Giáo trình Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử(E-Learning)

Máy tính không có kết nối: Đểphục vụ đông đảo học viên và tiết kiệm chi phí kết

nối. Học liệu đa phương tiện sẽ được phân phối trên CD-ROM. Với học liệu đa

phương tiện bạn sẽcùng một lúc thấy nội dung bài giảng (đoạn văn và hình vẽ),

nghe được tiếng giảng bài, nhìn được video quay thầy giáo.

• Bài giảng trên mạng dạng Text: Với học viên có đường truyền Internet có tốc độ

chậm (nhưdial–up): Bạn vẫn có thểtheo dõi nội dung bài giảng trực tuyến. Đểphục

vụhọc viên loại này. Lớp học E-Learning sẽcó những nội dung bài giảng dạng Text.

• Bài giảng trên mạng có hình minh họa: Các học viên có đường truyền Internet tốc độ

trung bình (ADSL) sẽtheo dõi được các bài giảng có hình minh họa.

• Bài giảng trên mạng có chứa Video: Nếu bạn có đường truyền ADSL tốc độcao

hoặc kênh thuê riêng (leased line) bạn có thểxem bài giảng trên mạng có chứa

Video. Ngoài ra, các hình ảnh mô phỏng cũng sẽ được phục vụ.

pdf15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử(E-Learning), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thi tập trung trên giấy: Bạn đã làm quen với cách thi này. Để đảm bảo chất lượng của lớp học, việc tổ chức thi tập trung trên giấy là phương pháp phổ biến nhất cho cả lớp học E-Learning. • Thi trắc nghiệm trên máy: Các bài thi trắc nghiệm khách quan được thực hiện hoàn toàn trên máy tính. Ngay sau nộp bài, máy tính sẽ thông báo kết quả thi. • Thi thực hành trên máy tính hoặc công cụ khác: Đối với những môn yêu cầu có sự thao tác cụ thể. Ví dụ đối với môn Soạn thảo văn bản, bạn sẽ được yêu cầu sử dụng phần mềm Microsoft Word để soạn thảo một văn bản hay đối với môn Lắp ráp máy tính bạn sẽ phải lắp ráp hoàn chỉnh một máy tính cá nhân. Bài tập: Đối với Hoạt động tiếp thu nội dung bài giảng: Tại sao lại phải cung cấp nhiều công cụ cho người học E-Learning? Ở lớp tôi chỉ cần có sách là mọi người sẽ học tốt? Tại sao lại cần trao đổi qua diễn đàn hay qua các phương tiện Chat, trong khi sử dụng điện thoại sẽ tiện hơn nhiều? 3.5. Hỗ trợ tích cực của E-Learning cho mục tiêu lấy người học làm trung tâm Dạy – học theo phương châm “Lấy người học làm trung tâm“ là mục tiêu phải hướng tới trong mọi loại hình đào tạo, kể cả đào tạo theo phương pháp truyền thống hay E-Learning. Câu hỏi được đặt ra là: Từng loại hình lớp học hỗ trợ việc hiện thực hóa các tiêu chuẩn này đến đâu? Bảng đánh giá sau cho bạn thấy được sự hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp củaE-Learning trong việc thực hiện các tiêu chuẩn đào tạo lấy người học làm trung tâm. (Các tiêu chuẩn được lấy từ Tài liệu bồi dưỡng giảng viên, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục, 2000). Đặc điểm của E-learning trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ hiện thực hóa các tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn của Nguyên lý Đào tạo Lấy người học làm trung tâm M ọi lú c, M ọi n ơi H ọc li ệu h ấp d ẫn K L k iế n th ức lin h ho ạt C á nh ân h óa N D un g Đ ổi m ới n ha nh H ọc tậ p có sự p hố i hợ p; T ra o đổ i Q uả n lý ti ến tr ìn h, C ôn g cụ tự đ án h gi á N hi ều D ịc h V ụ Đ T qu a m ạn g đi k èm Về mục tiêu Chuẩn bị cho HV thích ứng với đời sống xã hội X X X X X Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, lợi ích và khả năng của HV X X X X X X X X Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) 12 Đặc điểm của E-learning trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ hiện thực hóa các tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn của Nguyên lý Đào tạo Lấy người học làm trung tâm M ọi lú c, M ọi n ơi H ọc li ệu h ấp d ẫn K L k iế n th ức lin h ho ạt C á nh ân h óa N D un g Đ ổi m ới n ha nh H ọc tậ p có sự p hố i hợ p; T ra o đổ i Q uả n lý ti ến tr ìn h, C ôn g cụ tự đ án h gi á N hi ều D ịc h V ụ Đ T qu a m ạn g đi k èm Về nội dung Chương trình hướng vào sự chuẩn bị phục vụ thiết thực cho môi trường làm việc. X X X X X Giáo án có nhiều phương án theo kiểu phân nhánh linh hoạt, có thể được điều chỉnh. X X X X X X Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. X X X X Về phương pháp Khám phá và giải quyết vấn đề. X X X X X X Người học chủ động, tích cực tham gia. X X X X X X Tìm tòi và thể hiện GV điều khiển, thúc đẩy sự tìm tòi. X X X X X X X Về môi trường học tập Tự chủ, thân mật, không hình thức. X X X Chỗ ngồi linh hoạt. Sử dụng thường xuyên các phương tiện kỹ thuật dạy học. X X X X X X X X Về kết quả Tri thức tự tìm. X X X X X X X Trình độ cao hơn về phát triển nhận thức, tình cảm và hành vi. X X Tự tin. X X X X X X HV tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập, được tự đánh giá, tự xác định các giá trị. X X X X X X Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) 13 3.6. Điều kiện để học E-Learning 3.6.1. Điều kiện về Kiến thức • Biết sử dụng máy tính. Đặc biệt là phần mềm trình duyệt. • Bạn biết gõ bàn phím: Nhiều người cho rằng đây là một điều giản đơn. Thực ra thì không hẳn như vậy. Để gõ bàn phím đúng cách và với tốc độ cao cần phải trải qua quá trình học tập và thực hành. Gõ bàn phím tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Mang lại lợi ích cho bạn không chỉ trong môi trường E-Learning mà cả trong công việc hàng ngày. • Bạn cần biết sử dụng Internet và các công cụ trên Internet (như thư điện tử, diễn đàn, Yahoo Messenger, công cụ tìm kiếm Google) ở mức căn bản Một câu hỏi được đặt ra là: Nếu bạn không biết sử dụng máy tính thì học được Chương trình đào tạo theo phương thức E-Learning như thế nào? Thực ra vấn đề này đã được các nhà xây dựng chương trình lưu tâm. Trong tuần đầu, các chương trình này sẽ triển khai các môn học giúp bạn làm quen với môi trường học tập qua mạng. Bạn sẽ được đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính và Internet khi tham gia vào các khóa học như “Tin học cơ bản” hay “Nhập môn Internet và E-Learning”. Bạn sẽ có đủ kỹ năng và sự tự tin trước khi thực sự tham gia học tập trong các lớp học E-Learning. 3.6.2. Điều kiện về Thái độ Để học E-Learning có hiệu quả bạn cần • Tự giác học tập: Đây có thể coi là điều kiện quan trọng nhất để có thể học tập E-Learning một cách hiệu quả. • Biết tự chủ sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập. • Ham học hỏi: Không che giấu sự không hiểu biết của mình. • Bạn nên hăng hái giúp đỡ những người khác. 3.6.3. Điều kiện về Trang thiết bị Vậy để học E-Learning bạn có cần đầu tư nhiều vào trang thiết bị hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Sau đây là bảng liệt kê các trang thiết bị của người học E-Learning. Bạn cần lưu ý đến mức độ cần thiết của từng thiết bị: Thiết bị Yêu cầu Ghi chú Máy tính PC hay Laptop Không bắt buộc. Nhưng Nên có Bạn có thể sử dụng Sách ở nhà và Truy cập máy tính tại điểm truy cập Internet hay tại Cơ quan. Đường truyền Internet tại nhà Không bắt buộc Nếu bạn muốn sử dụng tại nhà thì nên lắp đặt Khả năng truy cập Internet Bắt buộc Bạn phải có nơi để truy cập Internet. Đây có thể là nhà bạn, cơ quan hoặc điểm truy cập công cộng. Đầu đĩa CD/VCD Không bắt buộc. Bạn cần dùng khi muốn theo giõi bài giảng VCD. Dùng thiết bị này khi không có PC. Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) 14 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này bạn đã học được những nội dung sau: • Các định nghĩa về E-Learning: Bạn cần nêu được ít nhất là hai định nghĩa khác nhau. Trong đó cần tập trung vào bản chất của môi trường học tập tách biệt về địa điểm và thời gian hơn là vào đặc điểm công nghệ. • Phương pháp tiếp cận E-Learning như một dịch vụ được cung cấp trên nền tảng Internet: Bạn đã học được cách nhìn nhận các dịch vụ Internet một cách mềm dẻo. Bạn cần nêu được cách tiếp cận này với ít nhất ba dịch vụ khác nhau. • Cấu trúc của hệ thống E-Learning và quan trọng nhất là sự thích hợp của E-Learning đối với môi trường dạy – học lấy người học làm trung tâm: Trong nội dung này bạn cần giải thích được mô hình hệ thống giáo dục theo cách tiếp cận của E-Learning. • Các điều kiện về Kiến thức, thái độ và trang thiết bị để học tập E-Learning: Bạn cần liệt kê được các điều kiện kiến thức và trang thiết bị cần thiết. Bài 3 – Giới thiệu giáo dục điện tử (E-Learning) 15 CÂU HỎI ÔN TẬP 1) E-Learning là viết tắt của cụm từ nào a) Electronic Learning c) Economic Learning e) Email Learning b) Enterprise Learning d) Entertainment and Learning 2) Đâu không phải là ưu điểm của phương pháp học tập E-Learning a) Học tập mọi lúc mọi nơi b) Nội dung học tập thay đổi phù hợp với từng cá nhân c) Học có sự hợp tác, phối hợp d) Công nghệ đơn giản, dễ sử dụng 3) Bạn hãy trình bày cách tiếp cận E-Learning như một dịch vụ trên nền tảng Internet. Bạn sử dụng gì ở từng tầng? Gợi ý: xem ví dụ trong phần 3.1.2. 4) Học E-Learning có phải là 100% qua mạng hay không? Có những cách phân loại như thế nào Gợi ý: xem ví dụ trong Phân loại của Sloan Consortium. 5) Hãy đưa ra ví dụ về lớp học trong đó có khoảng cách về địa lý và không gian giữa người học và người dạy? 6) Phân tích các nguyên nhân tại sao E-Learning lại hỗ trợ rất tốt cho đào tạo lấy người học làm trung tâm. Đặc biệt với các nội dung: a) Người học tích cực, chủ động tham gia b) Sử dụng thường xuyên các phương tiện dạy học c) HV tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập, được tham gia tự đánh giá, tự xác định các giá trị. Gợi ý: xem bảng phân tích sự phù hợp của E-Learning đối với phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm. Phân tích theo từng ý đã được đánh dấu trong bảng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_itc_bai_3.pdf
Tài liệu liên quan