Giáo trình Chăm sóc và thu hoạch lúa

Kết cấu mô đun gồm 4 bài. Mỗi bài đƣợc hình thành từ sự tích hợp giữa

kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch,

sơ chế và bảo quản sau thu hoạch lúa giống.

pdf81 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc và thu hoạch lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tốt cho nhu cầu sản xuất. Bảo quản nguồn giống phục vụ cho nghiên cứu, chọn lọc giống. 2.1.2. Yêu cầu Hạn chế đến mức tối đa các tác nhân gây hƣ hại chất lƣợng hạt giống và kéo dài thời gian bảo quản. Các hạt giống trƣớc khi đƣa vào bảo quản phải ở trạng thái an toàn (tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ đúng chủng loại, thủy phần, tỷ lệ tạp chất, không chứa các sinh vật gây hại) theo đúng tiêu chuẩn cấp giống đã ghi trên nhãn bao gói. 57 2.1.3. Nguyên tắc Hai nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới việc bảo quản hạt lúa là nhiệt độ và ẩm độ. Hạt lúa sẽ thay đổi ẩm độ trong quá trình bảo quản để đạt đƣợc cân bằng với nhiệt độ và ẩm độ tƣơng đối của không khí trong điều kiện bảo quản. Nói chung, khi bảo quản ẩm độ hạt chấp nhận đƣợc là  13%. Nguyên tắc cơ bản trong bảo quản lúa là phải có cấu trúc nhà kho có thể giữ ẩm độ hạt và ẩm độ tƣơng đối của nhà kho ổn định trong thời gian bảo quản. Làm giảm 1% ẩm độ hạt, đời sống hạt lúa trong bảo quản sẽ tăng gấp đôi và nhiệt độ cứ giảm 5oC đời sống hạt sẽ tăng gấp đôi. Ví dụ: Hạt giống đƣợc sấy khô tại 12% ẩm độ và trữ trong điều kiện nhiệt độ là 22oC, hạt giống có thể trữ đƣợc 1 năm. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hạt giống trong quá trình bảo quản 2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại của hạt * Vỏ trấu, vỏ lụa, nội nhũ và phôi nhũ là những bộ phận cấu tạo chính của hạt thóc giống. - Vỏ trấu: là phần vỏ cứng của hạt lúa đƣợc bao bọc phía ngoài hạt thóc và là cơ quan bảo vệ các bộ phận bên trong của hạt thóc (chiếm trọng lƣợng khoảng 20 - 21% so trọng lƣợng hạt thóc). Lớp vỏ trấu có thành phần cấu tạo chủ yếu là celluloze và hemicellulose nên rất vững chắc. Các giống lúa khác nhau có lớp vỏ dày mỏng khác nhau. Lớp vỏ càng dày thì khả năng bảo vệ tốt hơn lớp vỏ mỏng. Lớp vỏ trấu khi khô khả năng dẫn nhiệt kém; khả năng thấm nƣớc, thấm khí tốt. Một số giống lúa phía đỉnh vỏ trấu có râu. Hình 27: Cấu tạo của hạt thóc (lúa) a. Hạt thóc; b. Vỏ trấu; c. Hạt gạo lức a b c 58 - Lớp vỏ lụa (Aloron): Nằm bên trong lớp vỏ trấu, bao bọc nội nhũ và phôi hạt. - Phôi nhũ: nằm dƣới bụng hạt, đây là bộ phận sau này sẽ phát triển thành mầm phôi và rễ phôi. Bộ phận này có trọng lƣợng rất nhỏ, không đáng kể so với khối lƣợng toàn hạt. - Nội nhũ (hạt gạo): đƣợc tạo bởi chủ yếu là tinh bột, đƣờng, prôtêin và các chất béo – đó chính là kho thức ăn dự trữ để nuôi phôi và hàm lƣợng tinh bột chiếm đến 80% hạt gạo, còn khoảng 20% là các chất khác. * Hoạt động hô hấp của hạt: - Cƣờng độ hô hấp của hạt tăng cao dần theo thời gian bảo quản do đó chất lƣợng hạt giống, sức sống của phôi hạt giảm dần theo thời gian. - Hiện tƣợng tự ẩm và tự nhiệt làm tiêu hao chất dự trữ trong hạt ngày càng tăng lên theo thời gian. Mặc dù trƣớc khi đƣa vào bảo quản, hạt giống đã đƣợc phơi sấy khô đến độ ẩm tới hạn (thủy phân  12%) nhƣng sau một thời gian bảo quản cƣờng độ hô hấp trong hạt tăng dần. Hô hấp sẽ sinh ra nhiệt làm bốc nóng khối hạt, sinh ra nƣớc làm thủy phần khối hạt tăng lên. Đó chính là hiện tƣợng tự ẩm và tự nhiệt. * Thành phần hóa học của hạt: bao gồm nƣớc và các chất dự trữ. - Hàm lƣợng nƣớc trong hạt: Trong hạt lúa có 2 dạng nƣớc. Đó là nƣớc tự do và nƣớc liên kết. Nƣớc liên kết thƣờng rất ít biến động, có tác dụng duy trì cấu trúc ổn định của hạt ở trạng thái sống tiềm sinh. Nƣớc tự do đƣợc sử dụng vào các quá trình trao đổi Hình 28: Cấu tạo của hạt gạo a. Nội nhũ và phôi hạt b. Hạt gạo lức và vỏ cám (vỏ lụa) a b 59 1 3 2 Đại khí hậu (1) Vi khí hậu (3) Tiểu khí hậu (2) Hình 29: Ảnh hƣởng của môi trƣờng bảo quản chất của các hoạt động sống trong hạt. Khi hàm lƣợng nƣớc tự do trong hạt giảm thì cƣờng độ các hoạt động sống giảm theo. Hàm lƣợng nƣớc tự do trong hạt giảm xuống  12% thì hạt lúa ở trạng thái ngừng sinh trƣởng. Độ thủy phần này gọi là độ ẩm tới hạn. Nếu hạt giống khi đƣa vào bảo quản mà thủy phần cao hơn độ ẩm tới hạn (14 – 15%, nhất là vào mùa mƣa) thì hạt giống lại càng nhanh giảm chất lƣợng. Sự phân giải chất dự trữ trong hạt diễn ra mạnh mẽ làm hạt lúa giảm sức sống nhanh chóng trong điều kiện nóng và ẩm. - Gluxit trong hạt: đây là thành phần chất hữu cơ chủ yếu có trong hạt lúa. Thành phần các chất gluxit trong hạt lúa bao gồm: tinh bột, đƣờng, celluloza, hemicelluloza và péctin. Trong đó tinh bột và đƣờng là các chất dự trữ chủ yếu có trong phần hạt. Các chất này khi khô rất háo nƣớc, nên nó sẽ hấp phụ nƣớc từ môi trƣờng vào hạt trong quá trình bảo quản. - Protein: Mặc dù hàm lƣợng protein trong hạt lúa không cao nhƣng đây là chất rất háo nƣớc. Trong quá trình bảo quản chất này hấp phụ nƣớc và làm thủy phần trong hạt tăng dần. Các giống lúa nào có hàm lƣợng protein càng cao thì càng khó bảo quản, nhất là bảo quản thoáng. 2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bảo quản * Mối quan hệ giữa môi trường bảo quản và hạt lúa giống - Có 3 loại môi trƣờng bảo quản có liên quan với nhau và cùng tác động đến hạt lúa giống trong quá trình bảo quản: đại khí hậu, tiểu khí hậu và vi khí hậu. Các loại môi trƣờng này có tác động qua lại với nhau và có ảnh hƣởng đến việc bảo quản hạt giống. Quan sát hình 29 chúng ta thấy: Đại khí hậu (1) là môi trƣờng bao xung quanh kho (điều kiện khí hậu của vùng, miền). Là môi trƣờng thay đổi rõ rệt theo mùa. Tiểu khí hậu (2) là môi trƣờng bao quanh khối sản phẩm ở không gian trong kho bảo quản. Môi trƣờng này phụ thuộc nhiều vào qui cách thiết kế của kho bảo quản và khối lƣợng hạt giống bảo quản trong kho. 60 Vi khí hậu (3) là môi trƣờng gồm các khe hở nhỏ bao quanh các hạt giống. Phụ thuộc nhiều vào cấu trúc, tính chất vật lí, hóa học của hạt. Môi trƣờng nào ảnh hƣởng lớn hơn đến chất lƣợng bảo quản? Môi trƣờng tiểu khí hậu (3) có ảnh hƣởng nhiều và trực tiếp nhất đến quá trình bảo quản hạt lúa giống. * Các nhân tố môi trường bảo quản: Môi trƣờng bảo quản bao gồm các nhân tố vô sinh và hữu sinh. - Các nhân tố vô sinh + Nhiệt độ: Là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động hô hấp của hạt. Nếu bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao (nóng) thì hạt nhanh hỏng hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp (lạnh). Giữa ẩm độ hạt khi bảo quản và nhiệt độ môi trƣờng bảo quản có ảnh hƣởng rất rõ rệt đến thời gian bảo quản. Hạt giống lúa có thủy phần 10 – 14%, có thể bảo quản tốt ở nhiệt độ 180C trong 2 năm. Nếu ẩm độ cao hơn 19%, tỷ lệ nảy mầm sẽ giảm sau 9 tháng. Nếu ẩm độ hạt 5 – 6%, khả năng nảy mầm sẽ rất thấp, nhƣng không đổi trong quá trình bảo quản ở điều kiện nhiệt đới ẩm. + Ẩm độ: Bảo quản hạt trong điều kiện ẩm độ không khí cao cũng làm cho chất lƣợng hạt giống giảm nhanh hơn trong điều kiện khô ráo. Ẩm độ không khí cao làm cho khối hạt giống hút ẩm. Thủy phần trong khối hạt tăng lên là điều kiện thuận lợi cho hoạt động hô hấp của hạt và các sinh vật gây hại hạt giống. + Ánh sáng: nếu bảo quản hạt giống trong điều kiện có ánh sáng chiếu trực tiếp vào kho chứa hạt sẽ nhanh giảm chất lƣợng. Ánh sáng kích thích hoạt động hô hấp của hạt tăng cao, phân giải các chất dự trữ trong hạt nhanh hơn. + Nồng độ các chất khí: Nồng độ chất khí trong kho bảo quản có ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng hạt giống. Nồng độ oxy (O2) cao, Carbonic (CO2) thấp làm cho hạt giống giảm chất lƣợng nhanh hơn. Ngƣợc lại tăng CO2, giảm O2 trong môi trƣờng bảo quản sẽ kéo dài thời gian bảo quản hơn. - Các nhân tố hữu sinh + Côn trùng: Hai loại côn trùng thƣờng gây hại nặng trong kho bảo quản thóc đó là mọt và mối. Mọt hại thóc là đối tƣợng gây thiệt hại nặng nhất trong quá trình bảo quản hạt. Mọt trƣởng thành dạng cánh cứng, đẻ trứng vào trong hạt. Sâu non đục khoét ăn chất dự trữ và phôi hạt, đào thải ra phân dạng bột. Phân của chúng là môi trƣờng thích hợp cho nấm mốc phát triển và làm hạt giống hƣ hỏng nhanh hơn. 61 Hình 30: Một số loại mọt thóc Mọt thóc thuộc lớp côn trùng: Bộ cánh cứng, bao gồm một số loại phổ biến nhƣ sau: Họ vòi voi: Mọt gạo, mọt thóc Họ mọt thò đuôi: Mọt gạo thò đuôi Họ mọt thóc: Mọt thóc lớn, Mọt thóc Thái lan Mối cũng là đối tƣợng gây hại trong các kho bảo quản hạt lúa giống. Cần thƣờng xuyên kiểm tra phát hiện và phòng trừ kịp thời. Mối cũng là đối tƣợng rất nguy hiểm, chúng sống ở dƣới đất thành bầy đàn. Nguồn thức ăn chính của chúng là chất xơ, cho nên khi phát hiện đƣợc nguồn thức ăn (hạt thóc) là chúng sẽ tìm đến rất nhanh. Khi chúng di chuyển, chúng sẽ tiết ra một loại chất dẻo tạo thành đƣờng hầm. Khi tấn công khối hạt giống chúng tiết ra chất men phân giải xellulaza. Với số lƣợng bầy đàn vô cùng lớn, nếu để mối tấn công vào kho sẽ gây hại rất lớn. + Vi sinh vật: Nấm và vi khuẩn cũng là những sinh vật gây hại trong bảo quản lúa giống, trong đó đặc biệt là các nấm hại. Nhiều loại nấm gây hại có thể xâm nhập vào hạt thóc trên đồng ruộng, trong quá trình thu hoạch, chế biến và bảo quản hạt giống. 62 Các loại nấm mốc phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Đặc biệt sau thời gian bảo quản dài mà có côn trùng và mọt gây hại thì nấm mốc càng phát triển nhiều hơn. + Động vật: chuột là đối tƣợng cũng gây hại rất nguy hiểm cho các kho bảo quản hạt giống. Chúng đục khoét bao ăn hạt đồng thời đào thải nƣớc tiểu và phân tạo môi trƣờng thuận lợi cho nấm mốc phát triển gây hại. Ngoài ra còn có chim sẻ cũng là đối tƣợng gây hại. Cần kiểm tra thƣờng xuyên phát hiện, ngăn chặn kịp thời con đƣờng xâm nhập của chim, chuột. Đặt bẫy, đánh bả theo qui trình an toàn cho ngƣời và động vật ăn chuột. 2.2.3. Ảnh hưởng của phương pháp và kỹ thuật bảo quản - Bảo quản thoáng: thành phần chất dự trữ trong hạt lúa chủ yếu là tinh bột, do đó nồng độ oxy trong môi trƣờng bảo quản ít ảnh hƣởng đến chất lƣợng hạt. Tuy nhiên, nếu bảo quản hạt trong điều kiện thoáng khí thì hơi nƣớc từ không khí ẩm sẽ xâm nhập vào hạt dễ dàng. Trong thành phần không khí ẩm cũng chứa đựng các sinh vật gây hại. Thủy phần trong hạt tăng cao sẽ kích thích hoạt động hô hấp phân giải chất dự trữ trong hạt, kích thích sự sinh trƣởng phát triển của các sinh vật gây hại làm cho hạt giống nhanh bị hƣ hỏng. Hình 31. Nấm hại bông hạt 63 - Bảo quản kín: đây là môi trƣờng bảo quản rất tốt cho nhiều loại hạt giống do hạn chế đƣợc các nguyên nhân gây hỏng hạt giống của phƣơng pháp bảo quản thoáng. Thời gian bảo quản hạt giống đƣợc kéo dài hơn. - Bảo quản ở kho lạnh: trong môi trƣờng nhiệt độ thấp (15 – 180C) cũng kéo dài thời gian bảo quản. - Bảo quản trong túi chuyên dụng có thuốc trừ côn trùng, nấm gây hại: đây là phƣơng pháp bảo quản đem lại hiệu quả rất tốt hiện nay. Đây là phƣơng pháp bảo quản kín kết hợp với hóa chất trừ côn trùng và nấm gây hại. 2.3. Kỹ thuật thực hiện bảo quản hạt giống lúa Tùy theo mục đích yêu cầu của việc bảo quản, điều kiện thực tế của sản xuất mà có thể lựa chọn phƣơng pháp bảo quản thích hợp. Hiện nay ngƣời ta thƣờng sử dụng các phƣơng pháp bảo quản chủ yếu sau. 2.3.1. Bảo quản hạt đóng bao chứa trong kho thoáng - Hạt giống đã đƣợc phơi sấy khô, làm sạch cho vào bao cói, bao dứa khối lƣợng 40 – 50kg. Xếp trên các kệ gỗ cách mặt đất, trần nhà và quanh tƣờng 20 – 30cm. - Kho bảo quản luôn đảm bảo thoáng, mát, khô ráo, không có ánh sáng trực xạ chiếu vào và có lƣới chống các sinh vật gây hại. - Phƣơng pháp bảo quản này chỉ bảo quản hạt giống trong thời gian 3 – 4 tháng. Nếu bảo quản trong thời gian ngắn khoảng 2 – 3 tháng thì có thể áp dụng phƣơng pháp bảo quản thoáng. Để hạt giống trong kho càng lâu thì hạt giống càng nảy mầm kém. Đó là điều xảy ra cho tất cả các loại hạt giống khác nhau. Nếu đựng hạt trong bao đay hay nilon dệt (không kín) hạt giống rất nhanh mất sức nảy mầm dù đƣợc phơi rất khô tới 12% độ ẩm. Vì trong khi bảo quản, hạt giống lúa hút ẩm, nhất là trong điều kiện mùa mƣa hạt giống có khi có độ ẩm tới 14 - 15%, từ đó chúng mất sức nảy mầm khá nhanh. Muốn kéo dài thời gian bảo quản thì thƣờng xuyên kiểm tra ẩm độ hạt, phơi sấy lại hạt giống (1 – 2 tháng/lần), phòng trừ sâu bệnh động vật gây hại. Không chọn nơi ẩm ƣớt, hay ánh nắng thƣờng xuyên chiếu vào nơi bảo quản hạt giống. Nơi bảo quản hạt giống phải thƣờng xuyên khô ráo, thoáng mát. Bao giống phải đƣợc kê bằng gỗ, không nên kê bằng gạch hay bằng những vật liệu kê khác. 2.3.2. Bảo quản kín trong chum, vại, túi nilông - Theo kinh nghiệm thì khi phơi lúa đạt độ ẩm khoảng 12%, cho hạt lúa giống vào bao nilon và buộc kín là tốt nhất. Sau đó toàn bộ bao nilon đƣợc đựng trong bao bố, bỏ vài cục vôi sống (vôi chƣa tôi) dƣới đáy để hút ẩm thƣờng xuyên. 64 - Bảo quản hạt giống trong túi nhựa poly-ethylen có chứa thuốc xông hơi hoá học là một TBKT mới, đơn giản, dễ làm, đem lại hiệu quả cao. Hạt giống bảo quản sau 9 tháng vẫn còn tỷ lệ nảy mầm 70%. Sử dụng loại túi nhựa poly-ethylen, độ dày 0,078mm, kích thƣớc 10cm x 18cm để làm túi bảo quản thóc giống. Trong mỗi bao thóc có thêm 5gam chất xông hơi Mosfly hoặc Basudin để trừ côn trùng gây hại. Các bao thóc giống đƣợc để trong kho. - Bảo quản kín: hạt lúa đƣợc chứa trong 2 lớp bao, bao PP ở ngoài bao PE ở trong cột kín lại, bảo đảm không khí từ môi trƣờng không thể thấm qua lớp bao để tiếp xúc với hạt. Oxygen trong bao sẽ giảm dần với sự hô hấp của hạt và sâu mọt, nhƣ thế sẽ làm sâu mọt chết ngạt. Với phƣơng pháp này có thể bảo quản lúa một năm mà chất lƣợng vẫn tốt và đây là phƣơng pháp đƣợc dùng để bảo quản lúa giống và hạt giống khác hiện nay. Có thể mua bao PE (loại bao nylon thông thƣờng) khổ 70 x 110 cm giá 2.500 – 3.000đ/cái (15 bao/kg). Vậy 1 kg lúa bảo quản sẽ tăng thêm 50 – 70 đồng. Tính ra không cao vì nông dân sẽ bán đƣợc giá cao hơn nhiều. - Bảo quản lúa với chất silicagen: gần đây các nhà khoa học của Viện cơ điện nông nghiệp và công nghiệp sau thu hoạch đƣa ra phƣơng pháp trộn chất silicagen (chất hoạt động bề mặt) vào hạt lúa. Chất silicagen sẽ phá hủy lớp biểu bì của côn trùng làm côn trùng mất nƣớc và chết mà chất lƣợng sản phẩm vẫn bảo đảm. Phƣơng pháp này có thể bảo quản hạt lúa 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, đây là phƣơng pháp mới nên cần phải nghiên cứu thêm về an toàn thực phẩm và giá thành bảo quản nhƣ thế nào. Trong các phƣơng pháp nêu trên thì bảo quản kín tỏ ra ƣu việt hơn vì dễ thực hiện, vật liệu dễ tìm và giá thành hợp lý. Một điều cần lƣu ý trong các phƣơng pháp bảo quản nêu trên thì môi trƣờng bảo quản rất quan trọng. Phải Hình 32: Hạt lúa đƣợc bảo quản trong 2 lớp bao 65 bảo quản lúa nơi khô ráo, thông thoáng tránh đƣợc chim chuột phá hại. Nếu môi trƣờng bảo quản ẩm thấp, bị chim chuột phá hại thì thời gian tồn trữ sẽ rút ngắn đáng kể. 2.3.3. Kiểm tra hạt giống trong quá trình bảo quản (Tham khảo thêm mô đun 6). * Các loại kiểm nghiệm chất lượng hạt giống lúa: • Kiểm nghiệm trƣớc khi nhập vào kho. • Kiểm nghiệm định kỳ. • Kiểm trƣớc khi xuất kho. * Mục đích và ý nghĩa của kiểm nghiệm - Phát hiện đối tƣợng sâu bệnh và các biến cố có thể xảy ra. - Tiết kiệm đƣợc giống nhờ bảo đảm sức nảy mầm. - Chủ động kế hoạch gieo trồng, xuất khẩu. - Bảo giống có phẩm chất tốt. - Lƣợng toán hiệu quả kinh tế. * Phân chia các loại mẫu và phương pháp lấy mẫu - Hạt đổ rời: 75 tấn là một đơn vị kiểm nghiệm. - Hạt đóng bao: 20 tấn là một đơn vị kiểm nghiệm. * Các loại mẫu • Mẫu điểm: là một lƣợng nhỏ hạt giống đƣợc lấy ở một điểm trong lô hạt giống. Thƣờng xác định mẫu điểm theo phƣơng pháp 5 điểm đƣờng chéo. • Mẫu gốc: Tập hợp các mẫu điểm tạo thành mẫu gốc. Mẫu gốc là đại diện của đơn vị kiểm nghiệm, có dung lƣợng đủ lớn theo qui định. • Mẫu trung bình: Là mẫu đƣợc lấy ra từ mẫu gốc theo phƣơng pháp chia mẫu. • Mẫu kiểm nghiệm: Là mẫu đƣợc lấy ra từ mẫu trung bình, có dung lƣợng đủ để phân tích xác định các chỉ tiêu kiểm tra theo qui định. • Mẫu lƣu: Là mẫu lấy ra từ mẫu trung bình để lƣu giữ, dự phòng, sử dụng khi cần thiết. * Phương pháp lấy mẫu: Sử dụng khoan lấy mẫu chuyên dụng (khoan lấy mẫu hạt). Xác định vị trí lấy mẫu, xiên vào và lấy mẫu. * Các chỉ tiêu kiểm nghiệm và phương pháp xác định Độ thuần: Trọng lƣợng của hạt thuần/tổng trọng lƣợng mẫu kiểm nghiệm Phƣơng pháp xác định độ thuần của hạt nông sản 66 + Cảm quan: quan sát hình thái của hạt + Vật lí: quan sát tế bào hạt dƣới kính hiển vi. + Hóa học: nhuộm màu mẫu hạt, dùng: H2CO3, NaOH, KOH. Độ sạch: Độ sạch (%) loại cây trồng chính chứa trong mẫu/tổng khối lƣợng của mẫu đó. Phƣơng pháp xác định: Dùng sàng, rây tạp chất rồi cân. Độ ẩm: Độ ẩm (%) trọng lƣợng nƣớc tự do có trong hạt. - Phƣơng pháp sấy: Nghiền nhỏ mẫu cân trọng lƣợng ban đầu (P1), sau đó sấy khô cân trọng lƣợng (P2). Độ ẩm (%) = P1 – P2 x 100 P1 - Phƣơng pháp đo bằng máy: Dùng máy đo độ ẩm Gigrorecord hay Feutron nhanh nhƣng độ chính xác kém. Sức sống của hạt: Sức sống của hạt đƣợc xác định bàng tỷ lệ % số hạt có sức sống/tổng số hạt kiểm nghiệm Sức sống của hạt (%) = Số hạt có sức sống x 100 Tổng số hạt kiểm tra * Phương pháp xác định sức sống của hạt: - Cảm quan: Tách hạt lấy phôi quan sát dƣới kính lúp. Nếu phôi hơi ẩm, màu trắng xanh, chắc, phẳng phiu là hạt còn sống. - Vật lý: xử lý cho hạt nẩy mầm bằng nhiệt độ nóng, nhiệt lạnh, nhiệt luân phiên hoặc ánh sáng, hóa chất. - Hóa học: Hóa chất thông dụng: acid fushin 1%, Indigo carmine 2o/oo, TTJC 1% (Triphenyl tetrajolium chlorid), bionat 5%. Ví dụ: hạt bóc vỏ ngâm trong Dinitrobenzol 2 – 3 giờ vớt ra ngâm trong NH4OH trong 15 phút. Sau đó vớt ra quan sát phôi. Phôi bắt màu hồng là còn sống. Tỷ lệ nảy mầm: % hạt nẩy mầm cho ra cây con bình thƣờng/tổng số hạt kiểm tra. Khối lượng 1000 hạt: Khối lƣợng thực tế của 1000 hạt cần kiểm nghiệm. Lấy ngẫu nhiên từ trong khối hạt giống cần kiểm tra, mỗi mẫu 1000 hạt. Cần khối lƣợng của mỗi mẫu, tính khối lƣợng trung bình của 3 mẫu đó. 67 Tỷ lệ sâu bệnh hại: Sâu mọt: đếm số con trong 1 kg hạt kiểm nghiệm. Phƣơng pháp dùng rây và nhặt tất cả sâu mọt Bệnh hại: Tỷ lệ hạt bị bệnh (%) = Số hạt bị bệnh x 100 Tổng số hạt kiểm tra Các chỉ tiêu sinh hóa: Hạt lúa thƣờng chứa một số dinh dƣỡng nhƣ: Tinh bột, đƣờng, đạm - Đƣờng tổng số đƣợc phân tích theo phƣơng pháp Bectrand. - Đạm tổng số đƣợc xác định theo phƣơng pháp Kizendant. * Quy trình và cách thức thực hiện công việc: Quản lý chất lƣợng hạt giống: - Lúa giống trữ trong kho tại các cơ quan hay ở cộng đồng phải đƣợc kiểm tra sức sống định kỳ hàng năm/vụ. - Theo tiêu chuẩn hạt giống thì tỷ lệ nẩy mầm dƣới 85% sẽ không đƣợc chấp nhận là lúa giống. Xác định tỷ lệ nẩy mầm: - Số hạt cần để thử nẩy mầm: 50 hạt hoặc 100 hạt. - Lấy mẫu: Hạt giống nên lấy ngẫu nhiên cho mỗi bao giống. - Phƣơng pháp và dụng cụ: + Đĩa nhựa hay đĩa thủy tinh lót giấy thấm. + Dùng vải, hay khăn, xếp hạt lên mảnh vải và cuộn tròn lại. Tƣới nƣớc 3 - 5 lần/ngày cho đủ ẩm. + Dùng cát chứa trong các khay (rộng 40cm và dài 50cm) làm các rãnh ngang trên mặt cát và rải hạt của mỗi giống trên mỗi hàng, tƣới nƣớc vừa đủ ẩm. - Ghi nhận số liệu sau 5 ngày: Đánh giá kết quả + Nẩy mầm > 90%: Bảo quản tiếp và làm giống tốt. + Nẩy mầm < 85%: Bán làm lúa lƣơng thực. Lƣu ý khi nẩy mầm: - Nên giữ nhiệt độ 30oC suốt thời gian thử. - Nhiệt độ thấp hơn 25oC, thời gian thử sẽ dài hơn và tỷ lệ nẩy mầm kém hơn. - Nhiệt độ dƣới 15oC hạt giống sẽ không nẩy mầm. 68 Xác định cƣờng lực (sức sống) hạt giống: - Nếu tỷ lệ nẩy mầm 85% thì sức sống hạt giống chỉ còn khoảng 60%. - Tỷ lệ nẩy mầm: Lúc 4 - 5 ngày sau khi thử, đếm tất cả hạt nẩy mầm và tính bằng phần trăm (%). - Sức sống (cường lực hạt giống): Khoảng 7 - 10 ngày sau khi thử, chỉ đếm các hạt có mầm non dài hơn 1cm hay có lá. Khi đó cây mạ có thể phát triển bình thƣờng. Sức khoẻ hạt giống: - Đánh giá tình trạng sức khoẻ hạt giống. + Xác định mẫu hạt bị nhiễm bệnh. + Ƣớc lƣợng sức sống và cƣờng lực cây mạ non. - Kiểm định hạt mang mầm bệnh có thể (hoặc không) lây nhiễm và gây hại cho cây mạ non. - Mầm bệnh có thể ảnh hƣởng đến mầm, hạt gạo và làm cho hạt bị dị dạng. - Các phƣơng tiện: Trang thiết bị kiểm tra sức khoẻ hạt giống thƣờng đắt tiền và cần chuyên viên phòng thí nghiệm. Quản lý sức khoẻ hạt giống ở mức độ cộng đồng: Sức khoẻ hạt giống đang đƣợc quan tâm trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng nếu sản xuất lúa bằng hạt giống tốt cho năng suất cao hơn giống lúa bình thƣờng khoảng 0,7tấn/ha. Để có hạt giống đảm bảo khoẻ mạnh, cần lƣu ý: - Loại bỏ những hạt bị tổn hại, hạt có hình dạng bất thƣờng. - Loại bỏ hạt có mang mầm bệnh trên vỏ hạt. (nếu có điều kiện làm sạch mầm bệnh mang trên hạt bằng cách để trong tủ sấy khô tại nhiệt độ dưới 0oC trong 7 ngày hoặc ngâm giống trong dung dịch thuốc trừ nấm). - Kiểm tra để phát hiện sâu bệnh phát triển trong kho trữ giống. - Xử lý dụng cụ trữ và hạt giống trƣớc và trong quá trình bảo quản bằng thuốc hoá học. Kinh nghiệm quản lý sức khỏe hạt giống: - Dùng các loại lá cây có chất dầu (khuynh diệp, thông, bạch đàn...) phơi khô, bỏ vào trong khối hạt giống cất trữ. - Dùng khói đƣa vào trong lu chứa giống và hàn kín nắp lại. - Dùng đèn cầy đốt cháy và để bên trong lu hết chất khí oxi nên côn trùng không thể sống và gây hại. - Treo bông lúa trên giàn bếp để hong khói trừ sâu bệnh gây hại (tập quán của đồng bào dân tộc vùng núi). 69 - Dùng than hay tro trấu khô, đặt trong lu chứa giống để rút ẩm làm hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Độ thuần lô hạt giống: Xác định độ thuần của lô hạt giống, chúng ta cần phải kiểm định (lấy mẫu và phân tích) theo các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cho các mức giống ở bảng dƣới đây (bảng 3.1). Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và hóa chất cần thiết: - Dụng cụ, thiết bị: Việc lấy mẫu lô hạt giống sẽ đƣợc thực hiện bằng cách dùng các phƣơng pháp và thiết bị thích hợp. Các thiết bị và dụng cụ lấy mẫu bao gồm: + Xiên lấy mẫu + Cân có độ chính xác thích hợp + Dụng cụ chia mẫu - Các dụng cụ khác: túi, bao đựng mẫu, thẻ ghi chép, dụng cụ niêm phong... + Vật liệu + Hóa chất Bảng 5. Tiêu chuẩn hạt giống lúa nước (Theo TCVN, 1999) Tiêu chuẩn Đơn vị Cấp giống Nguyên chủng Xác nhận 1. Độ sạch, không nhỏ hơn % khối lƣợng 99,0 99,0 2. Tạp chất, không lớn hơn % khối lƣợng 1.0 1.0 3. Hạt khác giống có thể phân biệt đƣợc, không lớn hơn. % số hạt 0,05 0,25 4. Hạt cỏ, không lớn hơn số hạt/kg 5 10 5. Tỷ lệ nẩy mầm, không nhỏ hơn % số hạt 85 85 6. Độ ẩm không lớn hơn % khối lƣợng 13.5 13.5 Bước 2: Tiến hành xác định các chỉ tiêu: - Độ thuần của hạt - Tỷ lệ nảy mầm - Sức sống của hạt 70 Bước 3: Tổng hợp đánh giá kết quả kiểm tra Bảng 6. Bảng báo cáo kết quả thực hành bài kiểm tra hạt giống trong bảo quản: Chỉ tiêu Đơn vị Cấp giống Nguyên chủng Xác nhận Thực tế 1. Độ sạch, không nhỏ hơn % 99,0 99,0 2. Tạp chất, không lớn hơn % 1.0 1.0 3. Tỷ lệ hạt khác giống có thể phân biệt đƣợc, không lớn hơn. % 0,05 0,25 4. Số hạt cỏ không lớn hơn hạt/kg 5 10 5. Tỷ lệ nẩy mầm, không nhỏ hơn % 85 85 6. Độ ẩm không lớn hơn % 13.5 13.5 Bước 4: Đề xuất ý kiến Dựa vào kết quả thực tế thu nhận đƣợc khi kiểm tra mẫu giống mà đề xuất ý kiến cụ thể. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: Câu 1. Thông tin chính xác về yêu cầu của việc đóng gói hạt giống? a. Hạt giống lúa trƣớc khi đóng gói phải đảm bảo chất lƣợng tiêu chuẩn đã đăng kí. b. Vật liệu làm bao bì đóng gói phải chắc chắn, thân thiện với môi trƣờng, có khả năng ngăn ngừa các tác nhân gây hƣ hại hạt giống trong quá trình bảo quản và lƣu thông, phân phối. c. Trên các bao gói hạt giống phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin theo qui định về nhãn mác, thƣơng hiệu hàng hóa. d. Có ý khác. Câu 2. Tác dụng nào của đóng gói có liên quan trực tiếp đến bảo quản hạt lúa giống? a. Bảo vệ hạt giống tốt hơn. b. Hạn chế các tác nhân làm hƣ hao về số lƣợng và chất lƣợng hạt giống trong quá trình bảo quản, lƣu thông phân phối. c. Bảo vệ thƣơng hiệu hàng hóa, tránh hiện tƣợng làm giả, làm nhái sản phẩm gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng và giảm chữ tín của ngƣời sản xuất giống. d. Có ý khác. 71 Câu 3. Mục đích của bảo quản hạt giống lúa là: a. Bảo vệ hạt lúa giống trong một khoảng thời gian nhất định để cung cấp hạt lúa giống có tiêu chuẩn chất lƣợng tốt cho nhu cầu sản xuất. b. Bảo quản nguồn giống phục vụ cho nghiên cứu, chọn lọc giống. c. Kéo dài sức sống của hạt. d. Có ý khác. Câu 4. Yêu cầu của bảo quản hạt giống lúa là: a. Hạn chế đến mức tối đa các tác nhân gây hƣ hại chất lƣợng hạt giống b. Kéo dài thời gian bảo quản. c. Các hạt giống trƣớc khi đƣa vào bảo quản phải ở trạng thái an toàn. d. Có ý khác. Câu 5. Nguyên tắc cơ bản của bảo quản hạt giống lúa là? a. Khi bảo quản ẩm độ hạt chấp nhận đƣợc là  13%. b. Phải có cấu trúc nhà kho có thể giữ ẩm độ hạt và ẩm độ tƣơng đối của nhà kho ổn định trong thời gian bảo quản. c. Nơi bảo quản cần cao ráo, tránh ánh sáng trực tiếp d. Có ý khác. Câu 6. Yếu tố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_va_thu_hoach_lua.pdf