Giáo trình “Bảo quản phân bó n” đƣơc̣ biên soaṇ nhằm giớ i thiêụ cho ngƣờ i
học những kiến thức , kỹ năng trong việc bảo quản các loại phân bón và thƣ̣ c hiêṇ3
các biện pháp vệ sinh an toàn lao động trong quá trình tiếp xúc với các loại phân
bón. Giáo trình đƣợc kết cấu thành 6 bài:
- Bài 1: Vệ sinh kho hàng
- Bài 2: Phân bổ nhà kho và chất xếp phân bón
- Bài 3: Chăm sóc cá c loaị phân bón
- Bài 4: Kỹ thuật bảo quản các loại phân bón
- Bài 5: Tổ chứ c bảo vê ̣hà ng hó a
- Bài 6: Thực hiện biện pháp vệ sinh an toàn lao động
111 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Bảo quản phân bón, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đống phân lên cao).
Để khắc phục sự thẩt thoát N, có thể áp dụng phƣơng pháp ủ hỗn hợp (ủ nóng
trƣớc ủ nguội sau), vừa diệt đƣợc mầm bệnh lại hạn chế mất N tốt hơn so với ủ
nóng. Trong thực để xử lý phân có nhiều nguồn bệnh và nguồn gây ô nhiễm môi
trƣờng đối với mỗi loại phân trên có cách làm khác nhau.
2. Vệ sinh an toàn lao động trong quá trình vận chuyển phân bón
2.1. Vệ sinh an toàn lao động trong quá trình vận chuyển phân bón vô cơ
Hình 6.2. An toàn trong vận chuyển phân bón
78
Hiện nay, vẫn còn phần khá lớn phân bón đƣợc sản xuất cho nông nghiệp chứa
trong các bao lớn, theo quy định, không đƣợc phép vận chuyển phân bón trong các
toa xe đƣờng sắt không che đậy. Khi vận chuyển các loại phân hoá học nhƣ
Phôtphorit, KCl, KCl 40%, sinvinit, kainit trong trạng thái rời (không bao) cần sử
dụng các toa kín thành bằng gỗ có 2 lớp cửa.
Khi bốc dỡ phân bón từ toa xe lửa, ở cửa toa xe phải trải vải bạt đề phòng
phân đổ ra đất. Khi mở cửa toa chở phân bón phải cẩn thận vì phân dễ bị đổ tràn.
Không dùng móc để bốc, dỡ các bao phân vì sẽ làm thủng, rách vỏ bao, tạo điều
kiện để phân bị rơi vãi, hút ẩm chảy nƣớc vừa làm ảnh hƣởng xấu tới chất lƣợng
phân vừa gây hại tới môi trƣờng lao động và sinh hoạt.
Vận chuyển phân hoá học trong cơ sở sản xuất chỉ nên vận chuyển trên các ôtô
với khoang chứa vững chắc. Việc vận chuyển chỉ đƣợc phép khi xe che đậy kín bằng
bạt hay tấm phủ.
Hình 6.3. An toàn trong bốc xếp phân bón
79
Việc thất thoát phân bón cũng thƣờng xảy ra nhiều, không chỉ tại cơ sở sản
xuất mà còn ở cả trong sân ga trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển. Vì vậy, ở ga
đƣờng sắt cũng phải bố trí các kho chứa phân luân chuyển.
Hầu hết các loại phân khoáng đều hoà tan trong nƣớc. Vì vậy khi bảo quản
phân không đúng một phần đáng kể phân có thể bị rửa trôi làm hàm lƣợng các chất
dinh dƣỡng trong phân bị giảm đi. Ví dụ phân supe lân bị tác động của nƣớc mƣa
trong một thời gian dài thì khi bón phân này vào đất không còn là phân lân theo
đúng nghĩa mà chủ yếu là thạch cao.
Vì vậy không thể đạt hiệu quả cao từ loại phân không đƣợc bảo quản tốt này.
Nhiều loại phân hoá học hoà tan trong nƣớc khác cũng có thể mất một số lƣợng lớn
các chất dinh dƣỡng khi bảo quản không tốt, đặc biệt là các loại phân khoáng dạng
tinh thể (Amôn nitrat - AN; urê; amôn sunphát; kali clorua; muối kali 40%...).
Khi bảo quản phân khoáng không đúng, không chỉ làm mất các chất dinh
dƣỡng quý của phân bón mà còn làm tính chất vật lý của phân xấu đi, kết quả vừa
gây khó khăn cho việc bón phân vừa khó bón đều phân vào đất và cuối cùng làm
hiệu quả sử dụng phân bón bị giảm sút.
Ví dụ: để supe lân bột bảo quản trong điều kiện ẩm ƣớt, phân nhanh chóng hút
ẩm và chuyển thành khối rắn chặt, do đó trƣớc khi bón phải sấy khô và đập nhỏ.
Điều này lại đòi hỏi mất thêm công lao động trong sử dụng phân bón. Đặc biệt tính
chất vật lý của phân bị xấu đi nhiều. Khi bảo quản không đúng phân amôn nitrat,
nó rất dễ hút ẩm và chảy nƣớc, sau khi khô thì lại dễ chuyển thành một khối rất rắn
chắc dẫn đến rất khó đập nhỏ ra.
Để bảo quản và vận chuyển phân khoáng cho đúng, điều quan trọng là cần biết
tính chất vật lý hoá học chính của phân.
Ở mỗi cơ sở sản xuất nông nghiệp cần có kho để chứa phân vô cơ. Khi bảo
quản phân vô cơ ở ga xe lửa, ở các kho chứa cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
80
sau: Kho bảo quản phân bón hoá học phải khô ráo, có tƣờng dày, có mái không bị
dột, nền kho phải không thấm nƣớc, khu vực kho phải thoát nƣớc tốt.
Để tránh nƣớc từ dƣới đất có thể làm ẩm phân, nền nhà kho bảo quản phân
hoá học phải làm bằng những vật liệu không thấm nƣớc nhƣ: đá, xi măng, nhựa
đƣờng hoặc gỗ. Nền làm bằng gỗ thì cần phải kê cao cách mặt đất một khoảng nhất
định để tránh độ ẩm từ đất bốc lên.
Để tránh mƣa có thể làm ngập nền kho, các kho chứa phân khoáng cần đƣợc
xây dựng trên những vị trí cao, xung quanh kho cần có những hào thoát nƣớc. Kho
cần có hai lối ra vào và đƣợc bố trí đối diện nhau để ô tô và các thiết bị bốc dỡ ra
vào chuyên chở và bốc dỡ phân bón một cách dễ dàng.
Trong điều kiện khí hậu ấm và khô có thể mở cửa kho cho thông thoáng còn
trong các thời gian còn lại cần đóng kín. Trên tất cả các tƣờng kho đựng phân cần
phủ một lớp nhựa đƣờng hay sơn chống ẩm bằng chiều cao của các hàng phân xếp
trong kho. Mái nhà kho chứa phân phải không bị dột, có thể làm bằng gỗ nhƣng
không thể làm bằng sắt vì sắt nhanh chóng bị rỉ và nhanh chóng bị phá huỷ.
2.2. Vệ sinh an toàn lao động trong quá trình vận chuyển phân bón hữu cơ
Trong nông nghiệp có rất nhiều phƣơng tiện và hình thức vận chuyển phân
bón đƣợc sử dụng nhƣ: xe thồ, xe cải tiến, thuyền, xe trâu bò kéo, gánh hoặc gùi
địu... Nếu phân bón không đƣợc vận chuyển đúng cách sẽ bị rơi vãi, vừa mất mát
lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trƣờng.
Việc không quan tâm tới công tác vệ sinh an toàn lao động trong vận chuyển
phân bón làm ngƣời vận chuyển sẽ thấy vất vả và dễ bị tai nạn. Nếu biết cách vận
chuyển hợp lý ngƣời lao động sẽ ít bị tốn sức và không bị rơi vãi gây ảnh hƣởng
xấu tới môi trƣờng. Để đảm bảo vệ sinh và an toàn trong vận chuyển phân bón, cần
quan tâm đến một số vấn đề sau:
81
- Đảm bảo việc vận chuyển phân bón đƣợc tiến hành trong điều kiện đƣờng đi
bằng phẳng không bị lầy, lún, trơn trƣợt, không có chƣớng ngại vật và đủ thông
thoáng và rộng, khô ráo.
- Khi phải vận chyển phân bón trong điều kiện các đƣờng bậc thang hoặc cao
thấp bất thƣờng cần cố gắng tạo thành những đƣờng hơi thoai thoải dốc. Các mƣơng,
rạch dẫn nƣớc qua đƣờng (nơi vận chuyển phân) cần đƣợc đặt cống ngầm bảo đảm
cho mặt đƣờng bằng phẳng.
- Khi vận chuyển phân bón qua kênh, mƣơng cần bắc cầu chắn, bảo đảm việc
vận chuyển đƣợc nhẹ nhàng, không bị rung, xóc làm đổ xe, ngã ngƣời hoặc đổ
phân bón. Các cầu qua suối, qua mƣơng rạch, gánh bộ phải đảm bảo, đủ rộng, bằng
phẳng, tay vịn vững chắc. Cần quy định rõ những tuyến đƣờng vận chuyển phải
cấm xe bò kéo hoặc xe động cơ qua lại do không đảm bảo an toàn.
- Khi vận chuyển phân bón bằng thuyền, cần đảm bảo độ thông thoáng của
kênh mƣơng, rạch dùng để vận chuyển bằng thuyền. Bề rộng của thuyền phải nhỏ
hơn khoảng cách giữa 2 nhịp cầu, độ cao của phân bón chất phân trên thuyền phải
thấp dƣới nhịp cầu mà thuyền sẽ đi qua.
- Cố gắng tận dụng các phƣơng tiện sẵn có để hạn chế việc vận chuyển hoặc
mang vác thủ công. Nhƣng cần kiểm tra các phƣơng tiện vận chuyển phân bón,
đảm bảo đủ chắc chắn, còn tốt. Không vận chuyển phân bón quá nặng. Tìm cách
rút ngắn quãng đƣờng vận chuyển.
Khi sử dụng các xe có bánh nhƣ: xe cải tiến, xe trâu bò kéo nên dùng loại
bánh có đƣờng kính đủ lớn để dễ dàng vƣợt qua các rãnh nhỏ, các chỗ lồi lõm trên
đƣờng, bờ vùng, bờ thửa. Vận chuyển phân hữu cơ có độ ẩm cao cần có biện pháp
để tránh chảy nƣớc phân trên đƣờng đi, vừa mất chất dinh dƣỡng làm giảm chất
lƣợng phân bón vừa gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng lao động và sinh hoạt.
82
- Không vận chuyển một khối lƣợng phân bón nặng quá sức hoặc quá tải, nếu cảm
thấy nặng thì nên chia nhỏ ra hoặc bớt lại. Nếu quãng đƣờng vận chuyển quá dài thì nên
nghỉ giữa đƣờng.
- Trong vận chuyển phân bón, cố gắng giảm bớt việc nâng lên, hạ xuống khi
vận chuyển mà nên kéo hay đẩy theo chiều ngang. Nên để khối lƣợng cần vận
chuyển ở phía trƣớc và từ từ nâng lên; không nên cúi hoặc vặn ngƣời khi nâng, hạ
và vận chuyển.
Khi khuân một khối lƣợng phân bón nặng bằng tay thì nên để sát ngƣời. Tránh
vận chuyển lệch một bên mà chia đều khối lƣợng vận chuyển cho cả hai bên, ví dụ:
nên xách hai xô nhỏ thay bằng xách một tay một xô to.
- Nên bố trí xen kẽ công việc vận chuyển phân bón với các công việc nhẹ
nhàng khác để tránh mệt mỏi quá sức dẫn đến tổn thƣơng cho sức khoẻ.
- Không bố trí phụ nữ có thai hoặc sản phụ mới sinh khuân vác, gánh gồng
phân bón ở những nơi không bằng phẳng, có cống rãnh, lên xuống dốc hoặc khiêng
vác quá nặng.
3. Vệ sinh an toàn lao động trong quá trình bảo quản phân bón
Trong kho cần bố trí nhiều ngăn để bảo quản nhiều loại phân khác nhau do
phân hoá học cần đƣợc bảo quản riêng theo từng chủng loại: phân đạm, phân lân,
phân kali... Nên làm vách ngăn giữa từng loại phân. Trong mỗi ngăn của một loại
phân cần có vách ngăn giữa các dạng phân.
Ví dụ: Trong khu vực bảo quản phân lân cần có vách ngăn di động cho các
dạng phân lân: supe lân, lân nung chảy, phốtphorít và các dạng khác. Vách ngăn
giữa các dạng phân của một loại phân bón tốt nhất là các vách ngăn di động vì nó
cho phép sử dụng tốt nhất diện tích của nhà kho, do có thể thay đổi dễ dàng khi cần
thiết.
83
Trong kho phân đƣợc bảo quản theo khối, hàng. Chiều cao cho phép khi bảo
quản các loại phân bột rời hay bị dính nhƣ supe lân bột, kali clorua nên là 1,5-2,0 m
còn với phân bột đựng trong bao bì (bột phốtphorit) có thể là 3 m.
Phân khoáng đóng bao cần xếp cẩn thận thành những khối (với nhiều lớp hơn
đối với các phân dạng hạt còn số lƣợng bao xếp ít hơn đối với các phân dạng bột),
số lƣợng hàng trong một khối (đống) phân bón phụ thuộc vào loại phân và dạng
bón.
Hình 6.4. An toàn trong bảo quản phân bón
Bảo quản phân viên có bao (urê, supe lân viên, amôn sunphát, phân đa yếu tố)
trong ngăn xếp không quá 20 bao, riêng với AN xếp 8-10 bao so le.
Trong kho chứa phân bón, ở mỗi một khoang chứa phân và trong từng phần
của khoang, trên mỗi dạng phân phải có nhãn chỉ rõ loại và dạng phân bón và hàm
lƣợng dinh dƣỡng có chứa trong phân. Trên mỗi bao phân cần có nhãn ghi tên
phân, hàm lƣợng dinh dƣỡng, độ ẩm. Các bao phân AN, urê, amôn sunphat, supe
84
lân viên, đa yếu tố... cần có nhãn ghi nhà máy sản xuất, tên phân, loại, lô hàng,
trong lƣợng tịnh, tiêu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại phân.
Không nên bảo quản các loại phân khoáng đặc biệt là các phân amôn nitrat
trong cùng một chỗ với các chất dễ cháy, các dụng cụ sản xuất nông nghiệp để
tránh hoả hoạn và tránh các dụng cụ sản xuất bằng kim loại có thể làm rách bao
phân. Đặc biệt nguy hiểm khi ở trong kho bảo quản phân amôn nitrat lại có các vật
liệu dễ cháy và các chất hữu cơ nhƣ gỗ, giấy .... vì chúng rất dễ trở thành nguồn gốc
của sự hoả hoạn ở kho. Kho chứa phân hoá học cần phải bố trí ở nơi xa khu dân cƣ
và các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Kho cần đƣợc rào xung quanh để ngăn ngừa
động vật cũng nhƣ chim có thể xâm nhập.
Để đề phòng cháy các kho phân hoá học, không nên sử dụng ngọn lửa trực
tiếp và các thiết bị có tia lửa điện ở trong kho ...Trong khu vực kho, việc hút thuốc
cần phải có nơi quy định riêng biệt. Tất cả các khu vực kho cần đƣợc trang bị các
dụng cụ phòng chống cháy. Các thiết bị này cần luôn ở trạng thái không bị trục trặc
và luôn sẵn sàng để sử dụng.
Để chữa cháy có thể sử dụng các máy chuyên dùng. Trên các máy này cần ghi
bằng sơn đỏ “Chuyên dùng để chữa cháy”. Tại các khu vực kho phân bón cần quan
tâm chống sấm sét và có bố trí các ao hồ chứa nƣớc hay nguồn nƣớc phục vụ cho
việc chữa cháy.
4. Vệ sinh an toàn lao động trong quá trình sử dụng phân bón
4.1.Vệ sinh, an toàn lao động khi sử dụng phân bón vô cơ trên đồng ruộng
Khi sử dụng phân hoá học trên đồng ruộng cần chú ý một số quy định về vệ
sinh an toàn lao động sau:
- Cơ thể con ngƣời có thể bị các tác động độc hại của các loại phân đạm, lân
và kali hoá học vì chúng đều là “hoá chất”- các muối của axit photphoric và axit
nitơric và các axit khác. Các khí amoniac có thể đƣợc tạo thành trong quá trình
85
chuyển hoá phân hoá học chứa đạm vừa độc vừa gây khó chịu đến đƣờng hô hấp,
làm chảy nƣớc mắt ngƣời lao động. Amoniac khan và nƣớc amoniac khi dính lên
da ngƣời, có thể gây bỏng.
Khi bón photphorit, đôlômit và vôi bột có thể gây ra các hiện tƣợng: Khó
thở, cay đỏ mắt, khi rơi lên da ẩm ƣớt thì nó làm khô da cho ngƣời lao động ... Các
loại phân kali, amôn clorua, canxi xianamit cũng có những tác động tƣơng tự đối
với ngƣời bón phân.
- Những ngƣời ốm yếu, phụ nữ đang mang thai và nuôi con đặc biệt mẫn
cảm đối với các hoá chất. Vì vậy không để những ngƣời này và trẻ em dƣới 18 tuổi
làm việc hay sử dụng phân hoá học. Cũng không nên để những ngƣời bị bệnh dị
ứng da, bệnh đƣờng hô hấp, bệnh mũi sử dụng các nguyên liệu vôi và thạch cao,
các loại bột photphorit vì có thể ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ của họ.
- Cần biết rằng giày và găng tay cao su có thể làm tăng khả năng đổ mồ hôi
da và làm tăng tác dụng khó chịu vì vậy không nên sử dụng chúng khi làm việc
nhiều với phân hoá học.
- Trƣớc khi sử dụng phân bón cần phải tiến hành tập huấn những quy định về
vệ sinh an toàn lao động đối với những ngƣời tham gia làm việc với phân bón hoá
học và trang bị cho họ quần áo bảo hộ lao động và các trang bị bảo hộ lao động cần
thiết khác nhƣ: Mũ vải, giầy vải bạt hoặc ủng cao su, găng tay vải hay cao su, khẩu
trang, xà phòng.
86
Hình 6.7. Môṭ số loaị trang bi ̣ bảo hô ̣lao đôṇg
87
- Quần áo bảo hộ có vai trò bảo vệ da, thân thể ngƣời sử dụng phân bón khỏi
bị ảnh hƣởng xấu của phân bón. Tuy nhiên tuỳ đặc điểm của phân bón mà vải của
quần áo bảo hộ cần có yêu cầu khác nhau. Khi làm việc với các loại phân dạng bột
và gây bụi, vải của quần áo bảo hộ cần phải không thấm bụi, còn khi làm việc với
phân lỏng thì vải quần áo bảo hộ phải không thấm nƣớc.
Khi làm việc với supe lân đơn, amôn sunphat và các phân dính, bụi, chua và
các phân khoáng bụi, chua thì nên sử dụng quần áo bảo hộ bằng vải bông. Các vải
của quần áo bảo hộ cho ngƣời làm việc với các phân khoáng kiềm nhƣ: Vôi bột,
nƣớc amoniac cần phải dầy và chắc.
- Nên dùng găng tay cao su để bón phân hữu cơ và phân vi sinh, việc dùng
tay trần để bón phân có thế bị các tác dụng xấu có thể có từ các phân này.
- Các loại phân N đều là những loại phân rất linh động, dễ bị mất do rửa trôi
hay bay hơi gây ảnh hƣởng xấu tới hiệu quả của phân bón và môi trƣờng, vì vậy
tránh bón vãi các loại phân đạm trực tiếp trên mặt đất. Sau bón các loại phân này
cần tìm cách vùi phân vào đất.
- Cần chú ý tới sự chuyển hoá các loại phân N trong các điều kiện khác nhau
khi bón phân để hạn chế việc mất N gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng. Các dạng phân
đạm nitrat không đƣợc đất hấp phụ nên dễ bị rủa trôi và tham gia vào quá trình
phản đạm hoá. Vì vậy nên bón các phân nitrat cho cây trồng cạn, nếu bón cho lúa
chỉ nên bón thúc, vùi nông và bón từng ít một theo sát yêu cầu của cây.
Phân đạm amôn dễ bị mất trong môi trƣờng kiềm, khô hạn và nhiệt độ cao vì
vậy khi bón các phân này cho cây trồng cạn cần bón sâu và trộn đều vào đất hay
dùng nƣớc tƣới đƣa phân xuống sâu. Bón phân đạm amôn và urê cho lúa cần bón
sâu vào tầng khử của đất lúa.
88
Phân đạm urê cần có quá trình chuyển hoá thành dạng amôn để cây trồng sử
dụng thuận lợi vì vậy cần bón sớm hơn vào trong đất so với các loại phân khác cho
phù hợp với yêu cầu của cây trồng.
- Khi bón liên tục các loại phân đạm gây chua (chua hoá học và chua sinh lý)
cần có kế hoạch bón vôi cải tạo đất, hay cũng có thể kết hợp sử dụng các dạng đạm
gây chua với các loại phân hữu cơ, phân lân tự nhiên, phân lân nung chảy cũng có
tác dụng trung hoà độ chua cho đất.
- Cần chú ý tới các ion đi kèm có chứa trong phân đạm để vừa tăng cƣờng
hiệu quả phân bón vừa hạn chế tác hại mà chúng có thể gây ra cho cây trồng và đất.
Không nên bón phân đạm có chứa gốc SO4
2-
trên đất yếm khí nghèo sắt, vì
các dạng phân này có thể gây độc cho cây do tạo thành H2S trong quá trình chuyển
hoá, trong khi đó phân này lại bón rất tốt cho đất trồng cây trồng cạn thiếu S và cho
các cây có nhu cầu S cao.
Không nên bón phân đạm có chứa gốc Cl cho các cây mẫn cảm xấu với Cl
nhƣng lại sử dụng tốt cho đất trồng lúa vì trong điều kiện đất lúa nƣớc Cl dễ dàng
bị rửa trôi.
- Để phân đạm đƣợc bón đều, nhất là khi sử dụng các dạng phân đạm có tỷ lệ
dinh dƣỡng đạm cao nhƣ urê, có thể trộn phân đạm thêm với đất bột, cát, hay phân
chuồng mục để tăng khối lƣợng cho dễ bón. Nhƣng không nên trộn phân đạm amôn
với vôi, tro bếp, hay các loại phân có phản ứng kiềm vì sẽ làm mất đạm do bay hơi.
Không bón phân đạm vào lúc trời nắng to và sắp mƣa vì có thể làm mất đạm do
bay hơi hay rửa trôi.
4.2. Vệ sinh, an toàn lao động khi khi làm việc trên máy bón phân lỏng
Khi làm việc trên máy bón phân lỏng không nên làm các việc sau:
- Kiểm tra các bộ phận và bôi dầu máy khi máy đang hoạt động.
89
- Để ngọn lửa gần đầu dây khi kiểm tra điện ở bộ nạp điện hay gần miệng bể
chứa nƣớc phân.
- Làm việc dƣới gầm máy.
- Sửa máy, chỉnh góc, điều chỉnh tất cả hệ thống máy bón phân lỏng, dùng
búa đóng các chi tiết máy khi trong bình đang còn áp suất.
- Đứng gần cửa nạp khí vào thùng.
4.3. Biện pháp an toàn khi sử dụng phân amôn nitrat (AN)
- Tránh để AN dính vào miệng và da gây khó chịu.
- Nếu bị AN rơi vào mắt cần phải rửa sạch và nhanh chóng đến bác sĩ. Khi
nƣớc AN dính vào da cần rửa sạch bằng nƣớc và bôi vazalin hoặc mỡ kẽm.
- Bị ngộ độc oxyt nitơ bốc lên khi AN bị cháy, cần nhanh chóng đƣa ngƣời
bị thƣơng khỏi nơi cháy, nới rộng quần áo và cho ngửi nƣớc tiểu trƣớc khi đến bác
sĩ.
- Trong nhà kho hoặc những nơi chứa phân vô cơ (đặc biệt có AN) cần có
bồn rửa, xà phòng, khăn, nƣớc uống, tủ thuốc nhỏ có một số thuốc thông dụng và
bông băng.
- Lãnh đạo cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về an toàn trong bảo quản,
vận chuyển và sử dụng AN. Công nhân trực tiếp vận chuyển và bón phân AN và
các loại phân khác gây cháy nổ trƣớc khi làm việc và thƣờng xuyên 6 tháng một lần
phải đƣợc học các quy định về an toàn lao động.
Sau khi sử dụng các loại phân bón hoá học cần tắm rửa sạch sẽ bằng xà
phòng.
4.4. Vệ sinh an toàn lao động khi làm việc với phân vi sinh vật
Trong quá trình sản xuất phân vi sinh vật có sử dụng các đèn diệt khuẩn bằng
tia tử ngoại có tác dụng diệt khuẩn cao. Nhƣng tia tử ngoại có khả năng xâm nhập
90
yếu, không đi qua đƣợc các loại thuỷ tinh thông thƣờng, cũng dễ bị hấp thụ bằng
các hạt bụi. Vì vậy để khử trùng không khí cần chiếu tia tử ngoại từ 30 phút đến vài
giờ tuỳ theo mức độ nhiễm bẩn của không khí.
Cần lƣu ý tia tử ngoại có khả năng gây viêm cấp tính đối với giác mạc mắt
của ngƣời, gây hậu quả làm chảy nƣớc mắt và làm sợ ánh sáng ngay từ sau khi bị
chiếu. Vì vậy ngƣời lao động cần tránh không để tia tử ngoại chiếu trực tiếp hay
chiếu phản xạ lên mắt. Một số vật liệu nhƣ giấy trắng có khả năng phản xạ tia tử
ngoại rất tốt. Không nên ở trong buồng vô trùng khi đang bật đèn tử ngoại.
Việc cấy vi sinh vật có ích vào môi trƣờng vô trùng cần thực hiện trong
buồng vô trùng và cần tuân thủ những quy tắc xác định để đảm bảo không bị nhiễm
bẩn vi sinh vật từ môi trƣờng xung quanh.
Để tránh khả năng ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng do sản xuất phân vi sinh
vật, đối với các dụng cụ nuôi cấy vi sinh vật đã sử dụng xong, trƣớc khi rửa cần
phải khử trùng bằng nồi hấp áp lực. Phải đổ lên bề mặt các môi trƣờng đặc đã dùng
xong một lớp dung dịch khử trùng và giữ yên một ngày rồi mới đổ môi trƣờng đi
và cọ rửa. Cần rửa sạch tay chân bằng xà phòng sau khi làm việc.
Phân bón sinh học đƣợc sản xuất từ các chủng vi sinh vật khác nhau, trong
khi sản xuất cũng có thể có những vi sinh vật gây hại cho ngƣời do đó cần phải có
các dụng cụ bảo vệ khi tiếp xúc. Cần trang bị cho ngƣời lao động những trang bị
bảo hộ lao động sau: Quần áo vải, mũ vải, giầy vải bạt thấp cổ, găng tay cao su,
khẩu trang, xà phòng.
Khi vận chuyển phân sinh học đặc biệt chú ý, không để rơi vãi, rách bao.
91
Hình 6.8. An tòa khi sử dụng phân bón vi sinh
Khi bảo quản phân cần chú ý: Không để lẫn phân vi sinh vật với thuốc trừ
sâu, bệnh, thuốc trừ cỏ, phân hoá học. Không để nơi quá ẩm và quá nóng, dƣới ánh
sáng mặt trời gay gắt. Không để phân quá hạn sử dụng.
4.5. Vệ sinh, an toàn khi sử dụng phân bón sinh học trên đồng ruộng
Chỉ sử dụng những loại phân bón vi sinh vật có độ an toàn của các chủng vi
sinh vật chứa trong phân và chỉ tiêu chất lƣợng ghi trong nhãn rõ ràng, có tác dụng
tốt đối với cây trồng và đất trồng. Chất lƣợng và hiệu quả của phân, mức độ an toàn
của phân vi sinh vật này phải đƣợc kiểm nghiệm, xác định trực tiếp trên cây trồng
theo quy phạm khảo nghiệm và đƣợc thực hiện tại các phòng thí nghiệm do bộ Nông
nghiệp và PTNT công nhận hay chỉ định.
Phân vi sinh vật phải đƣợc bao gói bằng các chất liệu đảm bảo. Thời hạn bảo
quản phân bón vi sinh vật không ít hơn 6 tháng kể từ ngày xuất xƣởng. Hàm lƣợng
các chất dinh dƣỡng và độ ẩm phân bón vi sinh vật đƣợc đăng ký tại cơ quan quản
92
lý nhà nƣớc về chất lƣợng và đƣợc xác định đánh giá tại các phòng thử nghiệm
đƣợc công nhận hoặc chỉ định.
Trên mỗi bao (gói) sản phẩm phân vi sinh vật phải có nhãn ghi với đầy đủ
các nội dung sau: Tên cơ sở sản xuất; tên sản phẩm và tên khoa học của loài vi sinh
vật sử dụng; thành phần chất mang và độ ẩm; công dụng; ngày sản xuất và thời hạn
bảo hành; khối lƣợng tịnh; số đăng kí chất lƣợng.
Sản phẩm phải có bản hƣớng dẫn kèm theo (in trên bao bì hoặc in riêng). Nội
dung hƣớng dẫn phải ghi đầy đủ liều lƣợng và quy trình sử dụng cũng nhƣ hiệu quả
của phân bón đối với cây trồng hay khả năng thay thế các loại phân bón khác.
Ngƣời sử dụng phân vi sinh cần đƣợc trang bị: Quần áo bảo hộ, giầy và mũ
bằng vải, khẩu trang, găng tay cao su, xà phòng. Sau khi bón phân cần tắm rửa sạch
bằng xà phòng.
4.6. Vệ sinh an toàn lao động khi sử dụng phân bón trên lá cây
Sử dụng phân bón trên (qua) lá là phƣơng pháp sử dụng phân bón khi nhu cầu
của cây không lớn, thƣờng áp dụng với các phân sinh hoá, phân vi lƣợng..., nhƣng
cũng có thể sử dụng cả với các phân đa lƣợng. Phƣơng pháp sử dụng phân bón này
có hiệu quả nhanh, tiết kiệm phân bón, thƣờng dùng để khắc phục các triệu chứng
thiếu biểu hiện ra bên ngoài hình thái.
Khi sử dụng phƣơng pháp bón phân này cần chú ý cần chú ý một số quy định
về vệ sinh an toàn lao động sau:
Cần tập huấn những quy định về vệ sinh an toàn lao động đối với những
ngƣời tham gia phun phân và trang bị cho họ các trang bị bảo hộ lao động nhƣ:
quần áo bảo hộ không thấm nƣớc, mũ vải, ủng cao su, găng tay cao su, khẩu trang,
xà phòng.
93
Hình 6.9. An toàn khi sƣ̉ duṇg phân bón lá trên đồng ruôṇg
Ngƣời sử dụng phân bón lá cần trong độ tuổi lao động, khoẻ, có kiến thức
cần thiết, đảm bảo có trạng thái sinh lý tốt. Cần có bình phun (hay máy phun), dụng
cụ cân đong phân đầy đủ và có chất lƣợng tốt. Cần đọc kỹ hƣớng dẫn trên nhãn
phân và làm theo hƣớng dẫn. Cần chọn thời điểm phun để dung dịch bám đƣợc
nhiều và lâu trên lá cây nhằm tạo điều kiện cho cây hấp thu đạt hiệu quả cao, đồng
thời không làm hại lá cây do nồng độ quá cao.
Khi chuẩn bị dung dịch phân để phun lên lá, cần cân (dạng phân khô) hoặc
đong phân (dạng phân lỏng) đổ vào bình, sau đó từ từ cho một ít nƣớc vào quấy
cho hoà tan thành dung dịch, rồi cho nốt lƣợng nƣớc (theo quy định) và quấy cho
dung dịch phân hòa đều vào nƣớc.
94
Để phun phân đƣợc đều, không nên cố gắng phun hết dung dịch phân ngay
trong 1 lần mà nên dành 1 phần đáng kể để phun bổ sung. Hƣớng đi của ngƣời
phun phân, cần sao cho gió không thổi tạt phân vào ngƣời.
Để đảm bảo hiệu quả đối với cây trồng, tránh gây ảnh hƣởng xấu cần phun
đúng giai đoạn cây có nhu cầu cao, vào lúc chiều mát, lặng gió. Nếu có thể mƣa thì
không nên phun phân.
Không ăn, uống, hút thuốc trong khi phun phân.
Trƣờng hợp bị dung dịch phân dính vào da, mắt, niêm mạc miệng và mũi
phải rửa ngay chỗ đó bằng nƣớc sạch, nếu cần phải đƣa đến bác sĩ.
Phân đã pha còn thừa đƣợc không đổ ở nơi gần nguồn nƣớc của ngƣời và động
vật, ao hồ nuôi trồng thủy sản. Phân trong bao gói chƣa dùng hết cần bao gói kín, cất
đúng nơi qui định.
Bình phun và các dụng cụ cân đong pha thuốc, dụng cụ bảo hộ lao động
đƣợc rửa sạch, bảo dƣỡng và cất đúng nơi qui định.
Sau khi phun phân phải đƣợc tắm giặt, nghỉ ngơi.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Theo anh (chị), có cần thực hiện vệ sinh an toàn lao động trong quá trình làm
viêc̣ với phân bón hay không?
A. Cần B. Không cần
2. Các bệnh có thể xảy ra ở ngƣời khi làm việ c phân bón hóa hoc̣ là :
A. Bêṇh ở mắt C. Bêṇh ở trên da
B. Bêṇh ở đƣờng hô hấp D. Tất cả các đáp án trên
95
3. Công tác vệ sinh an toàn lao động phải thực hiện trong công đoạn nào ?
A. Sản xuất, sƣ̉ duṇg phân bón C. Bảo quản phân bón
B. Vâṇ chuyển phân bón D. Tất cả các công đoaṇ trên
4. Không dùng móc để bốc, dỡ các bao phân vì sẽ làm ảnh hƣởng xấu tới chất
lƣợng phân vừa gây hại tới môi trƣờng lao động và sinh hoạt?
A. Đúng B. Sai.
5. Chiều cao an toàn khi bảo quản phân urea trong kho là :
A. 12-15 bao C. 8- 10 bao
B. 18-20 bao D. 22- 25 bao
6. Chiều cao an toàn khi bảo quản phân lân trong kho là :
A. 15 bao C. 10 bao
B. 20 bao D. 25 bao
7. Không nên bảo quản các loại phân khoáng đặc biệt là các phân am
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_bao_quan_phan_bon.pdf