Giáo trình Chuẩn bị giống hươu, nai

Cấu trúc giáo trình mô đun chuẩn bị giống hươu, nai gồm 5 bài: Đặc điểm

sinh học của hươu, nai; Chọn giống hươu, nai để nuôi; Chọn lọc hươu, nai giống;

Nhân giống hươu, nai; Theo dõi và quản lý giống

Giáo trình được viết theo phương châm: đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, dễ làm

và phù hợp với trình độ của hầu hết những người nông dân nuôi hươu, nai.

pdf67 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị giống hươu, nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không khỏi, thể lực gầy yếu. 3. Quản lý phối giống hươu, nai Công tác quản lý phối giống hươu, nai có vai trò nâng cao phẩm chất và số lượng giống. Chỉ có quản lý chặt chẽ hươu, nai đực cái giống chặt chẽ, thực hiện nhân giống theo kế hoạch và mục tiêu sản xuất thì sẽ làm tăng hiệu quả của việc cải tiến di truyền và chọn lọc. Đồng thời công tác quản lý giống tốt sẽ tránh được hiện tượng giao phối đồng huyết và lây lan dịch bệnh. Các biện pháp nhằm quản lý phối giống hươu, nai được tốt: - Thực hiện tốt và chặt chẽ việc chọn lọc đàn giống (bao gồm cả đực giống và cái sinh sản), tăng cường sử dụng những giống và những cá thể có thành tích cao, nhằm thu được đời con có phẩm chất tốt và số lượng nhiều. - Đực giống phải được quản lý chặt chẽ, nuôi nhốt riêng, tránh hiện tượng nhảy phối tự do trong đàn. 49 - Tổ chức tốt công tác theo dõi phát hiện động dục và phối giống cho đàn hươu cái, nai cái theo đúng kế hoạch và mục tiêu sản xuất. - Phải có hệ thống sổ sách ghi chép theo dõi chặt chẽ các con giống, lịch phối giống, sinh đẻ. - Định kỳ trao đổi đực giống giữa các đàn nhằm tránh hiện tượng nhảy phối đồng huyết, cận huyết. - Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ con giống để có kế hoạch loại thải. bổ sung kịp thời. - Thực hiện tốt kỹ thuật phối giống cho đàn hươu, nai sinh sản. Cần phải theo dõi phát hiện động dục để phối giống đúng thời điểm, ghi chép cụ thể ngày phối để theo dõi kết quả phối giống. 4. Lập sổ sách theo dõi giống 4.1. Lý do ghi chép sổ theo dõi Cũng như bất kỳ loài vật nuôi nào khác, hươu cần được theo dõi, quản lý chặt chẽ. Các lý do như sau: - Mỗi một con hươu đều có đặc tính, năng suất nhung, thịt, sinh sản khác nhau. Nếu ta theo dõi thì có thể chọn ra hươu tốt cho nhân giống. Và từ đó chúng ta sẽ tạo được các dòng hươu, thế hệ hươu một ngày một thuần tính, dễ nuôi, đẻ sớm hơn, có nhung to hơn... Tuy nhiên vì số lượng không nhiều mà việc chọn lọc chỉ tiến bộ nhanh khi chúng ta có một đàn hươu lớn. Và vì thế, cũng như bò sữa chúng ta phải tiến hành theo dõi trên diện toàn quốc. - Khi nuôi hươu cũng như bất kỳ con vật nào ta có thể gây bệnh cho hươu, và hươu cũng có thể gây bệnh cho ta và các con vật khác. Và có thể có những bệnh dịch. Nếu không quản lý, các nhà chuyên môn sẽ không biết được và không kịp thời chữa trị và như thế sẽ gây đại hoạ như dịch cúm gia cầm chẳng hạn. - Trong xã hội thương mại, việc quảng bá hươu trên các phương tiện đại chúng là việc cần thiết. Tại các trang internet, báo chí, huyện, xã chúng ta có thể đăng tên chủ hộ, hươu, năng suất và nhờ thế khách hàng có thể biết được. Qua thông tin đó ta cũng có thể biết nhà ai có hươu tốt để trao đổi, mua giống. - Trong tương lai gần, chúng ta có thể thành lập hội nuôi hươu. Sinh hoạt trong hội, nông dân sẽ biết thêm các kỹ thuật nuôi hươu, thị trường, trao đổi con giống. Chúng ta cũng cần phải đưa ra tờ báo “Hươu Việt nam” trong thời gian sớm nhất. - Hiện nay đã có phần mềm quản lý hươu VIETDEED. 4.2. Ghi chép sổ sách theo dõi 4.2.1. Sổ cơ bản 50 - Sổ chính (số hiệu, chủ hộ, ngày sinh, mất) - Sinh sản - Cân đo và giám định 4.2.2. Sổ ghi chép hàng ngày Nhật ký hàng ngày. 4.2.3. Lý lịch Mỗi cá thể có một lý lịch chi tiết, ghi chép: - Sơ yếu lý lịch (Số hiệu, giới tính, ngày sinh, chủ hộ, bố, mẹ..) - Kết quả giám định - đánh giá giống - Trọng lượng và kích thước - Sinh sản: ngày phối, đực giống, ngày đẻ - Năng suất nhung - Bệnh tật và điều trị Quản lý số liệu bằng phần mềm VIETDEER Phần mềm VIETDEER đã có Version 2.0 và đã được ứng dụng từ năm 2004 tại Xí nghiệp giống Hươu Hà Tĩnh, Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì (Viện Chăn Nuôi). Quản lý dữ liệu theo một hệ thống nhất. Các ưu điểm như sau: 1. Cung cấp cho các nhà chăn nuôi một phương tiện quản lí hiện đại nhằm tiết kiệm thời gian, đảm bảo sự chính xác và sự toàn diện của số liệu. 2. Nhập số liệu về các trung tâm xử lý (địa phương và trung ương) để phân tích mọi mặt, từ đó có những quyết định - điều chỉnh trong kế hoạch chăn nuôi cũng như nhân giống. Các kết quả phân tích cũng được thông báo trở lại cho các cơ sở để các nhà chăn nuôi khai thác. 3. Về mặt tin học VietDeer version 2 là một bước nhảy vọt về việc ứng dụng phương pháp mới, đó là: - Có thể dùng bàn phím toàn bộ mà không cần đến chuột - Có thể nhập số liệu rất nhanh cho từng nhóm lợn có nhiều đặc điểm giống nhau - Có thể tra cứu số hiệu con vật rất nhanh bằng công nghệ “tra từ điển” - Có thể tạo các báo cáo có số liệu được lọc theo nhiều tiêu chí - Có các bài toán phân tích đặc biệt như theo dõi hậu duệ của một cá thể X - Có thể tìm hiểu nhanh hệ phả của một cá thể 51 - Có thể biết nhanh những đôi giao phối cận huyết - Có nhiều loại báo cáo cảnh báo cho bạn biết - Đưa nhanh cho bạn một tờ lịch khám thai, chuẩn bị đỡ đẻ B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Nêu các loại số hiệu và biển cho hươu, nai. 1.2. Trình bày các phương pháp đánh số hiệu giống hươu, nai? Cho biết phương pháp địa phương đang thực hiện. 1.3. Trình bày công tác quản lý và loại thải giống cho hươu, nai. 1.4. Trình bày cách ghi sổ sách theo dõi và quản lý giống hươu, nai. 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tập thực hành 2.5.1. Thực hiện đánh số hiệu cho hươu, nai 2.2. Bài tập thực hành 2.5.2. Thực hiện quản lý phối giống. 2.2. Bài tập thực hành 2.5.3. Lập sổ sách theo dõi giống. C. Ghi nhớ 1. Sử dụng phương pháp đánh số hiệu giống sao cho dễ nhận biết và phù hợp với điều kiện của từng cơ sở cho phù hợp. 2. Quản lý phối giống chặt chẽ để tránh hiện tượng đồng huyết và ghép đôi giao phối phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giống. 3. Lập sổ sách theo dõi giống hươu nai đơn giản, nhưng đầy đủ các mục sao cho nhìn vào sổ có đánh giá được một cách chính xác chất lượng từng cá thể. 52 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun chuẩn bị giống hươu, nai là mô đun cơ sở nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi hươu, nai; được giảng dạy sau mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai và trước mô đun chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai. Mô đun chuẩn bị giống hươu, nai có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun chuẩn bị giống hươu, nai được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp trong điều kiện cơ sở đang nuôi các giống hươu, nai nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hành chuẩn bị giống hươu nai. II. Mục tiêu - Kiến thức + Trình bày được đặc điểm sinh học của hươu, nai + Mô tả được đặc điểm về ngoại hình, sinh trưởng, phát dục, khả năng sản xuất của các giống hươu, nai đang nuôi ở Việt Nam + Xác định được giống hươu, nai cần nuôi phù hợp với từng cơ sở sản xuất. - Kỹ năng + Chọn được giống hươu, nai đúng theo tiêu chuẩn giống và phù hợp với nhu cầu sản xuất. + Nhân giống được giống hươu, nai đúng theo yêu cầu sản xuất. + Thực hiện được các bước công việc theo dõi và quản lý giống. - Thái độ + Cẩn thận, khách quan, trung thực. + Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chuẩn bị giống hươu, nai. + Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn sinh học. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ02-01 Đặc điểm sinh học của hươu, nai Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 16 2 13 1 53 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ02-02 Chọn giống hươu, nai để nuôi Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 12 2 9 1 MĐ02-03 Chọn lọc hươu, nai giống Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 20 4 15 1 MĐ02-04 Nhân giống hươu, nai Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 8 2 6 MĐ02-05 Theo dõi và quản lý giống Tích hợp Cơ sở sản xuất Cơ sở đào tạo 8 2 5 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 68 12 48 8 * Tổng số thời gian kiểm tra (8 giờ) gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun: 4 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 4 giờ. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Bài thực hành số 2.1.1. Khảo sát, đánh giá sinh trưởng của đàn hươu (nai) qua các giai đoạn ở trại nuôi hươu (nai). Lứa tuổi Tên giống hươu (nai) theo dõi Con số 1 Con số 2 Con số 3 Con số 4 Con số 5 Sơ sinh 3 tháng 6 tháng 54 Lứa tuổi Tên giống hươu (nai) theo dõi Con số 1 Con số 2 Con số 3 Con số 4 Con số 5 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 30 tháng - Mục tiêu: Điều tra và khảo sát được khả năng sinh trưởng của 5 -10 cá thể hươu (nai) ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau trong một trại nuôi hươu (nai). - Nguồn lực: Sổ sách ghi số liệu theo dõi, cân, thước dây, bảng tiêu chuẩn sinh trưởng các giống hươu (nai), hươu (nai) các lứa tuổi. - Cách thức tiến hành: + Chia nhóm học viên: Mỗi nhóm 5 -10 học viên. + Mỗi nhóm thực hiện khảo sát và đánh giá một nhóm đối tượng (sơ sinh đến 3 tháng tuổi; từ 6 - 9 tháng tuổi; 12 - 18 tháng tuổi; từ 24 - 30 tháng tuổi) - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định các giống hươu (nai) hiện có của trại + Xác định tuổi của hươu, nai khảo sát + Khảo sát (cân, đo) khả năng sinh trưởng từng cá thể + So sánh với tiêu chuẩn của giống - Thời gian hoàn thành: 6 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đúng tên giống, lứa tuổi khảo sát, kết quả cân và đo chính xác, ghi chép đầy đủ. 4.2. Bài thực hành số 2.1.2. Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý của hươu (nai) ở một trại chăn nuôi hươu (nai). 55 Chỉ tiêu Giống hươu (nai) khảo sát Con số 1 Con số 2 Con số 3 Con số 4 Con số 5 - Thân nhiệt (0C) - Mạch đập (lần/phút) - Tần số hô hấp (lần/phút) - Nhu động dạ cỏ (lần/phút) - Tuổi động dục lần đầu (ngày) - Tuổi phối giống lần đầu (ngày) - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) - Chu kỳ động dục (ngày) - Thời gian động dục (giờ) - Thời gian chửa (ngày) - Số con đẻ ra/lứa - Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày) - Mục tiêu: Khảo sát được các chỉ tiêu sinh lý của hươu, nai tại một trại nuôi hươu (nai). - Nguồn lực: Sổ sách ghi số liệu theo dõi, ống nghe, nhiệt kế, bảng tiêu chuẩn sinh lý của hươu (nai), hươu, nai. - Cách thức tiến hành: + Chia nhóm học viên: Mỗi nhóm 5 -10 học viên. + Mỗi nhóm thực hiện khảo sát và đánh giá một nhóm đối tượng - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định số hiệu của hươu (nai) khảo sát + Xác định tuổi của hươu, nai khảo sát + Khảo sát (nghe, đo, hỏi) các chỉ tiêu sinh lý của hươu, nai 56 + So sánh với tiêu chuẩn - Thời gian hoàn thành: 7 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đúng tên giống và lứa tuổi khảo sát; kết quả nghe, đo và hỏi chính xác; ghi chép đầy đủ chính xác. 4.3. Bài tập thực hành 2.2.1. Khảo sát hiện trạng các giống hươu, nai hiện đang nuôi tại địa phương. - Mục tiêu: Khảo sát được giống hươu, nai và quy mô nuôi ở địa phương. - Nguồn lực: Bảng liệt kê các giống hươu, nai, biểu mẫu, giấy bút, trại hoặc hộ nuôi hươu ni nơi tổ chức lớp học. - Cách thức tiến hành: + Chia nhóm học viên: mỗi nhóm 5-10 học viên; + Mỗi nhóm khảo sát 5 hộ hoặc 3 trại chăn nuôi hươu, nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Khảo sát giống hươu, nai hiện đang nuôi tại trang trại hoặc hộ gia đình + Khảo sát quy mô nuôi hươu, nai của trang trại hoặc hộ gia đình + Đánh giá hiện trạng chất lượng giống và quy mô nuôi hươu, nai + Bàn giải pháp cho trang trại hoặc hộ gia đình - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đúng tên giống, số lượng nuôi, chất lượng giống và đưa ra được giải pháp. 4.4. Bài tập thực hành 2.2.2. Nhận dạng, phân biệt, đánh giá các giống hươu, nai phổ biến. - Mục tiêu: Nhận dạng, phân biệt và đánh giá được một số giống hươu, nai. - Nguồn lực: Các giống hươu nai, biểu mẫu, giấy bút, trại hoặc hộ nuôi hươu nai nơi tổ chức lớp học. - Cách thức tiến hành: + Chia nhóm học viên: mỗi nhóm 5 - 10 học viên; + Mỗi nhóm nhận dạng, phân biệt và đánh giá ít nhất 3 giống hươu, nai. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Nhận dạng phân biệt và nêu đặc điểm các giống hươu, nai qua ảnh + Nhận dạng, phân biệt và đánh giá giống hươu 57 + Nhận dạng, phân biệt và đánh giá giống nai - Thời gian hoàn thành: 5 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Nhận dạng đúng giống hươu nai; phân biệt được các giống hươu nai và đánh giá chất lượng giống. 4.5. Bài tập thực hành 2.3.1. Chọn hươu đực giống, hươu cái giống và hươu nuôi lấy thịt. - Mục tiêu: Chọn được hươu đực giống, hươu cái giống và hươu nuôi thịt đúng tiêu chuẩn chất lượng giống. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu, hươu đực giống, hươu cái giống, hươu nuôi thịt, thước dây, cân, giấy bút, bảng tiêu chuẩn giống hươu. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện chọn lọc hươu giống, ghi sổ theo dõi giống. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Nhóm nhận nhiệm vụ + Chọn lọc hươu đực giống. + Chọn lọc hươu cái giống + Chọn lọc hươu nuôi thịt + So sánh đánh giá chất lượng con giống thực tế - Thời gian hoàn thành: 8 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định chính xác các chỉ tiêu cần chọn lọc, thực hiện chọn lọc đúng quy trình kỹ thuật, kết quả phản ánh đúng thực trạng. 4.6. Bài tập thực hành 2.3.2. Chọn nai đực giống, nai cái giống và nai nuôi lấy thịt - Mục tiêu: Chọn được nai đực giống, nai cái giống và nai nuôi thịt đúng tiêu chuẩn chất lượng giống. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi nai, nai đực giống, nai cái giống, nai nuôi thịt, thước dây, cân, giấy bút, bảng tiêu chuẩn giống hươu. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện chọn lọc nai giống, ghi sổ theo dõi giống. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Nhóm nhận nhiệm vụ 58 + Chọn lọc nai đực giống. + Chọn lọc nai cái giống + Chọn lọc nai nuôi thịt + So sánh đánh giá chất lượng con giống thực tế - Thời gian hoàn thành: 7 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định chính xác các chỉ tiêu cần chọn lọc, thực hiện chọn lọc đúng quy trình kỹ thuật, kết quả phản ánh đúng thực trạng. 4.7. Bài tập thực hành 2.4.1. Xây dựng sơ đồ nhân giống hươu, nai cho cơ sở chăn nuôi. - Mục tiêu: Xây dựng sơ đồ nhân giống cho hươu, nai tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi hươu, nai. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai, hươu nai đực giống, hươu nai cái giống, bảng sơ đồ nhân giống hươu nai, giấy, bút, sổ theo dõi giống. - Cách tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, xây dựng sơ đồ nhân giống hươu nai giống. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Nghe, quan sát và ghi chép hướng dẫn ban đầu + Đại diện nhóm làm thử + Nhóm nhận nhiệm vụ + Nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao: Xây dựng sơ đồ nhân giống cho hươu nai trong một trại nuôi hươu nai taị địa phương. + Viết và nộp thu hoạch + Nhóm đánh giá và đưa ra các giải pháp khắc phục tồn tại - Thời gian hoàn thành: 2 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phần cần đạt được sau bài thực hành: Xây dựng sơ đồ nhân giống đúng kỹ thuật và không bị đồng huyết, kết quả phản ánh đúng thực trạng. 4.8. Bài tập thực hành 2.4.2. Xây dựng sơ đồ và thực hiện chọn ghép đôi giao phối cho hươu, nai. - Mục tiêu: Xây dựng sơ đồ và ghép được đôi giao phối cho hươu, nai tại một trại hoặc hộ gia đình nuôi hươu, nai. 59 - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai, hươu nai đực giống, hươu nai cái giống, bảng sơ đồ ghép đôi giao phối hươu nai, giấy, but, sổ theo dõi giống. - Cách tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, xây dựng sơ đồ và thực hiện ghép đôi giao phối hươu nai giống. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Nghe, quan sát và ghi chép hướng dẫn ban đầu + Đại diện nhóm làm thử + Nhóm nhận nhiệm vụ + Nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao: Xây dựng sơ đồ và tiến hành ghép đôi giao phối cho hươu nai trong một trại nuôi hươu nai taị địa phương. + Viết và nộp thu hoạch + Nhóm đánh giá và đưa ra các giải pháp khắc phục tồn tại - Thời gian hoàn thành: 2 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phần cần đạt được sau bài thực hành: Xây dựng sơ đồ ghép đôi giao phối hiệu quả, ghép đôi giao phối đúng kỹ thuật và không bị đồng huyết, kết quả phản ánh đúng thực trạng. 4.9. Bài tập thực hành 2.4.3. Thực hiện phối giống cho hươu, nai. - Mục tiêu: Thực hiện cho hươu nai giao phối đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai, hươu nai đực giống, hươu nai cái giống, sổ theo dõi giống. - Cách tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện cho hươu (nai) phối giống. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị hươu (nai) đực giống + Chuẩn bị hươu (nai) cai giống + Cho hươu (nai) phối giống + Theo dõi và ghi chép sổ sách - Thời gian hoàn thành: 2 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phần cần đạt được sau bài thực hành: Chuẩn bị được hươu (nai) đực và cái giống, thực hiện cho giao phối đúng kỹ thuật và không bị đồng huyết, kết quả phản ánh đúng thực trạng. 4.10. Bài tập thực hành 2.5.1. Thực hiện đánh số hiệu cho hươu, nai 60 - Mục tiêu: Đánh được số hiệu hươu, nai bằng phương pháp đeo thẻ cổ, đeo thẻ tai và cắt số tai. - Nguồn lực: Trại nuôi hươu (nai), hươu (nai) đánh số hiệu, dụng cụ đánh số hiệu hươu, nai (thẻo đeo đeo cổ, thẻ đeo tai, kìm bấm tai), sổ ghi chép. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện đánh số hiệu cho hươu (nai). - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Đeo thẻ tai + Bấm lỗ tai và đeo thẻ tai + Cắt số tai - Thời gian hoàn thành: 2 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phần cần đạt được sau bài thực hành: Xác định phương pháp đánh số hiệu, thực hiện đánh số hiệu hươu, nai đúng kỹ thuật và kết quả chuẩn xác. 4.11. Bài tập thực hành 2.5.2. Thực hiện quản lý phối giống. - Mục tiêu: Quản lý giống hươu, nai đúng quy trình kỹ thuật - Nguồn lực: Trại nuôi hươu và nai, sổ theo dõi giống, biểu mẫu, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện lập sổ theo dõi giống. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chọn những đực giống hươu, nai tốt + Nhốt riêng hươu, nai đực giống + Theo dõi, phát hiện động dục và phối giống + Lập sổ theo dõi giống + Định kỳ đổi đực giống tránh cận huyết + Lập kế hoạch kiểm tra và loại thải giống - Thời gian hoàn thành: 2 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phần cần đạt được sau bài thực hành: Chọn và quản lý đực giống, theo dõi và phối giống, ghi chép sổ sách, đổi đực giống và định kỳ kiểm tra loại thải giống đúng yêu cầu. 4.12. Bài tập thực hành 2.5.3. Lập sổ sách theo dõi giống. - Mục tiêu: Lập và ghi chép được sổ theo dõi giống hươu, nai 61 - Nguồn lực: Trại nuôi hươu và nai, sổ theo dõi giống, biểu mẫu, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện lập sổ theo dõi giống. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Lập sổ theo dõi giống hươu + Lập sổ theo dõi giống nai + Ghi sổ theo dõi giống hươu + Ghi sổ theo dõi giống nai - Thời gian hoàn thành: 1 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phần cần đạt được sau bài thực hành: Lập sổ theo dõi giống đúng mẫu quy định, Ghi chép sổ theo dõi giống đúng và chuẩn xác. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Đặc điểm sinh học của hươu, nai Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Mô tả đúng đặc điểm sinh học của hươu và nai 1. So sánh với chỉ tiêu sinh lý của hươu, nai 2. Ghi đúng tên và tuổi các cá thể hươu, nai khảo sát. 2. Kiểm tra cách ghi tên và tuổi của các cá thể hươu, nai khảo sát. 3. Khối lượng tăng trưởng của các cá thể hươu, nai trong giai đoạn khảo sát 3. Kiểm tra khối lượng ban đầu và kết thúc của các cá thể hươu, nai khảo sát. 4. Sự phù hợp với tiêu chuẩn của giống hươu, nai 4. So sánh với tiêu chuẩn của từng giống hươu, nai 5. Ghi đúng tên, tuổi và số hiệu các cá thể hươu, nai khảo sát. 5. Kiểm tra cách ghi tên, tuổi và số hiệu các cá thể hươu, nai khảo sát. 6. Sự phù hợp các chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của từng cá thể hươu, nai 6. Kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của các cá thể hươu, nai khảo sát. 7. Tình trạng sức khỏe và sinh sản của các cá thể hươu, nai khảo sát. 7. So sánh với tiêu chuẩn của từng giống hươu, nai 8. Trình tự và thời gian thực hiện công 8. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 62 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá việc gian tiêu chuẩn. 9. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc 9. Theo dõi quá thực hiện công việc. 10. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm 10. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 5.2. Bài 2: Chọn giống hươu, nai để nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định được các tiêu chí chọn giống hươu, nai để nuôi 1. So sánh với nguồn lực sẵn có của cơ sở 2. Ghi đúng tên của các giống hươu, nai khảo sát. 2. Kiểm tra các giống hươu, nai đang nuôi tại địa phương. 3. Sự phù hợp với quy mô của các trại nuôi hươu, nai tại địa phương. 3. Kiểm tra quy mô nuôi hươu, nai của các trại khảo sát. 4. Sự phù hợp của các giải pháp thay đổi với cơ sở 4. Đánh giá hiệu quả của từng giải pháp. 5. Sự phù hợp về ngoại hình của các giống hươu, nai. 5. So sánh với tiêu chuẩn của giống hươu, nai. 6. Sự chuẩn xác của các chỉ tiêu kinh tế giống hươu, nai khảo sát 6. Kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các giống hươu, nai khảo sát. 7. Trình tự và thời gian thực hiện công việc 7. Theo dõi và so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn. 8. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc 8. Theo dõi quá thực hiện công việc. 9. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm 9. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 5.3. Bài 3: Chọn giống hươu, nai để nuôi 63 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định tiêu chuẩn chọn giống hươu nai. 1. So sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật 2. Hươu đực giống được chọn lọc đạt tiêu chuẩn giống 2. Kiểm tra các tiêu chuẩn chọn lọc của hươu đực giống. 3. Hươu cái giống được chọn lọc đạt tiêu chuẩn giống 3. Kiểm tra các tiêu chuẩn chọn lọc của hươu cái giống. 4. Hươu nuôi thịt được chọn lọc đạt tiêu chuẩn giống. 4. Kiểm tra các tiêu chuẩn chọn lọc của hươu nuôi thịt giống. 5. Nai đực giống được chọn lọc đạt tiêu chuẩn giống 5. Kiểm tra các tiêu chuẩn chọn lọc của nai đực giống. 6. Nai cái giống được chọn lọc đạt tiêu chuẩn giống 6. Kiểm tra các tiêu chuẩn chọn lọc của nai cái giống. 7. Nai nuôi thịt được chọn lọc đạt tiêu chuẩn giống. 7. Kiểm tra các tiêu chuẩn chọn lọc của nai nuôi thịt giống. 8. Trình tự và thời gian thực hiện công việc 8. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn. 9. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc 9. Theo dõi quá thực hiện công việc. 5.4. Bài 4: Nhân giống hươu, nai Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự phù hợp của sơ đồ nhân giống hươu, nai. 1. So sánh với sơ đồ nhân giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật. 2. Sự phù hợp cách ghép đôi giao phối thực tế của các trại hoặc hộ gia đình nuôi hươu, nai đang thực hiện 2. Kiểm tra cách ghép đôi giao phối của các trại hoặc hộ gia đình nuôi hươu, nai. 3. Sự phù hợp của sơ đồ và cách ghép đôi giao phối cho hươu, nai với tiêu chuẩn kỹ thuật. 3. Kiểm tra sơ đồ và cách ghép đôi giao phối cho hươu, nai so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật. 64 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 4. Sự phù hợp cách ghép đôi giao phối thực tế của các trại hoặc hộ gia đình nuôi hươu, nai đang thực hiện 4. Kiểm tra cách ghép đôi giao phối của các trại hoặc hộ gia đình nuôi hươu, nai. 5. Sự phù hợp của kỹ thuật phối giống cho hươu, nai so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 5. So sánh với yêu cầu kỹ thuật. 6. Trình tự và thời gian thực hiện công việc 6. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn. 7. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc 7. Theo dõi quá thực hiện công việc. 8. Khả năng phối hợp của các thành viên trong nhóm 8. Theo dõi sự tham gia của các thành viên khi thực thực hiện công việc. 5.5. Bài 5: Theo dõi và quản lý giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự phù hợp cách đeo thẻ cổ cho hươu, nai 1. Kiểm tra cách đeo thẻ tai cho hươu, nai. 2. Sự phù hợp cách đeo thẻ tai cho hươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_giong_huou_nai.pdf