Nội dung cuốn giáo trình mô đun này hƣớng dẫn về Dặm
lúa; Quản lý nƣớc cho lúa; Phòng trừ cỏ dại hại lúa; Bón phân cho lúa; Phòng
trừ dịch hại lúa và Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong canh tác lúa.
Toàn bộ mô đun đƣợc phân bố giảng dạy trong thời gian 164 giờ và gồm có 08
bài nhƣ sau:
Bài 1 Dặm lúa
Bài 2 Quản lý nƣớc cho cây lúa
Bài 3 Phòng trừ cỏ dại hại lúa
Bài 4 Bón phân cho lúa
Bài 5 Phòng trừ côn trùng hại lúa
Bài 6 Phòng trừ bệnh hại lúa
Bài 7 Phòng trừ động vật hại lúa
Bài 8 Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để thâm canh lúa
180 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc lúa (Sơ cấp nghề), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huột nhiều.
- Chuột không có khả năng đi lùi, chính vậy trong hang chuột thƣờng đào
nhiều ngách để di chuyển. Chuột sống theo tập đoàn, có khi trong một hang tới
60 con chuột.
- Chuột có thể sống đƣợc trên 1 năm.
136
b. Thức ăn:
- Trung bình mỗi ngày chuột ăn tới 60gam lúa, nhƣng chuột ăn chủ yếu là
thực vật xanh, ngoài ra chúng còn ăn cả cá con, ốc sên, ốc bƣơu vàng, cuađặc
biệt nếu thiếu thức ăn xanh, tỷ lệ chuột cái đẻ sẽ giảm. Nếu thiếu chất bột, chuột
cái sẽ không đẻ.
- Thức ăn ngoài việc cung cấp nguồn dinh dƣỡng cho chuột, còn quyết định
đến mật số của chuột, nếu nguồn thức ăn giảm, chuột sẽ đẻ ít hoặc di chuyển đi
nơi khác kiếm ăn. Một số nghiên cứu cho thấy từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng
01 năm sau của hàng năm, chuột từ Đồng bằng sông cửu long di cƣ sang
Kampuchia để tránh lũ và tìm nguồn thức ăn. Đến tháng 2 –3, chuột lại di cƣ từ
Kampuchia trở về Việt Nam do bên Kampuchia vừa thu hoạch lúa xong và bên
Việt Nam, lúa Đông – Xuân đang ở giai đoạn trỗ và chín.
c. Sinh sản: Khả
năng sinh sản của
chuột rất cao. Một
chuột cái mỗi năm có
thể đẻ 5-6 lứa, mỗi
lứa trung bình 10 con
(hình 3.248). Nhƣ
vậy 1 cặp chuột
trong 1 năm có thể
sinh ra 1.000 chuột
con, cháu, chắt
Nhƣng không phải
toàn bộ số chuột sinh
ra đều có thể sống
sót đƣợc để phá lúa.
Hình 3.248. Chuột đẻ nhiều con trong một lứa
Tỷ lệ chuột cái có chửa rất cao vào giai đoạn đòng - trổ và trong khi mang
thai, sinh sản, chuột mẹ không ra ngoài kiếm ăn khoảng 10 - 15 ngày, do đó, nếu
trong thời gian này ta đặt bả, hiệu quả sẽ kém, ngƣợc lại nếu xông hơi giết chuột
thì hiệu quả sẽ cao.
d. Tìm hiểu đặc điểm gây hại của chuột
Chuột chủ yếu hoạt động và gây hại vào ban đêm. Trên ruộng, chuột phá
hại bất cứ giai đoạn nào của cây lúa, nhƣng hại nặng nhất vào giai đoạn hình
thành đòng, trỗ và chín. Đôi khi chuột cắn phá nhiều hơn là ăn (hình 3.429). Ở
giai đoạn hình thành đòng, chuột cắn thủng bẹ, ăn đòng. Khi lúa sắp chín, chuột
vít bông lúa xuống để ăn hạt, bông lúa bị hại này thƣờng bị cắn đứt, chỉ còn một
phần nhỏ dính vào thân. Nếu bị hại sớm, lúa có thể phục hồi, tạo ra nhánh mới,
137
nhƣng khi chín sẽ không đều. Nếu bị hại muộn, lúa không phục hồi đƣợc. Bị hại
sớm hay muộn đều ảnh hƣởng đến năng suất lúa.
Hình 3.249. Ruộng lúa bị chuột cắn phá
7.2.2. Tiến hành phòng và trừ chuột hại lúa
a. Tiến hành phòng chuột:
- Tiến hành diệt chuột sớm
ngay từ đầu vụ, thậm chí diệt
chuột ngay từ cuối vụ thu hoạch
trƣớc, nếu trong vụ này chuột đã
gây hại lớn trên diện rộng (hình
3.250).
- Xác định thời vụ thích hợp.
Gieo trồng và thu hoạch đồng loạt.
Hình 3.250. Diệt chuột ngay từ cuối vụ thu hoạch
- Bố trí cơ cấu cây trồng: Xác định cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ lúa
thích hợp cho từng tiểu vùng. Không nên trồng quá nhiều loại cây trồng trên
đồng hay trồng giống lúa quá ngắn ngày tạo điều kiện có nguồn thức ăn liên tục
và nơi cƣ trú an toàn cho chuột.
- Vệ sinh đồng ruộng: Vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nơi cƣ trú của
chuột bằng cách phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven bờ ruộng, bờ mƣơng
(hình 3.251), không để hoang hóa, tìm và phá các ổ chuột ở bờ ruộng ngay
từ đầu vụ. Sau thu hoạch tiến hành thu dọn sạch rơm, rạ, xử lý rơm rạ để hạn
chế nơi cƣ trú của chuột.
138
Hình 3.251. Vệ sinh đồng ruộng trƣớc gieo, cấy để hạn chế nơi cƣ trú của chuột
Bảo vệ thiên địch:
Chuột có nhiều thiên địch nhƣ rắn, trăn, chim săn chuột, rắn, mèo, chó
Quan sát một tổ chim cú, ngƣời ta thấy trong vòng 4 tháng, chim bắt đƣợc 128
con chuột. Một con chim cắt bắt 12 con chuột trong một ngày. Tuy nhiên, kẻ thù
đáng sợ nhất của chuột là mèo (hình 3.252).
Hình 3.252. Mèo là một trong những thiên địch đáng sợ của chuột
Thiên địch của chuột hình thành một mắt xích tự nhiên trong hệ sinh thái
đồng ruộng, do đó nếu mắt xích này bị cắt đứt do săn bắt, giết hại quá nhiều, nay
không còn duy trì nữa, quần thể chuột, tất nhiên, sẽ bộc phát thành dịch hại
nghiêm trọng. Bảo vệ thiên địch diệt chuột, có ý nghĩa quan trọng trong việc
phát triển nên nông nghiệp bền vững dựa trên sự cân bằng các yếu tố sinh thái.
b. Tiến hành trừ chuột
- Trừ chuột bằng bẫy cây trồng:
Bẫy cây trồng đƣợc áp dụng dựa trên đặc điểm sinh học của chuột nhƣ
khoảng cách di chuyển tìm thức ăn, khả năng khứu giác nhạy bén, tập tính
không đi lùi và tìm chỗ chui khi có vật cản Tiến hành nhƣ sau: Trên mỗi cánh
139
đồng khoảng 100 ha, chọn 4 - 6 mảnh ruộng, mỗi mảnh rộng 1 000 m2. Trên đó
trồng lúa thơm để hấp dẫn chuột. Nên sạ sớm 15 – 20 ngày trƣớc khi sạ đại trà
trên cánh đồng. Ruộng bẫy đƣợc rào nylon quanh ruộng (hình 3.253), trong
ruộng đặt 4 – 8 lồng để bắt chuột. Do khả năng tự tìm thức ăn, chuột sẽ tìm đến
ruộng bẫy và chui vào lồng. Cần thăm đồng thƣờng xuyên để nhặt chuột, rắn
chui vào lồng và tu sửa khi cần thiết.
Hình 3.253. Ruộng rào ni lon để chống chuột
- Trừ chuột bằng bẫy thủ công:
+ Trừ chuột bằng bẫy hình bán nguyệt: Bẫy hình bán nguyệt gồm có hai
đoạn dây thép đƣợc uốn cong thành hai hình bán nguyệt, không cần mồi mà thay
vào đó là một miếng xốp làm đối trọng, một lò xo (hình 3.254). Khi chuột chạy
qua miếng đối trọng, then giữ móc bật ra, bẫy sẽ sập xuống và chuột bị chết
ngay tại chỗ.bẫy này phù hợp với nhiều địa hình, từ ruộng đồng bằng đến ruộng
bậc thang đều có thể diệt chuột hiệu quả (hình 3.255). Tuổi thọ bẫy có thể kéo
dài tới 7 đến 8 năm. Đặt đặt từ 1 đến 2 bẫy trên diện tích 360m2.
Hình 3.254. Bẫy chuột hình bán nguyệt Hình 3.255. Bắt chuột bằng bẫy hình
bán nguyệt (tác giả bẫy chuột HBN
Trần Quang Thièu)
140
Mỗi bẫy giá 15 000 đồng, mọi thông tin chi tiết vui lòng truy cập website:
hoặc liên hệ:
Địa chỉ: Văn Bình, Thƣờng Tín, HN: SĐT: 043.3761161
Phòng CSKH - ĐL: Trần Quang Tại: 090 4270 469; Trần Quang Thục:
097 7383 533; Trần Quang Nghìn: 098 2883 286
Văn phòng khu vực miền Bắc: Địa chỉ: 607 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà
Nội: SĐT: 04 6650 6594 - Fax: 04 3 6686 114; Mobile: 0943003929
Văn phòng khu vực miền Nam: Địa chỉ: 33/19A Nguyễn Thái Sơn -
Phƣờng 3 - Quận Gò Vấp – TPHCM; Mobile: 0904270469
Văn phòng khu vực miền Tây Nam Bộ:
Địa chỉ: Thạch Đức- Gò Dầu - Tây Ninh
Mobile: 0976 479 438
+ Đặt bẫy hình bán nguyệt ở ruộng
lúa (hình 3.256), Mạnh Đồng 21/01/2010,
khoahoc.baodatviet.vn/.../20101/77782.
datviet): Để diệt chuột đạt kết quả, quan
trọng nhất là phải phát hiện đƣợc đƣờng
đi của chuột, rồi tính toán đặt bẫy hợp
lý. Thông thƣờng phải đặt bẫy vuông
góc so với vết chuột chạy, bảo đảm khi
đi và về của chuột đều phải... dính bẫy.
Còn đánh chuột “nhảy” thì phải đặt hai
bẫy liền nhau. Nếu chuột nhảy qua một
cái thì sẽ rơi vào bẫy còn lại
Hình 3.256. Cách đặt bẫy bán nguyệt
trên đồng ruộng (Ảnh: Mạnh Đồng)
+ Trừ chuột bằng bẫy lồng, bẫy
dính,.. tốt nhất dùng các loại bẫy ít gây
tiếng động để tránh gây sợ cho chuột và
cùng lúc có thể bắt đƣợc nhiều chuột
(hình 3.257). Bẫy đạt hiệu quả cao khi
đồng ruộng thiếu thức ăn. Thời gian sử
dụng tốt là giao thời giữa hai vụ lúa.
Hình 3.257. Bẫy lồng để bẫy chuột
141
- Dùng chó phát hiện các hang có
chuột sau đó đào bắt (hình 3.258) hoặc
hun khói. Tốt nhất là từ giai đoạn lúa
ngậm sữa, thời gian này chuột cái vào
hang sinh sản.
Hình 3.258. Đào bắt chuột trong hang
- Dùng nƣớc để hạn chế và giết chuột: Nếu có thể, giữ mức nƣớc cao trong
ruộng vào giai đoạn đòng – trổ để hạn chế chuột làm tổ ven bờ. Lợi dụng nƣớc
lớn, gom chuột lên chỗ cao rồi tổ chức săn bắt.
- Trừ chuột bằng bả:
+ Làm bả với thuốc trừ chuột:
Mỗi công ruộng 1.000 m2, đặt 15 – 20 máng bả dƣới
bờ ruộng, xa bờ khoảng 1 mét, cứ cách 10 mét đặt một
máng. Mồi có thể là gạo tấm, cùi dừa, khoai mì thêm ít
dầu thực vật, nhất là mồi làm từ lúa mộng và sáp trộn
thức ăn gia súc. Để tránh hiện tƣợng nhát bả, cần đặt
bả mồi không có thuốc liên tiếp 3 - 5 ngày, sau đó vài
ngày, thêm thuốc diệt chuột FOKEBA 20% (hình 3.259)
vào theo liều cứ túi 2g trộn với một phần mồi. Đặt đặt
mồi lúc chập tối. Làm liên tiếp vài ngày, rồi thu hết bả
độc, mang đi tiêu hủy. Lƣu ý, biện pháp đánh bả tuy hiệu
quả (chuột ăn phải bả sẽ bị chết, hình 3.260) nhƣng rất
nguy hiểm cho thú vật nuôi và chính con ngƣời, lại gây ô
nhiễm môi trƣờng.
Hình 3.259. Thuốc
diệt chuột FOKEBA
Hình 3.260. Chuột bị chết do ăn phải bả
142
+ Làm bả không có thuốc chuột:
Gồm có mì ăn liền bóp vụn, nƣớc rửa bát hoà với nƣớc lã vào thau, hoà đặc
hiệu nghiệm càng cao, sau đó đổ mì ăn liền vào trộn đều. Khi mì ăn liền hút hết
nƣớc rửa bát đã pha, đem hỗn hợp này phơi hong trong bóng mát cho mì ăn liền
khô nhƣ cũ, cất hỗn hợp này vào túi bóng buộc kín. Hai nguyên liệu này hoà
trộn với nhau khi khô tạo thành bả chuột và có mùi đặc trƣng rất quyến rũ.
Chuột ăn nhiều, bị chết nhiều, đánh nhiều lần vẫn không phát hiện đƣợc là bả
độc. Khi đánh bả dùng lá chuối, lá sen hoặc ni-lông để đặt bả, đặt bả cao hơn
mặt nƣớc và giữ lá sen, lá chuối, ni-lông để gió không hất đổ bả (tác giả: Lƣu
Văn Dịnh, điện thoại 01665.126.318.
Lƣu ý: khi phơi hoặc cất giữ không đƣợc để gia súc, gia cầm, các cháu nhỏ
ăn phải sẽ bị tử vong.
- Bắt chuột dùng làm thực phẩm (hình 3.261):
Là biện pháp trừ chuột rất hiệu quả lại có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Thịt
chuột rất ngon, có giá trừ dinh dƣỡng cao, là nguồn đạm bổ sung quí giá cho khu
vực nông thôn có thu nhập thấp. Hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều
ngƣời bắt chuột để bán cho các thƣơng lái, giá trung bình khoảng 30.000 – 40.000
đồng một kg. Ở nhiều quán ăn ở Sàigòn thịt chuột là món ăn đặc sản, khoái khẩu,
đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng.
Hình 3.261. Thịt chuột làm thực phẩm
- Biện pháp hoá học:
Không những gây chết đối với chuột mà còn rất độc hại đối với ngƣời và
gia súc, đồng thời làm giảm các loài thiên địch của chuột nhƣ rắn, chim cú mèo,
chim cú lợn, gây ô nhiễm môi trƣờng và nguồn nƣớc. Chỉ dùng thuốc hóa học
khi mật độ quần thể chuột cao. Khi sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên
tắc 4 dúng. Sau đây giới thiệu một số thuốc diệt chuột ít ảnh hƣởng đến môi
trƣờng (hình 3.262, hình 3.263, hình 3.264).
143
Thuốc Racumin 0.75TP (hình 3.262)
Là chế phẩm sinh hoá, những động vật nhỏ hơn
0,5kg ăn phải sẽ bị xuất huyết nội tạng, bị sốt - mất
nƣớc, nên tìm ra chỗ có ánh sáng, có nƣớc và chết tại đó.
Ƣu điểm: An toàn; Dễ thu gom xác chuột: Vì khi ăn
phải thuốc, chúng tìm ra chỗ có ánh sáng và nguồn nƣớc
rồi chết ở đó, nên thu gom xác chuột dễ dàng, không bị
ảnh hƣởng đến vệ sinh môi trƣờng
Cách dùng: Trộn thuốc với những loại chuột thích
ăn với tỷ lệ 1:19. Rải một lớp từ 3-5 mm trên đƣờng
chuột hay xuất hiện. Chuột có tập quán hay liếm chân và
liếm lông nên thuốc dễ đi vào trong cơ thể chúng.
Hình 3.262. Thuốc
Racumin 0.75TP
Thuốc BIORAT (hình 3.263)
BIORAT là thuốc chứa vi khuẩn đặc trƣng gây cho
chuột chứng dịch bệnh khi ăn phải. Kể từ ngày thứ ba
trở đi, chuột sẽ chết dần. Những con khoẻ tiếp xúc với
con bệnh cũng sẽ bị lây nhiễm và chết theo.
Ƣu điểm: Kiểm soát và diệt các loại chuột với hiệu
quả cao (75% - 95%). An toàn cho ngƣời, gia súc, gia cầm,
thuỷ sản, cây trồng, môi trƣờng, môi sinh. Có chất dẫn dụ
chuột tìm đến và ăn thuốc. Chuột chết sau 1 lần ăn thuốc.
Dùng 25gr - 50 gr đặt trong khoảng từ 2-5 m ngay
cửa hang, trên đƣờng mòn chuột qua lại. Đặt thuốc vào
buổi chiều, không để ánh sáng trực tiếp. Khi mở gói ra
thì nên dùng hết một lần. Để lại thuốc sẽ mất hiệu lực
Hình 3.263. Thuốc
BIORAT
Thuốc diệt chuột STORM 0,005%
(hình 3.264)
Công dụng: STORM dùng để diệt chuột
trong ruộng lúa và sử dụng rất hiệu quả trong
nhà, trại chăn nuôi, nhà máy xây xát, chế biến
nông sản thực phẩm.
Cách dùng: Trƣớc miệng hang chuột đặt
1-2 viên hoặc dọc đƣờng chuột chạy, nơi
chuột cắn phá: cách 2-4 m đặt 1-2 viên.
Cách 7 ngày kiểm tra các điểm đặt 1 lần.
Hình 3.264. Thuốc
STORM 0,005%
- Rải dầu nhớt có trộn thuốc trên đƣờng đi của chuột, (do chuột có tập tính
liếm lông), chuột dính thuốc và liếm phải thuốc sẽ bị chết.
Cần lƣu ý hiện nay ở nhiều địa phƣơng, nhiều nông dân dùng điện bắt
chuột, đây là biện pháp tuy hiệu quả nhƣng rất nguy hiểm, bên cạnh việc
giết vài con chuột mà phải trả giá bằng sinh mạng của con ngƣời là điều
không ai chấp nhận và phải đƣợc nghiêm cấm.
144
7.3. Phòng trừ chim, cua, cá hại lúa: Ngoài ốc bƣơu vàng, chuột hại lúa
thì chim, cua, cá cũng phá lúa một cách đáng kể. Chúng ta cần tìm hiểu để bảo
vệ cây lúa.
7.3.1. Chim hại lúa
a. Chim sít hại lúa:
Con sít là một loài chim
cỡ bằng con gà, chân cao, mỏ
đỏ, lông đen ánh xanh, hay phá
hoại lúa (hình 3.265), chúng
vít các cây lúa để làm tổ, giẫm
đạp làm gẫy các cây lúa khác.
Hình 3.265. Chim sít phá lúa
b. Cò (hình 3.266) hại lúa:
Cò không ăn lúa, cò ăn
tép, chính vậy, cò thƣờng kiếm
ăn ở ruộng lúa. Đặc biệt ở
những ruộng lúa mới sạ (cấy),
khi kiếm ăn, chúng giẫm nát
lúa, cho nên cũng làm ảnh
hƣởng đáng kể đến ruộng lúa.
Hình 3.266. Cò giẵm lúa khi kiếm ăn
7.3.2. Cua đồng hại lúa:
Cua đồng sống trong
ruộng lúa, nếu mật độ cua cao,
chúng phá lúa đáng kể, đặc
biệt vùng ven bờ ruộng có khi
bị cua kẹp trụi từng đám lúa
(hình 3.267)
Hình 3.267. Cua kẹp trụi từng đám lúa
7.3.3. Cá hại lúa (hình
3.268): Cá chép, cá chắm phá
hại cây lúa non. Cá rô ăn lúa
chin, nếu bông lúa chín, cong
gần sát mặt nƣớc. Khi mật độ
cao, chúng phá hại đáng kể
a. Cá chép b. Cá chắm cỏ c. Cá rô đồng
Hình 3.268. Một số loài cá hay phá lúa
7.3.4. Phòng trừ: Sạ (cấy) tập trung, điều chỉnh mức nƣớc hợp lý để các
đối tƣợng vừa nêu trên không có điều kiện thuận lợi phá hại lúa.
145
Toàn bộ bài phòng trừ động vật hại lúa đƣợc tổng hợp nhƣ sơ đồ 3.7 sau:
Sơ đồ 3.7. Phòng và trừ một số động vật hại lúa.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1. Ốc bƣơu vàng đẻ trứng ở vị trí nào sau đây?
a) Trên thân cây cỏ cách mặt nƣớc 30-50cm.
b) Đẻ trứng ở trong nƣớc.
c) Cả a; b
Bài tập 2. Chuột sinh sản với tỉ lệ cao ở giai đoạn nào trên đồng ruộng?
a) Giai đoạn lúa đẻ nhánh.
b) Giai đoạn lúa làm đòng-trỗ.
c) Cả a và b.
Bài tập 3: Đặt bả và bắt ốc, cắm cây cho ốc đẻ để thu trứng ốc trên diện
tích 1000m
2
.
C. Ghi nhớ: Tập tính sinh sống của ốc bƣơu vàng và của chuột để áp dụng
biện pháp phòng trừ cho hiệu quả cao.
Phòng trừ ốc bƣơu vàng hại lúa
Xác định đặc
điểm của ốc
bƣơu vàng
Tiến hành phòng
và trừ ốc bƣơu
vàng hại lúa
Phòng trừ chuột hại lúa
Tìm hiểu đặc điểm
sinh sống và gây
hại của chuột
Tiến hành phòng
và trừ
Phòng trừ chim, cua, cá hại lúa
Chim hại
lúa
Cua hại lúa
Phòng trừ Cá hại lúa
146
Bài 08: ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TIÊN TIẾN
TRONG CANH TÁC LÚA
Ngày nay có nhiều tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa, nếu ngƣời trồng lúa
áp dụng đúng thì sẽ tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh
tế. Những tiến bộ kỹ thuật đó là gì và áp dụng nhƣ thế nào, chúng ta hãy cùng
tìm hiểu bài áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lúa để trả
lời các câu hỏi vừa nêu trên.
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng
- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như 3 giảm, 3 tăng, một
phải năm giảm, bón phân theo bảng so màu lá lúa và phòng trừ tổng hợp trong
canh tác lúa.
- Áp dụng được các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như 3 giảm, 3 tăng, một
phải năm giảm và bón phân theo bảng so màu lá lúa ... để trồng lúa đạt hiệu
quả kinh tế cao.
Nội dung:
8.1. Áp dụng biện pháp 3 giảm, 3 tăng
8.1.1. “3 giảm, 3 tăng” là gì: 3 giảm-3 tăng là tiến bộ kỹ thuật nhằm quản
lý dinh dƣỡng và dịch hại trên cây lúa một cách khoa học. Vừa tiết kiệm chi phí
sản xuất, vừa tăng hiệu quả kinh tế. Vậy 3 giảm 3 tăng là:
- Ba giảm
+ Giảm lƣợng giống: Bằng cách sạ thƣa hoặc sạ theo hàng sẽ giảm đƣợc
lƣợng lúa giống từ 20 - 80kg/ha.
+ Giảm lƣợng phân bón: Khi gieo trồng với mật độ thƣa vừa phải đã
giảm đƣợc lƣợng lúa giống, mật độ cây lúa thƣa nên cần ít phân bón hơn gieo
trồng quá dày, chính vậy đã giảm đwọc lƣợng phân bón.
+ Giảm thuốc trừ sâu bệnh: Ruộng lúa gieo trồng thƣa, thông thoáng, cây
lúa khỏe, ít sâu bệnh, nên giảm đƣợc lƣợng thuốc bảo vệ thực vật. Nhƣ vậy đã
đỡ tốn tiền thuốc bảo vệ thực vật, lại bảo vệ môi trƣờng không bị ô nhiễm.
- Ba tăng
+ Tăng năng suất;
+ Tăng chất lƣợng;
+ Tăng thu nhập
Áp dụng 3 giảm, 3 tăng nhằm giảm giá thành, tăng thu nhập cho ngƣời
trồng lúa, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và thiên địch có ích, hƣớng đến một nền
nông nghiệp bền vững trong tƣơng lai.
147
8.1.2. Xác định các bước thâm canh lúa theo kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng
Bƣớc 1: Chọn giống phù hợp và có chất lƣợng hạt giống tốt
- Chọn giống lúa thích hợp với điều kiện sinh thái của địa phƣơng
- Chọn giống lúa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo cho thị trƣờng trong nƣớc và
xuất khẩu cho thị trƣờng ngoài nƣớc.
- Chọn lúa giống có chất lƣợng hạt giống tốt, tỷ lệ nẩy mầm trên 80%,
không mang mầm bệnh, không bị mọt hoặc lẫn tạp, màu sáng đẹp và có
nguồn gốc rõ ràng.
Bƣớc 2: Chuẩn bị đất
- Làm đất kỹ: Sửa soạn ruộng trƣớc khi gieo sạ để cho rễ mầm dễ bám vào
đất, cây lúa phát triển đồng đều, giảm bớt công tỉa dặm, đồng thời hạn chế đƣợc
cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại.
- Vụ Đông - Xuân: Xới, trục kỹ và trang phẳng mặt ruộng, đánh đƣờng
nƣớc để dễ tƣới tiêu
- Vụ Hè - Thu: Nên tiến hành cày ải tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh
vật trong đất hoạt động làm đất thoáng khí, giảm bớt chất độc trong đất, tăng
cƣờng các chất dinh dƣỡng giúp cho cây phát triển tốt
Bƣớc 3: Hạn chế mật độ sạ bằng sạ thƣa hay dùng dụng cụ sạ hàng
- Nếu sạ lan nên sạ thƣa, cây lúa sinh trƣởng cứng cáp, khỏe mạnh hơn so
với sạ dày, hạn chế sâu bệnh hại và tránh đổ ngã ở cuối vụ. Mật độ sạ từ 120-150
kg lúa giống/ha.
- Nếu áp dụng máy sạ hàng, đây là biện pháp tiết kiệm giống tốt nhất, mỗi
ha chỉ cần dùng từ 75 -100 kg lúa giống là đủ, tiết kiệm đƣợc lƣợng lúa giống
đáng kể so với sạ lan, dễ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại.
Bƣớc 4: Điều tiết nƣớc hợp lý
- Trong điều kiện quản lý đƣợc ốc bƣơu vàng, nên đƣa nƣớc vào ruộng sớm
sau khi sạ từ 3-5 ngày, độ sâu khoảng từ 2- 4 cm tuỳ theo độ cao của cây lúa, và
giữ nƣớc liên tục tại ruộng sẽ hạn chế đƣợc nhiều loài cỏ dại.
- Trƣớc khi bón phân nên điều chỉnh để nƣớc láng mặt ruộng là đủ, sau khi
bón phân hai ngày tiếp tục đƣa nƣớc vào từ từ và duy trì ở mức 5cm. Mới bón
đạm không nên để ruộng lúa bị khô, ngập xen kẽ, vì nhƣ vậy sẽ mất đi một
lƣợng lớn dinh dƣỡng đặc biệt là phân đạm.
Bƣớc 5: Bón phân cân đối theo bảng so màu lá
- Bón phân theo bảng so màu lá chỉ khi ruộng lúa đã bón đủ lân và kali.
Bón phân theo bảng so màu lá để quyết định việc bón phân đạm (N) cho cây sẽ
tiết kiệm đƣợc khoảng 30% lƣợng phân và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Bón phân có thể coi là nghệ thuật trong khâu chăm sóc lúa, phải kết hợp
giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế.
148
Bƣớc 6: Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại
- Phòng trừ sâu bệnh: Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc hoá học,
đặc biệt là các loại thuốc có độc tính cao để trừ sâu bệnh trong vòng 40 ngày sau
khi sạ để bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng. Ƣu tiên sử dụng các thuốc thảo mộc
hoặc thuốc sinh học để bảo vệ môi trƣờng. Chỉ áp dụng thuốc hoá học khi sâu,
bệnh tấn công nghiêm trọng có thể làm giảm năng suất lúa.
- Phòng trừ cỏ dại:
+ Áp dụng các biện pháp dùng giống sạch hạt cỏ, làm đất kỹ, không tháo
nƣớc từ các ruộng có mầm mống của cỏ dại ở vụ trƣớc sang những ruộng sắp
canh tác, quản lý nƣớc tốt ngay từ khi gieo trồng. Quan sát và ghi nhận các
loại cỏ trên ruộng của vụ trƣớc để áp dụng các biện pháp phòng trừ.
+ Dùng thuốc hóa học để trừ cỏ
* Sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm: Trƣờng hợp làm đất kỹ, mặt ruộng
bằng phẳng chỉ cần dùng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm nhƣ Sofit 300EC, pha 50-
60 ml thuốc/bình 16 lít, phun 2 bình/1000m2. Phun sớm từ 1-3 ngày sau sạ (hoặc
cấy). Khi phun thuốc cỏ, mặt ruộng phải cạn nƣớc, sau khi phun 2-3 ngày đƣa
nƣớc vào ngập săm sắp mặt ruộng.
* Nhóm thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm: Thời gian áp dụng từ 5-15 ngày sau
sạ, khi cây cỏ đƣợc 3-5 lá. Trong trƣờng hợp xử lý thuốc cỏ tiền nảy mầm, nếu
ruộng không bằng phẳng, sau khi phun thuốc cỏ tiền nảy mầm, các gò cao cỏ
vẫn còn mọc, có thể sử dụng bổ sung bằng một số thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm
nhƣ: Nominee 100SC, Satanil 60ND, Cantanil 55EC, Tiller...Thời gian sử dụng
thuốc là sau sạ từ 7-20 ngày.
Bƣớc 7. Thu hoạch:
Sau khi lúa trỗ 30 ngày là thu hoạch đƣợc, thu xong, tuốt hạt phơi khô hoặc
sấy rồi cất trữ, bảo quản. Tránh gây thất thoát sau thu hoạch nhƣ bị nảy mầm, ẩm
mốc, mối, mọt...
8.2. Áp dụng kỹ thuật một phải, năm giảm để canh tác lúa
Gần đây phát triển từ chƣơng trình 3 giảm, 3 tăng. Trong trồng lúa áp dụng
một phải, năm giảm. "Một phải" là phải chọn các giống lúa xác nhận hoặc
nguyên chủng; "5 giảm" là: giảm lƣợng giống, giảm phân bón, giảm thuốc bảo
vệ thực vật, giảm nƣớc tƣới và giảm thất thoát sau thu hoạch (bằng cách đƣa cơ
giới vào thu hoạch đúng độ chín).
8.2.1. Tìm hiểu thế nào là một phải: Phải dùng giống lúa có nguồn gốc rõ
ràng, đạt từ cấp xác nhận trở lên.
8.2.2. Tìm hiểu năm giảm là gì?: Giảm lúa giống; Giảm phân bón; Giảm
thuốc trừ sâu; Giảm nƣớc tƣới; Giảm thất thoát sau thu hoạch.
a. Giảm lúa giống: Cây lúa có khả năng đẻ nhánh để điều tiết mật độ trong
ruộng lúa, nếu sạ dày, cây lúa ít hoặc không đẻ nhánh, sạ thƣa vừa phải cây lúa
149
sẽ đẻ nhiều nhánh, nhƣ vậy ruộng lúa vừa đảm bảo mật độ mà vừa giảm lƣợng
lúa giống.
b. Giảm phân bón: Khi giảm lƣợng lúa giống, gieo trồng với mật độ vừa
phải sẽ tạo điều kiện cho cây lúa có đầy đủ ánh sáng. Cây sinh trƣởng cứng cáp,
khỏe mạnh. Mật độ cây lúa thƣa vừa phải sẽ tốn ít phân bón. Chính vì vậy sẽ
giảm đƣợc lƣợng phân bón.
c. Giảm thuốc trừ sâu: Khi giảm lƣợng lúa giống, gieo trồng với mật độ
vừa phải sẽ tạo điều kiện cho cây lúa có đầy đủ ánh sáng. Cây sinh trƣởng cứng
cáp, khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh, nhƣ vậy sẽ giảm đƣợc lƣợng thuốc bảo vệ thực
vật. Từ đó sẽ giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, công xử lý và đảm bảo sản
phẩm nông nghiệp sạnh, đảm bảo an toàn môi trƣờng sinh thái.
d. Giảm nước tưới: Tƣới nƣớc tùy theo nhu cầu nƣớc của từng giai đoạn
sinh trƣởng và phát triển của cây. Áp dụng kỹ thuật tƣới ƣớt, khô xen kẽ vừa
đảm bảo cho cây lúa sinh trƣởng, phát triển thuận lợi, vừa tiết kiệm nƣớc tƣới.
e. Giảm thất thoát sau thu hoạch: Khi giảm lƣợng lúa giống gieo sạ,
cây lúa sinh trƣởng cứng cáp, khỏe mạnh, ít bị đổ ngã, dễ dàng thu hoạch
đƣợc bằng máy. Khi thu hoạch bằng máy và thu hoạch đúng độ chín sẽ ít bị
rơi rụng hạt. Làm sạch hạt bằng cơ giới cũng giảm thất thoát khi làm sạch và
bảo quản đúng quy trình cũng giúp lúa không bị tổn thất, hƣ hao trong quá
trình bảo quản.
Trong thực tế những hộ trồng lúa áp dụng “Một phải, năm giảm” đã thu
đƣợc lợi nhuận cao hơn sản xuất lúa theo kiểu truyền thống, kiểu cũ. Đó là mô
hình sản xuất lúa chất lƣợng cao theo phƣơng pháp “Một phải – năm giảm”
đƣợc anh Vƣơng Văn Cọp, xã viên hợp tác xã nông nghiệp số 2, thị trấn Tràm
Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp áp dụng thành công từ vụ sản xuất lúa
Hè - Thu năm 2007 cho đến nay.
Anh Cọp cho biết “Gia đình tôi có 2,15 ha đất ruộng, mỗi năm canh tác 2
vụ lúa thu hoạch hơn 10 tấn. Trƣớc đây, do chƣa hiểu biết hết tiến bộ kỹ thuật
nên chi phí đầu tƣ sản xuất rất cao nhƣng hiệu quả lại thấp. Sau khi đƣợc tập
huấn chuyển giao kỹ thuật, tôi đã mạnh dạn đầu tƣ vốn, cải tạo đất ruộng, áp
dụng mô hình “Một phải – năm giảm” vào sản xuất lúa giống chất lƣợng cao”
Để có trà lúa phát triển tốt, đồng đều, cho năng suất cao, vụ Hè - Thu năm 2007,
anh Cọp áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật từ khâu sử dụng giống lúa,
ngâm ủ đến khâu làm đất, quản lý nƣớc, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM
Anh Cọp chọn giống lúa nguyên chủng Jasmine 85 để gieo sạ theo hàng với 100
kg lúa giống trên haAnh cho biết: sạ lúa theo hàng dễ quản lý cỏ dại, ruộng
lúa thông thoáng, ít bị sâu bệnh tấn công, cây lúa cứng, ít bị đổ, thuận tiện trong
khâu khử lẫn và dễ đƣa cơ giới vào thu hoạch.
Với hơn 2 ha, từ khi xuống giống đến khi thu hoạch lúa, anh chia thành
nhiều đợt bón phân với tổng cộng 200kg Urê, 180kg DAP và 160kg Kali. Để tiết
kiệm nƣớc, khi bón phân lần hai, anh chỉ cho mực nƣớc vào ruộng vừa đủ đến
thấp hơn 15cm; khi bón phân lần ba, anh tiếp tục cho mực nƣớc vào ruộng từ 1 –
150
3 cm. Lúa đƣợc 70 ngày sau sạ đến khi thu hoạch là giai đoạn lúa ngậm sữa,
chắc hạt và chín nên anh chỉ cần giữ mực nƣớc trong ruộng không quá 15 cm.
Suốt 40 ngày sau khi xuống giống, anh Cọp rất hạn chế phun thuốc trừ sâu để
bảo vệ các loài côn trùng có ích và cân đối hệ sinh thái trên ruộng. Đến khi lúa
đúng độ chín, anh đƣa cơ giới vào thu hoạch để giảm hao hụt và thất thoát. Nhờ
cần mẫn chăm sóc, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong canh tác lú
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_cham_soc_lua_so_cap_nghe.pdf