Giáo trình được xây dựng và phát triển theo các bước: phân tích nghề,
phân tích công việc và xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề theo mô
đun.
Giáo trình mô đun: Chuẩn bị giống để trồng là mô đun đầu tiên trong 6
mô đun của chương trình dạy nghề: Trồng vải, nhãn nhằm trang bị cho học
viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc lựa chọn giống, nhân giống
để trồng.
Giáo trình mô đun gồm 4 bài: Bài 1: Đặc điểm sinh trưởng phát triển và
yêu cầu sinh thái của vải, nhãn; Bài 2: Chiết vải, nhãn và tiêu chuẩn cây vải,
nhãn chiết để trồng; Bài 3: Ghép vải, nhãn và tiêu chuẩn cây vải, nhãn ghép để
trồng; Bài 4: Giới thiệu một số giống vải, nhãn được trồng phổ biến ở nước ta
82 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị giống để trồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nước phân gia súc
52
- Thêm vào nước phân gia súc 5% phân Supe lân ngâm trong hố đựng
nước phân của gia súc (tính theo lượng nước phân gia súc có trong hố)
trước 24 giờ sau đó pha với nước lã tỷ lệ 1/10 – 1/8.
9.3.4.2. Cách pha phân bón:
- Với đạm urea vào nước theo tỷ lệ 1/100 (Pha 100g urea vào thùng nước
dung tích 10 lít) khuấy đều cho phân bón tan hết trong nước.
- Với nước phân gia súc: pha với nước lã theo tỷ lệ 1/10 - 1/8, dùng que
khuấy để dung dịch tưới đồng đều, vớt bỏ rác có trong nước phân
- Với phân lân ngâm trong nước phân gia súc: pha với nước lã theo tỷ lệ
1/10 - 1/8, dùng que khuấy để dung dịch tưới đồng đều, vớt bỏ rác có
trong nước phân
9.3.4.2. Cách tưới phân bón:
- Tưới theo từng gốc mỗi gốc 0,25 lít dung dịch, tưới từ từ cách gốc 3 -
5cm.
- Nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối
- Yêu cầu:
+ Không được để nước phân dính vào lá cây con trong vườn ươm
+ Nếu nước phân dính vào lá cây thì sau tưới nước phân phải tưới phun
mưa để rửa lá phòng nước phân làm cháy lá cây con
+ Phải có bảo hộ lao động để tránh nước phân bắn vào mặt, vào mắt
+ Phải rửa chân, tay bằng xà phòng khi kết thúc công việc tưới.
9.4. Tƣới nƣớc
Nước là thành phần quan trọng xây dựng nên cơ thể thực vật. Cây con
cần rất nhiều nước cho quá trình trao đổi vật chất, vì vậy chúng ta tăng hay
giảm lượng nước tưới cũng làm cho sinh trưởng của cây biến đổi theo hướng
con người mong muốn.
Khi cây con sinh trưởng vóng lốp, thân mềm yếu giảm lượng nước
tưới. Ngược lại khi cây sinh trưởng còi cọc chậm lớn do khô hạn thì cung cấp
đủ nước cho cây bằng cách tưới làm cho cây sinh trưởng nhanh, ở giai đoạn cây
sắp xuất vườn, ngừng việc tưới nước làm cho cây con cứng cây, hoá gỗ đem
trồng đạt tỷ lệ sống cao.
9.5. Đảo bầu, xén rễ
Là biện pháp gây chấn thương hạn chế sinh trưởng thân lá, được tiến
hành trước khi đem đi trồng từ 15 - 20 ngày, bằng cách cắt đứt những rễ ăn ra
khỏi bầu, rễ ăn quá sâu, để chúng tái sinh rễ mới, khi đem trồng sẽ đạt tỷ lệ
sống cao
53
10. Chọn cành vải, nhãn ghép để trồng theo tiêu chuẩn VietGAP
Chọn những cành vải, nhãn ghép để trồng theo tiêu chuẩn sau:
- Có đường kính thân từ 1,0 – 1,2 cm, có chiều cao từ 80cm – 90 cm,
cành ghép đã hóa gỗ có 2 - 3 nhánh, sạch sâu bệnh.
- Mắt ghép được lấy từ cây mẹ có nguồn gốc lý lịch rõ ràng có năng
suất cao, phẩm chất tốt được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận cây giống tốt.
- Đã được đảo bầu trước khi đem trồng từ 15 – 20 ngày.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
- Thế nào là ghép cây?
- Trình bày ưu nhược điểm của phương pháp ghép?
- Người ta thường ghép vải nhãn ở những thời vụ nào? Tại sao?
- Trình bày cách chọn cành để lấy mắt ghép.
- Trình bày trình tự các thao tác ghép vải, nhãn.
- Trình bày cách chăm sóc vải, nhãn sau ghép.
- Trình bày tiêu chuẩn cây vải ghép để trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Trình bày tiêu chuẩn cây nhãn ghép để trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
2. Kiểm tra trắc nghiệm đa lựa chọn về các bước tiến hành ghép vải, nhãn.
Anh (Chị) Hãy đánh dấu ( ) vào câu trả lời đúng nhất:
1. Cây làm gốc ghép đạt tiêu chuẩn tốt là:
- Có đường kính thân xấp xỉ 1 cm
- Có đường kính gốc xấp xỉ 1 cm
- Có đường kính gốc lớn hơn 1 cm
2. Đoạn cành ghép đạt tiêu chuẩn tốt là:
- Dài từ 6 - 8 cm, có đường kính gần bằng thân cây làm gốc ghép, được cắt
trên cành bánh tẻ của cây mẹ ưu tú.
- Dài từ 6 - 8 cm, có đường kính gần bằng thân cây làm gốc ghép, được cắt
trên cành bánh tẻ của cây mẹ, không bị sâu bệnh.
- Dài từ 6 - 8 cm, có đường kính gần bằng thân cây làm gốc ghép, được cắt
trên cành bánh tẻ của cây mẹ ưu tú, không bị sâu bệnh.
54
3. Dao dùng để thực hiện ghép phải đạt được các yêu cầu:
- Sạch, sắc.
- Sạch, sắc, mỏng.
- Sạch, sắc, dày.
4. Anh (Chị) hãy điền vào chỗ trống tên các bước thực hiện của phương pháp
ghép đoạn cành
- Bước 1:.
- Bước 2:
- Bước 3: ..
- Bước 4: .
2. Bài tập thực hành
Bài tập 1:
Trồng cây làm gốc ghép
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Thời gian tiến hành: sau thu hoạch vải, nhãn
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: tại vườn ươm vải, nhãn
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc:
+ Xử lý hạt giống trước khi gieo
+ Đóng bầu, xếp luống
+ Gieo hạt vào bầu
+ Chăm sóc sau gieo
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Xử lý hạt giống trước khi gieo đúng quy trình
+ Đóng bầu, xếp luống đúng quy trình
+ Gieo hạt vào bầu đúng quy trình
+ Chăm sóc sau gieo đúng quy trình
55
Bài tập 2:
Chăm sóc cây làm gốc ghép
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Thời gian tiến hành: vào đầu vụ thu
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: tại vườn ươm vải, nhãn
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc:
+ Làm cỏ, bón phân, vun luống
+ Điều tiết nước
+ Cắt tỉa cành, nhánh
+ Phòng trừ sâu bệnh
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Làm cỏ, bón phân, vun luống đúng quy trình
+ Điều tiết nước đúng quy trình
+ Cắt tỉa cành, nhánh đúng quy trình
+ Phòng trừ sâu bệnh đúng quy trình
Bài tập 3:
Vệ sinh vƣờn và cây trƣớc khi ghép
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Thời gian tiến hành: vào tháng 3 và tháng 9
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: tại vườn ươm vải, nhãn
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc:
+ Làm cỏ, vun luống
+ Diệt kiến
+ Cắt bỏ các cành mọc không theo ý muốn trên gốc cây ghép
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
56
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Làm cỏ, vun luống đúng quy trình
+ Diệt kiến đúng quy trình
+ Cắt bỏ hết các cành mọc không theo ý muốn trên gốc cây ghép
Bài tập 4:
Chọn cây và cành để lấy mắt ghép
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Thời gian tiến hành: tháng 3 và tháng 9
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: tại vườn vải, nhãn thời kỳ kinh doanh
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc:
+ Chọn cây mẹ để cắt cành ghép
+ Chọn cành để lấy mắt ghép từ cây mẹ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Chọn cây mẹ để cắt cành ghép đúng quy trình
+ Chọn cành để lấy mắt ghép từ cây mẹ đúng quy trình
Bài tập 5:
Ghép nhãn kiểu cửa sổ
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Thời gian tiến hành: vào tháng 3 và tháng 8
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: tại vườn ươm vải, nhãn
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc:
+ Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ
+ Thực hiện các thao tác ghép
* Mở miệng gốc ghép
57
* Cắt mắt ghép
* Lắp mắt ghép
* Buộc dây ghép
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ đạt yêu cầu
+ Thực hiện các thao tác ghép đúng quy trình
Bài tập 6:
Ghép vải kiểu mắt nhỏ có gỗ
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Thời gian tiến hành: vào tháng 3 và tháng 8
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: tại vườn ươm vải, nhãn
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc:
+ Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ
+ Thực hiện các thao tác ghép
* Mở miệng gốc ghép
* Cắt mắt ghép
* Lắp mắt ghép
* Buộc dây ghép
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ đạt yêu cầu
+ Thực hiện các thao tác ghép đúng quy trình
Bài tập 7:
58
Ghép vải, nhãn kiểu nêm chẻ lệch
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Thời gian tiến hành: vào tháng 3 và tháng 8
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: tại vườn ươm vải, nhãn
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc:
+ Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ
+ Thực hiện các thao tác ghép
* Cắt gốc ghép
* Cắt đoạn cành ghép
* Mở miệng gốc ghép
* Lắp mắt ghép
* Buộc dây ghép
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ đạt yêu cầu
+ Thực hiện các thao tác ghép đúng quy trình
Bài tập 8:
Chăm sóc cây sau ghép
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Thời gian tiến hành: từ tháng 4 đến tháng 12
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: tại vườn ươm vải, nhãn
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc:
+ Chăm sóc các cây ghép kiểu cửa sổ và mắt nhỏ có gỗ sau ghép:
* Tháo dây ghép
* Xác định mắt ghép sống bằng phương pháp quan sát
* Cắt ngọn cây có mắt ghép sống
59
* Ghép bổ sung các cây có mắt ghép chết
* Tỉa mầm dại
+ Chăm sóc các cây ghép kiểu nêm chẻ lệch sau ghép:
* Kiểm tra kiến cắn dây ghép ở đầu đoạn cành ghép
* Diệt kiến nếu thấy kiến cắn dây ghép ở đầu đoạn cành ghép
* Tỉa mầm dại
+ Làm cỏ, bón phân, vun luống
+ Điều tiết nước
+ Phòng trừ sâu bệnh
+ Đảo bầu trước khi xuất vườn 15 ngày
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Chăm sóc cây ghép kiểu cửa sổ và mắt nhỏ có gỗ sau ghép đúng quy
trình
+ Chăm sóc cây ghép kiểu nêm chẻ lệch sau ghép đúng quy trình
+ Làm cỏ, bón phân, vun luống đúng quy trình
+ Điều tiết nước đúng quy trình
+ Phòng trừ sâu bệnh đúng quy trình
+ Đảo bầu trước khi xuất vườn 15 ngày cây ghép không bị chột
Bài tập 9:
Chọn cây vải, nhãn ghép để trồng theo tiêu chuẩn VietGAP
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Thời gian tiến hành: trong vụ xuân hoặc vụ thu
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: tại vườn ươm vải
- Nội dung thực hành: Quan sát, đo đếm các chỉ tiêu của cây vải, nhãn
giống tại vườn ươm.
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
60
Cây vải, nhãn giống để trồng theo tiêu chuẩn VietGAP
+ Có đường kính thân từ 1,0 – 1,2 cm, có chiều cao từ 80cm – 90 cm,
cành ghép đã hóa gỗ có 2 - 3 nhánh, sạch sâu bệnh.
+ Mắt ghép được lấy từ cây mẹ có nguồn gốc lý lịch rõ ràng có năng
suất cao, phẩm chất tốt được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận cây giống tốt.
+ Đã được đảo bầu trước khi đem trồng từ 15 – 20 ngày.
C. Ghi nhớ:
- Ưu và nhược điểm của việc ghép cây
- Trồng và chăm sóc cây làm gốc ghép
- Thời vụ ghép
- Vệ sinh gốc ghép
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để ghép
- Thực hiện các thao tác ghép
- Tháo dây ghép
- Chăm sóc cây sau ghép
- Cây vải, nhãn giống để trồng theo tiêu chuẩn VietGAP
61
Bài 4:
GIỚI THIỆU
MỘT SỐ GIỐNG VẢI NHÃN ĐƢỢC TRỒNG PHỔ BIẾN Ở NƢỚC TA
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm hình thái của một số giống vải, nhãn trồng phổ
biến ở nước ta
- Nhận dạng được đặc điểm hình thái của một số giống vải, nhãn trồng phổ
biến ở nước ta
A. Nội dung
1. Đặc điểm hình thái của một số giống vải trồng phổ biến ở nƣớc ta
Vải là loại cây ăn quả á nhiệt đới có tên khoa học là Litchi chinensis
Sonn. Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae) có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc.
Hiện nay vải được trồng ở nhiều nước, phổ biến là các nước ở châu Á.
1.1. Giống vải thiều Thanh Hà:
Vải thiều Thanh Hà được nhân giống từ cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm, xã
Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Đặc điểm về giống: Cây sinh
trưởng tốt, tán hình bán cầu cân đối. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi, gai
thưa, ngắn. Trọng lượng quả trung bình 20,7g (45-55 quả/kg), tỷ lệ phần ăn
được trung bình 75%, độ Brix 18-21%, thịt quả chắc, vị ngọt đậm, thơm. Năng
suất trung bình cây 8-10 tuổi đạt 55 kg/cây (8-10 tấn/ha). Đây là giống chính
vụ, thời gian cho thu hoạch từ 5/6 đến 25/6.
Hình 32: Vải thiều Thanh Hà
62
1.2. Giống vải Hùng Long:
Hùng Long là giống vải đột biến tự nhiên, được các cán bộ khoa học
Viện Nghiên cứu rau quả phát hiện và chọn lọc thành công tại xã Hùng Long,
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm về giống: Cây sinh trưởng tốt, tán
cây hình bán cầu. Chùm hoa to theo kiểu hình tháp, cuống hoa có màu nâu đen.
Quả hình tròn, hơi dài, khi chín có màu đỏ sẫm, gai thưa, nổi. Trọng lượng quả
trung bình 23,5g (40-45 quả/kg), tỷ lệ phần ăn được trung bình 72%, độ Brix
17-20%, vị ngọt, hơi chua nhẹ, được nhiều người ưa chuộng. Năng suất trung
bình cây 8-10 tuổi đạt 80 kg/cây (10-15 tấn/ha). Đây là giống chín sớm, thời
gian cho thu hoạch từ 10/5 đến 20/5.
Hình 33: Vải Hùng
Long
1.3. Giống vải lai Yên Hƣng:
Vải lai Yên Hưng là giống vải lai tự nhiên, có nguồn gốc tại xã Đông
Mai, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Đặc điểm về giống: Cây sinh trưởng
khỏe, tán cây hình bán cầu, lá có màu xanh hơi vàng. Chùm hoa to trung bình,
phân nhánh dài, cuống hoa có màu nâu đen. Quả hình tim, khi chín có màu đỏ
vàng rất đẹp. Trọng lượng quả trung bình đạt 30,1g/quả ( 30-35 quả/kg ), tỷ lệ
phần ăn được trung bình 73,2%, độ Brix 18-20%, vị ngọt, hơi chua nhẹ. Năng
suất trung bình cây 20 tuổi đạt 89,8kg/cây (12-16 tấn/ha ). Đây là giống chín
sớm, thời gian cho thu hoạch từ 10/5 đến 20/5.
63
Hình 34: Vải sớm Yên Hưng – Quảng ninh
1.4. Giống vải lai Bình Khê:
Vải lai Bình Khê là giống vải lai tự nhiên có nguồn gốc tại xã Bình Khê,
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đặc điểm về giống: Cây sinh trưởng tốt,
tán cây hình bán cầu dẹt, lá có màu xanh tối. Chùm hoa to, phân nhánh thưa,
dài, cuống hoa có màu nâu đen. Quả to, hình trứng, khi chín có màu đỏ thẫm,
mỏng vỏ, gai thưa, ngắn. Trọng lượng quả trung bình đạt 33,5g (28-35 quả/kg),
tỷ lệ phần ăn được trung bình 71,5%, độ Brix 17-20%, vị ngọt thanh. Năng suất
trung bình cây 30 tuổi đạt 94,2 kg/cây (12-15 tấn/ha ). Đây là giống chín sớm,
thời gian cho thu hoạch từ 5/5 đến 15/5.
Hình 35: Vải lai Bình Khê
64
1.5. Giống vải U Hồng:
Vải U hồng tán có dạng hình cây rơm, tán cao phân cành thưa, tán thưa
thoáng và không đều, thân chính có các rãnh vặn lõm vào thân, vỏ có màu xám
trắng, cành cấp 1, cấp 2 tạo với thân chính một góc lớn hơn 50 độ. Vải chín vào
giữa tháng 5 đầu tháng 6. Khi chín vỏ quả vẫn còn xanh, đỉnh quả vai nhô lên
và có màu hồng (U hồng), ăn ngọt ít chua.
Hình 36: Vải U hồng
1.6. Giống vải Phú Hộ:
Vải Phú Hộ là giống vải nhập nội
từ Trung Quốc năm 1960 (có tên là vải
Hắc Diệp (lá có mầu xanh đậm)) và được
trồng ở Phú Hộ thuộc tỉnh Phú Thọ.
Tán vải có dạng hình chóp cụt,
thân chính tròn đều, có màu xám trắng,
cành cấp 1 sinh trưởng mạnh, ưu thế chủ
đạo tạo cho tán cây có các cấp cành
chính trung tâm, vị trí phân cành cấp 2 từ
cành cấp 1 thưa từ 70cm - 1m nên có bộ
tán thưa, dễ dẫn đến hiện tượng khuyết
tán.
Hình 37: Vải Phú Hộ
65
Vải Phú Hộ: có 2 dạng quả, quả đít nhọn, hạt lép và quả đít bằng hạt to.
Vỏ quả đỏ thắm, quả to, trọng lượng quả 30gr/quả, tỷ lệ cùi/quả 70%, ráo nước,
chín sớm hơn vải Thanh Hà 5 - 7 ngày.
2. Đặc điểm hình thái của một số giống nhãn trồng phổ biến ở nƣớc ta
Nhãn là cây ăn quả á nhiệt đới có tên khoa học là Dimocarpus longan
Lour, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae)
2.1. Đặc điểm hình thái của một số giống nhãn trồng phổ biến ở Miền Bắc
nƣớc ta
2.1.1. Nhãn lồng:
Cây nhãn tổ hiện vẫn còn ở xã Hồng Nam. Tên "nhãn lồng" bắt nguồn từ
việc khi nhãn chín phải dùng lồng bằng tre, nứa giữ cho chim, dơi khỏi ăn.
Nhãn lồng có quả to hơn các giống nhãn khác. Trọng lượng trung bình
của quả 11 – 12 gam, quả to khoảng 14 - 15 gam/quả. Quả trên chùm nhãn có
kích thước đồng đều nhau. Đặc điểm của quả nhãn Lồng là các múi chồng lên
nhau ở đỉnh quả, trên mặt ngoài cùi nhãn hình thành nếp nhăn. Hạt nhãn nhỏ có
màu nâu đen, độ bám giữa cùi và hạt cũng như giữa cùi và vỏ tương đối yếu.
Tỷ lệ cùi/quả đạt trung bình từ 62 – 63%. Quả chín ăn giòn ngọt đậm.
Hiện nay có một số dòng nhãn ưu tú:
- Dòng chín sớm: PHS99-1-1
- Dòng chín chính vụ: PHT99-1-2; PHT99-2-2; YB28; 2C
- Dòng chín muộn: PHM-1-1; PHM-2.1; HTM-1.
Hình 38: Nhãn Lồng Hưng Yên
66
2.1.2. Nhãn đƣờng phèn:
Nhãn đường phèn được trồng từ lâu đời ở khu vực sông đáy (Hà Tây
cũ). Màu sắc vỏ quả và chùm quả tương tự như nhãn lồng, nhưng quả tròn và
nhỏ hơn. Quả chín muộn hơn nhãn cùi 20 – 25 ngày. Trọng lượng trung bình
cảu quả 7 – 12 gam/quả, vỏ quả màu nâu nhạt, dầy. Cùi tương đối dầy, trên mặt
có những u nhỏ như đường phèn, dịch nước quả có màu hơi đục, vị ngọt sắc.
Tỷ lệ cùi/quả đạt 60%.
Hình 39: Nhãn đường phèn
2.1.3. Nhãn cùi:
Đặc điểm lá có mầu xanh đậm, ít bóng hoặc không bóng, trung bình có 8
-10 lá chét, phiến lá dày, gợn sóng, mép lá quăn, trọng lượng quả từ 8,5 – 11,5
gam/ quả, quả có hình hơi dẹt, vỏ màu vàng nâu, cùi dày 4 – 5 mm, tỷ lệ
cùi/quả đạt 58%. Độ ngọt và hương thơm đứng sau nhãn lồng và nhãn đường
phèn. Nhãn cùi chủ yếu để sấy khô làm long nhãn xuất khẩu. Các dòng nhãn
cùi ưu tú là: TQ29, VT22, PHT99-1-3, YB29
67
Hình 40: Nhãn cùi
2.1.4. Nhãn Hƣơng chi:
Là giống nhãn do Viện nghiên cứu rau quả chọn được từ nhãn lồng
Hưng Yên và được công nhận là giống năm 2000.
Hình 41: Nhãn Hương Chi
Chùm nhãn Hương Chi 2 kg
68
2.1.5. Nhãn muộn (HTM):
Là giống nhãn chín muộn được trồng ở tỉnh Hà Tây cũ, do Viện nghiên
cứu rau quả tuyển chọn và được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2005
và được ký hiệu là (HTM-1)
Hình 42: Nhãn muộn ở Đại Thành Quốc Oai, Hà Nội
2.2. Đặc điểm hình thái của một số giống nhãn trồng phổ biến ở Miền Nam
nƣớc ta
2.2.1. Nhãn xuồng
Hình 43: Nhãn xuồng
69
Nhãn xuồng cơm vàng là giống có nhiều triển vọng, khả năng sinh
trưởng khá. Cây 15 - 20 tuổi có năng suất trung bình 100 – 140 kg/cây/năm.
Quả trên chùm to đều, vỏ quả khi chín có màu vàng da bò, trọng lượng trung
bình của quả đạt 15 – 16 gam/quả, cùi có màu trắng hanh vàng, thịt quả dầy từ
5,5 – 6,2 mm, cùi ráo, dai, giòn, ngọt và có mùi thơm, dùng để ăn tươi là chính.
Hình 44: Nhãn xuồng cơm
vàng
2.2.2. Nhãn tiêu da bò:
Có các giống như tiêu huế, tiêu lá bầu, tiêu đường,... là những giống
nhãn đang được nhà vườn ưa chuộng do có nhiều ưu điểm như cây phát triển
nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 2 năm có thể cho 3 vụ trái. Cây 8
- 10 năm tuổi có năng suất trung bình 120 - 180 kg quả/cây/năm. Quả chín có
màu da bò, trọng lượng quả trung bình 8 - 12 gam/quả, cùi nhãn màu trắng đục,
dầy 5 - 6 mm hơi dai, ít nước, ngọt vừa, ít mùi thơm.
70
Hình 45: Nhãn tiêu da bò
Hình 46: Nhãn tiêu Huế
Nhãn long: Là giống nhãn dễ trồng, cho năng suất cao, mỗi năm cho 2 vụ
trái; nhưng phẩm chất không cao, không được ưa chuộng do hạt to, cơm mỏng,
nhiều nước, ...
71
Nhãn giồng da bò: Trồng chủ
yếu ở những vùng đất cát giồng, là
giống nhãn có phẩm chất khá ngon,
cơm ráo, dày cơm. Nhãn giồng mỗi
năm chỉ cho 1 vụ trái nên năng suất
không cao.
Hình 47: Nhãn Da bò
2.2.3. Nhãn Super:
Cây ra hoa tự nhiên,
mùa thu hoạch chíh vào
tháng 6 đến tháng 7 dương
lịch, vụ thu hoạch phụ vào
tháng 12 đến tháng 1. Cây
4-5 tuổi có năng suất trung
bình 30 kg/ cây/ năm. Vỏ
quả khi chín có màu vàng
sậm đến vàng sáng. Trọng
lượng quả trung bình 10–
14gam/quả. Cùi nhãn có
màu trắng, hanh vàng dầy 5
- 8 mm, cùi ráo, giòn, ngọt
vừa, ít thơm.
Hình 48: Nhãn Super
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:
- Trình bày đặc điểm của các giống vải trồng phổ biến ở nước ta.
- Trình bày đặc điểm của các giống nhãn trồng phổ biến ở Miền Bắc nước
ta.
- Trình bày đặc điểm của các giống nhãn trồng phổ biến ở Miền Nam nước
ta.
72
2. Bài tập thực hành:
Bài tập 1:
Quan sát đặc điểm của một số giống vải đƣợc trồng phổ biến ở địa phƣơng
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Thời gian tiến hành: từ tháng 5- 6 hàng năm
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: tại vườn vải, nhãn thời kỳ kinh doanh
- Nội dung thực hành: Quan sát đặc điểm của các giống vải được trồng
phổ biến ở địa phương.
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Bản thu hoạch mô tả đặc điểm của từng giống vải (màu sắc thân; lá;
kiểu phân cành, dạng tán, chùm quả) được trồng phổ biến ở địa
phương.
Bài tập 2:
Quan sát đặc điểm của một số giống nhãn đƣợc trồng phổ biến ở địa
phƣơng
- Cách thức: chia thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Thời gian tiến hành: từ tháng 5- 6 hàng năm
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: tại vườn vải, nhãn thời kỳ kinh doanh
- Nội dung thực hành: Quan sát đặc điểm của các giống nhãn được trồng
phổ biến ở địa phương.
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Bản thu hoạch mô tả đặc điểm của từng giống nhãn (màu sắc thân; lá;
kiểu phân cành, dạng tán, chùm quả) được trồng phổ biến ở địa
phương.
73
C. Ghi nhớ:
- Đặc điểm của các giống vải trồng phổ biến ở nước ta.
- Đặc điểm của các giống nhãn trồng phổ biến ở Miền Bắc nước ta.
- Đặc điểm của các giống nhãn trồng phổ biến ở Miền Nam nước ta.
74
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun :
- Vị trí: Mô đun Chuẩn bị giống để trồng là mô đun đầu tiên trong chương
trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng vải, nhãn.
- Tính chất: Mô đun nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản
về đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái của vải, nhãn, phương
pháp chiết, ghép và cây vải, nhãn để trồng (theo tiêu chuẩn VietGAP). Nội
dung của mô đun được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành tại cơ sở
đào tạo.
II. Mục tiêu:
Về kiến thức:
+ Trình bày được đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái của
vải, nhãn
+ Trình bày được phương pháp chiết cành vải, nhãn; tiêu chuẩn cây vải,
nhãn chiết để trồng theo tiêu chuẩn VietGAP
+ Trình bày được phương pháp ghép vải, nhãn; tiêu chuẩn cây vải, nhãn
ghép để trồng theo tiêu chuẩn VietGAP
+ Trình bày được đặc điểm hình thái của một số giống vải, nhãn được trồng
phổ biến ở Việt Nam
- Về kỹ năng
+ Chọn cây mẹ để chiết cành, lấy mắt ghép (cành ghép) theo tiêu chuẩn
VietGAP
+ Nhân được giống vải, nhãn bằng phương pháp chiết cành
+ Nhân được giống vải, nhãn bằng phương pháp ghép
+ Chọn được cây vải, nhãn giống để trồng theo tiêu chuẩn VietGAP
+ Nhận dạng được đặc điểm hình thái của một số giống vải, nhãn được
trồng phổ biến ở Việt Nam
- Về thái độ
+ Tuân thủ quy trình chọn giống và nhân giống vải, nhãn theo tiêu chuẩn
VietGAP
+ Tiết kiệm vật tư, vật liệu và đảm bảo an toàn trong lao động
III. Nội dung chính của mô đun:
75
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ 01-01
Đặc điểm sinh
trưởng phát triển
và yêu cầu sinh
thái của vải,
nhãn
Tích
hợp
Lớp học &
vườn ươm
15 4 11
MĐ 01-02
Chiết vải, nhãn
và tiêu chuẩn
cây vải, nhãn
chiết để trồng
theo tiêu chuẩn
VietGAP
Tích
hợp
Lớp học &
vườn quả để
nhân giống
16 4 11 1
MĐ01-03
Ghép vải, nhãn
và tiêu chuẩn
cây vải, nhãn
ghép để trồng
theo tiêu chuẩn
VietGAP
Tích
hợp
Lớp học &
vườn ươm
16 4 11 1
MĐ01-04
Giới thiệu một
số giống vải,
nhãn được trồng
phổ biến ở nước
ta
Lớp học &
vườn vải,
nhãn thời
kỳ kinh
doanh
15 4 11
Kiểm tra hết mô đun 2 2
Cộng 64 16 44 4
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành.
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
1. Nguồn lực cần thiết:
- Quy trình hướng dẫn thực hành: 30 bộ
- Vật tư và dụng cụ:
Hạt giống vải, nhãn: 10 kg
Đất để đóng bầu: 5m3
76
Phân chuồng ủ hoai mục: 500 kg
Phân NPK: 10 kg
Thuốc kích thích ra rễ NAA: 2 gam
Nilon để bó bầu chiết: 2 kg
Dây nilon để buộc bầu: 1 kg
Dây ghép: 2 kg
Bộ dụng cụ phục vụ chiết cành vải, nhãn: 20 bộ
Bộ dụng cụ phục vụ ghép vải, nhãn: 20 bộ
Thước hộp: 20 cái
Thước kẹp: 20 cái
Cuốc, xẻng, quang gánh, xảo đựng đất: 20 bộ
Xe rùa: 2 cái
- Bảo hộ lao động: 30 bộ
- Vườn vải, nhãn thời kỳ kinh doanh để chiết cành và cắt mắ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_chuan_bi_giong_de_trong.pdf