Giáo trình Chuẩn bị đất nhân giống lúa

Kết cấu mô đun gồm 3 bài. Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa

kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: lựa chọn loại đất sản xuất lúa

giống thích hợp, cải tạo đất trồng lúa, vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón lót

trước khi gieo cấy

pdf65 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị đất nhân giống lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cây mục, than bùn, phân gia súc, gia cầm, rác... Ví dụ: Phân chuồng ủ 48 - Một khối lượng lớn phân hữu cơ nhưng chỉ chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng khoáng mà cây cần. - Bón phân hữu cơ làm cho kết cấu của đất được tốt hơn. - Thành phần và tính chất của phân hữu cơ rất khác nhau. Nhìn chung phân hữu cơ bao gồm tất cả các loại phân như: phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân gia cầm, rác đô thị sau khi đã được chế biến thành phân ủ, các phế phẩm của công nghiệp thực phẩm và tàn dư của thực vật khi vùi trực tiếp vào đất. - Ý nghĩa của phân hữu cơ - Là loại phân dễ sản xuất, chế biến nên ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi hộ nông dân đều có thể tự sản xuất phân hữu cơ bằng cách tận dụng các chất thải của gia súc, các sản phẩm phụ của cây trồng, các tàn dư thực vật Ngoài ra, người ta còn tận dụng các nguồn phân hữu cơ tự nhiên như phân trấp (than bùn), bùn ao, các cây phân xanh hoang dại. Lượng phân hữu cơ được sử dụng hàng năm rất lớn, vượt rất nhiều lần so với phân vô cơ. Ngoài ra, việc sử dụng phân hữu cơ, nhất là loại phân được chế biến tốt, có tác dụng tích cực trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường. Ngày nay, cơ sở của việc thâm canh đúng là sử dụng hợp lý các loại phân hoá học trên cơ sở bón đầy đủ phân hữu cơ cho đất. Phân hữu cơ được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật. Phân hữu cơ được bón với khối lượng lớn, nhưng nó chỉ chứa một lượng rất ít những chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần. Tuy nhiên, phân hữu cơ không thể thiếu trong sản xuất lúa, nó không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, mà còn làm cho cấu trúc của đất tốt hơn, đất tơi xốp hơn, bộ rễ lúa phát triển mạnh... Chất dinh dưỡng khoáng Chất dinh dưỡng không phải là khoáng Hình 15. Thành phần dinh dƣỡng trong phân chuồng 49 - Một số loại phân hữu cơ Có hai loại phân hữu cơ là: phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp, nhưng đối với cây lúa hiện nay dùng chủ yếu là phân hữu cơ truyền thống. Phân hữu cơ truyền thống được chia làm 4 nhóm chính: a) Phân chuồng, b) Phân rác, c) Than bùn và d) Phân xanh. Ngoài ra còn có một số loại phân bón khác như: tro, phân bắc, phân gia cầm, bùn ao, bùn hồ, bùn sông, nước phù sa, khô dầu (bã còn lại sau khi ép dầu từ một số loại thực phẩm)... Phân hữu cơ công nghiệp bao gồm: a) Phân hữu cơ khoáng (được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng); b) Phân hữu cơ sinh học (được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác) và c) Phân hữu cơ vi sinh – còn gọi là phân vi sinh (là sản phẩm phân bón chứa vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của các vi sinh vật có ích tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được hay các hoạt chất sinh học, đối kháng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh vùng rễ cây để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản). Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng cho lúa trong đó chủ yếu là phân chuồng (được ủ hoai mục từ phân bắc, phân gia súc cùng với rơm rạ, thân lá ngô hay các phụ phẩm hữu cơ khác trong vòng từ 2 – 6 tháng, hoặc cũng có thể ủ phân chuồng với đất bột, phân lân và vôi bột). Các loại phân được sử dụng ủ làm phân chuồng tốt nhất là phân bắc, lần lượt là các loại phân lợn, dê, cừu, bò cái, bò đực và kém hơn cả là phân ngựa. Nông dân Việt Nam còn sử dụng phân xanh để bón cho lúa. Phân xanh là tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng xuống đất. Trong quá trình phân giải của cây xanh khi vùi trong đất, nhất là ở điều kiện ngập nước, thường phát sinh ra nhiều hợp chất độc hại đối với cây như H2S, axit butiric, CH4, C2H2... do vậy cần bón thêm vôi, lân kèm theo. Ngoài ra có thể dùng bất kỳ loại phân hữu cơ vi sinh truyền thống nào để bón cho cây lúa tùy theo điều kiện và nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa. + Phân xanh Sản xuất phân xanh là biện pháp trồng cây bộ đậu rồi vùi chất xanh vào đất để làm giàu dinh dưỡng, nhất là đạm và chất hữu cơ cho lớp đất mặt. Cây bộ đậu nhờ các vi sinh vật cộng sinh ở rễ có khả năng tổng hợp đạm từ khí quyển nên sau khi cầy vùi làm tăng chất đạm cho đất. Có thể nói biện pháp sản xuất phân xanh là biện pháp sản xuất đạm sinh học rất hiệu quả. Kết hợp cày vùi phân xanh và bón lót lân sẽ làm thúc đẩy phân xanh phân giải tốt hơn, lại cân đối được đạm lân cho cây. Nhất là khi vùi phân xanh với số lượng lớn. 50 + Phân rác Được chế biến từ rác thải trong sinh hoạt của các khu dân cư hoặc từ các nguyên liệu tận dụng ở các cơ sở sản xuất. Đối với rác thải, việc chế biến thông qua các công đoạn như thu gom, phân loại rác, sấy khô, nghiền nhỏ, xử lý Việc chế biến này được thực hiện nhờ các nhà máy chế biến rác. Loại phân này có chất lượng khá cao và có độ hoai mục tốt. + Phân trấp Là loại phân hữu cơ được chế biến từ than bùn (gồm xác hữu cơ, chủ yếu là xác thực vật đang phân giải dở dang trong điều kiện yếm khí). Than bùn có ở những nơi trũng, đọng nước như khe núi, ao hồ, đầm lầy Phân trấp là nguồn phân hữu cơ có giá trị vì nó bổ sung cho các loại phân khác. Phân trấp có trữ lượng khá lớn, giá thành chế biến thấp và chất lượng khá cao. + Phân bắc, nước giải Là loại phân được chế biến từ các sản phẩm bài tiết của con người. Đây là loại phân đã được sử dụng từ lâu đời và khá phổ biến. Phân bắc, nước giải có tỷ lệ đạm cao hơn phân chuồng nên bón thúc, bón lót đều được. + Phân hữu cơ vi sinh Là loại phân được chế biến bằng cách ủ men các xác hữu cơ với sự tham gia của vi sinh vật. Nguyên liệu thường là than bùn và một số phân vô cơ. Nhờ sự lên men của vi sinh vật, phần lớn các chất dinh dưỡng nằm ở dạng hữu cơ nên tác dụng của phân chậm hơn phân hoá học nhưng bền. Phân còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động của các vi sinh vật trong đất. 3.2.2. Phân hoá học a. Phân đạm * Phân Urê: Tỷ lệ N = 46% + Tính chất: Là phân đạm hữu cơ hóa học. Phân ở dạng kết tinh thành các hạt tròn nhỏ, màu trắng hoặc trắng trong. Kích thước hạt phụ thuộc vào nơi sản xuất, ở phía ngoài hạt phân thường được phủ một lớp chống ẩm bóng. Urê rất dễ hòa tan, dễ hút ẩm, chảy nước và vón cục. Urê là loại phân kiềm hóa học. Khi bón vào đất nó sẽ chuyển hóa thành đạm ở dạng amôn. + Sử dụng: Urê là loại phân có hàm lượng N cao không chua sử dụng tiện lợi có thể bón cho các loại cây trồng trên các loại đất khác nhau đều cho hiệu quả cao. * Amôn suphát: Tỷ lệ N = 20 – 21% + Tính chất: Amôn sunphát kết tinh thành những tinh thể nhỏ màu trắng, xanh, xám dễ hoà tan, hút ẩm, chảy nước và vón cục. 51 + Sử dụng: Amôn sunphát là loại phân vừa chua hoá học lại vừa chua sinh lý. Khi bón vào đất, keo đất hấp phụ NH4 + còn lại gốc SO4 -- dễ gây chua cho đất. Vì vậy nếu bón nhiều amôn sunphát cho đất thì đất thường bị chua và mất kết cấu. * Amôn bicacbonát: Tỷ lệ N = 17 - 18%. Amôn bicacbonat kết tinh thành những tinh thể nhỏ, trắng như bột, dễ hoà tan. Đây là loại phân kiềm hoá học nhẹ và hơi chua sinh lý. b. Phân lân * Supe photphát (Supe lân hay lân Lâm Thao): Hàm lượng lân = 17%. Supe photphát được sản xuất từ quặng apatit tại nhà máy lân Lâm Thao nên còn gọi là lân Lâm Thao. + Tính chất: Phân dạng bột vô định hình, thường có mầu xám (xám xanh hoặc xám tro), phân dễ hút ẩm, kém tơi và hay vón cục mùi hắc. Là loại phân chua hoá học. + Sử dụng: Phân supe phôtphát là loại phân lân chứa tỷ lệ lân dễ tiêu cao, do đó được sử dụng cho hầu hết đối với nhiều loại đất và loại cây trồng khác nhau. * Tecmô photphát Tecmô photphát là tên gọi chung để chỉ các loại phân lân được sản xuất từ quặng apatít thông qua việc sử dụng nhiệt độ cao như: phân lân nung chảy, phân lân nung nghiềnỞ nước ta loại phân này được sản xuất tại một số nhà máy phân lân Văn Điển, Ninh Bình + Tính chất: Tecmô photphát thường ở dạng bột nhám có mầu xám nhạt ít hút ẩm. Đây là loại phân kiềm hoá học, thành phần của nó chứa nhiều Ca, Mg và một số nguyên tố vi lượng khác. Là loại phân kiềm nên thích hợp cho các loại đất chua, đất lúa nước, có thể dùng bón cho nhiều loại đất và loại cây. + Sử dụng: Phân có tác dụng chậm và bền hơn so với supe photphát. Nên dùng loại phân này để bón lót hoặc ủ với phân hữu cơ một vài tháng trước khi bón cho cây. Trong sản xuất hiện nay, nông dân còn sử dụng khá phổ biến loại phân lân hữu cơ vi sinh là loại phân lân được sản xuất theo quy trình ủ lên men với sự tham gia của các vi sinh vật. Đây là loại phân có tác dụng cải tạo đất tốt. c. Phân kali * Kali sunphát. Hàm lượng 48 - 52% K2O + Tính chất: Kali sunphát kết tinh dạng tinh thể nhỏ tương đối mịn, màu trắng trong hoặc xám đục, xám tro. Dễ hoà tan, dễ hút ẩm, chảy nước và vón cục. Là loại phân trung tính hoá học và chua sinh lý. 52 + Sử dụng: Kali sunphát thích hợp cho nhiều loại đất và nhiều loại cây trồng, tác dụng tương đối nhanh. Tuy nhiên hiệu quả chậm hơn phân đạm. Có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc, bón đơn độc hoặc trộn với các loại phân khác trước khi bón. Chú ý nên cải tạo đất chua trước khi bón để làm tăng hiệu quả của phân, cần bón đủ N và P. Khi sử dụng cho đất yếm khí, chặt bí dễ hình thành H2S gây độc cho cây vì vậy sau khi bón cần tiến hành làm cỏ sục bùn kỹ. Với đất dốc cần hạn chế việc xói mòn và rửa trôi. * Kali cloruat: hàm lượng 56 - 60% K2O + Tính chất: Kali clorua kết tinh thành những tinh thể trung bình, dễ hoà tan, hút ẩm, chảy nước và vón cục. Trong sản xuất hiện nay có 2 loại kali clorua đó là: - Kali trắng: kết tinh có mầu trắng hoặc mầu xám. - Kali đỏ: có mầu đỏ sẫm, đỏ hồng lẫn với các hạt mầu trắng lấm tấm. Kali clorua là loại phân trung tính hoá học và chua sinh lý song do trong phân có chứa gốc Cl- dễ bị rửa trôi do vậy ít gây tác hại hơn so với kali sunphát. + Sử dụng: KCl thích hợp cho nhiều loại đất và cây trồng khác nhau. Hiệu quả của phân cao, giá rẻ và ít chua hơn K2SO4 nên được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất hiện nay. Đối với đất chua thì trước khi sử dụng cần bón vôi để cải tạo đất và làm tăng hiệu quả sử dụng của phân. Khi bón cần vùi lấp kỹ để tránh rửa trôi và không để phân dây lên lá gây hiện tượng "cháy lá" cho cây. * Tro thực vật (tro bếp): Tro thực vật là toàn bộ phần còn lại khi đốt cháy hoàn toàn xác thực vật. + Tính chất: Tro bếp từ lâu được xem như một loại phân kali và được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra trong tro còn chứa một số chất khác có giá trị dinh dưỡng như: P, Ca, Mg Thành phần các chất trong tro bếp thay đổi tuỳ theo nguồn gốc thực vật. + Sử dụng: - Tro có tính kiềm nên sử dụng tốt cho các loại đất chua. Thực tế 1 tấn tro có thể thay thế 0,5 - 0,6 tấn vôi trong việc cải tạo đất chua. - Tro có thể dùng bón trực tiếp cho cây hoặc trộn với các loại phân khác như phân chuồng, phân bắc, nước giải - Tro bếp có tác dụng tốt trong việc chống rét cho cây, nhất là mạ xuân. d. Phân hỗn hợp 53 * Khái niệm: Phân phức hợp là loại phân trong thành phần có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Có loại phân phức hợp vừa chứa các nguyên tố đa lượng, vừa chứa các nguyên tố trung lượng, vi lượng và đôi khi còn có cả thuốc trừ cỏ, chất kích thích. Tuỳ theo cách chế biến mà người ta chia thành hai loại: phân hỗn hợp và phân phức hợp. + Phân hỗn hợp là loại phân có 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng được tạo thành bằng cách trộn cơ giới các loại phân đơn lại với nhau. + Phân phức hợp là loại phân được sản xuất bằng cách cho các chất tác động với nhau để tạo thành sản phẩm mới do các phản ứng hoá học xảy ra. * Ưu điểm - Bón một lần được nhiều nguyên tố dinh dưỡng, nên tránh được hiện tượng mất cân đối về dinh dưỡng. Đặc biệt thuận tiện ở những nơi người nông dân chưa có kiến thức về việc bón phân cân đối. - Giảm được giá thành sản xuất và cước phí vận chuyển, giảm được công bón phân. - Lý tính của các phân loại phân hỗn hợp thường tốt hơn các loại phân thông thường, phân ít chảy nước và dễ bảo quản. Loại phân hỗn hợp được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất hiện nay là loại phân tổng hợp N: P: K. Phân N; P; K là loại phân chứa đồng thời cả ba nguyên tố dinh dưỡng chính cho cây là đạm, lân và kali. Tỷ lệ N; P; K của phân thay đổi tuỳ từng nơi sản xuất (và được ghi trên bao bì). Nhìn chung phân N; P; K được chế tạo ở dạng viên nhỏ, tròn hay bầu dục, có mầu sắc thay đổi từ xám đến nâu hoặc đen tuỳ nguyên liệu gia công. Phân ít hoà tan trong nước, ít hút ẩm và tác dụng trong đất tương đối bền. Phân N: P: K có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm nên sử dụng tốt cho đất chua. Nó có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc cho cây, trong đó chủ yếu là bón lót. Có thể dùng cho lúa và các cây trồng cạn khác. Trong sản xuất hiện nay, ngoài các loại phân hoá học trên, người ta còn sản xuất và sử dụng một số loại phân hỗn hợp khác điều chế bằng công nghệ vi sinh như các loại phân bón tổng hợp phun qua lá của các cơ sở Thiên Nông, Komix Sử dụng các loại phân này tiết kiệm được rất nhiều công vận chuyển và bón, hiệu quả của phân khá cao và ít gây độc hại cho môi trường. * Cách sử dụng - Xu hướng trong sản xuất các cây trồng nói chung và sản xuất lúa nói riêng, người ta thường sử dụng phân bón hỗn hợp NPK. Sử dụng phân bón hỗn hợp NPK cho lúa thường dùng với tỉ lệ 14-14-14 hoặc 24-12-12 54 hoặc một số loại chuyên dụng khác rồi bổ sung các loại phân đơn theo yêu cầu dinh dưỡng của cây lúa. - Do trong phân không có chất phụ gia nên tỷ lệ chất dinh dưỡng cao. Vì vậy khi bón cần vùi lấp sâu, tránh không để hạt hoặc rễ cây tiếp xúc trực tiếp với nhau. - Trong phân phức hợp có chứa đạm thì khi bón cần tính lượng phân theo yêu cầu về đạm của cây trồng. - Để nâng cao hiệu quả, phân phức hợp cần được chế biến phù hợp với từng loại đất, loại cây thậm chí cho thời kỳ bón cụ thể. Trong trường hợp cần thiết vẫn phải bón bổ sung phân đơn để cung cấp kịp thời và đầy đủ dinh dưỡng cho cây. 3.3. Kỹ thuật bón phân lót trước khi gieo cấy 3.3.1. Lựa chọn chủng loại, tính toán số lượng phân bón lót * Nguyên tắc chung: - Hiện nay, lượng phân bón trung bình cho 1ha lúa (cả vụ): 10 tấn phân chuồng hoai mục + 100 - 120kg N + 60 - 90kg P2O5 + 60 - 90kg K2O. Có thể thay thế bằng các loại phân khác (phân vi sinh, phân tổng hợp...) nhưng phải đảm bảo đủ lượng N-P-K như đã nêu. - Thông thường người ta dùng toàn bộ lượng phân lân và phân chuồng để bón lót cho lúa. Ngoài ra có thể sử dụng thêm phân đạm và kali tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng mùa vụ. - Vụ lúa xuân ở miền Bắc nước ta thường có nhiệt độ thấp (nhất là các tỉnh ở miền núi) và những năm có rét đậm, rét hại kéo dài thì không nên bón lót phân đạm và kali cho lúa. Như vậy, lượng phân bón lót bao gồm 10 tấn phân hữu cơ và 90 kg P2O5 (nếu dùng phân supe lân lâm thao 17% thì cần 530 kg) cho 1 ha. - Trong điều kiện nhiệt vụ mùa thời tiết mát mẻ, vụ xuân nhiệtđộ ấm áp thì nên bón lót toàn bộ lượng phân hữu cơ, phân lân cộng với 50% đạm (tương đương với 220 đến 260 kg đạm ure) và 30% kali (tương đương với 120 đến 180 kg phân kali sun phát hoặc kali clorua) trên 1 ha. 3.3.2. Tiến hành bón phân - Trộn đều các loại phân, phân chia số lượng cho từng đơn vị diện tích, bón rải đều trên mặt ruộng sau đó làm đất cấy. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Phần kiến thức 1.1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Khái niệm kém chính xác nhất về tàn dư cây trồng ruộng lúa? 55 a. Tàn dư cây trồng ruộng lúa bao gồm tất cả các tàn tích đã và đang có mặt trên đồng ruộng tại thời điểm chúng ta quan sát. b. Thành phần và số lượng tàn dư cây trồng thay đổi theo vùng miền, theo thời gian... c. Tàn dư cây trồng ruộng lúa có thể tồn tại ở 2 trạng thái: đang sinh sống và đang phân hủy. d. Tàn dư cây trồng ruộng lúa là tất cả các tàn tích đang tồn tại trên đồng ruộng và chỉ có hại cho sản xuất lúa giống. Câu 2. Loại tàn dư nào ít xuất hiện ở ruộng lúa? a. Các bộ phận còn sót lại sau khi thu hoạch các cây trồng vụ trước. b. Các loại sâu bệnh hại lúa. c. Tập đoàn cỏ dại chịu hạn. d. Tập đoàn cỏ dại họ lúa. Câu 3. Nhóm cỏ nào nguy hại nhất ở ruộng nhân giống lúa? a. Cỏ thân nhỏ. b. Cỏ họ lúa. c. Cỏ lá rộng. d. Cỏ khác họ lúa. Câu 4. Nhóm cỏ nào ít nguy hại nhất ở ruộng nhân giống lúa? a. Cỏ thân nhỏ. b. Cỏ họ lúa. c. Cỏ chịu úng. d. Cỏ chịu hạn. Câu 5. Lợi ích của tàn dư cây trồng ruộng lúa? a. Là nguồn chất hữu cơ bổ sung thường xuyên cho đất. b. Là nơi sinh sống của các thiên địch. c. Là nơi tồn tại các loài dịch hại lúa. d. Có ý khác. Câu 6. Tác hại của tàn dư cây trồng ruộng lúa? a. Là nguồn chất hữu cơ bổ sung thường xuyên cho đất. b. Là nơi sinh sống của các thiên địch. c. Là nơi tồn tại các loài dịch hại lúa. d. Có ý khác. 56 Câu 7. Loại tàn dư nào có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến độ thuần của hạt giống lúa? a. Hạt lúa vụ trước. b. Hạt cỏ lồng vực. c. Bệnh hại lúa. d. Sâu hại lúa. Câu 8. Thông tin kém chính xác nhất về quá trình biến đổi tàn dư cây trồng ruộng lúa? a. Khoáng hóa và mùn hóa là hai quá trình biến đổi của tàn dư. b. Quá trình khoáng hóa tạo ra dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây trồng, nhưng đồng thời cũng làm suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất. c. Quá trình khoáng hóa tiêu tốn một phần lượng chất hữu cơ, ngược lại mùn hóa là quá trình tổng hợp chất hữu cơ đặc biệt gọi là mùn. d. Trong điều kiện ngập nước cả hai quá trình khoáng hóa và mùn hóa đều xảy ra nhanh hơn so với điều kiện khô hạn. Câu 9. Thông tin chính xác nhất về quá trình khoáng hóa? a. Quá trình khoáng hóa có lợi cho dinh dưỡng của cây trồng nhưng lại có hại làm suy thoái đất. b. Quá trình khoáng hóa có lợi cho dinh dưỡng của cây trồng làm tăng hàm lượng mùn trong đất. c. Quá trình khoáng hóa có lợi cho dinh dưỡng của đất trồng nhưng lại có hại làm suy thoái đất. d. Quá trình khoáng hóa có lợi cho dinh dưỡng của cây trồng nhưng lại có hại làm tăng độ phì nhiêu đất. Câu 10. Quá trình mùn hóa xảy ra chậm hơn trong điều kiện này? a. Đất ngập nước và nhiệt độ cao. b. Đất ngập nước và nhiệt độ thấp. c. Đất thoáng khí và pH trung tính. d. Đất giàu chất hữu cơ chứa đạm. Câu 11. Nhóm đối tượng dịch hại nào thuộc về sâu hại lúa? a. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, bọ xít. b. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, ốc bươu vàng. c. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, kiến ba khoang. d. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, ong mắt đỏ, bọ trĩ, bọ xít. Câu 12. Nhóm đối tượng dịch hại nào thuộc về bệnh hại lúa? 57 a. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, đen lép hạt, bọ trĩ, nấm cúc. b. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, đen lép hạt, nấm cúc. c. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, bọ xít, đen lép hạt, nấm cúc. d. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, rầy nâu, đen lép hạt, nấm cúc. Câu 13. Nhóm đối tượng dịch hại nào không thuộc về sâu, bệnh hại lúa? a. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, bọ xít. b. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, đen lép hạt, nấm cúc. c. Rầy, sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, kiến ba khoang, xoắn lùn, ốc bươu vàng. d. Bạc lá, đạo ôn, xoắn lùn, khô vằn, rầy nâu, đen lép hạt, nấm cúc. Câu 14. Làm đất ải thường áp dụng cho điều kiện này: a. Vụ lúa xuân ở miền Bắc. b. Vụ lúa mùa ở miền Bắc. c. Vụ lúa xuân ở miền Nam. d. Vụ lúa hè thu ở miền Nam. Câu 15. Làm đất dầm thường áp dụng cho điều kiện này: a. Vùng đất trũng, về mùa mưa. b. Vùng đất trũng, về mùa khô. c. Vùng đất cao, về mùa mưa. d. Có ý khác. Câu 16. Nhiệm vụ chính của làm đất là? a. Tạo lớp đất canh tác có tính chất vật lý thuận lợi cho việc gieo hạt, trồng cấy, cho mọc mầm và sự sinh trưởng của rễ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. b. Biến độ phì tiềm tàng thành độ phì hữu hiệu giúp cây sử dụng tốt các yếu tố dinh dưỡng trong đất như chất dinh dưỡng và nước. c. Trộn phân bón vào đất và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng. d. Khắc phục những ảnh hưởng xấu của môi trường đất như: yếm khí, độc hại (H2S), mặn, phèn, chua, mặt đất bị kết váng Câu 17. Câu tục ngữ ”ải thâm không bằng dầm ngấu” nghĩa là? a. Làm ải thì không tốt bằng làm dầm. b. Làm ải thì tốt hơn làm dầm. c. Làm ải mà đất không được khô trắng thì không tốt bằng làm dầm kỹ. 58 d. Làm ải mùa mưa thì không tốt bằng làm dầm. Câu 18. Đâu là mục tiêu chính của việc bón lót? a. Cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cây giai đoạn sinh trưởng đầu tiên. b. Cung cấp kịp thời chất khoáng cho cây giai đoạn sinh trưởng đầu tiên. c. Cung cấp kịp thời chất hữu cơ cho cây giai đoạn sinh trưởng đầu tiên. d. Cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển. Câu 19. Loại phân nào sau đây thường dùng để bón lót toàn bộ cho lúa? a. Hữu cơ. b. Vô cơ. c. Vi sinh. d. Bón lá. Câu 20. Nhóm phân nào sau đây thường dùng để bón lót toàn bộ cho lúa? a. Hữu cơ và lân. b. Hữu cơ và đạm. c. Hữu cơ và kali. d. Hữu cơ và bón lá. Câu 21. Loại phân nào sau đây thường không nên bón lót khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao? a. Hữu cơ. b. Vô cơ. c. Vi sinh. d. Đạm. Câu 22. Thời điểm bón lót cho lúa thích hợp nhất vào thời điểm nào? a. Trước khi cày vỡ đất. b. Sau khi cày bừa cấy. c. Trước khi cày bừa cấy. d. Trong khi bừa trục phẳng đất cấy. Câu 23. Khái niệm nào kém chính xác nhất về phân hữu cơ? a. Là loại phân có chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng khoáng mà cây cần. b. Là loại phân có chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng mà cây cần. c. Là loại phân được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật. d. Là loại phân bón làm cho cấu trúc của đất tốt hơn. 59 Câu 24. Sản phẩm nào không thuộc về nhóm phân hữu cơ? a. Than bùn. b. Phân động vật. c. Tro bếp. d. Thân lá cây tươi. 1.2. Câu hỏi tự luận Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm về tàn dư cây trồng ruộng nước? Cho biết mặt có lợi ích và không lợi ích của tàn dư? Lấy ví dụ minh họa. Câu hỏi 2: Trình bày quy trình làm đất trước khi gieo cấy lúa? Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hình thức làm ải với làm dầm? Câu hỏi 3: Trình bày khái niệm về phân hữu cơ? Kể tên các loại phân hữu cơ đang được sử dụng phổ biến hiện nay? Sử dụng phân hữu cơ có ưu, nhược điểm gì so với phân vô cơ? Câu hỏi 4: Trình bày quy trình bón phân lót cho lúa? Ở điều kiện miền Bắc Việt nam, kỹ thuật bón lót có điểm khác biệt gì không giữa vụ xuân và vụ mùa? Tại sao? 2. Bài tập: Hãy tính lượng phân bón lót cho 3,5 ha diện tích cấy lúa vụ mùa. C. Ghi nhớ Tàn dư cây trồng rất đa dạng, phong phú và thường xuyên thay đổi; vừa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhưng cũng là nơi tồn trữ các nguồn dịch hại. Vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo cấy là công việc làm thường xuyên sau mỗi vụ gieo trồng góp phần hạn chế sự bùng phát của dịch hại. Cần sử dụng các biện pháp vệ sinh đồng ruộng hợp lí nhất để khai thác những mặt lợi và hạn chế những mặt có hại của tàn dư cây trồng trên hệ sinh thái ruộng lúa nước, góp phần phát triển nghề sản xuất hạt giống lúa bền vững. Làm đất và bón lót là hai công việc tạo ra môi trường dinh dưỡng ban đầu thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển ở giai đoạn ngay sau khi gieo cấy. Làm đất nhuyễn, bón đủ và cân đối dinh dưỡng góp phần quan trọng làm tăng năng suất và chất lượng hạt lúa giống. Phân biệt được cách thức làm đất ải và dầm cho lúa. Thực hiện được các khâu công việc làm đất, bón lót theo đúng yêu cầu kỹ thuật trước khi gieo cấy lúa giống. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí 60 Mô đun Chuẩn bị đất được học sau môn học Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa, học trước các mô đun: Làm mạ và gieo cấy; Chăm sóc và thu hoạch; Phòng trừ sâu bệnh hại và Kiểm tra chất lượng giống. - Tính chất Là mô đun chuyên môn nghề trọng tâm, mô đun đào tạo nghề bắt buộc. Lựa chọn đất, thực hiện các kỹ thuật làm và xử lí đất phục vụ cho việc gieo cấy lúa giống. II. Mục tiêu Học xong mô đun này người học có khả năng - Về kiến thức + Mô tả được đặc điểm, thành phần và tính chất cơ bản của đất. + Trình bày được quy trình khảo sát đánh giá đất. + Trình bày được nội dung các yêu cầu về đất cho việc nhân giống lúa. + Trình bày được quy trình, cải tạo đất, làm đất và bón lót phù hợp với yêu cầu của việc nhân giống lúa. - Về kỹ năng + Lựa chọn được loại đất thích hợp cho việc nhân giống lúa. + Nhận biết được các loại tàn dư trên đồng ruộng + Lựa chọn và thực hiện được kỹ thuật cải tạo đất hiệu quả, làm đất, bón lót đúng quy trình và phù hợp với điều kiện thực tế. + Tính toán được lượng vôi để cải tạo đất chua, lượng phân bón lót cho lúa. - Về thái độ + Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ môi trường, an toàn cho người và sản phẩm. + Phát triển nghề nhân giống lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. III. Nội dung chính của mô đun 61 TT Tên các b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_dat_nhan_giong_lua.pdf
Tài liệu liên quan