Giáo trình Chuẩn bị sản xuất chuối

Giáo trình “Chuẩn bị sản xuất chuối” là một mô đun trong chương trình

dạy nghề trình độ sơ cấp của “Nghề trồng chuối”, được giảng dạy đầu tiên trong

quá trình học tập.

Tính chất: Mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối” là mô đun tích hợp giữa lý

thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm.

Giáo trình “Chuẩn bị sản xuất chuối” bao gồm 3 bài:

Bài 1. Giới thiệu chung về cây chuối

Bài 2. Xây dựng kế hoạch trồng chuối

Bài 3. Thiết kế vườn trồng chuối

pdf91 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị sản xuất chuối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cộc sống của người Vệt Nam. Đối với mỗi người, cây chuối đã trở thành một loại cây vô cùng gần gũi, thân thiết. 72 Các giống chuối truyền thống đang có nguy cơ tuyệt chủng, khiến cho giới khoa học đang phải khẩn trương nghiên cứu nhằm tìm kiếm những giống chuối khác thay thế. Kết quả là các giống chuối mới ra đời. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nghi ngờ về tính an toàn của những loại chuối biến đổi gien. Cảnh báo về tương lai cây chuối Cây chuối đã tồn tại suốt 15.000 năm qua. Chuối lần đầu tiên đuợc phát hiện tại vùng Đông Nam Á, rồi du nhập vào vùng Caribê từ những năm đầu thế kỷ 20. Giờ đây, chuối đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới và có thể sẽ gặp nguy cơ tuyệt chủng nếu con người không mau chóng cải thiện việc trồng trọt và canh tác. Chỉ cần một loại nấm hoặc bệnh vi trùng tấn công đồn điền chuối thì có thể ảnh hưởng lớn đến toàn cầu và hủy diệt hàng loạt buồng chuối. Đó thực sự là một lời cảnh báo cho tương lai cây chuối. Các nhà khoa học kêu gọi các nước hãy mau chóng tìm kiếm những giống cây mới để cứu lấy cây chuối hiện nay. Đầu những năm 1960, đa số người Mỹ đều ăn Gros Michel, một giống chuối ngọt, thơm. Tuy nhiên, loại nấm bệnh Panama làm cho lá chuối héo úa và khô dần chỉ trong 2 ngày sau khi nó tấn công. Để đối phó, nhà vườn đã thực hiện một chiến dịch với quy mô rộng khắp, chặt phá tất cả các vườn trồng chuối nhằm tránh sự lây lan. Năm 1992, một dòng nấm hại mới được phát hiện tại châu Á và các nhà khoa học đã gọi đây là “nấm bệnh Panama dòng 4”. Loại nấm bệnh này đã tàn phá các đồn điền chuối tại Indonesia, Malaysia, Úc, Đài Loan và lây lan đến hầu hết các nước Đông Nam Á. Những giống chuối mới chào đời Nhằm ngăn chặn những loại dịch bệnh và kịp thời cứu lấy cây chuối, hiện nay các nhà khoa học, thực vật học, bệnh học toàn cầu đang nỗ lực tìm cách lai tạo những giống chuối mới nhằm thay thế các giống truyền thống. Người trồng chuối truyền thống cố gắng tạo ra một giống cây mới nhưng vẫn đảm bảo vẻ đẹp và vị ngọt. Còn các nhà tạo mô lại đi theo hướng nghiên cứu các nhiễm sắc thể nhằm phát triển một giống chuối có thể chống chọi được các loại sâu bệnh gây hại trên diện rộng. 73 Một trong những giống chuối mới được các nhà khoa học thuộc Quỹ điều nghiên nông nghiệp Honduras (FHIA) nghiên cứu thành công và đang trồng thử nghiệm là chuối “ngón tay vàng” - còn có tên là FHIA-01. Đây là kết quả kết hợp từ hơn 350 loại chuối truyền thống và có nhiều ưu điểm vượt trội; thích hợp cho việc chế biến món ăn; hơi chát, có mùi hơi giống mùi táo và là một trong số ít loại chuối đang giành được cảm tình của người tiêu dùng ở nhiều nước. Philip Rowe, nhà thực vật học thuộc công ty Chiquita, đã lai tạo được chuối “ngón tay vàng”. Ông qua đời năm 2002, người kế thừa chương trình nghiên cứu là Aguilar rất tin tưởng vào loại cây lai mới này và xem nó là một bước đệm quan trọng cho giống chuối Cavendish ra đời. Được phát triển nhằm thay thế cho giống chuối Gros Micel, sau hàng loạt cuộc nghiên cứu tiêu tốn hàng tỉ đôla, chuối Cavendish có thể vượt qua được những tác hại của nấm bệnh Panama. Trong một diễn biến khác, các nhà di truyền học Mỹ đã thử nghiệm thành công một loại chuối ngọt, bùi hơn các giống chuối hiện nay bằng việc sử dụng chất liệu di truyền từ những củ cải, có khả năng chống lại các loại sâu bệnh, đặc biệt là bệnh nấm Sigatoka đen (một loại nấm hại lá được tìm thấy ở châu Phi). Họ cũng đang phát triển một giống chuối năng suất cao dành riêng cho khu vực châu Phi. Rony Swennen, nhà di truyền học người Bỉ, nhấn mạnh rằng kỹ thuật sinh học là phương cách duy nhất để cứu lấy những giống chuối truyền thống đang già cỗi, không thể được phát triển bằng phương pháp lai truyền thống. Và phòng thí nghiệm FHIA thông báo rằng trong khoảng 2 -3 năm tới họ sẽ cho ra đời một chủng loại chuối mới qua phương pháp lai ngẫu nhiên, rất có tiềm năng. Và những ngờ vực chưa có lời đáp Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nghi ngờ về tính an toàn của những loại chuối đang được thử nghiệm trên. Một cuộc khảo sát cho thấy 80% dân Anh nói rằng họ sẽ không bao giờ đụng đến những giống chuối đã biến đổi gien, mặc dù đã được bảo đảm an toàn và không chứa thuốc diệt nấm, các loại hóa chất độc hại. Mọi người khiếp sợ và cho rằng mình đã sai lầm khi tiêu thụ những quả chuối biến đổi gien. Việc loại bỏ thuốc trừ sâu trên cây chuối là một bài toán khó với các nhà nghiên cứu. Làm thế nào để cho ra những quả chuối chín vàng, ngọt, bảo quản tốt lâu dài mà không phải sử dụng đến bất kỳ một loại hóa chất nào? Một vấn đề vẫn đang bỏ ngỏ, mặc dù những tiến bộ khoa học kỹ thuật gần đây đã giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu, đó là nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hại xuất hiện mà con người không lường trước được. 74 Định hướng phát triển diện tích trồng chuối ở Việt Nam Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên Trường đến ngoại thành Nam Định, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Những ông vua thương dân, đánh giặc giỏi, lại được dân quý trọng, trồng lên loại sản vật quý giá dâng vua: chuối ngự. Trồng chuối cũng kỳ công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kỹ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay đến chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kỳ, “ăn” sạch các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chớ không ưa các loại phân uế tạp. Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công. Lò giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu. Mùa chuối chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví như “búp tay cô gái” kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi. Vài năm gần đây, cây chuối ngự được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” của người dân ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang). Thấy nguồn lợi từ cây chuối, nhiều người đã vô tư phá rừng để trồng chuối. Cây chuối ngự được trồng trên đất Yên Sơn (Tuyên Quang) khoảng chục năm gần đây, tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Vân, Tân Hồng, Kiến Thiết Lúc đầu, chỉ có vài hộ trồng trên đất vườn, đồi của gia đình. Thấy cây chuối phát triển tốt, đầu ra ổn định, người dân dần dần nhân rộng trồng chuối ra khắp huyện Yên Sơn và các huyện lân cận. Chỉ tính riêng Yên Sơn, hiện có hàng nghìn hécta chuối, chuối được trồng ở vườn, đồi, “leo” lên cả những núi cao, khe suối. Nhiều người đã thoát nghèo, giàu lên từ cây chuối. Cũng từ đó, “nạn” phá rừng trồng chuối đã diễn ra ngày càng phổ biến. Cách đây 2 năm, tại xã Xuân Vân, rừng phòng hộ và tự nhiên bạt ngàn, vẫn còn những cây gỗ 1 – 2 người ôm, nhưng nay những cánh rừng ấy đã bị thay thế bằng rừng chuối. Tuy nhiên, đất trồng chuối rất nhanh bạc màu, sau vài năm đất cằn cỗi, họ lại bỏ rẫy và sang cánh rừng khác để phát cây trồng tiếp. Chính vì vậy, không chỉ ở xã Xuân Vân mà ở hầu khắp huyện Yên Sơn, chỗ thì bạt ngàn màu xanh của chuối, nơi thì khô khốc những quả đồi trọc. Trước đó, khi liên hệ xin đi thực tế tại xã Kiến Thiết, không hiểu vì lý do gì mà cả ông Trần Văn Dũng và ông Vũ Đình Tải - Phó Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang đều từ chối và đề nghị chúng tôi “nên” đi thực tế ở các xã khác(!?). 75 Xã Xuân Vân có gần 200ha chuối, mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng chục tấn chuối quả. Chị Nguyễn Thị Nga - công nhân Công ty Lâm nghiệp Tuyên Bình cho hay: “Gia đình tôi nhận với lâm trường 30ha rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Mấy năm gần đây, khi cây chuối phát triển, một số hộ dân đã cố tình lấn phát rừng của gia đình tôi quản lý để trồng chuối, sắn. Không chỉ có đất rừng lâm trường bị người dân lấn chiếm, mà nhiều diện tích rừng phòng hộ cũng bị họ đốn hạ để trồng chuối”. Tại xã Kiến Thiết, nạn phá rừng trồng chuối đang diễn ra ồ ạt. Từ năm 2011 đến nay, cả xã đã có gần 100ha chuối trồng mới, trong đó có già nửa là diện tích được phát lấn từ rừng tự nhiên và rừng phòng hộ. Những rừng chuối đang dần ăn sâu, gặm nhấm các cánh rừng phòng hộ. Sẽ quy hoạch vùng trồng chuối riêng Trao đổi với chúng tôi về vấn đề trên, ông Trần Văn Dũng – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Yên Sơn sau một hồi vòng vo đã xác nhận là trên địa bàn có xảy ra tình trạng người dân lấn đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ để trồng chuối. “Nhưng chủ yếu là đất rừng dưới chân, khu vực ven các khe, suối có độ cao thấp. Vả lại cây chuối có khả năng giữ nước tốt nên không ảnh hưởng nhiều đến rừng” – ông Dũng nói. Nhưng khi chúng tôi dẫn chứng về vòng đời của cây chuối ngắn và thực tế ở một số nơi khi cây chuối cỗi, đất bạc màu, người dân bỏ không trồng tiếp đã để lại những quả đồi trọc như ở xã Xuân Vân, Trung Trực, Tân Tiến thì ông Dũng lại bảo: “Cây chuối không có khả năng phát triển thành rừng như các cây lâm nghiệp khác, nhưng do ở đây có hơn 100 hộ là đồng bào dân tộc Mông, cuộc sống của họ gắn với việc phát nương làm rẫy, nên rất khó để ngăn chặn tình trạng này. Chúng tôi cũng đang kiến nghị với UBND huyện để quy hoạch vùng trồng chuối cho từng thôn, xã, nhưng đây mới đang là kế hoạch”. 76 Bài đọc thêm số 4 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHUỐI LABA. CÂY CHUỐI MUSA spp – Họ Musaceae. GIỚI THIỆU: Laba một địa danh gắn liền với xã Phú Sơn nên thường gọi Laba - Phú Sơn; từ năm 1987 trở về trước, Laba - Phú Sơn là một xã của Huyện Đức Trọng, năm 1987 huyện Đức Trọng chia tách làm 2 là : huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà. Hiện nay xã Phú Sơn thuộc huyện Lâm Hà. Quá trình hình thành vùng đất LaBa từ những năm 1920 khi mở quốc lộ 27 nối liền QL 20 với Ban mê thuật. Người Pháp đã xây dựng những đồn điền ở Đạ Đờn - Phú Sơn hiện nay rồi chiêu mộ nhân công và những hộ dân đi mở đất lập nghiệp trên vùng đất mới.(Một số tư liệu còn lưu trữ cho thấy trước đây vùng đất Phú Sơn – Đạ Đờn thuộc Tổng Phú Hội, Quận D’Ran, tỉnh Đồng Nai Thượng). Các đồn điền của Pháp và người dân trồng chuối để cung cấp cho cho kiều dân Pháp và các quan chức triều đình Bảo Đại tại thành phố Đà Lạt (Đà Lạt trước năm 1954 là vùng đất “Hoàng Triều Cương Thổ” là nơi nghỉ dưỡng, du lịch của các quan chức Pháp và khách du lịch). Có giả thuyết cho rằng LaBa là tên Việt hóa của từ tiếng Pháp La Banane là vùng trồng chuối . Do những yếu tố tự nhiên về đất đai, khí hậu, độ caoTrong những giống chuối mang về trồng có nhóm chuối già đã tạo nên hương vị và phẩm chất đặc trưng riêng đã tạo nên tên gọi chuối LaBa tồn tại đến nay : Qua thực tế tìm hiểu, trước đây tại vùng tại vùng đất trên có 02 giống chuối chính gồm: + Loại cây chuối cao: cây cao từ 4,5 - 5 mét, thân cây chuối thon, lá màu xanh nhạt, cuống lá to hơi dài, lá mo và vòi noãn khi khô tự rụng. Trái cong và úp vào buồng, vỏ mỏng, ăn ngọt và thơm, năng suất tương đối cao nhưng khó thu hoạch buồng quả, hay bị đổ ngã nhiều khi gặp gió lớn, bão và bệnh héo rũ, bệnh cháy lá. Nông dân xã Phú Sơn gọi là chuối Già Hương cao. Hiện nay số lượng còn không đáng kể (rất hiếm). + Loại chuối cây vừa: cây cao từ 3 đến 3,5 mét, lá mọc sít nhau hơn, lá màu xanh nhạt, cuống lá hơi dài, eo lá có mầu tím đỏ, gốc lá nhọn và sâu, trái hơi cong, nải trên buồng xít nhau, buồng trái hình trụ, số nải trên/buồng từ 10 – 12 nải (hoặc nhiều hơn), Nông dân xã Phú Sơn thường gọi là chuối già Già hương thấp hay chuối LaBa, chuối LaBa, chuối Laba Đà Lạt.Nhưng hiện nay số lượng cây chuối còn rất ít. Giống chuối trên cho năng xuất cao, chất lượng tốt, hay bị bệnh cháy lá, trái khi chín hay bị đốm đen (đốm trứng cuốc). 77 Hiện nay; trên địa bàn Phú Sơn-Đạ Đờn tồn tại nhiều giống chuối khác nhau gồm: Già hương cao, già hương thấp (chuối LaBa, chuối LaBa Đà Lạt), già cui, già lùn. Nhưng nhiều nhất là giống chuối già cui. Chuối LaBa hay chuối LaBa Đà Lạt theo phân loại thuộc nhóm AAA; thuộc nhóm chuối già nên có những đặc điểm chung về sinh thái như nhau. I / ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC: 1/ Bộ rễ chuối: Rễ bất định mọc từ bề mặt của trung tâm của củ chuối thành từng nhóm 3-4 rễ một. Đường kính từ 4-8 mm, dài có thể tới 2,5 m. Đâm sâu tới 60 cm. Do rễ phân nhánh ở xa gốc và như vậy lông hút nằm xa gốc nên thường phải bón phân từ 60 cm kể từ gốc trở ra đối với cây lớn. Rễ chuối hút nước yếu, thường chỉ độ 30% đầu của thuỷ dung ngoài đồng như vậy nhịp độ tưới phải dày hơn. 2/ Củ chuối: Là thân thật và là bộ phận quan trọng nhất của cây chuối. Nó sinh ra lá, hoa quả ở trên, rễ và các con ở dưới. Có các loại con lá vảy, con lá mác và con lá bàng. Bản chất là một căn hành phát triển theo kiểu cọng trụ, củ tạo ra thân trên không và phát hoa chuối. 3/ Lá: Bẹ lá hợp thành thân giả, các cuốn lá hợp thành các chữ V, khoảng cách giữa hai chữ V là là lóng giả, gặp điều kiện sinh trưởng khắc nghiệt lóng giả ngắn. Trong điều kiệt tốt cứ 7 – 10 ngày cây ra một lá. Khi ½ số lá đã ra cây bắt đầu phân hoá mầm hoa, trong thời gian này ½ số lá còn lại tiếp tục được tống ra ngoài. Phải tìm mọi biện pháp để duy trì số lá xanh trên cây. Muốn có năng suất cao phải duy trì được số lá xanh từ 12 – 14 lá trên cây vào lúc trổ luồng. Bệnh Sigatoka làm giảm số lá rất nhanh, nhất là vào mùa mưa. 4/ Hoa quả: Bắp chuối di chuyển trong ruột thân giả rồi trổ ra ngoài, một nảỉ chuối được một lá mo màu đỏ đậu lên, mỗi ngày bắp chuối nở ra 1 nải. Như vậy khoảng độ 8-14 ngày mới trổ hết nải. Từ khi bắp nhú lên đến khi thu hoạch xuất khẩu mất độ 120 – 135 ngày tùy theo mùa. Tuỳ theo số lá xanh mà quyết định số nải chừa lại. Phần bắp chuối sẽ được cắt đi cách nải chừa lại cuối cùng 15-20 cm. II / SINH THÁI : Chuối là cây nhiệt đới, chuối LaBa thuộc nhóm chuối già, được trồng ở vùng cận nhiệt đới, từ 18oC cây chuối bắt đầu tăng trưởng và đạt tối ưu ở 27oC, Trên 38oC cây chuối ngừng tăng trưởng. Vì vậy khi trồng chuối LaBa ở những tiểu vùng khí hậu có nhiệt độ dưới 18oC, thời gian sinh trưởng sẽ kéo dài. Chuối LaBa không bị ảnh hưởng của quang kỳ, như vậy chuối có thể trổ buồng quanh năm. Chuối LaBa nói riêng ưa ánh sáng nhẹ, từ 2.000– 30.000 lux; trên 30.000 lux quang hợp bắt đầu giảm. Nắng trực xạ của các trưa hè dễ làm cháy lá và nám buồng quả. 78 Nhóm chuối già nói chung và chuối LaBa nói riêng cần nhiều nước, một số tài liệu cho thấy cứ 13,5m2 lá cần tới 25 lít nước/ngày (lượng nước tối thiểu là 15 đến 18 lít) để vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì vậy, nếu thiếu nước lá của các cây chuối sẽ bị héo rũ, nếu kéo dài cây sẽ bị chết. Ngược lại, vườn chuối bị ngập úng chỉ sau vài giờ cũng bị héo rũ, ngập úng kéo dài chuối cũng bị chết. Những nơi có mực nước ngầm thấp, đất lúc nào cũng ướt thì trồng chuối cũng cho năng suất rất thấp. Kinh nghiệm ở Irael và Bazil cho thấy mỗi bụi chuối cần khoảng 25 lít nước vào các ngày quang đãng và 18 lít vào ngày nhiều mây. Vào thời kỳ trổ buồng và nuôi trái nó rất nhiều nước. Lượng nước tưới tùy thuộc vào bức xạ mặt trời, vào nhiệt độ, vào khả năng giữ nước của đất Như vậy vũ lượng tối thiểu 1.800 mm/năm nhưng phải phân bổ đều. Hiện nay một số nơi đã dùng màng phủ nông nghiệp để trồng chuối vừa có tác dụng chống thoát nước và hạn chế cỏ dại và sâu bệnh. Chuối LaBa không chịu nổi gió lớn, bão nó làm chuối rách lá và trốc gốc... Vì thế khi qui hoạch vùng trồng chuối cần chọn vùng có ít bão tố. Tiến hành các biện pháp kỹ thuật như làm đai cản gió (trồng các cây chắn gió), vun gốc, chống buồng, để hạn chế ngã đổ. Đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn, nhất là đất phù sa, đất đỏ bazan, đất bùn ao phơi ải, nơi không bị ngập úng và dễ tưới tiêu nước và thoát thủy tốt, mạch nước ngầm dưới 60 cm. Vườn trồng chuối phải quang đãng để có đủ ánh sáng quang hợp. Độ pH thích hợp trồng chuối là từ 6-7. III- KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG: : Có 3 phương pháp nhân giống vô tính như sau: a - Phương pháp nhân giống vô tính bằng tách chồi con từ cây mẹ: chọn chuối con giống chuối mập khỏe, cây con hình lưỡi mác thường gọi là chồi đuôi chiên, không bị sâu bệnh cao 0,8-1m, cắt sạch rễ và 2/3 lá trước khi trồng. b - Phương pháp nhân giống vô tính bằng củ chuối mẹ : Đào lấy gốc củ chuối mẹ sau khi chặt buồng hoặc những gốc chuối con lớn có chu vi thân giả 40 – 60 cm dùng để ươm giống. Củ chuối được bổ ra làm 4 hoặc làm 8 phần để ươm. Khi bổ củ chuối mẹ cần tránh cắt vào đỉnh sinh trưởng của củ chuối mẹ. Củ chuối mẹ sau khi đào về được xử lý vệ sinh sau đó cắt ra, xử lý mắt cắt vào tro bếp hoặc thuốc Zineb, Dithane sau đó ươm ngay. Đất ươm phải tơi xốp, nhiều mùn, tưới nước thường xuyên để đủ ẩm, sau một tháng các chồi con nhú mầm, sau 3-4 tháng tách những chồi lớn đi trồng. Mỗi củ chuối mẹ khi ươm giống có thể đạt từ 6-10 chồi con, cây con chuối ươm từ củ có những đốm màu tím (sắc tố). c- Phương pháp nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô (invitro) : Trước khi đưa vào nuôi cấy mô các cây con chuối đã được giám định các loại bệnh như: Bênh chùn đọt (Bunchy Top), bệnh khảm lá (CMV), Bệnh héo rũ 79 .. sau đó loại bỏ những cây chuối bệnh trước khi đưa vào cấy mô.Cây con chuối cấy mô phải sạch bệnh ngay từ trong vườn ươm, cây sinh trưởng tốt, cao khoảng 20 – 25 cm có từ 6-7 lá, lá có tối thiểu từ 2-3 lá có những đốm màu tím trở lên . Qua kết quả sản xuất thực tế cho thấy, con giống trồng từ cấy mô có ưu điểm là thuần chủng giống cây mẹ đã tuyển chọn, độ đồng đều, cho năng suất cao hơn từ 10 - 15 % so với các loại con giống khác, thời gian trồng đến thu hoạch tương đương nhau. IV - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC: 1/- Thiết kế đồng ruộng: Khi trồng chuối tập trung từ 1 vài Ha trở lên cần phải dành 1 diện tích nhất định để thiết kế đảm bảo các mục đích sau: * Thiết kế khu vực nhà ở, sinh hoạt của công nhân, nơi chứa vật tư, nơi tập kết sản phẩm để sơ chế các chòi bảo vệ * Chống gió bão : nhất là các vùng có gió lớn và thường bị ảnh hưởng của bão. * Chống úng, tiêu thoát nước vào mùa mưa và thuận tiện cho việc tưới nước trong mùa khô. Những nơi có phèn phải thiết kế mương líp chống phèn bốc vào mùa nắng. * Thuận lợi giao thông để chuyên chở phân bón, vật tư ... cũng như chuyên chở chuối đến nơi sơ chế, tiêu thụ sản phẩm. a- Chống gió bão: Đối với vùng Lâm Đồng nói chung và 03 huyện Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng thường xuyên có những cơn gió, lốc xoáy đầu vụ, gió đông làm rách lá chuối ảnh hưởng đến năng xuất. Vì vậy khi trồng chuối tập trung với diện tích lớn từ 1 Ha trở lên nên thiết kế những hàng cây chắn gió. b- Chống úng, hạn: - Chống úng: Đối với những vùng chân đất thấp, mùa mưa mạch nước ngầm xì ra cần phải đào mương thoát nước để chống úng. Một số nơi trồng trên đất ruộng 1 vụ, nông dân dùng máy múc đào lật đất xong dùng máy múc lên líp(luống) đào hố phơi ải đất từ 2-3 tháng . Tùy theo đất mà có khoảng cách thích hợp, thông thường khoảng cách giữa 02 mương thoát nước là 6-7 mét, trồng 02 hàng chuối. - Đối với đất đỏ Bazan có tầng canh tác sâu, nên đào hố vuông rộng và sâu 80cm, một số nơi dùng máy đào hố sâu 1 – 1,2 mét, rộng 1 mét, hoặc đào thành hào theo đường bình độ, hào sâu 1- 1,2 mét, rộng 1 mét sau đó đưa toàn bộ cỏ, cây (bắp) bã vỏ cà phê tươi, phân chuồng, vôi, lân . xong đưa lại tầng đất mặt xuống lấp khoàng 30- 40 cm phơi ải đất và ủ hoai từ 2-3 tháng trước khi trồng. 80 - Chống hạn: Do địa hình đồi núi, Yêu cầu vùng trồng chuối là phải có đủ nước tưới khi thời gian nắng kéo dài nhất là vào mùa khô khi chuối trổ buồng. Vì vậy khi chọn đất trồng chuối phải đảm bảo có nước tưới đầy đủ. Mặt khác thiết kế hệ thống tưới nước sao cho thuận tiện, chi phí thấp, hiệu quả . c- Giao thông : Thiết kế giao thông nội bộ trong vùng sản xuất nơi có diện tích lớn đảm bảo phương tiện cơ giới vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm. 2 /- Kỹ thuật trồng : - Chuẩn bị đất trồng : Chuối LaBa được trồng trên nhiều chân đất khác nhau; tốt nhất là đất đỏ Bazan, đất xám, đất phù sa cổ, đất ven sông suối .....nhưng tốt nhất là đất tốt, tơi xốp, nhiều mùn nhất là đất phù sa, đất bùn ao phơi ải..... Đất trồng càng tốt cho năng xuất cao và ngược lại, cần bón vôi để nâng cao độ pH của đất. - Làm đất: Trước khi trồng phải cầy bừa kỹ để diệt các loại cỏ dại nguy hiểm như cỏ tranh, cỏ ống ... thu gom, ban đất. Hiện nay nhiều hộ nông dân đã dùng máy múc để đào lật đất sâu từ 0,6 – 1 mét rồi mới bón vôi trước khi tiến hành đào hố. a- Hố trồng chuối : Tùy theo từng dạng đất, địa hình mà có cách đào hố khác nhau; cây chuối cấy mô 60 x 60 x 80 cm. Cây con bứng từ củ mẹ 70 x 70 x 70 -80 cm. Sau đó đưa tầng đất mặt xuống hố lấp lại từ 15-20cm. Thông thường hố đào hình vuông trước 1 tháng để phơi ải, mỗi hố bón lót 5->10kg phân chuồng hoai + phân lân + vôi bón vào hố xong trộn với lớp đất mặt dưới hố. Trước khi trồng 5 – 7 ngày bón lót phân hữu cơ vi sinh + thuốc trừ sâu Mocap hoặc Basaudin hạt để trừ sâu sau đó trộn đều đất. Đất dốc nên đào hố theo đường bình độ. Bón vôi: Có hai cách bón vôi: bón toàn bộ bề mặt của đất hoặc bón theo từng hố đào, tùy theo độ pH mà bón vôi nhiều hay ít vì cây chuối LaBa phát triển tốt nhất khi pH từ 6 – 7. b- Khoảng cách trồng: thay đổi tùy theo địa hình đất, đất tốt hoặc xấu. Thông thường nông dân trồng khoảng cách 3m x 3 m, trồng theo hướng Đông - Tây để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời, trồng theo hình chữ nhật hay nanh sấu. Mật độ hố đào để trồng khoảng 100 cây -> 110 cây/ 1.000 m2 . Không nên trồng sát hàng bìa vườn vì cây chuối khi trổ buồng cao 3 mét dễ đổ qua vườn khác. Tuy nhiên một số nơi nông dân đào hố thành rãnh (hào)dài sâu từ 0,8 đến 1,2 mét mật độ trồng còn lại từ 65-80 cây/1.000 m2 c- Cách trồng cây con chuối : Có hai trường hợp: - Đối với chuối cấy mô: Chọn những cây con mập mạnh, không bị nhiễm bệnh tiến hành trồng. Dự trù số cây con chết phải trồng dặm lại từ 2 – 5 %. Đặt mặt bầu đất (chuối con cấy mô) hay điểm tiếp giáp củ với thân giả (dạng chồi 81 và củ) thấp hơn mặt líp từ 15 – 20 cm tùy theo loại đất. Nếu đất thoát nước tốt thì trồng sâu khoảng 20 cm (dạng đất đỏ bazan, đất cát pha) nhưng đừng để nước đọng lại trong hố . Khi trồng dùng cuốc bới trộn lại đất phân trong hố đào sau đó đặt bầu đất chuối cấy mô xuống hố trồng, dùng dao hoặc kéo cắt bịch đất (chú ý cẩn thận để khỏi bể bầu đất và đứt rễ) sau đó lấp đất lại và nén chặt chung quanh gốc chuối. Chú ý : đừng nén đất quá chặt làm dập con chuối. Nếu trời nắng quá có thể che tủ cây con trong tuần lễ đầu. Nếu trời không mưa tiến hành tưới nước ngay và lần tưới nước tiếp theo cách 2 -3 ngày 1 lần. - Trồng bằng cây con : Nên chọn các cây có hình búp măng có củ lớn. Khi bứng ở vườn chuối mẹ nên chọn vườn ít dấu hiệu bệnh Sigatoka. Panama, bunchy top. Sau khi bứng tiến hành ngay các việc sau: - Gọt sạch rẽ sát củ, gọt các chổ củ rễ bị hư thối để lọai bỏ tuyến trùng, sùng đục củ. Cắt bớt 2/3 lá để giảm bớt sự bốc hơi nước. - Đem ra khỏi vườn đào để tránh sùng đục củ đẻ trộn vào ban đêm. Dựng cây ở chổ thóang, mát. Tránh ẩm ướt, chất đống, tránh phơi nắng hay mưa sẽ làm củ mau thối. - Cắt 2/3 lá chuối trước khi trồng để bớt thoát nước. trước khi trồng. Hố đào và bón phân lót như chuối cấy mô có thể rộng hơn, dùng cuốc bới lại hố đào sau đó đặt cây con xuống hố trồng sau đó lấp đất lại. -Trước khi trồng cần phân lọai cây con chuối theo kích thước để sau này chúng nở hoa tương đối đồng đều khi trồng. - Tiến hành xử lý cây con chuối bứng từ cây mẹ bằng cách dùng 1 miếng vải bạt 4 m2 đào hố chứa nước hoặc thùng phi chứa nước sau đó pha thuốc Basudin nước hoặc Mocap, thuốc Antonick, Zineb hoặc Mancozeb (Ridomil) hoặc các loại thuốc trừ bệnh phổ rộng khác theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản suất. Nhúng (ngâm) 1/3 cây chuối con (phần củ gốc) vào hố nước có pha thuốc 10 phút vớt ra để ráo trước khi mang trồng mục đích diệt sùng đục củ, sâu bệnh khác. Cần lưu ý là đặt mặt cắt của củ cây giống từ cây mẹ về một phía để khi trổ buồng, buồng cũng hướng về một phía, tạo thuận lợi cho thu hoạch. Nếu trồng trên sườn đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống phía chân đồi để khi cây trổ buồng chuối sẽ ở phía trên. Và làm thế để khi chuối có buồng, các buồng sẽ kéo cây vào phía trong làm cây đỡ bị đổ. Chú ý: Chỉ trồng âm khi biết rõ nơi trồng không bị ngập úng. Dậm đất cho chặt để tránh đổ ngả vì gió và cây sẽ mau bắt rễ hơn. Không nên trồng sâu quá cây con bị ngộp rễ chậm phát triển, trồng nông quá cây chuối mau trồi gốc ở vụ sau ảnh hưởng đến năng xuất. 82 d-Thời vụ trồng : chuối LaBa được trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng khi đất đủ ẩm hoặc vào đầu mùa mưa, cây sin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_san_xuat_chuoi.pdf
Tài liệu liên quan