cỏ trên ruộng. 77 Hình 1.5.23. Máy cắt cỏ 5.1.2. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng a. Làm cỏ trong ruộng - Cắt cỏ dưới ruộng bằng liềm Hình 1.5.24. Cắt cỏ trong ruộng b. Dọn cỏ xung quanh ruộng - Cắt cỏ xung quanh bờ ruộng bằng liềm - Dùng dao chặt cỏ ở xung quanh ruộng + Dùng cuốc để cuốc cỏ xung quanh ruộng. 78 Hình 1.5.25. Cuốc cỏ quanh ruộng Hay dùng xẻng chấn cỏ xung quanh ruộng, người dùng xẻng chấn cỏ, người bốc cỏ bỏ lên bờ. Dùng phảng phảng cỏ ở xung quanh ruộng. Dùng máy cắt cỏ, cắt toàn bộ cỏ ở trên ruộng, dọn sạch để tránh nơi trú ngụ của mầm mống dịch hại. Hình 1.5.26. Cắt cỏ bờ bằng máy cắt cỏ 5.2. Thu dọn tàn dư thực vật 79 Dùng cào gom gọn và đưa toàn bộ tàn dư thực vật trong ruộng lên để tiêu hủy. Hình 1.5.27. Đưa tàn dư thực vật lên 6. Cày, xới đất 6.1. Chuẩn bị máy móc và công cụ làm đất Cuốc dụng cụ này thường dùng để cuốc nhỏ đất trong ruộng trồng lúa. Cái cày: để cày nhỏ đất Hình 1.5.28. Cày tây và cày ta 80 Cái bừa: Để bừa nhỏ đất trong ruộng Hình 1.5.29. Cái bừa Máy cày/ bừa để làm đất Hình 1.5.30. Máy cày 6.2. Cày, xới/ cuốc đất Một số diện tích đất nhỏ hoặc nông nhàn, người ta vẫn cuốc đất để trồng lúa. Khi cuốc đất, hai tay cầm cán cuốc, giơ cuốc lên cao, rồi bổ mạnh xuống mặt đất để lật cục đất vừa được cuốc về phía người cuốc đất. 81 Hình 1.5.31. Cuốc đất ruộng a. Cày đất bằng trâu Trước khi cày ruộng để trồng lúa. Đất ruộng khô nhưng có độ ẩm (khoảng 50-60%) đủ để đất mềm có thể cày được, người ta dùng sức kéo của trâu, bò để cày đất rồi tiếp tục phơi cho đất khô. Hình 1.5.32. Cày đất bằng trâu 82 b. Cày đất bằng máy Là dùng bộ lưỡi cày bằng kim loại, gắn vào động cơ, điều khiển cho máy chạy sẽ kéo theo bộ lưỡi cày để cày lật đất. Không phải ai trồng lúa cũng có thể cày máy được, nhưng cũng cần phải biết để còn thuê mướn hay quản lý khi thuê mướn cày ruộng. Hình 1.5.33. Cày ruộng trồng lúa bằng máy 7. Phân lô, rạch hàng 7.1. Phân lô Phân lô được tiến hành sau khi đã làm đất xong. Ở vùng đất tương đối bằng phẳng có độ dốc thấp (dưới 5 độ) thì nên thiết kế lô trồng. Phân lô để tiện chăm sóc, phòng ngừa bệnh lây lan. 83 Hình 1.5.34. Phân lô trồng lúa 7.1. Đánh dấu vị trí rạch hàng/ hố Hàng trồng lúa cạn thường có khoảng cách rộng hơn hàng trồng lúa nước. Rạch hàng trên đất cạn khó chính xác do thao tác. Đối với giống lúa địa phương khoảng cách hàng là 30 cm, đối với giống lúa cải tiến khoảng cách hàng 20-25cm là hợp lí. Trước khi trồng lúa cạn, đối với vùng đất tương đối bằng phẳng, người ta có thể căng dây đánh dấu các vị trí hàng trồng để rạch hàng cho thẳng. Đối với các vùng đất dốc, người ta không căng dây để rạch hàng mà chỉ ước lượng khoảng cách theo kinh nghiệm truyền thống. 7.2. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị rạch hàng Các dụng cụ trong rạch hàng gồm: cuốc, máy rạch hàng... Hình 1.5.35. Máy rạch hàng 84 7.3. Rạch hàng Rạch hàng bằng dụng cụ thô sơ: Độ sâu của hàng khoảng 4cm, lớp đất dưới để úp lên phía trên, ngay sát hàng rạch để lấy đất lấp hạt. Dụng cụ rạch hàng: cuốc nhỏ, dụng cụ đẩy có bánh xe, nông cụ sau máy kéo. Hình 1.5.36. Rạch hàng bằng dụng cụ thô sơ Rạch hàng bằng máy thì độ sâu gieo hạt lúa cạn nên ≤ 4cm, lớp đất được xới nhỏ trong hàng. Hình 1.5.37. Rạch hàng bằng máy 85 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1. Anh chị hãy trình bày các loại đất trồng cây? Câu hỏi 2. Anh chị hãy trình bày đặc tính của đất ”triền”? Câu hỏi 3. Anh chị hãy trình bày các công việc vệ sinh đồng ruộng? 2. Các bài thực hành: Bài thực hành số 1.5.1: Đo độ dốc của đất - Mục tiêu: Giúp người học nhận biết thực tế độ dốc của đất . - Nguồn lực: giấy, bút, thước dây, địa bàn cầm tay. - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút, thước dây, địa bàn cầm tay. - Nhiệm vụ: quan sát ruộng lúa, đo độ dốc của ruộng. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: độ dốc của ruộng lúa được xác định chính xác. Bài thực hành số 1.5.2: Làm đất nơi trồng lúa. - Mục tiêu: Giúp người học thực hành khâu làm đất . - Nguồn lực: cuốc, xẻng, cào cỏ, dao... - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 5-10 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm cuốc, xẻng, cào cỏ, dao... - Nhiệm vụ: làm cỏ, dọn rác, cày, cuốc đất và rạch hàng. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ 1 nhóm. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: ruộng trồng lúa được dọn sạch sẽ, được rạch hàng đúng kỹ thuật. C. Ghi nhớ: - Các loại đất trồng lúa cạn. - Các dụng cụ làm đất. - Các bước làm đất. 86 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun chuẩn bị trồng lúa cạn là mô đun đầu tiên của chương trình dạy nghề Trồng lúa cạn, được bố trí học trước mô đun trồng và chăm sóc lúa cạn. - Tính chất: Đây là một trong những mô đun cơ sở của nghề trồng lúa cạn. Mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành chuẩn bị giống, chọn vụ trồng, làm đất trồng lúađược giảng dạy ở phòng học và trên ruộng lúa. II. Mục tiêu: - Kiến thức - Nêu được đặc điểm hình thái, sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa cạn - Nêu được các bước phân tích hiệu quả sản xuất - Kỹ năng - Tính toán được chi phí đầu tư và lợi nhuận của việc trồng lúa cạn. - Thực hiện được các bước chuẩn bị trước khi trồng lúa cạn. - Chọn được một số giống lúa cạn phù hợp với điều kiện địa phương - Chọn được v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_trong_lua_can.pdf
Tài liệu liên quan