Mô đun “Chuẩn bị cây giống để trồng” là một mô đun cơ sở quan trọng của
chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng cây có múi”. Giáo trình Mô đun “Chuẩn bị cây
giống để trồng” cung cấp những nội dung cơ bản:
- Giới thiệu một số giống cây có múi phổ biến ở Việt Nam
- Yêu cầu về kỹ thuật sản xuất và tiêu chuẩn cây giống cây có múi
- Các phƣơng pháp nhân giống trên cây có múi
101 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị cây giống để trồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dũa
sắc bén sẽ gây ra khó khăn trong quá trình thao tác và chất lƣợng chiết cành sẽ
không đạt yêu cầu. Vì vậy, việc lựa chọn đúng loại dụng cụ phù hợp cho từng loại
cây chiết là điều cần thiết, dao chiết dùng cho chiết cây có múi thƣờng có kích
thƣớc:
- Chiều dài từ 6 - 12 cm.
67
- Chiều rộng từ 1 - 4 cm.
- Bề dày từ 2 - 4 mm.
Yêu cầu:
- Dao chiết phải sắc bén và chắc chắn.
- Kéo cắt cành : Dùng để cắt các cành nhánh.
- Khử trùng sạch để tránh lây lan mầm bệnh
Hình 1.Dao chiết
- Dây nilông : Dùng để buộc bầu chiết.
- Nilông dùng bó bầu chiết tốt nhất là màu đen (vì màu đen không thu nhiệt
bầu chiết sẽ mát hơn).
Hình 2: Bộ dụng cụ dùng chiết cành
3.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu
3.3.1. Các loại nguyên liệu
68
- Đất bó bầu gồm 2/3 là đất vƣờn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ + 1/3 là
mùn cƣa (hiện nay sử dụng bột xơ dừa), rơm rác mục, xơ dừa... tƣới ẩm,
- Trộn rơm bùn: tỷ lệ 1:2 hoặc 1:1 tùy theo bùn khô vừa hay nhão
- Tro trấu với xơ dừa tỷ lệ 1: 2, vừa đủ ẩm
- Rễ lục bình
Phần rễ lục bình sau khi xử lý sẽ là vật liệu bó bầu rất tốt
Độ ẩm vừa đủ (thử bằng cách các vật liệu nắm trên lòng bàn tay, nếu khô nƣớc
không thấm ra, ƣớt nhỏ ra kẽ tay, chỉ vừa ƣớt trong lòng bàn tay là đƣợc)
Tuy nhiên tuỳ theo từng vùng, miền, ta có thể thay đổi tỷ lệ này để thích hợp.
Hình 3:Cây lục bình
- Bao nilong loại dẻo tùy theo kích thƣớc cành chọn mà quyết định kích
thƣớc bao (loại bao trắng đựng đƣờng loại từ 300- 500g)
-Bao nilong cuộn trong
69
Hình 4: Nhựa dẻo bó bầu chiết
Hình 5:Túi nilong và bột xơ dừa
-Trƣờng hợp dự kiến khó ra rễ (cây già cành to, loại cây khó chiết), hoặc để
cho cành ra rễ nhanh và đều. Có thể dùng chất kích thích IAA - IBA – NAA, dùng
phổ biến NAA
Hình 6: Chất kích thích và bông để quét
3.3.2. Xử lý nguyên liệu
Các loại vật liệu trên cần xử lý tránh ảnh hƣởng đến sự ra rễ sau này. Rễ lục
bình cần rửa sạch, phơi, bột xơ dừa cần xử lý bằng cách ngâm cho hết chất chát,
bùn không đƣợc lấy nơi nhiễm phèn, bẩn, rơm khô cần phải sạch không lấy rơm
nơi ruộng bị bệnh
4. Chiết cành
70
4.1. Chọn cây mẹ và cành chiết
4.1.1.Tiêu chí lựa chọn cây mẹ
- Lựa chọn cây đầu dòng đã cho quả và năng suất ổn định nhiều năm
- Không có triệu chứng bệnh Greening hoặc phytophthora sp ( quan sát bằng
mắt).
- Đúng theo tiêu chuẩn ngành (TCN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN), tùy theo loại cây đƣợc đã đƣợc công nhận và cho phép nhân giống.
- Kiểm tra đúng giống và có lý lịch giống cấp S1 hoặc trên lô nhân nhanh có
chứng thực
*Cơ bản cần chọn:
+ Các cây đƣợc trồng khi đã cho trái.
+ Các cây có tán đều, nhiều cành, năng suất cao, quả to, ngon.
Hình 7: Chọn cây mẹ
4.1.2. Tiêu chuẩn cành chiết
- Chọn cành bánh tẻ (không già không non ), sinh trƣởng tốt,vị trí ở ngoài trảng,
đƣờng kính cành 0,5-1,0cm
Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn Quy cách
Đƣờng kính gốc Từ 1.0-1,2cm( cây cam quýt), có thể lớn hơn tùy theo giống
cây.
Chiều dài cành Không dƣới 30-60cm, tùy loại cây giống
Thân cây Vỏ nhánh không bị tổn thƣơng đến phần gỗ
Số cành Tối thiểu 2 cành
71
Lá Xanh tốt, có kích thƣớc hìnhdạng đặc trƣng của giống
Số lá Hiện diện đầy đủ vị trí từ ½ chiều cao cây đến ngọn
Độ đồng đều Cây giống đồng đều, khoẻ mạnh trên 90%
Sâu bệnh Không các triệu chứng của các bệnh, thí dụ trên cây có
múi:Vàng lá gân xanh, Triteza, loét, ghẻ, chảy nhựa, thán thƣ
và sâu hại: Sâu vẽ bùa,..Các cây khác đều phải sạch bệnh theo
qui định
4.1.3. Đánh dấu cành đã chọn
- Dùng dụng cụ đánh dấu (dùng sơn hoặc dây buộc)
- Ghi rõ theo hƣớng
4.1.4. Mùa vụ chiết cành
Nên chiết vào mùa mƣa khoảng tháng 5 - 6 ở miền Nam, vì các lý do sau:
- Về mùa mƣa nhiệt độ không quá cao, nắng ít chiếu vào bầu chiết, đất trong
bầu không bị khô thuận tiện cho việc ra rễ.
- Về mùa mƣa cây lên nhựa dễ bóc vỏ.
- Không nên chiết vào những lúc mƣa nhiều vì quá ẩm sẽ khó ra rễ và cành dễ
bị nhiễm nấm
4.2. Phƣơng pháp tiến hành
- Xác định cành, vị trí chiết
- Khoanh và bóc vỏ: Dùng dao chiết khoanh tại vị trí chiết cành một đoạn dài
từ 1.5-2.0 cm, cách ngọn 0.5m .
Chiều dài khoanh vỏ bằng 1,5 - 2 lần đường kính gốc cành.
72
Hình 8: khoanh vỏ
Hình 9: bóc vỏ
- Cạo tƣợng tầng (Tầng sinh gỗ và libe): Dùng sống dao cạo nhẹ hết chất
nhờn trên mặt gỗ, ở dƣới lớp vỏ đã bóc, mục đích của việc này là loại bỏ tầng sinh
gỗ.
- Nếu không cạo sạch, không để khô mà đắp vật liệu lên ngay thì tầng sinh gỗ
còn sống và sẽ hình thành một cầu dinh dƣỡng mới (làm cành chiết không ra rễ vì
chất dinh dƣỡng từ cây mẹ vẫn đƣa lên nuôi sống cành chiết).
73
- Sau khi đã cạo sạch tƣợng tầng, có thể dùng nilon quấn kín đoạn vừa cạo
lại, tránh liền da.
- Sau 1 tuần tháo ra và bó bầu, có thể bó ngay sau khi quét kích thích ra rễ.
- Tác dụng chất kích thích ra rễ là giúp rễ ra nhanh hơn và nhiều. Thƣờng
quét thuốc xong bó ngay
- Trƣớc khi quét thuốc dùng dao bấm một vài đƣờng ở phần trên cho thuốc
dể thấm vào.
- Quét thuốc: Dùng cọ mềm hoặc bông gòn, nhúng vào dung dịch thuốc chỉ quét
phần trên cành không quét phần dƣới gốc cành
Hình 10: Cách quét thuốc
4.3. Bó bầu
Tùy theo theo loại cây có thể bó ngay hoặc là 1-2 ngày sau khi khoanh vỏ.
- Hỗn hợp không quá nhão, quá khô
- Dùng túi nilon (có thể giấy polyetylen tận dụng) bọc ra bên ngoài, buộc chặt 1
đầu phía dƣới gốc bầu;
74
Hình 11: Buộc túi nilong
Hoặc dùng nhựa cuộn bó dễ dàng và nhanh hơn (hình 12)
Hình 12: bó bầu
- Đƣa hỗn hợp vào túi ém chặt, đƣờng kính hỗn hợp đƣa vào từ 10 - 12 cm,
dài từ 12 - 15 cm (tuỳ cành to hay nhỏ), bọc ra bên ngoài, buộc chặt đầu phía đầu
trên.
Quy trình thực hiện công việc
Bƣớc1.Chuẩn bị dụng cụ và giá thể bó bầu:Dao kéo, dây, giá thể
Bƣớc 2. Lựa chọn đúng cây mẹ cành để khoanh vỏ
- Lựa chọn đúng cây mẹ đầu dòng đã cho quả và năng suất ổn định nhiều năm
75
- Lựa chọn cành bánh tẻ trung tán, đƣờng kính cành chiết 0.5- 1.0 cm
Bƣớc 3. Cắt khoanh vỏ cành chiết, vệ sinh vết cắt, xử lý chất kích thích ra rễ
- Dùng dao khoanh và bóc vỏ độ dài khoanh vỏ 1.5-2.0 cm, làm sạch tƣợng tầng
- Làm vệ sinh vết cắt khoanh vỏ.
- Bôi chất kích rra rễ lên vùng ra rễ của cành chiết đƣợc lấy trên các cây
giống đã đƣợc chọn lọc ở thời kỳ sinh trƣởng khoẻ, cây có năng suất cao, ổn định
và không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại.
- Chọn những cành có đƣờng kính từ 0.5-1.0cm ở tầng tán giữa và phơi ra
ngoài ánh sáng, không chọn cành dƣới tán và các cành vƣợt.
Các bƣớc thực hiện đƣợc tóm tắc theo hình 13
Hình 13: Trình tự bầu (chiết)
a. Khoanh vỏ; b. cọ quét thuốc; c. vị trí quét thuốc; d. đƣa hỗn vào; e. bó lại
5. Chăm sóc cành chiết:
Bổ sung nƣớc vào bầu chiết khi quá khô để rễ phát triển mạnh
-Ẩm độ bầu: qua cảm quan ta có thể đánh giá đƣợc bầu chiết khô hay ƣớt.
Nếu bầu khô thì xử lý bằng cách dùng kim tiêm bơm nƣớc vào bầu. Nếu quá ƣớt
cần tháo bầu ra vắt vừa đủ ẩm và bó lại nhƣ cũ. Vì thế khi tƣới cho cây mẹ không
nên tƣới trực tiếp lên các bầu đã bó.
- Khi bầu chiết bị kiến, mối, bệnh gây hại thì kịp thời xử lý
6. Cắt cành chiết
76
- Bầu chiết sau khi bó thông thƣờng đều ổn định và ít bị hƣ hỏng. Song vẫn có
thể bị hƣ hỏng do mƣa gió hay súc vật tác động làm bầu chiết bị rách, vỡ...các
trƣờng hợp trên cần phải bó, buộc lại.
- Kiểm tra mức độ ra rễ: tùy loại cây từ có thể từ 3 tuần đến 1 tháng, nếu bầu
nào không ra rễ thì loại bỏ.
- Kiểm tra cành trƣớc khi cắt
- Khi các rễ đã ra đồng đều và nhiều trên bầu
- Khi rễ mọc ra có màu vàng nâu và có rễ thứ cấp, cắt cành chiết đem vô bầu
để giâm.
Có thể dùng cƣa nhỏ, kéo cắt cành, nhẹ nhàng đặt vào điểm cắt (điểm cắt tính
từ phía cây mẹ ra bầu chiết) cắt bầu chiết khoảng 5 - 8 cm (tránh cho cành chiết bị
giập nát) sau khi cắt xong ta nâng cành chiết lên, bầu chiết không bị vỡ, cần loại bỏ
đi một ít lá cành
Yêu cầu: Cắt nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu hay giập nát cành chiết (làm cành chiết bị
yếu - khi trồng phát triển chậm).
Hình 14: Cƣa cắt cành
-Xử lý cành sau cắt: Cắt tỉa lá cành, tránh bóc thoát hơi nƣớc
-Xử lý thuốc trừ nấm bệnh, những loại thuốc gốc đồng theo khuyến cáo
7. Giâm cành chiết
- Sự cần thiết phải giâm cành chiết trƣớc khi đem trồng: Bộ rễ cành chiết khi
mới cắt rời khỏi thân cây mẹ còn yếu, thƣờng dễ chết do mất cân bằng nƣớc
nghiêm trọng
77
- Tại sao phải cắt bớt lá non và mầm non trƣớc khi giâm? Nhằm hạn chế sự
mất cân bằng nƣớc ở cây giâm
- Việc giâm cành chiết sau khi cắt là bƣớc làm cho cây ổn định và tiếp tục sinh
trƣởng.
- Khi cành chiết mới cắt chƣa kịp phục hồi, ổn định, nếu đem trồng ngay cành
chiết có thể bị chết hoặc phát triển chậm. Để cành chiết có điều kiện thích nghi với
môi trƣờng độc lập và phát triển tốt nên giâm cành chiết một thời gian từ 2 - 3 tuần
rồi đem trồng.
- Chuẩn bị vật liệu giâm (bao nilon đen, kích thƣớc tùy theo cây giống)
- Giâm lại trong nhà giâm, xử lý nhúng những cành sau khi cắt vào dung
dịch thuốc bệnh Benomyl 50 WP
- Vật liệu giâm gồm có tro trấu, trấu mục, xơ dừa, phân hữu cơ hoai mục,
những nguyên liệu phải giử ẩm tốt, thoáng và thoát nƣớc tốt
- Môi trƣờng giâm: Tro trấu, sơ dừa, đất, theo tỉ lệ 1:1:0,5 kết hợp thuốc trừ
sâu, bệnh và phân vô cơ, hỗn hợp đƣợc trộn đều cho vào bao PE có đục lổ sẵn
8. Chăm sóc cành chiết sau khi giâm
- Đảm bảo ẩm độ không khí bảo hoà, ẩm độ đất 70%, ánh sáng tán xạ 4000-
6000 lux là thích hợp
- Cành chiết mới giâm còn yếu vì vậy ta làm giàn che nắng cho cây. Tuỳ
theo mức độ thời tiết, để làm giàn che cho phù hợp.
- Nhà giâm thƣờng che nắng bằng lƣới đen giảm ánh sáng 50 %
78
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1.Câu hỏi tự luận
1.1.Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu chiết cành
Tiêu chí Đánh giá
Dao, kéo, dây.. Đạt yêu cầu
Giá thể Đạt yêu cầu
Chất kích thích Đạt yêu cầu
1.2.Quy trình nhân giống chiết cành gồm
Tiêu chí Đánh giá
Lựa chọn cây đầu dòng 2
Lựa chọn cành 2
Khoanh bóc vỏ và bôi chất kích thích 2
Bó bầu 2
Chăm sóc sau khi chiết 2
Tổng 10
2.Bài thực hành
2.1. Thực hiện việc chiết cành (16giờ)
Tiêu chí Đánh giá
Chuẩn bị vật liệu, phƣơng tiện Đầy đủ
Lựa chọn cây mẹ và chọn cành Đánh giá, nhận xét
Khoanh cành và bóc vỏ Đánh giá, nhận xét
Khoanh vỏ, bóc vỏ cạo sạch tƣợng tầng, quét kích thích Đánh giá, nhận xét
2.2. Thực hiện việc cắt và giâm cành chiết( 5 giờ)
Tiêu chí Đánh giá
Chuẩn bị địa điểm giâm cành Quan sát, đánh giá
Cắt cành Quan sát, đánh giá
Xử lý cành Quan sát, đánh giá
Giâm cành Quan sát, đánh giá
C.Ghi nhớ
-Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu chiết
-Chọn cây mẹ
-Quy trình chiết
79
Bài 6: Nhân giống bằng phƣơng pháp ghép
Mã bài: MĐ 01-06
Mục tiêu:
- Trình bày đƣợc cách chuẩn bị phƣơng tiện và vật liệu phục vụ cho việc ghép
nhân giống
- Thực hiện đƣợc các quy định trong việc sản xuất cây giống cây có múi bằng
phƣơng pháp ghép theo đúng quy định
A. Nội dung
1. Khái niệm ghép cây
Là phƣơng pháp đem cành mầm nhánh của cây mẹ có nhiều ƣu điểm nhƣ phẩm
chất tốt năng suất cao ... gắn vào một cây khác để tạo thành một cá thể mới thống
nhất.
Cơ sở khoa học:
Cấu trúc thân cây gồm có 3 phần chính: Lớp vỏ ngoài cùng có nhiệm vụ dẫn
nhựa luyện từ xuống rễ, phần gỗ phía trong dẫn nhựa nguyên từ rể lên cành lá, phần
giữa gỗ và vỏ là tƣợng tầng mô phân sinh rất mỏng, chứa đầy chất dịch có khả năng
phân chia nhanh tạo nên gỗ bên trong và vỏ bên ngoài.
Việc kết hợp gồm các bƣớc sau:
- Áp sát phần tƣợng tầng của gốc với cành (mắt) ghép với nhau
- Lớp tế bào tƣợng tầng ngoài cùng của gốc và cành ghép tạo ra những tế bào
nhu mô dính lại với nhau gọi là mô sẹo
- Các tế bào nhu mô của mô sẹo phân hoá thành những tế bào tƣợng tầng mới,
kết hợp với tƣợngtầng nguyên thuỷ của gốc và cành (mắt) ghép.
- Các tế bào mới tạo ra những mô mạch mới, gỗ bên trong và libe bên ngoài,
hình thành sự kết hợp mạch giữ gốc và cành ghép giúp dinh dƣỡng và nƣớc
đƣợc vận chuyển qua lại.
2. Ƣu khuyết điểm của phƣơng pháp ghép
Đây là phƣơng pháp nổi bật hơn cả vì nó sử dụng đƣợc những kỹ thuật mới
và quy trình nhân giống mới nên khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của các phƣơng
gieo hạt, phƣơng pháp chiết, giâm cành. Trong đó phƣơng pháp ghép mắt khảm
(cẩn), ghép mắt nhỏ là hình thức nhân giống thực hành phổ biến ở các nhà lƣới sản
xuất CCM sạch bệnh trên thế giới
80
Việc sản xuất cây con cây có múi có các mặt tiến bộ sau:
- Trồng gốc ghép trong bầu plastic
- Chọn lọc mắt ghép, giống gốc ghép và khi thác các mối tƣơng tác giữa gốc
ghép và giống trồng. Chọn gốc ghép là cây phôi tâm.
- Quan trọng hơn cả là sử dụng các vật liệu nhân giống sạch bệnh trong suốt
quá trình sản xuất.
- Sử dụng dây nhựa để quấn mối ghép.
Hình 1: Dây quấn
Quy trình sản xuất cây giống CCM sạch bệnh đòi hỏi thực hiện tất cả các mặt
tiến bộ trên và hơn thế nữa các công đoạn sản xuất nhƣ từ việc gieo hạt gốc ghép
(hoặc giâm cành gốc ghép), nuôi dƣỡng gốc ghép, sản xuất cành ghép, mắt ghép,
chăm sóc sau khi ghép và đến cả việc ghép đều đƣợc tiến hành trong nhà lƣới hai
cửa ngăn chặn rầy chổng cánh.
Dụng cụ do kéo chăm sóc cây giống đƣợc tiệt trùng có hệ thống,...
Các lô cây cung cấp cành ghép, mắt ghép sạch bệnh cũng phải đƣợc trồng
trong nhà lƣới tƣơng tự. Các lô này đều tuân thủ quy định kiểm tra định kỳ đối với
bệnh Huanglongbin vả Tristeza. Trong khi đó ở miền Nam trƣớc đây, ngƣời nhân
giống chuyên nghiệp cũng nhƣ không chuyên đều sản xuất cây giống CCM ở ngoài
trời theo phƣơng pháp ghép bo hoặc chiết cành.
3. Thời vụ ghép
81
Ở miền Nam do không trải qua mùa Đông, nên việc nhân giống cây có múi
có thể thực hiện quanh năm. Tuy nhiên những lúc mƣa, bão tránh ghép để việc che
nƣớc mƣa ảnh hƣởng đến mắt ghép.
4. Chuẩn bị phƣơng tiện vàvật liệu
Để sản xuất cây giống có múi sạch bệnh cẩn phải chuẩn bị: Nhà lƣới hai cửa
ngăn chặn đƣợc rầy chổng cánh và nơi xây nhà lƣới nên cách ly vƣờn sản xuất trái
CCM.
4.1.Gốc ghép
Nên chọn giống gốc ghép đã đƣợc xác nhận, có thể gieo từ hạt hoặc giâm
cành (xem bài gieo hạt và giâm cành)
Mắt ghép, cành ghép sạch bệnh: Từ cây S1
4.2. Nguồn mắt ghép
Cần chọn từ những cây mẹ là dòng vô tính đƣợc chọn lọc có năng suất cao,
chất lƣợng tốt và đúng giống.
- Nguồn mắt ghép: hiện nay các mắt ghép có đủ tiêu chuẩn đều đƣợc cung cấp
từ các lô nhân mắt ghép.
Chọn cành ghép cần chú ý:
- Tuổi cành 3-4 tháng
- Chọn và cắt cành trên mọi phía của tán cây
- Số cành cần sử dụng cần đƣợc thui đồng đều trên lô
Một cành ghép khoảng 10 mắt. Cành tốt nhất là lấy từ cây có it nhất 6 năm
tuổi, từ các cành nhỏ hình trụ và có một năm tuổi (không có nhiều gốc cạnh) xuất
xứ từ những chồi mới mọc trong năm đó. Các nhánh non trẻ hơn cũng có thể ghép
nếu sử dụng ghép nêm. Cành ghép phải đƣợc cắt rời bằng kéo tỉa có khử trùng, khử
trùng bằng cách ngâm trong nƣớc javel thƣơng mại có 120 chlor nguyên chất
Lá đƣợc cắt sát cuống lá, sau đó gom thành từng nhóm 20-25 cành, bọc trong
vải mùng ẩm, dán nhãn và có ghi số hiệu của cây mẹ và giống cây, sau đó đƣợc
ngâm trong dung dịch Benomyl 5% để khử trùng bề mặt.
Sau khi lau và để khô dần trong chỗ mát. Nếu chƣa sử dụng cần phải bịt kín
2 đầu của cành ghép bằng sáp hoặc parafine và giữ trong bao polyetylen hàn kín
Nhiệt đô thích hợp bảo quản cành ghép là 100 C, ẩm độ 75-90%
82
Hình2:: Cành ghép
Hình 3: Cành ghép đƣợc cắt cuống lá
Chuẩn bị trƣớc khi ghép
Phân bón trên cây lấy mắt ghép cần dừng trƣớc khi ghép15 ngày. Mắt ghép
đƣợc thu trên cành có gỗ tròn hoặc gỗ có tiết diện tam giác, tuổi từ 3-4 tháng chỉ
chọn những mắt có cuống lá to, mầm lá trƣơng phòng
83
Hình4: Cây chuẩn bị ghép
- Các vật liệu phụ trợ khác: bầu ƣơm, giá thể, dao ghép, kéo cắt cành, nƣớc
Javel 12 độ chlor, phân bón, thuốc phòng trừ sâu, bệnh,...
Hình 5: Dụng cụ ghép
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình nhân giống CCM trong nhà lƣới.
5. Các phƣơng pháp ghép
Kỹ thuật sản xuất cây giống có múi sạch bệnh bằng phƣơng pháp ghép trong
nhà lƣới trải qua các giai đoạn sau:
+ Sản xuất gốc ghép: có thể dùng hạt gieo hoặc giâm cành
84
+ Sản xuất mắt ghép: từ lô nhân nhanh từ cây mẹ
+ Ghép cây,
+ Chăm sóc cây giống sau ghép,
Sơ đồ sản xuất cây mẹ
Có kiểm tra bệnh định kỳ
-Và cây còn hạn sử dụng
Sản xuất gốc ghép
-Gieo hạt
-Giâm cành
Lô nhân nhanh mắt ghép
có chứng nhận (S1)
Chọn giống gốc
ghép đủ tiêu
chuẩn
Mắt ghép
GHÉP MẮT
Cây giống (S2)
Cây con thƣơng phẩm
có xác nhận
KIểm tra cây giống đủ
quy cách xuất vƣờn
Ngƣời mua cây giống
Ngƣời mua cây giống
Sơ đồ 1.Quy trình sản xuất cây giống CCM
sạch bệnh trong nhà lƣới
85
5.1.Ghép mắt chữ T
Trình tự thao tác ghép:
- Trên gốc ghép: Cách mặt bầu ƣơm 25-30cm dùng dao vạch hai đƣờng tạo
thành chữ T, đoạn ngang dài 7-8 mm, đoạn đứng dài 2,5-3,0cm. Tách nhẹ vỏ lên
phía trên
Hỉnh.6. Vạch đường ngang Hình 7.Vạch dọc xuống tạo chữ T
Hình 8. Dùng dao tách miệng chữ T
86
Trên cành ghép: Dùng dao sắc lạng nghiêng vào phần gỗ một đƣờng dài
2,5cm théo hƣớng từ gốc cành lên ngọn cành. Đƣờng dao thứ 2 cắt đứt miếng mắt
ghép ra khỏi cành
Hình 9.Cắt từ gốc cành
Hình 10: Cắt mắt ghép
87
- Ghép: Tiếp tục tách miếng vỏ chữ T trên gốc ghép lên và nhanh tay đặt miếng mắt
ghép vào chỗ chữ T vừa đƣợc tách lên
Hình 11: Đặt mắt ghép
- Quấn: Có thể dùng bằng dây PE hoặc giấy parafin khi quấn xong không
cần phải tháo dây mắt ghép tự bật ra), bắt đầu từ giữ mắt ghép quấn xuống đến cuối
đƣờng thẳng của chữ T, rồi quấn lên ngƣợc lên kín cả mối ghép
Hình12: Quấn dây parafin
88
Hình 13: Dây PE
5.2. Ghép mắt khảm (cẩn)
- Trên gốc ghép: cách mặt bầu ƣơm 25-30cm, dùng dao cắt xéo từ trên xuống
lấy cả phần gỗ gốc ghép, đƣờng dao thứ 2 nghiêng 1 gốc 450 cắt đứt miệng gốc
ghép ra khỏi gốc, miệng gốc ghép có dạng hình cái khiên, có chiều ngang 5-6mm,
dài 2-2,5cm.
Hình 14:Dùng dao cắt vết cắt thứ 1
89
Hình 15: Đường dao thứ 2 cắt miệng gố ghép
-Trên cành ghép:
Dùng dao lạng nghiêng phần gỗ một đƣờng dài 2.5cm theo hƣớng từ ngọn
cành xuống gốc cành, đƣờng dao thứ 2 nghiêng 1 gốc 450 cắt đứt mắt ghép. Hình
dạng kích thƣớc mắt ghép và gốc càng giống nhau thì khả năng thành công càng
cao
Hình. 16: Cắt mắt ghép
Ghép: nhanh tay đặt mắt ghép vào miệng gốc ghép sao cho các tƣợng tầng
của chúng trùng khít nhau và áp sát. Kế đến là quấn kín giống nhƣ ghép chữ T
90
Hình 14: Đặt mắt ghép
Sau khi ghép xong cần hạn chế sinh trƣởng ngọn bằng cách cắt ngọn gốc
ghép, để tập trung cho quá trình tiếp hợp tốt hơn.
Hình 17:. Cắt ngọn gốc ghép
Sau ghép 12 ngày (đối với gốc volkamer) tuần, mở dây quấn mối ghép, tránh
để vỏ gốc ghép bị thƣơng tổn do dao rạch khi mở dây.
91
Hình 18:. Sau ghép 2 tuần
Sau 5-7 ngày nếu mắt ghép còn sống, dùng khéo cắt ngọn gốc ghép ở phía
trên cách vết ghép 10cm (mặt cắt này đƣợc quét bằng các loại thuốc gốc đồng),
khoảng 7-10 ngày sau, mắt ghép nẩy chồi. Lần thứ hai đƣợc thực hiện cách ngay
phía trên vết ghép 2cm khi chồi cao 20cm, vết cắt cũng đƣợc quét sơn hoặc sáp.
Hình 19:. Mắt ghép nẩy chồi
Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành công trong kỹ thuật ghép:
- Khả năng tiếp hợp giữa gốc ghép và giống ghép: ở họ CCM, những cây cùng
họ ghép với nhau hầu hết đều thành công.
92
- Kỹ năng của ngƣời ghép: ngƣời ghép phải có dao ghép sắc bén, biết áp dụng
kỹ thuật ghép. Các thao tác phải nhanh, chính xác và ghép đúng kỹ thuật
- Chăm sóc trƣớc và sau ghép: Trƣớc ghép cây gốc ghép và cây cung cấp mắt
ghép phải có đủ lá và xanh tốt. Cành ghép, mắt ghép phải chọn đúng tuổi. Chăm
sóc sau ghép đúng cách không để mối ghép bị ƣớt, đất không bị khô, úng, không bị
nấm bệnh tấn công.
6.Chăm sóc cây sau ghép
6.1.Kích thích nẩy mầm
Sau khi ghép 12 ngày (đối với gốc chanh volkamer), mở dây quấn mối ghép.
Sau đó 5-7 ngày, nếu mắt còn sống, dùng dao cắt ngọn gốc ghép ở phía trên cách
vết ghép 10cm. Mặt cắt này đƣợc quét bằng các loại thuốc gốc đồng hoặc bằng sơn.
Khoảng 7-10 ngày sau mắt ghép sẽ nẩy chồi. Lần cắt thứ hai đƣợc thực hiện cách
ngay phía trên vết ghép 2cm khi chồi cao 20cm, vết cắt cũng đƣợc quét sơn hoặc
thuốc gốc đồng
Cắt ngọt gốc ghép cách mặt bầu ƣơm 40cm trƣớc khi ghép 3 ngày là cách thực
hành cải tiến hữu ích giúp cho các thao tác trong lúc ghép dễ dàng.
6.2.Tƣới nƣớc, bón phân, phòng bệnh
Sau khi cắt ngọn, cây gốc ghép bị mất phần lớn sinh khối nên nƣớc tƣới cũng
không nhiều và việc bón phân chỉ thực hiện khi cơi đọt đầu tiên già lại, lƣợng bón
1kg N,P,K (16-16-8) / 1000cây, các lần bón sau tăng dần.
Khi chồi giống cao khoảng 20cm nên cắm cọc cho mỗi cây, cột cố định chồi
để giữ cho thân chồi thẳng.
Hình 20: Cắm cọc
93
B. Câu hỏi và bài tập
1. Câu hỏi tự luận:
Trình bày cách chuẩn bị vật liệu ghép
Tiêu chí Đánh giá
Dụng cụ ghép(dao, kéo, dây quấn), đảm bảo cho ghép Đạt theo quy trình
Chuẩn bị gốc ghép đạt chuẩn ghép Đạt theo quy trình
Chuẩn bị mắt ghép phải đạt chuẩn( từ cây mẹ sạch bệnh nhuy
hiểm)
Đạt theo quy trình
Nhà lƣới nhân giống Đạt theo quy trình
2. Bài thực hành
2.1.Thực hiện ghép chữ T (13giờ)
Đánh giá kết quả thực hành
Tiêu chí Đánh giá
Thao tác trên gốc ghép Thực hiện theo quy trình
Thao tác trên mắt ghép Thực hiện theo quy trình
Ghép Thực hiện theo quy trình
Quấn dây Thực hiện theo quy trình
2.2.Thực hiện ghép khảm (13giờ)
Tiêu chí Đánh giá
Thao tác trên gốc ghép Thực hiện theo quy trình
Thao tác trên mắt ghép Thực hiện theo quy trình
Ghép Thực hiện theo quy trình
Quấn dây Thực hiện theo quy trình
C. Ghi chú
- Cách chọn gốc, cành ghép
- Các thao tác ghép
-Chăm sóc sau khi ghép
94
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
+ Vị trí: Mô đun chuẩn bị cây giống để trồng là một mô đun chuyên môn nghề
trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Trồng cây có múi đƣợc giảng
dạy đầu tiên trong chƣơng trình đào tạo nghề trồng cây có múi. Đây là mô đun đầu
tiên trong chƣơng trình đào tạo nghề trồng cây có múi. Mô đun chuẩn bị cây giống
để trồng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của ngƣời học.
+ Tính chất: Mô đun chuẩn bị cây giống để trồng đƣợc hình thành do sự tích hợp
kiến thức về đặc điểm của một số giống cây có múi phổ biến, các phƣơng pháp
nhân giống, nhằm mục đích tạo ra cây con giống sạch bệnh. Mô đun này có thể
giảng dạy tại cơ sở dạy nghề hoặc tại thực địa.
II. Mục tiêu
+ Kiến thức:
- Mô tả đƣợc các đặc điểm của một số giống cây cây có múi phổ biến.
- Biết đƣợc các phƣơng pháp nhân giống cây có múi.
+ Kỹ năng:
- Thực hiện đƣợc việc nhân giống trên cây có múi
- Ứng dụng đƣợc việc chọn các giống cây có múi để trồng phù hợp cho vùng.
+ Thái độ:
Tổ chức thực hiện đƣợc chọn giống trồng và nhân giống bảo đảm an toàn và
hiệu quả.
95
III. Nội dung chínhcủa mô đun
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa điểm
Thời lƣợng (giờ học)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
MĐ 01-01
Giới thiệu một
số giống cây
có múi phổ
biến ở Việt
Nam
Tích
hợp
phòng học/
vƣờn cây
mẫu
12 2 10
MĐ 01-02
Yêu cầu về kỹ
thuật sản xuất
và tiêu chuẩn
cây giống cây
có múi
Tích
hợp
phòng học/
vƣờn cây
8 2 6
MĐ 01-03
Nhân giống
bằng phƣơng
pháp gieo hạt
Tích
hợp
phòng học/
vƣờn cây
8 2 5 1
MĐ 01-04
Nhân giống
bằng phƣơng
pháp giâm
cành
Tích
hợp
phòng học/
vƣờn cây
12 2 9 1
MĐ 01-05
Nhân giống
bằng phƣơng
pháp chiết
cành
Tích
hợp
phòng học/
vƣờn cây
24 2 21 1
MĐ 01-06
Nhân giống
bằng phƣơng
pháp ghép
Tích
hợp
phòng học/
vƣờn cây
32 6 24 2
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Tổng số 100 16 75 9
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành.
96
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
*Đối với các bài tập, câu hỏi lý thuyết đƣợc tiến hành ở trên lớp học, thời gian
thực hiện cho mỗi bài đƣợc ghi trong phần nội dung chƣơng trình chi tiết mô đun
chuẩn bị cây giống để trồng.
*Tổ chức thực hiện đối với bài thực hành kỹ năng:
-Địa điểm thực tập: Trên vƣờn cây, nhà lƣới nhân giống.
-Thời điểm thực hiện: Tuỳ thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào
tạo. Nên kết hợp với cơ sở nhân giống cây có múi đủ tiêu chuẩn.
-Thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài đƣợc ghi trong phần nội dung chi tiết
của chƣơng trình mô đun.
- Cách đánh giá dựa vào tiêu chuẩn thực hiện công việc, phần lý thuyết đánh
giá theo thang điểm 10, phần thực hiện kỹ năng đánh giá theo thao tác và theo quy
trình.
-Các nguồn lực để thực hiện:
+Máy tính, máy chiếu Projecter
+Hình ảnh về nhân giống cây có múi, tham quan cơ sở nhà lƣới cây giống cây
có múi.
+ Phòng học
+Mô hình nhân giống cây có múi, vƣờn ƣơm cây giống.
+ Các dụng cụ chiết ghép, giâm cành (dao, kéo, dây quấn, nƣớc khữ trùng...)
*Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng:
Tuỳ thuộc vào từng bài mà giáo viên yêu cầu học viên/ nhóm học viên phải đạt
về tiêu chuẩn đƣợc ghi trong tiêu chí đánh giá ( mục V)
V. Yê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_chuan_bi_cay_giong_de_trong.pdf