Giáo trình Chăm sóc cây cảnh

Mô dun này giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản

về cách nhận biết các loại phân bón , hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản

xuất và kinh doanh cây cảnh , nhận biết được các loại dịch hại cây cảnh từ đó

đưa ra được các biện pháp phòng chống chúng một cách an toàn và hiệu quả.

Mô đun được chia làm 5 bài:

Bài 1: Thay đất thay chậu

Bài 2: Tướ i nướ c và bón phân cho cây cảnh

Bài 3: Quản lý dịch hại cây cảnh

pdf66 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc cây cảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o làm cây cằn cỗi không phát triển được, lá non chùn lại, lá vàng và khô, hoa rụng. - Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có sức đề kháng thuốc cao và mau quen thuốc. Gặp điều kiện thích hợp, bọ trĩ phát triển rất nhanh, dễ gây thành dịch, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và chất lươṇg cây cảnh. Vòng đời bọ trĩ tương đối ngắn, trung bình 15-18 ngày. * Biện pháp quản lý: - Đốt các tàn dư thực vật. - Chăm sóc cho cây cảnh sinh trưởng tốt để hạn chế tác hại của bọ trĩ. - Phun thuốc kỹ vào đọt non cây cảnh vào lúc chiều mát, + Oncol 25WP: 20 g/bình 8 lít nước; Oncol 20EC: 25 ml/bình 8 lít; + Mospilan 3 EC: 10 ml/bình 8 lít; Mospilan 20SP: 2,5 g/bình 16 lít; 44 + Lannate 40SP: 12-24 g/bình 8 lít. 3.2.4. Nhện đỏ hại cây cảnh Nhện đỏ (hồng) rất nhỏ, loại côn trùng họ bọ ve chích hút dinh dưỡng cây trồng, mà cây tấn công (đặc biệt là cây lá kim) trong thời tiết nóng, thời kỳ khô. Các bọ ve là khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng sự hiện diện của chúng có thể được phát hiện bởi số lượng lớn bọ bám xung quanh tạo thành vạt ở những tán lá. Ảnh 4.18: Nhện đỏ gây hại trên cây cảnh * Triệu chứng gây hại: Cả nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung ở mặt dưới của những lá đã chuyển sang giai đọan bánh tẻ trở đi để hút dịch của lá, tạo ra những vết chấm có mầu trắng nhỏ li ti giống như bụi cám. Số vết chích càng tăng lên thì lá càng bị hại nặng hơn và chuyển dần sang mầu nâu đen rồi khô héo dần, làm cho cây còi cọc, mất sức rất nhiều. Loài nhện này gây hại cho cây chủ yếu trong mùa khô, còn trong mùa mưa tác hại của chúng thường không nhiều. * Biện pháp quản lý: - Muốn trừ diệt nhện đỏ phải sử dụng các loại thuốc đặc trị nhện thì mới có kết qủa. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số loại thuốc để tham khảo và sử dụng: Danitol 10EC, Nissorun 5EC, Pegasus 500EC, Comite 45 73EC, Ortus 5EC, Polo 500EC, Cascade 5EC...Những loại thuốc này có bán ở cửa hàng thuốc BVTV. Trước khi dùng nên nhớ đọc kỹ hướng dẫn có in sẵn trên vỏ bao bì. Phải luân phiên sử dụng các lọai thuốc với nhau, không nên chỉ dùng một lọai thuốc, dù thuốc đó rất tốt. Khi phun nên đặt ngửa vòi xịt để cho thuốc bám dính được với mặt dưới của lá, và phải xịt kĩ cả trong các khe kẽ của cây, có như vậy thuốc mới có cơ hội tiếp xúc được nhiều hơn với con nhện, hiệu qủa của thuốc mới cao. Không nên xịt thuốc định kỳ vài ngày một lần, mà phải kiểm tra theo dõi thường xuyên (nhất là trong mùa khô) bằng kính lúp học sinh hoặc bằng kính lão có độ phóng đại lớn, khi nào thấy có nhiều nhện thì mới xịt thuốc, làm như vậy không những đỡ tốn kém tiền mua thuốc, công phun xịt, giảm bớt độc hai do hơi thuốc bay vào trong nhà, khu sinh hoạt... mà còn không làm tăng tính kháng thuốc đối với nhện (một đối tượng thường có tính kháng thuốc rất cao). Sau khi phun xịt thuốc nên nhớ phun xịt thêm phân bón lá giúp cho cây nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. 3.2.5. Ốc sên và sên - Ốc sên và sên có hai loại: có vỏ và không có vỏ. Loại có vỏ dễ nhìn thấy, nhưng loại không vỏ thường nằm trong chậu nên rất khó phát hiện. Ảnh 4.19: Ốc sên phá hại trên cây cảnh * Triệu chứng gây hại: Hai loại này rất tai hại, không những ăn hoa, nụ còn ăn cả lá hoặc cây non. Chúng thường để lại những vết nhớt nên rất dễ nhận ra . 46 * Biện pháp quản lý: Phòng trừ bằng các loại thuốc diệt sên có chất metaldehyde như Correy's hoặc thuốc Occa 15WG. Có thể rắc muối dưới đất chung quanh nơi để lan, nhưng đừng rắc vào trong chậu. Tiếp tục rải muối ngừa khi thấy dấu sên bò thường là vệt nhớt bóng loáng. Ngoài ra có thể diệt ốc sên bằng mồi nhử xà lách, rồi dùng đèn pin bắt chúng vào lúc trời tối khi chúng ra ăn mồi. 3.2.6. sâu ăn lá Sâu cuốn lá có thể gây thành dịch hại lúa mùa các tỉnh phía Bắc. Cần dựa vào thông báo của trạm bảo vệ thực vật các địa phương về thời gian bướm sâu cuốn lá nhỏ ra rộ, trứng nở rộ để xác định thời điểm phun thuốc. Tuy nhiên thời điểm trứng sâu nở rộ cụ thể ở từng khu đồng, từng ruộng có khác nhau phụ thuộc vào thời vụ cấy, tiểu khí hậu từng nơi. Hình 4.20: Sâu cuốn lá Cách 1: Buổi sáng khoảng 9-10 giờ (bắt đầu theo dõi trước 2-3 ngày bướm rộ do trạm BVTV ở địa phương thông báo hoặc ngày thấy có bớm vào đèn nhiều ở những gia đình sát ruộng lúa) dùng chiếc gậy dài 1,5-2m xua bướm cách bờ 2- 3m, khoảng 2 ngày xua bướm 1 lần, thấy mật độ bướm tăng dần, khi thấy lần xua bướm ngay sau đó mật độ bướm giảm đột ngột, thì 2 ngày sau là thời điểm phun thuốc thích hợp. 47 Cách 2: Kiểm tra trứng sâu cuốn lá nở bằng cách, khi xua bướm thấy mật độ bướm giảm nhiều so với lần trước đó, kiểm tra 2 điểm trên ruộng cách nhau 2- 3m, mỗi điểm kiểm tra 1m2, sâu cuốn lá mới nở tuổi 1-2 nằm ở đầu lá lúa đã uốn cong lòng mo, kích thước sâu bằng chiếc tăm nhỏ, màu xanh lá mạ, dài 0,3- 0,7cm rất linh động, khi thấy >10con/m2 là thời điểm phun thuốc. Sử dụng các loại thuốc mới sâu chưa quen thuốc như Virtako; Tasodant hoặc các loại thuốc thông dụng Regent 800WG Regill 800WG; Targo 800WG; Rhironin 800WG); Patox 95SP; Sattrungdan 95WP; Silsau 3,6WP (Abamectin 36EC; Aremec 36EC; Sherpatin 36EC) cũng cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên sâu cuốn lá lúa rất nhanh kháng thuốc, nếu dùng một loại thuốc đã phun 2- 3 lần, những lần sau cần tăng liều hoặc thay đổi thuốc, có thể hỗn hợp hai loại thuốc hiệu quả trừ sâu sẽ cao hơn. Cần phun lại lần 2 sau lần đầu 3-5 ngày vào buổi chiều mát nếu mật độ sâu cao, trứng nở rải rác. Giai đoạn lúa chắc hạt trở đi sâu cuốn lá nhỏ không gây hại nữa. 48 3.3. Bệnh hại cây cảnh 3.3.1. Bệnh hại do nấm và vi khuẩn - Như các cây trồng khác, cây cảnh cũng bị gây hại do nấm và vi khuẩn. Bệnh hại cây cảnh là một trong những khó khăn và trở ngại của những người trồng cây cảnh . Bệnh gây hại trên rễ, thân, lá và hoa. Trên rễ, thân và lá nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể làm cho cây suy yếu rồi chết. Bệnh trên lá và hoa gây mất vẻ mỹ thuật không trầm trọng đến mức chết cây. Sau đây là các bệnh do nấm và vi khuẩn thường gặp trên cây cảnh. 3.3.1.1. Bệnh gỉ sắt Ảnh 4.21: Bệnh thối đen gây hại trên lá và trên thân cây cảnh * Triệu chứng: - Cuối xuân đầu ha ̣trên lá có các chấm vàng , về sau lớn dần , măṭ lá xuất hiêṇ mầu nâu vàng . Có đốm bệnh nối nhau thành đốm lớn , lá bệnh hơi xoăn , bêṇh năṇg có thể làm cho lá ruṇg hết . * Phòng trừ: - Kịp thời quét sạch lá rụng để giảm bớt nguồn gây bệnh 49 - Sau khi lá ruṇg dùng hơp̣ chất thuốc lưu huỳnh vôi 2-50 phun lên cây để giảm bớt nguồn gây bêṇh cho năm sau - Phun vào lá mới thuốc Topsin , Benlate 1% . . 3.3.1.2. Bệnh đốm đen Ảnh 4.22: Bệnh đốm đen * Triệu chứng: - Ban đầu trên lá chứa nhiều đốm giống như luôc̣ lá , sau thành màu đen , lá xoăn laị, nứt ra. Trên lá giá bi ̣ bêṇh thường có các đốm không có hình daṇg nhất điṇh mầu nâu vàng . Sau mùa mưa có thể taọ thành các vết thủng . Trên đốm bêṇh thường xuất hiêṇ mầu nâu đen . * Phòng trừ: - Quét sạch lá bệnh và đốt đi - Sau khi lá ruṇg dùng hơp̣ chất thuốc lưu huỳnh vôi 2-50 phun lên cây để giảm bớt nguồn gây bệnh cho năm sau - Phun và o lá thuốc trừ nấm Thiophanate methyl (tên thương phẩm là Vithi M - 70 BTN) hoặc Iprodine (tên thương phẩm Rovral 50 WP). Pha nồng 50 độ 1 - 2‰ (1 - 2 phần ngàn) cũng có thể phun qua lá cách nhau 7 - 10 ngày 1 lần. 3.3.1.3. Bệnh đốm lá Ảnh 4.23: Bệnh đốm lá trên cây cảnh * Triệu chứng: - Triệu chứng ban đầu là những đốm màu xanh nhạt xuất hiện trên lá lan, sau đó những đốm này mới ngả màu vàng, mặt dưới lá xuất hiện những mảng đen có nhiều chấm nhỏ li ti. - Bệnh phát triển nặng, lá lan sẽ có 3 - 4 đốm vàng lớn, đường kính 1 - 3 cm, khoảng 10 - 15 ngày sau xuất hiện nhiều đốm nâu đen đầy lá. - Bệnh gây hại vào mùa mưa ở những vườn cây có độ ẩm cao. Bệnh xuất hiện nhiều ở những vườn ít được chăm sóc, vệ sinh kém. * Phòng trừ: - Thường xuyên vệ sinh vườn, thu gom lá vàng, rụng đem xa khỏi vườn, hoặc chôn, đốt để tránh lây lan. Định kỳ phun thuốc phòng ngừa mỗi tháng 1 lần với nồng độ thấp khoảng 0,1%. - Có thể sử dụng các nhóm thuốc dạng bột như: Vimancoz 80 BTN, Viban 50 BTN, Cozeb 45 - Benyl, Vithi - M70 BTN hoặc nhóm thuốc dạng 51 huyền phù như: Vicarben 50 HP, Carbenzim hoặc hỗn hợp Carbenzim + Dipamate, Cadilac, T - vil 5 SC, Vivil 5 SC với liều lượng từ 10-15cc hay 10- 15g cho 01 bình 8 lít nước. Phun vào buổi chiều mát, phun kỹ mặt dưới lá. 3.3.1.4. Bêṇh đốm sáng * Tri ệu chứng: Vết bệnh thường xuất phát từ mép lá hoặc từ giữa lá, đầu tiên là các chấm nhỏ màu xám nâu, sau vết bệnh lớn dần có hình tròn, gần tròn, hình ô van, hình bán nguyệt hay không có hình dạng nhất định và mép vết bệnh có hình gợn sóng. Hình 4.24: Bêṇh đốm sáng Trên vết bệnh có các đường gân đen, các chấm đen, bề mặt vết bệnh có màu xám tro, Khi vết bệnh lan đến khoảng 1/2 diện tích lá trở lên lá chè bị rụng *Đặc điểm và nguyên nhân phát sinh: Bệnh đốm xám hại lá gây ra do nấm Pestalozzia theae Sawada, nằm trong họ nấm đĩa cành Melanconiaceae, bộ nấm đĩa cành Melanconiales, lớp nấm Coelomycetes, ngành phụ nấm bất toàn Deuteromycotina Nấm bệnh đốm xám xuất hiện gần như quanh năm, nhưng bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm và phạm vi nhiệt độ không khí 25-28 o C thường từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm * Phòng trừ: - Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây giúp cho cây sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh sẽ giảm được sự xâm nhiễm gây hại của bệnh đốm xám hại lá cây - Nếu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc đã thực hiện tốt mà bệnh vẫn phát sinh gây hại rất nặng cần phải sử dụng thuốc trừ nấm để phun thì hãy sử dụng. Chọn 52 các thuốc trừ nấm trong danh mục thuốc sử dụng trên chè tại Việt Nam như Daconil 75 WP, Tilt Super 300 ND/EC 3.3.2 Bệnh sinh lý Đây là loại bệnh không truyền nhiễm, nguyên nhân là do qua trình chăm sóc không đảm bảo, do tác động của các yếu tố thời tiêt khí hậu - Héo lá, mặt chậu khô : chậu quá nhỏ, ít nước. Còn nếu mặt chậu ướt và lá rụng là do bị úng, lỗ thoát nước bị đất vít Hình: 4.25: Môṭ số hình ảnh cây bi ̣ bêṇh sinh lý - Lá màu lục tái hoặc hơi vàng: Do đặt cây ở chỗ thiếu nắng, hoặc chỗ dại nắng. đồng thời lá ngoài màu lục còn nhỏ dần lại là thiếu phân cho cây nhất là đạm. - Cây èo uột và úa; mà bón phấn vẫn đầy đủ: Do quá ít ánh sáng - Ngon lá bị khô: Do độ ẩm quá thấp hoặc đất quá ớt. - Lá cuộn lại: Do không khí quá khô và đặt nơi dại nắng - Đốm vàng hoặc nâu trên lá: Do nắng gắt làm cháy lá - Lá vàng, thối gốc hoặc thối toàn thân, mặt chậu ướt:Do qúa nhiều nước, đất ít thoát nớc - Khô cành, khô đầu ngọn 53 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: Câu 1: Hãy nêu tên một số thuốc bảo vệ thực vật thường sử dụng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh Câu 2: Tính toán nống độ, liều lượng một loại thuốc cụ thể dùng trong phòng trừ dịch hại Câu 3: Hãy nêu một số loài sâu hại chính trên cây cảnh và cách phòng chống chúng có hiệu quả nhất. cây cảnh. Câu 4: Hãy nêu một số loài bệnh hại chính trên cây cảnh và cách phòng chống chúng có hiệu quả nhất. Thực hành: Bài 3. Nhâṇ biết và pha chế thuốc bảo vệ thực vật 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành nhận biết một số hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh. 2. Yêu cầu - Học viên nhận biết được tên, cách sử dụng một số hóa chất bảo vệ thực vật. - Biết cách tính toán nồng độ, liều lượng của các loại hóa chất. - Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi. - Nêu được tác dụng của từng loại hóa chất bảo vệ thực vật. 3. Dụng cụ, vật tƣ - Thuốc bảo vệ thực vật các loại. - Dụng cụ xác định nồng độ, liều lượng. 54 - Dụng cụ pha chê thuốc: ống đong thuốc, bình phun thuốc, xô, chậu - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: 100% học viên nhận biết được tên các loại thuốc thông dụng, cách pha chế và sử dụng chúng hiệu quả và an toàn 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Xác định tên hóa chất sử dụng Bước 3: Xác định nồng độ, liều lượng cần dùng Bước 4: Pha hóa chất bảo vệ thực vật Bước 3: Phun hóa chất bảo vệ thực vật. 7. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất hoa lan hoặc ngay tại lớp học. Học viên quan sát mẫu thuốc bảo vệ thực vật cho biết tên, hướng dẫn sử dụng, trình bày vào vở thực hành. - Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình xác định tên thuốc bảo vệ thực vật. + Kiểm tra quá trình xác định nồng độ, liều lượng thuốc của học viên. + Đánh giá quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của từng nhóm. 55 Bài 4: Sâu hại cây cảnh 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, đặc điểm sinh vật học của các loài sâu hại trên cây cảnh - Cách phòng chống các đối tượng gây hại trên cây cảnh. 2. Yêu cầu - Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài sâu hại cây cảnh. - Hiểu được đặc điểm sinh học của từng loại sâu hại trên cây cảnh. - Biết cách phòng chống các loại sâu hại đó. - Nhận biết các triệu chứng cơ bản do sâu hại gây ra. - Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi. 3. Dụng cụ, vật tƣ - Các loại sâu hại trên cây lan: nhện đỏ, bọ trĩ, rệp sáp, ốc sên - Kính lúp cầm tay. - Bảng thành phần các loại sâu hại trên cây cảnh. - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: Tên các loại sâu hại trên cây cảnh và biện pháp phòng trừ chúng. 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị mẫu sâu hại Bước 2: Quan sát mẫu sâu hại 56 Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng chống hiệu quả 7. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườn cây cảnh , cơ sở trồng cây cảnh. Học viên quan sát mẫu sâu hại và vẽ vào vở thực hành. - Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu sâu hại của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác đinh tên sâu hại của học viên. + Nêu triệu chứng gây hại, vẽ sâu hại. Bài 5: Bệnh hại cây cảnh 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, phát triển của các loài bệnh hại trên cây cảnh. - Cách phòng chống các đối tượng gây hại trên cây cảnh. 2. Yêu cầu - Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài bệnh hại cây cảnh. - Hiểu được đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển của từng loại bệnh hại trên cây cảnh. - Biết cách phòng chống các loại bệnh hại đó. 57 - Nhận biết các triệu chứng cơ bản do bệnh hại gây ra. - Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi. 3. Dụng cụ, vật tƣ - Các loại bệnh hại trên cây cảnh: đốm lá, đốm đen, gỉ sắt - Kính lúp cầm tay. - Bảng thành phần các loại bệnh hại trên cây cảnh. - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: Tên các loại bệnh hại trên cây cảnh. 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị mẫu bệnh hại Bước 2: Quan sát mẫu bệnh hại Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng chống hiệu quả 7. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườn cây cảnh ,cơ sở sản xuất cây cảnh. Học viên quan sát mẫu bệnh hại và vẽ vào vở thực hành. - Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu bệnh hại của học viên. 58 + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác định tên bệnh hại của học viên. + Nêu triệu chứng gây hại, vẽ bệnh hại. C. Ghi nhớ: - Các loài bệnh gây hại trên cây cảnh và biện pháp phòng chống chúng. - Các loài sâu hại trên cây cảnh. - Các loại hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh. - Công dung, nồng độ, liều lượng, an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 59 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: - Vị trí: + Mô đun quản lý dịch hại cây cảnh là mô đun chuyên môn nên được bố trí sau khi học viên đã học xong chương trình các môn đun 01, 02, 03. Đây là mô đun trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về thay đất thây châụ , tưới nước, bón phân, dịch hại và các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nghề trồng cây cảnh. - Tính chất: + Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề trồng cây cảnh. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành. II. Mục tiêu: - Về kiến thức: - Nhâṇ biết đươc̣ thời điểm thay đất thay châụ , thời điểm tưới nước , thời điểm bón phân cho cây cảnh - Biết cách xác điṇh lươṇg nước tưới , lươṇg phân bón cho từng loaị cây - Nhận biết được các loại sâu, bệnh gây hại chủ yếu trên cây cảnh. - Phân biệt các loại thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản thường sử dụng trong kinh doanh và sản xuất cây cảnh; - Biết cách xác định liều lượng, nồng độ hóa chất để quản lý dịch hại theo đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao; - Sử dụng thành thạo và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc trong sản xuất cây cảnh đảm bảo chất lượng và hiệu quả. - Về kỹ năng: - Nhận biết được tên từng loại dịch hại một cách cụ thể, rõ ràng; 60 - Đề ra những biện pháp quản lý các dịch hại một cách hiệu quả về kinh tế và an toàn đối với môi trường. - Về thái độ: - Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động và bảo vệ môi trường sinh thái. III. Nội dung chính của mô đun: Số TT Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (h) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 04 - 01 Thay đất thay chậu Tích hợp Lớp + vườn trồng 24 4 19 1 MĐ 04 - 02 Tưới nước và bón phân cho cây cảnh Tích hợp Lớp + vườn trồng 28 4 22 2 MĐ 04 - 03 Quản lý dịch hại Tích hợp Lớp + vườn trồng 24 4 19 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Tổng 80 12 60 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 61 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành - Nguồn lực cần thiết: Cây cảnh, châụ cảnh Các dụng cụ: cốc,xẻng, thuổng, bay, dao. Các loại sâu bệnh hại. Các loại hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất và kinh doanh cây hoa lan. Dụng cụ dùng để phun xịt, pha chế hóa chất. Bảo hộ lao động. - Cách chức tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Xác định đúng tên các loài dịch hại trên cây cảnh. Xác định đúng tên hóa chất dùng để phòng trừ dịch hại. Pha đúng nồng độ, liều lượng hóa chất. 62 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Bài 1. Thay đất thay chậu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định thời điểm thay đất thay châụ Theo dõi giám sát cách xác định thời điểm Pha trôṇ đất với chất đôṇ, phân bón Đánh giá độ chính xác của học viên trong việc sử dụng đúng l oại và tỉ lệ chất độn , phân bón. Bài 2. Tƣới nƣớc và bón phân cho cây cảnh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định thời điểm tưới nước , bón phân Theo dõi giám sát cách xác định thời điểm Chọn loại , lươṇg phân phù hơp̣ với loại cây Đánh giá độ chính xác của học viên trong việc sử dụng đúng loaị và lươṇg phân bó Bài 3: Hóa chất sử dụng trong quản lý dịch hại cây cảnh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận biết các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Theo dõi giám sát cách nhận biết hóa chất bảo vệ thực của học viên. Các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả. Đánh giá độ chính xác của học viên trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 63 Bài 4: Sâu hại cây cảnh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận biết các sâu hại chính gây hại trên cây cây cảnh. Theo dõi đánh giá từng bước thực hiện công việc của học viên. Thực hiện công tác phòng trừ, quản lý dịch hại trên cây cảnh. Theo dõi đánh giá mức độ chính xác của việc chọn hóa chất bảo vệ thực vật đối với từng loài dịch hại cụ thể. Bài 5: Bệnh hại cây cảnh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận biết các bệnh hại chính gây hại trên cây cây cảnh. Theo dõi đánh giá từng bước thực hiện công việc của học viên. Thực hiện công tác phòng trừ, quản lý dịch hại trên cây cảnh. Theo dõi đánh giá mức độ chính xác của việc chọn hóa chất bảo vệ thực vật đối với từng loài dịch hại cụ thể. Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng nhóm. + Nhận dạng đúng tên các loại dịch hại cụ thể trên cây cảnh. + Chọn được hóa chất để phòng trừ. + Thao tác đúng kỹ thuật trong việc cân đo, đong đếm và xác định chính xác được liều lượng, nồng độ hóa chất cần dùng. + Thực hiện đúng các thao tác trong việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật trên cây cảnh. 64 VI. Tài liệu tham khảo [1]. Trần Văn Hai, 2000. Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng dạy Trường Đại học Cần Thơ. [2]. Trần Ngọc Viễn, 1997. Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng dạy Trường Đại học Nông Lâm TPHCM. [3]. Trần Quang Hùng, 1999. Thuốc Bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp. [4]. Danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam 2008, Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN-PTNT. [5]. Nguyễn Công Nghiệp, 2000. Trồng hoa lan. Nhà xuất bản trẻ. 65 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Lê Trung Hưng - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Đức Ngọc, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Lê Hoài Nam, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Văn Vượng, Trưởng phòng Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang - Ông Nguyễn Ngọc Sử - Hội sinh vật cảnh huyện Lương Sơn, Hoà Bình./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Thành Vân, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 2. Thƣ ký: Ông Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Quang Chung, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Trần Đức Thưởng, Giáo viên Trường Cao đẳng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Ông Phạm Văn Đại, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lương Sơn, Hoà Bình./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_cay_canh.pdf