Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn học đường - Phần 1

Hoạt động hướng nghiệp, một phần quan trọng của tư vấn học đường ngày

nay, bắt nguồn từ công trình nghiên cứu “Tổng quan thị trường nghề nghiệp trên

thế giới” từ đầu thế kỷ 17 của một người Ý, Tomasco Gazoni, đ ược dịch ra nhiều

thứ tiếng, tiếng Anh là “ The Universal Plaza of All the Professions of the

World”. Năm 1631, Poowell, một người Anh xuất bản cuốn “Tom of All Trades

or The Plain Pathways to Perferment”, một cuốn sách gồm các hình ảnh thông

tin về các ngành nghề. Năm 1747, xu ất bản cuốn “London Tradesman’ liệt kê tích

hợp tất cả ngành nghề đang phát triển ở Luân đôn làm kim chỉ nam cho người lao

động trẻ vào đời. .

Cùng với sự ra đời và lớn mạnh của triết học quan tâm đến con người, tôn

trọng cá nhân và quyền dân chủ, sự phát triển của khoa học tâm lý thực nghiệm,

tâm lý về nhân cách, xã hội và sự phát triển của ngành thống kê học. Đặc biệt là

ngành tâm lý trị liệu, tâm thần học. Năm 1909, William Healy thành l ập “ Trung

tâm chuyên khoa điều hướng trẻ em” ( Child Guidance Clinic), chăm sóc tâm lý

giáo dục cho các trẻ hư khu ổ chuột, đã tác động mạnh vào phong trào tư vấn

hướng dẫn giáo dục, hướng nghiệp . Tuy vậy, lịch sử nghiệp vụ tư vấn học đường

được ghi nhận xuất phát và lớn mạnh ở Mỹ, từ công tác hướng nghiệp trong học

đường vào những năm đầu của thế kỷ 20. Trong thập kỷ 1900-1909, có 3 người

được xem là những người đầu tiên khởi xướng và hệ thống hóa nghiệp vụ tư vấn

học đường là Jesse B.Davis, Frank Parsons, và Cliffort Beer.(Gladding,2000,

Counseling,a comprehensive profession).mà chủ yếu là tư vấn hướng nghiệp.

pdf102 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn học đường - Phần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phán xét, để tâm hoàn toàn theo dõi câu chuyện. Điều quan trọng là quan sát ngôn ngữ hành vi của thân chủ và nhờ giải mã được loại ngôn ngữ này tư vấn viên mới hiểu được chính xác những gì thân chủ đang trình bày và có thể diển giải lại theo cách thái, ngôn ngữ của thân chủ. Không nhất thiết lắng nghe là đồng ý với người nói nhưng phải nói lại một cách đơn giản xác định những gì đã nghe. Người nghe tích cực có thể nghe cả những cảm xúc đang dâng lên của người nói, nên người nghe không chỉ lập lại những gì đã nghe, còn có thể diễn tả nhấn mạnh cảm xúc như sử dụng câu: Hình như bạn cảm thấy tức giận, hoặc bạn cảm thấy tuyệt vọng vì... Lắng nghe có lợi ích giải quyết xung đột. Trong các cuộc xung đột cá nhân thường mâu thuẩn, người này bác bỏ người kia, phe này chống đối phe kia để tự vệ, đưa đến sự bộc phát công kích hoặc từ bỏ ra đi. Nếu một trong hai bên hiểu được bên kia, qua quá trình lắng nghe, có thể tạo ra một bầu không khí hợp tác, tăng cường khả năng cộng tác và giải quyết xung đột. Lắng nghe tích cực thường không hiệu quả khi người nghe bị xao lãng, hoặc người nói sử dụng ngôn ngữ quá kích động, các từ vựng không rõ nghĩa, khác biệt về văn hóa, bị ảnh hưởng bởi các định kiến, bởi tiếng ồn...hay thời gian nghe vượt quá giới hạn trung bình mà một người có thể tập trung.  Phản hồi đơn giản hay tóm lược Phản hồi đơn giản Phản hồi đơn giản thường chỉ một tiếng hai tiếng không thành câu, nhưng rất nhiệt tình đang theo dõi câu chuyện từ đều lạ này sang điều mới khác…Thường it nhất là : ừ hử, vâng, à như thế, như thế sao, vậy hả… Phản hồi tóm lược Kỹ thuật phản hồi tóm lượt là nói lại bằng từ ngữ cuả mình một cách cô đọng, rõ ràng hơn điều mà thân chủ vừa bày tỏ và đạt được sự tán thành của thân chủ. Kỹ thuật phản ảnh là cách thức vận dụng cơ chế đặt câu hỏi thích hợp và lắng nghe, còn gọi là lắng nghe tích cực, lắng nghe có phản hồi. 72  Phản hồi soi sáng rõ ràng hơn Đặt câu hỏi thích hợp và lắng nghe để thấu cảm hoàn cảnh bức xúc mà thân chủ chưa tiện hoặc không dám thổ lộ; giúp thân chủ cảm thấy được quý trọng, được cảm thông hiểu biết và quan tâm, thúc đẩy thân chủ có ý muốn được chia sẻ. Một mặt khác, cũng giúp tư vấn viên biết được thân chủ của mình đã hiểu vấn đề như thế nào, trên bình diện nào, có khiếm khuyết không? Kỹ thuật phản hồi soi sáng còn giúp tư vấn viên chắc chắn rằng mình không suy diễn quá xa và hiểu đúng vấn đề của thân chủ và cả những ẩn ý của nó. Nếu hiểu sai, thì thân chủ có thể giải thích thêm và điều chỉnh kịp thời. Ví dụ: Thân chủ: - Mỗi ngày con phải đi bán luôn ba buổi, cả hai đứa góp tiền cho cha mẹ còn nuôi ba em nữa Tư vấn viên: - Gia đình em có bảy người, cha mẹ phải nuôi năm đứa con. Hai đứa con là hai đứa lớn phải tích cực lao động? Tóm lại lắng nghe tích cực là Kỹ năng lắng nghe có phản hồi. Có 3 hình thức phản hồi :  Phản hồi đơn giản : Lập lại điều quan trọng đã được nói lên, gật dầu, ừ hử  Phản hồi tóm lược : Nói bằng ngôn ngữ của tư vấn viên điều cốt yếu ma thân chủ đã nói ra.  Phản hồi soi sáng : Nhìn vấn đề mở rộng, liên hệ đến cấu trúc tính tình và quy luật tâm lý. Các cách nghe và lắng nghe Nghe có nhiều cấp độ, nhiều cách nghe khác nhau  Nghe : nhiều âm thanh, nhiều hình tượng  Nghe có/ phải chú ý : Tiếng động lớn, kích thích thính giác  Nghe có chú tâm : có ý muốn lắng nghe một vấn đề đang quan tâm. Và thường có phán xét , như lắng nghe của quan tòa. Của Bố nghe con thuật lại sự việc có liên quan đến hành vi đạo đức của con.  Chú tâm lắng nghe : Người nghe cởi bỏ hết chuyện riêng tư tập trung trong một thời gian để lắng lòng nghe hết những điều mà người nói đề cập đến. Như nghe một vấn đề thời sự nghiêm trọng từ máy phát thanh.  Lắng nghe tích cực : Chú tâm lắng nghe, cố tìm hiểu, từng đoạn có phản hồi, chia sẻ cảm xúc, tư duy, triển khai cho rõ, có tóm lược vấn đề, nói lên ý nghĩa đã nghe được. 73 Ca điển hình Có một ca điển cứu về việc lắng nghe không lời mà tư vấn viên phải lưu ý suy nghĩ, trong nguyên tắc lắng nghe của lý thuyết thân chủ trọng tâm như sau: ( Vincent F Calia; Raymond J Corsini (1973), Critical Incidents in School Counseling, NXB Consulting Editor, Prentice Hall, trg7-9). Dưới nhan đề “ Người đối tác im lặng”, tác giả cho biết mình là một tư vấn viên học đường cấp phổ thông trung học trong một cộng đồng mà mọi người đều có thu nhập cao. Người thầy trực tiếp hướng dẫn tác giả là một người thường không trực tiếp, và rất tôn trọng nguyên tắc không trực tiếp can thiệp gì cả. Một ngày nọ, một nữ sinh tìm đến văn phòng tư vấn của tác gi, nói là có vấn đề xin cuộc hẹn. Đến hẹn cô gái bước vào văn phòng, sau khi gõ cữa, tư vấn viên chào đón nồng hậu và mời ngồi. Từ đó cô ta không nói gì, nước mắt cứ tuôn trào, cứ thế kéo dài đến hết 30 phút, giờ quy dịnh tiếp khách một ca tư vấn. Tư vấn viên đã làm việc hết mình, chấp hành đúng quy định đã được huấn luyện, luôn săn đón, chờ đợi thân chủ bằng ánh mắt, sự chú tâm lắng nghe, dĩ nhiên là không nói lời nào. Hết giờ, tư vấn viên nhắc nhỡ và ngạc nhên thay khi hỏi có hẹn đến nữa không thì cô ấy lại gật dầu. Cứ thế đến lần 2 , rồi lần 3, lần 4 thì cô mới lắc đầu không hẹn nữa. Bổng dưng một ngày ( đẹp trời !), người nữ sinh nọ hẹn gặp lại, và rất lạ: Cô ấy cám ơn tư vấn viên, vì đã thật sự giúp đỡ cô ta. Tư vấn viên hết sức ngạc nhiên kêu lên “ Tôi đã không làm được gì ! Tôi muốn giúp em lắm , nhưng tôi dã không làm gì ngoại trừ ngồi nhìn em”. Trong khi cô gái cho biết nhờ thái độ ân cần, nhưng không nói lời nào của tư vấn viên, là trường hợp hy hữu giúp cô thấy mình được tôn trọng, lắng nghe không phê phán , không khó chịu, tỏ ra hiểu biết, và hiểu cả những uẩn khúc của cô ta dù không biết những gì đã xảy ra. Chính sự việc này đã làm cho cô ta mạnh mẽ, tự tin, thay đổi nhân cách,trút bỏ ưu phiền, yêu cuộc sống hơn. 74 Bình luận: (1). Ca này có thật không hay chỉ để minh họa triết lý lắng nghe, tôn trọng thân chủ? Ý anh chị như thế nào khi gặp ca tương tự? Các anh chị tư vấn viên tập sự và các anh chị tư vấn viên lão luyện hành xử có khác nhau không trong tình huống này? (2). Khi gặp trường hợp thân chủ rơi vào cảnh xúc động, tiêu cực, khóc, buồn rũ rượi, làm điên quấy phá, khủng loạn tư vấn viên phải làm gì để giảm cảm giác tiêu cực, để lắng nghe? (3). Các lý thuyết về giao tiếp, bắt cầu với thế giới thân chủ, trong trường hợp này, các anh chị nên làm gi? Và không nên làm gì? Lý giải ? Các tổ thảo luận đưa ra ý kiến chung của Ý kiến tập thể tư vấn viên trong hoàn cảnh nhà trường Việt Nam của chúng ta?  Ngôn ngữ không lời cần lưu ý, thông tin cần thiết phải tập trung Ngôn ngữ không lời như trình bày ở phần giao tiếp, ở đây không nói đến kỹ thuật mà chỉ nói đến sự quan tâm viêc sử dụng ngôn ngữ không lời . Trong câu chuyện vấn đàm, tư vấn viên thường phạm lỗi nói nhiều, sử dụng ngôn ngữ hoa mỹ, lôi cuốn thân chủ hoặc say sưa nói về mình, hoặc bàn luận quá nhiều khi chưa nắm hết dữ liệu,hoặc đi quá xa tìm kiếm những thông tin không liên quan . Điều cấm kỵ nhất đối với tư vấn viên tâm lý là nói nhiều, khi cần nói có thể diễn tả bằng thái độ, cử chỉ tế nhị. Khuyến khích sử dụng ngôn ngữ không lời. Tránh hỏi nhiều câu hỏi liên tục. Hỏi với giọng phỏng vấn, điều tra, đoán ý, đón ý , quy trách, ngắt lời thân chủ. Có những thân chủ e ngại đến mức không thích nói ra điều gì, nhưng muốn tư vấn viên cảm thông chia sẻ; Tư vấn viên phải từ tốn, từng bước trao đổi những chuyện xa đề, nhưng không thể quên mục tiêu trao đổi thông tin về chủ đề đang tìm hiểu. Đôi khi thái độ im lặng ở một giai đoạn nào đó trong câu chuyện cũng là một thông tin cần phân tích, không nóng vội. Một điểm quan trọng nữa là tư vấn viên phải giỏi kỹ năng giải mã ngôn ngữ không lời của thân chủ. Sự hiểu lầm sẽ đưa đến nhiều điều tệ hại dây chuyền. Buổi tư vấn sẽ hoàn toàn thất bại, không thể tái lập mối quan hệ, Học sinh là thân chủ nhỏ thường không dùng lời để diễn tả hết những đều muốn nói, buộc tư vấn viên giải mã, từ đó có thể khai mở được nhiều khía cạnh. 75 Thông thường thân chủ trong nhà trường, khó mà thổ lộ điều gì riêng tư với tư vấn viên, mặc dù hoàn cảnh cho phép bảo đảm bí mật giữa 2 người tư vấn viên và thân chủ, do đó sự im lặng, diễn t3 ngôn ngữ bằng ánh mắt, nụ cười của tư vấn viên có tính quyết định trong quá trình khái mở giai đoạn truyền thông , tương tác cung cấp thông tin hiệu quả.  Hỏi câu hướng nội bày cảm tưởng, Khách tự tìm chân lý đúng , sai. Kỹ năng truyên thông giúp cung cấp những thông tin thích đáng, cần thiết, rõ ràng, đầy đủ. Tư vấn viên không nói quá về tầm quan trọng, tránh cung cấp thông tin một chiều, giải thích phù hợp văn hóa, trung thực thật thà. Trong truyền thông thông tin được truyền đạt 2 chiều, truyền thông trong tư vấn là sự hầu chuyện tương tác giữa tư vấn viên và thân chủ. Tư vấn viên phải thông sáng, tĩnh táo, nắm bắt kịp thời ý nghĩa của thông tin qua câu chuyện kể hoặc trả lời của thân chủ sẽ nhìn thấy vấn đề kịp thời tìm hiểu qua các động thái vấn đàm tương tác phù hợp. Đến giai đoạn, một số góc cạnh của vấn đề sắp bộc lộ. Để đi sâu hơn nữa vừa có tính xá tín vừa có tính chữa trị, tư vấn viên phải có kỹ năng đặt câu hỏi hướng nội để thân chủ nói thêm về cảm xúc, về diễn biến bên trong thân chủ, và tự thân chủ có thể thấy đúng,sai không cần phân tích. Như vậy , những kỹ năng truyền thông trong tư vấn tâm lý có thể tóm lược như sau: Biết khích lệ và cũng biết chờ, Lắng nghe tích cực: biết phản hồi phản hồi đơn giản hay tóm lược, Phản hồi soi sáng rõ ràng hơn Ngôn ngữ không lời , cần lưu ý. Thông tin cần thiết, phải tập trung. Hỏi câu hướng nội bày cảm tưởng, Khách tự tìm chân lý đúng , sai. 76 4. KỸ NĂNG KHƠI DẬY : KHÁM PHÁ VẤN ĐỀ Kỹ năng khơi dậy là kỹ năng Khuyến khích thân chủ tự khám phá vấn đề. Trong đó, trước hết là (1) Kỹ năng quan sát hệ thống; (2) Kỹ năng phân tích, chia nhỏ vấn đề, đề nghị thân chủ đề xuất giải pháp khả thi; (3) Kỹ năng khám phá vấn đề qua đề nghị thân chủ đóng vai, đối đầu trong êm dịu của vở kịch; (4) Kỹ năng tổng hợp, gợi ý kết luận.  Quan sát hệ thống : (Đánh giá) mức trầm trọng. Quan sát hệ thống là nhìn từ gốc rễ, căn cơ của vấn đề, xem xét sự phát triển, mối quan hệ, tương quan trong hệ thống, môi trường ảnh hưởng, nhằm đánh giá mức độ trầm trọng, mức độ rối nhiểu nội tâm và hy vọng chữa trị. Một buổi nói chuyện chưa nắm hết, sẽ hẹn lần thứ hai, lần thứ ba là chuyên gia tâm lý, tư vấn viên phải kiên trì, thông sáng, tĩnh táo trước vấn đề khó khăn của thân chủ. Những gì tư vấn viên thu nhận được có thể là hậu quả của một sự kiện có nguyên nhân sâu xa, chưa chẩn đoán được; vì đó chỉ là triệu chứng của một căn bệnh trầm kha, từ vô thức theo học thuyết Freud, từ nguyện vọng, từ những nhu cầu cơ bản bị ẩn ức, bị thế lực, ảnh hưởng những hành vi thô bạo trong gia đình, hay tai vạ mang đến từ cộng đồng, từ thiên nhiên, hình thành nếp sống nếp suy nghĩ lệch lạc… Ai cũng có nhu cầu muốn vươn lên sau khi thỏa mãn những nhu cầu sống còn, họ muốn được bảo vệ, họ muốn được tôn trọng, họ muốn được thăng hoa như Maslow mô tả. Còn ở thân chủ của mình thì sao? Họ bị ức chế đến mức độ nào? Nên nhớ, con người khi bị dồn đến chân tường thì không lường được phản ứng của họ. Lương tâm, đạo lý, những thứ “siêu tôi”, có ảnh hưởng gì vào lúc này đối với thân chủ mình… Ví dụ trong tư vấn hành vi với trẻ nghiện ma tuý, hoạt động mãi dâm... tư vấn viên phải đánh gía, qua quan sát có hệ thống, và nắm chắc tiền sử: Số lần, thời gian, mức độ trầm trọng của hành vi và các đặc điểm định lượng khác thuộc về tâm tính, tư duy, ảnh hưởng gia đình, các ẩn ức, những vấn đề ức chế có thể thấy được…. Từ đó làm cơ sở hoạch định. Đề nghị các biện pháp can thiệp phù hợp cho từng em khác nhau. 77  Thành phần chia nhỏ hỏi từng câu. Tiến hành thảo luận ý thân chủ. Liệt kê lợi hại chọn đi đâu. Có lúc phải chia vấn đề ra từng phần nhỏ, xác định rõ các biện pháp nào can thiệp vào môi trường, biện pháp nào can thiệp vào bản chất hành vi. Trong thực tế, tư vấn viên còn sử dụng cách tác động thân chủ bằng phương thức đưa ra “người mẫu”, là người cùng hoàn cảnh đã trải qua, thắng vượt được. Đây là giải pháp phân tích đồng dạng, gây hứng thú cho thân chủ. Tư vấn viên có thể đi xa hơn việc phê bình người mẫu, góp ý của thân chủ về người mẫu, bằng cách cho thân chủ đóng phim, đóng kịch nếu họ là người mẫu thì trong tình huống này phải hành xử ra sao? Thế nào là hợp lý? làm thế nào để thực hiện những điều hợp lý đó…? Hãy lấy một tờ giấy, hay vẽ lên mặt đất một đường thẳng chia đôi không gian ; một bên liệt kê những điều lợi , một bên liệt kê những điều bất lợi có hại bản thân và cộng đồng. Theo câu chuyện, cùng với thân chủ đồng ý một số ván đề cần thảo luận, vấn đề 1, vấn đề 2, vấn đề 3…toàn là những vấn đề khó giải quyết. Từ đó tiếp tục thảo luận cùng chia vấn đề ra nhỏ hơn: vấn đề 1.1, 1.2, 1.3…. vấn đề 2.1, 2.2, 2.3…, vấn đề 3.1,3.2,3.3, … Mỗi vấn đề nhỏ đều được phân chia lợi hại và được liệt kê ra để cùng suy nghĩ thảo luận. Cuối cùng thân chủ sẽ tự thấy rõ vấn đề hơn qua thảo luận thay vì cho lời khuyên, răn dạy thân chủ, nhất là với thân chủ nhỏ tuổi.  Khơi dây đối đầu trong êm dịu Dùng tình huống giả đóng vai thay. Khơi dậy là kỹ thuật đặt câu hỏi giúp thân chủ tìm hiểu nguyên nhân, cung cấp thông tin phù hợp, trên cơ sở đó gợi hướng hành động. Tránh cho lời khuyên. Chỉ cho lời khuyên khi vấn đề đã rõ một cách tế nhị, bằng một câu hỏi gợi lời khuyên. Nếu tiếp xúc với nhau mà cố ý làm đẹp lòng nhau để trục lợi. Hay chịu đựng làm mặt vui vẻ bên ngoài thì không phải là cảm thông. Cảm thông không phải là săn đón dồn dập, lời lẽ nương chiều. Cảm thông là những gì tốt đẹp khi tư vấn viên mở lời chào và thăm hỏi đúng lúc trong ánh mắt chứa chan tình cảm phát xuất từ đáy lòng. Có lúc phải sử dụng kỹ thuật “đối đầu trong êm dịu” , hoặc sử dụng kỹ thuật sắm vai “giả tình huống”” tình huống giả đóng vai thay” . Để thân chủ trãi nghiệm như thật, từ cảm xúc, suy nghĩ của vai diễn, đề nghị suy nghĩ, chọn lựa. 78 Để khơi dậy, tư vấn viên có khi cần phải gieo lo lắng cho thân chủ về những hậu quả do quan điểm, quyết định sai lầm của thân chủ gây ra, vào lúc phù hợp với thân chủ. Ví dụ : Một nữ sinh lân la phòng tư vấn, thường ngày đến làm quen tư vấn viên, Một hôm em hạ giọng, xin nói chuyện riêng, một người bạn nhờ hỏi trường hợp em bị mang thai thì xử lý ra sao? Qua câu chuyện, tư vấn viên không hỏi về nguyên cớ mang thai, mà trả lời theo kiểu cung cấp thông tin bình thường, tôn trọng mẹ và con, khi nào được hủy thai, khi nào không?... Nhưng qua đó, tư vấn viên phát hiện, nữ sinh không nói thật tình trạng khó xử của cô ta. Qua phương thức yêu cầu cô ta đóng vai người mẹ mang thai, cô ta đi từ lúng túng này qua sự lúng túng khác chứng tỏ rất xúc động bên trong. Tư vấn viên còn gieo nhiều lo lắng nếu phải mang thai. Cuối cùng cô ta phải thú thật là cô bị bạn trai lừa, quan hệ tình dục trong một chuyến đi chơi xa, và cô thấy lỗi của mình, chuyện quan hệ xảy ra quá lâu nên không đủ bằng chứng để tố cáo hành vi người con trai, trong khi chàng ta là người xa lạ không biết chàng ta đã cao chạy xa bay nơi đâu. Trước mắt tư vấn viên giúp cô ta kiểm tra mình có mang thai không ? Rất may theo cô ta kể quan hệ đã hơn một tháng rồi mà kinh nguyệt vẫn bình thường. Sau đó, sự hỗ trợ của tư vấn viên giúp cô ta giảm bớt tình trạng khủng hoảng , từng bước quyết nhiều vấn đề liên quan qua các lần tư vấn tiếp theo. 79 5. KỸ NĂNG TỔNG HỢP: Hỏi thêm với nhiều câu gợi ý, tìm ra giải pháp vấn đề hay Nguyên tắc là không gợi ý khi thân chủ chưa thấy vấn đề. Phải qua giai đoạn khơi dậy, vấn đề đã hé lộ, gợi ý lúc này chỉ là xác tín vấn đề làm cho thân chủ thấy rõ hơn, có lúc vấn đề được lật qua, lật lại nhiều lần nhiều góc cạnh, mới thấy được sự toàn diện, rõ ràng của vấn đề. Giải pháp tìm ra không phải do tư vấn viên gợi ý, khi thân chủ chưa đề nghị một số biện pháp theo ý thân chủ trong tình thế như vậy. Thân chủ là người hiểu rõ về họ nhất. Họ là chuyên gia giải quyết vấn đề chứ không phải là tư vấn viên. Tư vấn viên với học thuyết tư vấn tâm lý của Rogers (1950), lại càng phải thận trọng để cho thân chủ tự giải quyết với sự giúp đỡ mà không làm thay , thực hiện tốt chủ thuyết thân chủ trọng tâm. Những thao tác này thể hiện khi tư vấn viên đã vận trí tuệ, tổng hợp từ những thông tin ban đầu, thông tin trong truyền thông, quá trình tương tác vấn đàm với tất cả kỹ năng và kinh nghiệm của người làm tư vấn được rèn luyện. Kỹ năng tổng hợp giúp tư vấn viên định hướng câu chuyện mà không bó buộc thân chủ phải nhìn nhận vấn đề quá sớm, không thúc bách một kết lua65nvo65i vả sau khi nhận được một số thông tin chưa đầy đủ. Không tổng hợp với những định kiến của tư vấn viên. Có những tư vấn viên ngay từ đầu , họ đã linh cảm một kết luận của vấn đề, hình thành định kiến để từ đó mọi tư tưởng hành vi và quá trình khai thác thông tin qua giai đoạn truyền thông, khơi dậy đều hướng đến mục tiêu khai thác đã định. Sự thiếu dè dặt, coi thường sự lắng nghe, chia sẻ trong quá trình tư vấn cho thấy họ chỉ là người tư vấn cung cấp sự hiểu biết, cung cấp thông tin bình thường chứ không phải là nhà tâm lý, đang chia sẻ, chẩn đoán tâm bệnh của thân chủ. Khi tiến hành hỏi thêm với nhiều câu gợi ý, không phải là gợi ý với chủ quan của tư vấn viên, mà qua phân tích và khám phá của hoạt dộng truyền thông và khơi dậy, đã cho thấy vấn đề cần được xem xét ở một số mặt hàm ẩn, những ẩn ức chưa được giải tỏa, thân chủ chưa nhìn nhận với tất cả tấm lòng, và sự hiểu biết của mình. Vấn đề còn lại là phải giúp thân chủ liệt kê các giải pháp,phân tích từng giải pháp tính khả thi và các nguồn lực hỗ trợ có liên quan. Giải pháp được chọn là giải 80 pháp phù hợp với sở trường, nguyện vọng và hoàn cảnh thực hiện, kiểm tra. Không có giải pháp nào là toàn hảo , nhưng quyết tâm của thân chủ là yếu tố chủ yếu và sự kiểm tra, hướng dẫn của tư vấn viên là cần thiết.  Kỹ năng hỗ trợ quyết định: Hợp đồng kế hoạch mới và kết thúc Hầu hết cá tư vấn viên đều cho rằng kỹ năng này là không cần thiết phải đào tạo. Tuy vậy, chính những khó khăn mà nhiều thân chủ không vượt qua được là sau khi chọn con đường điều chỉnh, con đường đã sáng tỏ nhưng thiếu cân nhắc bàn luận của tư vấn viên, đã làm kết quả tư vấn không tòan vẹn. Hầu hết thân chủ có thể lờ mờ thấy được mục tiêu cuối đường hầm của cuộc sống, nhưng thiếu động viên, thiếu sự săn sóc, nhất là thiếu hiểu biết trong xây dựng một kế hoạch khả thi và không ai giúp đỡ huy động các nguồn lực từ bản thân, từ gia đình, cộng đồng, hội đoàn, động viên ý chí, sức mạnh tập thể cuả nhóm, của cộng đồng, từ bước kiểm tra, điều chỉnh, tăng tốc, đúng tiến độ Để đạt 3 điều kiện tạo mối tương giao lành mạnh với thân chủ, tư vấn viên phải tự đặt cho mình một kế hoạch tự rèn luyện tâm linh kiểm tra tâm tánh và các biểu hiệu khí chất không phù hợp trong giao tiếp. Tư vấn viên tư vấn trẻ em còn phải không ngừng nâng cao kiến thức về các vấn đề trẻ em: Trong quá trình tư vấn đòi hỏi tư vấn viên phải:  Tự hiểu mình  Nắm những mối quan hệ của thân chủ  Có kiến thức khá đầy đủ về lãnh vực tư vấn: Tâm lý, pháp luật , y khoa …  Hiểu tận tường về tâm lý lứa tuổi và quyền trẻ em  Hiểu biết các vấn đề xã hội thực tiển khác Nói chung, một tư vấn viên là người có chuyên môn trong một lãnh vực khoa học kỹ thuật, khoa học nhân văn; được hấp thụ một nền văn hóa khá toàn diện về mặt kiến thức xã hội, có lòng tự trọng, yêu thích tự nguyện trong công tác; dễ hòa nhập với thân chủ nhièu loại hạng, trình độ khác nhau, gíup tư vấn viên thành công trong các trường hợp tư vấn. Các kỹ năng theo trình tự của quá trình tư vấn tâm lý , đúc kết lại như sau: 81 TƯ VẤN TÁC NGHIỆP  Giao tiếp Bắc cầu giới thiệu lời hoà âm. Hợp hướng cảm tình hơn hợp lý, Vấn đàm kết cấu câu hỏi mở. Tận tình khích lệ giải thjch thêm  Truyền thông Biết khích lệ và cũng biết chờ, Lắng nghe tích cực: biết phản hôi phản hồi đơn giản hay tóm lược, Phản hồi soi sáng rõ ràng hơn Ngôn ngữ không lời, cần lưu ý. Thông tin cần thiết, phải tập trung. Hỏi câu hướng nội bày cảm tưởng, Khách tự tìm chân lý đúng , sai.  Khơi dậy Quan sát hệ thống : mức trầm trọng. Thành phần chia nhỏ hỏi từng câu. Tiến hành thảo luận ý thân chủ. Liệt kê lợi hại chon đi đâu. Khơi dây đối đầu trong êm dịu Dùng tình huống giả đóng vai thay. Hỏi thêm với nhiều câu gợi ý, tìm ra giải pháp vấn đề hay  Quyết định Làm rõ lại kết quả cần thảo luận Bổ sung chờ hay huỷ bỏ luôn, Hoặc cần giới thiệu chuyên gia khác Hẹn kỳ sau phù hợp chuyên môn hơn  Kết thúc Nếu nhất trí khách cùng bàn bạc, Phòng khi hoàn cảnh có đổi thay. Nên chăng huy động nguồn hỗ trợ, Cùng hợp đồng kế hoạch tương lai. Lê Vĩnh Nhượng 99 82 NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TƯ VẤN HỌC SINH TUỔI TRẺ EM 1. Để trẻ thoả mái, nói điều trẻ thích. 2. Đừng ghi chép làm chi gây phiền nhiểu. 3. Hãy đợi đấy, cho tâm bình, lửa nguội, 4. Trong chuyện vãn, ta dò tìm ý nguyện. 5. Khích lệ trẻ, khơi dậy mọi nguồn lực, Ẩn tàng trong tâm thức trẻ không hay 6. " Bằng thủ thuật đối đầu trong êm dịu Tạo tình huống giả, đóng vai thay " 7. Phát hiện trong từng mảy may tâm ý Có điều chi khổ nảo thử phân chia 8. Rồi cùng nhất trí, đề ra giải pháp Hợp đồng thực hiện thế nào khả thi 9. Ta hỗ trợ và giao quyền tự quyết Không hứa hẹn nhưng an lòng thân chủ 10. Giúp cho người lấy lại một niềm tin Trong chia tay lưu luyến một thân tình ./. Vĩnh Nhượng99 83 CHƯƠNG 05 HƯỚNG NGHIỆP VÀ KỸ NĂNG KHÁC 1. HƯỚNG DẪN GIÁO DỤC  Hướng dẫn (Consulting, Educational Guidance) Việc theo dõi, hướng dẫn giúp học sinh trong học tập và rèn luyện nhân cách là nhiệm vụ của nhà trường có từ xưa, nhưng khi hướng dẫn giáo dục được xem là một ngành học được phát triển, và thực hiện rộng rãi xảy ra ở Hoa Kỳ. John Dewey khẳng định mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cá nhân và phẩm chất duy nhất của rèn luyện nhân cách đòi hỏi cá nhân phải được hướng dẫn thích ứng với sự phát triển. Đồng thời với sự phát triển vũ bảo của nền công nghiệp đầu thế kỷ 20, buộc chương trình trung học phải xét lại trước nhu cầu nhân lực chuyên môn kỹ thuật của nền công nghiệp phát triển, đặt nặng vấn đề giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề để phân luồng. Vào thời đó, hướng dẫn học sinh không chỉ là hướng dẫn học tập, hướng dẫn đạo đức, ứng xử mà chủ yếu là hướng dẫn chọn nghề, định hướng nghề nghiệp tương lai gọi chung là hướng nghiệp.  Hướng nghiệp ( Vocational and Educatonal Guidance, Career Guidance) Hoạt động hướng nghiệp có mục đích định hướng nghề nghiệp, trở thành một bộ phận được cơ cấu trong trường học, để giúp học sinh hiểu tiềm năng, khả năng nghề nghiệp, những nghề không nên làm (chống chỉ định), và giúp học sinh quyết định chọn nghề . Hướng nghiệp theo từ điển Tiếng Việt (1997, trg.458), ”Hướng nghiệp là : (1) thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) theo ngành và loại lao động; (2) Giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề”.Định nghĩa trên: - Cho ta hiểu khái quát chung về hướng nghiệp đối với toàn xã hội như phân luồng học sinh phổ thông, phân công lao động theo ngành nghề, vùng kinh tế; - Giúp học sinh thanh niên chọn ngành nghề phù hợp. Theo Mạc Văn Trang (1993): Hướng nghiệp là quá trình tuyên truyền, hướng dẫn cho đối tượng hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đặc điểm của cá nhân; trên cơ sở đó họ có thể lựa chọn học nghề, tìm việc làm phù hợp với nguyện vọng, hoàn cảnh, năng lực của cá nhân. Định nghĩa trên dựa vào lý luận của K.K. Platonop thể hiện trong sơ đồ “Tam giác hướng nghiệp” 84 Hình 1.1: Tam giác hướng nghiệp K.K. Platonop Như vậy, quá trình hướng nghiệp cần giúp cho học sinh, thanh niên nói chung, hiểu biết những vấn đề cơ bản sau: - Trong xã hội (rộng ra là thế giới) đang có những nghề gì; mỗi loại nghề nghiệp có những đặc điểm gì, yêu cầu gì ...?; - Trong thị trường lao động (địa phương, toàn quốc, các nước) đang và sẽ cần những nghề gì, loại lao động nào ...?; - Đặc điểm của cá nhân mình (hứng thú, năng lực, sức khoẻ, hoàn cảnh...) nên chon học nghề nào là phù hợp?  Tư vấn hướng nghiệp Tư vấn hướng nghiệp (TVHN) là hoạt động hướng nghiệp dành cho từng cá nhân học sinh trong nhà trường, một bộ phận của tư vấn học đường. khác với hướng nghiệp nặng vè công tác tuyên tuyên truyền nghề nghiệp, nói về đặc điểm nghề nghiệp và tình hình nghề nghiệp, việc làm hiện tại và tương lai. Tư vấn hướng nghiệp là một loại tư vấn tâm lý nhưng nặng về phần cung ứng thông tin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_boi_duong_nghiep_vu_tu_van_hoc_duong_lhnb_p1_5343.pdf
Tài liệu liên quan