Giáo trình này là quyển 04 trong số 06 quyển của chương trình đào tạo nghề
“Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này có 06 bài dạy thuộc thể loại
tích hợp.
91 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc và quản lý bảo vệ cây bời lời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Viben C 50BTN,.... pha 30g/10lít nước tưới 1-2 lít nước thuốc đã
pha /gốc, tưới 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.
Hình 4.5.21. Cây bị thối rễ
64
7. Quản lý dịch hại tổng hợp
Quản lý dịch hại tổng hợp được viết tắt IPM, nó là một bộ phận của biện
phápphòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng.
IPM có thể xem như một hệ thống mà ở đó tất cả các biện pháp có hiệu quả
như : Kỹ thuật lâm sinh; sinh vật học; vật lý cơ giới và những biện pháp khác được
sử dụng để duy trì mật độ sâu hại dưới mức ngưỡng gây hại.
Mục đích của IPM là không hoặc dùng rất ít thuốc trừ dịch hại nhưng vẫn
đảm bảo được năng suất cây trồng, tránh sự ô nhiễm môi trường và đạt hiệu
quảkinh tế cao;
Do đó, quản lý dịch hại tổng hợp có 4 nguyên tắc cơ bản :
+ Trồng cây khỏe;
+ Bảo tồn thiên địch;
+ Thăm đồng, vườn, rừng thường xuyên;
+ Người dân trở thành chuyên gia
8. Một số biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Nội dung1: Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng
Nội dung 2: Không sử dụng bao bì đựng thuốc vào các mục đích khác như :
chứa lương thực, thực phẩm, nước uống
Nội dung 3: Không đổ thuốc thừa xuống ao nuôi cá, nguồn nước sinh hoạt.
Nội dung 4: Sau khi tiếp xúc với thuốc phải thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ
rồi mới được ăn uống, hút thuốc.
Nội dung 5: Mang các dụng cụ bảo hộ khi phun thuốc
Nội dung 6:Tuyệt đối không để trẻ em tiếp xúc với thuốc.
Nội dung 7: Thuốc bám dính vào quần áo phải thay ngay. Nếu thuốc bám
dính vào cơ thể phải nhanh chống rửa sạch vết thuốc.
Nội dung 8: Trường hợp bị trúng độc phải đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế
kèm theo nhãn thuốc để bắc sĩ quyết định cách cứu chữa kịp thời.
65
Hình 4.5.22. Các biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc
Bảo vệ thực vật
66
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1.1. Vườn cây có nhiều điều kiện trú ngụ , bệnh cây rễ sinh sối và lan rộng
a. đúng b. sai
1.2. Vườn cây thông thoáng sẽ ít bị bệnh hại hơn
d. đúng b. sai
1.3. Bệnh cây thường phát sinh vào mùa nào
a. khô
b. mưa
c. cả hai
1.4. Mọt đục thân cành có thể làm cho các cành bị chết khô trên cây
a. đúng b. sai
1.5. Dùng thuốc hóa học để trừ mọt thân cành thường có hiệuquả cao
a. đúng b. sai
1.6. Bệnh thối cổ rể sẽ làm cho cây chết ngay khi mắc bệnh
a. đúng b. sai
1.7. Bệnh rỉ sắt trên cây bời lời chỉ phát triển mạnh vào
a. mùa khô
b. mùa mưa
c. cả hai mùa
1.8. Sâu ăn lá chỉ ăn những lá non của cây
a. đúng b. sai
1.9. Sâu đục thân cành chỉ đục dọc theo thân và cành cây
67
a. đúng b. sai
1.10. Sâu đục thân cành có thể xâm nhập vào bất kỳ vị trí nào trên cây
a. đúng b. sai
2. Các bài tập thực hành
Bài thực hành số 4.5.1. Thực hiện biện pháp phòng trừ mọt đục thân, cành
Bài thực hành số 4.5.2. Thực hiện biện pháp phòng trừ sâu ăn lá
C. Ghi nhớ
Phun thuốc trừ mọt đục thân cành phải phun kỹ trên thân và cành, không
phun trên lá.
68
Bài 6: Chăm sóc vườn chồi tái sinh
Mã bài: MĐ 04-06
Mục tiêu
- Nêu được nguyên tắc khi tiến hành tỉa chồi;
- Lập được kế hoạch tiến độ chăm sóc cây bời lời tái sinh.
A. Nội dung
1. Kiểm tra vườn, rừng chồi
1.1. Nội dung kiểm tra
Do đặc thù cây bời lời tái sinh chồi mạnh nêncó thể kinh doanh tới 2 - 3 chu
kỳ. Vì vậy, sau khi khai thác chu kỳ đầu người ta tiếp tục chăm sóc để kinh doanh
chu kỳ thứ 2;
Để cho quá trình kinh doanh vườn chồi có hiệu quả thì cần theo dõi và giám
sát các nội dung sau đây:
- Tình trạng sinh trưởng của vườn chồi;
- Các hoạt động có ảnh hưởng xấu đến vườn chồi như trâu, bò;
- Xác định thời gian tỉa chồi.
1.2. Thời gian tiến hành kiểm tra
Sau khi khai thác chu kỳ 1: từ 15- 20 ngày
1.3. Phương pháp kiểm tra
Quan sát, ghi chép, theo dõi
Hình 4.6.1. Vườn chồi sau khai thác 30 ngày
69
2. Tỉa chồi
2.1. Mục đích tỉa chồi
Giúp cho cây tập trung dinh dưỡng để vươn cao;
Loại bỏ những chồi mọc ở những vị trí không thuận lợi cho việc sinh trưởng
và phát triển;
Tạo cho các chồi để lại có tư thế vững chắc, ổn định sản lượng, hạn chế sâu
bệnh hại;
Việc chăm sóc vườn cây được thuận lợi hơn.
2.2. Tiêu chuẩn chồi cần để lại
Số lượng chồi để lại 2-3 chồi/1gốc chặt;
Các chồi để lại phân bố đều các phía của gốc;
Chồi có khả năng triển vọng thành cây;
Chồi không bị sâu bệnh, cong queo.
2.3. Các bước tiến hành:
Bước 1: Làm cỏ sạch vườn chồi trước khi tiến hành tỉa chồi.
Hình 4.6.2.Vườn chồi đã làm sạch cỏ
70
Bước 2 : Xác định thời điểm tỉa chồi
Thời điểm tỉa chồi được xác định là sau khai thác từ 30- 45 ngày.
Bước 3: Tỉa chồi
Hình 4.6.3. Vườn chồi được đủ tiêu chuẩn tỉa
Hình 4.6.4. Tỉa chồi
71
Hình 6.4.5. Vườn chồi trước khi
tỉa
Hình 6.4.6. Vườn chồi sau khi
tỉa
Hình 6.4.5. Vườn chồi tỉa sai kỹ thuật
72
2.4. Sau khi tỉa chồi
Vệ sinh vườn sau khi cắt tỉa chồi;
Gom tất các chồi đã tỉa bỏ ra khỏi vườn chờ khô rồi đốt.
3. Bón phân chăm sóc cây chồi
3.1.Thời điểm chăm sóc
Làm cỏ: Định kỳ từ 30 -60 ngày tiến hành làm cỏ 1 lần.
Bón phân: Tiến hành vào đầu mùa mưa kế tiếp.
Lưu ý: Trong quá trình làm cỏ cần kết hợp loại bỏ những chồi mới phát sinh
3.2. Quy trình bón phân (đã trình bày tại bài 3)
4. Phòng trừ sâu bệnh
Đã trình bày tại bài 5 của mô dun 4
Hình 6.4.7. Vườn chồi đã được vệ sinh sau khi tỉa chồi
73
5. Quản lý bảo vệ vườn chồi
Ngoài các công đoạn chăm sóc thì công việc bảo vệ vườn cây cũng là một
yếu tố quan trọng như :
Công tác phòng chống cháy (đã trình bày ở bài 4)
Công tác phòng chống chặt chộm hay phá hoại.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
Câu hỏi 1: Những chồi Bời lời nào cần tỉa bỏ?
Câu hỏi 2: Trình bày các bước cần tiến hành khi tỉa chồi?
2. Các bài thực hành
Bài thực hành số 4.6.1. Cắt tỉa chối bời lời
C. Ghi nhớ
Sau khi tỉa chồi phải vệ sinh vườn
Mỗi gốc chỉ để 2-3 chối khỏe theo các hướng đều nhau
Hình 6.4.8. Người dân làm hàng dào bảo vệ vườn cây
74
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí tính, chất của mô đun
1. Vị trí: Mô đun "Chăm sóc và quản lý bảo vệ cây bời lời" là một mô đun
chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp.
Mô đun này nên học sau các mô đun: Xây dựng kế hoạch trồng cây bời lời; sản
xuất cây giống bời lời; trồng cây bời lời và nên học trước mô đun khai thác sơ chế
và bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của
người học.
2. Tính chất: Mô đun chăm sóc và quản lý bảo vệ cây bời lời là mô đun bắt
buộc của nghề “Trồng cây bời lời” trình độ sơ cấp. Trong mô đun sẽ tích hợp giữa
kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Mô đun này có thể tổ chức giảng dạy
tại hội trường, nhà văn hóa hoặc ngay tại vườn của hộ gia đình...
II. Mục tiêu của mô đun
1. Kiến thức
- Nêu được tác dụng của thời vụ trồng dặm.
- Kể tên được loại phân cần bón thúc cho cây bời lời.
- Trình bày được kỹ thuật trồng dặm, làm cỏ bón phân, vun gốc, tủ gốc,
phòng trừ sâu bệnh, phòng cháy chữa cháy.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được kỹ thuật trồng dặm.
- Thực hiện được kỹ thuật làm cỏ, xới đất và vun gốc.
- Thực hiện được kỹ thuật tủ gốc.
- Thao tác bón phân đúng kỹ thuật.
- Nhận biết được đối tượng sâu bệnh hại và phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại
trên cây Bời lời.
3. Thái độ
- Có thái độ và tinh thần trách nhiệm trong an toàn lao động và bảo vệ môi
trường.
- Có ý thức trách nhiệm với sản phẩm làm ra.
75
III. Nội dung chính của mô đun
Mã bài Tên bài Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra *
MĐ04-01 Bài 01:Trồng
dặm
Tích
hợp
Vườn
cây, rừng
12 2 10
MĐ04-02 Bài 02: làm cỏ,
xơi đất, vun gốc
và tủ giữ ấm cho
cây
Tích
hợp
Vườn
cây, rừng
24 6 17 1
MĐ04-03 Bài 03: Bón
phân
Tích
hợp
Vườn
cây, rừng
12 4 7 1
MĐ 04-
04
Bài 04: Phòng
chống cháy
Tích
hợp
Vườn
cây, rừng
16 4 11 1
MĐ04-05 Bài 05: Phòng
trừ sâu bệnh hại
Tích
hợp
Vườn
cây, rừng
20 4 16
MĐ 04-
06
Bài 6: Chăm sóc
vườn tái sinh
Tích
hợp
Vườn,
rừng
12 4 7 1
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Cộng 100 24 68 8
* Ghi chú: Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nên thời gian kiểm
tra được tính trong tổng số giờ thực hành.
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành
Bài thực hành số 4.1.1: Chọn cây trồng dặm cây bời lời
Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu:
+ Khu vườn, rừng cây vừa mới trồng
+ Cây giống đạt tiêu chuẩn.
76
+ Cuốc, xẻng, dao, thùng tưới
+ Quang sọt.
Hình thức tổ chức:
+ Chia thành các nhóm nhỏ (5- 6 học viên /nhóm)
+ Thời gian hoàn thành: 10 giờ/ nhóm
Nội dung thực hành:
+ Chuẩn bị cây trồng dặm
+ Chọn cây giống có đủ tiêu chuẩn đem trồng
+ Đặt cây đã bóc bỏ vỏ bầu (đặt thẳng đứng)
+ Lấp đất vào gốc cây
+ Ấn chặt gốc cây
Phương pháp đánh giá:
Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và
thái độ thực hành của học viên.
Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Chọn được cây đủ tiêu chuẩn trồng dặm;
+ Cây trồng dặm, trồng đúng quy cách theo quy trình.
Bài thực hành số 4.2.1. Làm cỏ, xới đất và vun gốc bời lời.
Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu:
- Khu vườn, rừng vừa mới trồng xong.
- Cuốc, xẻng, dao phát
- Máy cắt cỏ
- Quang sọt, xe rùa đẩy cỏ
Hình thức tổ chức:
+ Chia thành các nhóm nhỏ (5- 6 học viên/nhóm)
+Thời gian hoàn thành: 18 giờ/nhóm
Nội dung thực hành:
- Phát quang thực bì
+ Phát toàn bộ thực bì mới phục hồi
77
+ Thực bì phát sát gốc, chiều cao gốc chặt < 10 cm
+ Thực bì được băm nhỏ rải đều hoặc có thể thu gom thành đống nhỏ sau
này dùng để tủ gốc.
- Làm cỏ quanh gốc
+ Dùng cuốc rẫy sạch cỏ xung quanh gốc, đường kính là 0.8 -1m, nếu là cỏ
gấu hay cỏ tranh phải đào hết gốc.
+ Thu gom gốc cỏ mang ra nơi khác để xử lý.
-Xử lý cỏ dại bằng thuốc trừ cỏ
Áp dụng đúng qui trình đã khuyến cáo
Phương pháp đánh giá:
Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và
thái độ thực hành của học viên.
Kết quả sản phẩm cần đạt được:
- Thực bì quanh gốc được phát quang.
- ẫy sạch cỏ xung quanh gốc đường kính 0.8 - 1m.
Bài thực hành số 4.3.1 :Tính lượng phân bón thúc cho 1 ha bời lời
- Nguồn lực cần thiết:
Giấy, bút, phân lân, phân ure, ka li
- Cách tổ chức thực hiện:
Bước 1:
+ Giáo viên gọi 3-5 học viên nên các đặc điểm các loại phân và định mức
bón lót trên một hố.
+ Các học viên còn lại nghe và phát biểu ý kiến.
+ Giáo viên nhận xét.
Bước 2:
+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao
cho mỗi nhóm tính lượng phân cần bón cho 1 ha bời lời.
Giao nhiệm vụ cho nhóm: Tính được lượng phân cần bón.
Bước 3:
+ Mỗi nhóm tổ chức phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc.
78
Bước 4:
+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Địa điểm:
Tại lớp học
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
Tính đúng được phân càn bón thúc cho 1 ha.
Bài thực hành số 4.3.2 : Bón phân hóa học cho vườn bời lời.
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, phân, vườn bời lời
- Cách tổ chức thực hiện:
Bước 1:
+ Giáo viên gọi 3 - 5 học viên lên trình bày các bướcbón phân.
+ Các học viên lắng nghe, ghi chép và bổ sung ý kiến.
Bước 2:
+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên.
+ Giao nhiệm vụ: bón phân hóa học cho cây bời lời
Bước 3:
+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công
việc.
Bước 4:
+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Địa điểm:
Tại nhà hộ gia đình hoặc rừng bời lời
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
Bón đúng lượng phân
Thực hiện đúng và đầy đủ các bước
Bài thực hành số 4.4.1: Xác định thời điểm cháy theo độ ẩm vật liệu cháy
- Nguồn lực cần thiết: Vật liệu cháy và bảng nhận biết mức độ cháy .
79
- Cách tổ chức thực hiện:
Bước 1:
+ Giáo viên gọi 3 - 5 học viên nhắc lại cách xác định thời điểm cháy bằng độ
ẩm VLC.
+ Gọi 3 - 5 học viên lên làm mẫu
+ Giáo viên và các học viên còn lại quan sát cách làm, ghi chép.
+ Khi nhóm làm mẫu kết thúc, giáo viên và học viên cho nhận xét, rút kinh
nghiệm.
Bước 2:
+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao
cho mỗi nhóm xác độ ẩm một loại vật liệu cháy khác nhau
Bước 3:
+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công
việc.
Bước 4:
+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Địa điểm:
Tại vườn hộ gia đình hoặc lớp học
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
Xác định cấp độc cháy của VLC
Bài thực hành số 4.4.2: Đốt trước vật liệu cháy
- Nguồn lực cần thiết: Vật liệu cháy, cuốc, cành dập lửa,
- Cách tổ chức thực hiện:
Bước 1:
+ Giáo viên gọi 3 - 5 học viên lên làm mẫu.
+ Giáo viên và các học viện còn lại quan sát cách làm.
+ Khi nhóm làm mẫu kết thúc, giáo viên và học viên cho nhận xét, rút kinh
nghiệm.
Bước 2:
80
+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao
cho đốt trước 50 m2 VLC.
Bước 3:
+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công
việc.
Bước 4:
+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ
- Địa điểm:
Tại vườn hộ gia đình hoặc lớp học
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
Đốt không để cháy lan sang khu vực khác, khống chế được ngọn lửa
Bài thực hành số 4.5.1: Phòng trừ mọt đục thân cành
- Nguồn lực cần thiết: Cành, thân cây bị bệnh, thuốc phòng trừ
- Cách tổ chức thực hiện:
Bước 1:
+ Giáo viên gọi 3 - 5 học viên lên nhắc lại cách thực hiện phòng trừ .
+ Học viên còn lại quan sát, ghi chép và bổ sung ý kiến.
+ Gọi 3-5 học viên lên làm mẫu
+ Khi nhóm làm mẫu kết thúc, giáo viên và học viên cho nhận xét, rút kinh
nghiệm.
Bước 2:
+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao
cho mỗi nhóm 3-5 cành, thân bị bệnh để xử lý .
Bước 3:
+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công
việc.
Bước 4:
+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ
81
- Địa điểm:
Tại vườn hộ gia đình hoặc lớp học
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
Vết bệnh được xử lý đúng qui trình
Bài thực hành số 4.5.3: Phòng trừ bệnh rỉ sắt
- Nguồn lực cần thiết: Các mẫu bệnh, thuốc,
- Cách tổ chức thực hiện:
Bước 1:
+ Giáo viên gọi 3 - 5 học viên lên làm mẫu.
+ Học viên còn lại quan sát cách làm, ghi chép và cho nhận xét
+ Khi nhóm làm mẫu kết thúc, giáo viên và học viên cho nhận xét, rút kinh
nghiệm.
Bước 2
+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao
cho mỗi nhóm xử lý 3-5 mẫu bệnh.
Bước 3:
+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công
việc.
Bước 4
+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ
- Địa điểm:
Tại vườn hộ gia đình hoặc lớp học
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
Xử lý được mẫu bệnh
Bài thực hành số 4.6.1: Cắt tỉa chồi
- Nguồn lực cần thiết: Vườn chồi, dao, kéo
- Cách tổ chức thực hiện:
Bước 1:
82
+ Giáo viên gọi 3 - 5 học viên lên nhắc lại những nội dung quan trong cắt tỉa
chồi
+ Các học viên còn lại quan lắng nghe, ghi chép và bổ sung ý kiến.
Bước 2:
+ Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao
cho mỗi nhóm 10 gốc chồi.
Bước 3:
+ Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công
việc.
Bước 4:
+ Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ
- Địa điểm:
Tại vườn chồi hộ gia đình
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
Vườn chồi được tỉa đúng kỹ thuật
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
1. Phần lý thuyết
Câu hỏi 1: Trồng dặm thường được thực hiện vào thời điểm nào. Cây trồng
dặm phải đạt được những tiêu chuẩn nào?
Đáp án
Trường hợp 1: Tiến hành ngay sau thời gian trồng mới khoảng 20 - 30 ngày
nhưng vần còn thời gian trong mùa mưa;
Trường hợp 2: Nếu tiến hành trồng dặm không kịp trong mùa mưa đó thì
phải để đến mùa mưa sang năm;
Trường hợp 3: Khi mùa mưa đã kết thúc, nhưng điều kiện chúng ta có khả
năng tưới được nước thì chúng ta vẫn có thể tiến hành trồng dặm
Câu hỏi 2 :Các nội dung cần kiểm tra khi tiến hành kiểm tra vườn rừng trồng
Bời lời.
Đáp án
Cây chết ở vị trí nào
83
Nguyên nhân gây ra chết
Tỷ lệ cây chết
Câu hỏi: Các loại phân dùng để bón thúc cho bời lời:
Đáp án:
d. Tất cả các loại phân trên
Câu hỏi: Có thể bón phân đạm cho bời lời bằng cách:
Đáp án:
d.Tất cả các cách trên
Câu hỏi : Nêu tác dụng của công tác phòng chống cháy ?
Đáp án : Đất, nước, khí quyển, kinh tế xã hội
Câu hỏi: Điều kiện để xảy ra cháy rừng ?
Đáp án: Nguồn nhiệt, oxy, vật liệu cháy.
Câu hỏi bài 5:
Đáp án
Căn cứ vào đáp án bài tập trác nghiệm sau đây để chấm điểm lý thuyết
Câu
hỏi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp
án
a a c a a b c b b b
Câu hỏi: Những chồi bời lời nào cần tỉa bỏ?
Đáp án: Chồi cong queo, quá dày, sâu bệnh
Câu hỏi: Trình bày các bước cần tiến hành khi tỉa chồi?
Đáp án:
Bước 1: Làm sạch cỏ vườn chồi
Bước 2: Xác định thời điểm tỉa
Bước 3: Tiến hành tỉa chồi
2. Phần thực hành
Bài thực hành số 4.1.1. Chọn cây giống để trồng dặm
84
STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1 Nêu được các tiêu chuẩn của cây giống để
trồng dặm
Hỏi đáp
2 Chọn cây giống để trồng dặm
Phải đạt tiêu chuẩn có 8-10 lá, cao 20-30
cm
Căn cứ vào sản phẩm
hoàn thành
3 Thái độ trách nhiệm, cẩn thẩn khi thực
hiện chọn cây giống trồng dặm
Quan sát quá trình thực
hành của học viên
Bài thực hành 4.2.1. Xử lý cỏ dại bằng phương pháp thủ công
STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1 Nêu được các biện pháp phòng trừ cỏ dại
Nêu được các tác dụng của việc làm cỏ
bằng phương pháp thủ công
Hỏi đáp
2 - Vườn Bời lời được làm sạch cỏ dại
- Không làm tổn thương đến rễ cây
Căn cứ vào sản phẩm
hoàn thành
3 Cẩn thận, trách nhiệm khi thực hiệncong
việclàm cỏ bằng phương pháp thủ công
Quan sát quá trình thực
hành của học viên
Bài thực hành 4.3.1. Tính lượng phân bón thúc cho vườn bời lời 1 ha
STT Tiêu chí đánh giá Cách thứcđánh giá
1 Nêu được phương pháp tính liều
lượng phân bón thúc cho vườn
Hỏi đáp
2 Tính đúng và đủ lượng phân bón thúc Căn cứ vào sản phẩm
85
cho vườn Bời lời hoàn thành
3 Cẩn thận, trách nhiệm khi thực hiện
công việc
Quan sát quá trình học
của học viên
Bài thực hành 4.3.2. Bón phân hóa học cho vườn bời lời
STT Tiêu chí đánh giá Cách thứcđánh giá
1 Kể được các bước công việc bón
phân cho vườn Bời lời
Hỏi đáp
2 Thao tác bón phân hóa học nhanh,
gọn gàng
Không làm rơi vãi phận
Phân được bón đều và được lấp kin
Không bón sót gốc Bời lời
Căn cứ vào sản phẩm
hoàn thành
3 Cẩn thận, trách nhiệm khi thực hiện
công việc bón phân cho vườn bời lời
Quan sát quá trình thực
hành của học viên
Bài thực hành 4.4.1. Xác định thừi điểm cháy theo độ ẩm vật liệu cháy
STT Tiêu chí đánh giá Cách thứcđánh giá
1 Kể được các bước công việc xácđịnh
thời điểm cháy qua độ ẩm VLC
Hỏi đáp
2 Thao tác kiểm tra độ ẩm của vật liệu
cháy
Đưa ra cấp cháy tương ứng
Căn cứ vào sản phẩm
hoàn thành
3 Cẩn thận, trách nhiệm khi thực hiện
công việc xác định qua độ âm VLC
Quan sát quá trình thực
hành của học viên
86
cho vườn bời lời
Bài thực hành 4.4.2. Đốt trước vật liệu cháy
STT Tiêu chí đánh giá Cách thứcđánh giá
1 Kể được các bước công việc trong
quá trình đốt trươc VLC
Hỏi đáp
2 Thao tác gọn gàng , chính xác
Không để lửacháy lan ra rừng
Chọn đúng thời điểm đốt
Căn cứ vào sản phẩm
hoàn thành
3 Cẩn thận, trách nhiệm khi thực hiện
công việc đốt trước vật liệu cháy
Quan sát quá trình thực
hiện của học viên
Bài thực hành số 4.5.1: Thực hiện các biện pháp phòng trừ mọt, đục thân
cành
STT Tiêu chí đánh giá Cách thứcđánh giá
1 Cắt bỏ cành bị mọt Căn cứ vào sản phẩm
2 Pha thuốc đúng liều lượng,và đúng
cách
Quan sát quá trình thực
hiện
3 Phun thuốc kỹ vào cành và thân Quan sát quá trình thực
hiện
Bài thực hành số 4.5.2.Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu ăn lá
STT Tiêu chí đánh giá Cách thứcđánh giá
87
1 Quan sát, bắt và nhận định đúng sâu Căn cứ vào sản phẩm
2 Pha thuốc đúng liều lượng và đúng
cách
Quan sát quá trình thực
hiện
3 Phun thuốc vào đúng thời điểm Quan sát quá trình thực
hiện
Bài thực hành số 4.5.3. Phòng trừ bệnh rỉ sắt
STT Tiêu chí đánh giá Cách thứcđánh giá
1 Cắt bỏ cành bị mọt Căn cứ vào sản phẩm
2 Pha thuốc đúng nồng độ và đúng
cách
Quan sát quá trình thực
hiện
3 Sử dụng thuốc đúng kỹ thuật Quan sát quá trình thực
hiện
Bài thực hành số 4.6.1. Căt tỉa chồi bời lời
STT Tiêu chí đánh giá Cách thứcđánh giá
1 Xác định đúng chồi cần cắt bỏ Quan sát
2 Cắt những chồi cong queo; sâu bệnh;
những chồi đang cạnh tranh dinh
dưỡng. Mỗi gốc chỉ để 2-3 chồi khỏe
mạnh ở lại
Căn cứ vào sản phẩm
3 Thao tác nhanh, gọn, chính xác Quan sát
88
VI. Tài liệu tham khảo
[1] Cục Lâm nghiệp. Kỹ thuật trồng một số cây thực phẩm và cây dược liệu.
Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008.
[2] Cục Khuyến nông và khuyến lâm. Kỹ thuật vườn ươm cây rừng ở hộ gia
đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2009.
[3] Viện Nghiên cứu sinh thái Chính sách xã hội, 2012. Chương trình đào
tạo thực hành nông dân nông nghiệp sinh thái- Xây dựng vườn ươm.
[4] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu
chuẩn vườn ươm.
[5] Trung tâm khuyến nông tỉnh Gia Lai, 2003. Cẩm nang khuyến nông tập
2- cây trồng lâm nghiệp.
[6] Dự án FLITCH, 2010. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bời lời đỏ.
[7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy trình kỹ thuật trồng bời lời
đỏ (Quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006).
[8] Bộ NN và PTNT - Ban quản lý dự án Flitch. Kỹ thuật và hiệu quả trồng
mô hình Nông lâm kết hợp bời lời đỏ xen mì (bắp) và dứa Cayen trên đất dốc ở
huyện Krông Bông – Đắc Lắc.
[9] Th.sỹ Ngô Văn Toại. Hiệu quả tài chính và giá trị môi trường trong sản
xuất bời lời của nông hộ tại huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum.
[10] Trần Ngọc Hải, Nguyễn Việt Khoa. Cây bời lời đỏ-Dự án hỗ trợ chuyên
ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản lao động, 2007.
89
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo Quyết định số 726 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Chánh - Phó hiệu trưởng Trường Trung học
Lâm nghiệp Tây Nguyên
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thư ký: Ông Nguyễn Quốc Khánh - Giáo viên Trường Trung học Lâm
nghiệp Tây Nguyên
4. Các ủy viên:
- Ông Ngô Văn Long, Trưởng bộ môn Trường Trung học Lâm nghiệp Tây
Nguyên
- Bà Lê Thị Nga, Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên
- Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện,
Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ
- Ông Trịnh Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai./.
90
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCBNgày 17 tháng 6 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Thành Vân, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
2. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Nguyễn Viết Thông, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh
tế Bảo Lộc
- Bà Ngô Thị Hồng Ngát, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công
nghệ và Nông Lâm Nam Bộ
- Ông Trần Văn Cần, Cán bộ Công ty giống và tư vấn kỹ thuật Nông Lâm
nghiệp PMT./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_cham_soc_va_quan_ly_bao_ve_cay_boi_loi.pdf