Chức năng
Query là một công cụ đặc trưng của MicroSoft Access, cho phép:
Nhìn số liệu dưới nhiều gốc độ khác nhau
Giải đáp các yêu cầu tra cứu số liệu trên CSDL
Tính toán số liệu trên table
Tạo ranguồn dữ liệu cơ sở cho một số công cụ khác như Form, Report, kể cả một query khác, thậm chí tạo ra một table mới.
Kết quả của một query được gọi là một dyna Set (Dynamic Set). Một Dynaset không phải là một bảng số liệu thực sự mà nó chỉ là bộ số liệu“sống động” phản ánh tình trạng số liệu đương thời. Nếu ta sử số liệu trên Dynaset thì đồng thời số liệu trong table cũng thay đổi theo và ngược lại.
68 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 3637 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Access - Chương 4: Query - Truy vấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH ACCESS – CHƯƠNG 4: QUERY –
TRUY VẤN
I. GIỚI THIỆU
1) Chức năng
Query là một công cụ đặc trưng của MicroSoft
Access, cho phép:
Nhìn số liệu dưới nhiều gốc độ khác nhau
Giải đáp các yêu cầu tra cứu số liệu trên
CSDL
Tính toán số liệu trên table
Tạo ra nguồn dữ liệu cơ sở cho một số
công cụ khác như Form, Report, kể cả một
query khác, thậm chí tạo ra một table mới.
….
Kết quả của một query được gọi là một dyna
Set (Dynamic Set). Một Dynaset không phải là
một bảng số liệu thực sự mà nó chỉ là bộ số
liệu “sống động” phản ánh tình trạng số liệu
đương thời. Nếu ta sử số liệu trên Dynaset thì
đồng thời số liệu trong table cũng thay đổi
theo và ngược lại.
2) Các loại Query
a) Select Queries (Truy vấn chọn) :
Lấy dữ liệu từ một hay nhiều bảng, từ các bảng
hay các query khác.
Tạo ra các field tính toán từ các field khác( hay
gán trị hằng).
Tạo field tổng kết (sum) và phân nhóm dữ liệu.
b) Crosstable Queries (Truy vấn tham chiếu
chéo) :
Phân nhóm dữ liệu theo loại, tính tổng. Thường
dùng loại này khi cần so sánh, thống kê số liệu
theo tháng, quý, năm…
c) Make – Table Queries (Truy vấn tạo bảng) :
Tạo 1 table mới từ tập record kết quả truy vấn.
Ví dụ tạo các Table cho việc Backup (file bảo
trì), lưu trữ dữ liệu đã cũ ít khi đụng đến nhờ đó
làm giảm kích thước file hiện hành tăng tốc độ
xử lý.
d) Update Queries (Truy vấn cập nhập) :
Thay đổi dữ liệu trên nhiều record cùng bảng
hay trên nhiều bảng.
e) Append Queries (Truy vấn nối dữ liệu) :
Thêm record vào 1 bảng từ nhiều bảng (hay
queries) khác.
f) Delete Queries (Truy vấn xóa dữ liệu) :
Hủy bỏ nhiều record trên 1 bảng hay trên nhiều
bảng cùng 1 lần thao tác.
g) Pass throught Query – truy vấn chuyển giao
h) Data definition Query – truy vấn định nghĩa
dữ liệu
i)
II. TẠO QUERY
a) Select Queries (Truy vấn chọn) :
Chức năng :
Lấy dữ liệu từ một hay nhiều bảng hoặc các
query khác trong cơ sở dữ liệu.
Tạo ra các field tính toán từ các field khác( hay
gán trị hằng).
Tạo field tổng kết (sum) và phân nhóm dữ liệu.
Ví dụ : Query sau cho phép lấy dữ liệu từ nhiều
bảng như Hoadon, ChiTietHoaDon
2) Tạo Query bằng chức năng Wizard (Access
trợ giúp) :
Chọn query Nhấn nút New.
Chọn Simple Query Wizard.
Chọn OK.
Bước 1 : Xác định các Field tham gia vào truy
vấn (trả lời câu hỏi : Which field do you want in
your query?).
Chọn xong, nhấn nút Next.
Bước 2 :
Lựa chọn việc hiển thị chi tiết kết quả hay thực
hiện tổng kết số liệu (trả lời câu hỏi : Would you
like a detail or summary query?)
o Chọn Detail : nếu muốn hiển thị chi tiết
toàn bộ giá trị các Field đã chọn.
o Chọn Sumary : nếu muốn thực hiện tổng
kết số liệu. Nếu chọn công việc này thì hãy
nhắp Summary Options để chọn các chỉ tiêu
tổng kết như sau :
Sum : tính tổng giá trị của Field.
Avg : Tính trung bình của Field.
Min : Tính giá trị nhỏ nhất của Field.
Max : Tính giá trị lớn nhất của Field.
Count : đếm số record.
Sau khi chọn xong, chọn Ok và nhắp nút Next.
Lưu ý : việc tổng kết cần dựa trên Field có kiểu
dữ liệu là Date/time.
Ví dụ : bạn cần tổng kết học bổng của từng lớp
trong từng học kỳ hay từng năm thì bạn phải
khai áo thêm thời gian tổng kết theo nội dung
sau :
Unique date/time : tổng kết theo ngày /
giờ.
Day : tổng kết theo ngày (ngày hiển thị
theo dạng Long date).
Month : Tổng kết theo tháng.
Quarter : Tổng kết theo quý.
Year : tổng kết theo năm.
Bước 3 : đặt tên cho Query ( trả lời câu hỏi
:What do you want for your query ?) và nhắp
nút Finish để hoàn thành công việc.
3) Tạo Query bằng chức năng design view (Tự
thiết kế bằng cửa sổ lưới QBE)
Bước 1 : Tại cửa sổ Database Chọn mục
Query Nhấn nút New. Access hiển thị hộp
thoại :
Chọn design view _ Click OK.
Bước 2 : Xác định Table/Query tham gia truy vấn tại
hộp thoại Show Table.
Tự thiết kế Nhờ Wizard thiết kế
Tạo CrossTab query
bằng Wizard
Tạo Query hiện các
Record giống nhau
bằng Wizard
Tạo Query tìm các record có
trong Table này nhưng không có
trong Table kia bằng Wiizard
Chọn : Click Ok, Thôi : Click Cancel
Các nút chọn :
Table : Nếu xác định các Table tham gia
truy vấn.
Query : Nếu xác định các query tham gia
truy vấn.
Both : Nếu xác định các Table và Query
tham gia truy vấn.
Chọn các Table /Query truy vấn (nếu muốn
chọn nhiều bảng cùng lúc, giữ phím Shift
hay Ctrl và nhắp chọn). Sau đó nhấn nút
Add, chọn xong nhấn nút Close để đóng hộp
thoại này lại.
Bước 3 : Xác định quan hệ giữa các Table /Query
nếu có nhiều Table hay Query tham gia truy vấn(nếu
các quan hệ này chưa được khai báo thì phải tự qui
định quan hệ này).
Bước 4 : Thiết kế truy vấn tại phần dưới của cửa sổ
Select Query.
Bước 4_1 : Xác định các Field trực tiếp tham gia
truy vấn tại dòng Field, có thể tham khảo hai cách
sau :
Nhắp Mouse tại Field có nội dung kéo thả vào vị
trí đích ( cách này có thể giúp trong trường hợp
muốn chèn thêm 1 field vào một vị trí nào đó).
Nhắp đúp mouse tại field cần lấy nội dung (Nếu
các field tham gia truy vấn thông qua 1 biểu thức
thì đó là một Field tính toán)
Tạo field tính toán trong query :
Qui tắc : :
Các Field mà tên có khoảng trắng ở giữa viết
trong biểu thức phải được đặt vào trong 2 dấu
[…].
Chú ý :
Các field tính toán không được trùng với tên
Field có mặt trong Table/Query tham gia truy
vấn.
Khi 1 field được lấy từ 1 bảng xuống dòng
Field thì tại dòng Table sẽ hiện lên tên của
bảng này.
Bước 4_2 : Xác định chỉ tiêu sắp xếp tại dòng Sort.
Ascending : Sắp theo thứ tự tăng dần.
Descending : Sắp theo thứ tự giảm dần.
Not sorted : Không sắp xếp.
Chú ý : Nếu chọn nhiều chỉ tiêu sắp xếp thì thứ
tự ưu tiên là từ trái sang phải.
Bước 4_3 : Xác định ẩn hiện nội dung các field tại
dòng Show.
Nếu chọn : Field sẽ hiện lên ở phần kết quả.
Bước 4_4 : Đặt điều kiện sàng lọc dữ liệu tại dòng
CRITERIA, OR.
Nếu nhiều điều kiện và phải thỏa hết các điều
kiện thì đánh trên cùng hàng (dòng Criteria).
Nếu nhiều điều kiện và chỉ cần một điều kiện
thỏa thì đánh trên ơ’dòng Criteriavà dòng OR.
CRITERIA: Bảng tiêu chuẩn - dùng để khai báo
điều kiện để lấy số liệu
Cách 1: Lập tiêu chuẩn bằng phương pháp
dùng bộ xây dựng biểu thức:
Chọn ô Criteria của field bạn muốn địa nghĩa
biểu thức.
Nhắp biểu tượng Build trên thanh công cụ. Khi
đó Access trình bày bộ xây dựng biểu thức
trong cửa sổ Expression Builder. Hình 3.7
Gõ biểu thức hoặc lắp ghép các thành phần để
tạo thành biểu thức
Hình 3.7 Expression Builder
Cách 2: Lập tiêu chuẩn bằng cách gõ thẳng biểu
thức vào Criteria
Nhắp chuột vào ô Criteria ứng với field liên
quan đến với điều kiện
Gõ thẳng biểu thức vào.
Lưu ý :
Nếu biểu thức khá dài, bạn nên mở hợp Zoom
(phóng to) để có thể vừa gõ vừa quan sát toàn bộ
biểu thức. Bằng cách nhấn Shift_F2
Hình 3.8: Zoom windows (Shift_F2)
Lập bảng tiêu chuẩn cho nhiều trường: Ta có
thể lập điều kiện trên nhiều trường nhưng phải
tuân thủ theo qui tắc sau: Nếu yêu cầu của bạn
bắt buộc phải thỏa cả hai điều kiện thì các hai
điều kiện phải viết cùng hàng, còn nếu chỉ cần
thỏa một trong hai điều kiện thì bạn viết khác
hàng
Ví dụ: Liệt kê các hóa đơn, các tên sách bán
trong ngày hiện hành, và có thành tiền >40.000
đồng
Hình 3.9: điều kiện dựa trên nhiều trường
Bước 5 : Lưu Query
Click menu File Chọn Save (hay Ctrl +S).
Đặt tên cho query(nếu lưu lần đầu tiên).
Chú ý : tên Query dài tối đa 64 ký tự và có thể có
khoảng trống ở giữa.
Ví dụ : Trên file HOADON.MDB, tạo query Danh
sách các hoá đơn Nhập gồm MaHD, Makh,
NgayLaphd, NgayGiaoNhanHang, TongTien được
sắp xếp theo MaHD, cùng Mahd thì theo Makh.
4) Xem kết quả của một query
Tại cửa sổ Database
Chọn Query cần mở, nhấn nút :
Design : Mở query ở chế độ Design View
(để hiệu chỉnh thiết kế).
Open : Mở Query ở chế độ Datasheet View
(hiển thị dữ liệu).
Khi đã mở query, bạn có thể sử dụng các biểu
tượng trên Toolbar để trở về chế độ mong
muốn.
Design view.
Datasheet view.
Tạo bằng Ngôn ngữ SQL
5) Chỉnh thuộc tính của một cột trong Query
Cách 1 : Chọn cột Vào menu View Chọn
Properties.
Cách 2 : Chọn cộtNhắp vào biểu tượng trên
Query Design toolbar (Hoặc nhấn nút phải
Mouse chọn Properties).
Các thuộc tính trong cửa sổ này tương tự các
thuộc tính đã trình bày cho các Field trong Table
ở chương trước.
6) Hiển thị một số record theo lựa chọn Top
value
Nhắp con trỏ mouse tại biểu tượng Top Value và
chọn các chỉ tiêu sau :
All : Hiện tất cả các record của Query.
5 : hiện 5 record đầu tiên.
25 : Hiện 25 record đầu tiên.
100 : Hiện 100 record đầu tiên.
5% : Hiện 5% record đầu tiên trên tổng số
record.
25% : Hiện 25% record đầu tiên trên tổng số
record.
Chú ý : Nếu muốn hiển thị theo số Record mà
bạn muốn thì chỉ việc nhắp mouse vào biều
tượng Top Values và gõ con số theo yêu cầu
(một số hay một số phần trăm theo yêu cầu).
Nếu trong Query hiện tại đang thực hiện sắp xếp
thì sẽ hiển thị số record theo yêu cầu, ngoài ra
nếu trong query có những Record kế tiếp theo sự
sắp xếp trùng với record cuối cùng trong số các
record theo yêu cầu cũng được hiển thị.
III. CÁC VÍ DỤ VỀ ĐẶT ĐIỀU KIỆN CHO
QUERY
Bước 1 : Xác định các Field làm điều kiện sàng
lọc tại dòng Field.
Bước 2 : Xác định ẩn hiện nội dung của Field
làm điều kiện trên tại dòng Show.
Bước 3 : Đặt điều kiện tương ứng tại dòng
Criteria, Or.
Ví dụ 1: Trên file QLSV.MDB, tạo query Danh
sách các hóa đơn Nhập của khách hàng “SJC”
gồm Mahd, Loaihd, Makh, NgayLaphd,
NgayGiaoNhanHang, TongTien.
Query kết quả :
Ví dụ 3 : Hiển thị danh sách các nhân viên ở Q1 và
Q5.
Ví dụ 4 : Hiển thị danh sách các nhân viên sinh từ
ngày 1/1/79 đến ngày 23/10/80
Ví dụ 5 : Hiển thị các hóa đơn của các khách hàng
SJC, FAHASA, CINOTEC gồm các Field như trên.
IV. TỔNG HỢP DỮ LIỆU BẰNG SELECT
QUERY
1) Chức năng
Gộp những record giống nhau theo một giá trị
nào đó thành một nhóm và tính tổng, đếm số
Record, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất,… trong
nhóm.
Ví dụ : Liệt kê danh sách gồm Mahd, Makh,
NgayLaphd, Tongtien chưa được nhóm
Kết quả sau khi nhóm (Total):
2) Cách dùng lệnh Total
Trong cửa sổ Design View của Query :
Bước 1 : Nhắp vào biểu tượng (Totals) trên
Query Design Toolbar sẽ hiện dòng Total dưới
dòng Table.
Bước 2 : Chọn giá trị trên dòng Total tùy theo
cột :
Group by Gộp các dòng giống nhau trên
cột thành nhóm.
Sum Tính tổng của các giá trị trên cột
của nhóm.
Avg Tính giá trị trung bình của các giá
trị trên cột của nhóm.
Max Tính giá trị lớn nhất của các giá trị
trên cột của nhóm.
Min Tính giá trị nhỏ nhất của các giá trị
trên cột của nhóm.
Count Đếm số Record có trong nhóm
mà tại đó cột có giá trị.
First Tím giá trị đầu tiên trong các giá trị
trên cột của nhóm.
Last Tìm giá trị cuối cùng trong các giá
trị trên cột của nhóm.
Expression Cho biết cột là một biểu thức
tính toán.
Where Cho biết cột là một biểu thức
điều kiện dùng để lọc Record trước khi tính
toán mà không hiện nội dung khi xem kết
quả.
Ví Dụ 1: Xem các hoá đơn được lập ứng với
tổng tiền từng hóa đơn
Ví dụ 2: Danh sách tổng tiền các hoá đơn
được lập trong tháng 3.
Lưu ý: trong cách đặt điều kiện trong Total:
Nếu lọc trước khi tính thì dùng Where
Nếu lọc sau khi tính thì không dùng
Where
Ví dụ 3 :Cho biết các nhân viên có lập những
hoá đơn có thành tiền >=100.000, cho biết
tổng số hóa đơn đã lập
3) Tạo select Query bằng Ngôn ngữ SQL: Trong
cửa sổ Design, Click menu View, chọn SQL
view
Cú pháp
SELECT
FROM Table nguồn [ IN CSDL khác]
WHERE
[GROUP BY , HAVING <điều
kiện>]
[ORDER BY [DESC]]
Ví dụ 4 : Liệt kê các hoá đơn có ngày bán là
ngày hiện hành
SELECT MAHD, NGAYHD, MANV
FROM HOADON
WHERE NGAYHD=Date()
Ví dụ 4 : Liệt kê những hóa đơn do nhân viên
có tên là “MAI” lập
SELECT MAHD, NGAYHD
FROM HOADON INNER JOIN
NHANVIEN ON
HOADON.MANV=NHANVIEN.MANV
WHERE TENNV=”MAI”
V. CROSSTAB QUERY
1) Chức năng :
Dùng để tổng hợp dữ liệu thành một bảng, trong
đó các giá trị của một số trường trong table hoặc
query nguồn được dùng làm tiêu đề dòng, giá trị
của một số trường (hoặc biểu thức) được dùng
làm tiêu đề cột và giá trị tổng hợp của một
trường (hoặc một biểu thức) được biến thành giá
trị của các cột trong Crosstab Query.
Tương tự như Select Query nhưng ta có nhìn dữ
liệu ở một dạng gọn hơn.
Ví dụ : Hiển thi tổng số lượng mỗi sản phẩm
theo từng loại hoá đơn trong từng quí.
Nếu tạo bằng Select Query, bảng kết quả như sau
:
Nếu tạo bằng Crosstab Query, bảng kết quả như sau :
2) Tạo Crosstab Query bằng Wizard
Bước 1 : Chọn Query, nhắn nút New, chọn
Crosstab Query Wizard, chọn Ok.
Bước 2 : Chọn table hay Query chức các cột cần
tính trong Crosstab Query (Trả lời câu hỏi :
“Which table or query contains the fields you
want for the crosstab query results?”), nhắp
Next.
Bước 3 : Chọn các cột chứa các giá trị đặt ở
vùng Row Heading (trả lời câu hỏi : “Which
Fields ‘ value do you want as row headings?”),
xong nhắp Next.
Bước 4 : Chọn cột chức giá trị đặt ở vùng
Column Heading (trả lời câu hỏi “Which Fields ‘
value do you want as column headings?”), xong
nhắp Next.
Bước 5 : Chọn cột chức các giá trị tính toán ở
vùng Value và chọn hàm tính toán (Trả lời câu
hỏi : “What nimber do you want calculated for
each column and row intersection ?”), xong
nhấn Next.
Chọn mục Yes, Include row sums : nếu bạn
muốn tạo thêm một cột là kết quả tổng cộng số
liệu của các cột tạo bởi Column Heading.
Bước 6 : Đặt tên cho Query kết quả(trả lời câu
hỏi : What do you want to name your Query ?”),
xong nhắp Finish.
3) Tạo Crosstab Query không dùng Wizard
Bước 1 : Chọn query , nhấn nút New, chọn
Design View, nhấn OK.
Bước 2 : Chọn Table hay Query chứa các cột
cần tính trong Crosstab Query tại hộp thoại
Show Table.
Bước 3 : Nhắp biểu tượng Query Type trên
Query Design toolbar rồi chọn Crosstab
Query, tại cửa sổ Desidn View sẽ hiện
dòng Crosstab dưới dòng Total.
Bước 4 : chọn các giá trị sau trên dòng Crosstab
tùy theo cột.
Row heading : các giá trị của cột chọn
đặt ở vùng Row Heading của bảng
Crosstab.
Column Heading : các giá trị của cột
chọn đặt ở vùng column Heading của
bảngCrosstab.
Value :các giá trị của cột chọn tính toán
ở vùng Value của bảng Croostab và chọn
hàm tính toán ở dòng Total.
Not Show : Dùng cho cột ứng với mục
Total =Where.
Bước 5 : Nhắp biểu tượng trên Query design để
xem kết quả.
VI. CÁC LOẠI QUERY KHÁC
1) Các query sử dụng bằng Wirard
a) Find Duplicates Query Wirard
Chức năng tìm kiếm các Record trùng lắp giá trị
trên một số cột nào đó.
Cách tạo :
Ví dụ : Liệt kê các nhân viên sinh cùng ngày.
Bước 1 : Chọn Query, nhấn nút New, chọn
Find Duplicates Query Wirard, rồi chọn OK.
Bước 2 : Chọn bảng dữ liệu chứa các dòng
trùng lắp cần tìm, xong nhấn Next.
Bước 3 : Chọn những cột chứa các giá trị trùng
lắp cần tìm, xong nhấn Next.
Bước 4 : Chọn các cột hiện ở bảng kết quả,
xong nhấp Next.
Bước 5 : Đặt tên cho Query kết quả, xong nhấn
Finish.
Query kết quả
Cửa sổ Design View
b) Find Unmatched Query Wirard
Chức năng : Tìm các record trong một bảng A
không có trong bảng B.
Cách tạo :
Ví dụ : Liệt kê danh sách các sản phẩm chưa
bán được
Bước 1 : Chọng Query, nhấn New, chọn Find
Unmatched Query Wirard, xong chọn OK.
Bước 2 : Chọn bảng A, xong nhấn Next.
Bước 3 : Chọn bảng B, xong nhấn Next.
Bước 4 : Chọn quan hệ giữa hai bảng, xong nhấn
Next.
Bước 5 : Chọn các cột hiện ở bảng kết quả,
nhấn Next.
Bước 6 : đặt tên cho Query kết quả, xong nhấn
Finish.
Query kết quả
Cửa sổ Design View :
Quan hệ Left
Outer Join
VII. ACTION QUERY
1) Make Table Query
Chức năng : Tạo một table mới với dữ liệu lấy
từ Table hay Query khác.
Cách tạo : Tạo Table chứa bảng kết quả học tập
của sinh viên.
Ví dụ :
Bước 1 : Chọn Query, nhấn New, chọn Design
view, rồi OK.
Bước 2 : Chọn Table
hay Query chứa dữ
liệu nguồn (ví dụ
Crosstab Query chứa
điểm theo các môn).
Bước 3 : Nhắp vào biểu tượng Query Type
trên Query Design toolbar rồi chọn Make –
Table Query sẽ hiện hộp thoại
Table Name : Gõ tên Table cần tạo.
Chọn Current Database : Table kết quả đặt
trong CSDL đang làm việc.
Chọn Another Database : Table kết quả đặt
trong CSDL khác.
Bước 4 : Liệt kê các cột, điều kiện chọn các
Record đưa vào bảng đích.
Bước 5 : Nhắp nút Run trên Query Design
toolbar để thi hành lệnh tạo table (nút chỉ hiện
các Record được chọn để kiểm tra đúng hay
sai chứ không tạo Table). Sau khi thi hành
xong Access sẽ hiển thị hộp thoại
Chọn Yes : Nếu bạn
muốn tạo bảng mới.
Sau đó đặt tên Query.
Chọn No : Nếu không muốn tạo bảng mới.
2) Update Query
Chức năng : Sửa đổi dữ liệu cho nhiều Record ở
nhiều bảng theo điều kiện.
Cách tạo :
Ví dụ :
Bước 1 : Chọn Query, nhấn New, chọn Design
view, rồi OK.
Bước 2 : Chọn Table
chứa dữ liệu sửa.
Bước 3 : Nhắp biểu
tượng Query Type
trên Query Design
toolbar rồi chọn
UpDate Query.
Bước 4 : Chọn Field : cột cần sửa.
Update to : giá trị mới.
Criteria : điều kiện chọn Record sửa.
Bước 5 : Nhắp nút Run trên Query Design
toolbar để thi hành lệnh sẽ hiện hộp thoại
Chọn Yes nếu bạn
muốn hoàn thành
việc sửa đổi.
Chọn No nếu bạn không muốn sửa đổi.
3) Append Query
Chức năng : thêm vào cuối một Table 1 số
Record mới lấy từ các Table hay Query khác.
Cách tạo :
Ví dụ :Thêm vào bảng Chi Tiết Hóa đơn những
mẫu tin mẫu tin lập trong năm 2003
Bước 1 : Chọn Query, nhấn New, chọn New
Design, rồi OK.
Bước 2 : Chọn
Table hay Query
chứa dữ liệu
nguồn.
Bước 3 : Nhắp biểu tượng Query Type trên
query Design toolbar rồi chọn Appen Query sẽ
hiện hộp thoại
Table name : Nhắp chọn tên Table đích.
Chọn Current database (Table chọn ở trong
CSDL đang làm việc).
Another database (Table chọn ở trong CSDL
khách và gõ tên file ở ô File Name)
Bước 4 : Khai báo
Field : tên cột chứa dữ liệu nguồn.
Append to : Tên cột đích.
Criteria : Điều kiện để Record được sao chép.
Bước 5 : Nhắp nút Run trên Query Design
toolbar để thi hành lệnh sẽ hiện hộp thoại
Chọn yes : Nếu
muốn thêm
Record.
Chọn No : Nếu không muốn thêm Record.
4) Delete Query
Chức năng : Xóa các Record theo điều kiện.
Cách tạo :
Ví dụ : Xóa các hóa đơn được lập trong tháng 1.
Bước 1 : Chọn Query, nhấn New, chọn New
Design, rồi OK.
Bước 2 : Chọn Table chứa dữ liệu xóa.
Bước 3 : Nhắp biểu tượng Query Type trên
query Design toolbar rồi chọn Delete Query sẽ
hiện hộp thoại
Bước 4 : Khai báo
điều kiện xóa
Field : tên cột chứa
điều kiện.
Criteria : Điều kiện để xoá Record.
Bước 5 : Nhắp nút Run trên Query Design
toolbar để thi hành lệnh sẽ hiện hộp thoại
Chọn Yes : nếu bạn muốn xóa.
Chọn No : nếu bạn không muốn xóa.
5) Query tham số
Chức năng : Hiển thị danh sách theo yêu cầu bất
kỳ của người sử dụng.
Cách tạo :
Ví dụ : In các hóa đơn của một khách hàng nào
đó bằng cách nhập MAKH từ bàn phím.
Bước 1 : Chọn Query, nhấn New, chọn Design
View, rồi OK.
Bước 2 : Chọn các Table hay query tham gia
truy vấn.
Bước 3 : Khia báo tham số
Cách 1 :
Tham số
Cách 2 : Click Menu Query, chọn Parameters.
Bước 4 : Nhấn nút trên Query Design toolbar
để thi hành lệnh sẽ hiện hộp thoại .
Nhập MaSv cần xem, sẽ được kết quả.
Coät Parameters : Goõ teân
töøng tham soá khoâng caàn
daáu ngoaëc vuoâng.
Coät DataType : Choïn kieåu döõ
lieäu mong muoán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 130.pdf