BẢO QUẢN DỤNG CỤ CAO SU - CHẤT DẺO
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu được các nguyên nhân chính gây hư hỏng dụng cụ cao su.
2. Nêu được đặc điểm chung và các nguyên nhân chính gây hư hỏng dụng cụ chất dẻo.
3. Trình bày được các biện pháp kỹ thuật chung bảo quản dụng cụ bằng cao su và chất
dẻo
37 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Bảo quản thuốc và dụng cụ y tế - Phần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Có thể phục hồi lại chất hút ẩm bằng nhiệt độ (sấy, rang) đối với chất rắn.
- Chất hút ẩm theo cơ chế vật lý không tham gia phản ứng hóa học nào trong quá
trình bảo quản.
- Nếu môi trường thay đổi thì có khả năng nhả ẩm nếu chất bảo quản khô hơn chất
hút ẩm.
2. Chất hút ẩm theo tính chất hóa học
2.1. Nguyên tắc
- Là những chất khi hút ẩm vào sẽ tạo ra một chất hoàn toàn mới, sẽ tỏa nhiệt có
khi làm nóng môi trường bảo quản.
- Sau khi sử dụng không thể phục hồi lại được.
- Khi sử dụng có thể gây phản ứng làm hư thuốc, hóa chất. Thậm chí ăn mòn hoặc
làm hỏng bao bì đóng gói.
2.2. Các chất hút ẩm theo cơ chế hóa học: một số chất điển hình hay sử dụng
2.2.1. CaO (Calci oxyd)
CaO + H2O => Ca(OH)2 + Q Kcal
- Ưu điểm:
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
72
+ Rẻ tiền, dễ mua, hút ẩm mạnh.
+ CaO có khả năng hút ẩm tới 30% khối lượng nước.
+ Sau khi rã tạo thành dạng bột vẫn có thể tiếp tục hút nước trên bề mặt tiếp
xúc.
+ Xác định khả năng hút ẩm của CaO. Cân chính xác 102g CaO, sau thời gian cho
hút ẩm và cân kiểm tra đến lúc trọng lượng không đổi thì cân được trọng lượng 132g
132g-102g = 30g => (30:102) x 100 = 29%
- Nhược điểm
+ Khi hút ẩm kết thúc thể tích tăng lên gấp 3 lần và bở ra thành dạng bột có
thể bay dính vào thuốc, hóa chất làm bẩn và tạo ra môi trường kiềm, có thể gây ăn mòn
kim loại hoặc gây phản ứng hóa học với thuốc. Vì vậy phải dùng thùng đựng CaO có thể
tích gấp 4 lần trọng lượng CaO đem hút ẩm.
+ Do ái lực hóa học và hút ẩm mạnh có thể làm bao đường bị khô, bạc màu
nứt hoặc bong keo dán.
2.2.2. Caci Clorur (CaCl2)
- CaCl2 là chất hút ẩm khá mạnh nên bản thân nó cũng khó bảo quản, khi hút ẩm
thì tăng thể tích nên khi sản xuất CaCl2 nếu đựng trong trai thủy tinh thì bị bể gần 100%.
- CaCl2 + 6 H2O => CaCl2.6H2O
- CaCl2 có khả năng hút ẩm đến 2,5 lần trọng lượng bản thân nó.
- Bản than CaCl2 ăn mòn kim loại, và củng dễ phản ứng với các chất khác cho nên
khi dùng làm chất bảo quản cần chú ý.
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
73
Bài 10. KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nắm được các yếu tố cần cho sự cháy.
2. Nêu được nguyên nhân gây ra cháy nổ và nguyên lý cơ bản dập tắt cháy
nổ.
3. Trình bày được các phương tiện dùng để dập tắt lửa.
NỘI DUNG
I. CHÁY VÀ NỔ
1. Hiện tượng cháy
Cháy là phản ứng hóa học xảy ra giữa một chất với oxy trong không khí, có tỏa
nhiệt và ánh sáng.
- Phân loại cháy
Người ta phân biệt ra làm 3 loại cháy:
+ Cháy đỏ mà không bốc lửa (kim loại).
+ Cháy đỏ và bốc lửa (đa số các chất hữu cơ).
+ Bốc lửa nhưng không cháy đỏ (khí hơi chất lỏng dễ cháy).
Không nhất thiết một chất cháy phải có lửa, mà lửa chỉ thấy ở những chất khi chảy
tỏa ra khí, hơi (cần chú ý điều này trong việc phòng cháy ở trong kho).
Đánh giá tính chất nguy hiểm của chất dễ cháy qua các hằng số vật lý của nó như:
tỉ trọng, độ sôi, độ bay hơi, tốc độ bay hơi, nhiệt độ bắt lửa (nhiệt độ thất nhất mà một
chất bùng cháy khi gặp lửa) và nhiệt độ tự bốc cháy (ở nhiệt độ nhất định các chất có thể
bốc cháy trong không khí không cần có lửa).
Nhiệt độ tự bốc lửa của một số chất:
Aceton - 1,80C
Benzen - 150C
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
74
Alcol metylic -10C
Toluen + 60C
Alcol etylic + 90C
Ete etylic - 200C
Xăng ô tô - 500 - +280C
Nhiệt độ tự bốc cháy một số chất:
Aceton 7240C
Benzen 6590C
Ete etilic 4000C
Toluen 6330C
Alcol etylic 5570C
Glycerin 5230C
Clorofoc 15000C
Acid acetic 5990C
Các chất trên có thể tự bốc cháy bên cạnh máy móc hoạt động ở nhiệt độ cao (lò
nung trong phòng thí nghiệm).
2. Hiện tượng nổ (hóa học)
Hiện tượng nổ (hóa học) là phản ứng hóa học mãnh liệt xảy ra trong thời gian rất
ngắn (một phần nghìn hay một phần vạn của một giây) với tốc độ cháy lớn (hàng trăm
hay hàng nghìn mét trên một giây) tỏa ra rất nhiều khí hơi bị đốt nóng tới nhiệt độ cao và
gây ra một sức ép lớn ở nơi nổ.
Các khí hơi dễ cháy nếu đạt tới nồng độ nhất định trong không khí và gặp lửa sẽ
gây ra hỗn hợp nổ. Ví dụ: khí hơi xăng có từ 1%-6% trong không khí thì tạo thành hỗn
hợp nổ.
Nồng độ thấp nhất có thể tạo thành hỗn hợp nổ với không khí gọi là giới hạn nổ
thấp.
Nồng độ cao nhất có thể tạo thành hỗn hợp nổ với không khí gọi là giới hạn nổ
cao.
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
75
Giới hạn nổ của chất thay đổi tùy theo nhiệt độ, áp lực không khí và sự kích thích
(tia lửa, va chạm, cọ sát mạnh).
Nồng độ giới hạn gây nổ của một số hỗn hợp khí hơi ở 200C và áp lực bình thường
Hóa chất Giới hạn nổ thấp % thể tích Giới hạn nổ cao % thể tích
Amoniac 15,5 27
Benzen 1.41 6,75
Toluen 1,27 7,5
Ete 1,85 36,5
Aceton 2,55 12,8
Cồn Etylic 3,28 18,95
Ngoài khí hơi dễ chẩy, ngay cả các loại bụi diêm sinh , nhôm, tinh bột, đường, than, ...
cũng có thể tạo ra những hỗn hợp nổ với không khí.
Mỗi loại bụi khác nhau cũng có giới hạn nổ thấp và giới hạn nổ cao khác nhau.
II. CÁC YẾU TỐ CẦN CHO SỰ CHÁY
Cháy phải có đầy đủ ba yếu tố dưới đây:
1. Vật cháy được
Người ta phân loại:
- Vật không cháy được như gạch, gói, xi măng...
- Vật dễ cháy như gỗ, tre, nứa, bông, vải, sợi...
- Vật dễ cháy như xăng, dầu...
2. Nhiệt độ cháy
Các chất khác nhau có nhiệt độ bốc cháy khác nhau chỉ khi nào đạt tới nhiệt độ
bốc cháy thì vật mới cháy được. Ví dụ: dầu hỏa 45-570C.
3. Oxy
Oxy trong không khí rất cần cho sự cháy, một ví dụ đơn giản trong đời sống hàng
ngày: khi xếp củi đun bếp nếu không biết xếp thì bếp không cháy được.
Tóm lại phải có đầy đủ ba yếu tố kể trên thì mới cháy được, nếu thiếu một trong
ba yếu tố trên thì không có sự cháy.
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
76
III. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH CHÁY, NỔ
1. Dùng lửa
Phần lớn các vụ cháy xảy ra là do không tuân thủ nội qui phòng cháy. Ví dụ: hút
thuốc trong kho, dùng bếp đun nấu không đúng nơi qui định, đốt rác gần nhà kho, soi đèn
dầu vào kho cồn, ete, xăng.
2. Về điện
- Điện trời: thiếu cột thu lôi đúng qui cách. Kho xăng, kho oxy, kho cồn, ete nhất
thiết phải có cột thu lôi đúng qui định.
- Điện nhân tạo: chập mạch dây dẫn điện, đóng mở cầu dao điện tóe lửa, dùng dây
dẫn điện có đường kính không phù hợp với công suất của vật tiêu thụ điện đều là nguyên
nhân gây cháy điện.
- Tĩnh điện: trượt ngã trên sàn nhà đánh si bóng nhoáng, kéo lê giầy dép gót cao
su, vận chuyển bằng cách kéo lết trên sàn nhà đều có thể gây tĩnh điện. Vận chuyển đóng
gói, ra lẻ xăng, cồn, ete, không khống chế tốc độ xe chạy, tốc độ dòng chảy cũng sinh ra
tĩnh điện.
Ví dụ: ete mê sôi ở 34-350C, bay hơi ở nhiệt độ thường, 1ml ete tỏa ra 230ml hơi
ete, hỗn hợp từ 1,85-36,5% thể tích hơi ete trong không khí rất dễ nổ nếu có mồi lửa.
3. Phản ứng hóa học
Ở kho chứa hóa chất dễ cháy nổ khi pha chế, đóng gói vận chuyển nếu không cẩn
thận cũng dễ gây ra tai nạn cháy nổ.
Ví dụ: Acid sunfurid, acid nitric đậm đặc nút không kín, khi vận chuyển để sánh ra
vỏ bao chèn lót có thể gây bốc cháy.
Nghiền mạnh kali clorat, kali permanganat với chất hữu cơ cũng gây nổ. Acid
picric, kali clorat, kali nitrat, khi vận chuyển mà kéo lết hoặc lăn vần mạnh bị kích động
cũng gây nổ. Kali, natri, đóng gói vào bao bì có lẫn nước là nguyên nhân gây cháy.
4. Cơ học
Va chạm, cọ xát giữa các vật rắn có thể tóe tia lửa: đi giày đinh trên nền kho bằng
xi măng, đóng và tháo đinh, mở phuy xăng, cồn, bình oxy bằng kìm búa sắt, ma sát giữa
dây đai chuyền (cua-roa) với động cơ khô dầu mỡ.
IV. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN DẬP TẮT LỬA
Muốn dập tắt các đám cháy người ta phải tìm cách loại bỏ các yếu tố gây chảy nói
trên.
1. Phương pháp cách ly: nhằm loại bỏ yếu tố thứ nhất.
- Di chuyển vật đang cháy ra xa.
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
77
- Di chuyển vật chưa cháy ra ngoài khu vực có cháy.
- Tạo khoảng trống xung quanh đám cháy (dỡ nhà chưa cháy bên cạnh nhà đang
cháy) trường hợp cháy ống dẫn dầu, chỉ cần đóng van lại.
2. Phương pháp làm lạnh: nhằm xóa bỏ yếu tố thứ hai.
Giảm nhiệt độ đám cháy bằng cách tưới nước lên đám cháy (trừ trường hợp kỵ
nước).
Có những nhà kho chứa hàng bên trong lắp đặt sẵn hệ thống thiết bị chữa cháy có
van bằng hợp kim dễ cháy, khi có cháy, các van bằng hợp kim chảy ra, nước trong hệ
thống phun xuống làm tắt đám cháy.
Có khi người ta tưới nước ra xung quanh khu vục có cháy hoặc đóng chặt của
những nhà xung quanh để không cho không khí nóng lùa vào nhà làm cháy lan.
3. Phương pháp làm ngạt: nhằm loại bỏ yếu tố thứ ba.
Dùng vật khó cháy hay không cháy chụp lên đám cháy đang cháy để hạn chế
không khí tiếp xúc với đám cháy. Dùng chất chiếm chỗ của không khí đám cháy như khí
CO2, hơi nước.
Đối với đám cháy vùng mỏ dầu khí đốt, người ta dùng chất nổ (ming, thuốc nổ) để
tạo khoảng chân không xung quanh đám cháy.
V. PHÒNG VÀ CHỐNG CHÁY
1. Phương châm
Phòng cháy là chính, đồng thời chuẩn bị sãnh sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu
quả. Công tác phòng cháy gồm:
- Giáo dục ý thức phòng chữa cháy.
- Huấn luyện và tổ chức đội chữa cháy.
- Xây dựng nội quy phòng cháy.
- Chuẩn bị phương tiện chữa cháy.
- Nhớ số điện thoại đội chữa cháy.
2. Phòng cháy điện
- Điện trời: có cột thu lôi đúng quy định của kiến trúc cho nhà kho chứa chất dễ
cháy nổ.
- Tĩnh điện: là mối lo ngại nhất với nhà kho chữa chất dễ cháy nổ, khu vực để ete,
cồn, aceton phải thực hiện phòng tĩnh điện rất chặt chẽ. Tránh va chạm với các vật rắn,
tránh cọ sát mạnh, đổ rót các dung dịch trên phải nhẹ nhàng, các thùng chứa phải có dây
nối đất.
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
78
- Điện nhân tạo: không mắc dây điện trần vào nhà kho, khoảng cách giữa dây
nóng và dây lạnh phải cách xa trên 30cm để tránh chập mạch và tia lửa điện. từ đường
dây chính bên ngoài bắt nhánh rẽ vào nhà kho phải có cầu chì đúng tiêu chuẩn để bảo vệ.
Các chỗ nối dây rẽ nhánh phải soắn vòng vững chắc và bọc vải nhựa cách điện.
Không để bóng đèn sát mái nhà lá, vách nứa và các vật dễ cháy, không được làm
chụp đèn bằng giấy hay phim ảnh. Đường dây điện vào một khu vực phải đặt cầu dao
chung, để khi có cháy có thể cắt điện được nhanh chóng.
Hằng năm trước mùa mưa bão và định kỳ 6 tháng một lần phải kiểm tra cột điện,
dây điện trong khu vực kho.
VI. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẬP TẮT LỬA
1. Chất chữa cháy
1.1. Nước
Nước kỵ lửa vì 1kg nước muốn nâng lên 10C cần cung cấp 1000 calo, 1kg nước
bốc hơi cần 539.000 calo, do đó nước thu nhiệt đám cháy. Đun tới 1000C thì nước sôi, 1
lít nước bốc hơi hoàn toàn cho 1720 lít hơi nước, hơi nước không duy trì sự cháy, do đó
làm ngạt đám cháy.
- Quy định dung nước để chữa cháy các trường hợp sau
+ Chữa các đám cháy thông thường.
+ Cháy cồn: không phun xói vào làm bắn tóe cồn gây cháy lan, mà phun
thành thùng đựng để pha loãng cồn.
+ Cháy carbon sulfua: carbon sulfua có tỷ trọng lớn hơn 1, nước phủ lên
mặt S2C.
- Cấm dung nước để chữa cháy các trường hợp sau
+ Chữa cháy điện nếu chưa cắt được nguồn điện.
+ Cháy kho acid, vì nước gặp acid tỏa nhiệt, bốc hơi độc, nổ bắn lung tung.
+ Cháy tinh dầu, dung môi hữa cơ.
+ Cháy đất đèn, kali, natri kim loại.
1.2. Cát
Cát có nhiệt độ nóng chảy là 1713-17250C và nhiệt độ sôi là 25100C. Cát hạt nhỏ
có diện tích tiếp xúc lớn nên có tác dụng làm tản nhiệt đám cháy. Đổ cát vào đám cháy,
cát ngăn cắt đám cháy với môi trường xung quanh nên có tác dụng cách ly đám cháy.
Dùng cát để chữa các đám nhỏ mới bắt đầu hoặc đám cháy kỵ nước. Tuyệt đối
không dùng cát để chữa cháy các thiết bị máy móc vì làm hư hại máy móc.
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
79
1.3. Khí carbonic
Khí carbonic là thứ khí không màu, không mùi, không cháy, không dẫn điện, tỷ
trọng ở thể lỏng là 1,529. Ở nhiệt độ 200C, nén ở áp suất 60atm khí carbonic biến sang
thể lỏng.
Người ta nén khí carbonic trong những bình bằng thép. Từ thể lỏng chuyển sang
thể khí, khí carbonic tăng thể tích lên 450 lần qua hai giai đoạn:
- Tuyết carbonic có nhiệt độ (-780C - -800C) nên thu nhiệt môi trường xung quanh.
- Khí carbonic bốc hơi có tỷ trọng lớn hơn không khí, có khả năng đẩy không khí
đám cháy ra ngoài để chiếm chỗ nên có tác dụng gây ngạt đám cháy. Khí carbonic không
gây hư hại cho vật phẩm được cứu chữa nhưng độc với người, không có tác dụng chữa
cháy ở ngoài trời mà chỉ có tác dụng chữa cháy ở trong phòng.
Người dùng khí carbonic để chữa cháy những tài liệu quan trọng như thư viện, nhà
bảo tàng, hồ sơ lưu trữ, hoặc chữa cháy điện, cháy dầu có diện tích đám cháy nhỏ.
1.4. Thuốc bọt hóa học
Lợi dụng tính sinh bọt khí CO2 của hỗn hợp dung dịch các hóa chất sau đây để
chữa cháy:
Al2(SO4)3 + 6NaHCO3 →3Na2SO4 + 2Al(OH)3 + 6CO2
Để cho bọt khí CO2 được bền vững người ta thường cho thêm cam thảo, keo
xương và natri hydrocarbonat. Các hóa chất trên pha thành dung dịch riêng rồi đổ vào
từng ngăn riêng của bình chữa cháy. Khi có cháy người ta dốc ngược bình, tạo điều kiện
cho hai dung dịch trên tiếp xúc với nhau rồi phản ứng gây ra áp suất đẩy bọt CO2 trong
bình ra chỗ cần dập tắt lửa.
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
80
Phụ lục: phân loại thuốc hóa chất theo yêu cầu bảo quản
1. Thuốc rất dễ hút ẩm
Amoxi bromid Natri bromid
Apomorphin clohydrid Natri cacodylat
Cao gan khô Natri Iodid
Canci clorid Penicillin
Cocain clohydrid Pepsin
Kali bromid Pancreatin
Kali iodid Pilocarpin (muối)
Mercurocrom Streptomycin
Vitamin Aspirin
2. Thuốc cần bảo quản lạnh
Tên thuốc Nhiệt độ bảo quản (0C)
ACTH 1-10
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
81
ATP 4 – 5
Chimotripsin 5 – 10
Ceporan 10
Vitamin A/Dầu 10
Fibrinogen 2 – 10
Gama globulin 4 – 10
Huyết thanh các loại 2 – 8
Insulin 5 – 10
Pepsin 2 – 15
Tuberculin 4 – 10
Vaccin các loại 2 – 8
3. Thuốc tránh ánh sáng
Adrenalin Niketamid
Amphetamin sulfat Nước oxy già
Apomorphin clohydrid Euquinin
Acid salicylic Pilocarpin
Chiniofon Papaverin
Aminazin Cloramphenicol
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
82
Cocain clohydrid Cloroform
Codein Clorothiazid
Dicumarin Các Tetracyclin
Ergotamin Cloroquin photphat
Ephedrin Cortison
Emetix Piperazin
Ete Procain
Gardenal Progesteron
Iodoform Promethazin
Iod Quinin
Isoniazid Resecpin
Kali bromid Vitamin B2
Kali iodid Scopolamin
Lidocain Spactein
Lobelin Sulfamid
Mercurocrom Testosteron
Morphin Tinh dầu
Natri bromid Uabain
Natri salicylat Vitamin B1, B6, B12, C, D, K, PP
Neriolin
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
83
4. Các hóa chất nguy hiểm
Tên hóa chất Tính chất nguy hiểm
Acetaldehyt Cháy nổ, mùi gây ngạt
Amoni perclorat Nổ
Anilin Độc
Acid acetic Độc, ăn mòn
Acid hydroclorid Độc, ăn mòn
Acid nitric Độc, ăn mòn
Acid sulfurid Độc, ăn mòn
Brom Độc, ăn mòn
Bromoform Độc
Carbon sulfua Độc, cháy
Calci Cháy khi gặp ẩm, nước
Calci Clorat Nổ
Chì Nitrat Độc, nổ
Clorobenzen Độc, cháy
Crom nitrat Nổ
Dioxan Độc, cháy
Đồng Nitrat Độc, nổ
Etylamin Độc, cháy
Thủy ngân etyl cloriddehyt Độc, cháy
Furfuron Độc, cháy
Các thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ mát (15-200C)
Nói chung các thuốc kháng sinh cần phải bảo quản ở nhiệt độ mát cùng với độ ẩm thấp sẽ
đảm bảo được chất lượng tránh phân hủy thuốc.
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
84
MỤC LỤC
stt Tên bài trang
1 Đại cương về bảo quản thuốc và dụng cụ y tế 4
2 Các yếu tố ảnh hưởng thuốc và dụng cụ y tế 6
3
Kỹ thuật bảo quản thuốc, hóa chất, dược liệu
19
4
Kỹ thuật bảo quản dụng cụ thủy tinh
35
5
Kỹ thuật bảo quản dụng cụ kim loại
40
6
Kỹ thuật bảo quản cao su, chất dẻo
44
7 Kỹ thuật bảo quản bông băng, gạc, chỉ khâu phẫu thuật 52
8 Kỹ thuật bảo quản một số máy móc y cụ 56
9 Chất hút ẩm 60
DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN
85
10 Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy 67
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giaotrinhbaoquan_dungcuyte_ds_bich_bien_tapp2_3997.pdf