Giáo trình Chuẩn bị giống trồng tre lấy măng

Giáo trình mô đun “ Chuẩn bị giống” bao gồm 6 bài:

Bài 1: Giới thiệu chung về cây Tre

Bài 2: Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây tre

Bài 3: Thiết lập vườn ươm

Bài 4: Nhân giống tre bằng phương pháp chiết cành

Bài 5: Nhân giống tre bằng phương pháp giâm hom cành

Bài 6: Nhân giống tre bằng phương pháp tách gốc

pdf102 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị giống trồng tre lấy măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân NPK (200 g/1 gốc). - Làm cỏ sạch xung quanh gốc - Xử lý cho cây giống sinh ra được hom mập và ra được nhiều măng duy trì cho thế hệ sau cung cấp hom bằng cách đốn ngọn: + Khi cây măng cao 2- 2,5m dùng dao cắt ngang ngọn để tre đâm cành cho hom có chất lượng tốt và sinh được nhiều măng để duy trì cây lấy hom cho đợt giâm hom tiếp theo. 4.3. Chuẩn bị nhà giâm hom: Tiêu chuẩn kỹ thuật nhà giâm hom: Kiểu dáng kích thước nhà giâm hom phụ thuộc vào quy mô sản xuất và điều kiện cụ thể của vườn song phải vững chắc thông thoáng phù hợp với khí hậu của địa phương. 4.3.1. Nhà giâm hom tạm thời - Khung nhà: Được làm bằng cây tre hoặc cây gỗ nhỏ, chiều cao 2,2 - 2,5 m. - Mái che bằng lưới nilon đen hoặc phên nứa che 50- 70 % ánh sáng. 66 - Tường vách: Quanh nhà cao 1- 1, 5 m bằng lưới đan hoặc lưới nilon che 50 % ánh sáng. Hình 2.5.36: Nhà giâm hom tạm thời - Luống giâm: + Bề rộng mặt 1-1.2 m, dài 3-10 m + Xung quanh xây bằng gạch dầy 5 cm, cao 10 -25 cm + Nền luống bằng đất thấm nước + Cự ly giữa các luống 30 - 40 cm, rãnh đi có thể là nền đất hoặc lát bằng gạch xi măng. + Trong luống xếp các bầu dinh dưỡng hoặc đổ đất, cát sạch dầy 10 – 25 cm làm giá thể giâm hom. - Khung vòm: Khung đan bằng tre nứa, chiều rộng 1 - 1,2 m, cao 0.8 - 1,2 m, phủ nilon màu trắng trong. - Hệ thống nước tưới: Dùng bình bơm tay, thùng tưới, dùng máy bơm với hệ thống ống nhựa và vòi phun. 4.3.2. Nhà giâm hom lâu bền - Khung nhà: Làm bằng thép hàn hoặc bu lông xiết chặt, chiều cao 2,5 m - 3 m (đến xà), cột nhà bằng sắt, chân cột đổ bê tông. - Mái che mưa nắng bằng tấm nhựa composite, bên trong nhà ở độ cao 2,2 – 2,5 m che lưới nilon đen che 50-70 % ánh sáng, lưới dễ di động để điều chỉnh ánh sáng. 67 - Tường vách: Quanh nhà cao 2.2 - 1.5 m bằng tấm nhựa trắng đục hoặc lưới nilon (dễ tháo lắp) được che 50 % ánh sáng. Hình 2.5.37: Nhà giâm hom lâu bền - Luống giâm (làm như nhà hom tạm thời) - Khung vòm che: Có hình bán nguyệt được làm bằng sắt hoặc nhôm f6, rộng 1 -1,2 m, cao 0,8 -0,9 m, phủ nilon trắng. - Hệ thống nước tưới: Tưới phun sương bằng máy bơm và hệ thống ống dẫn nhựa tiền phong chịu lực, điều khiển tự động. 4.4. Chọn cây và cành lấy hom 4.4.1. Chọn cây mẹ để lấy cành hom Tiêu chuẩn cây lấy cành hom: Chọn cây ở độ tuổi ≤ 1 năm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. 4.4.2. Chọn cành trên cây mẹ để lấy hom Tiêu chuẩn cành lấy hom: - Chọn cành đang bong vẩy, cành có rễ khí sinh nhiều, mắt cua to, chắc và nổi rõ. - Chọn những cành khoẻ mạnh, đã phát triển lá hoàn toàn, màu xanh bóng. - Chọn những cành có đường kính gốc cành 1,5cm - 2 cm, có chiều dài 50 - 60 cm cm, có 2- 3 lóng. - Dùng sơn đánh dấu những cành đã chọn. 68 4.5. Cắt cành hom trên cây mẹ và bảo quản - Thời điểm cắt hom vào những ngày râm mát. - Cắt cành hom trên cây mẹ được thực hiện theo các bước sau: + Chặt bớt ngọn cành Hình 2.5.38: Chặt bớt ngọn cành + Cưa gốc cành sát thân cây mẹ Hình 2.5.39: Cưa gốc cành sát thân cây tre mẹ 69 - Cành hom cắt xong rồi phải được bó thành thành từng bó 5- 10 cành và được bảo quản bằng cách dùng các bao tải hoặc vải được nhúng nước ẩm quấn kín phần gốc cành đã cắt. Hình 2.5.40: Bảo quản cành hom sau cắt 5. Giâm hom cành 5.1. Cắt hom Cắt hom được thực hiện theo các thao tác sau: - Bóc sạch bẹ mo ở phần đùi gà Hình 2.5.41: Bóc bẹ mo 70 - Dùng dao sắc chặt bỏ đầu ngọn cành, để lại chiều dài của hom từ gốc cành đến điểm cắt ngọn là 30 - 60 cm (tùy loài) cm, hom tối thiểu phải có 2 lóng. - Sau khi bóc bẹ mo và cắt ngọn cành, hom được bảo quản ẩm hoặc ngâm trong nước sạch, thời gian không quá 12 giờ để vệ sinh phần đùi gà. Hình 2.5.42: Ngâm gốc hom trong nước sạch 5.2. Khử trùng hom - Trước khi mang hom giâm vào giá thể, hom phải được khử trùng cho sạch bệnh (phần đùi gà) bằng cách ngâm gốc hom vào dung dịch Vibenc (pha 50 gam ViBenc/ 10 lít nước sạch) trong thời gian 10 phút. - Các bước công việc khử trùng hom bằng dung dịch ViBenc: + Dùng cân tiểu li cân 50 gam ViBenc 71 Hình 2.5.43: Cân ViBenc bằng cân tiểu li + Hòa tan 50 gam Vibenc với 10 lít nước sạch Hình 2.5.44: Hòa tan ViBenc với nước + Ngâm gốc hom trong dung dịch thuốc ViBenc 72 Hình 2.5.45: Ngâm hom trong dung dịch thuốc khử trùng 5.3. Xử lý hom ra rễ và cấy hom 5.3.1. Xử lý hom bằng thuốc kích thích ra rễ Hom trước khi đem giâm phải được xử lý thuốc kích thích ra rễ. Việc xử lý và giâm hom được thực hiện theo các bước công việc sau: - Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và pha thuốc xử lý hom + Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: Cân điện tử, cân tiểu ly, các loại ống đong, đũa thuỷ tinh, nước cất, thuốc kích thích ra rễ NAA, NaOH. + Pha thuốc kích thích ra rễ: Xử lý hom bằng thuốc kích thích ra rễ nhằm tạo điều kiện cho hom nhanh ra rễ, tăng số lượng rễ và sự đồng đều rễ ở các hom. Đối với giâm hom cành cho các loài tre mọc cụm (Bát độ, Điền trúc, Tre mai, Luồng) thường sử dụng dung dịch NAA nồng độ 25 - 50 m/l. Pha thuốc NAA được thực hiện theo các bước sau: Bước1: Cân 25 mg NAA (dùng cân điện tử do cán bộ kỹ thuật cân) Bước2: Cho thuốc đã cân vào ống nghiệm nhỏ loại 100 ml. Bước3: Dùng dung dịch NaOH để hoà tan 25 mg NAA trong ống nghiệm Bước4: Đổ dung dịch NAA đã hoà tan vào ống đong + 1 lít nước sạch nước sạch lắc đều ta được dung dịch NAA nồng độ 25 PPm (25mg/l). 73 - Xử lý hom ra rễ: + Ngâm gốc hom trong dung dịch thuốc NAA, độ sâu của gốc hom ngập trong dung dịch thuốc khoảng 10- 13cm. + Thời gian ngâm 12- 16 giờ tuỳ theo nhiệt độ trong ngày cao hay thấp. Hình 2.5.47: Hom đã cắt và ngâm trong dung dịch thuốc NAA (25 mg/l) + Sau 12-16 giờ ngâm hom, vớt hom ra khỏi dung dịch thuốc kích thích ra rễ. Hình 2.5.46: Pha thuốc NAA Hình 36: Pha thuốc NAA 74 5.3.2. Cấy hom - Hom cấy trực tiếp ra luống: + Nền giâm hom là đất thịt nhẹ hoặc cát pha đã qua khử trùng. + Cấy hom ra luống với cự ly 20 x 20 cm, cấy nghiêng 1 góc 45 - 60o so với mặt luống, chiều sâu hom cấy 7-10 cm Hình 2.5.48: Cấy hom vào nền giâm - Hom cấy trực tiếp vào bầu PE có đục lỗ, kích thứớc đường kính 12 -13 cm, chiều cao 18 -20 cm + Đất được làm nhỏ như đất vườn ươm. + Hỗn hợp ruột bầu: Trộn theo tỉ lệ 85 - 90 % đất + 10 -15 % phân chuồng hoai mục. + Thao tác cấy hom: . Cho hỗn hợp đất phân vào bầu đến chiều cao 1/3 và lèn chặt. . Đặt cành hom vào bầu cho đất tiếp đến 3/4 lèn chặt, tưới ẩm rồi tiếp tục cho hỗn hợp đất phân đầy bầu. . Bầu đặt cách nhau 15 cm trên luống và phủ kín đất đến 3/4 chiều cao bầu. 75 Hình 2.5.49: Cấy hom vào bầu 6. Chăm sóc hom giâm tại vườn - Hom giâm xong, tiến hành đạy vòm che và phủ nilon trắng kín vòm để giữ nhiệt độ trong vòm (môi trường giâm) là 25 - 30oc. Hàng ngày cần điều chỉnh nhiệt độ trong vòm che theo thời tiết bằng cách đạy kín nilon khi nhiệt độ trong ngày thấp và hé mở nilon khi ngày có nhiệt độ cao. - Trên vòm được che bằng lưới che giâm 90% ánh sáng. - Khi hom chưa ra rễ, hàng ngày phải tưới cho hom, dụng cụ tưới có thể dùng thùng hoa sen lỗ nhỏ để tưới, đảm bảo độ ẩm đất 75 – 85%. Hình 2.5.50: Chăm sóc hom giâm 76 - Khi hom giâm được 20 -30 ngày, có bộ rễ và cành lá phát triển tốt, chọn cây và bứng hom cấy vào bầu. Hình 2.5.51: Hom giâm được 30 ngày Hình 2.5.52: Chọn hom ra rễ để cấy vào bầu - Hom có thể cấy trực tiếp ra luống và để nguyên cho tới khi đủ tiêu chuẩn bứng đem trồng. - Cây được 2 tháng tuổi, giảm ánh sáng còn khoảng 50%. Hàng ngày tưới ẩm bằng bình phun hoặc ô roa với liều lượng 1-2 lít/ m2. 77 - Khi cây con được 2-3 tháng tuổi tiến hành làm cỏ phá váng, kết hợp xới gốc. - Cây con 2 tháng tuổi bón thúc hồn hợp đạm, lân pha trong nước: + Cách pha: Lấy 0,5 kg đạm + 0,5 kg lân + 100 lít nước được dung dịch phân nồng độ 1%. + Cách tưới: Tưới 2 - 3 lít dung dịch phân đã pha /1 m2; Như vậy cứ 1 luống 10 m2 tưới từ 20 - 30 lít dung dịch phân. + Khi tưới phân xong để cho ngấm hết sau đó dùng nước sạch để rửa lại lá cho cây con không bị sót phân. 7. Đảo bầu và xén rễ: Như mục 8.4 của bài 4 8. Tiêu chuẩn cây hom đem trồng - Tuổi cây > 6 tháng tuổi, chiều cao từ 80 – 100 cm, đường kính gốc > 1,5 cm, Cây có bộ rễ phát triển tốt, có 1 thế hệ cây con, không sâu bệnh. - Tiêu chuẩn cây hom mang trồng về hình thái going như cây con tạo từ cành chiết. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Thế nào là giâm hom cành? - Trình bày ưu nhược điểm của phương pháp giâm hom cành. - Người ta thường giâm hom cành tre vào mùa nào là thích hợp nhất? - Trình bày trình tự các bước công việc giâm hom cành - Trình bày cách chọn cây mẹ và cành để lấy hom. - Trình bày cách cắt hom. - Trình bày cách khử trùng hom bằng Vbenc. - Trình bày cách ngâm cành hom vào thuốc NAA - Trình bày cách giâm cành hom ra luống. - Trình bày cách cấy hom vào bầu. - Trình bày kỹ thuật chăm sóc hom giâm. - Trình bày tiêu chuẩn cành hom đủ tiêu chuẩn mang trồng. 78 - Kiểm tra trắc nghiệm về các bước tiến hành nhân giống tre bằng phương pháp giâm hom cành: Anh (chị) hãy điền vào chỗ trống các bước tiến hành công việc giâm hom cành: - .. - .. - . - ...... - .. 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành 2.5.1: Trồng và chăm sóc vườn giống lấy hom * Mục đích: - Giúp học viên nắm được nội dung và yêu cầu kỹ thuật các bước công việc trồng vườn giống lấy hom và các biện pháp chăm sóc vườn giống lấy hom. * Yêu cầu: + Thực hiện thành thạo các bước công việc trồng vườn giống lấy hom. + Thực hiện được các biện pháp chăm sóc vườn giống lấy hom * Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu: - Diện tích trồng vườn giống. - Cây giống - Dụng cụ: cuốc, xẻng, thước dây, thùng tưới, rơm rạ. - Phân bón, phân chuồng hoai mục, phân NPK, supelân - Thang chữ A * Hình thức tổ chức: - Chia thành các nhóm nhỏ (5- 6 học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 04 giờ/ nhóm. * Nội dung thực hành: - Chọn nguồn giống. - Dọn đất. - Xác định cự ly và vị trí trồng. - Cuốc hố và bón lót, lấp hố + Kích thước hố: 60 x 60 x 60 cm. 79 + Bón lót: 20 kg P.C hoai mục + 0,2 kg supe lân + Lấp hố. - Trồng cây giống. - Chăm sóc vườn cây giống: + Tưới nước. + Làm cỏ xới đất + Bón phân + Đốn ngọn *Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. * Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Thực hiện các bước công việc trồng vườn giống lấy hom đúng quy trình. + Thực hiện được các biện pháp chăm sóc vườn giống lấy hom đúng quy trình. 2.2. Bài thực hành 2.5.2: Làm nhà giâm hom đơn giản * Mục đích - Giới thiệu một các bước cơ bản để làm nhà giâm hom đơn giản. - Hướng dẫn học viên thực hiện được một số thao tác cơ bản làm nhà giâm hom đơn giản. * Yêu cầu - Học viên nắm được các bước chính khi làm nhà giâm hom đơn giản. - Thực hiện được một số thao tác làm nhà giâm hom. * Dụng cụ, vật tư - Một khu ruộng (vườn) có diện tích 50m2 – 70 m2(thuê của hộ gia đình hoặc của cơ sở sản xuất ở gần địa điểm của lớp học). - Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu (lớp học 30 học viên) Trang thiết bị Số lượng Giấy, bút 7 bộ - Cuốc, xẻng, thuổng (mai) 20 cái 80 - Lưới che râm 15kg - Cọc tre luồng 2,5-3,5m 20 cái - Tre róc 100 cây - ni lon 10kg - Dây thép 3-4 li 5kg - Đinh 10 30 cái - Búa 05 cái - Kìm 05 cái * Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 - 6 học viên * Sản phẩm ứng dụng: 01 nhà hom đơn giản diện tích 50 m2. * Nội dung thực hành và sản phẩm của học viên - Dựng khung nhà hom: Nội dung TH Dụng cụ/nguồn lực Kiểm tra Yêu cầu sản phẩm Nhận xét của giáo viên 1. Xác định vị trí cột Thước dây, cuốc, xẻng Quan sát, đo lại 12 cột 2. Đào hố Cuốc, xẻng, thuổng, xà beng Quan sát, đo lại 12 hố 3. Đo, cắt cột máy , Dao, cột tre, cột bê tông, máy cắt Quan sát, đo lại 12 cột 4. Đặt cột vào hố Cột bê tông, cột tre, dụng cụ vật chuyển cột Quan sát, kiểm tra 12 cột 5. Trộn bê tông Xi măng, cát, đá dăm, nước, xô, xẻng, cuốc Quan sát, kiểm tra 0,5 khối bê tông 6. Chèn Bê tông đã trộn, Quan sát, 12 cột 81 chân cột xô, thuổng kiểm tra 7. Làm khung nhà che Cây tre, gỗ, dây thép 4li Thang, thước đo, cưa Quan sát, kiểm tra 01 khung hoàn chỉnh Đánh giá kết quả Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định vị trí cột nhà phù hợp với quy mô, diện tích làm nhà hom Quan sát, kiểm tra tính hợp lý theo thiết kế Đào hố đúng kích thước 30 x 30 x 40-60cm Quan sát, kiểm tra bắng cách đo lại Đo, cắt cột đúng theo bản vẽ: Cột chống nóc cao 4m; Cột hồi cao 2,5 -3m; Cột phụ cao 2m Quan sát, kiểm tra bắng cách đo lại Cột được đặt đúng vị trí Quan sát, kiểm tra Trộn bê tông đúng tỷ lệ Theo dõi ,kiểm tra lại Chèn chân cột chắc chắn Theo dõi ,kiểm tra lại Khung nhà hom được làm chắc chắn Quan sát, Theo dõi ,kiểm tra lại Thái độ thực hiện thực hành Kết quả thực hành - Làm mái che Nội dung TH Dụng cụ/nguồn lực Kiểm tra Yêu cầu sản phẩm Nhận xét của giáo viên 1. Lợp lưới che râm lưới che râm Quan sát, kiểm tra độ căng, phẳng lưới che được lợp căng, không bị rách. 2. Buộc cây dây thép, Quan sát, 50-70cm/1 dây 82 đè lưới che thang kiểm tra các nút buộc đè 3. Buộc dây xung quanh nhà hom Dây thép 4ly, kìm Quan sát, kiểm tra các nút buộc 5 dây 4. Quây lưới che Dây thép, thang, kìm Quan sát, kiểm tra Chiều cao 1- 2,5m, kín chân nhà Đánh giá kết quả Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lưới che được lợp căng, không bị rách. Quan sát, kiểm tra - Đảm bảo khoảng cách 50-70cm /cây - Buộc theo đúng bản vẽ. Quan sát, đo lại, kiểm tra lại các nút buộc Quanh nhà che được buộc dây chắc chắn Quan sát, kiểm tra các nút buộc và khoảng cách các dây buộc - Lưới che quây đúng theo bản thiết kế rộng 1-2,5m - Đảm bảo kín chân Quan sát, kiểm tra lưới đã căng đúng chưa, đã kín chân chưa. - Khoảng cách căng dây 1m/dây - Độ che phủ 50% -70% đảm bảo giảm cường độ ánh sáng cho cành giâm - Dễ kéo ra thu vào Kiểm tra lại dây thép đã buộc chắc và căng chưa, điều chỉnh có dễ không. Thái độ thực hiện thực hành Kết quả thực hành * Kết quả sản phẩm cần đạt được: Làm dược nhà giâm hom tạm thời chắc chắn, đủ diện tích, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật giâm hom 83 2.3. Bài thực hành 2.5.3: Giâm hom *Mục đích : Giúp học viên nắm được trình tự các bước công việc giâm hom cành, thành thạo kỹ năng giâm hom cành từ khâu chọn cây và cành lấy hom, cắt hom và xử lý và cấy hom. *Yêu cầu: - Thực hiện chọn cây và cành lấy hom đúng tiêu chuẩn. - Thực hiện cắt hom và xử lý hom đúng quy trình kỹ thuật - Cấy hom ra luống và cấy hom vào bầu đúng quy trình. * Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu: - Cây vật liệu đủ tiêu chuẩn lấy hom cành. - Nền giâm hom, nhà giâm hom, khung vòm - Dao, kéo, cưa, cân điện tử, cân tiểu ly, đũa thủy tinh, thùng tưới. - Chậu nhựa, rổ. quang sọt, bao tải. Nilon trắng, lưới che râm - Thuốc Vibenc, NAA, NaOH * Hình thức tổ chức: - Chia thành các nhóm nhỏ (5- 6 học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 04 giờ/ nhóm. * Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc: + Chọn và cắt cành hom từ vườn giống lấy hom + Cắt hom và bảo quản hom sau cắt. + Khử trùng hom bằng dung dịch Vbenc. + Xử lý hom bằng thuốc kích thích ra rễ NAA + Cấy hom trực tiếp ra luống và cấy hom vào bầu. * Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. * Kết quả sản phẩm cần đạt được: - Thực hiện các bước công việc cắt cành hom trên cây mẹ, cắt hom và khử trùng hom đúng quy trình. - Thực hiện xử lý hom bằng thuốc kích thích ra rễ đúng quy trình. - Thực hiện cấy hom trực tiếp ra luống và cấy hom và bầu đúng thao tác, đúng kỹ thuật, an toàn cho hom. 84 2.4. Bài thực hành số 2.5.4: Chăm sóc hom giâm tại vườn * Mục đích: Giúp học viên nắm được nôi dung các biện pháp chăm sóc hom giâm tại vườn, hoàn thiện những kỹ năng chăm sóc hom giâm tại vườn. * Yêu cầu: - Thực hiện thành thạo các công việc: Điều chỉnh độ ẩm, ánh sáng theo thời tiết và theo giai đoạn tuổi cây. - Xác định được loại phân bón và lượng phân bón theo hiện trạng của cây và tuổi cây. - Thực hiện được các công việc: Làm cỏ xới đất, tưới thúc, phòng trừ sâu bệnh, phân loại cây theo tiêu chuẩn theo đúng quy trình * Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu: - Luống hom giâm - Hệ thống tưới. - Bình phun thuốc. - Phân bón các loại - Thuốc bảo vệ thực vật các loại, - Cuốc, bay.. * Hình thức tổ chức: - Chia thành các nhóm nhỏ (5- 6 học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 04 giờ/ nhóm. * Nội dung thực hành: - Tưới nước - Điều chỉnh ánh sáng. - Phòng trừ sâu bệnh. - Tưới phân - Đảo bầu, phân loại cây theo tiêu chuẩn trước khi xuất vườn. * Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. * Kết quả sản phẩm cần đạt được: - Tưới nước, điều chỉnh ánh sáng, phòng trừ sâu bệnh cho cây giâm đúng quy trình - Đảo bầu trước lúc xuất vườn cây không bị chột, chết. - Lựa chọn được cây có đủ tiêu chuẩn đem trồng. 85 C. Ghi nhớ - Khi cắt hom không làm dập củ cành. - Mỗi hom chỉ để lại chiều dài 30 - 40 cm, tối thiểu hom phải có 2 lóng. - Hom cắt xong phải bảo quản ẩm, không bị héo. - Dùng thuốc kích thích ra rễ phải đúng nồng độ và thời gian ngâm. - Trong quá trình hom giâm gía thể giâm phải đảm bảo đủ độ ẩm. - Cấy hom trực tiếp ra luống phải đặt nghiêng và mắt củ cành sang 2 bên. - Cấy hom trực tiếp vào bầu, không được làm dập mắt củ cành - Chăm sóc hom giâm phải điều chỉnh lượng nước tưới hàng ngày. - Điều chỉnh ánh sáng phù hợp với số tháng tuổi. - Trước lúc cây đem trồng khoảng 1 tháng phải hạn chế tưới nước và ngừng tới phân. 86 Bài 6. Nhân giống tre bằng phương pháp tách gốc Mã bài: MĐ02-06 Mục tiêu - Trình bày được nội dung các bước công việc nhân giống tre bằng gốc (thân gốc) - Thực hiện được các bước công việc nhân giống tre bằng gốc theo đúng quy trình. - Tuân thủ quy trình, tiết kiệm vật tư, đảm bao an toàn cho người và cây trồng. A. Nội dung 1. Khái niệm nhân giống tre bằng phương pháp tách gốc Là một phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách tách cây con mọc ra từ thân ngầm của cây mẹ và lấy gốc để trồng. 2. Ưu nhược điểm nhân giống tre bằng phương pháp tách gốc Phương pháp nhân giống tre bằng gốc được áp dụng cho cả loại tre có thân mọc cụm và loại tre có thân mọc tản (Trúc, Vầu) 2.1. Ưu điểm nhân giống tre bằng phương pháp tách gốc - Là phương pháp nhân giống cổ điển, dễ thực hiện - Tỉ lệ sống cao, giá thành hạ 2.2. Nhược điểm nhân giống tre bằng phương pháp tách gố - Phải đào sâu - Nguồn giống bị hạn chế. - Tốn công vận chuyển - Ảnh hưởng đến khả năng ra măng của bụi vào vụ măng kế tiếp 3. Thời vụ nhân giống: Mùa xuân và những ngày mưa phùn là tốt nhất. 4. Chuẩn bị nền giâm: - Vườn ươm cần bằng phẳng, đất thịt hoặc đất thịt nhẹ, nền vườn cao thì không cần lên luống mà ươm theo rạch. Đất vườn thấp dễ úng thì phải lên luống. - Đất phải được cầy bừa nhỏ và nhặt sạch cỏ rác. - Bón lót 2 - 3 kg phân chuồng hoai mục cho 1 m2 đất mặt luống. 87 5. Chọn cây làm giống (tre có thân mọc cụm): - Chọn ở các bụi tre có sức sống tốt: Không sâu bệnh và không có hiện tượng ra hoa. - Chọn những cây có tuổi 12 - 18 tháng tuổi là tốt nhất thường là những cây của vụ măng năm trước, chưa ra măng, cây ở phía ngoài bụi tre. - Nếu bụi có 6 - 8 cây có thể lấy 1- 2 gốc; nếu bụi có số cây nhiều hơn có thể lấy 2- 3 gốc. - Cây tỏa hết lá không sâu bệnh, chồi ngủ ở thân ngầm và thân cây không bị sâu thối (chú ý giữ lại cây trong bụi hợp lý). 6. Tách gốc và bảo quản: Bao gồm các bước công việc sau: - Dùng cưa hoặc dao cắt bỏ đoạn thân phía trên, chừa lại một đoạn thân và gốc dài 60 - 100 cm, khi chặt giữ lại một đoạn lóng ở trên mắt với mục đích chứa nước sau khi trồng, nhằm hạn chế sự thoát nước của thân. Hình 2.6.53: Cưa ngang thân ở độ cao 60 -100 cm - Dùng cuốc hay thuổng bới hở đất cho thân ngầm lộ ra, bới cho đến khi lộ rõ cổ thân ngầm. 88 Hình 2.6.54: Bới hở đất để lộ thân ngầm - Dùng dao sắc hoặc mai sắc chặt đứt cổ thân ngầm (nơi tiếp xúc thân ngầm với cây tre mẹ), vết cắt cần phải gọn nhẵn, không làm ảnh hưởng đến các mặt cắt trên thân ngầm - Dùng kéo cắt bớt rễ chỉ để lại rễ dài 1-3 cm và được đưa vào nơi thoáng mát, che đạy và tưới ẩm. Hình 2.6.55: Cắt bớt rễ thân ngầm 89 7. Giâm gốc Thường thân gốc được trồng vào vụ xuân và khi tách gốc được mang trồng ngay tại vườn nhà nhưng nếu trồng phải mang đi xa thì phải ươm ra luống hoặc đối với tre mọc cụm có thể ươm vào bầu to ở vườn ươm cho đến khi ra rễ mới đem trồng tỉ lệ sống cao hơn. - Cự ly giâm là 0, 8 m x 0, 8 m. - Đào hố và đặt nghiêng thân gốc 45o so với mặt đất Hình 2.6.56: Cách thức đặt gốc - Dùng đất nhỏ lấp kín thân ngầm và nẹn chặt gốc Hình 2.6.57: Lấp đất kín ½ lóng thứ nhất và nẹn chặt 90 8. Chăm sóc gốc sau giâm - Sau khi giâm gốc xong đổ đầy nước vào lóng trên cùng để giữ ẩm và dùng bao tải hoặc vải bọc ngọn gốc lại, phủ gốc và tưới nước. Hình 2.6.58: Đổ nước vào lóng trên cùng của gốc sau giâm Hình 2.6.59: Buộc bao tải - Phủ gốc bằng rác và tưới nước đủ ẩm hàng ngày. - Che giâm 60 % ánh sáng, sau 2- 4 tuần, gốc ra rễ mới và nhú chồi, bỏ dàn che. 91 9. Tiêu chuẩn cây (gốc) đem trồng Cây có tuổi trong vườn ươm 2.5 – 3 tháng tuổi, rễ mới mọc nhiều, măng ở thân ngầm đã nhú và cây đã nảy chồi, đủ tiêu chuẩn đem trồng. Hình 2.6.60: Cây đủ tiêu chuẩn đem trồng B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Nhân giống tre bằng thân gốc có ưu nhược điểm gì so với phương pháp chiết cành và phương pháp giâm hom cành? - Trong một khóm tre lấy được mấy cây làm giống? - Trình bày tiêu chuẩn cây đủ tiêu chuẩn để tách gốc? - Nêu tóm tắt các bước thực hiện để tách cây được chọn làm giống ra khỏi khóm tre với loại có thân mọc cụm. - Trình bày cách giâm giống gốc cho loại tre mọc cụm. - Trình bày nội dung kỹ thuật chăm sóc cây giống gốc tại vườn ươm. 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 2.6.1: Tách gốc và giâm gốc * Mục đích: Giúp học viên nắm được trình tự các bước công việc tách và giâm giống gốc. * Yêu cầu: - Thực hiện được công việc chọn và tách gốc cây làm giống ra khỏi bụi tre đúng quy trình. 92 - Thao tác được công việc giâm giống gốc và chăm sóc giống gốc sau giâm. * Hình thức tổ chức: - Chia thành các nhóm nhỏ (5- 6 học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 04 giờ/ nhóm. * Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu: - Vườn tre trong thời kỳ kinh doanh. - Diện tích đất làm nền giâm. - Cuốc, xẻng, thùng tưới, mai, dao. - Phân chuồng hoai mục. - Rơm rạ, bao tải, quang sọt * Nội dung thực hành: - Chọn cây mẹ để tách gốc. - Tách gốc. - Bảo quản gốc sau tách. - Giâm gốc. - Tưới nước cho luống giâm. - Che râm. *Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. * Kết quả sản phẩm cần đạt được: - Chọn được cây làm giống theo tiêu chuẩn. - Tách gốc an toàn cho cây giống và cho khóm tre. - Giâm giống gốc đúng quy trình kỹ thuật. 2.2. Bài thực hành số 2.6.2: Phân loại cây, đảo bầu và xén rễ * Mục đích: Giúp học viên nhận biết được tiêu chuẩn cây đem trồng và hình thành kỹ năng phân loại cây, đảo bầu, xén rễ trước khi mang cây đi trồng. * Yêu cầu: - Học viên phân loại được cây theo đúng tiêu chuẩn đem trồng cho cây ươm từ các phương pháp khác nhau: từ cành chiết, từ hom cành, từ tách gốc. - Thực hiện được công việc đảo bầu và xén rễ cây không bị héo hay 93 chột * Trang thiết bị dụng cụ và vật liệu: - Lưống cây ươm sắp đủ tiêu chuẩn đem trồng. - Cuốc, bay đào, thùng tưới, - Lưới che râm. * Hình thức tổ chức: - Chia thành các nhóm nhỏ (5- 6 học viên /nhóm) - Thời gian hoàn thành: 04 giờ/ nhóm. *Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. * Nội dung thực hành: - Xác định tiêu chuẩn cây đem trồng + Cây đủ tiêu chuẩn đem trồng. + Cây chưa đủ tiêu chuẩn đem trồng. - Phân loại cây cùng với đảo bầu và xén rễ. - Tưới nước sau đảo bầu. - Che râm. - Dọn vệ sinh sau buổi thực hành * Kết quả sản phẩm cần đạt được: - Phân loại được cây theo đúng tiêu chuẩn. - Thực hiện đảo bầu, xén rễ, cây không bị héo, bị chột. C. Ghi nhớ - Mỗi khóm tre chỉ tách 1- 2 cây để lấy gốc - Chọn cây 12 -18 tháng tuổi. - Tách gốc nên thực hiện vào vụ xuân. - Cắt rễ cây tại t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_giong_trong_tre_lay_mang.pdf
Tài liệu liên quan