Mô đun này giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản
về cách nhận biết các loại dụng cụ để tạo dáng và chăm sóc cây cảnh , kỹ thuật
nhân giống các loaị cây cảnh một cách an toàn và hiệu quả. Mô đun được chia
làm 3 bài:
Bài 1: Đặc điểm một số loại cây cảnh
Bài 2: Kỹ thuật nhân giống cây cảnh từ hạt.
Bài 3. Kỹ thuật nhân giống bằng hình thức chiết, giâm cành.
Bài 4. Thu thập cây nguyên liệu từ bên ngoài
56 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị cây nguyên liệu - Lê Hoài Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, sau đó
trải rộng dây nilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép, đưa dây nilon
trở lại cố định dây tại gốc ghép. Sau ghép 15 - 20 ngày, mầm ghép bắt đầu mọc
xuyên qua dây cuốn, tiến hành các biện pháp chăm sóc cây con sau khi ghép.
- Phương pháp ghép nêm (hình 1.36).
Phương pháp ghép nêm được sử dụng cả nhân giống trong vườn ươm và
ghép cải tạo vườn cây ăn quả.
Trên gốc ghép, cắt bỏ toàn bộ
thân tán ở vị trí phù hợp, chọn cành
ghép và cắt cả hai phía tạo thành
hình chiếc nêm. Chẻ đôi gốc ghép
và cài cành ghép sao cho phần
tượng tầng phía ngoài của gốc ghép
và cành ghép được trùng khớp với
nhau. Dùng dây nilon cuốn chặt cố
định cành ghép với gốc ghép và
cuốn kín cành ghép để chống thoát
hơi nước.
Hình 1.36: Ghép nêm
Sau khi cành ghép bật lộc, có 1 - 2 đợt lộc ổn định sinh trưởng thì tiến hành
cắt bỏ dây ghép. Sau đó áp dụng các biện pháp chăm sóc cây sau ghép như các
phương pháp ghép khác.
- Phương pháp ghép sửa chữa thân và sửa chữa rễ
Các phương pháp ghép này được sử dụng khi cần nối phần vỏ bị tổn thương
của cây hoặc cải tạo bộ rễ cây đã bị gây hại.
Đối với phương pháp ghép sửa chữa thân, sử dụng các đoạn cành của cùng
giống cây ăn quả ghép nối lại phần vỏ qua vị trí bị tổn thương. Trên cành ghép,
40
cắt tạo vết cắt tương tự như mở vết cắt của phương pháp ghép cành bên nhưng
dài từ 3 - 5 cm ở cả hai đầu của đoạn cành. Trên thân cây, bóc vỏ mở vết ghép
có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài cành ghép vào thân cây và
cuốn kín lại bằng dây nilon. Khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép.
Đối với phương pháp ghép sửa chữa rễ, tiến hành trồng các cây gốc ghép
xung quanh gốc cây cần ghép sửa chữa, cắt ngọn gốc ghép tạo vết cắt tương tự
như đoạn cành của phương pháp ghép sửa chữa thân, bóc vỏ mở vết ghép có
kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài vết cắt của gốc ghép vào thân
cây và cuốn kín vết ghép bằng dây nilon khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây
ghép.
3.3. Tạo cây nguyên liệu bằng hình thức giâm cành.
Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng.
Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp
chiết cành.
3.3.1. Chọn cành giâm.
Đối với các cây cảnh dạng gỗ cứng , có rụng lá mùa đông, thường lấy cành
giâm khi cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ. Đối với các cây thân gỗ mềm, không
rụng lá thường lấy cành giâm vào mùa sinh trưởng. Chọn các hom bánh tẻ làm
hom giâm, chiều dài hom khoảng 10cm, đầu dưới cắt vát để tăng diện tích tiếp
xúc với đất giúp cây nhanh mọc rễ. Sử dụng chất kích thích ngâm hoặc nhúng ở
phần gốc hom giâm.
Cành giâm được chọn ở giữa tầng tán tương tự chọn cành chiết, chiều dài
hom giâm thích hợp từ 15 - 20 cm.
Đối với những cành giâm lấy vào mùa sinh trưởng nên để lại trên hom giâm
từ 2 - 4 lá.
3.3.2. Cắt hom giâm.
Cắt cành giống vào những ngày râm, mát, mưa nhẹ hoặc sáng sớm, chiều mát.
41
Cắt xong, phun nước lã và đặt
đứng vào các xô chậu có nước cao
5cm, che đậy. Đem ngay về vườn
ươm, cắt thành các hom dài 5-7cm
có 2-4 lá, đối với chè thì mỗi hom
dài 3-4cm có 1 lá và mầm nách lá.
Có thể cắt bớt một phần phiến lá để
tránh bốc hơi nước.
Hình 1.37: Cắt cành giâm
3.3.3. Bảo quản hom cắt.
Cắt hom xong phải cắm giâm ngay là tốt nhất, nếu không ta phải bảo quản
bằng cách quấn khăn ướt và để nơi thoáng mát
3.3.4. Xử lý hom trước khi giâm
Để tăng khả năng ra rễ của cành giâm, có thể nhúng phần gốc hom giâm vào
dung dịch chất điều tiết sinh trưởng như: a NAA, IBA, IAA ở nồng độ 2000 -
4000 ppm trong vài giây hoặc ngâm phần gốc hom giâm vào các dung dịch trên
ở nồng độ 20 - 40 ppm trong thời gian 10 - 20 phút.
3.3.5. Nền giâm.
Nền giâm thích hợp là đất pha cát thoát nước, không có mầm mống sâu bệnh.
Nếu giâm trực tiếp vào bầu thì thì chọn đất thịt nhẹ, trộn lân nung chảy để làm
đất đóng bầu. Bầu đóng được xếp thành luống và có giàn che nắng
3.3.6. Thực hiện giâm.
Cứ 1m2 cắm 160 hom với mật độ 6x10cm; để mặt lá cách mặt đất 1cm,
nén chặt đất và tưới ngay. Cắm vào túi bầu: 1-2 hom/túi. Chất nền có độ ẩm 80-
85%.
Cắm vát hom giâm vào giá thể giâm, độ sâu cắm cành khoảng 1/3 chiều
dài cành
42
Hình 1.38: Cắm hom giâm
3.3.7. Chăm sóc sau khi giâm
Sau khi giâm cần tưới ướt bề mặt lá thường xuyên ở dạng phun sương để
tránh thoát hơi nước gây rụng lá. Khi cành giâm có một đợt lộc mới ổn định sinh
trưởng và có đầy đủ rễ thì tiến hành ra ngôi và chăm sóc cây cho đến khi đạt tiêu
chuẩn xuất vườn.
Giai đoạn từ giâm cho tới khi có rễ và lộc mới ổn định cần được tiến hành
trong nhà giâm, khi ra ngôi cần chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi
hoặc ra ngôi trong điều kiện có mái che.
43
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi:
Hãy nêu tên các phương pháp nhân giống từ cành và liêṭ kê các bước thưc̣
hiêṇ của từng phương pháp nói trên ?
Thực hành:
Bài 3: Nhân giống cây cảnh
bằng phƣơng pháp giâm cành , chiết cành và ghép cành
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên thực hành viêc̣ nhân giống cây cảnh bằng phương
pháp giâm cành , chiết cành và ghép cành
2. Yêu cầu
2. Yêu cầu
- Học viên nắm vững và thành thạo nhân giống cây cảnh bằng các phương
pháp như tách, chiết....
- Biết cách chọn nhánh để tách, giâm cành, chọn thời vụ thích hợp để tiến
hành nhân giống;
- Thực hiện tốt các phương pháp nhân giống cơ bản để có vai trò quyết
định đến tỷ lệ sống.
3. Dụng cụ, vật tƣ
- Một số giống cây cảnh.
- Dụng cụ để thực hiện nhân giống như dao, kéo, hộp xốp, cát
- Hóa chất xử lý, chất kích thích ra rễ.
- Bảo hộ lao động.
44
4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng: 100 cây con nhân giống bằng phương pháp ghép, chiết
đạt tiêu chuẩn.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2: Thực hành các thao tác kỹ thuật nhân giống bằng các phương pháp như
chiết, giâm cành
Bước 3: Chăm sóc cây con sau khi nhân giống
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất cây cảnh . Học
viên quan sát các vườn cây, đánh giá và đưa ra phương pháp nhân giống.
- Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên.
+ Đánh giá lựa chọn các hình thức nhân giống của từng
nhóm.
C. Ghi nhớ:
- Các hình thức nhân giống cây cảnh bằng phương pháp ghép, chiết.
45
Bài 4. Thu thập cây nguyên liệu từ bên ngoài.
Mục tiêu:
- Lưạ choṇ đươc̣ cây phôi phù hơp̣ để taọ cây dáng thế .
-Thực hiện đươc̣ viêc̣ đánh chuyển , trồng và chăm sóc cây sau khi thu
thâp̣
A. Nội dung của bài
4.1. Nguồn thu thâp̣ cây .
Ngồn cung cấp cây nguyên liêụ – cây phôi rất đa daṇg và phong phú ,
chúng ta có thể thu thập cây từ từ các nơi sau :
- Thu thập ngoài tự nhiên như cây ở hàng rào , bờ ruôṇg , sườn đồi , vách
núi ...các loại cây này thông thường có dáng vẻ tự nhiên nhiều , khi khai thác để
tạo cây cảnh thường tốn nhiều thời gian và công sức đánh chuyển và thuần hóa
cây
- Thu mua cây phôi - cây nguyên liêụ có sẵn trên thi ̣ trường như ở các
vườn cây cảnh , chơ,̣ bán rong ....Cây daṇg này đa ̃có dáng thế nhất điṇh khi thu
thâp̣ chúng ta nên quan tâm đến bố cuc̣ tổng thể cây , không cần chú tâm nhiề u
vào việc thuần hóa cây .
4.2. Lựa chọn cây.
Để có một tác phẩm đẹp thì việc chọn phôi ban đầu là hết sức quan trọng.
Việc chọn phôi chuẩn thì ngoài việc hứa hẹn cho ta một tác phẩm đẹp ra nó còn
quyết định đến thời gian chế tác tác phẩm (hình 1.39)
Viêc̣ lưạ choṇ cây phôi cần căn cứa vào :
- Chủng loại cây cần thu thập
- Số thân trên môṭ gốc , kích thước, đô ̣thon của từng thân
46
- Dáng cây , số lươṇg cành và sư ̣phân bố cành trên nó - Bê ̣cây, sư ̣phân
bố và hình daṇg rê ̃cây
- Điều kiêṇ kinh tế , kỹ thuật, mỹ thuật của người thu thập ...
- Khả năng sống và cải tạo của cây phôi ...
Hình 1.39: Lưạ chon cây theo ý tưởng
4.3. Trồng và chăm sóc cây sau thu thập.
Viêc̣ trồng cây cảnh có phần giống và có phần khác xa với việc trồng cây
ăn quả, hoặc trồng cây môi trường. Vì vậy, nắm vững kĩ thuật trồng và chăm sóc
cây cảnh là những kiến thức khởi đầu nhưng rất quan trọng trong nghề làm cây
cảnh nghệ thuật. Trồng cây phôi thông thường ta trồng cây dưới vườn.
Những cây gieo hạt hay giâm
cành khi đã khỏe, cần ra ngôi để
trồng dưới vườn.Nhưng cây mới
khai thác cũng cần trồng dưới vườn
cho cây hồi phục. Những cây hoa
chơi tết, sau tết cần đưa xuống
vườn để chăm sóc, nếu để trên chậu
thì những năm sau, hoa sẽ thưa và
nhỏ.
Hình 1.40: Chăm sóc cây phôi trong
vườn
47
Những cây trên chậu có dấu hiệu yếu cũng dần đưa xuống vườn. Tóm lại
trồng cây dưới vườn Là một giai đoạn quan trọng của đời sống cây cảnh.
Trồng cây dưới vườn có 2 yêu cầu:
- Thúc cho cây khỏe và lớn nhanh.
- Tạo điều kiện để làm cây cảnh nghệ thuật sau này, tức là tạo ra cây phôi cấp 1, 2.
Chuẩn bị đất vườn:
Hàng năm ta cần bổ sung một lớp đất dầy chừng 15- 20cm, bằng đất bùn
ao hay đất phù sa làm tăng độ mầu mỡ cho đất. Chuẩn bị phân xanh hay phân
hữu cơ đã ủ mục để bón vào hốc cây khi trồng, hoặc bón bổ sung vào gốc sau
này. Có thể xây các bể ngâm ủ các chất hữu cơ (ốc, đầu cá)
Ra ngôi:
Đất vườn nên đánh thành luống, có rãnh để đi vào chăm tưới dễ dàng
hoặc bơm nước vào rãnh cho cây có đủ độ ẩm mà không cần tưới.
Đánh hốc trên luống, tùy theo loài cây mà khoảng cách giữa các luống có
thể khách nhau. Trong hốc cho 1 lớp đất nhỏ có trộn phân hữu co7hoai mục hay
giá thể trồng cây có bán sẵn. Đặt cây vào hốc trồng, vun đất lại và ấn cho chặt.
Trồng đến đâu, tưới ngay đến đó để tránh cây bị khô rễ.
Điều tiết ánh sáng, độ nắng tùy theo loài cây và theo mùa. Một lớp lưới
chống nắng có khả năng tiết giảm 30% độ nắng, 2 lớp là 60%.
Chỉ khi cây bén rễ, nghĩa là các cây đó phun ra các chồi mới thì mới được
bón. Dù là chất bón gì thì cũng phải pha loãng: 1 phần chất bón + 9 phần nước.
Khi cây thật khỏe, đối với những cây làm cây cảnh nghệ thuật sau này,
trước hết ta uôn thân cây để có nhiều đường nét uốn lượn, khúc khuỷu bằng các
dụng cụ như dây kim loại, buộc giằng kéo, hay ghim cay xuống vườnNhớ khi
cây đã chịu, chừng 2-3 tháng sau phải tháo các vật chằng chéo ra, kẻo các vật đó
ăn sâu vào vỏ cây, tạo ra các vết hằn rất xấu. Như vậy ta đã tạo ra được cây phôi
cấp 1. Tiếp tục nôi lớn, khi cây đã phát triển nhiều cành, ta sơ bộ lấy cành và
ngọn cho cây, cắt bỏ các cành dư thừa, ta đã có cây phôi cấp 2. Ta tiếp tục nuôi
dưới vườn để bán cho những nghệ nhân làm cây cảnh hoàn chỉnh hoặc khi ta có
48
lưng vốn và tay nghề cũng có thể giữ lại một số cây phôi cấp 2 để lên chậu và
lám cây nghệ thuật hoàn chỉnh, bán với giá cao hơn nhiều lần. lấy ngắn nuôi dài
là vậy.
Tưới cây định kì, đảm bảo độ ẩm 75- 80% thường xuyên dù là cây ở dưới vườn.
49
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi:
Câu 1: Anh (chị) hãy liêṭ kê các nguồn cung cấp cây nguyên liêụ ?
Câu 2: Hãy trình bày kỹ thuật trồng và chăm sác sau khi thu thập cây nguyên
liêụ?
Thực hành:
Bài 4: Khảo sát và thu thập cây nguyên liệu
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên thực hành khảo sát các nguồn cung cấp cây nguyên
liêụ và thưc̣ hiêṇ viêc̣ thu thâp̣ cây đưa vào vườn chăm sóc .
2. Yêu cầu
2. Yêu cầu
- Học viên nắm vững các dáng thế cây cảnh
- Biết cách đánh giá và choṇ cây nguyên liêụ phù hơp̣
- Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc cây sau thu thập trong vườn
3. Dụng cụ, vật tƣ
- Một số giống cây cảnh.
-Dụng cụ để vận chuyển và trồng cây
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng: Mỗi nhóm có ít nhất môṭ cây nguyên liêụ đươc̣ thu
thâp̣ và trồng vào vườn để chăm sóc
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
50
Bước 2: Thực hành khảo sát nguồn cung cấp cây nguyên liệu
Bước 3: Thưc̣ hiêṇ viêc̣ thu thâp̣ cây nguyên liêụ
Bước 4: Trồng cây vào vườn ươm
Bước : Chăm sóc cây sau khi thu thâp̣
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất cây cảnh , điạ
phương nơi hoc̣ tâp̣ . Học viên quan sát các vườn cây, đánh giá và đưa ra phương
pháp thu thâp cây nguyên liêụ .
- Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên.
+ Đánh giá lựa chọn các hình thức nhân giống của từng
nhóm.
C. Ghi nhớ:
- Khi thu thâp̣ cây nguyên liêụ phải dưạ vào tình hình tài chính , ý tưởng tạo
hình cây ... mà chúng ta chọn phương án t hu thâp̣ hơp̣ lý .
51
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí:
Mô đun chuẩn bị nguyên vật liệu là mô đun bắt buộc học trước trong
chương trình đào tạo nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh. Nội dung mô đun
được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm trang bị cho học viên những
kiến thức và kỹ năng cơ bản về viêc̣ chuẩn bị cây nguyên liệu từ các nguồn
khác nhau để phục vụ cho công việc cắt tỉa , uốn nắn taọ cây cảnh nghê ̣thuâṭ .
- Tính chất:
Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề tạo dáng
và chăm sóc cây cảnh. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và
thực hành.
II. Mục tiêu:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được đăc̣ điểm cơ bản của môṭ số loaị cây cảnh
+ Nêu được các bước trong quy trình kỹ thuật nhân giống cây cảnh bằng
phương pháp chiết, ghép, giâm cành, gieo hạt.
+ Nêu đươc̣ các bước thưc̣ hiêṇ viêc̣ thu thâp̣ cây nguyên liêụ .
- Về kỹ năng:
+ Thực hiện thành thạo quy trình kỹ thuật nhân giống đối với một số
giống cây cảnh;
+ Biết cách trồng một số loại cây cảnh làm cây nguyên liệu.
- Về thái độ:
+ Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao
động, và bảo vệ môi trường;
52
+ Có ý thức và trách nhiệm đối với các sản phẩm mà mình làm ra.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài
Tên các bài
trong mô đun
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ
01 - 01
Đặc điểm một
số loaị cây
cảnh
Tích
hợp
Lớp +
vườn
trồng
16 2 13 1
MĐ
01- 02
Nhân giống
cây cảnh từ hạt
Tích
hợp
Lớp +
vườn
trồng
20 4 15 1
MĐ
01 - 03
Nhân giống
cây cảnh bằng
chiết, ghép,
giâm hom
Tích
hợp
Lớp +
vườn
trồng
36 8 26 2
MĐ
01 - 04
Thu thập cây
nguyên liệu từ
bên ngoài.
Tích
hợp
Lớp +
vườn
trồng
18 4 13 1
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 94 18 67 9
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành.
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
- Nguồn lực cần thiết:
Vườn cây cảnh.
Dụng cụ, nguyên vật liệu để thực hiện.
Dụng cụ gồm các loaị dây nilon dể chiết ghép , dao, kéo, kìm, đuc̣, bình
xịt.
Bảo hộ lao động.
- Cách chức tổ chức thực hiện:
53
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
Xác định đúng tên các các dụng cụ .
Thực hiện đúng quy trình nhân giống cây cảnh.
Pha đúng nồng độ, liều lượng hóa chất khi xử lý giống.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Bài 1: Xác đinhk đặc điểm một số loại cây cảnh
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Lựa chọn đúng cây, nêu các đặc
điểm cơ bả của cây
Theo dõi giám sát cách chọn cây, các đặc
điểm cây của học viên
Các chú ý khi cắt tỉa , uốn nắn , lão
hóa và chăm sóc cây cảnh
Đánh giá độ chính xác của học viên về
tiêu chí lựa chọn
Bài 2: Thực hiện các kỹ thuật nhân giống cây cảnh bằng gieo hạt
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Các bước thực hiện trong xử lý hạt
giống
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác của
nhiêṭ đô ̣và hóa chất xử lý giống.
Các thao tác trong gieo hạt và cấy
cây
Mức đô ̣đồng đều và đô ̣sâu gieo cấy
Bài 3: : Nhân giống cây cảnh bằng phương pháp giâm cành , chiết cành và ghép
cành
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
54
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Lưạ choṇ đúng duṇg cu ̣ , đô ̣sắc
bén
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác
Tính toán pha trộn hỗn hợp đú ng
tỷ lệ
Khoanh, cắt, cạo vỏ đúng yêu cầu
Đánh giá sư ̣phát triển của cành
chiết ghép
Bài 4: Khảo sát và thu thập cây nguyên liệu
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Các bước thực hiện trong thu thập
cây cảnh
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác theo
các bước
Các thao tác trong thu thập cây
nguyên liệu
Mức độ thành thạo trong thao tác
VI. Tài liệu tham khảo
[1]. Đào Mạnh Khuyến , 1994. Hoa và cây cảnh . NXB văn hóa dân tộc
[2]. Nguyễn Xuân Linh, 1998. Hoa và kỹ thuật trồng hoa. NXB nông nghiệp .
[3]. Phạm Thanh Hải, 1996. Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. NXB nông nghiệp .
[4]. Trồng hoa và cây cảnh trong gia đình. NXB Thanh Hóa .
55
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thƣ ký: Ông Lê Trung Hưng - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
4. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Đức Ngọc, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bắc Bộ
- Ông Lê Hoài Nam, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Bắc Bộ
- Ông Nguyễn Văn Vượng, Trưởng phòng Trường Đại học Nông - Lâm
Bắc Giang
- Ông Nguyễn Ngọc Sử - Hội sinh vật cảnh huyện Lương Sơn, Hoà
Bình./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Thành Vân, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
2. Thƣ ký: Ông Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Quang Chung, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
- Ông Trần Đức Thưởng, Giáo viên Trường Cao đẳng Trường Cao đẳng
nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ
- Ông Phạm Văn Đại, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lương
Sơn, Hoà Bình./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_chuan_bi_cay_nguyen_lieu_le_hoai_nam.pdf