Giáo trình Access 2003

1. Khởi động và thoát Access

- Nhấn Start \ Program \ Microsoft access 2003 hoặc nhấp đúp vào biểu tượng Access 2003 trên màn hình Desktop.

- Thoát Access: vào File \ Chọn Exit ( hoặc nhấn phím Alt + F4 ).

2. Tạo mới một Database ( cơ sở dữ liệu )

- File chọn New hoặc nhấn vào nút để tạo mới một Database.

-

 

Nhấn vào Blank Database để tạo

 

doc67 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Access 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Giới thiệu về Access Khởi động và thoát Access Nhấn Start \ Program \ Microsoft access 2003 hoặc nhấp đúp vào biểu tượng Access 2003 trên màn hình Desktop. Thoát Access: vào File \ Chọn Exit ( hoặc nhấn phím Alt + F4 ). Tạo mới một Database ( cơ sở dữ liệu ) File chọn New hoặc nhấn vào nút để tạo mới một Database. Nhấn vào Blank Database để tạo Gõ tên cho database Chọn nơi lưu Database Nhấn Create Mở một Database có sẵn 1 Nhấn vào File \ Open hoặc nhấn vào biểu tượng mở trên thanh công cụ. 2 3 1: Chọn nơi lưu Database. 2: Chọn Database cần mở ( lưu ý Access có đuôi file là mdb ) 3: Nhấn Open. Chức năng của các đối tượng trong cửa sổ Database Table: dùng để lưu trữ và quản lý dữ liệu. Queries: cho phép tạo các câu lệnh tìm kiếm và trả về kết quả. Forms: dùng để hiện thị, thêm mới hiệu chỉnh dữ liệu của các bảng. Reports: tạo bản in ra máy in với các định dạng khác nhau. Cửa sổ Database Chức năng các nút trong cửa sổ Database Open: mở đối tượng mà bạn đang chọn ở chế độ nhập liệu. Design: mở đối tượng mà bạn chọn ở chế độ thiết kế. New: Tạo mới một đối tượng. —----– Bài 2: Tạo Mới Và Khai Báo Cấu Trúc Cho Table Tạo mới, khai báo cấu trúc cho Table ( bảng ) Khái niệm: Dữ liệu dạng bảng gồm nhiều hàng và nhiều cột. Các hàng gọi là những bản ghi ( records), các cột gọi là các vùng tin (Fields). Để lưu trữ dữ liệu trong các table trước hết phải khai báo cấu trúc bảng, sau khi khai báo xong thì ta mới có thể nhập dữ liệu vào. Tạo mới bảng. B1: Tại mục Objects chọn Table, nhấn vào nút New trên cửa sổ Database. B2: Chọn Design View \ Nhấn Ok. B3: khai báo các field cho table. B4: khai báo khóa chính cho table. B5: Nhấn Save trên thanh Toolbar để lưu lại table. Khai báo các Field cho Table. Tại cột Field Name gõ vào tên field .( tên field không có dấu và khoảng trắng ) Tại cột Data Type chọn kiểu dữ liệu cho field name. Cột Description gõ vào các chú thích cho field ( có thể không gõ ). Xác định kích thước của field trong thuộc tính field size bên dưới nếu dữ liệu kiểu Text hoặc Number. Tiến hành khai báo các thuộc tính trong thẻ general nếu cần ( ví dụ khai báo format, hoặc gõ tiêu đề caption cho field ). Nhấn Save để lưu những thay đổi. Kiểu dữ liệu trong hộp Data Type Kiểu dữ liệu Ý nghĩa Kích thước Text Khi chọn kiểu này thì bạn có thể gõ chữ hoặc số, nhưng không tính toán được Từ 0 đến 255 ký tự Number Là kiểu số, dùng để tính toán 1,2,4, hoặc 8 bytes Currency Kiểu tiền tệ, giống kiểu số 8 bytes Date/Time Kiểu ngày giờ 8 bytes AutoNumber Tạo một số ngẫu nhiên hoặc số tự động tăng 4 bytes Yes/No Giá trị Yes/No,True/False 1 bit OLE Object Khai báo để chèn hình ảnh, âm thanh Tới 1gb Kiểu dữ liệu trong thuộc tính Field size Kiểu dữ liệu Ý nghĩa Byte Quy định là số nguyên Integer Là số nguyên và cho phép nhập số âm Double Nhập số thực ( là số thập phân, số âm…) Vd. Tạo Table NhanVien với cấu trúc bảng như sau: Field Name Data Type Field Size MaNV AutoNumber Integer MaPB Text 2 HoTen Text 30 DienThoai Number 9 Sử dụng các thuộc tính của Field Thuộc tính caption: dùng để đặt tiêu đề cột trong chế độ Datasheet. Thuộc tính Format: quy định định dạng, kiểu hiện thị của dữ liệu dạng số. + Các kiểu định dạng cho số: Format Mô tả Hiện thị General Number Số không có dấu phân cách hàng ngàn 3456.789 Currency Số có ký hiệu tiền tệ $3,456 Fixed Số có số lẻ cố định ( mặc định là 2 chữ số lẻ) 3456.79 Standard Số có dấu phân cách hàng ngàn 3,456.79 Percent Số dạng phần trăm 300% + Định dạng ngày tháng: General Date,Long Date, Medium Date… + Định dạng kiểu Boolean: kiểu Yes/No, True/False Thuộc tính Decimal Places: quy định số chữ số lẽ được hiện thị đối với chữ số thập phân. Thuộc tính Default Value: gán giá trị mặc định cho field khi tạo record. Vd: Cty quy định lương khởi điểm của mỗi nhân viên là 650000, để không phải nhập con số này nhiều lần cho các nhân viên mới ta nhập vào thuộc tính Default Value giá trị là 650000. Thuộc tính Required : Yes: bắt buộc phải nhập dữ liệu vào record. No: không bắt buộc phải nhập dữ liệu. Làm việc với Table ở chế độ thiết kế Sửa cấu trúc của Table: Khai báo thêm field mới, xóa field. Đổi tên field, thay đổi thuộc tính của field… Để mở cửa sổ table design : Trong cửa sổ Database, chọn tên Table rồi nhấn nút Design. Khi đang ở chế độ Datasheet view, nhấn nút Design. Chọn field Nhấn chuột để chọn một field, quét chuột để chọn nhiều field, nhấn phím ctrl để chọn các field không liên tục. Chèn ,xóa field mới Đặt con trỏ trước dòng cần chèn, nhấn nút Insert Rows trên Toolbar. Đặt con trỏ vào dòng cần xóa, nhấn nút Delete Rows trên Toolbar. Khai báo khóa chính Định nghĩa khóa chính Khóa chính của một table là một field hoặc nhiều field mà giá trị của chúng kết hợp lại là giá trị duy nhất để xác định một bản ghi duy nhất trong table. Vd: Trong Table Nhanvien thì có field Manv, để giúp việc phân biệt được những người trùng họ tên ngày tháng năm sinh với nhau thì người ta chọn field Mã nhân viên làm khóa chính. Vì mỗi nhân viên đều có mã nhân viên khác nhau. Cách tạo khóa chính Đặt con trỏ tại field cần chọn làm khóa chính. Nhấn vào nút Primary Key trên toolbar Xóa khóa chính: Chọn khóa chính. Nhấn bỏ chọn vào nút Primary Key trên toolbar. Lưu ý: Các dữ liệu nhập trong field khóa chính thì không được nhập trùng nhau. —----– Bài 3: Các Thao Tác Trên Bản Ghi Các thao tác ở chế độ Datasheets a. Thay đổi font chữ: Nhấn Format, chọn Font \ chọn tên font, kiểu chữ và màu chữ mà bạn cần rồi nhấn Ok. b. Thay đổi độ rộng cột và chiều cao hàng Click vào đây để thay đổi độ rộng dòng của cột Click vào đây để thay đổi độ rộng cột của cột c. Cố định cột: - Chọn các cột cần cố định. - Chọn Freeze Columns của Menu Format d. Ẩn / hiện các cột - Chọn các cột cần ẩn\ chọn lệnh Hide columns của menu Format. - Chọn lệnh Unhide Columns của menu Format để hiện lại các cột ẩn. 2) Các thao tác với bản ghi a. Thêm bản ghi mới: - Vào menu Insert chọn New Record. - Để sửa dữ liệu trong field ta nhấn chuột tại field hoặc nhấn phím F2. b. Lưu bản ghi : để lưu dữ liệu bản ghi ta nhấn nút Save trên thanh Toolbar. c. Con trỏ bản ghi: 1 2 31 41 5 1: First ( về bản ghi đầu tiên) 2: Previous ( lùi lại một bản ghi ) 3: Next ( tới bản ghi tiếp theo ) 4: Last ( tới bản ghi sau cùng ) 5: New rocord ( tạo bản ghi mới ) d. Xóa bản ghi ( record ) Chọn record muốn xóa \ Nhấn Delete hoặc nhấn nút trên thanh toolbar rồi nhấn Ok. e. Chèn hình ảnh vào field kiểu OLE Object. Nhấn chuột vào field có kiểu OLE object. Nhấn phải chuột, chọn lệnh Insert Object. Trong hộp thoại Insert Object, chọn create from file, nhấn Browse để tìm tập tin hình. Nhấn Ok. —----– Bài 4: Quản Lý Table Trong Database Và Tạo Mối Quan Hệ Giữa Các Database Quản lý Table. 1. Đổi Tên Table - Đóng table muốn đổi tên. - Nhấn phải chuột vào table chọn rename. 2. Sao chép table - Nhấn phải chuột vào table muốn copy chọn copy. - Nhấn phải chọn paste \ gõ tên mới cho table. 3. Xóa Table - Chọn Table muốn xóa nhấn phím Delete, nhấn yes để xóa. II. Tạo mối quan hệ giữa các table trong Database Mỗi table khi chúng ta thiết kế sẽ lưu những dữ liệu khác nhau. Để thực hiện việc lấy thông tin và việc ràng buộc dữ liệu từ các table, ta phải khai báo quan hệ giữa các table. Khi có các mối quan hệ này rồi, ta sẽ dễ dàng thực hiện việc hiện thị thông tin thông qua việc dùng query, form hoặc report. 1. Các kiểu quan hệ a. Mối quan hệ một - nhiều ( One – to – many ): được tạo bởi khóa chính của bảng có trước và khóa ngoại của bảng có sau. b. Mối quan hệ một – một ( One – to – One ): đươc tạo bởi khóa chính của bảng có trước và khóa chính của bản có sau. c. Mối quan hệ nhiều – nhiều ( many – to – many ). 2. Cách tạo mối quan hệ ( Relationships ) - Ở màn hình Database view nhấn vào nút trên toolbar hoặc nhấn vào Tools chọn Relationship. - Chọn Table muốn tạo mối quan hệ nhấn Add và tiếp tục cho đến khi hết các table. - Tiến hành tạo mối quan hệ bằng cách click chuột vào khóa chính của table có trước và kéo thả qua khóa ngoại của table có sau. - Đánh dấu check vào ba hộp thoại bên trên \ Nhấn Create - Muốn sữa lại mối quan hệ ta click chuột phải vào sợi dây quan hệ trên Relationship cho Edit Relationship. Chọn Delete để xóa relationship. III. Quy định control hiện thị mặc định và thiết lập Lookup Wizard. 1. Quy định control hiện thị - Trong Access có 3 kiểu hiện thị field khi nhập dữ liệu là : check box, text box, combo box. - Diễn giải các kiểu : + Check box : access sẽ hiện thị field nhập dữ liệu dưới dạng để chúng ta check vào. + Text box: access sẽ hiện thị field nhập dữ liệu dưới dạng để chúng ta nhập dữ liệu vào. + Combo box: access sẽ hiện thị field nhập dữ liệu dưới dạng để chúng ta chọn dữ liệu từ nút mũi tên. - Để tiến hành quy định cách hiện thị của field ta làm như sau: B1. Chọn field muốn quy định kiểu hiện thị.( field phải được khai báo kiểu text, number, yes / no ) B2. Chọn tab Lookup \ tại ô Display control chọn các kiểu hiện thị của field. B3. Nhấn Save. 2. Thiết lập thuộc tính Lookup Wizard. a. Mục đích của việc thiết lập Lookup wizard: giúp cho việc nhập dữ liệu vào field trở nên nhanh hơn và không bị sai với table có thiết lập mối quan hệ.( giữa khóa chính và khóa ngoại của 2 bảng có thiết lập quan hệ) b. Cách làm: * Lưu ý: Lookup wizard chỉ làm được bên table có chứa khóa ngoại, tức là table có dữ liệu được nhập vào sau còn table có dữ liệu được nhập vào trước thì không thiết lập Lookup wizard. Vd: giữa hai table nhanvien và hoadon thì chỉ có table hoadon ta mới thiết lập lookup wizard ( do table nhân viên dữ liệu được nhập vào trước ). Trước khi thiết lập lookup wizard bạn phải xóa mối quan hệ Relationship. - B1. Chọn field muốn thiết lập lookup wizard \ Bên Data type chọn Lookup wizard - B2. Chọn Table chứa dữ liệu mà ta muốn hiện thị tại field thiết lập lookup wizard. Nhấn Next - B3 chọn field dữ liệu sẽ hiện thị trong field thiết lập lookup wizard. Nhấn Next - B4 ta tiếp tục nhấn Next và Finish để kết thúc. * TÓM TẮT QUY TRÌNH XÂY DỰNG CDSL CỦA ACCESS - Bước 1: khai báo cấu trúc bảng ( field name, data type, tạo khóa chính ). - Bước 2: thiết lập thuộc tính lookup wizard ( có thể bỏ qua bước này ). - Bước 3: thiết lập các mối quan hệ ( relationship ). - Bước 4: tiến hành nhập dữ liệu vào các table ( table có đầu quan hệ 1 phải được nhập trước ) BÀI TẬP: Thiết kế các Cơ Sở Dữ Liệu như dưới 1.) QuanLiLuongCB.mdb 2.) QLDiem.mdb Khơng đặt khĩa 3.) QLBANHANG.MDB 4.) QLHOCVIEN.MDB BÀI TẬP NHẬP LIỆU Câu 1: Tạo một cơ sở dữ liệu chứa 3 table cĩ nội dung như hình sau: Yêu cầu: Tên cơ sở dữ liệu là QLLuongCB. Tự xác định cấu trúc các table căn cứ vào dữ liệu chứa trong đĩ Qui định khĩa chính cho các table như Sau: Table Khĩa chính NhanVien MaNV PhongBan MaPB ChamCong MaNV Câu 2: Thiết lập quan hệ giữa các table theo sơ đồ quan hệ sau: PhongBan ( MaPB, 1 ) à NhanVien ( MaPB, ¥ ) NhanVien ( MaNV, 1 ) à ChamCong ( MaNV, 1 ) Tạo cơ sở dữ liệu QLBANHANG.MDB với các yêu cầu sau: CÂU 1: Thiết kế các Table (cĩ khĩa chính), cho các bảng như hình bên dưới. CÂU 2: Tạo quan hệ giữa các Table. CÂU 3: Nhập dữ liệu vào các Table. TBLNHANVIEN (nam:0 ; nữ: -1) TBLKHACHHANG TBLSANPHAM TBLHoaDon TBLChitiethoadon BÀI 5. QUERY - BẢNG VẤN TIN KHÁI NIỆM Query là công cụ khai thác và xử lý dữ liệu của Microsoft Access, nó có thể đáp ứng các nhu cầu tra cứu về dữ liệu của các bảng dữ liệu thuộc cơ sở dữ liệu. Dạng Query thường được sử dụng nhiều nhất là Select Query (Bảng vấn tin lựa chọn). Bằng loại Query này, ta có thể tham khảo dữ liệu từ nhiều bảng dữ liệu khác nhau của cơ sở dữ liệu, có thể phân tích và hiệu chỉnh dữ liệu ngay trên bảng vấn tin hay sử dụng nó làm cơ sở cho một công việc khác. Bảng kết quả vấn tin được gọi là Dyna Set (Dynamic Set). Một Dyna set giống như một bảng dữ liệu nhưng không phải là một bảng dữ liệu thật sự, nó chỉ là cách tham khảo (cách nhìn động - Dynamic View) đối với dữ liệu được lấy từ nhiều bảng khác nhau mà thôi. TẠO MỚI Ví dụ 3.1: Tạo query gồm các field : Số báo danh , Họ Tên , Toán, lý , Hóa , Văn , Tổng Điểm , Lớp Bước 1: Tại cửa sổ Database, chọn Object là Queries , bấm New => hiện hộp thoại New Query. Chọn Design View, Ok => hội thoại Show Table. Bước 2: Xác định các Table/Query tham gia vấn tin tại hộp thoại Show Table. Các nút chọn: Table :Nếu xác định các Table tham gia vấn tin Queries : Nếu xác định các Query tham gia vấn tin Both : Nếu xác định có cả Table và Query tham gia vấn tin. Bước 3: Xác định quan hệ giữa các Table/Query nếu các Table/Query chưa có mối quan hệ Bước 4: Xác định các nội dung của query Bước4.1: Xác định các Field có trong Query l Đối với các field có sẵn ( SoBD, Toan, …) : Kéo mouse tại Field muốn chọn và thả vào vị trí đích (cách này có thể giúp trong trường hợp muốn chèn thêm 1 Field vào một vị trí nào đó) hoặc nhấp kép chuột tại filed muốn chọn. l Đối với Field tính toán thì nhập trực tiếp vào biểu thức. HoTen : Ho & “ “ & Ten Tong : Toan + Ly + Hoa + Van Bước 4.2: Xác định chỉ tiêu sắp xếp tại dòng Sort Ascending: Sắp theo thứ tự tăng dần Descending: Sắp theo thứ tự giảm dần Not Sorted: Không sắp xếp Ví dụ 3.2 : Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của Tong Ví dụ 3.3 :Sắp xếp tăng dần theo Toán, và tăng dần theo tổng điểm Chú ý: Nếu chọn nhiều chỉ tiêu sắp xếp thì thứ tự ưu tiên từ trái sang phải. Bước 4.3: Xác định ẩn hiện nội dung các Field tại dòng Show. Ví dụ 3.4: Sắp xếp tăng dần theo Lớp và tăng dần theo Tổng điểm Bước 4.4: Đặt điều kiện sàng lọc dữ liệu tại các dòng Criteria, OR... Ví dụ 3.5 : Lọc các học sinh thuộc lớp 10A1 Ví dụ 3.6 : Lọc các học sinh có điểm các môn học đều >4 Ví dụ 3.7 : lọc các học sinh có ít nhất 1 môn có điểm dưới 5 Các học sinh thuộc Lớp 10A2 và Tổng > 32 Các học sinh có Tổng>=20 và Tổng < 30 Các học sinh thuộc Lớp 10A1 hoặc 10A2 Các học sinh có môn Toán > môn lý Các học sinh có ngày sinh sau năm 1973 Các học sinh có năm sinh là 1974 (*/*/1974) Các học sinh sinh trong tháng 9 Bước 4.4 : Hiển thị một số Record theo lựa chọn Top Values. All: Hiện tất cả các Record của Query 5: Hiện 5 record đầu tiên của Query 25: Hiện 25 record đầu tiên của Query 100: Hiện 100 record đầu tiên của Query 5%: Hiện 5% số record đầu tiên trên tổng số record của Query. 25%: Hiện 25% số record đầu tiên trên tổng số record của Query. Ví dụ 3.8 : tạo query chứa 5 học sinh có tổng điểm cao nhất Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của Tổng Điểm Chọn Top Values = 5 Bước 5 : Thay đổi các thuộc tính của Field Chọn Field, Chọn View – Properties hoặc bấm vào nút Bước 6: Lưu Query File - Save (hoặc Ctrl + S) - Đặt tên cho Query (Nếu lưu lần đầu tiên). Chú ý: Tên của Query tối đa 64 ký tự và có thể có khoảng trống ở giữa. Bước 7 : Xem kết quả của một Query Tại cửa sổ Database : Chọn Query cần mở, bấm nút Open hoặc nhấp kép vào tên query Tại cửa sổ Design: bấm vào nút hoặc Phép toán Các phép toán số học Ký hiệu Tên Cú pháp Nội dung + Cộng A+B - Trừ A-B * Nhân A*B / Chia A/B ^ Lũy thừa A^B \ Phép chia nguyên A\B Lấy thương nguyên trong phép chia A cho B MOD Phép đồng dư A MOD B Lấy số dư trong phép chia A cho B 20 \ 8 = 2 20 Mod 8 =4 Chú ý: Thứ tự ưu tiên trên các phép toán là lũy thừa, nhân, chia, phép chia nguyên, cộng trừ. Ngoài ra có thể sử dụng các dấu () để thay đổi thứ tự ưu tiên. Phép toán ghép chuỗi Cú pháp: & Công dụng:Ghép vào . Chú ý: Nếu thay phép toán & bằng phép toán + thì có thể cho kết quả sai trong một số trường hợp. Ví dụ: HOTEN: HO & " " & TEN Các phép toán so sánh Ký hiệu Nội dung = Bằng > Lớn hơn < Nhỏ hơn >= Lớn hơn hoặc bằng <= Nhỏ hơn hoặc bằng Khác (không bằng) Chú ý: Kết quả của một phép toán so sánh là một giá trị kiểu logic (True / False) - So sánh các giá trị kiểu ngày: Theo quy tắc là ngày sau thì lớn hơn ngày trước. - So sánh các giá trị kiểu chuỗi: Việc so sánh 2 giá trị kiểu chuỗi được Access tiến hành theo quy tắc sau: Đầu tiên lấy 2 ký tự đầu bên trái đem so với nhau, ký tự nào đứng trước trong bảng mã ANSI thì kết luận chuỗi đó nhỏ hơn; nếu 2 ký tự đó như nhau thì lại lấy tiếp ký tự kế bên phải của 2 chuỗi đem so với nhau và cứ thế tiếp tục... Lưu ý: Trong quá trình so sánh Access không phân biệt chữ IN và chữ thường. Các phép toán logic: Dùng để xử lý các giá trị logic a. NOT A NOT A True False False True b. AND A B A AND B True True True True False False False True False False False False c. OR A B A OR B True True True True False True False True True False False False Chú ý: Thứ tự ưu tiên của các phép toán logic là NOT, AND, OR. Ngoài ra có thể sử dụng các dấu () để thay đổi thứ tự ưu tiên. Áp dụng cho việc đặt điều kiện trong Query: l Điều kiện đặt ở nhiều cột trên cùng một dòng thì có thể hiểu theo phép toán AND (Điều kiện đồng thời xảy ra). Ví dụ 3.9 : Hiển thị những hóa đơn được lập do nhân viên số 4 hoặc số 5 lập. Show table: HOA DON, NHAN VIEN Field MAHD MANV HO TÊN NGAYLAPHD Criteria 4 Or 5 Ví dụ 3.10 : Hiển thị những hóa đơn được lập sau ngày 15/7/1993 và trước ngày 15/8/1993 Show table: HOA DON, NHAN VIEN Field MAHD MANV HO TÊN NGAYLAPHD Sort Criteria ># 7/15/93 # and <#8/15/93# Phép đối sánh mẫu Cú pháp: LIKE Công dụng: So sánh chuỗi dữ liệu với mẫu dữ liệu được chỉ tiêu chỉ sau LIKE. Cho kết quả bằng True nếu giá trị đem đối chiếu thỏa mãn mẫu dữ liệu, ngược lại cho kết quả bằng False. Các ký tự đại diện (Wildcard charaters) sử dụng trong mẫu dữ liệu: *: đại diện cho nhiều ký tự ?: đại diện cho 1 ký tự #: đại diện cho 1 chữ số (từ 0 đến 9) Ví dụ: Trong file CSDL HOADON.MDB đã có table KHACHHANG để quản lý các công ty khách hàng tại các nơi. Hãy tạo Query hiển thị tên các công ty khách hàng là Công ty Xây dựng tại TP Hồ Chí Minh. Show table: Khach hang Field TenCty Dienthoai Thanhpho Criteria LIKE "* Xây dựng*" "TP HCM" ÁP DỤNGVỀ LIKE: Trong file HOADON. MDB hãy tạo các Query sau 1. Bao gồm tên công ty khách hàng, địa chỉ, điện thoại, thành phố của các công ty có địa chỉ thuộc đường Trần Hưng Đạo. 2. Hiện các hóa đơn lập vào tháng 12 năm 1993 bao gồm: mã HĐ, tên công ty khách hàng, thành phố, ngày lập hợp đồng, tên sản phẩm, đơn vị tính và số lượng. Phép toán BETWEEN...AND... Cú pháp:Between And (>= and ) Công dụng: Cho kết quả bằng True nếu giá trị đem so sánh nằm trong giới hạn giữa và , ngược lại cho kết quả bằng False. Ví dụ: Hiển thị những hóa đơn được lập từ ngày 15/7/93 đến ngày 15/8/93. Show table: HOA DON Field MAHD NGAYLAPHD Criteria Between #7/15/93# AND #8/15/93# 7. Phép toán IN Cú pháp: IN (, ,...) Công dụng: Cho kết qủa bằng True nếu giá trị cần so sánh bằng một trong các giá trị: , ,..., ngược lại sẽ cho kết quả bằng False. Ví dụ: Trong file KQTHI.MDB hãy tạo Query hiển thị những học sinh thuộc các lớp 10A1, 10A2 và 10A3. Show table: DANH SACH Field MAHS HOTEN: HO+" "+TEN LOP Criteria In("10A1", "10A2","10A3") Hàm số thông dụng Hàm về số ABS (N) : Trị tuyệt đối của n ROUND ( N, M) (M>=0) : làm tròn với M số lẻ SQR ( N ) căn bậc 2 Hàm về ngày YEAR(ngày ) năm MONTH ( ngày) :tháng DAY ( ngày ) : ngày WEEKDAY(Ngày ) : thứ ( chủ nhật = 1) DatePart("q", Ngày ) : quí (q: quarter) Date() :ngày hiện tại Now() : ngày giờ hiện tại Hàm về chuỗi Len (s) : chiều dài của chuỗi s Left ( s , n ) : n ký tự bên trái của s Right ( s , n ) : n ký tự bên phải của s Mid ( s , m , n ) : n ký tự thuộc s tính từ vị trí m Val ( Chuỗi số ) : số LEN ( “BIEN HOA”) = 8 LEFT (“BIEN HOA” , 2) = BI RIGHT (“BIEN HOA” , 2 ) = OA MID (“BIEN HOA” ,2 , 3 ) = IEN Hàm iif I I F ( Điều kiện , BT1 , BT2 ) VD. 3.10 : SoBD, Hoten, Toan, Ly, Hoa, Van, Tong, Ketqua, Lop Ket qua : Đậu nếu tong>=20, còn lại là rớt Ketqua : iif (Tong >=20 , “Đậu” , “Rớt”) VD.3.11 : SoBD, Hoten, Toan, Ly, Hoa, Van, TBinh, XepLoai, Lop Tbinh : (toan + ly + hoa + van)/4 XepLoai : Giỏi nếu Tbinh>=8, Khá nếu Tbinh>=7, Trung Bình nếu Tbinh>=5, Kém nếu Tbinh<5 XepLoai : iif ( Tbinh >= 8 , “Giỏi”, iif ( Tbinh >=7 , “Khá” , iif(Tbinh >=5 , “Trung bình” , “Kém” ))) VD3.12 : SoBD, Hoten, Toan, Ly, Hoa, Van, Tong, Ketqua, Lop Ket qua : Đậu nếu điểm của tất cả các môn >=5, còn lại là rớt Ketqua : iif ( toan>=5 and ly>=5 and hoa>=5 and van>=5 , “Đậu”,”Rớt”) VD3.13 : SoBD, Hoten, Toan, Ly, Hoa, Van, Tong, Ketqua, Lop Ket qua : Đậu nếu Tong>=20 và có nhiều nhất là 2 môn dưới 5, còn lại là rớt KetQua : iif ( tong>=20 and ( iif( toan<5 , 1 , 0) + iif( ly<5 , 1 , 0) + iif( hoa<5 , 1 , 0) + iif( van<5 , 1 , 0)) <=2 , “Đậu” ,”Rớt” ) BÀI TẬP Tạo Query đơn giản Tạo Query HOA DON 1 chứa các filed MaHD,LoaiPhieu,NgayLapHD, TenSP, Donvitinh, Dongia, Soluong, Thanh Tien. Với Thanh Tien = Soluong* Dongia và định dạng theo các yêu cầu sau : Format là fixed, decimal places là 2 và caption là Thành Tiền. Các tên field còn lại đều có Caption là tiếng việt. Tạo Query BAO CAO 1 chứa các field MaKH,NgayNV, TenCty, Thanhpho, TenSP, Donvitinh, Dongia. Soluong,Thanhtien, LoaiPhieu. Với Thanh tien và định dạng tương tự câu 1. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của maKH. Tạo Query BAO CAO 2 chứa các field MaNV, TenNV. TenSP, Donvitinh, Dongia, Soluong, ThanhTien. Với TenNV là họ và tên của nhân viên, Thanhtien và định dạng tương tự câu 1. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của MaNV, Nếu MaNV trùng nhau thì sắp theo thứ tự giảm dần của số lượng. Thực hiện các yêu cầu sau Tạo các Query có các field giống như Query HOADON 1 nhưng chỉ xuất hiện các record thỏa yêu cầu. Tạo Query HOA DON 11 sao cho chỉ xuất hiện các record có MaHD = 00001. Tạo Query HOA DON 12 sao cho chỉ xuất hiện các record có TenSP = rượu. Tạo Query HOA DON 13 sao cho chỉ xuất hiện các record có SoLuong > 20. Tạo Query HOA DON 14 sao cho chỉ xuất hiện các record có MaHD là 00002 hoặc 00003. Tạo Query HOA DON 15 sao cho chỉ xuất hiện các record có TenSP là rượu hoặc nem. Tạo Query HOA DON 16 sao cho chỉ xuất hiện các record có SoLuong > 20 hoặc <10. Tạo Query HOA DON 17 sao cho chỉ xuất hiện các record có SoLuong > =10 và <20. Tạo Query HOA DON 18 sao cho chỉ xuất hiện các record có MaHD là 00004 và SoLuong > 15. Tạo Query HOA DON 19 sao cho chỉ xuất hiện các record có TenSP là rượu hoặc gia vị và SoLuong > 15. Tạo Query HOA DON 20 sao cho chỉ xuất hiện các hó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docaccess_full.doc
Tài liệu liên quan