Giáo trình “Bảo dưỡng động cơ điện” giới thiệu khái quát về cấu tạo,
nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong động cơ điện; các hư hỏng thường
gặp trong động cơ điện; quy trình và cách tiến hành chăm sóc bảo dưỡng động
cơ điện
32 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Bảo dưỡng động cơ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tránh biến dạng nắp
chắn mỡ
Hình 2.3.3
2.3.4 Làm sạch ổ bi
Dùng giẻ lau làm sạch bên trong và
bên ngoài ổ bi, làm sạch mỡ cũ
Hình 2.3.4
2.3.5 Tra mỡ mới vào ổ bi
Vừa bôi mỡ vừa ép chặt mỡ vào trong
vòng bi
Hình 2.3.5
25
2.3.6 Lắp nắp chắn mỡ ổ bi
Đặt nắp chắn mỡ vào ổ bi đúng chiều
Hình 2.3.6a
Dùng tay ép đều nắp chắn mỡ vào ổ bi
sao cho nắp chắn mỡ vào khớp với áo
bi
Hình 2.3.6b
2.3.7 Lắp nắp trước
Dùng tuýp khẩu siết các bu lông bắt
nắp trước với stator
Hình 2.3.7
26
2.3.8 Lắp nắp sau
Dùng tuýp khẩu siết các bu lông bắt
nắp sau với stator
Hình 2.3.8
2.4 Kiểm tra cách điện cuộn dây
2.4.1 Tháo đầu nối dây ở hộp đấu nối
Dùng tuốcnơvít tháo nắp hộp đấu nối
Hình 2.4.1
2.4.2 Kiểm tra cách điện cuộn dây với vỏ máy
Dùng đồng hồ vạn năng thang đo điện
trở một đầu que đo để vào 1 đầu dây
của cuộn dây một đầu que đo còn lại
để vào vỏ máy nếu giá trị đo được là ∞
thì cuộn dây được cách điện tốt
Chú ý lần lượt đo từng pha với mát
Hình 2.4.2
27
2.4.3 Lắp đầu nối dây ở hộp đấu nối
Dùng tuốcnơvít vặn chặt các đầu dây
với cầu đấu nối trong hộp
Hình 2.4.3
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Làm sạch động cơ điện.
Bài tập 2: Bảo dưỡng bi đỡ trục.
Bài tập 3: Kiểm tra cuộn dây.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý các nội dung trọng tâm:
- Tháo các nắp trước và nắp sau phải vam hoặc gõ đều nhẹ nhàng.
- Phương pháp đo khi kiểm tra cách điện cuộn dây.
28
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Mô đun bảo dưỡng - sửa chữa động điện là một mô đun chuyên
môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề sửa chữa máy
nông nghiệp; mô đun này là mô đun thứ hai được giảng dạy trong chương trình.
- Tính chất: Mô đun bảo dưỡng động cơ điện là mô đun tích hợp giữa kiến
thức và kỹ năng thực hành bảo dưỡng động cơ điện được giảng dạy tại cơ sở đào
tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết.
II. Mục tiêu
Học xong mô đun này người học có khả năng:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện.
- Mô tả được các bước thực hiện bảo dưỡng động cơ điện.
- Thực hiện bố trí vị trí làm việc hợp lý, lựa chọn và sắp xếp các thiết bị
dụng cụ khoa học.
- Thực hiện bảo dưỡng động cơ điện đúng trình tự và đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy kỹ thuật.
III. Nội dung chính của mô đun
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ02-1 Bài 1. Bảo dưỡng
động cơ điện 1
pha
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
18 3 14 1
MĐ02-2 Bài 2. Bảo dưỡng
động cơ điện 3
pha
Tích
hợp
Xưởng
thực
hành
18 3 14 1
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 40 6 28 6
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
4.1 Bài 1. Bảo dƣỡng động cơ điện 1 pha
Bài tập 1
- Nguồn lực: Động cơ điện 1 pha.
- Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên làm sạch động cơ, quan sát quá
trình làm việc, đánh giá kỹ năng thực hiện và thái độ.
29
- Kết quả cần đạt được: Động cơ điện được làm sạch bên ngoài động cơ.
Bài tập 2
- Nguồn lực: Động cơ điện 1 pha.
- Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tháo, lắp bảo dưỡng bi đỡ trục
động cơ, quan sát quá trình làm việc, đánh giá kỹ năng thực hiện và thái độ.
- Kết quả cần đạt được: Động cơ điện được tra mỡ mới vào bi, động cơ hoạt
động êm dịu.
Bài tập 3
- Nguồn lực: Động cơ điện 1 pha ( có 1 động cơ hỏng)
- Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên đo kiểm tra cuộn dây và tụ
điện, học sinh phải kết luận được động cơ nào còn tốt động cơ nào hỏng, quan
sát quá trình làm việc, đánh giá kỹ năng thực hiện và thái độ.
- Kết quả cần đạt được: Phân loại được động cơ tốt và động cơ đã hỏng.
4.2 Bài 2. Bảo dƣỡng động cơ điện 3 pha
Bài tập 1
- Nguồn lực: Động cơ điện 3 pha.
- Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên làm sạch động cơ, quan sát quá
trình làm việc, đánh giá kỹ năng thực hiện và thái độ.
- Kết quả cần đạt được: Động cơ điện được làm sạch bên ngoài động cơ.
Bài tập 2
- Nguồn lực: Động cơ điện 3 pha.
- Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tháo, lắp bảo dưỡng bi đỡ trục
động cơ, quan sát quá trình làm việc, đánh giá kỹ năng thực hiện và thái độ.
- Kết quả cần đạt được: Động cơ điện được tra mỡ mới vào bi, động cơ hoạt
động êm dịu.
Bài tập 3
- Nguồn lực: Động cơ điện 3 pha ( có 1 động cơ hỏng)
- Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên đo kiểm tra cuộn dây, học sinh
phải kết luận được động cơ nào còn tốt động cơ nào hỏng, quan sát quá trình làm
việc, đánh giá kỹ năng thực hiện và thái độ.
30
- Kết quả cần đạt được: Phân loại được động cơ tốt và động cơ đã hỏng.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1 Bài 1
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Động cơ được làm sạch sẽ bên ngoài. Đánh giá quá trình thao tác và kết quả
thực hiện.
Bi đỡ trục được tra mỡ đủ. Quan sát thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng bảo
dưỡng bi.
Xác định được tình trạng kỹ thuật
của cuộn dây.
Xác định được tình trạng kỹ thuật của
cuộn dây.
Xác định được tình trạng kỹ thuật
của tụ điện.
Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo tiêu chuẩn của kỹ năng đo
kiểm tụ điện.
Mức độ cẩn thận, chính xác. Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo thái độ thực hiện.
5.2 Bài 2
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Động cơ được làm sạch sẽ bên ngoài. Đánh giá quá trình thao tác và kết quả
thực hiện.
Bi đỡ trục được tra mỡ đủ. Quan sát thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng bảo
dưỡng bi.
Xác định được tình trạng kỹ thuật
của cuộn dây.
Xác định được tình trạng kỹ thuật của
cuộn dây.
Mức độ cẩn thận, chính xác. Quan sát sự thực hiện của học viên,
dựa theo thái độ thực hiện.
31
VI. Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Hồng Anh, Bùi Tấn Lợi, Nguyễn Văn Tấn, Võ Quang Sơn (2006),
Kỹ thuật điện, Đại học bách khoa, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Đức Sỹ (1995), Công nghệ chế tạo máy điện và máy biến áp, NXB
Hà Nội.
[3]. Vũ Gia Anh, Trần Khương Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu (2001), Máy
điện, NXB Khoa học kỹ thuật.
[4]. Châu Ngọc Thạch (1994), Hướng dẫn sử dụng, sửa chữa máy biến áp, động
cơ công suất nhỏ, NXB Hà Nội.
[5]. Nguyễn Đức Sỹ, Sửa chữa máy điện, máy biến áp, NXB Giáo dục.
[6]. Nguyễn Đức Hải, Máy điện trong thiết bị tự động, NXB Giáo dục.
32
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn An - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ
khí Nông nghiệp
2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thƣ ký: Ông Phạm Văn Úc - Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ khí
Nông nghiệp
4. Các ủy viên:
- Ông Phạm Tố Như, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ khí
Nông nghiệp
- Ông Vũ Quang Huy, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông
nghiệp
- Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Cơ điện và
Nông nghiệp Nam Bộ
- Ông Nguyễn Đình Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện nông
nghiệp Hải Dương./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 1785/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Lê Thái Dương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và
Nông nghiệp Nam Bộ
2. Thƣ ký: Ông Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Trần Văn Điền, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và
Nông nghiệp Nam Bộ
- Ông Nguyễn Quang Hoè, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ điện
Tây Bắc
- Ông Vương Văn Hồng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện nông
nghiệp Hải Dương./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_bao_duong_dong_co_dien.pdf