Sơn dầu là một chất liệu cơ bản và tốt nhất của nghệ thuật hội họa Tranh sơn dầu được sáng tác ở nhiều nước trên thế giới và là chất liệu dễ vẽ, dễ sử dụng.Ở nước ta tranh sơn dầu cũng rất phát triển, nó ra đời từ khi có trường Mĩ thuật Đông dương và đi song hành cùng với sự phát triển của nền hội họa hiện đại. Trong đào tạo mĩ thuật ở hệ đại học chất liệu sơn dầu luôn được dùng trong nghiên cứu và sáng tác, gần như là chất liệu chính trong quá trình học tập.
Môn Bố cục – Chất liệu Sơn dầu của chương trình Đại học Sư phạm Mỹ thuật gồm 02 học phần: 01 học phần chính thức và 01 học phần tự chọn. Giáo trình này tập trung vào nội dung của học phần chính gồm 5 đơn vị học trình (150 tiết). Nội dung giáo trình Bố cục – Chất liệu Sơn dầu chia làm 2 chương. Chương 1 giới thiệu những kiến thức cơ bản vẽ tranh sơn dầu: Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật tranh sơn dầu, tính chất và đặc điểm của chất liệu. dụng cụ , nguyên vật liệu để vẽ ,phương pháp vẽ tranh sơn dầu và bài tập cơ bản bằng chất liệu sơn dầu. Chương 2 một số kiến thức nâng cao về kỹ thuật sơn dầu ,các tác phẩm và họa sĩ tiêu biểu của nghệ thuật sơn đâu, tính biểu cảm của tranh sơn đâu, phương pháp sáng tác tranh sơn mài.
42 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Bố cục chất liệu Sơn dầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ trực tiếp lên vải thành những bức tranh mạnh mẽ và rực rỡ. Bức tranh “Phong cảnh sông Seine” là minh họa cho những cảm xúc mạnh mẽ, tương phản; những đường nét mang đậm tính trang trí; các hình mảnh được kết hợp khéo léo với nhau trong những đường viền đen nhằm tạo cho người xem cảm giác về không gian có chiều sâu.
Phong cảnh sông Seine, sơn dầu của Vlaminck
1.8 3. Bố cục tranh chân dung
Nghệ thuật chân dung phương đông còn diễn tả cả những chân dung điển hình của tôn giáo, đó là các vị Phật (Phật Adiđà, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và các vị Phật khác). Thông qua các chân dung tôn giáo này, các vị Phật hiện lên với vẻ từ bi, dáng điệu thiền định, con mắt trầm tư, vừa hướng tới những thay đổi của thế giới, cuộc đời, vừa lắng nghe, thấu hiểu sâu sắc tâm hồn con người. Sự phối hợp giữa cái nhìn bên trong và cái nhìn bên ngoài trong chân dung các vị Phật gợi cho người xem một sự tĩnh lặng, một sự giác ngộ, tĩnh tại trong những tâm hồn không chịu tác động của cảnh bên ngoài. Không chỉ dừng lại ở miêu tả đơn thuần chân dung của những con người, những nhân vật cụ thể, mà các họa sĩ phương đông còn điển hình hóa những tranh chân dung đó. Nghệ thuật tranh chân dung không chỉ mô tả đơn thuần vẻ đẹp của khuôn mặt mà thông qua nét vẽ, cũng như sự thay đổi về hình dạng của cấu trúc, của hình thể, người ta còn thấy được sự thay đổi của nghệ thuật qua các giai đoạn lịch sử. Nó đã được biến thể từ những hình ảnh mang tính hiện thực đến những hình ảnh mang tính lãng mạn tới những trường phái biểu thị chân dung qua lập thể như trong tranh Picasso, Braque. Điều đó cho thấy nghệ thuật chân dung càng ngày càng khẳng định những giá trị của mình.
Sọc xanh, sơn dầu của Matisse
Chân dung , sơn dầu của Modigliani
1.8.4. Bố cục tranh theo đề tài
Trong quá trình làm bố cục, sắp xếp các hình thể lên một mặt phẳng là bước đầu tiên cần phải chú trọng đối với mỗi người họa sĩ. Thao tác này nhằm liên kết một cách hợp lý, khoa học các chi tiết, yếu tố cấu thành nội dung, chủ đề bức tranh thông qua một hình thức biểu đạt thống nhất các mối quan hệ biện chứng của chúng. Giá trị nghệ thuật của bức tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự sắp xếp vị trí của các hình thể và khoảng trống xung quanh các hình thể đó.
Nếu coi toàn bộ bức tranh là một cơ thể người thì bố cục, màu sắc, đường nét là các bộ phận như đầu, mình, chân, tay... Người vẽ cần phải giải quyết những yếu tố này một cách toàn diện và cụ thể, cuối cùng tổng hợp các chi tiết với nhau để tạo thành tác phẩm. Nếu việc chọn lựa và lắp ghép các chi tiết một cách hợp lý tạo nên một bức tranh hoàn thiện thì việc tìm và sử dụng những chi tiết đẹp, “đắt”, có giá trị cao một cách hài hòa nhất với tổng thể chung sẽ tạo nên một bức tranh hoàn hảo, có sức sống trường tồn với thời gian. Để làm được điều này, người vẽ cần có cái nhìn tổng thể thật rõ ràng, từ đó hòa hợp các chi tiết với một phong cách thống nhất trong toàn bộ tác phẩm sao cho nêu bật lên được nội dung và chủ đề tác phẩm. Có thể hiểu, một bức tranh được coi là hoàn hảo khi chúng ta không thể thêm hay bớt một chi tiết nào được. Để xây dựng thành công bố cục của một bức tranh, chúng ta phải chú ý đến điều gì?
Bố cục bức tranh phải lưu ý đến mục đích diễn tả, thay đổi tùy theo diện tích vẽ. Với mảnh giấy có kích thước cho sẵn, ta sẽ chỉ thể hiện trên đó hình vẽ có tỷ lệ nhất định. Ta sẽ không thể vẽ lại một hình y như vậy trên một tờ giấy khác không cùng kích thước. Hình vẽ phải có sức biểu đạt cao, thể hiện sự hấp dẫn và sinh động. Muốn chuyển bố cục một bức vẽ từ một kích thước nhất định lên một kích thước lớn hơn một bức khác lớn hơn mà vẫn giữ nguyên ý tưởng, người vẽ phải thay đổi những yếu tố bề ngoài như thêm, bớt các chi tiết, kết hợp với sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau chứ không chỉ kẻ ô rồi phóng lên.
Khi muốn thể hiện một đối tượng yêu thích, người vẽ phải chọn lựa từ hình dáng nhân vật, vị trí cảnh vật tới các mảng đậm nhạt, đường nét cũng như cách sắp xếp các yếu tố đó như thế nào để đạt được sức truyền cảm mạnh mẽ nhất. Đặc biệt, người họa sĩ phải quan tâm tới quan hệ giữa các hình thể trên mặt phẳng, nếu không thì sức truyền cảm, giá trị của tác phẩm sẽ giảm đi đáng kể.
Thường khi chọn bố cục, người vẽ cần phải tuân thủ một số quy tắc chủ yếu sau:
Bố cục phải dựa vào một số đường định hướng để hướng ánh mắt của người xem theo “hành trình” đã định trước, tuỳ theo hiệu quả tâm lý mà người vẽ muốn tạo ra;
Việc phân bố các mảng khối hợp lý giúp ổn định và cân đối các hình dáng;
- Đưa hình thể khách quan lên mặt phẳng giúp con người có khả năng nhìn thế giới rộng hơn, rút ngắn không gian, thời gian. Điểm, đường, mảng cùng với màu sắc mà chúng ta chuyển tải, là những yếu tố tạo hình cơ bản. Việc sử dụng những yếu tố đó sẽ giúp tạo ra những hiệu quả tạo hình rõ rệt đối với thị giác, việc vận dụng những hình thái biến hoá phong phú sẽ tạo cho chúng ta cảm giác về không gian, hình thể, khối, ánh sáng mọi tương quan trên mặt phẳng tranh.
Sự thống nhất trong tạo hình và diễn tả của tác phẩm sẽ tuỳ thuộc rất nhiều vào những quy tắc chủ yếu nêu trên. Vì vậy, người họa sĩ cần phải tập hợp nhiều yếu tố rời rạc thành những nhóm lớn hơn nhằm đơn giản hoá bố cục.Đối với các yếu tố phụ cũng vậy, nếu không thể loại bỏ thì phải đưa vào mảng lớn hơn để tránh gây mất tập trung; ngoài ra còn cần tính đến cường độ của các mảng và màu sắc của chúng. Ví dụ: khi 2/3 bức tranh nằm trong bóng tối thì nên vẽ màu tối, 1/3 còn lại có thể vẽ màu sáng hơn
Khi phân chia các mảng khối (các khoảng đặc), người vẽ cần tính đến các khoảng rỗng và các phần không gian giữa những khoảng đó để tận dụng tối đa hiệu quả biểu cảm của những khoảng rỗng này;
Nói một cách khái quát hơn, trong một bức tranh không nên có quá nhiều đối tượng chính, điều này có thể khiến mắt nhìn bị “lạc hướng”.
Tóm lại: Việc xây dựng bố cục là một khâu quan trọng của hội họa. Từ xưa tới nay, các thế hệ họa sĩ luôn đề cao vai trò của bố cục trong một bức tranh. Họ đã nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo nên kỹ thuật bố cục, nghệ thuật bố cục như ngày hôm nay. Có thể nói, bố cục chính là bộ khung nhựa sống của nghệ thuật tạo hình.
Một tác phẩm hội họa thể hiện tâm hồn, sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa óc sáng tạo, kỹ năng thành thạo, thủ pháp đa dạng, chất liệu phong phú, ngôn ngữ chọn lọc với ý tưởng, quan niệm, cách nhìn về mọi mặt cuộc sống của người nghệ sĩ.
Hiện nay, nghệ sĩ được tiếp cận với nhiều luồng thông tin, với nhiều phương tiện thể hiện tác phẩm hiện đại, đa dạng, tuy nhiên hoàn cảnh này cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi người nghệ sĩ phải tự hình thành một thái độ sống đúng đắn, vừa có sự nhạy cảm với những biến chuyển của thời cuộc, vừa có bản lĩnh, sự chủ động, tích cực trong cảm thụ và nghiên cứu, cũng như tiếp nhận những tư tưởng mới. Chỉ khi làm được điều này, người nghệ sĩ mới có thể nâng cao trình độ chuyên môn, tác phẩm của họ mới có giá trị lâu dài trong lòng người thưởng thức.
Nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng luôn hướng về cái đẹp, thể hiện cái đẹp. Cái đẹp ở từng thời kỳ là khác nhau, tuy nhiên, vẫn phải đáp ứng một số quy tắc nhất định, mà một trong những quy tắc đó chính là sự thống nhất của bố cục tranh. Khi các yếu tố hỗn độn, lộn xộn của bố cục được sắp xếp hợp lý, hài hòa trong một tổng thể chung thì hiệu quả của bức tranh sẽ tăng lên rõ rệt, và những ý tưởng mà người họa sĩ gửi gắm.
Quá trình hình thành một bố cục thống nhất trải qua nhiều giai đoạn:
Giai đoạn đầu chính là hình thành ý tưởng bố cục. Sự thay đổi của tự nhiên, thế giới tạo cảm hứng, thúc giục người nghệ sĩ sáng tạo. Tuy nhiên, họ phải chọn một đối tượng, một hình ảnh nhất định nào đó để thể hiện trong tác phẩm của mình.
Giai đoạn tiếp theo là phân bố một cách hợp lý các yếu tố khác nhau của bức tranh. Người họa sĩ phải trả lời những câu hỏi như: nhân vật nào hoặc nhóm người nào được coi là trọng tâm của bức tranh?. Không gian hay phong cảnh nền có nhiều quá không? Nhóm người ở tiền cảnh có nhiều hoạt động quá, gây ảnh hưởng tới nhóm người còn lại không?...
Các đường định hướng cần phải được lựa chọn cẩn thận, nhằm tạo tính liên tục, liền mạch cho bố cục. Ngoài ra, sự phân chia các mảng cũng có hiệu quả tương tự. Trong hội họa, người ta tạo hình bằng “mảng”, các hình thể hay khối theo những phong cách khác nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo được sự cân bằng của bố cục.
Bức tranh Những người chơi bài là một trong những kiệt tác của Cezanne. Trong tác phẩm, ông sử dụng bố cục hình chữ nhật với điểm nhấn là một chiếc bàn nhìn chính diện, điểm hút của bàn chính là tâm điểm của bức tranh và điểm nhìn được khoá chặt lại bằng hình ảnh một người thanh niên đang chơi bài. Cùng với hai người bạn chơi ngồi hai bên, ba người đã tạo thành một khối ôm lấy diện hình thang của mặt bàn, tạo thành một bố cục hợp lý và vững chắc như những khối hình cơ bản. Ngoài ra, sự sáng tạo của Cezanne còn là khả năng quan sát tinh tế. Sự tập trung của ánh hồng chiếu vào những bàn tay đầy đặn của người chơi tạo điểm hút cho mắt nhìn. Cảnh này trở nên hài hòa hơn với hình ảnh tấm áo choàng xanh da trời của người đàn ông ngồi bên phải với những nếp gấp hằn lên của tấm vải treo tường. Đứng sau ba người chơi là một người đàn ông ngậm tẩu, dáng mảnh khảnh, khuôn mặt có nhỏ hơn. Tuy xa hơn nhưng người xem vẫn có cảm giác người đàn ông đứng ở rất gần. Đó là bởi phần dưới tấm áo choàng xanh của anh ta sát với người áo nâu, chiếc ghế chéo anh ta ngồi được nhìn nghiêng làm nhẹ bớt cái khối nặng nề của những người chơi, bức tranh cùng nhờ vậy mà trở nên thoáng hơn, dáng ngồi của ba người đàn ông cũng tránh được sự đơn điệu. Để tạo chiều sâu không gian, người đàn ông đứng đã đẩy ba người chơi ra cận cảnh của người xem, anh ta có vẻ đứng xa nhưng vẫn gần đủ khoảng cách để nhìn vào bài của người ngồi giữa. Với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tác phẩm Những người chơi bài đã mở đầu cho một phong cách hội họa mới: hội họa hiện đại.
Những người chơi bài, sơn dầu của Cezanne
Qua sự phân tích những tác phẩm ở trên, ta thấy rằng, bố cục đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nội dung, thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm, và quyết định sự thành công của một tác phẩm hội họa.
Gauguin: là một điển hình về quá trình hình thành tính cách và phong cách của một người nghệ sĩ đích thực: đó là quá trình tìm tòi, khám phá, loại bỏ những gì không phù hợp. Ông có cá tính và bản lĩnh trên con đường đi tìm cái đẹp lý tưởng của mình trong hội họa. Lối bố cục và cách xây dựng hình thể trong tranh Gauguin được giản lược thành những mảng lớn, hình khối chắc khỏe đúng như phẩm chất, đặc điểm của dân đảo Tahiti.
Hai cô gái, sơn dầu Paul Gauguin
Trên thực tế, mỗi kiểu bố cục khác nhau yêu cầu một cách xử lý riêng. Bố cục càng có nhiều yếu tố đa dạng và tản mạn thì việc tổ chức bề mặt của hình ảnh lại càng đòi hỏi người vẽ phải chú ý đặc biệt, sao cho vẽ nhiều mà không thừa, vẽ ít mà không thiếu. Tuy vậy công việc này sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu ta lựa chọn trước những đường định hướng lớn mà xung quanh nó, các mảng hay khối đều có thể được sắp xếp một cách dễ dàng.
Bức tranh chính là đứa con tinh thần của người vẽ. Người họa sĩ sống trong một thời đại, một xã hội cụ thể, mang trong mình những ảnh hưởng của văn hoá, tập quán, suy nghĩ, quan niệm của xã hội đó, người họa sĩ ở thời kỳ nào thì có những quan niệm riêng về thế giới, hình thể mang đậm màu sắc của thời kỳ đó: có họa sĩ lý tưởng hoá hình ảnh con người; có người tìm tòi sự đối nghịch của khát vọng trong ánh sáng và bóng tối; hay thể hiện những tình cảm, cảm xúc sâu kín không thể gọi tên. Xuất phát từ cảm xúc, bằng các thủ pháp nghệ thuật về kĩ thuật, kĩ năng như bút pháp, phong cách tả chất, diễn chất, tạo chất, kết hợp với các yếu tố của ngôn ngữ hội họa như nét, hình thể, mảng, màu sắc, đậm nhạt, người họa sĩ đã tạo nên một không gian hội họa. Tuy có lúc nghiêng về yếu tố này, có lúc nặng về yếu tố kia nhưng các yếu tố đó vẫn phối hợp với nhau thành một tổng thể hợp lý và thống nhất. Tính thống nhất, khả năng biểu cảm và sáng tạo của người vẽ được biểu hiện trên mặt tranh. Đó chính là kết quả của sự tổng hòa của các yếu tố tạo hình, góp phần làm nên giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm. Một hình ảnh đẹp, gây xúc cảm mạnh với người xem bao giờ cũng là hình ảnh có bố cục tốt, thể hiện sự hài hòa và hợp lý trong cách sắp xếp các yếu tố tạo hình.
6. Hướng dẫn thực hiện:
- Các giảng viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung từng bài.
- Các bài thực hành cần bố trí mẫu hoặc hướng dẫn SV nghiên cứu tư liệu ký họa để đảm bảo chất lượng bài tập chuyên khoa chất liệu.
- Sinh viên làm bài tập đúng theo yêu cầu. Nắm vững những thao tác và kỹ thuật cơ bản nhất của chất liệu sơn dầu.
- Cần tạo điều kiện, phương tiện dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy hoc như: phòng học đủ diện tích, ánh sáng, bàn ghế, giá vẽ....
- Giảng viên cần luu ý hướng dẫn nhắc nhở Sv cách hoàn chỉnh , trình bày tác phẩm bài học khi chấm.
CHƯƠNG II : NHỮNG KIẾN THỨC NÂNG CAO VỀ KỸ THUẬT VẼ TRANH SƠN DẦU
2.1. Tính biểu cảm của chất liệu
Tranh sơn dầu mang đầy đủ tính chất của nghệ thuật hội họa. Đó chính là tính chất của nghệ thuật thị giác, đồng thời cũng là nghệ thuật mặt phẳng với ngôn ngữ đặc trưng là hình, nét, màu sắcNhờ các phương tiện gọi là chất liệu của hội họa (sơn) các yếu tố đó được gắn kết trên bề mặt tranh ( toan ) tùy theo sự điều phối của người vẽ đem lại cảm giác về sắc độ, hình thể, không gian, ánh sáng.
Có lẽ chúng ta không nên quên rằng, trong lịch sử - theo Aristotle (384-322 TCN) – từ nghệ thuật (ars tiếng Latin) vốn được dung để chỉ những hoạt động của con người dựa trên các quy tắc và kiến thức. Thực sự, trong thời Cổ đại (t.k 6 TCN – t.k 4TCN) và trung cổ (Tk 5 – Tk15) người ta chia nghệ thuật làm 7 ngành nghệ thuật tự do: Trivium (tam khoa): Văn phạm, Hùng biện, Logic, và Quadrivium (tứ khoa): Số học, Hình học, Thiên văn và Âm nhạc (lúc đó là môn duy nhất của mỹ thuật). Hội họa và điêu khắc chúng được ngưỡng mộ như những người rất giỏi quy tắc và kỹ thuật để có thế định hình hỗn mang, tạo nên sản phẩm có giá trị thẩm mỹ từ sự hỗn loạn. Tới khoảng năm 1500 các nhà nhân văn Phục hưng tại Ý đã thành công trong cuộc đấu tranh đưa hội họa điêu khắc và kiến trúc thành các môn của nghệ thuật tự do.
Có nhiều loại sơn dầu chất lượng màu cũng khác nhau: mỗi thứ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Các màu sơn được chế tạo bởi nguyên liệu khoáng chất thường cho ta chất sơn tốt hơn cả.
Người vẽ cần có kiến thức về chất liệu sơn dầu thì tranh mới bảo tồn được lâu. Ví dụ: nếu dùng sơn pha ít dầu quá thì dễ gây nứt rạn tranh, nếu dùng dầu lanh pha với màu sáng sẽ làm màu ấy mau ngả vàng, ...
Người sản xuất sơn dầu thường lập ra bảng phân loại hoặc dùng kí hiệu in trực tiếp lên ống sơn để giới thiệu màu tốt hoặc màu kém cho người vẽ tiện dùng.
Riêng và có thể vẽ như mầu nước. Sơn dầu có thể vẽ những cảnh trí âm u mà cũng diễn tả được những cảnh trí rực rỡ. Và sau chót sơn dầu rất bền, bền nhất trong các loại media. Những bức Sơn dầu rất đa dạng. Không như mầu nước chỉ vẽ theo kỹ thuật mầu nước, sơn dầu có cách vẽ tranh thời Leonardo Da Vinci, với kỹ thuật rất xưa mà vẫn giữ được tới ngày nay, thì sơn dầu hiện nay, với kỹ thuật pha chế tân tiến, chắc còn bền hơn nhiều.
2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật sơn dầu cổ điển
2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật sơn dầu hiên đại
+ Sự phát triển
Đối với hội họa sự biểu đạt của nét cũng rất khác nhau, mỗi một thời kỳ, một khuynh hướng nghệ thuật lại bộc lộ một tiếng nói riêng. Với hội họa cổ điển kỹ thuật chất liệu đóng một phần quan trọng trong việc xây dựng tranh, nó mang tính chuẩn mực. Nhưng sang đến hội họa Ấn tượng kỹ thuật mang tính ngẫu hứng tức thời hơn, nó phụ thuộc vào xúc cảm của họa sỹ trước diễn biến sinh động của màu sắc, ánh sáng. Đến hội họa hiện đại, như Max Enst, Joan Mizo cách vẽ trở nên hồn nhiên, ngây thơ giống như nét của trẻ thơ, với khuynh hướng lập thể ví như hội họa của Lergié là phong cách khoẻ, đậm, cứng đan chồng lên nhau, đến Mondrrian thì nó trở về với các nét hình học, nét tự thân, giàu chất bố cục, gắn với kiến trúc. Người vẽ khi sáng tác tranh trước tiên phải nắm bắt được khả năng sức mạnh biểu đạt, biểu cảm của đường nét để tạo được nhịp điệu của đường nét khi xây dựng tranh nắm vững bố cục để thể hiện ý đồ tư tưởng của mình. Để tìm được một bố cục hợp lý không đơn giản, ta không thể quá dễ dãi trong việc sắp xếp cấu trúc tổ hợp của đường nét hình mảng, đậm nhạt màu sắc, nhịp điệu khi thể hiện.
Kỹ thuật chất liệu sơn dầu là một hình thức biểu đạt ý tưởng của người nghệ sĩ, rất đa dạng. Trong hoạt động thực tiễn, thị giác của con người cảm nhận được hình thức của đường nét với tính năng của sự vật, từ đó dẫn tới những liên tưởng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy ta có thể nói"chất liệu sơn dầu là sự biểu hiện thống nhất giữa cảm tính thị giác và lý tính phân tích" Đường nét không chỉ biểu hiện vật thể hữu hình mà còn biểu hiện ý tượng vô hình, vì thế trở thành một trong những hình thức cơ bản của hội hoạ. Chất liệu còn có khả năng biểu đạt sự tưởng tượng và ảo giác của con người. Độ thô mảnh và độ đan chồng của nét xếp không giống nhau sẽ tạo ra hiệu quả khác nhau và nó làm thành giá trị của tác phẩm nghệ thuật.
+ kỹ thuật vẽ của một số họa sĩ
Giảng viên giới thiệu về quá trình làm việc của một số họa sĩ vẽ tranh sơn dầu
+ Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu
Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu về cách xử lý kỹ thuật chất liệu sơn dầu.
4.Nghiên cứu về phương pháp sáng tác:
Nền hội họa hiện thực châu Âu đã đạt đến đỉnh cao của phương pháp biểu hiện hình thể. Trong việc miêu tả tự nhiên, phong cách hội họa tả thực đã sử dụng nhuần nhuyễn các phương tiện tạo hình, diễn đạt một cách sinh động mối quan hệ của các thành tố hình khối, ánh sáng màu sắc, chất cảm không gian tồn tại trong thế giới vật chất. Điều đó khiến cho tác phẩm hội họa có tái tạo hiện thực khách quan một cách sinh động. Như vậy hình tượng trong nghệ thuật tạo hình lấy cái chuẩn là tả thực. Đối với hội họa để xây dựng hình tượng có hai phương thức biểu hiện.
Thứ nhất là lối vẽ diễn hình lấy theo cái chuẩn của quy luật thị giác. Phương thức này gắn với phong cách tả thực. Hình tượng không xa rời với hình ảnh tự nhiên tuy nhiên nó trở nên chân thực và sâu sắc hơn với tình cảm con người. Ví dụ như các hình tượng ta thấy trong tranh Phục hưng, trong tranh Cổ điển, Hiện thực v.v.
Những người mót lúa, tranh sơn dầu của Milet
Phương thức thứ hai là lối vẽ biến dạng hình thể, khi ấy hình ảnh mang tính giả ước, không đồng nhất với tự nhiên, nhưng có sức mạnh biểu hiện tự nhiên nhưng nó biểu hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm của họa sỹ. Ví dụ như “Nhảy múa” của họa sỹ Matisse đạt đến cao độ của sự biến dạng hình thể. Các cơ thể con người trong tác phẩm đều được cường điệu mạnh mẽ với nét bút vô cùng phóng khoáng của họa sỹ, “Nhảy múa” là một sự chuyển động mạnh, nó như hút người xem vào trong tác phẩm
.
Nh¶y móa. 1910, tranh s¬n dÇu cña Matisse
Như đã nói hình tượng nghệ thuật vừa là nội dung vừa là hình thức của tác phẩm nghệ thuật nên hình tượng nghệ thuật còn là một phương thức phản ánh nội dung tác phẩm do vậy ở các mức độ tình cảm, ý đồ sáng tạo, tư tưởng nghệ thuật của người vẽ xuất hiện trong quá trình xây dựng hình tượng. Đó là sự chi phối trong lúc cọ sát giữa hình sáng trong tư duy và hình thực tế của quan sát. Hình tượng nghệ thuật là sự biểu đạt về lý tưởng thẩm mỹ mà người vẽ muốn gửi đến cho công chúng, để họ có thể trực tiếp cảm thụ được những mặt khác nhau của cuộc sống mà người vẽ đã tái tạo lại qua lăng kính chủ quan của mình, nó là sự hàI hòa giữa tình cảm riêng của họa sỹ với cái chung của thị hiếu thẩm mỹ cũng như tư tưởng thẩm mỹ của người xem. Muốn đạt sự phù hợp ấy, không thể dùng những ký hiệu quy ước như toán học mà chỉ có cách vận dụng phương tiện tạo hình để biểu hiện. Trong lúc vận dụng ấy, hình ghi chép, những nghiên cứu cơ bản không còn là đối tượng của người vẽ nữa. Nhưng những nghiên cứu tư liệu đó đã ăn sâu vào người vẽ, để người vẽ có đủ năng lực thả sức biểu hiện nội dung mình cần đưa lên tranh. Người Trung Hoa đã đúc kết sự biểu hiện đó bằng câu "Nhìn ở mặt, hiểu ở lòng, ứng ra tay, hiện ra bút". Cho nên việc rèn luyện kỹ thuật rất công phu gian khổ, lâu dài và thường xuyên phải rèn luyện đến mức điêu luyện, có vậy mới xây dựng được hình tượng nghệ thuật có giá trị nghệ thuật cao
Để sử dụng tối ưu tính biểu đạt của chất liệu là cả một quá trình dài của sự tìm tòi khám phá và thể nghiệm. Từ thời phục hưng, việc nghiên cứu hình thể đã đạt đến độ chính xác cao nhưng biểu đạt của màu sắc vẫn chưa đạt được như mong đợi. Cùng với sự phát triển và thay đổi lịch sử, nhiều khuynh hướng và trường phái hiện đại ra đời đã làm thay đổi cảm quan thẩm mỹ của con người về hội họa. Hình và màu được nhìn nhận dưới nhiều góc độ. Những cuộc cách mạng về quan niệm màu sắc đã tạo nên sự sinh động trong việc diễn tả không gian. Chính những chủ kiến về không gian trong hội họa đã làm thay đổi ngôn ngữ đó với những cách sử dụng táo bạo và phóng khoáng. Các chủ nghĩa Lãng mạn, Ấn tượng, Tượng trưng, Dã thú đã có cách nhìn, cách cảm, cách biểu đạt riêng về màu và họ đã đạt được những thành tựu rõ rệt. Không gian ba chiều phản ánh thực tế đã nhường chỗ cho không gian nội tâm. Các chủ nghĩa ra đời đã khẳng định vai trò của màu sắc và càng ngày càng chứng tỏ khả năng tiềm ẩn của nó.
BÀI TẬP NGHIÊN CỨU:
Bài 3 : Vẽ 1 bức tranh bố cục sơn dầu
1. Hướng dẫn sinh viên xây dựng bố cục tranh
Nghiên cứu tài liệu, kí họa
Lựa chọn tư liệu phù hợp với nội dung đề tài
2. Xây dựng bố cục tranh
2.1 Chọn hình thức bố cục
2.1.1. Các hình thức bố cục cơ bản
2,1,2. Các hình thức bố cục nâng cao
2.2. Làm phác thảo đen trắng
2.3 Tìm hình bằng khuôn khổ
2.4 Làm phác thảo màu
3. Thể hiện
+ Yêu cầu:
- KK 60 x 80 cm
- Thời gian: 15 tiết + 15 tiết SV tự học
- Thể hiện đặc điểm nhân vật được lựa chọn theo ý tưởng bố cục
- Sử dụng chát liệu thể hiện có kỹ thuật và biểu cảm
- Bố cục có nhịp điệu, phối hợp mảng. nét phong phú, màu sắc hài hòa, có hòa sắc tốt.
Một số bài tập sơn dầu của sinh viên
Bài 4: Bố cục theo đề tài ( bài thi học phần)
15 tiết + 15 tiết tự học
Nghiên cứu đề tài
1.1. Xây dựng ý tưởng
1.2. Sưu tầm, lựa chọn tư liệu
1.3. Chọn hình thức bố cục phù hợp với nội dung đề tài
2. Xây dựng bố cục cho nội dung đề tài:
2.1. Làm phác thảo đen trắng
2.2. Làm phác thảo màu
2.3 Tìm hình bằng khuôn khổ
3. Thể hiện
3.1 Phác hình lên toan
3.2 Lên lớp màu lót
3.3 Đẩy sâu, hoàn chỉnh bức tranh
4. Bài thi học phần:
4.1. Đề tài theo đề thi từng năm học
4.2. Thời gian: 15 tiết trên lớp + 15 tiết tự học
4.3 Khuôn khổ: 70x 90 cm
4.4 Yêu cầu:
- Bố cục độc đáo có ý tưởng sáng tạo
- Cấu trúc hình thể nhân vật có đặc điểm, có sự hợp lý thống nhất về động tác các nhân vật
- Sử dụng chất liệu thể hiện nắm vững kỹ thuật và biểu cảm.
2.4. Hướng dẫn thực hiện
- Học phần được thực hiện trong học kỳ V
- Giảng viên cung cấp kiến thức, kinh nghiệm thể hiện chất liệu. Hướng dẫn sinh viên tuân thủ nghiêm ngặt các bước thể hiện, tạo chất, diễn chất để sinh viên chủ động trong thể hiện, sáng tạo trong tạo hình. Nhất thiết GV phải duyệt phác thảo sau khi sinh viên trình bày ý tưởng cá nhân về bài tập.
- Tổ chức lớp từ 15 đến 20 sinh viên/ lớp ( giảng viên lên lớp 50%)
- Có đầy đủ các điều kiện học tập.
- Học tại lớp và thực tế kể cả giờ tự học.
- Hướng dẫn sinh viên tự học
+ Đọc thêm tài liệu tại thư viện, trên mạng internet, các tạp chí
+ Xem nghiên cứu các tác phẩm tranh sơn dầu có giá trị về mặt thẩm mỹ, nội dung tốt, hình thức thể hiện đẹp, phong phú
+ Theo dõi ghi chép, tiến trình tự làm bài ở nhà và có sự góp ý, hướng dẫn cụ thể
- Hình thức kiểm tra học trình và học phần là các bài tập nghiên cứu và sáng tác.
- Tài liệu học tập có liên quan
+ Giáo trình Bố cục chất liệu sơn dầu- hệ ĐHSP Mĩ thuật
+ Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu của Nguyễn Đình Đăng
Một số phiên bản tranh các chất liệu
KẾT LUẬN
Dùng sơn dầu để vẽ như thế nào là điều rất quan trọng đối với người học vẽ đó là sự liên quan đến việc tạo ra một hiện thực bằng tranh. Điều này có thể sánh ngang kỹ thuật chạy ngón tay, dùng cổ tay, cơ thể để làm ra âm thanh đối với một nghệ sĩ piano, hay toán học và kỹ thuật lập chương trình đối với nhà vật lý lý thuyết, bởi thiếu nó mọi cảm xúc trực cảm của nghệ sĩ hay nhà khoa học sẽ chỉ dừng ở mức nghiệp dư, không mấy giá trị . Tính tự do trong biểu hiện chỉ trở thành nghệ thuật chừng nào cảm xúc được chế ngự bởi kiến thức, lý trí và kinh nghiệm. Những ai quan tâm, nghiên cứu muốn thực hành hay viết về hội họa cũng cần biết về kỹ thuật vẽ sơn dầu cho dù ở các mức độ khác nhau. Lí do thật đơn giản: Nếu không hiểu kỹ thuật vẽ sơn dầu thì không thể khen đúng hoặc chê đúng một bức tranh sơn dầu. Nghiên cứu về chương trình môn bố cục và kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu giúp cho giảng viên có thêm cơ sở lý luận để phục vụ cho công tác giảng dạy, đồng thời đây cũng là nguồn tài liệu giúp định hướng cho sinh viên có cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp trong quá trình thể hiện các bài tập chuyên khoa sơn dầu trong chương trình đào tạo sư phạm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_bo_cuc_chat_lieu_son_dau.doc