CHƯƠNG I - PHÂN LOẠI VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH CÂY
I Nguyên tắc phân loại bệnh cây
1 Phân loại theo biểu hiện bên ngoài
- Là phân loại dựa vào triệu chứng bệnh được biểu hiện ra bên ngoài mà mắt thường ta có thể nhìn thấy được. VD: Cây bị héo, đốm lá, xoăn lá, chảy mủ,.
- Ưu điểm: Rất đơn giản, không cần dụng cụ hỗ trợ, dễ phân biệt, dễ tiến hành và không tốn thời gian, chỉ cần quan sát là phân loại được bệnh.
- Nhược điểm: Khó nhận biết những bệnh không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. .
18 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Giáo trình Bệnh cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Miễn dịch bẩm sinh
Miễn dịch bẩm sinh là đặc tính không bị bệnh của cây trồng, vốn sẳn có từ trước, do chất lượng kiểu gen di truyền của các giống cây trồng gọi là miễn dịch di truyền hay miễn dịch tự nhiên. Miễn dịch này có thể di truyền từ đời này sang đời khác trong phạm vi một giống cây trồng.
1.1
Miễn dịch bẩm sinh chủ động và các yếu tố quyết định tính miễn dịch bẩm sinh chủ động
- Miễn dịch bẩm sinh chủ động: Là phản ứng rất tích cực và chủ động diễn ra rất mau lẹ của cây nhằm chống lại sự xâm nhiễm và lan rộng của VSV gây bệnh, trong tế bào cây phản ứng tự vệ này chỉ xuất hiện khi có mặt của VSV gây bệnh. Nếu không có mặt của VSV gây bệnh thì phản ứng không xuất hiện.
- Các yếu tố quyết định tính miễn dịch bẩm sinh chủ động:
+ Hiện tượng mô tự chết: Đối với các loại bệnh do các loại ký sinh chuyên tính gây ra các tế bào bị ký sinh xâm nhập và một số ít tế bào xunh quanh rất nhạy cảm “tự chết” rất nhanh tạo đám mô chết và quầng vành xung quanh hình thành một vành đai chết bao vây cô lập làm cho VSV không có điều kiện dinh dưỡng để tiếp tục phát triển lan rộng và bị tiêu diệt ngay
+ Hiện tượng thực bào: Khi bị VSV ký sinh xâm nhập vào, tế bào cây có bản năng tiêu hũy cơ thể VSV gây bệnh nhưng vẫn giữ được trạng thái sống bình thường.
+Phản ứng kháng độc tố kháng men: Là khả năng chống đối lại các độc tố, các men của VSV gây bệnh khi chúng tấn công vào cây hoặc tế bào cây có khả năng phá hũy các độc tố của VSV đồng thời tăng cường được hoạt động sống của tế bào
1.2
Miễn dịch bẩm sinh thụ động và các yếu tố quyết định tính miễn dịch bẩm sinh thụ động
- Miễn dịch bẩm sinh thụ động: Là tính miễn dịch có khả năng ngăn chặn VSV gây bệnh xâm nhiễm và phát triển lan rộng vốn sẵn có của cây mà không hề phụ thuộc vào việc có mặt của VSV gây bệnh đã hoặc đang tấn công vào cây.
- Các yếu tố quyết định tính miễn dịch bẩm sinh thụ động:
+ Hình thái cấu tạo của cây:
. Bề dày của lớp mô trên bề mặt của lá, có cấu tạo lớp cutin dày là yếu tố làm hạn chế các loại nấm bệnh cư trú.( bệnh phấn trắng, bệnh đạo ôn).
. Cấu tạo lỗ khí trên lá: Là yếu tố quyết định tính miễn dịch đối với các bệnh và một số nấm ký sinh xâm nhập qua con đường lỗ khí (lỗ khí ít, nhỏ hẹp có khả năng ngăn chặn và hạn chế số VSV xâm nhập).
. Lớp lông và lớp sáp trên mặt lá, thân: Lớp lông dày không thích nghi cho các loài rệp truyền virus, lớp sáp trên lá không giữ được các bào tử nấm gây bệnh.
. Tán cây: tán cây rộng giữ ẩm độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài nấm gây bệnh phát triển hơn các loại cây có tán hẹp.
+Thành phần hoá học của cây:
. Số lượng và thành phần Gluxit trong cây.
. Protit và các sản phẩm phân giải của nó.
. Các axít hữu cơ và độ pH trong dịch tế bào.
. Số lượng các fenon, tanin và các vật chất có tính bảo vệ như các alkaloit.
. Chất Fitoxit
2
Miễn dịch tạo được
- Miễn dịch tạo được: Là đặc tính không bị bệnh của cây được tự tạo ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển cá thể.
- Các yếu tố quyết định tính miễn dịch tạo được
+ Dùng các nguyên tố vi lượng xử lý hạt giống
Hiện nay để tạo miễn dịch nhân tạo, người ta có thể dùng một số nguyên tố vi lượng xử lý hạt giống như: Cu, Fe, Zn, Mn...
+ Dùng chất kháng sinh để xử lý hạt giống
Dùng các chất kháng sinh có tác dụng khống chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn, tăng cường sự hoạt động của các men trong cây dẫn đến tăng sức chống chịu bệnh như Streptomycine, Kasugammycine...
+Bón phân đa lượng cân đối
Bón phân phù hợp và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây (các chất dinh dưỡng chính gồm N, P, K) trong phân bón một cách đầy đủ và cân đối sẽ tăng cường sức chống chịu bệnh trong những điều kiện thời tiết bất lợi.
+ Bón phân vi lượng cho cây
. Bón các loại phân có các nguyên tố vi lượng như Cu, Mn, có khả năng làm tăng cường phản ứng tự vệ của cây trồng, đồng thời tăng sức chống chịu bệnh.
. Bón các loại phân có chứa: Zn, Mn làm mất hoạt tính các độc tố của một số nấm gây bệnh.Ví dụ: Nấm fusarium
. Bón các loại phân có chứa nguyên tố vi lượng: Cu, Fe, Mu, làm chậm sự già hoá của cây như các bộ phận thân lá.
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA,
PHÁT HIỆN BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I
Khái niệm
* Khái niệm
Điều tra theo dõi bệnh cây nhằm phát hiện và xác định được tình hình phát sinh, mức độ phát triển và đặc điểm biến động của bệnh cây trên đồng ruộng.
* Điều tra thường kỳ
- Đối với cây ngắn ngày: Tiến hành điều tra 5 ngày một lần, cố định với từng cây trồng vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 hàng tháng.
- Đối với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả thì có thể điều tra theo giai đoạn sinh trưởng của loại cây đó ở các khu đồng, ruộng, vườn cố định để nắm được tình hình phát sinh, diễn biến của bệnh hại cả về thành phần và tỷ lệ bệnh để phục vụ kịp thời cho công tác dự tính, dự báo và hướng dẫn chỉ đạo phòng trừ có hiệu quả.
* Điều tra bổ sung:Trong quá trình điều tra thường kỳ bỏ xót điểm điều tra hoặc không nắm hết tình hình phát sinh, phát triển của các loại bệnh hại, ta cần phải điều tra bổ sung để nắm chắc.
II
Phương pháp điều tra phát hiện
Phương pháp điều tra bệnh hại trên cây trồng được tiến hành theo các bước như sau:
- Chọn ruộng điển hình: Trên từng địa bàn sản xuất, căn cứ vào các yếu tố chọn 1-3 ruộng thỏa mãn các điều kiện như: (diện tích các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây, thời vụ gieo trồng, địa hình đất đai) mang đặc trưng cho từng loại bệnh khác nhau.
- Chọn điểm điều tra: Để điều tra chính xác, biểu hiện đúng các thành phần bệnh, ta phải chọn điểm điển hình để điều tra, các điểm phải phân bố đều trong ruộng, điểm càng nhiều thì độ chính xác càng cao. Để đơn giản và tiện lợi, ta áp dụng một vài cách sau:
+ Chọn điểm theo đường chéo góc (5, 9)
+ Chọn điểm theo kiểu bàn cờ khép kín
+ Các điểm ở gần bờ, phải cách xa bờ 2m đối với cây trồng ngắn ngày và 5 m với cây lâu năm
- Định đơn vị điều tra: Tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng khác nhau mà ta định đơn vị điều tra khác nhau, có thể là khóm, cây, m2, cành.
- Phương pháp quan sát phát hiện sâu bệnh:
+ Phải quan sát toàn diện trên từng điểm điều tra
+ Dựa vào triệu chứng của bệnh
- Ghi chép số liệu và tính toán các chỉ tiêu: Ghi chép và tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như: Tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh
III
Các chỉ tiêu tính toán
3.1
Tỷ lệ bệnh
- Để xác định tình hình, mức độ phổ biến chung của bệnh. Tỷ lệ bệnh được tính bằng công thức sau:
A
TLB (%) = x 100
B
- Trong đó :
+ A: số lượng cây (lá, củ, cành) bị bệnh
+ B: tổng số cây (lá, củ, cành) điều tra.
- Ví dụ: Tổng số cây điều tra = 20 cây. Trong đó, số cây bị bệnh là 12 cây. Thay vào công thức ta có:
12
TLB (%) = x 100 = 60%
20
3.2
Chỉ số bệnh
- Muốn tính chỉ số cây bệnh cần phải phân cấp các cơ quan bị bệnh.
* Phân cấp chung:
- Cấp 0: không bị bệnh ở (lá, thân, quả)
- Cấp 1: bị bệnh < 10% diện tích lá, thân, quả
- Cấp 2: bị bệnh 11- 25% diện tích lá, thân, quả
- Cấp 3: bị bệnh 26-50% diện tích lá, thân, quả
- Cấp 4: bị bệnh 51-75% diện tích lá, thân, quả
- Cấp 5: bị bệnh > 75% diện tích lá, thân, quả
* Phân cấp bệnh trên lá:
- Cấp 0: không bị bệnh trên lá
- Cấp 1: lác đác một vài vết bệnh trên lá
- Cấp 2: Số lượng vết bệnh ít
- Cấp 3: vết bệnh trung bình nhiều
- Cấp 4: số lượng vết bệnh rất nhiều
* Chỉ số bệnh được tính theo công thức:
∑(a x b)
CSB (%) = x 100
N x T
Trong đó:
a: Số lượng cá thể bị bệnh ở mỗi cấp
b: TRị số cấp bệnh của mỗi cấp tương ứng
N: tổng đơn vị điều tra
T: trị số cấp bệnh cao nhất trong phân cấp
3.3
Tốc độ của bệnh tăng trưởng theo thời gian
2,30 X2
r = x log10
t2 – t1 X1
Trong đó: t2 – t1: Khoảng cách thời gian
X2: Chỉ số bệnh ở thời gian sau t2
X1: Chỉ số bệnh ở thời gian sau t1
3.4
Hệ số tác hại trung bình của bệnh
Hệ số tác hại trung bình thể hiện mức độ giảm năng suất trung bình của cây bệnh (biểu thị bằng phần trăm) so với năng suất trung bình của cây khỏe. Trị số này có thể thay đổi phụ thuộc vào giống cây, điều kiện trồng trọt và ngoại cảnh.
NK - NB
K = x 100
NK
Trong đó: NK: năng suất trung bình cây khỏe
NB: năng suất trung bình cây bệnh
3.5
Hiệu quả kỹ thuật của phòng trừ bệnh
Hiệu quả kỹ thuật của phòng trừ bệnh là mức giảm sự phát triển của bệnh (CSB, TLB) ở lô có phòng trừ so với lô không phòng trừ bằng một biện pháp nào đó.
B1 – B2
Q = x 100
B1
Trong đó: B1- mức độ bệnh ở lô ĐC không phòng trừ
B2 - mức độ bệnh ở lô phòng trừ
IV
Phương pháp điểu tra, phát hiện bệnh hại chủ yếu
4.1
Phương pháp điều tra phát hiện bệnh hại lúa
Theo Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế ( IRRI), bệnh trên lúa được phân theo 5 cấp sau: Cấp 1, cấp 3, cấp 5, cấp 7, cấp 9.
* Bệnh trên lá được phân cấp sau:
Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại
Cấp 3: 1 đến 5 % diện tích lá bị hại
Cấp 5: > 5 đến 25 % diện tích lá bị hại
Cấp 7: > 25 đến 50 % diện tích lá bị hại
Cấp 9: > 50 % diện tích lá bị hại
* Bệnh trên thân được phân cấp như sau:
Cấp 1: < 1/4 diện tích bẹ lá
Cấp 3: 1/4 đến ½ diện tích bẹ lá
Cấp 5: 1/4 đến 1/2 % diện tích bẹ lá, cộng lá thứ 3, thứ 4 bị bệnh nhẹ
Cấp 7: 1/2 đến 3/4 diện tích bẹ lá và lá phía trên
Cấp 9: Vết bệnh leo tới đỉnh cây lúa, các lá nhiễm nặng, một số cây chết
*Bệnh trên bông được phân cấp như sau:
Cấp 1: < vết bệnh đến 1% hạt bị bệnh
Cấp 3: > 1 đến 5 % hạt bị bệnh
Cấp 5: > 5 đến 25 % hạt bị bệnh
Cấp 7: > 25 -50 % hạt bị bệnh
Cấp 9: > 50 % hạt bị bệnh
Muốn đánh giá được cấp bệnh trên ruộng lúa: thì phải lấy mẫu ngẫu nhiên đại diện cho ruộng lúa như sau:
- Bệnh trên lá: Điều tra toàn bộ số lá của 5 tép ngẫu nhiên/ điểm, điều tra 10 điểm ngẩu nhiên phân bố đều trong ruộng lúa. Ví dụ : Bệnh đốm vằn, trên ruộng lúa ở giai đoạn làm đòng có 4 lá / tép, thì một ruộng lấy mẫu 200 lá. Trong 200 lá đó bắt đầu phân cấp bệnh từng lá như sau:
100 lá không có bệnh
80 lá bệnh cấp 1
20 lá bệnh cấp 3
Vậy đánh giá ruộng này bị bệnh đốm vằn ở cấp 1-3 là phổ biến, với tỷ lệ bệnh 50 %
- Bệnh trên thân: Điều tra ngẫu nhiên 10 tép/điểm, điều tra 10 điểm ngẫu nhiên/ ruộng. Trong lúc điều tra ghi nhận phân cấp 100 tép ví dụ như sau:
50 tép không có bệnh
18 tép bệnh cấp 1
25 tép bệnh cấp 3
8 tép bệnh cấp 5
Vậy đánh gía bệnh trên thân ở ruộng nầy ở cấp 1-3 là phổ biến với tỷ lệ bệnh 50 %
- Bệnh trên bông: Điều tra ngẫu nhiên 10 bông ngẫu nhiên/ điểm, điều tra 10 điểm/ruộng. Từ đó phân cấp và ghi nhận 100 tép trong lúc điều tra để ta lấy cấp bệnh chiếm tỷ lệ cao mà đánh giá cho cả ruộng (tương tự như cách đánh giá bệnh trên thân, trên lá)
4.2
Phương pháp điều tra phát hiện bệnh hại mía
Đối với bệnh hại trên rễ:
* Chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ bệnh (%)
- Chỉ số bệnh (%): (theo 3 cấp)
+ Cấp 1: nhẹ Số rễ bị bệnh <10%
+ Cấp 2: trung bình Số rễ bị bệnh 10-40%
+ Cấp 3: Nặng Số rễ bị bệnh >40%
* Phương pháp điều tra: Điều tra 10 điểm, mỗi điểm 3-5 cây liên tục.
Đối với bệnh hại trên thân:
* Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ cây bị bệnh.
* Phương pháp điều tra:Điều tra 5 điểm, mỗi điểm điều tra 10 cây ngẫu nhiên.
Đối với bệnh trên lá:
* Chỉ tiêu điều tra:
- Tỷ lệ lá, bẹ lá bị bệnh
- Chỉ số bệnh: Theo thang 9 cấp:
+ Cấp 1: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh <1%
+ Cấp 3: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh <1-5%
+ Cấp 5: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh <5-25%
+ Cấp 7: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh <25-50%
+ Cấp 9: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh >50%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_benh_cay.docx