Chương trình tổ ng thể tư vấn học đường (Comprehensive School Counseling
Programs) (Comprehensive: bao hàm, toàn diện, tổng thể) là một chương trình
được hoạch định nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ giáo dục rộng lớn của nhà
trường một cách đầy đủ hơn. Chương trình này là một bộ phận, thành phần không
thể thiếu trong kế hoạch giáo dục chung của nhà trường có bộ phận tư vấn học
đường hoạt động hữu hiệu.
Vai trò tích cực của tư vấn viên học đường là thiết kế một chương trình tổng thể
các hoạt động với những mục tiêu và đối tượng cụ thể nhằm hoàn thiện nhiệm vụ
giáo dục đa dạng của học đường. Đây là một nhiệm vụ đặc biệt, mà các tư vấn viên
tâm lý ở các nơi khác ngoài trường học, không có. Thiết kế và điều hành một
chương trình được hoạch định có mục tiêu giáo dục trong năm học, trong một thời
kỳ kế hoạch giáo dục ở học đường là nét đặc thù, phân biệt tư vấn viên học đường
với các tư vấn viên tâm lý khác, chỉ chuyên lo phục vụ trong nghiệp vụ giới hạn và
tập trung vào mục tiêu trước mắt phục vụ thân chủ trong chuyên môn của mình.
Hiện nay, hầu hết các trường có tư vấn viên học đường, hoặc có phòng tư vấn học
đường, vẫn chưa có quan tâm xây dựng chương trì nh tư vấn tổng thể. Do còn quan niệm
hạn hẹp khi đưa tư vấn tâm lý vào nhà trường – Đã không phân biệt tư vấn tâm lý
(counseling) trong nhà trường và tư vấn tâm lý ngoài xã hội, trong bệnh viện, trường trại
cải huấn . Tư vấn tâm lý trong tư vấn học đường (school counseling) được hiểu là
một sự tuyển lựa rộng rãi các dị ch vụ và các hoạt động mà tư vấn viên chọn để giúp con
người phòng chống các biến cố tai hại xảy ra, tập trung trên sự phát triển toàn diện và
chữa trị các nỗi lo buồn đang tồn tại c ủa con người ( Counseling refer to a wide
selection of services and activities that counselor choose to help people to prevent
disabling events, focus on their overall development, and remedy existing concerns John Schmidt, 1999, trg 30 .)
120 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn học đường - Phần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khái niệm về tư vấn tâm lý. Sau đó, trong quá trình công tác ở một
nhà trường nhất định, người đó khám phá ra những lý luận mà mình cho là thích
hợp, đối với những sự sai khác của học sinh và cả những đổi thay bên trong tư vấn
viên tâm lý đó. Họ từng bước hiểu biết chính mình.
Tư vấn viên là một nhà tâm lý học ở mức độ nào đó về mặt lý thuyết trong
môi trường làm việc cụ thể của mình, không thể lẫn lộn dù có nhiều kiểu tư vấn
tâm lý như : tư vấn tâm lý phát triển (developmental counseling), tư vấn tâm lý
nhân cách (behaviour counseling) …đồng thời phải là một cán bộ công tác xã hội,
một nhà giáo dục hiểu biết sâu sắc các hiện tượng tâm lý, biết chọn lựa và sử dụng
tổng hợp chiết trung mà không lẫn lộn các quan điểm học thuyết tâm lý khác
nhau.
171
CHƯƠNG 10
MỘT SỐ LÝ THUYÊT́ VÊ ̀TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP
1. LÝ THUYẾT VỀ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP VÀ PHÂN LOẠI
Nói đến hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp phải nói đến thế giới nghề
nghiệp, không thể hoạt động hướng nghiệp mà thiếu thông tin về thế giới nghề
nghiệp, về tình hình thị trường lao động và nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế xã
hội của địa phương, vùng kinh tế, tình hình chung cả nước và thế giới. Thuật ngữ
“Thế giới nghề nghiệp” thường được dùng để nói lên sự phong phú rộng lớn của số
lượng nghề nghiệp. Như vậy, thế giới nghề nghiệp cũng như thế giới con người hết
sức phức tạp, đa dạng và luôn biến động, sinh ra, phát triển, già cổi héo hon, rồi
tiêu vong.
Nghề nghiệp trong xã hội là kết quả của sự phân công lao động, hình
thành từ khi loài người biết sử dụng công cụ lao động, đấu tranh sinh tồn với thiên
nhiên và đồng loại. Xã hội loài người đã từng bước hình thành và ổn định nghề
nghiệp, cuộc sống con người trở thành nề nếp, có nơi trở thành thứ bậc, giai cấp.
Từ đó quy định nhiều kiểu loại nghề nghiệp, và kèm theo những quan điểm khinh
trọng khác nhau, nhưng nhìn chung tất cả các nghề nghiệp đều cần thiết trong sự
tiến hóa đi lên của xã hội loài người.
Đối với người xưa, xã hội Đông phương khi nói đến “nghề” người ta thường
liên hệ đến “nghiệp”. Nghiệp được hiểu là định mệnh, hình thành từ nhiều kiếp ở
quá khứ, hoặc những gì hình thành tích lũy trong lâu dài do mình tạo nên như một
nghiệp dĩ . Khi nền công nghiệp phát triển, nhất là vào thời đại chúng ta, công
nghiệp đang phát triển với tốc độ vũ bão như hiện nay, sự phân công lao động
càng tinh vi, phức tạp; số nghề trên thế giới càng tăng nhanh đến nỗi không ai ghi
chép đầy đủ; dù các nước Anh, Mỹ... đã cố gắng xuất bản nhiều đợt từ điển nghề
nghiệp nói về hàng chục vạn nghề.
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Tất Dong trong “Nghề nghiệp tương lai” (NXB-
PN, 1978) đưa con số 15 000 nghề trong công nghiệp, 30.000- 40 000 nghề trong
xã hội. Một sách hướng nghiệp khác, “Tuổi trẻ và nghề nghiệp” ( Đặng Danh Ánh.
Tuổi trẻ và nghề nghiệp tập 1. NXB Công nhân kỹ thuật, Hà Nội 1985.) đưa ra con
số 65 000 nghề, và có khoảng 400 nghề trong danh mục nghề đào tạo do Tổng cục
Dạy nghề-Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề xây dựng. Theo thống kê về dạy
nghề, ở thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4/1991 có ít nhất 132 nghề đào tạo.
172
Theo danh mục nghề đào tạo 1985 có 396 nghề đào tạo, trong đó có 32 nghề diện
rộng. Danh mục năm 1992 có 228 nghề đào tạo, trong đó có 65 nghề diện rộng. Ở
các trường trung học chuyên nghiệp có khả năng đào tạo 123 nhóm nghề và 79
ngành đào tạo (quyết định số 3607- GDDT, ngày 29/8/1996).
Từ những năm 90 đến nay, ngành nghề ngoài xã hội và trong đào tạo tiếp
tục phát triển với tốc độ nhanh do sự phát triển kinh tế, do đầu tư nước ngoài vào
các khu công nghiệp, khu chế xuất, mỗi nơi, mỗi vùng có những ngành nghề đặc
biệt. Các tài liệu này rất có giá trị cho công tác hướng nghiệp. Những sách nói về
các nghề trên thế giới rất nhiều , trong khi ở thành phố những loại sách này thì rất
ít lại khó tìm.
Nghề nghiệp là hoạt động thể hiện lý tưởng, ước mơ, hoài bảo của con người.
Do đó khi chọn nghề, điều quan trọng trước tiên là phải biết xác định phương
hướng chọn nghề và hướng phát triển đáp ứng thời đại CNH-HĐH trong hoàn cảnh
đất nước. Nhu cầu nghề nghiệp hằng năm theo thông báo của cơ quan chức năng
thường có nhiều thay đổi. Có khi nhằm những đợt huy động trọng điểm phụ vụ các
công trình cấp thành phố, cấp quốc gia….nhất là trong thế giới nghề nghiệp của
thời đại thông tin như ngày nay. Sự biến động ấy đòi hỏi người giáo viên tư vấn
hướng nghiệp, các học sinh trung học phổ thông và phụ huynh học sinh phải hết
sức nhạy cảm, và tinh tế để “bắt sóng” thông tin nghề nghiệp. Nghĩa là phải thường
xuyên theo dõi thông tin thời sự kinh tế xã hội địa phương, và các vùng lân cận kể
cả thông tin nước ngoài về nhu cầu nhân lực qua các phương tiện thông tin đại
chúng.
Thứ đến là tìm kiếm những thông tin nghề nghiệp của thế giới nghề nghiệp
qua các nhân vật có uy tín trong cộng đồng mình sinh sống và tiếp xúc… Thế giới
nghề nghiệp như tên gọi ám chỉ sự phát triển không ngừng của các dạng loại nghề
nghiệp trong xã hội loài người. Trước sự đa dạng phức tạp đó, con người dù
trưởng thành tới đâu cũng không khỏi hoang man, lo lắng khi phải chọn cho mình
một nghề sinh sống trọn đời hay ít nhất một nghề có ý nghĩa phù hợp với năng lực
và hoàn cảnh riêng tư của mình hiện nay trước ngưỡng cửa cuộc đời. Trước đây,
mỗi lúc nói đến nghề nghiệp người ta thường chỉ hỏi một người thợ cả, một ông kỹ
sư có kinh nghiệm nghề nghiệp mà thôi. Ngày nay, các nước Phương Tây kể cả
Liên xô, từ cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20, người ta đã nhờ đến các nhà tâm lý
học.
Vào thời này, các nhà tâm lý học đã đứng ra nhận nhiệm vụ phân loại thế
giới nghề nghiệp theo tâm lý học với những ngành học mới phát triển, tâm lý học
so sánh , tâm lý học nghề nghiệp và khoa chẩn đoán tâm lý qua các trắc nghiệm
(test).
173
Trong thế giới nghề nghiệp thường phân biệt ý niệm: nghề và chuyên môn,
nghề và ngành nghề, nghề và nghề diện rộng.
Chuyên môn là một đơn vị nghiêp vụ, kỹ thuật chuyên sâu bao gồm một hệ
thống thao tác tư duy và hành động một cách thuần thục, sử dụng sức mạnh thể
chất và tinh thần của con người, tạo ra phương tiện tồn tại và phát triển. Nghề bao
gồm nhiều nhóm chuyên môn gần nhau, ví dụ: nghề thầy thuốc bao gồm chuyên
môn chữa bệnh tim, bệnh phổi, tai mũi họng...
Cùng một nghề nhưng ở nhiều ngành kinh tế xã hội (KTXH), khoa học kỹ
thuật (KHKT) khác nhau. Ví dụ : cũng làm kỹ thuật viên (KTV), có KTV quản trị
mạng, KTV điện lạnh,... Khi nói nôm na : nghề điện lạnh, nghề vi tính .. thì chưa rõ,
chưa nói lên đặc điểm con người phải làm việc, thao tác cơ bắp, thao tác trí tuệ,
phạm trù quan hệ xã hội ở cấp độ nào, chức nghiệp trong ngành nghề đó ra sao?.
(công nhân , kỹ thuật viên hay kỹ sư điện lạnh, vi tính viễn thông hay vi tính đồ
hoạ . Tuy vậy, dù nói “ Tôi làm KTV vi tính” vẫn chưa đủ. Nếu nói đến ngành,
không chỉ nói đến ngành khoa học kỹ thuật mà phải nói đến ngành kinh tế quốc
dân nữa, tức là phải nói đầy đủ “ Tôi làm KTV vi tính bưu chính viễn thông, hay
KTV vi tính đồ hoạ xây dựng, đồ họa mỹ thuật, thiết kế thời trang... “ mới có thể
hình dung tương đối đầy đủ về một nghề cụ thể trong xã hội.
Nghề diện rộng bao gồm các nhóm nghề có những kỹ năng cơ sơ, kỹ năng
nghiệp vụ cũng như xu hướng tâm sinh lý gần giống nhau. Có nhiều cách hiểu nghề
diện rộng tuỳ theo biên độ, mức độ rộng lớn của nhóm nghề quy định. Có thể rộng
đến mức độ: một nhóm rộng bao gồm nhiều nhóm nghề diện rộng. Một số nhà tâm
lý nghề nghiệp đã nghiên cứu sắp xếp các nghề có yêu cầu tâm sinh lý giống nhau
vào một nhóm nghề và đi đến kết luận: “khả năng con người không chỉ phù hợp với
một nghề mà phù hợp với một nhóm nghề.”
Ví dụ: Một người có khả năng làm nghề đồng hồ, chuyên lắp ráp các chi tiết
nhỏ thì cũng có khả năng làm cùng nhóm có yêu cầu tâm sinh lý lắp ráp chi tiết
nhỏ giống như thế ( lắp ráp điện tử...)”. Từ đó, lý thuyết phân loại nghề nghiệp theo
kiểu tâm sinh lý con người (John Holland ) được thịnh hành, bỏ qua các cách phân
loại nghề theo đối tượng, theo mục đích, theo công cụ và điều kiện lao động...
Nói cho cùng một nghề cụ thể không dễ liệt kê, ở đây đề tài chỉ dừng lại ở
những nhóm nghề diện rộng, mà biên độ rộng lớn của nhóm được quy định bởi
những nhà khoa học tâm lý nghề nghiệp, đã dày công nghiên cứu xếp loại, làm cơ
sở khoa học cho các trắc nghiệm, nhằm phát hiện các nhân tố phù hợp nghề cho
một kiểu người-nghề nhất định trong thế giới nghề nghiệp phức tạp, và đa dạng. Từ
174
quy định của các nhà tâm lý học nghề nghiệp hiện đại, lấy nhóm rộng của nghề
diện rộng làm cơ sở phân loại thế giới nghề nghiệp, TVV.HN qua tiếp cận HS tìm ra
nghề diện rộng, nghề theo ngành nghề cụ thể...cho riêng từng em một.
Vậy lý thuyết phân loại nghề nghiệp của các nhà khoa học đó cụ thể như thế
nào? Cách vận dụng vào hoàn cảnh đất nước và tình hình thành phố ra sao để
chọn lựa những nghề diện rộng ưu tiên nghiên cứu xây dựng các bộ công cụ cho
phù hợp? Cần phải được làm rõ và thống nhất một cách khoa học.
Xuất phát từ những yêu cầu phát triển của nền công nghiệp phương tây vào
những năm đầu của thế kỷ 20, Nhằm phục vụ công tác tuyển chọn lao động có khả
năng làm việc với năng suất cao, phù hợp với phát triển tâm sinh lý con người và
những yêu cầu đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp trong sản xuất kinh doanh và
dịch vụ. Vào thời kỳ đó, năng suất lao động là phát hiện mới sau máy móc, đưa nền
công nghiệp đến đỉnh cao của cạnh tranh.
F. Taylor coi tuyển chọn người phù hợp nghề là nhiệm vụ của tổ chức lao
động khoa học. S. Thompson người đệ tử của Taylor, đã nghiên cứu tại phân
xưởng phân loại viên bi để lắp vòng bi xe đạp, công nhân được tuyển chọn khoa
hoc, bằng hệ số nhạy cảm của con người đối với vật nhỏ bé, đã tăng năng xuất từ
60-70%, ngày công rút ngắn 2 giờ, lương tăng 80%
Cũng từ đó, Emison, một chuyên gia tổ chức lao động Mỹ, cho thấy trong số
công nhân đúc chữ có người không đúc được 2.500 chữ / giờ ; nhưng có người đúc
được trên 5.000 chữ / giờ mà cũng chỉ cần bỏ ra một công sức tương tự . Đó là
những phát hiện đầu tiên khiến cho các nhà tâm lý đi vào nghiên cứu đăc điểm
tâm sinh lý nghề nghiệp và phân loại kiểu người-nghề phù hợp hay không phù
hợp, chống chỉ định …
Trước hết đối với thế giới nghề nghiệp, có nhiều cách phân chia khác nhau,
sau đây đơn cử một vài cách chia đang thịnh hành:
175
Phân loại thế giới nghề nghiệp theo E. A Climốp:
Climốp chia thế giới nghề nghiệp phức tạp theo các loại dấu hiệu khác nhau:
theo đối tượng lao động, theo thao tác lao động cơ bản, theo công cụ lao động, và
theo điều kiện lao động.
+ Phân loại theo đối tượng lao động có 5 kiểu nghề: (K)
1. Người- Kỹ thuật (Thợ máy, thợ điện, KS bán dẫn...)
2. Người- Dấu hiệu ( Người đánh máy chữ, lập trình viên, khoa học gia...)
3. Người- Nghệ thuật (Nghệ sĩ, nhà văn, soạn nhạc..)
4. Người- Người (Quản lý nhân sự, công tác XH, giáo viên, y tá, bác sĩ....)
5. Người- Thiên nhiên ( Trắc địa, nông nghiệp...)
+ Phân loại theo mục đích lao động có 3 dạng nghề (D)
1. Nghề làm việc trừu tượng (Nghệ thuật,...)
2. Nghề làm biến đổi sự vật (Thợ gò,..)
3. Nghề thay đổi nâng cao nhận thức (Gíao viên,...)
+ Phân loại nghề theo công cụ lao động : có 4 loại nghề: (L)
1. Nghề sử dụng máy tự động (Nhân viên điều hành máy)
2. Nghề sử dụng máy (Thợ máy,..)
3. Nghề làm bằng tay chân (Lao động cơ bắp)
4. Nghề lao động đặc biệt (Ngôn ngữ) (Thông ngôn,..)
+ Phân loại nghề theo điều kiện lao động: có 4 nhóm nghề: ( N )
1. Nghề hoạt động trong điều kiện bình thường (Thợ hồ, nề...)
2. Nghề hoạt động trong điều kiện Đạo đức - Chính trị (Gíáo viên...)
3. Nghề hoạt động trong điều kiện khoáng đạt (K S Nông nghiệp...)
4. Nghề hoạt động trong điều kiện đặc biệt ( phi hành gia, thợ lặn..)
Từ đó một nghề dù phức tạp đến đâu cũng có thể định hướng trong một công
thức, gọi là công thức nghề bao gồm những nghề có cùng đặc điểm :
Công thức nghề: K (x) L(y) D (x’) N(y’)
176
Phân loại nghề theo tâm lý học nghề nghiệp VN : 8 loại
Theo Phạm Tất Dong , Trung tâm Hướng nghiệp- Lao động- Bộ GDĐT, chia
thế giới nghề nghiệp làm 8 loại ( Nghề nghiệp tương lai- trang 23, 28)
1. Nghề kỹ thuật (Kỹ sư công nghệ, KTS...)
2. Nghề thợ (nề, mộc...)
3. Những nghề thuộc lĩnh vực NCKH (viện sĩ...)
4. Những nghề tiếp xúc với người (nhà giáo, thầy thuốc...)
5. Hành chính ( sắp xếp, xử lý hồ sơ...)
6. Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên (nông nghiệp...)
7. Những nghề trong lĩnh vực văn học,nghệ thuật
(nghệ sĩ, kiến trúc,)
8. Những nghề đặc biệt ( lái máy bay, du hành...)
Cơ sở khoa họcđể xây dựng các lý thuyết về phân loại nghề và thế giới nghề
nghiê ̣p, cũng như lý thuyết phù hợp nghề, đều phải dựa trên mô ̣t sô ́lý thuyết về
đặc điểm tính khí của con người và đặc điểm tâm sinh lý cần cho mô ̣t người có
nhiều thuận lợi khi hành nghề một nghề nhất định , ít nhất là đôí với nghềdiê ̣n
rô ̣ng.
Tổng hợp các lý thuyết sử dụng trong TVHN và những lý thuyết liên quan
có nhiều cách khác nhau, nhưng tựu trung cách phân chia làm bốn nhóm là thông
dụng nhất hiên nay. Bốn nhóm đó gồm
(1) Lý thuyết về tính cách con người và loại nghề ( Trait and Type theories)
(2) Lý thuyết về phân đoạn đời người và nghề nghiệp ( Life-Span Theory)
(3) Lý thuyết về trọng điểm đặc thù hướng nghiệp ( Special Focus Theories)
(4) Lý thuyết tổng hợp các lý thuyết trên
177
Để chọn lựa những lý thuyết phát triển nghề nghiệp trong TVHN, Tư vấn
viên hướng nghiệp không chỉ tin tưởng vào giá trị của lý thuyết mà phải xem xét
khả năng tính phù hợp của lý thuyết đối với thân chủ. Hơn thế nữa, tư vấn viên còn
xem xét vấn đề với quan điểm riêng theo cách thức, kiểu loại chẩn đoán tâm lý và
tư vấn của mình. Do đó, sau đây chúng ta chỉ thông qua khái lược một số các lý
thuyết hướng nghiệp nhóm 1,2, và 3.
2. LÝ THUYẾT VỀ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI VÀ LOẠI NGHỀ
( Lý thuyết đặc điểm người / nghề)
Là một lý thuyết lâu đời, được tranh luận rộng rãi nhất trong lịch sử phát
triển các lý thuyết TVHN, lý thuyết về tính cách con người / nghề là một tiền đề đã
được làm rõ ràng và chính xác hơn với :
- Lý thuyết điều chỉnh và thay đổi ( chỉnh đổi) công việc Lofquist& Dawis
- Lý thuyết phân loại tính cách người/nghề của Holland.
- Lý thuyết phân loại quá trình lãnh hội và phán đoán của Myers-Briggs
Lý thuyết chỉnh đổi công việc Lofquist& Dawis
Sự chỉnh đổi công việc dựa trên các chỉ báo về độ dài thời gian ở một vị trí
công việc, nhiệm kỳ của một chức vụ đảm trách. Ngoài ra, sự chỉnh đổi công việc
còn liên quan đến quá trình thực hiện công việc, chức năng vị trí và lợi ích, kết quả
hành xử của người lao động ở nhiệm vụ công việc được giao. Đây là một đặc điểm
mà các lý thuyết TVHN khác không đề cập đến, thường ngừng lại ở việc chọn nghề,
chọn vị trí công việc.
Có 2 yếu tố quan trọng trong việc chỉnh đổi công việc:
(1) Sự thỏa mãn với công việc (satisfaction),
(2) Sự làm thỏa mãn với yêu cầu công việc (satisfactoriness).
Sự thỏa mãn với công việc tùy thuộc vào yêu cầu của một cá nhân lấy làm
bằng lòng với công việc và địa vị nghề nghiệp đem lại những lợi ích về tiền lương,
về danh giá, và nhiều mặt khác cho người thực hiện công việc đó.
Sự làm thỏa mãn với yêu cầu công việc chỉ rõ kết quả sự lượng giá công
việc và thái độ người thực hiện công việc làm cho người giám sát, cấp trên hay
người chủ bằng lòng.
Ngoài 2 yếu tố trên còn nhiều yếu tố làm chỉ báo cho sự chỉnh đổi công việc,
như tốc độ thay thế công nhân ( turnover), tỷ lệ vắng mặt, sự trì trệ, sự tận tụy, đạo
178
đức nghề nghiệp, doanh lợi phát sinh từ công việc, môi trường làm việc, khả năng
cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc. Những bộ test kèm theo như GATB , MIQ…
-GATB: The Genral Aptitude Test Batteries (1982), được Bộ Lao động Mỹ
phổ biến rộng rãi, nhằm đo lường giá trị và khả năng người lao động.
- MIQ : The Minnesota Importance Questionaire đo lường giá trị và nhu cầu
+ Thăm dò khả năng với GATB
Dawis & Lofquist(1984) định nghĩa khả năng ( ability) là những phạm vi thể
hiện các kỹ năng ( skills). Khả năng được xem là những năng lực thực hiện, rất cần
thiết để khái quát hoá số kỹ năng cần có của một công việc trong thế giới nghề
nghiệp bao la. Có nhiều trắc nghiệm thăm dò khả năng từ 8-15 nhóm phạm vi khả
năng. Trắc nghiệm GATB được sử dụng để do 9 khả năng sau đây :
- Khả năng Học tập : Khả năng thâu thập kiến thức và học hiểu tổng quát
- Khả năng sử dụng ngôn từ : hiểu từ ngữ và ngữ nghĩa của một câu chữ .
- Khả năng số học : tính toán và giải các bài toán.
- Khả năng tưởng tượng không gian : Nhìn vật theo 2,3 chiều không gian.
- Khả năng ghi nhận ký tự : phân biệt số và chữ trong bảng danh sách phức tạp.
- Khả năng điều hợp mắt và tay: khả năng điều hợp vận động và nhận thức
- Khả năng khéo léo của ngón tay: di chuyển vật cực nhỏ một cách chính xác.
- Khả năng vân động cơ bắp: sử dụng chân , tay trong lao đông thuần thục .
179
+ Thăm dò thang giá trị sống với MIQ
MIQ (1981), lập ra nhằm đo lường sự cần thiết, yêu cầu giá trị của nghề nghiệp.
MIQ liệt kê 20 nhu cầu, sử dụng những câu tường thuật xác lập tình huống khác nhau
gồm 190 đề mục (iterms) được phác họa như sau :
Bảng 6.1. Giá trị, thang nhu cầu, và các câu tường thuật tình huống trong MIQ
Giá trị Nhu cầu câu tường thuật tình huống.
Thành đạt Khả năng đắc
dụng
Thành đạt
Tôi thích làm được những việccần tận dụng hết
khả năng của tôi.
Tôi cảm thấy mình đã hoàn thành nhiệm vụ công
tác.
Bằng lòng Hoạt động
Độc lập
Phong phú
Bù đắp
An ninh
Điều kiện công
việc
TôI bận rộn suốt ngày .
Tôi có thể làm việc một mình.
Mỗi ngày tôi đều thích làm một việc gì khác .
So với những người khác tôi thấy mình vẫn còn
khá .
Công việc mang đến cho tôi sụ an tâm về việc làm.
Công việc tiến hành trong những điều kiện tốt.
ổn định Tiến bộ
Chấp nhận
Địa vị xã hội
Công việc cung cấp nhiều cơ hội tiến bộ.
Tôi chấp nhận công việc tôi đang làm.
Tôi chỉ là một người nào đó trong cộng đồng.
Vị tha Cộng tác
Hợp đạo lý
Vì xã hội
Người cộng tác với tôi là một người dễ kết thân.
Tôi có thể làm việc khi không cảm thấy công việc
mình làm có cái gì không hợp đạo lý.
Tôi có thể làm việc vì người khác.
An toàn C/ sách của cty-
thực thi
Giámsát- quan hệ
nhân sự
Giám sát-kỹ thuật
Công ty phải quan lý chính sách tốt đẹp.
Người chủ thường quan tâm công nhân.
Người chủ phải huấn luyện tốt công nhân của
mình.
Tự trị Creativity
Responsibility
Tôi cố nghỉ ra một số ý tưởng.
Tôi phải tự quyết định lấy cuộc đời của tôi.
Nguồn : Lý thuyết tâm lý học về chỉnh đổi công việc của Dawis và LH Lofquist- bảng
sao năm 1984, Unversity of Minnesota Press, trg29.
Mặc dù còn nhiều khả năng chưa liệt kê, nhưng trắc nghiệm GATB chỉ tập
trung ở 9 khả năng thường áp dụng cho nhiều nghề khác nhau. GATB gắn kết với
những khả năng thông dụng nhất mà các loại nghề nghiệp thường đói hỏi. Khác với
180
những trắc nghiệm khoa bản khác. GATB mang tính thực hành dành cho các TVHN
dễ dàng thao tác phân loại định hướng nghề cho thân chủ. GATB đang được làm mới
với tên là AP (Ability Profile).
Lý thuyết phân loại người / nghề của Holland.
+ Lý thuyết lục nghệ : Sau khi phân tích chi ly về những đặc điểm cá nhân và
hoàn cảnh xã hội tương tác với nhau như thế nào, Jonh Holland cho ra đời lý
thuyết lục nghệ (sáu lãnh vực nghề nghiệp, 6 nhóm nghề ) lục giác ( biểu diển
thành hình 6 cạnh đều nhau). Mỗi lãnh vực nghề nghiệp và con người tương ứng
với một góc, có các cạnh là mối liên hệ giữa các góc với nhau. Mỗi cạnh lại được vẽ
nét đậm, nhạt khác nhau biểu diển theo 3 cấp độ : rất chặc chẻ (đậm), chặc chẻ
(vừa) và có ít liên hệ với nhau (nhạt). Lý thuyết này là một trong những lý thuyết
được đông đảo giới TVHN sử dụng một cách phổ biến.
Holland có 2 công trình quan trọng:
(1) Bảng kê nghề nghiệp tham khảo (the Vocational Preference Inventory (1985b),
(2) Nghiên cứu tự hướng nghiệp-the Self-Directed Search (1994) .
+ Phân loại nghề và công thức nghề:
Theo kiểu Holland, tên thế giới có nhiều cách phân loại nghề tượng tự, có thể
tóm lược lại thành những công thức nghề phù hợp cho một cá nhân, như sau:
(Công trình tổng hợp của tác giả)
- R ( realistic) thực tế,
- I (investigative) nghiên cứu,
- A (artistic) nghệ sỹ,
- S (social) xã hội,
- E (enterprising) kinh doanh,
- C (convention) bảo thủ
181
Bảng 6.2: Bảng tóm lược phân loại nghề và công thức nghề
Phân loại
theo
John
Holland
Theo tâm lý
N (nhóm)
Theo đối
tượng
K (kiểu)
Theo mục
đích
D (dạng)
Theo công
cụ
L (loại)
Theo
điều kiện
(ĐK)
1. Thao tác. 1. Kỹ thuật
2. Thao tác.
1.Người –
Kỹ
thuật.
1. Trừu
tượng
2. Biến đổi
1. Máy tự
động.
2. Máy.
3. Chân tay.
1 Bình
thường.
2. Nghiên
cứu.
3.Nghiên
cứu.
2. Người -
Dấu hiệu.
3. Nhận
thức.
4. Đặc biệt
(Ngôn ngữ).
2. Đạo
đức
Chính
trị.
3. Nghệ
thuật.
4. Nghệ
thuật.
3. Người -
nghệ thuật.
(1)
(2)
(4) (2)
4. Xã hội. 4.Giao tiếp -
Người.
4.Người –
Người.
(1)
(2)
(4) (2)
5. Quản lý. (4) (1)
(2)
(4) (2)
6. Truyền
thông.
6. Hành
chính.
(2) (1)
(2)
(3)
(4) (1)
7. giao tiếp -
Thiên
nhiên.
5. Người –
Thiên
nhiên.
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
3.
Khoáng
đạt.
8. Nhóm đặc
biệt( Lái tàu
vũ trụ, thợ
lặn,..).
(1)
(2)
(3)
(1)
(2)
(3)
(4)
4, Đặc
biệt
(Phi
hành gia,
thợ
lặn...).
182
Lý thuyết phân loại của Myers & Briggs.
Từ năm 1920 đến 20 năm sau, mệt mài nghiên cứu các trắc nghiệm tâm lý
phân loại tính cách con người theo lý thuyết của Jung, Katharine Briggs kết hợp
với con của bà là Isabel Myers (1940) xây dựng bộ trắc nghiệm MBTI (Myers-
Brigg Type Indicator, 1956) nỗi tiếng và thông dụng trong giới tâm lý học và
TVHN. Cốt lõi của lý thuyết này là 4 cặp khái niệm phản lập cơ bản (four bipolar
dimension basic) :
1. Hướng ngọai và Hướng nội,(Extraversion- Introversion ) ký hiệu : E và I
2. Cảm giác và Trực giác, (Sensing - Intuition ) ký hiệu : S và N
3. Tư duy và Cảm tính, (Thingking - Feeling ) ký hiệu ; T và F
4. Lĩnh hội và Xét đoán ( Perceiving - Judgment ) ký hiệu : P và J
Trong đó cặp khái niệm phạm trù quan trọng là lĩnh hội- xét đóan (P & J), và
hướng ngọai- hướng nội (E &1)
Hướng nội và hướng ngọai
Một yếu tố khác giúp phân lọai tâm lý người là xu hướng hướng nội và
hướng ngọai. Theo Jung, hướng nội hiểu một cách khái quát là xu hướng kết chặt
con người với sự e ngại và im lặng ( shy & quiet ), trong khi hướng ngọai là xu
hướng ồn ào mạnh mẽ, tuông trào ( louder & more outgoing).
Đối với Myers, đó là 2 hướng nói lên cách nhìn thế giới khách quan bằng
nhãn quan và tâm trí của một con người.
Người hướng nội là người lĩnh hội và xét đóan sự vật từ thế giới bên trong,
nội tâm, bao gồm những ý tưởng và khái niệm, thường thưởng thức, suy gẫm vấn
đề một thời gian lâu trước khi hành động.
Người hướng ngọai là người lĩnh hội và xét đóan sự vật với thế giới bên
ngòai, rộng mở, liên hệ với con người và sự vật đối tượng, thường thích hành động.
183
Lĩnh hội và xét đóan
- Trong mối quan hệ với sư vật và thế giới bên ngòai, con người nhận được những
thông tin ban đầu ( lĩnh hội : P ).
- Sau đó cá nhân người đó mới phán định ( xét đóan : J) , nhận thức sự kiện, ý
tưởng vừa thâu nhận được.
Có hai cách lĩnh hội và hai cách xét đoán.
Hai cách lĩnh hội là:
+ lĩnh hội theo cảm giác ( P-S ) và
+ lĩnh hội theo trực giác ( P-N ) .
Hai cách xét đóan là :
+ xét đóan nặng về suy tư ( J-T) : phân tích ý tưởng, sự kiện của đối tượng
nhận thức) và
+ xét đóan thiên về tình cảm (J-F): theo ý nghĩa, giá trị có sẵn của chủ thể
nhận thức.
Mặc dù lĩnh hội thường đi trước xét đóan nhưng ở nhiều cá nhân khác nhau,
quá trình nhận thức thường pha lẫn, kết hợp. Myers và cộng sự (1998), đã mô tả
có 4 kiểu kết hợp trong lĩnh hội và xét đóan :
Cảm giác và Tư duy Sensing & Thinking S & T
Cảm giác và cảm tính Sensing & Feeling S & F
Trực giác và Cảm tính Intuition & Feeling N & F
Trực giác và Tư Duy Intuition & Thinking N & T
Dùng bảng phân lọai tâm lý công việc và nghề nghiệp của Myers-Briggs,
không phải chỉ để hiểu cách thân chủ lĩnh hội và xét đóan như thế nào, mà quan
trọng là phải xem xét và hiểu quá trình nhận thức của thân chủ. Có người phán
định rất nhanh khi vừa lĩnh hội một vấn đề một sự kiện. Có người phải chờ đợi, tìm
kiếm xung quanh một vấn đề trước khi quyết đóan.
184
Mười sáu lọai tâm lý người / nghề kết hợp
Kết hợp các lọai tâm lý người hướng nôi, hướng ngọai với 4 cặp phương thức
nhận thức : lĩnh hội và xét đóan đã nêu trên thành 16 lọai tâm lý người và một số
nghề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_boi_duong_nghiep_vu_tu_van_hoc_duong_lhnb_p2_028.pdf