Giáo trình Chăm sóc sầu riêng

Trong nghề trồng sầu riêng, măng cụt thì chăm sóc sầu riêng là rất quan

trọng. Nếu gieo trồng xong mà chăm sóc không đúng kỹ thuật thì năng suất sầu

riêng không cao, hiệu quả kinh tế kém. Chính vì vậy, khâu Chăm sóc sầu riêng

là rất cần thiết đối với người trồng sầu riêng nói chung và đặc biệt là đối với

người học nghề trồng sầu riêng nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu học nghề của

người trồng sầu riêng, chúng tôi biên soạn giáo trình mô đun Chăm sóc sầu

riêng. Đây là mô đun giới thiệu về kỹ thuật chăm sóc sầu riêng từ khi trồng đến

khi thu hoạch. Nội dung của mô đun được phân bổ giảng dạy trong thời gian 70

giờ (lý thuyết 16 giờ, thực hành 46 giờ và kiểm tra 08 giờ), bao gồm 5 bài:

Bài 01. Tưới và tiêu nước cho sầu riêng

Bài 02. Bón phân cho sầu riêng

Bài 03. Tỉa cành, tạo tán

Bài 04. Xử lý ra hoa, tỉa hoa, tỉa quả

Bài 05. Thụ phấn bổ sung

pdf83 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc sầu riêng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Bài tập thực hành 4.3.1: Cắt tỉa cành cho cây sầu riêng - Mục tiêu: Cắt tỉa cành đạt yêu cầu. - Nguồn lực: Vườn sầu riêng, dây chì, kéo cắt cành (loại ngắn, loại dài), kéo giật, các loại cưa, sứa cắt cành, thang dài... - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. Mỗi nhóm tiến hành cắt tỉa cành cho 5 cây sầu riêng. + Các nhóm triển khai thực hiện công việc + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Cắt tỉa gọn gàng, đảm bảo cây được thông thoáng, không còn cành tăm, cành sâu bệnh, cành vượt và tán phân bố đều xung quanh gốc cây sầu riêng. C. Ghi nhớ - Đặc điểm tán cây sầu riêng. - Những cành nên giữ và những cành nên tỉa bỏ. - Cách tiến hành cắt tỉa, tạo tán cho sầu riêng. 59 Bài 4: XỬ LÝ RA HOA, TỈA HOA, TỈA QUẢ Mã bài: MĐ 04-04 Mục tiêu: - Nêu được cách xử lý ra hoa quả vụ/sớm/muộn cho cây sầu riêng; - Xác định được số hoa và quả cần tỉa trên các chùm hoa, quả; - Xử lý ra hoa; Tỉa hoa và tỉa quả đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Xử lý ra hoa Mùa ra hoa tự nhiên của sầu riêng thay đổi tùy theo giống và điều kiện khí hậu của từng nơi. - Ở Thái Lan, giống sầu riêng ra hoa sớm vào cuối tháng 11 kéo dài đến cuối tháng 12 và thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 5 (90 - 100 ngày sau khi đậu quả). Giống ra hoa trung bình như giống sầu riêng Mon Thong và Chanee là hai giống sầu riêng nổi tiếng của Thái Lan ra hoa từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 2 và thu hoạch vào khoảng giữa tháng 6 (110 - 120 ngày sau khi đậu quả). Giống muộn ra hoa cùng lúc với giống trung bình nhưng có thời gian từ khi đậu quả đến khi thu hoạch trên 130 ngày nên thời gian thu hoạch vào khoảng giữa tháng 7. - Ở vùng nhiệt đới ẩm như ở Indonesia và Malaysia, sầu riêng có thể ra hoa ra hoa 2 lần/năm vào tháng 3 - 4 và tháng 8 - 9. - Ở Việt Nam, giống sầu riêng Khổ Qua Xanh trồng ở Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ra hoa tập trung vào tháng 12 - 1 và thu hoạch vào tháng 4 - 6. - Giống sầu riêng Sữa Hột Lép của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trồng tại vườn tiêu bản trường Đại Học Cần Thơ ra hoa vào đầu tháng 2 và thu hoạch trong tháng 6. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết nên mùa ra hoa của sầu riêng thay đổi từ năm này đến năm khác. 60 Hoa sầu riêng mọc thành từng chùm trên nhánh hoặc thân (Hình 4.4.1). Hoa thuộc loại hoa hoàn toàn, nghĩa là có đủ hai bộ phận đực (nhị) và cái (nhụy) nhưng hai bộ phận này không chín cùng lúc khi hoa nở. Thông thường, nuốm nhụy cái bắt đầu nhận phấn trước khi hạt phấn được phóng thích ra khỏi bao phấn. Hình 4.4.1. Hoa sầu riêng mọc thành chùm Trên một số giống sầu riêng của Thái Lan, hoa sầu riêng nở hoàn toàn vào khoảng 3 giờ chiều cho đến 6 - 7 giờ tối, nhưng hạt phấn bắt đầu phóng thích từ 8 giờ tối đến giữa đêm nên sự tự thụ phấn trên cây sầu riêng xảy ra với tỉ lệ rất thấp. Hầu hết hoa sầu riêng đều nhận phấn một ngày trước khi hoa nở và khả năng nhận phấn giảm ở ngày tiếp theo. 1.1. Các phương pháp xử lý ra hoa - Phương pháp xiết nước: + Thời điểm: Khoảng tháng 7 - 8 dương lịch. + Cách làm: Rút cạn nước trong mương. Nếu xiết nước trong mùa mưa thì nên kết hợp đậy nilon trên mặt liếp. Hình 4.4.2. Rút nước cạn trong mương Hình 4.4.3. Đậy nilon vào gốc 61 Nếu gặp thời tiết khô ráo cây sầu riêng sẽ nhanh nhú hoa (hình 4.4.4), nếu gặp lúc mưa nhiều tỉ lệ ra hoa rất thấp. Hình 4.4.4. Hoa sầu riêng mới nhú + Lưu ý: Trong thời gian đậy nilon nếu cây bị sâu rầy thì dùng thuốc hóa học để phòng trị. Khi cây ra hoa dài từ 2 - 3 cm thì giở nilon ra và bắt đầu tưới nước trở lại. - Phương pháp sử dụng hoá chất: + Thời điểm: Khoảng tháng 7 – tháng 8 dương lịch. + Cách làm: Dùng Paclobutrazol ở nồng độ 50 - 80g loại 10%/8 lít phun đều lên lá sau khi đợt lá non đã phát triển hoàn toàn. Cây sầu riêng khi được xử lý với Paclobutrazol thường có số hoa/cây tăng lên đáng kể so với không xử lý bằng hóa chất. Nếu tưới vào đất thì liều lượng là 5 - 10 g nguyên chất/cây. + Lưu ý: Phun Paclobutrazol phải đúng qui trình và liều lượng theo hướng dẫn. Nếu phun Paclobutrazol không tuân thủ đúng qui trình hướng dẫn, lạm dụng quá nhiều, pha quá liều thì sẽ làm cho cây ngừng sinh trưởng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và cho năng suất của cây, nếu nặng có thể làm cho cây chết. Xử lý với Paclobutrazol nhiều năm sẽ làm cây bị suy, hiệu quả xử lý ra hoa sẽ giảm xuống và tăng ô nhiễm đất. Vì thế, chỉ nên xử lý Paclobutrazol vào lá và xử lý 2 năm, nghỉ 1 năm trước khi bắt đầu 1 chu kỳ mới. - Phương pháp bón phân: Để kích thích sầu riêng ra hoa vụ nghịch, có thể áp dụng biện pháp bón phân đạm (urê) với liều lượng cao và bón vào thời điểm không có mưa dầm, hoặc cũng có thể phun phân urê liều lượng cao, sau khi phun sẽ làm cho cây rụng khoảng 30 – 50% lá kích thích cây ra hoa, nhưng thường hiệu quả không cao vì ảnh hưởng của thời tiết rất lớn. 62 - Biện pháp tổng hợp: + Thời điểm: Xử lý vào khoảng tháng 7 – 8 dương lịch, có thể thu hoạch vào tháng 3 năm sau, sớm hơn sầu riêng chính vụ 2 - 3 tháng. + Phương pháp: Phun Paclobutrazol ở nồng độ từ 50 - 80g loại 10%/8 lít nước kết hợp với đậy mặt liếp và rút nước cạn trong mương. 1.2. Chuẩn bị trước khi xử lý - Cuốc, leng - Nilon để ngăn nước mưa; - Cọc cắm và dây buộc để cố định nilon; - Kéo hoặc dao để cắt nilon và dây buộc; - Xăng dầu để chạy máy phun thuốc, máy bơm; - Thùng, xô đựng nước để pha hóa chất; - Ô doa để tưới hóa chất; - Dụng cụ để cân hoặc đong hóa chất; - Bảo hộ lao động . - Bình phun thuốc thủ công hoặc máy phun thuốc động cơ xăng; - Máy bơm nước để bơm nước ra khỏi vườn; - Hóa chất phun hoặc tưới: Paclobutrazol (PBZ) dạng bột; Ethrel chứa 40% chất hoạt động dạng lỏng không màu đóng trong ống nhựa 5ml. - Một số loại phân bón bổ trợ: DAP, K2SO4, Super lân, phân tưới rễ MX- tưới 2, Food-MX2 (hoặc F.Bo), RA HOA C.A.T 1.3. Xử lý ra hoa cho sầu riêng Để sầu riêng bán được giá cao cần phải xử lý ra hoa rải vụ bắt đầu vào tháng 7 - 8 dương lịch để thu quả vào tháng 3 - 4 dương lịch năm sau. Để xử lý ra hoa tiến hành làm 5 bước sau: Bước 1. Bón phân đón hoa - Thời điểm: Tháng 7 – 8 dương lịch. - Cách làm: Tiến hành bón 1 kg DAP + 0,5 kg K2SO4 hoặc 2 kg 15:15:15 + 2 kg Super lân/cây tùy theo tuổi và sức sinh trưởng của cây. Có thể pha thêm 50 g phân tưới rễ MX - tưới 2/10 lít nước tưới trực tiếp vào vùng rễ cám và theo đường tán cây sẽ giúp cây tạo mầm hoa nhanh, mạnh hơn. Chú ý: Giai đoạn này cần phải bón phân sớm để cây có đủ thời gian tạo mầm hoa, không để nhú mắt cua rồi mới tiến hành bón phân đón ra hoa. Bước 2. Kích thích ra hoa. * Vùng ĐBSCL: 63 - Thời điểm: Tháng 8 đến tháng 9 dương lịch, khi lá non đã mở hết, lá có màu xanh điển hình, bóng láng .. - Cách làm: Dùng nilon trắng phủ kín phần đất dưới tán và rút khô nước mương. Sau đó, dùng 50g Paclobutrazol loại 10%/8 lít phun sương ướt đều tán lá 1 lần. Càng xiết nước triệt để càng tốt, xiết nước cho đến khi xuất hiện các mầm hoa nhỏ ở dưới cành (còn gọi là các mắt cua) thì dỡ bạt và tưới nước từ từ trở lại. * Vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ: - Thời điểm: Tháng 8 đến tháng 9 dương lịch, khi lá non đã mở hết, chuyển từ lá lụa sang xanh đậm, bóng láng .. - Cách làm: Dùng 60 - 80g Paclobutrazol loại 10%/8 lít phun sương ướt đều tán lá 1 lần. Đồng thời xiết nước khi lá chuyển màu xanh đậm. Chú ý: Đối với các vườn này cần chú ý đào rãnh thoát nước tốt cho cây có điều kiện khô ráo hơn. Chỉ phun Paclobutrazol 1 lần duy nhất. Thuốc có tác dụng gần như hoàn toàn trong 3 giờ sau khi phun. Bước 3. Tạo mầm hoa Sau khi sử dụng Paclobutrazol được 1 tuần, phun Food - MX2 (hoặc F.Bo) 2- 3 lần, 7 - 10 ngày 1 lần. Có thể pha kết hợp với thuốc sâu bệnh và phân bón MKP để tăng hiệu quả ức chế và tạo mầm hoa tốt trong mùa mưa. Cần thường xuyên nhặt bỏ các chồi non nhú trong cành để cây tập trung đầy đủ dinh dưỡng tạo mầm hoa tốt hơn. Bước 4. Thúc nhú mầm hoa Khoảng 50 - 60 ngày sau xử lý Paclobutrazol, gặp thời tiết thuận lợi pha RA HOA C.A.T + Food-MX2 (hoặc pha chung với F.Bo) phun 2 lần, 7 ngày 1 lần. Khoảng 10 ngày sau sẽ thấy mắt cua nhú đồng loạt ở các cành cấp 1. Bước 5. Rước hoa đồng loạt Khi mắt cua nhú, lập tức dùng Food - MX5 (hoặc RA HOA C.A.T + F.Bo) phun sương ướt đều tán cây và trong thân 1 lần, giúp hoa nứt sáng đồng loạt và hạn chế hiện tượng mắt cua bị thui đen do thời tiết. 2. Tỉa hoa 2.1. Xác định số lần tỉa hoa Cây sầu riêng ra rất nhiều hoa nhưng thường tập trung thành 3 đợt chính. Hoa cần được tỉa thưa, có 2 cách như sau: - Tỉa hoa thưa của đợt 1 và đợt 3, không tỉa hoa ra đợt thứ 2. - Tỉa thưa hoa ra đợt thứ 2, không tỉa thưa những hoa ra đợt 1 và đợt 3. 64 Tỉa hoa theo cách nào là tuỳ thuộc vào ý định thời điểm thu hoạch quả của nhà vườn, nhưng không nên giữ lại tất cả các hoa ảnh hưởng đến việc thụ phấn và đậu quả. Như vậy, có thể tỉa hoa 2 lần (đợt hoa thứ 1 và đợt hoa thứ 3), hoặc tỉa hoa 1 lần (đợt hoa thứ 2). 2.2. Xác định những hoa phải tỉa Tỉa bỏ những hoa hoặc cuống hoa nhỏ, những hoa đèo đẹt, mọc quá khít nhau hoặc mọc ở tận đầu cành. Tỉa bớt 60% số chùm hoa/cây sẽ làm tăng trọng lượng hoa, hàm lượng auxin, và năng suất/cây. Chất lượng quả như vỏ quả, cơm và trọng lượng quả cũng tăng. 2.3. Tỉa hoa cho sầu riêng * Chuẩn bị dụng cụ tỉa hoa: Kéo, dụng cụ chuyên dụng (hình 4.4.5) Hình 4.4.5. Dụng cụ để tỉa hoa * Tỉa hoa: Sau khi thấy hoa đã rõ (khoảng 2 - 4cm) tiến hành tỉa hoa, khoảng cách 25 cm để một chùm hoa (trên tất cả các cành có khả năng mang quả), tỉa bỏ tất cả hoa ở ngoài đầu cành. Có thể dùng tay để bẻ những chùm hoa không mong muốn ra khỏi cây, nhưng phải thao tác nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng đến chùm hoa bên cạnh (hình 4.4.6). Hình 4.4.6. Tỉa hoa bằng tay 65 Dùng các dụng cụ đơn giản có gắn cán dài để tỉa các chùm hoa ở trên cao (hình 4.4.7). Hình 4.4.7. Tỉa hoa ở trên cao Cần ngắm chính xác chùm hoa cần tỉa và thao tác nhẹ nhàng (hình 4.4.8). Hình 4.4.8. Tỉa hoa Nếu tỉa hoa đúng kỹ thuật thì sau khi tỉa các chùm hoa sẽ rải đều trên cành (hình 4.4.9), thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh, đậu quả và phát triển quả. Hình 4.4.9. Hoa rải đều trên cành Công tác tỉa hoa được kết thúc 1 tháng trước khi hoa nở. 66 Sau khi tỉa hoa nếu thấy cây chưa nhú đọt non bón bổ sung DAP nhằm kích thích ra đọt non, đồng thời tưới đều nước và luôn giữ mặt đất có độ ẩm ổn định. 3. Tỉa quả 3.1. Xác định số lần tỉa quả Để tạo điều kiện cho các quả phát triển đồng đều, loại bỏ những quả bị lép múi và hình dáng quả không đẹp, công việc tỉa quả được chia làm 3 lần chính như sau: - Lần 1: Tỉa quả vào tuần thứ 3 hoặc 4 sau khi hoa nở và cần kết thúc trước khi quả phát triển nhanh (khoảng tuần thứ 5 sau khi hoa nở). Lúc này quả bằng hạt mít. - Lần 2: Tỉa quả vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở (quả bằng quả trứng gà). - Lần 3: Tỉa quả vào tuần thứ 10 sau khi hoa nở (quả bằng nắm tay). 3.2. Xác định những quả phải tỉa - Quả mọc quá dày, méo mó, sâu bệnh; - Quả phát triển không bình thường; - Quả không đặc trưng của giống. 3.3. Tỉa quả cho sầu riêng Lần 1: Cắt tỉa các loại quả đậu dày đặc trên chùm (mỗi chùm không nên để nhiều hơn 2 quả), tỉa bỏ quả méo mó, sâu bệnh. Lần 2: Cần tỉa những quả có dấu hiệu phát triển không bình thường để có thể điều chỉnh lại sự cân bằng dinh dưỡng giúp quá trình tạo cơm quả được thuận lợi. Lần 3: Cắt tỉa những quả có hình dạng không đặc trưng của giống, tạo thuận lợi cho sự phát triển cơm, kích thước và hình dáng quả (hình 4.4.10) Hình 4.4.10 . Tỉa quả lần 3 67 Tỉa bớt sao cho mỗi chùm không quá 2 quả và trên cây còn khoảng từ 60 đến 100 quả, tùy thuộc vào giống, độ lớn của tán và sức khỏe của cây và quả rải đều trên cành (hình 4.4.11). Hình 4.4.11. Quả rải đều trên cành Bảng 4.4.1 Số quả/cây thích hợp ở từng lứa tuổi trên giống sầu riêng Chanee và Mon Thong STT Giống Tuổi cây Số quả/cây 1 Chanee 6 - 7 0 - 40 8 - 10 40 - 60 15 - 30 80 - 100 2 Mon Thong 6 - 7 0 - 30 8 - 10 50 15 - 20 70 Nếu để quả không phù hợp, cành nhỏ nhưng để số quả/cành quá nhiều, cành sẽ dễ bị khô ngay sau khi thu hoạch quả cuối cùng, hoặc các quả trên cành phát triển không đều, quả to, quả nhỏ, cành yếu và dễ gãy (hình 4.4.12). Hình 4.4.12. Để quả trên cành quá nhiều Lưu ý: Sau khi tỉa quả tiếp tục thực hiện việc bón phân, tưới nước theo quy trình đã hướng dẫn. Ngoài ra, để đạt được năng suất cao cũng cần thường xuyên theo dõi để phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại cho sầu riêng. 68 4. Khắc phục cơm quả sầu riêng bị “sượng" 4.1. Hiện tượng “sượng" cơm quả sầu riêng: Cơm (phần ăn được) của quả sầu riêng khi đã chín mà bị các hiện tượng sau đây thì gọi là “sượng" cơm quả sầu riêng hay cơm của quả sầu riêng bị “sượng": Cơm của quả sầu riêng cứng, không có vị ngọt (hình 4.4.13). Hình 4.4.13. Cơm sầu riêng bị "sượng" Cơm của quả sầu riêng cứng, có màu sắc hơi nhạt (hình 4.4.14a) so với màu bình thường của múi không bị sượng (hình 4.4.14b); Hình 4.4.14. Cơm cứng, có màu sắc hơi nhạt Cơm của quả sầu riêng có màu trắng, cứng (hình 4.4.15) Hình 4.4.15. Cơm cứng có màu trắng b a Phần cơm cứng 69 Cơm của quả sầu riêng bị nát (hình 4.4.16) Hình 4.4.16. Cơm bị nát - Phần cơm có màu nâu hay bị biến dạng, còn gọi là “cháy múi”, (hình 4.4.17). Hình 4.4.17. Cơm sầu riêng màu nâu và biến dạng - Cơm của quả sầu riêng phát triển không đều hay “cơm trong” (hình 4.4.18a), cơm bị mềm (hình 4.4.18b). Hình 4.4.18.Cơm sầu riêng bị trong (a), mềm (b) Phần cơm nát Cơm bị trong Cơm màu nâu, biến dạng Cơm bị mềm 70 - Cơm của quả sầu riêng rất mềm (nhão), không thể cầm bằng tay được (hình 4.4.19). Hình 4.4.19. Cơm sầu riêng bị nhão Nhìn chung, dù quả sầu riêng bị “sượng” theo hình thức nào thì phẩm chất quả cũng giảm và không còn giá trị thương phẩm nữa. 4.2. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu là do dinh dưỡng, chủ yếu do các yếu tố sau: - Sự cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển quả: Từ 8-12 tuần sau khi đậu, quả phát triển phần cơm rất mạnh, có thể đạt 16 g/quả/ngày, lúc này cây ra đọt non sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa sự phát triển của đọt non và cơm quả mà sự huy động chất dinh dưỡng cho sự phát triển của đọt non thường mạnh hơn cơm quả nên cơm quả không phát triển được bình thường dẫn đến hiện tượng “sượng”. Vườn đủ ẩm và bón nhiều phân, đặc biệt là phân đạm sẽ kích thích sinh trưởng làm cho cây sầu riêng ra đọt non. - Rối loạn dinh dưỡng: Sự mất cân bằng giữa can-xi, ma-giê và kali cũng gây ra hiện tương cơm sầu riêng bị sượng. Theo khuyến cáo của các nghiên cứu về sầu riêng thì bón phân có chứa clo (như phân cloruakali hay các loại phân hỗn hợp có chứa KCl) cũng là nguyên nhân làm cho sầu riêng bị sượng. - Ra hoa và đậu quả nhiều đợt cũng gây nên sự cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa hoa, quả non với sự phát triển quả làm quả bị sượng. - Do độ ẩm đất: Mưa hay tưới nước quá nhiều cũng thúc đẩy cây ra đọt non. Mưa nhiều, làm gia tăng ẩm độ đất, cây hút nhiều nước là nguyên nhân gây ra hiện tượng cơm nhão và kích thích cây ra đọt non gây ra sự cạnh tranh dinh dưỡng với quả đang phát triển. - Do đặc điểm của cây và kích thước quả: Cây sầu riêng nhân giống bằng hột, cây còn tơ, mới ra quả một hai năm dễ bị sượng hơn cây trồng bằng cành chiết, gốc ghép hay cây trưởng thành vì những cây này sinh trưởng mạnh, dễ ra đọt non nên gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển quả. Quả có kích thước lớn cũng dễ bị sượng hơn quả nhỏ. Cơm bị nhão 71 4.3. Biện pháp khắc phục - Hạn chế sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển quả: + Phun phân MKP (0-52-34, hình 3.54) với liều lượng 50 - 100 g/10 lít nước, phun đều lên hai mặt lá, 7 - 10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3 - 12 tuần sau khi đậu quả. Hình 4.4.20. Phân MKP (0-52-34) Hoặc dùng Nitrat Kali (KNO3, hình 4.4.21) với liều lượng 150 g/10 lít nước, phun đều lên hai mặt lá, 7 - 10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3 - 12 tuần sau khi đậu quả. Hình 4.4.21. Phân Nitrat Kali (KNO3) + Không bón thừa phân trong giai đoạn phát triển quả, đặc biệt là phân đạm. Khi sử dụng phân hỗn hợp N:P:K chú ý chỉ sử dụng loại phân không chứa Clo (hình 4.4.22). Hình 4.4.22. Phân NPK không chứa Clo 72 + Phun phân bón lá có chứa Bo (hình 4.4.23) giai đoạn 15 - 20 ngày sau khi đậu quả để hạn chế hiện tượng cháy múi do thiếu chất Bo. Cần bổ sung thêm can-xi, ma-giê và kali theo quy trình sau: Hình 4.4.23. Phân bón lá có chứa Bo + Phun Ca(NO3)2 (hình 4.4.24) nồng độ 0,2% giai đoạn 2 tháng sau khi đậu quả Hình 4.4.24. Phân có chứa canxi + Phun Mg(SO4) (hình 4.4.25) nồng độ 0,2% giai đoạn 15 ngày sau khi phun Ca(NO3)2 Hình 4.4.25. Phân có chứa magiê 73 + Phun KNO3 (hình 4.4.26) nồng độ 1% giai đoạn 01 tháng trước khi thu hoạch Hình 4.4.26. Phân có chứa kali - Kích thích bằng cách dùng phân bón lá (hình 4.4.27) cho sầu riêng ra hoa sớm, tập trung, đồng loạt để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa với sự phát triển quả và hạn chế sự cạnh tranh giữa quả non với quả lớn. Điều khiển để quả chín tập trung, thu hoạch cùng lúc và thu hoạch trong mùa khô sẽ ít bị sượng hơn trong mùa mưa. Hình 4.4.27. Phân có chứa các chất vi lượng - Quản lý nước: + Quản lý ẩm độ đất để sầu riêng ra hoa tập trung hơn sẽ tránh được tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa và quả non, hoa và quả trưởng thành và sự cạnh tranh giữa quả non và quả trưởng thành. + Giữ mực nước trong mương vườn ở độ sâu 60 - 80 cm từ mặt líếp sau khi đậu quả. Giai đoạn trước khi thu hoạch 25 - 30 ngày, rút nước trong mương khô cạn để quả lớn và chín nhanh. Phủ mặt liếp bằng plastic trong mùa mưa để hạn chế hiện tượng nhão cơm. Khi thu hoạch nếu có mưa lớn nên ngừng lại, rút nước trong mương ra, sau 3 - 5 ngày mới thu hoạch trở lại. - Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch + Thu hoạch quả đúng độ chín, tránh làm quả bị dập hay tiếp xúc với đất ẩm. + Nhúng quả nhanh vào dung dịch ethephon ở nồng độ 0,2% để kích thích quả chín đều, giảm hiện tượng bị sượng. 74 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Nêu quy trình xử lý ra hoa cây sầu riêng. 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài thực hành 4.4.1: Tỉa hoa cho sầu riêng. - Mục tiêu: Tỉa hoa đạt yêu cầu. - Nguồn lực: Vườn sầu riêng đang ra hoa của người dân địa phương, 10 cái kéo nhỏ, 10 cái dụng cụ chuyên cắt tỉa. - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ tỉa hoa cho 2 cây sầu riêng. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Hoa được tỉa thưa đúng yêu cầu, mỗi chùm còn lại cách nhau 25 cm. Tất cả những hoa hoặc cuống hoa nhỏ, những hoa đèo đẹt, mọc quá khít nhau hoặc mọc ở tận đầu cành đều đã được tỉa bỏ. 2.2. Bài thực hành 4.4.2: Tỉa quả cho sầu riêng. - Mục tiêu: Tỉa quả đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Vườn sầu riêng đang ra quả của người dân địa phương, 10 cái kéo nhỏ, 10 cái dụng cụ chuyên cắt tỉa. - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ tỉa quả cho 2 cây sầu riêng. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Tỉa thưa vừa phải, quả mọc rải đều trên các cành, đảm bảo mỗi chùm không quá 2 quả, mỗi cây không quá 100 quả. Tất cả quả mọc quá dày, méo mó, sâu bệnh; quả phát triển không bình thường; quả không đặc trưng của giống đều đã được tỉa bỏ. C. Ghi nhớ: - Đặc điểm ra hoa của cây sầu riêng và kỹ thuật xử lý ra hoa cho sầu riêng. - Thời điểm và kỹ thuật tỉa hoa, tỉa quả cho sầu riêng 75 Bài 05. THỤ PHẤN BỔ SUNG Mã bài: MĐ 04-01 Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm ra hoa của cây sầu riêng và cách thụ phấn bổ sung cho sầu riêng; - Thụ phấn bổ sung cho sầu riêng đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ để lấy phấn hoa sầu riêng - Đĩa thủy tinh khô, chén hay đĩa sứ dùng để đựng phấn; - Vải màn che phấn; - Bút lông, cây cọ hoặc que tre cuốn bông gòn để quét phấn; - Bông gòn để buộc vào đầu que tre... 2. Xác định thời điểm lấy phấn hoa Hoa sầu riêng nở vào cuối buổi chiều (lúc 5 giờ chiều) nướm nhụy cái bắt đầu nhận phấn từ khi hoa nở cho đến sáng hôm sau. Nếu không được thụ phấn hoa sẽ rụng (hình 4.5.1). Hình 4.5.1. Hoa sầu riêng rụng Nhưng bao phấn của nhị đực lại mở ra để tung phấn vào lúc 7 giờ tối và rụng đi vào trước nửa đêm (11 giờ khuya). Như vậy, khi bao phấn mở ra là thời điểm lấy phấn thích hợp nhất. Hình 4.5.2. Bao phấn của hoa mở ra 76 3. Lấy phấn hoa - Vào buổi sáng tiến hành cắt các hoa sắp nở của giống dùng làm bố (hoa khỏe mạnh, cân đối...), cắt lấy các chùm nhị đực để vào chén, đĩa sứ hay thủy tinh, lấy vải màn trùm lại để nơi cao ráo. Đến chiều bao phấn bắt đầu nở. - Chập tối, gỡ bỏ cuống nhị, bao phấn ra bên ngoài. Phấn sẽ còn lại trong chén, đĩa sứ hay thủy tinh. 4. Bảo quản phấn hoa Phấn được bảo quản trong đĩa thủy tinh, đậy vải màn lên và để nơi khô ráo. 5. Tiến hành thụ phấn bổ sung 5.1. Xác định thời điểm thụ phấn bổ sung Thụ phấn bổ sung cho sầu riêng được thực hiện vào lúc 20 - 22 giờ đêm và hầu hết các hoa trên chùm đều nở rộ (hình) 4.5.3). Hình 4.5.3. Chùm hoa cần thụ phấn 5.2. Rắc (quyét) phấn hoa lên nuốm nhụy Khi thụ phấn, chúng ta dùng cọ mịn hoặc que tre có gắn bông gòn chấm nhẹ vào dụng cụ đựng phấn (đã lấy sẵn) để hạt phấn bám vào cọ và dùng cọ này quét nhẹ nhàng lên nuốm nhụy của chùm hoa cần thụ phấn bổ sung (hình 4.5.4), tránh làm tổn thương đầu nhụy. Hình 4.5.4. Thụ phấn cho hoa - Lưu ý: + Để gia tăng tỉ lệ đậu quả cần trồng nhiều giống sầu riêng trong cùng một vườn để tăng khả năng thụ phấn chéo. + Bón phân, nhất là lân và kali hay phun các loại phân bón qua lá để tăng tỉ lệ đậu quả khi hoa nở. + Hạn chế dùng thuốc trừ sâu trong mùa hoa nở để các côn trùng hoạt động giúp gia tăng sự thụ phấn chéo. 77 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Trình bày kỹ thuật lấy phấn và thụ phấn cho hoa sầu riêng 2. Bài tập thực hành 4.5.1: Lấy phấn và thụ phấn cho hoa sầu riêng. - Mục tiêu: Lấy phấn và thụ phấn bổ sung cho cây sầu riêng đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Vườn sầu riêng đang ra hoa, 20 cái chén sứ hoặc chén thủy tinh, vải màn 4 m2, 20 cây cọ mềm. - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu mục tiêu và yêu cầu nội dung công việc: Lấy phấn và thụ phấn cho hoa sầu riêng. + Chia lớp thành nhiều nhóm (3 – 5 học viên/nhóm), bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm: Mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thu thập 5 chén phấn hoa sầu riêng và thụ phấn cho 1 cây sầu riêng. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách lấy phấn và thụ phấn. + Các nhóm tổ chức ra hiện trường thực hiện lấy phấn và thụ phấn . + Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. - Thời gian hoàn thành: 6 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Thu được 5 chén phấn hoa sầu riêng (trong mỗi chén ít nhất có hơn ½ phấn hoa) và hầu hết các chùm hoa của cây sầu riêng được thụ phấn. C. Ghi nhớ - Thời điểm lấy phấn là lúc 7h tối nhưng nên ngắt hoa lấy phấn từ sáng. - Thụ phấn cho hoa sầu riêng vào 20 – 22 giờ đêm. 78 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun 04: Chăm sóc sầu riêng được bố trí học sau các mô đun Chuẩn bị trước khi trồng, Chuẩn bị cây giống, Trồng cây sầu riêng, măng cụt. Học cùng mô đun Chăm sóc măng cụt và học trước các mô đun Phòng trừ dịch hại, thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn cây, các cơ sở sản xuất sầu riêng. II. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được cách tưới nước, bón phân, tỉa cành-tạo tán cho sầu riêng; + Nêu được kỹ thuật xử lý ra hoa, tỉa hoa, tỉa quả cho sầu riêng. - Kỹ năng: + Tưới nước, bón phân, tỉa cành-tạo tán và xử lý ra hoa, tỉa hoa, tỉa quả cho sầu riêng đúng yêu cầu kỹ thuật; + Khắc phục được cơm sầu riêng bị sượng. - Thái độ: Có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi thực hiện các công việc. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng (Giờ chuẩn) TS LT TH KT MĐ04- 01 Tưới và tiêu nước cho sầu riêng Tích hợp - Lớp học - Hiện trường 8 2 6 MĐ04- 02 Bón phân cho sầu riêng Tích hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_sau_rieng.pdf
Tài liệu liên quan