Giáo trình Chăm sóc măng cụt

Nội dung của mô đun được phân bổ giảng dạy trong thời gian 50 giờ (Lý

thuyết 8 giờ; thực hành 40 giờ; kiểm tra 2 giờ), bao gồm 4 bài:

Bài 01. Tưới và tiêu nước cho măng cụt

Bài 02. Bón phân cho măng cụt

Bài 03. Tỉa cành, tạo tán cho măng cụt

Bài 04. Xử lý ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt

pdf56 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc măng cụt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong thời tiết bất lợi. Hình 5.4.14. Food – MX2 * Phân bón lá F.Bo Bột Ra Hoa Có Lân, Kali và Bo cao sẽ giúp cho quá trình tạo mầm hoa của cây rất tốt. Ngoài ra F.Bo còn có một ưu điểm nữa là vừa giúp cây tạo mầm hoa đồng thời vẫn có thể nuôi quả trên cây. Hình 5.4.15. F.Bo 39 * Agro – 2 Kích ra hoa sớm, nhiều, đồng loạt, chống hiện tượng rụng bông, tăng tỉ lệ đậu quả. Làm cho cây bung đọt nhanh, ra hoa mạnh. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất và giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. Tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi và sâu bệnh tấn công. Hình 5.4.16. Agro - 2 * NPK phức hợp Thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục và tăng trưởng cây. Kích thích ra hoa đậu quả, hạn chế rụng quả non. Cung cấp dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đặc biệt có hiệu quả cao trong thời kỳ đâm chồi và ra hoa kết quả. Với măng cụt 300 - 400gr/gốc Hình 5.4.17. NPK phức hợp * MKP Thành phần: P2O5: 52%, K2O:34%. Công dụng: - MKP nhằm hạn chế cây ra đọt non và thúc đẩy các lá non mau trưởng thành, giúp tăng cường khả năng ra hoa tập trung. - MKP kích thích ra hoa nghịch mùa, tăng năng suất và chất lựơng nông sản. Hình 5.4.18. MKP 40 Tùy theo giai đoạn phát triển của đọt cây mà chọn các loại phân phù hợp. Nếu sau khi cắt tỉa cây không ra lá non có thể dùng urê hoặc thioure để kích thích ra lá non. Phun Thioure thúc đẩy ra đọt mới đồng loạt sau 7 ngày xử lý nhưng nếu dùng Thioure với nồng độ cao sẽ gây ra hiện tượng rụng lá, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Riêng phun urê cây cũng ra đọt mới nhưng không đồng loạt và thời gian ra đọt kéo dài. Hoặc hai tuần sau cắt tỉa có thể dùng MX-THIURE hoặc Food-MX1 để thúc đọt non nhú đồng loạt. Khi đọt non được nhú được 1 tuần, dùng Food-MX1 giúp đọt lá phát triển mạnh, sung sức và chuẩn bị cho hoa. Khi đọt non được 5 tuần tuổi, dùng AT2 (hoặc NPK 15:15:15 + Super lân hoặc DAP + KCl) để nuôi đọt và tạo mầm hoa tốt. Muốn có hiệu quả nhanh thì dùng MX-hòa nước tưới 2. Một tuần sau dùng F.Bo (hoặc Food-MX2, MKP). 3.3. Xác định liều lượng bón Liều lượng bón tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất từng loại phân và mục đích sử dụng. 3.4. Tiến hành bón phân để cây ra đọt sớm và đồng loạt - Sau khi cắt tỉa cây không ra lá non (hình 5.4.19) thì phun urê với liều lượng 100 - 200 g/20 lít nước hoặc thiourea (95%) với liều lượng 30 g/8 lít nước. Phun ướt đều tán lá. Hoặc hai tuần sau khi cắt tỉa, dùng MX-THIORÊ hoặc Food- MX1 phun sương ướt đều tán cây. Sau khi phun 2 - 3 tuần, cây sẽ nhú đọt đồng loạt. Hình 5.4.19. Đọt trước khi xử lý - Khi đọt non nhú được 1 tuần, dùng Food-MX1 phun 2 lần, 10 ngày 1 lần giúp đọt lá phát triển mạnh, sung sức và chuẩn bị cho hoa (hình 5.4.20). Hoặc dùng phân bón lá có tỷ lệ N – P – K là 35:5:5 + MgO với nồng độ 15g/8 lít phun 2 lần, 10 ngày 1 lần. Hình 5.4.20. Đọt sau khi xử lý 41 - Khi đọt non được 5 tuần tuổi, bón 2 kg AT2 (hoặc 1,5 kg NPK 15:15:15 + 2 kg Super lân hoặc 1,5 kg DAP + 0,5 kg KCl)/cây. Muốn có hiệu quả tức thì, tưới vào gốc bởi 100 g MX-hòa nước tưới 2. - Một tuần sau dùng F.Bo (hoặc Food-MX2, MKP) với nồng độ 15 g/8 lít phun sương ướt đều hai mặt lá cây 2 lần, 10 ngày 1 lần. 4. Xiết nước (tạo khô hạn) Biện pháp kích thích cho măng cụt ra hoa sớm ở ĐBSCL chủ yếu là xiết nước, cây ra hoa 2 - 3 đợt với tỉ lệ ra hoa đạt khoảng 55%. 4.1. Xác định thời điểm xiết nước - Xiết nước để kích thích ra hoa vào đầu tháng 11 – 12 dl để thu hoạch vào đầu tháng 5 dl năm sau, khi đọt non đạt 9 - 10 tuần tuổi (đọt non chuyển sang lá lụa – hình 5.4.21). - Tiến hành tạo khô hạn cho cây trong khoảng 3 - 4 tuần. Hình 5.4.21. Đọt non chuyển sang lá lụa 4.2. Tiến hành xiết nước - Cắt không tưới nước và rút hết nước ở dưới mương. - Nếu xử lý vào mùa mưa hoặc tăng sự khô hạn có thể sử dụng plastic phủ gốc (hình 5.4.22) sẽ giúp rút ngắn thời gian ra hoa sớm hơn. Hình 5.4.22. Phủ nylon trên mặt liếp 42 Ở ĐBSCL, để giúp cho cây ra hoa sớm và cải thiện tỉ lệ ra hoa nên kết hợp phun MKP (0:52:34) ở nồng độ từ 1,25% - 2,5% ở giai đoạn 3 tuần trước khi phủ nylon kích thích ra hoa 15 - 30 ngày, cây sẽ ra hoa sớm hơn từ 2 - 3 tuần và đạt tỉ lệ ra hoa gần 70% so không phun phân bón lá (chỉ ra hoa gần 50%). Ở Miền Đông Nam Bộ, nên áp dụng quy trình xử lý cho cây măng cụt bằng cách phun Paclobutrazol với nồng độ 0,1% ở giai đoạn lá lụa kết hợp với ngưng tưới nước, sau đó phun thiourê ở nồng độ 0,5% để kích thích hoa tập trung. Hoặc có thể khấc gốc (khoanh vỏ), với những vườn khó tạo khô hạn thì khi đọt được 9 - 10 tuần tuổi, khoảng 15/11 dương lịch tiến hành khấc gốc xung quanh thân, chiều rộng của vết khấc từ 0,5 - 0,8cm. Chỉ khấc phần vỏ, không được chạm vào phần gỗ trong thân, vết khấc cách mặt đất khoảng 1m. 4.3. Theo dõi trong quá trình xiết nước Việc kiểm tra vườn măng cụt trong giai đoạn xiết nước cần lưu ý nhất lúc trước và sau khi trời có mưa với các công việc sau: kiểm tra nilon che phủ xem có bị rách hoặc gió làm bung ra không có khả năng che nước mưa để khắc phục. Đánh giá tình hình sinh trưởng của măng cụt và quan sát sự chuyển biến của đọt cành xem có héo hay không. Nếu thấy đọt cành không héo tức là biện pháp xiết nước đã không hiệu quả và ngược lại. Nếu biện pháp xiết nước không mang lại hiệu quả thì chúng ta cần phải kiểm tra lại xem nước có được xiết hoàn toàn hay không? Nếu nước vẫn vào vườn măng cụt được thì cần khắc phục ngay. Có thể sử dụng biện pháp xả nước hoặc dùng máy bơm để bơm nước ra ngoài. Tóm lại, khâu quản lý nước rất quan trọng, sẵn sàng cho mọi tình huống (bơm thoát nước, xả nước), không cho nước vào vườn giai đoạn này. 5. Tưới nước sau khi tạo khô hạn 4.1. Thời gian tưới nước sau khi tạo khô hạn Khoảng 2 - 4 tuần đầu khi xiết nước, khi thấy chồi tận cùng có dấu hiệu héo và cặp lá cuối cùng hơi rủ xuống thì cần phải tưới nước. 4.2. Cách tưới nước sau khi tạo khô hạn Sau khi tạo khô hạn nên tưới đẫm trở lại, tưới ngập càng tốt. Tưới 2 lần, cách nhau 5 - 7 ngày, sau đó tưới tiếp để mặt liếp đủ ẩm. 4.3. Tiến hành tưới nước sau khi tạo khô hạn - Lần 1: Cho nước vào mương để tưới ngập cho măng cụt hoặc dùng máy bơm để bơm nước trực tiếp lên vườn đảm bảo tất cả các cây trong vườn cần xử lý ra hoa đều được tưới đẫm. - Lần 2: Tưới đẫm như lần 1, cách lần 1 khoảng 5 – 7 ngày. - Từ lần tưới thứ 3 sau khi xử lý khô hạn trở đi chỉ cần tưới đủ ẩm mặt liếp là được. 43 Để thúc cây ra hoa đồng loạt, sau khi lá tươi lại (hoặc khấc gốc 2 - 3 ngày), dùng thuốc ra hoa C.A.T + Food-MX2 phun sương ướt đều 2 mặt lá cây 1 lần. Khoảng 10 - 20 ngày sau khi tưới nước lại và phun thuốc cây sẽ nhú chồi hoa (vào khoảng giữa tháng 12 dl – hình 5.4.23). Từ khi hoa nhú đến khi hoa nở khoảng 30 - 45 ngày. Muốn đậu quả tốt nên phun 2 lần thuốc đậu quả C.A.T hoặc HCR (phân bón chuyên dụng ra hoa trái), 10 ngày 1 lần. a b Hình 5.4.23. Chồi hoa nhú ra sau 10 – 20 ngày tưới nước (a, chồi đơn; b, chồi kép) * Một số lưu ý: - Tưới nước đều đặn cho cây, tuy nhiên lượng nước chỉ bằng 1/3 lượng nước tưới bình thường. Nếu tưới nước quá nhiều thì có thể làm giảm tỷ lệ đậu quả. - Khi quả đậu 2 tuần, bón 2 kg AT3 (hoặc 1,7 kg NPK 15:15:15 + 0,3 kg KCl)/cây. - Đồng thời, dùng HCR (15 g/8 lít) phun 2 lần, 7 ngày 1 lần. - Khi quả lớn, bón 2 kg AT3 (hoặc 1,6 kg NPK 15:15:15 + 0,4 kg KClX:)/cây. Muốn cung cấp nhanh dinh dưỡng nuôi quả thì bón 100 g MX- hòa nước tưới 4 cho 1 cây. - Sau phun HCR 10 ngày, dùng dưỡng quả (35 ml/8 lít) + Food-MX4 (15 g/8 lít) phun 3 - 4 lần, 10 ngày 1 lần giúp quả to, chắc, ngon ngọt và hạn chế hiện tượng sượng quả và "trong quả". - Khoảng 104 - 108 ngày sau hoa nở, quả măng cụt chín. 44 5. Xử lý sau khi tưới nước cây không ra hoa 5.1. Xiết nước Sau khi xiết nước lần 1 nếu cây không ra hoa thì tiến hành xiết nước trở lại. Kỹ thuật xiết nước như đã trình bày ở trên (mục 4.4). 5.2. Tưới nước sau khi tạo khô hạn Khoảng 2 - 4 tuần đầu khi xiết nước, khi thấy chồi tận cùng có dấu hiệu héo và cặp lá cuối cùng hơi rủ xuống thì cần phải tưới nước. Cách tưới như đã trình bày ở trên (mục 4.5). Các giai đoạn ra hoa và phát triển quả măng cụt được tóm tắt ở sơ đồ 5.1. Sơ đồ 5.1. Các giai đọan trong quá trình ra hoa và phát triển quả măng cụt 6. Hiện tượng sượng quả và khắc phục 6.1. Hiện tượng sượng quả Khi quả măng cụt bị sượng, vỏ quả có nhiều mủ vàng (hình 5.4.24), bóp vỏ quả thấy cứng. Hình 5.4.24.. Vỏ quả có nhiều mủ vàng 45 Ruột quả cứng (cứng tất cả phần ruột quả hay chỉ cứng một phần trong ruột quả), không ngọt và cơm múi có vết màu nâu (hình 5.4.25) Hình 5.4.25. Ruột quả cứng và có vết màu nâu Quả măng cụt đạt tiêu chuẩn ngon là không bị sượng, trọng lượng trên 80 g/quả, vỏ không bị trầy xước và lem mủ vàng, có màu sậm đẹp, cơm trắng (hình 5.4.26). Hình 5.4.26. Vỏ quả bóng, không bị trầy xước 6.2. Biện pháp khắc phục - Cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt Măng cụt rất hay bị sượng khi chín vào mùa mưa. Muốn cho măng cụt không bị chín vào mùa mưa cần phải cho măng cụt ra đọt non sớm, đồng loạt (hình 5.4.27, vì măng cụt là loại cây ra hoa trên đầu cành của đọt mới) để cây ra hoa đậu quả và quả chín trước mùa mưa. Hình 5.4.27. Cây ra đọt non đồng loạt 46 Muốn cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt, sau khi thu hoạch xong cần bón 3 kg phân Đầu Trâu AT1 (hình 5.4.28) + 30kg phân ủ hoai. Hình 5.4.28. Phân bón Đầu Trâu AT1 Hoặc bón 7kg Humix (hình 5.4.29a) + 50g Tricho (hình 5.4.29b) cho một cây có tán 6-8m, tưới nước đều. Tỉa bỏ cành vượt, cành cấp 1 vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những cặp lá đầu cành trên toàn bộ tán. Làm 2 việc này trong 1 tuần. Hình 5.4.29. Phân bón Humix (a) và Tricho (b) Hai tuần sau, dùng Food-MX1 (hình 5.4.30) phun sương ướt đều tán cây. Sau khi phun 2-3 tuần, cây sẽ nhú đọt đồng loạt. Khi đọt non nhú được 1 tuần, dùng Food-MX1 phun 2 lần, 10 ngày 1 lần giúp đọt lá phát triển mạnh, sung sức và chuẩn bị cho hoa. Hình 5.4.30. Food-MX1 47 Khi đọt non được 5 tuần tuổi, bón 2kg phân Đầu Trâu AT2 (hình 5.4.31) + 2kg Humix/cây. Hình 5.4.31. Phân Đầu Trâu AT2 Muốn có hiệu quả nhanh, dùng 100g MX TƯỚI 2 hòa nước tưới cho 2 cây. Một tuần sau dùng MX-Bo (hình 5.4.32) phun sương ướt đều 2 mặt lá cây: 7 ngày 1 lần, phun 2 lần là cây bắt đầu ra hoa. Làm vào đầu tháng 10 âm lịch (ÂL) năm trước để thu vào đầu tháng 4 ÂL năm sau. Hình 5.4.32. MX-Bo - Tạo khô hạn để cây ra hoa sớm, đồng loạt: Khi cây có đọt non được 9 tuần (hình 5.4.33), tạo khô hạn khoảng 2 - 4 tuần, khi thấy lá non có biểu hiện héo thì tưới thật đẫm 2 lần, cách nhau 5 - 7 ngày, sau đó tưới nước tiếp để gốc cây luôn đủ ẩm. khi lá tươi lại dùng thuốc ra hoa C.A.T + Food-MX2 phun sương ướt đều 2 mặt lá cây 1 lần. Khoảng 10 - 20 ngày sau khi phun cây sẽ nhú chồi hoa. Từ khi hoa nhú đến khi hoa nở khoảng 30-45 ngày. Hình 5.4.33. Cây có đọt non được 9 tuần 48 Khấc gốc (khoanh vỏ): Những vườn khó tạo khô hạn: Khi đọt được 9-10 tuần tuổi, khoảng 15 tháng 10 âm lịch (ÂL) khấc gốc xung quanh thân, chiều rộng của vết khấc từ 0,5-0,8cm. Chỉ khấc phần vỏ, không chạm vào phần gỗ trong thân, vết khấc cách mặt đất 1m. Sau khi khấc gốc 2- 3 ngày, dùng thuốc ra hoa C.A.T MX 6 (hình 5.4.34) + Food-MX2 phun sương ướt đều 2 mặt lá cây. Sau 10-20 ngày khấc gốc và phun thuốc cây sẽ nhú chồi hoa vào khoảng giữa tháng 11 ÂL. Thu hoạch tháng 3-4ÂL năm sau. Hình 5.4.34. MX 6 Muốn đậu quả tốt nên phun 2 lần thuốc đậu quả HCR (hình 5.4.35), 10 ngày 1 lần, liều lượng theo hướng dẫn ở nhãn chai thuốc. Hình 5.4.35. HCR Nuôi quả Khi quả đậu 2 tuần, bón 2kg phân Đầu Trâu AT3 (hình 5.4.36) + 2kg Humix/cây, chia ra làm 2 lần, cách nhau 7 ngày. Hình 5.4.36. Đầu Trâu AT3 49 Muốn cung cấp nhanh dinh dưỡng nuôi quả thì hòa 400g MX 19 (hình 5.4.37) với nước tưới cho 1 cây. Hình 5.4.37. MX 19 Đồng thời, dùng HCR (hình 5.4.38) phun 2 lần, 7 ngày 1 lần. Hình 5.4.38. HCR Sau đó dùng thuốc dưỡng quả + Food-MX4 (hình 5.4.39) phun 3 - 4 lần, 10 ngày 1 lần giúp quả to, chắc, ngon ngọt và hạn chế hiện tượng sượng quả, hiện tượng “trong quả”. Với cách xử lý như trên, khoảng 104- 108 ngày sau hoa nở, thu hoạch được măng cụt sớm vụ Hình 5.4.39. Food-MX4 50 Lưu ý: Măng cụt thường bị sượng quả trong mùa mưa. Muốn khắc phục sượng quả, cách tốt nhất là phải thu hoạch quả trước mùa mưa. Chính vậy chúng ta lưu ý xử lý cho măng cụt ra hoa, đậu quả và thu hoạch trước mùa mưa. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu hỏi 1: Muốn để cây măng cụt ra hoa sớm, cần áp dụng biện pháp nào sau đây? a. Tạo khô hạn. b. Cắt vỏ xung quanh gốc cây. c. Bón phân kết hợp chất kích thích ra đọt non và tỉa cành vượt, cắt cặp lá đầu cành trên toàn bộ tán (sau khi thu hoạch xong). d. Cả a, b và c Câu hỏi 2: Hiện tượng quả bị sượng là do yếu tố nào sau đây? a. Do giống. b. Do dinh dưỡng. c. Do chín vào mùa mưa. d. Cả a, b và c Câu hỏi 3: Khắc phục hiện tượng quả bị sượng bằng cách nào? a. Chọn giống. b. Điều khiển cây ra hoa sớm và chín trước mùa mưa; d. Cả a và b Câu hỏi 4: Hiện tượng quả măng cụt bị sượng là do chín vào mùa mưa, đúng hay sai? a. Đúng. b. Sai. 51 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 5.4.1: Cắt cành và đầu cành để xử lý ra hoa măng cụt. - Mục tiêu: Cắt cành và đầu cành để xử lý ra hoa măng cụt đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Vườn măng cụt chuẩn bị xử lý ra hoa, 10 cái kéo nhỏ, 10 cái cán dài. - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ cắt cành và đầu cành cho 02 cây măng cụt. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Tất cả cành vượt, cành già không còn khả năng cho quả, cành cấp 1 vượt ra khỏi khung tán, những cành ở mặt ngoài tán một đoạn khoảng 30 – 40 cm và những cặp lá đầu cành trên toàn bộ tán đều được cắt bỏ. 2.2. Bài thực hành số 5.4.2: Tưới nước cho măng cụt sau khi xử lý khô hạn. - Mục tiêu: Tưới nước đúng kỹ thuật. - Nguồn lực: Vườn măng cụt đã xử lý khô hạn, các dụng cụ tưới sẳn có (thùng tưới, dây tưới...). - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ tưới cho 03 gốc măng cụt. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Tất cả các cây măng cụt được tưới đẫm nước. C. Ghi nhớ - Đặc điểm ra hoa của cây măng cụt; - Quy trình xử lý để cây măng cụt ra hoa sớm và đồng loạt. - Hiện tượng măng cụt bị sượng và biện pháp khắc phục. 52 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun Chăm sóc măng cụt được dạy sau mô đun Chuẩn bị trước khi trồng, Chuẩn bị cây giống, Trồng cây và học cùng mô đun Chăm sóc sầu riêng, Phòng trừ dịch hại. Học trước mô đun Thu hoạch và tiêu thụ. - Tính chất: Là một trong các mô đun trọng tâm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề, thực hiện chủ yếu ở ngoài thực địa. II. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được cách tưới nước, bón phân, tỉa cành - tạo tán cho măng cụt; + Nêu được kỹ thuật xử lý ra hoa sớm và đồng loạt cho măng cụt. - Kỹ năng: + Tưới nước, bón phân, tỉa cành-tạo tán cho măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật. + Xử lý được cho măng cụt ra hoa sớm và đồng loạt. - Thái độ: Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc. Có ý thức bảo vệ môi trường. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng (Giờ chuẩn) TS LT TH KT MĐ 05- 01 Tưới và tiêu nước cho măng cụt Tích hợp - Lớp học - Hiện trường 8 2 6 MĐ 05- 02 Bón phân cho măng cụt Tích hợp - Lớp học - Hiện trường 14 2 10 2 MĐ 05- 03 Tỉa cành, tạo tán cho măng cụt Tích hợp - Lớp học - Hiện trường 10 2 8 MĐ 05- 04 Xử lý ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt Tích hợp - Lớp học - Hiện trường 16 2 12 2 Kiểm tra hết mô đun 2 2 Tổng 50 8 36 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 53 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành * Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học; thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun 5. * Đối với các bài thực hành kỹ năng: - Địa điểm thực tập: Vườn cây. - Thời điểm thực hiện: Tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo. Nên kết hợp với thời điểm chăm sóc vườn măng cụt ở địa phương. * Các nguồn lực chính để thực hiện: - Vườn măng cụt: Cần tưới nước, bón phân, tỉa cành: 0,5 ha; vườn măng cụt chuẩn bị xử lý ra hoa: 0,5 ha; Vườn măng cụt đã xử lý khô hạn: 0,5 ha. Các vườn này có thể mượn (thuê, mướn) của các cơ sở trồng măng cụt ở gần nơi tổ chức lớp học. - Các loại dụng cụ tưới nước, phun thuốc, bón phân, tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa măng cụt và dụng cụ an toàn (thang trèo), dây bảo hiểm ... đủ dùng cho cá nhân học viên hay nhóm học viên của lớp học. Các loại dụng cụ, trang thiết bị này cũng có thể thuê (mượn) các cơ sở trồng măng cụt ở gần nơi tổ chức lớp học. - Phân Urê, phân sunphat kali; phân chuồng; Thuốc xử lý ra hoa Mỗi loại đủ dùng cho 0,5 ha măng cụt. * Điều kiện khác: Bảo hộ lao động: 30 bộ (quần áo, ủng, găng tay bảo hộ). * Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài mà giáo viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 5.1. Đánh giá câu hỏi: 5.1.1. Đánh giá câu hỏi bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhu cầu nước của cây măng cụt và các biện pháp tưới nước chủ yếu hiện nay Bài tự luận Chấm điểm theo thang điểm 10. 5.1.2. Đánh giá câu hỏi bài 4: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng của câu hỏi 1 là đáp án d. Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên (2,5 điểm) Tiêu chí 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng của câu hỏi 2 là đáp án c. Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên (2,5 điểm) 54 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 3: Khoanh tròn vào đáp án đúng của câu hỏi 3 là đáp án b. Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên (2,5 điểm) Tiêu chí 4: Khoanh tròn vào đáp án đúng của câu hỏi 4 là đáp án a. Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho học viên (2,5 điểm) 5.2. Đánh giá các bài tập/thực hành 5.2.1. Đánh giá bài thực hành 5.1.1: Tưới nước cho cây măng cụt. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chuẩn bị dụng cụ tưới nước đầy đủ Theo dõi, kiểm tra và đối chiếu với phiếu phân tích công việc (1 điểm). 2. Thực hành tưới nước đúng nhu cầu của cây Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu phân tích công việc (8 điểm). 3. An toàn lao động Theo dõi và giám sát thao tác người làm (1 điểm) 5.2.2. Đánh giá bài thực hành 5.2.1: Bón phân cho cây măng cụt. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chuẩn bị dụng cụ và phân bón đầy đủ Theo dõi, kiểm tra và đối chiếu với phiếu phân tích công việc (1 điểm). 2. Thực hành bón phân đúng kỹ thuật Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu phân tích công việc (8 điểm). 3. An toàn lao động Theo dõi và giám sát thao tác người làm (1 điểm) 5.2.3. Đánh giá bài thực hành 5.3.1: Cắt tỉa cành cho cây măng cụt. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chuẩn bị dụng cụ cắt tỉa cành đầy đủ Theo dõi, kiểm tra và đối chiếu với phiếu phân tích công việc (1 điểm). 2. Thực hành cắt tỉa cành đúng kỹ thuật Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu phân tích công việc (8 điểm). 3. An toàn lao động Theo dõi và giám sát thao tác người làm (1 điểm) 55 5.2.4. Đánh giá bài thực hành 5.4.1: Cắt cành và đầu cành để xử lý ra hoa măng cụt. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chuẩn bị dụng cụ cắt tỉa đầy đủ Theo dõi, kiểm tra và đối chiếu với phiếu phân tích công việc (1 điểm). 2. Thực hành cắt tỉa đúng kỹ thuật Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu phân tích công việc (8 điểm). 3. An toàn lao động Theo dõi và giám sát thao tác người làm (1 điểm) 5.2.5. Đánh giá bài thực hành 5.4.2: Tưới nước cho măng cụt sau khi xử lý khô hạn. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chuẩn bị dụng cụ tưới nước đầy đủ Theo dõi, kiểm tra và đối chiếu với phiếu phân tích công việc (1 điểm). 2. Thực hành tưới nước đúng yêu cầu Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu phân tích công việc (8 điểm). 3. An toàn lao động Theo dõi và giám sát thao tác người làm (1 điểm) VI. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng nghĩa, Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh sầu riêng, măng cụt, Quyển 12, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2012. 2. Giáo trình Cây ăn quả, Trường Cao Đẳng Cơ Điện và Nông Nghiệp Nam Bộ, tài liệu lưu hành nội bộ, 2010. 3. Nguyễn Thị Thanh Mai, Kỹ thuật trồng và thâm canh cây măng cụt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 56 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT (Kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Bà Kiều Thị Ngọc, Giảng viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Bà Đoàn Thị Chăm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Đinh Thị Đào, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Lê Thị Nga, Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên - Ông Nguyễn Văn Thinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo, Tiền Giang./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT (Kèm theo Quyết định số 2033/QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Tiến Huyền, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Phan Duy Nghĩa, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Nguyễn Văn Dũng, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Nguyễn Phương Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_mang_cut.pdf
Tài liệu liên quan